Lời tiên tri Núi Andes – Bài học – Trải nghiệm
✍️ Mục lục: Lời tiên tri Núi Andes – Trải nghiệm Mặc Khải thứ 10
Phần Năm: HÀNH ĐỘNG THÍCH HỢP
10. NHỮNG ĐỐI MỚI TRONG LAO ĐỘNG VÀ KINH DOANH
Mọi nhà lãnh đạo sẽ chọn một đường lối sáng suốt, không chỉ hướng đến
lợi nhuận, mới còn hướng đến sự thoả mãn những nhu cầu tinh thần. Đạo
đức mới này sẽ giải phóng con người và giúp họ chọn một nền kinh tế của
‘tinh thần’, như mặc khải thứ mười loan báo. (Mặc Khải Thứ Mười). (1)
CON ĐƯỜNG TINH THẦN CHO KINH TỂ
Mark Bryant, một doanh nhân tại California, nói rằng: ‘Một số quản trị
viên cao cấp đang quan tâm đến cách thức mới này: tính tinh thần trong các
doanh nghiệp, nhưng họ khó có thể áp dụng, do tính chất của những cơ chế đang tồn tại. Ho phải chịu một sức ép lớn lao do đòi hỏi phải đạt những kết
quả trong ngắn hạn’.
Mark đã thành công trong việc duy trì sự cân bằng giữa thời gian dành
cho các sinh hoạt tâm linh, cho gia đình, và quản trị ba trong số những
doanh nghiệp rất thành công của ông. Ông đã tự hỏi: ‘Làm thế nào tôi có thế
lo chuyện kinh doanh, và đồng thời phát triển về mặt tinh thần, tâm lý và tài
chính?’ Ông đã dành ra mười tảm thảng để đọc đủ loại sách nói về những
thay đổi mô thức, những phương pháp và những mẫu mực canh tân, những
hệ triết học và siêu hình học, và cách thức mà những ý tưởng đó có thể làm
gia tăng trực giác kinh doanh. ‘Cảch nay hai mươi năm tôi làm việc trong
một công ty rất lớn và sử dụng mọi công cụ tâm lý học sẵn có trong bộ phận
quản trị nhân sự để hiểu rõ mình hơn. Trực giác của tôi dẫn đưa tôi đến
những niềm tin siêu hình. Tôi biết điều đó có vẻ kỳ dị đối với một quản trị
viên cao cấp làm việc trong môi trường của những doanh nghiệp lớn,
nhưng tôi thấy nó thẳm sâu hơn tâm lý học. Trong khi bị lôi cuốn bởi cái
nhìn nội tâm, tôi thấy hữu ích khi làm việc với những người khảc để đảnh
giả chính mình. Điều đó đã khởi phát niềm đam mê của tôi. Phải biết rằng ta
không bị bắt buộc phải một mình đi theo con đường đó’.
Vậy, kết quả của sự tìm kiếm của Mark là gì? Ông giải thích: ‘Trước tiên,
tôi thấy cảm nhận về sức sống và tính mục đích của tôi đã gia tăng đảng kể
Giờ đây, tôi hiểu rõ tôi nhiều hơn, và như thế tôi có thể biết rõ hơn là công
việc sẽ tiến triển đối với tôi trong trường hạn hay không. Ngày nay, tôi cho
qua những cơ hội mới trước đây vài năm tôi hẳn sẽ vồ lấy hoặc tiếc nuối. Tôi
tin tưởng nhiều hơn đến trực giác của mình, và điều đó khiến tồi đạt nhiều
hiệu quả hơn trong công việc. Dẫu khó có thể dùng ngôn từ để giải thích
những cảm nhận của mình, tôi thấy thoải mải hơn trong mọi việc tôi làm’.
Và đâu là những lời khuyên mà Mark dành cho các nhà doanh nghiệp? Có nhiều quản trị viên của các công ty lớn bắt đầu cảm thấy mình bị mắc
bẫy. Với những đe doạ giảm biên chế, họ có cảm tưởng không còn làm chủ
được số phận của mình, dẫu trình độ và tài năng của họ có đến thế nào. Họ
cực kỳ thất vọng bởi thế giới của các doanh nghiệp lớn và bắt đầu tự hỏi
liệu họ có nên đứng ra thành lập công ty của họ, tạo dựng một cơ sở kinh
doanh, hay trở thành những nhà tư vấn độc lập. Nhưng thay đổi cái hoàn
cảnh bên ngoài của ta là chưa đủ. Nếu không thay đổi cách nhìn chính
mình, ta có nguy cơ không cảm thấy hoàn toàn thoả mãn. Ta phải tảc động
lên chính mình – tạo ra một trạng thái yên ổn nội tâm khi khám phá con
người đích thực của ta – nếu không, ta sẽ lại phải thất vọng. Không một
doanh nghiệp nào có thể tránh khỏi sự cứng nhắc, hoặc một bầu không khí
thiếu thoải mải. ‘Vậy, đâu là những yếu tố đã đảm bảo cho sự thành công
của Mark? ‘Trước tiên, bạn phải nhận thức về những tài năng của mình. Và
khám phá ra cách thức để khai thảc chúng, thay vì ước mong mình sẽ trở
thành một người khác. Tôi nhận thấy nhiều người đã có xu hướng đảnh giả
thấp những khả năng và tính cảch của họ.
Họ thấy những thiếu sót bên ngoài của họ, theo kiểu: ‘Tôi không thể
thành lập một doanh nghiệp do tôi không có bằng cấp’, thay vì tự hỏi: ‘Tôi
đang thực sự muốn gì đây?’ Họ để mình bị giới hạn bởi những đảnh giả của
họ về chính họ, bởi vùng bóng tối của họ. Họ không tuân theo bản ngã đích
thực của mình, họ chỉ thấy hình ảnh bên ngoài.
Thứ hai, tôi khám phá ra rằng việc sử dụng những tài năng của mình là
một quá trình tiến hoá. Chẳng hạn, tôi biết tôi thuộc loại người có khả năng
vạch kế hoạch nhưng không phải là một nhà sản xuất giỏi. Vậy, tôi phải liên
kết với một người có tài tổ chức. Đó là một sự liên kết xuôi chèo mát mái
bởi cả hai chúng tôi đều ý thức về những điểm mạnh của nhau. Hãy phân
tích những mặt mạnh và những mặt yếu của bạn. Hãy tìm kiếm một ai đó bổ sung cho bạn để hoàn thành bức tranh chung. Và công việc của bạn sẽ
đạt hiệu năng tối đa.
‘Thứ ba, tôi biết rằng điều này có vẻ lạ lùng, nhưng tôi phảt hiện rằng, từ
khi nghĩ về mình như một linh hồn, thì tôi không còn cảm thấy bị mắc bẫy
bới văn hoá kinh tế. Bạn cần phải gợi lên hình ảnh mà bạn có trong thời trẻ
của bạn. Khi còn là một đứa trẻ, bạn đã nghĩ một cách tự do hơn nhiều về
chính mình. Vào dạo đó, mọi sự đều có thể. Trẻ con không có những giới
hạn, bởi chúng vẫn ở mức độ của tự nhiên, tâm trí của chúng không bị
vướng bận bởi những giảo điều thuộc văn hoả và cảc định chế.
Tôi có sự phân biệt giữa công việc và lao động. Một công việc ở một
hoạt động mà chúng ta phải thực hiện để kiếm, sống, nhưng lao động
là điều thể hiện lý do mà vì đó ta hiện hữu trên trần gian. Điều đó liên
quan đến tâm hồn và niềm vui của chúng ta. Ý tưởng cho rằng có một
sự kết nối giữa lao động và niềm vui là điều mới mẻ đối với nhiều
người vì trong thế giới máy móc của kỷ nguyên công nghiệp, niềm vui
không tượng trưng cho một trong những giá trị chính yếu.
Trong thời đại công nghiệp hoá chúng ta đã định nghĩa lao động
một cách rất hạn hẹp, đến mức đã bỏ qua những phương diện khác
của nó: nghệ thuật, cảm xúc, hội hè và những nghi lễ. Trong một cộng
đồng lành mạnh, mọi hoạt động đều được xem là lao động. Trong các
xã hội nguyên thuỷ, người ta dành ra nhiều thời gian để hội hè và tổ
chức những nghi lễ. Chúng ta đã khước từ điều đó, và hao lực đã lan
rộng trong nền văn minh của chúng ta. (Matthew Fox, trong Towards a
New World View, Russell E. DiCarlo chủ biên)
Tôi nghĩ rằng những khái niệm thuộc tâm linh sẽ biến đổi cách thức lao động và cảch nghĩ về công ăn việc làm của chúng ta. Nhưng ngôn ngữ đó là
mới mẻ đối với hầu hết các doanh nhân. Trong những năm gầy đây chúng ta
đã nhận được rất nhiều thông tin về cách thức đế trở thành một quản trị
viên giỏi, và về những ưu điểm của sự phân cấp quản lý. Tất cả điều đó là rất
thực dụng, nhưng điều đảng kể hơn là cả tiến hành những đổi mới bên
trong — chứ không sử dụng, từ ngoại giới, những phương pháp tâm linh để
kiếm nhiều tiền hơn. Sự đổi mới đích thực diễn ra khi bạn sống cuộc đời
mình trong lao động, và như thể bạn lao động với đời sống’.
Nếu muốn đưa tâm linh vào lao động và công việc của bạn, bạn phải tham
khảo nội tâm của chính mình mỗi lần bạn cần có một quyết định. Thay vì
xem xét bảng tổng kết tài chính, bạn hãy xem bảng tống kết nội tâm. Điều
bạn đang làm có hài hoà với mục tiêu của bạn và với điều mà bạn thể hiện ở
vai trò là một linh hồn? Chỉ có bạn mới có thể nêu lên những câu hỏi như:
‘Có đúng đắn không? Hậu quả tinh thần của hành động đó là gì?’ Không ai
có thể trả lời thay cho bạn. Làm lan toả niềm vui tinh thần trong công việc
đòi hỏi ta phải chú ý đến tinh thần trong ta, phải vun trồng ước muốn phục
vụ lợi ích chung.
SỰ BẤT LỰC VỐN CÓ – LÀM THẾ NÀO ĐỂ LOẠI BỎ NÓ Ở NƠI LÀM VIỆC
Trong một cuộc hội nghị tổ chức tại Montreal, bảc sĩ Miron Borysenko đã
nêu lên khái niệm về ‘sự bất lực vốn có’. Khi tiến hành những nghiên cứu
trong lĩnh vực sinh học tế bào; ông khảo sát sự gắn kết tinh thần – thể xác và
ảnh hưởng của stress trên hệ miễn dịch. Ông đã công bố một số phát hiện sinh học lạ lùng khiến ta phải suy nghĩ về mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực kinh
tế. Ông nêu ra một ví dụ thú vị khi cho chiếu hình ảnh một chú chim nhỏ
đứng yên trong lồng của nó, tuy cửa lồng đã mở. Ông giải thích: ‘Nếu bạn
nuôi chim từ nhỏ đến lớn trong một cái lồng thì khi mở cửa lồng, chim sẽ
không rời khỏi đó. Đó cũng là điều thực sự xảy ra đối với những người rất
ao ước đổi mới, nhưng không đủ tự tin để có những nỗ lực cần thiết cho sự
thay đổi. Nơi chốn hiện nay của bạn có thể là rất tồi, nhưng ít ra bạn cảm
thấy an ổn’.
Miron Borysenko đã giải thích nguyên tắc về sự bất lực vốn có bằng cách
tiến hành thí nghiệm với ba con chuột. Ông đã ngẫu nhiên phóng điện vào
hai con chuột đầu tiên, nhưng không phóng điện vào con chuột thứ ba, con
chuột chứng kiến. Con chuột số 1 có khả năng xoay bảnh xe làm ngưng sự
phóng điện vào nó và vào con chuột số 2. Tuy các con chuột số 1 và số 2 đã
nhận cùng một lượng stress trong một thời gian như nhau, chuột số 2 (đã
nhận những phóng điện nhưng không thể thoát) phải khổ sở vì chứng loét
xuất huyết; chuột số 1 (đã bị phóng điện nhưng có thể thoảt do đã xoay bảnh
xe). Sức khoẻ của nó còn tốt hơn cả chuột số 3, vốn không bị phóng điện.
Sau đó, Borysenko giải thích rằng, khi những con chuột đó được thả vào
một mê cung, chuột số 1 là con đầu tiẽn tìm thấy điểm có nước. Nó đã biết
cách tự xoay xở. Chuột số 2 chậm hơn, do nó đã trở nên bất lực trước một
tình huống và đã mở rộng sự bất lực đó vào một tình huống mới. Những
khám phá xuất hiện từ những tình huống tương tự và những nghiên cứu
trên con người cho thấy rằng stress tự nó không gây hại bao lâu mà cá nhân
cảm thấy mình có thế thay đổi một điều gì đó trong thế giới của mình.
Quả thật, những thử thảch đi kèm với một cảm nhận tích cực về việc làm
chủ tình huống đã nuôi dưỡng sự đảnh giả đúng về mình và tính sáng tạo,
Những ví dụ của Borysenko tương ứng với những điều mới chúng ta đã biết về cơ chế thống trị mới chúng ta đã sử dụng từ thuở còn thơ. Con chim
có thể tự do để bay đi nhưng vẫn đứng yên trong lồng là hình ảnh minh hoạ
cơ chế của Kẻ Lãnh Đạm đang tuyên bố: Tôi không cần phải nói với
những người khác biết điều gì đang xảy đến với tôi. Tốt hơn, nên lặng
im và phục tùng. Chớ có gây sóng gió’. Những con chuột tự xem là bất
lực minh hoạ rất rõ cơ chế thống trị của Nạn Nhân: ‘Tôi không có lời nào
để nói về điều đang xảy ra cho công việc của tôi. Tôi không thể thay
đổí gì, vì chẳng ai cho phép tôi làm điều đó’.
Bạn hãy nghĩ về điều liên quan đến nghiên cứu về những con chuột khi tự
hỏi: ‘Làm thế nào tôi có thể biết được tôi đang hài hoà với chính mình
ở nội tâm? Con chuột số 2 xem chừng đã có một quyết định liên quan đến
nó, quyết định dựa trên một nguồn từ ngoại giới (những phóng điện không
thể tránh khỏi) tạo ra một thông điệp tổng quát, thuộc loại: ‘Tôi yếu kém và
không thể kiểm soảt điều đang xảy đến với tôi’, và chúng để mất, trong một
mức lớn, khả năng duy trì sự lành mạnh của chúng. Những phản ứng xúc
cảm làm suy yếu hệ miễn dịch của chúng ta. Những xúc cảm tiêu cực (không
thoả mãn, tức giận, oán trách, hận thù, bất lực) khởi phát khi chúng ta rời
xa Thượng Đế. Nếu mọi ngày bạn đều sống trong tâm trạng không thoả mãn
vì tức giận, nếu bạn dành nhiều thời gian để oán trách. Bạn sẽ không hoà
hợp với chính bạn. Borysenko nêu ví dụ về một người lái xe bị tắc nghẽn
giao thông và đập tới tấp vào tay lải: ‘Khi trông thấy người đó bị stress đến
thế, tôi thầm nhủ: Điều đang xảy ra bên ngoài không quan trọng, nhưng
quan trọng là điều đang xảy ra ở bên trong chúng ta’.
Với trắc nghiệm của tôi, tôi nêu ra hai câu hỏi rất đơn giản: ‘Bạn đạt
được niềm vui gì từ lao động của bạn và: Những người khác đạt được
niềm vui gì từ lao động của bạn? Chúng ta cần việc làm, nhưng điều chủ yếu là biết những người khác đã hưởng được những lợi ích từ
lao động của chúng ta như thế nào. Vì đối với con người, điều đó mới
thực sự là lao động – một lợi ích đền đáp lại một lợi ích.
Đó là cách chúng ta cám ơn sự giúp đỡ của cộng đồng, và vì thế mà
tình trạng thất nghiệp có ảnh hưởng rất tai hại đối với tâm hồn con
người. Nó gây ra sự tuyệt vọng, và nói đến tuyệt vọng là nói đến sự
thù ghét chính mình, bạo lực và tội phạm.
Để chống lại những tai ương đó, chúng ta xây dựng nhiều nhà tù.
Hẳn sẽ tiết kiệm và đơn giản hơn nếu chúng ta cùng nhau tìm hiểu
hành tinh này đòi hỏi gì ở chúng ta. Có đủ loại công việc – những công
việc mới mẻ – để thực hiện trên những tình cảm tập thể, nếu chúng ta
muốn đưa vào sự công bằng xã hội và sinh thái trẽn thế giới.
(Matthew Fox trong Toward a New World View, Russell E.Dicarlo chủ
biên).
Kinh doanh, mưu sinh, có một nghề nghiệp hữu ích tất cả điều đó cho
bạn một cơ may (như mọi hoạt động khác của bạn) để trải nghiệm Thượng
Đế, trải nghiệm thần khí, trí tuệ vũ trụ – dẫu bạn gọi cội nguồn tâm linh của
bạn là gì. Là một trong những người đang giữ Thế Giới Quan, bạn định ra
một cách xử thế cho những hành động, những mục tiêu của bạn, và quá
trình hiệp lực với tha nhân.
Hầu hết mọi người đều nhận thức thế nào là tính tinh thần trong kinh tế.
Họ cố đưa cải khải niệm đó vào những nhận thức xưa cũ thuộc loại: ‘Làm
thế nào chúng ta có thể sử dụng tính tinh thần để đạt được hiệu năng cao
trong kinh đoanh?’ Hoặc lẫn lộn tính tinh thần với đạo đức kinh doanh, vốn
là một vấn đề thuộc ngoại giới, Hoặc họ cố gắng làm cho những doanh
nghiệp của họ phù hợp với sinh thải hơn, không gây ô nhiễm môi trường. Đó là những giá trị đúng đắn, nhưng hướng ra bên ngoài.
Bạn biết rằng bạn đạt đến trung tâm của sự dổi mới mô thức khi, thay vì
chú tâm vào những yếu tố bên ngoài đã được kiểm soảt, đo lường và tiên
liệu, bạn vận hành từ một sự hài hoà bên trong,với mục tiêu tinh thần hoặc
một mục tiêu sâu xa hơn. Khi ta thăm dò và trân trọng điều thực sự quan
trọng đốì với ta, điều đó đưa đến những động thái bên ngoài hoàn toàn
khác. Những Phật tử gọi đó là một lối sống theo chảnh đạo hay dharma
(pháp). Tôi tự hỏi: Thượng Đế có muốn tôi làm điều này? Điều đó có hoà
hợp với giá trị của tôi? Ta kiểm tra nội tâm để xem ta có tôn trọng những giá
trị của ta, rồi ta quyết định đâu là sản phẩm mà ta sẽ phát triển, đâu là cảch
xử thế mà ta sẽ chọn.
NGƯỜI SĂN BẮT, NGƯỜI HÁI LƯỢM, NÔNG DÂN, NGƯỜI XÂY DỰNG VÀ NHÀ TỔ CHỨC
Tựa như những con giun đất, trong khi len lỏi đào xới, chúng cải tạo đất
bằng cảch để cho một lượng lớn không khí và nước thâm nhập sâu hơn vào
lòng đất, những hy vọng tinh thần của chúng ta cũng tạo ra những phản
ứng sâu xa hơn đối với môi trường xung quanh – kể cả môi trường kinh tế
và tài chính. Sự lo sợ chung, được mô tả trong mặc khải thứ nhất, là một
dấu hiệu của thời kỳ chuyển tiếp hiện nay, nhưng cũng là một lực kết hợp;
nó khiến chúng ta, trên bình diện cá nhân và nghề nghiệp, làm việc cho sự
hợp nhất thế giới. Các doanh nghiệp vừa là những tổ chức vừa là tác dụng
của sự thay đổi. Những nỗ lực của chúng ta nhằm phát triển công nghệ
đồng thời giữ vững tầm cao của sự sáng tạo đã hình thành một kết hợp mạnh mẽ và thoáng qua, bởi chúng ta luôn muốn làm chủ quả trình đó từ
một quan điểm thuộc ngoại giới. Chúng ta đã thực sự khởi phát những gì
mà chúng ta không còn là chủ nhân của nó. Hãy tự hỏi tại sao ta muốn ở lại
trong cái hoàn cảnh như vậy. Câu hỏi có thể sẽ làm xuất hiện quan điểm
thuộc nội tâm của bạn.
Bạn sẽ gặt hái điều mà bạn đang suy nghĩ
Những tiến bộ của trao đổi mậu dịch, của kinh doanh – nền tảng của xã
hội văn minh – luôn trùng hợp với sự tiến hoá của những giá trị và niềm tin.
Những giá trị làm cơ sở cho thế giới tư bản, như chủ nghĩa cả nhân và sự
làm việc cật lực, đã hoả thành sự cạnh tranh khốc liệt và tạo ra những con
người nghiện việc. Cả thế giới có xu hướng bắt chước tình trạng rối loạn
chức năng đó. Hiệu quả, tính tự chủ, những kỳ tích công nghệ đã dẫn đến
những ám ảnh đi ngược với mục tiêu tìm kiếm. Tuy nhiên, tất cả những xu
hướng có vẻ ‘tiêu cực’ đó giúp ta nhận thấy tính tự mãn của mình và một
cách lạ lùng, kích thích sự hiểu biết tinh thần của nhân loại.
Sự hợp nhất những kết nối, mô thức theo đường xoắn ốc của công việc kinh doanh.
Những ý tưởng đó sẽ không được áp dụng ngay ở mọi nơi làm việc. Tuy
nhiên, những đổi mới đang diễn ra một cảch nhanh chóng đến nỗi những
mô hình cũ hoàn toàn trở nên lỗi thời. Để biến đổi một phần của năng
lượng tổ chức trong các doanh nghiệp, ta có thể viện đến một mô hình mang tính tinh thần thuộc sinh thái. Mỗi quyết định và mọi hành động của
chúng ta đều tảc động đến mọi sự vật xung quanh. Cái mô hình kinh tế đó,
nếu nó có vẻ sáng suốt hơn mô hình cố truyền thợ săn – con mồi và vì nó
nhắm đến một sự phát triển bền vững thay vì cướp bóc những tài nguyên
thiên nhiên, nó vẫn còn tập trung vào những điều kiện bên ngoài. Mô hình
sinh thái là kết quả của một phương pháp nội tâm, hướng về một sự hài hoà
tinh thần, chứ không phải về ảnh hưởng tinh thần đối với kinh tế. Nếu tiến
theo trực giác của mình, nếu nghe theo trái tim của mình, chúng ta sẽ có
một lựa chọn. Năng lực được tạo ra bởi những lựa chọn đó sẽ tuôn chảy
qua một hệ thống, và sẽ phát triển với sự hỗ trợ của những hệ thống khác.
Những đổi mới sẽ xảy ra cùng với sự thích nghi trực giác của chúng ta với
sự phản hồi thông tin. Sự phản hồi thông tin sẽ gợi lại những thắc mắc mới,
và chúng ta lại lắng nghe những hiểu biết tinh thần, và điều chỉnh chính
mình theo những nhu cầu trường hạn của nhân loại.
Như mặc khải thứ chín gợi ý, chúng ta đang ở vào bước ngoặt quan trọng
của lịch sử, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những mục tiêu rộng lớn hơn,
chứ không chỉ biết làm giàu cho vài cá nhân. Một trong những mục tiêu tinh
thần của kinh tế là tập hợp, là ảnh hưởng đến toàn bộ gia đình nhân loại.
Các doanh nhân sẽ có những kết nối để hình thành những hệ thống, thành
lập những liên minh, tạo ra những loại hình mới, theo cách hiệp lực.
Chúng ta sẽ tiến đến sự đổi mới hình ảnh của doanh nghiệp. Thay vì là
một cỗ máy làm tiền, doanh nghiệp sẽ trở thành một hệ thống sinh động mà
mục tiêu là đưa chúng ta đến gần Thượng Đế. Và kinh tế sẽ có những hình
thức mới. Chẳng hạn, càng ngày càng có nhiều người làm việc tại nhà hơn,
vì họ không hài lòng đối với những công ty lớn, tổ chức theo hệ thống cấp
bậc, thiếu quan tâm đến con người; những công ty đó xem nhân viên của họ
như là thứ đồ vật phải tận dụng đến mòn trơ thì thôi. Vì thế, họ phải tìm cho mình một lĩnh vực kinh doanh (ít cạnh tranh nhất), hoặc do sau khi
nghỉ việc, hoặc do họ tin vào những năng khiếu và trái tim của họ để tạo ra
một lối sống giứp họ có thể thích thú khi thức dậy buổi sảng. Cảc xu hướng
đó thuận lợi cho những yếu tố cổ mẫu của tính dễ thích nghi và sự da dạng
hoá (rất quan trọng trong mô hình sinh thái của sự phát triển bền vững).
Phân tán trong khi hình thành những đơn vị gắn kết tương hỗ, chúng ta sẽ
hợp nhất nhân loại không theo hệ thống thứ bậc, và dân chủ hoá nó. Phải
chăng là một trùng hợp khi các công nghệ như điện thoại di động, internet
và những phương tiện thông tin bằng hệ thống viễn thông tự động đã xuất
hiện vào một thời đại mà chúng ta đều ao ước một quyền độc lập nhất định
– trong khi vẫn thuộc vào một hệ thống mang lại cho chúng ta sự hỗ trợ của
nó?
Những ‘lợi ích’ tinh thần: tin tưởng, sẵn sàng, tự trọng, nhiệt tình,
thoải mái, phong phú và niềm vui
Karen Burns Thiessen, tư vấn marketing tại California, bị thôi việc khi bộ
phận marketing của một công ty lớn được tái cơ cấu. Karen cho chúng tôi
biết: ‘Cho đến năm ngoải, tôi luôn làm việc cho một ông chủ. Khi bị thôi việc
sau mười năm, tôi quyết định thôi làm công ăn lương, và muốn được độc
lập. Ngày tôi thành lập doanh nghiệp của mình, có một công ty rất lớn gọi
đến và đề nghị tôi nhận một chức vụ với những điểm đảng mơ ước. Tôi biết
đó là một thử thách cho quyết tâm của tôi. Thay vì quay lại lối sống cũ Karen
tiến lên phía trước, ngay cả khi cô không chắc về sự thành công của mình.
Tôi đã bỏ ra một năm để cắm rễ, và tôi đã thăm dò để tìm kiếm khách hàng.
Tôi bắt đầu thiền định và đọc đủ loại sách, Trực giác của tôi giúp tôi kiếm
được những cuốn sách mà tòi cần. Có nhiều người đã cho tôi những lời
khuyên, và một số tiên đoản rằng con đường tôi chọn sẽ không đưa đến đâu, nhưng tôi vẫn tin rằng tính sáng tạo của tôi sẽ dẫn tôi đến nơi tôi
muốn. Có một điều gì đó đã khởi động vào đầu năm 1996, khi tôi soạn một
‘danh sảch những điều mong muốn’ cho sảu thảng tới. Trong một tháng, tôi
đã hoàn thành tất cả những gì đã ghi trong danh sách kể cả mức thu nhập
mà tôi muốn đạt được và những thân chủ mà tôi muốn tảc động’.
Karen khuyến khích các thân chủ hãy tin tưởng vào trực giác của họ và
dám chấp nhận những bất trắc. Cô giúp họ tìm thấy sự cân bằng giữa đời
sống cả nhân và đời sống nghề nghiệp. Như cô giải thích: ‘Khi bạn làm chủ
một doanh nghiệp nhỏ, thì đó là tất cả cuộc đời bạn. Vì vậy, bạn phải xác
định điều gì mang lại cho bạn sự thích thú, phải tiến về hướng nào, và làm
sao cho sự thích thú đó được nhập vào nghề nghiệp’.
Karen cũng nhắc nhở các thân chủ rằng những bế tắc tình cảm làm hao
mòn năng lực và có thể làm nghẽn dòng chảy tiền bạc. Cô nói: ‘Nếu dòng
chảy tài chính của bạn là không đủ mạnh, hãy tự hỏi: ‘Đâu là những vấn đề
riêng tư đang làm suy yếu năng lực của tôi?’ Tôi cũng nói với họ rằng họ
không nên ngần ngại từ bỏ những khách hàng gây phiền toái. Nếu những
năng lượng của bạn và các khách hàng của bạn không khớp nhau, hãy từ bỏ
họ để nhường chỗ cho những người mà bạn thực sự ưa thích kinh doanh
với họ’.
Những điều vừa kể minh hoạ rõ những động thái mới đang nổi lên từ mô
hình cũ đã được tổ chức theo – hệ thống cấp bậc, dẫn tới xung đột, đến nay
vẫn tồn tại trong các doanh nghiệp. Đó là một mô hình thường gây thất
vọng cho những người làm công ăn lương và làm họ hao mòn.
Bệnh tim mạch
Trong cuộc hội thảo tại Montreal mới chúng tôi đã nêu ở đầu chương này, bảc sĩ Borysenko đã hỏi có ai trong số những người tham dự đã quen biết
với một người bị lên cơn đau tim trong những tháng gần đây. Trong số gần
bảy trăm cử toạ, có khoảng một trăm bàn tay giơ lên!
Theo các con sô’ thông kê, thì phần lđn những cơn đau tim đều xảy ra vào
sáng Thứ hai. Tại sao? Tiến sĩ Larry Dossey, một trong những nhà tư tưởng
xuất sắc về mô thức mới, đã mô tả những nỗi chản chường của buổi sáng
Thứ hai trong một cụm từ ngắn gọn gọi là ‘nỗ lực không niềm vui’. tâm
trạng đó đã lây lan đẽn mức nào trong nền văn hoả chúng ta – chúng ta đang
làm việc ở chừng mực nào khi không nhắm đến một mục tiêu rộng lớn
hơn?
Trong khi xảc định tiêu chuẩn chính xác của sức khoẻ trong bốn lĩnh vực
của đời sống chúng ta (thể chất, tinh cảm, tâm thần và tinh thần) Bảc sĩ
Borysenko ước tính rằng, trên bình diện thể chất, điều quan trọng hơn cả là
‘sự đề khảng trước những thử thách’. Trong thí nghiệm với những con
chuột mà chúng tôi đã nêu, những con nào có sự làm chủ nhất định đối với
stress gây ra bởi sự phóng ‘điện’ sẽ có một sức khoẻ tốt đẹp hoặc kết quả tốt
hơn những con không hề bị stress. Như thế, stress có thể kích thích nơi
chúng ta tính sáng tạo lớn lao hơn, với điều kiện là chúng ta làm chủ phần
nào điều đang xảy đến. Nhưng chúng ta không nên làm chủ mọi sự.
Borysenko kể ra những nghiên cứu được tiến hành bởi Suzanne Kobasa ở
Đại học New York. Trong khi điều tra về một xã hội đang tải cơ cấu, Kobasa
nhận thấy rằng những người làm công ăn lương đã phải chịu stress lớn lao.
Theo Kobasa, những ai xem sự thay đổi như là một cơ hội, là những người
‘vững mạnh về mặt tâm lý’. Họ có cảm tưởng đang lèo lải mình, dẫu điều gì
xảy đến. Họ hiểu rằng, để chế ngự một hoàn cảnh, đôi khi phải để nó tự
phát triển. Họ cũng cảm thấy đang dấn thân một cách mạnh mẽ đối với một
lý tưởng, một cộng đồng, một mục tiêu quan trọng hơn – một sự dấn thân trái hẳn với nỗ lực không niềm vui.
Theo Borysenko, ngoài khả năng đề kháng thuộc thể chất, sự chín chắn về
tình cảm là điều cần thiết cho một sức khoẻ tối ưu. Vậy, sự chín chắn về
tình cảm là gì? Borysenko cho rằng, tất cả chúng ta phải loại bỏ những thái
độ thiếu trưởng thành mà chúng ta tạo ra trong thời thơ ấu nhằm duy trì
những kết nối yêu thương với cha mẹ chúng ta. Mô tả của Borysenko về
những thải độ khảc nhau đó rất giống với bốn cơ chế của sự thống trị đã
được mô tả, và chúng cũng là những cơ chế được phát triển để sống còn.
Bảc sĩ Borysenko nói rằng, sức khoẻ tinh thần đòi hỏi phải có một sự ham
hiểu biết về thế giới, mọi sự ham hiểu biết thường bị ngăn chặn trong đời
sống định chế. Theo ông, tiêu chuẩn thứ tư thuộc sức khoẻ là sự lạc quan
tinh thần – đúng như mặc khải thứ mười nêu rõ, nhằm gìn giữ một Thế Giới
quan tích cực!
Bí ẩn của đời sống muốn tự nó lộ ra, và nó thể hiện khi chúng ta lắng
nghe trực giác của mình và đế cho trật tự phát triển, ngay cả khi lúc đầu nó
có vẻ hỗn loạn kể cả trong kinh tế. Một lần nữa, chúng ta có quyền lựa chọn:
hoặc chúng ta xem thế giới như một tác phẩm đang được xây dựng – với
những mâu thuẫn, những bất trắc và những cơ hội kỳ lạ; hoặc chúng ta tin
rằng nó đang tiến về một thảm hoạ không thể kiểm soát.
KINH DOANH: MỘT HOẠT ĐỘNG VƯỢT QUÁ NHỮNG CUỘC HỌP CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Điểm nổi bật của đời sống kinh tế là tính chu kỳ của nó. Theo quan điểm
có tính mảy móc xưa củ, chúng ta đã sử dụng những từ như móc nối, đo
lường, kiểm tra chất lượng, phân loại, xảc định chính sách và tái sinh vật liệu đã dùng để dùng lại (và đối với con người là đào tạo lại và bổ túc nghiệp
vụ). Điều duy nhất đáng kế là sự gia tăng số lượng thương vụ. Người ta
không xem trọng những thiệt hại của con người mà môi trường phải chịu,
cũng như di sản thảm hại mới chúng ta để lại cho con chảu. Ngược lại, khi có
một tiếp cận tinh thần về kinh tế, ta cân nhắc những hậu quả trong trường
hạn của những lựa chọn. Trước tiên ta tiến hành điều mà ta xem trọng đối
với mình, trân trọng tính liêm chính, và cố gắng, trong khả năng có thể—
phục vụ tha nhân như ta muốn được phục vụ.
Margaret Wheatley nêu lên cách thức cố sức thuyết phục mới “tính sảng
tạo lộ diện” của tự nhiên có thể dạy cho chúng ta. Theo bà, chúng ta phải
sống trong thế giới với mục tiêu ‘thăm dò, tìm kiếm những phối hợp mới’
không đấu tranh để sống còn, mới để vui chơi, và tìm thấy điều khả dĩ. ‘Việc
đổi mới cách thức mà chúng ta cân nhắc ‘vấn đề’ sẽ biến đổi cách thức
chúng ta tìm kiếm giải pháp. Nếu ta cho phép mình ‘thiếu ngăn nắp’ điều mà
tâm hồn ưa chuộng, lúc đó chúng ta sẽ vui hưỏng sự trù phú của đời sống và
từ điều đó, trật tự sẽ xuất hiện. Margaret viết: “Cảc nhà khoa học khẳng định
cần phải có nhiều rối ren lộn xộn để cuối cùng biết điều gì sẽ tiến triển.
Nhưng đằng sau ý tưởng đó là ý thức rằng tất cả những lộn xộn hướng đến
sự phát hiện một loại hình tổ chức ổn thoả cho nhiều chủng loại. Sự sống
cần đến rối ren lộn xộn, nhưng nó luôn có xu hướng tự tổ chức; mọi sự luôn
tiến về trật tự’ (2). Đó không phải là một phương pháp tuyến tính, cố định
những mục tiêu, mà hầu hết chúng ta luôn đề cao. Nếu biết lắng nghe
những giá trị của mình và tiến theo một lực tích cực, chúng ta sẽ nhận được
nhiều năng lượng hơn và sẽ chăm chú hơn đến những ‘cơ hội’ do đời sống
gửi đến. Khi ý thức của chúng ta đạt đến mức độ của mặc khải thứ mười,
những cuộc họp của hội đồng quản trị trở thành những nơi mới ta có thể
thăm dò những ý định, những trực giác và những mục tiêu chung, bày tỏ những giá trị sâu sắc của một tình huống.
CHU KỲ PHỤC HƯNG
Nhà xã hội học Paul II. Ray nêu lên giả thuyết rằng cơ cấu văn hoả nổi trội
hiện nay đang thay đổi và đưa lại sức sống có thể diễn ra một hoặc hai lần
trong một thiên niên kỷ. Những lo âu nội tại của chúng ta cho thấy rằng cả
lý thuyết bảo thủ lẫn những quan niệm kỹ thuật hiện đại đều không cung
cấp một thực phẩm phù hợp. Một văn hoả toàn vẹn không phải là sản phẩm
phụ của một hệ thống triết học, mà là một khát vọng – với trung tâm là trái
tim – về sự toàn vẹn của con người. Nó đổi mới những cơ cấu xưa cũ của
cảc đô thị, của những nghề nghiệp, những thị trường, những doanh nghiệp,
những trường đại học. Bị thúc đẩy bởi nhu cầu nội tại nhằm cảm thấy hoà
hợp với những gì chúng ta tin tưởng, chúng ta đọc những gì được viết trên
các bao bì; chúng ta thắc mắc về nguồn gốc của các sản phẩm; chúng ta tổ
chức những buổi hội thảo để chia sẻ quan điểm và bàn về sức khoẻ, môi
trường, quyền con người và đủ loại vấn đề. Ray viết: ‘Sự mang lại sức sống
văn hoả thôi thúc chúng ta nghĩ ra một cách thức mới để nhìn lại chính
mình, và một cách thức mới để sử dụng những ý tưởng và các công nghệ
xưa cũ. Đây là một thời kỳ hy vọng và sáng tạo trong đời sống xã hội,
thường tiếp nối một thời kỳ của tuyệt vọng và tan rã’ (3). Ray cảnh báo rằng
sự biến đổi hiện nay của văn hoả sẽ không thể cáo giác mô thức đang nổi
trội nêu ta không gìn giữ một ý chí sâu sắc về những thay đổi tích cực và
một cách nhìn lạc quan.
Chúng ta hình như đang ở giữa hai thời điểm của lịch sử. Và, ở mức độ
cá nhân, chúng ta không biết điều gì sẽ xảy đến. Tuy nhiên, ở mức độ toàn cầu, những chuẩn bị cho giai đoạn lịch sử đó diễn tiến từ nhiều thế kỷ nay,
nhờ sự nỗ lực của nhiều người đang lắng nghe tính tâm linh, những người
phục vụ nhân loại một cảch kín đảo, bất vụ lợi, và không có tham vọng nào
thuộc trần gian.
HÍT VÀO VÀ THỞ RA
Tại sao lại nói đến sự hít thở trong khi bàn chuyện kinh tế? Những ý
tưởng đơn giản nhất thường là những ý tưởng mới ta không quan tâm đến,
do ta quá nôn nóng làm chủ đời mình và nói nhiều về ‘khả năng’ của mình.
Thay vì thế, chúng ta nên tự hỏi làm thế nào để có một thải độ sáng suốt
hơn trong công việc.
Nếu công việc thúc đẩy chúng ta phải có những nỗ lực chẳng chút vui
thích, thậm chí có khi phải tiêu đời vì những ảnh hưởng của stress, thì bằng
cách nào chúng ta có thể làm cho đời mình thích hợp lại? Nếu sự lạc quan
và mục tiêu tinh thần là mô thức mới của sức khoẻ, thì làm thế nào chúng ta
có thể tảc động một cách thực tiễn vào bên trong mô thức đó? Bảc sĩ
Borysenko và những chuyên gia về stress nhắc nhở chúng ta có một giải
pháp bẩm sinh: sự thư giãn – đối lập với phản ứng: ‘Tôi chạy trốn hoặc tôi
chiến đấu’. Borysenko khẳng định: ‘Nếu bạn ao ước làm chủ phần nào đời
bạn, hãy biết hít thở từ cơ hoành. Điều đó tự động đưa bạn vào tư thế thư
giãn. Khi bạn tạo ra trạng thải đó, huyết áp và nhịp tim của bạn giảm xuống.
Bạn làm giảm sự đau đớn, những khả năng dị ứng và nhiễm trùng. Bạn làm
gia tăng dòng chảy của máu về não và vùng ngoại vi. Bạn trở nên ý thức
hơn, chăm chú hơn và kết nối hơn – trong khi vẫn thanh thản và trầm tĩnh.
Đó là một lúc tuyệt vời để có sự nội quan. Trạng thải đó giúp bạn đương
đầu với những khó khăn, vì sự lo âu của bạn đang dịu bớt, và bạn đang phảt ra sự tự khẳng định tích cực thôi thúc bạn thực hiện những đổi mới. Đó là ý
nghĩa của sự thay đổi mô thức’,
MỘT CÁI NHÌN MỚI – NHỮNG NHÓM LINH HỒN
Trong Mặc Khải Thứ Mười, những nhân vật đạt đến một mức độ cao của
năng lượng, có thể tái khám phá Tầm Nhìn Khai Sinh nguyên thuỷ của họ.
Nhờ vào sự rung động cao cấp đó, họ có thể ý thức về sự hiện diện, ở Cõi
Bên Kia, của những nhóm linh hồn đang gửi đến cho họ năng lượng. Lần
lượt, họ nhận ra mỗi người đều có một nhóm linh hồn – đi theo họ có lẽ từ
nhiều thế kỷ. Những nhóm đó gìn giữ ký ức và Tầm Nhìn Khai Sinh của mỗi
người và hỗ trợ người đang sống trên trần gian bằng cách cung cấp năng
lượng khi người đó yêu cầu. Những nhân vật của Mặc Khải Thứ Mười hiểu
rằng họ phải chọn nhiều loại hoạt động khảc nhau để thể hiện Tầm Nhìn
Nguyên Thuỷ của họ.
Phải nhìn nhận rằng, nhiều người sẽ xem là huyễn hoặc, không nghiêm
túc cải ý tưởng cho rằng có một nhóm linh hồn, tảc động từ một thế giới
khảc, giúp đỡ họ trong công việc hàng ngày. Nhưng, nếu tin vào điều đó thì
sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu ta áp dụng một cách có hiệu quả cho cuộc đời
chúng ta những lời chỉ dạy tâm linh đã được tỏ lộ – trong khi biết rằng mỗi
hành động, mỗi lĩnh vực của cuộc sống mang đến cho chúng ta cơ hội để
trải nghiệm Thượng Đế? Một khi đạt đến mức hiểu biết của mặc khải thứ
mười, chúng ta biết lắng nghe trực giác của mình, nghe theo những linh
cảm và biết rằng những trùng hợp không xảy ra ‘tình cờ’. Ngay cả nếu chúng
ta không để ý điều đó hoặc không biết nó thì một ý thức như thế cũng đến
với chúng ta từ vũ trụ. Trong khi thiền định, chúng ta nâng cao mức độ rung động và tiến gần đến tần số rung động của nhóm linh hồn của mình,
nhưng hầu hết đều không thể nhận ra một kết nối thần giao cách cảm khi
chúng ta đang có nó. Chúng ta không thực hiện một sự liên kết giữa cảm
hứng, sự sáng tạo của chúng ta với một kết nối thuộc tâm linh; chúng ta
cũng chẳng lưu ý đến sự hiện diện của những chiều kích khác thuộc trần
gian, khi chúng ta thể hiện điều thần kỳ của một nhóm linh hồn. Tuy nhiên,
theo những hướng dẫn bí truyền, nếu chúng ta làm việc hoà hợp với mục
tiêu của vũ trụ và của Tầm Nhìn Khai Sinh chúng ta sẽ được giúp đỡ một
cảch đảng kể bởi những hữu thể trong một chiều kích khảc. Ngược lại, nếu
không lắng nghe mục tiêu đó, chúng ta sẽ phải gặt những gì mà chúng ta
gieo.
LOẠI BỎ NHỮNG XÚC CẢM TIÊU CỰC TRƯỚC KHI LÀM VIỆC THEO NHÓM
Nhóm linh hồn bảy người trong Mặc Khải Thứ Mười biết rằng họ sắp
phát hiện lý do khiến họ bị thu hút cùng lúc vào một nơi chốn. Nhưng một
số phản ứng giữa những cả nhân trong nhóm hình như làm dao động năng
lượng của họ và làm cho những tiếp cận của họ với Cõi Bên Kia trở nên rời
rạc. Lúc đó, họ đoản rằng họ đã gặp gỡ trong những kiếp trước, rằng nhóm
của họ có những mục tiêu khảc để đạt đến, và họ đã thất bại.
‘Nụ cười của Charlene cho tôi biết rằng cô đang nhớ lại điều đó.’
Tôi nói: ‘Chúng ta đang nhớ lại hầu hết những sự kiện đã qua. Nhưng cho
đến lúc này tôi không thể nhớ làm thế nào chúng ta đã có ý định tiến hành
lần này. Em có nhớ điều đó không?
‘Charlene lắc đầu: ‘Chỉ phần nào thôi. Em biết rằng chúng ta phải khám phá những tình cảm vô thức của chúng ta đối với nhau, trước khi có thể đi
tiếp con đường. Tất cả điều đó là một phần của mặc khải thứ mười, chỉ có
điều là cho đến nay, nó không hề được ghi chép ở bất cứ đâu. Điều đó đến
với chứng ta theo trực giác (… )
‘Một phần của mặc khải thứ mười tiếp nối mặc khải thứ tám. Chỉ nhóm
nào làm chủ hoàn toàn mặc khải thứ tám mới có thể tiến hành sự xem xét
lương tâm và phản tỉnh đó’. (4)
Trong Lời Tiên Tri Núi Andes, mặc khải thứ tám nhấn mạnh rằng chúng
ta có khả năng nâng cao tha nhân về mặt tinh thần khi bao bọc họ bằng tình
thương yêu. Nhiều người trong chúng ta có thể thực hiện điều đó với một
số đối tượng nhất định. Trong những hoàn cảnh khác, ta không thể hiện lâu
dài tình thương yêu một người khác và trao cho họ năng lượng. Điều đó
thường xảy ra đúng vào những tình huống quan trọng, chẳng hạn, khi bạn
đang cùng với những người khác chuẩn bị một dự án. Tại sao?
Nhiều nghiên cứu về tái sinh cho thấy rằng, chúng ta có xu hướng đầu
thai đều đặn với cùng những linh hồn. Có thể lúc này bạn đang làm việc bên
cạnh một hoặc nhiều người mà bạn đã sống với họ trong một kiếp trước.
Bạn thấy điều đó có vẻ huyền hoặc, khó tin ư? Hãy nghĩ đến một cuộc giao
dịch hoặc kinh doanh đặc biệt ấn tượng đối với bạn. Bạn có nhớ đến những
sự kiện lạ lùng? Phải chăng bạn đã gặp khách hàng hoặc đồng nghiệp của
bạn một cảch đồng bộ và ăn khớp với tình huống? Bạn có ngay tức khắc
cảm thấy có thiện cảm với người đó? Bạn có rút ra được một bài học quan
trọng nào từ trải nghiệm?
Mỗi con người đều xảc định một mục tiêu trong đời mình – chẳng hạn trở
nên kiên trì hơn, độc lập hoặc vững tin hơn. Những ai muốn phát triển một
số hoạt động nghề nghiệp thì sẽ đầu thai vào những ngành nghề tương ứng;
họ sẽ thu hút nhau để phát triển lĩnh vực mà họ đã chọn. Tuy nhiên, các linh hồn cũng có thể quyết định trả một món nợ đã vay ai đó từ nhiều kiếp
trước. Trong số những đồng nghiệp của bạn, bạn phát hiện rằng bạn có
cùng mục tiêu đối với một số người, trong khi bất đồng với số người khác,
vì những lý do thuộc vô thức. Tất cả chúng ta đều được đặt trong một hoàn
cảnh cá biệt để đối đầu hay giải quyết vấn đề này hoặc vấn đề nọ. Những vấn
đề tiêu cực sẽ thể hiện dưới dạng những xung đột, những lôi cuốn, hoặc
những chán ghét, ghê tởm. Do vậy, việc gửi năng lượng và tình yêu thương
cho những con người đó thường sẽ là rất gay go, và chúng ta cảm thấy mình
bị tắc nghẽn. Ngay cả khi ta tức giận hoặc có tâm trạng không thoả mãn giữ
chân ta với công việc có thể sẽ buộc ta phải tiếp xúc với một con người mà
ta không muốn quen biết.
Trong Mặc Khải Thứ Mười, nhờ Maya, bảy nhân vật của nhóm phát hiện
rằng nếu muốn hoạt động ở mức độ cao nhất của sự cộng hưởng cần có để
đạt được mục tiêu, thì họ phải có ý thức về tình cảm tiêu cực vẫn còn tồn tại
giữa họ và nói ra điều này một cách trung thực, ngay cả khi điều đó đòi hỏi
thời gian. Maya nói: ‘Trước tiên, chúng ta phải nhận biết những cảm xúc
của chúng ta, sau đó có thể xếp xó chúng vào quá khứ, nơi của chúng.
Chúng ta ngang qua một quá trình dài: thú nhận những tình cảm và những
mối oán hận, thảo luận chúng một cách không giấu giếm che đậy. Tiến trình
soi sảng chúng ta, và sau đó giúp chúng ta quay trở lại với một trạng thái
yêu thương, vốn là trạng thái cao nhất’.(5)
Tích cực lắng nghe
Đến thời điểm này của Mặc Khải Thứ Mười, các nhân vật trình bày
những tình cảm của họ dành cho nhau, xem xét những phản ứng tự phát
nhằm kiểm tra xem họ có ác cảm, thù oán nào hay không. Lần lượt, họ bày
tỏ một cách rõ ràng nhất có thể, điều mà họ cảm nhận một thời điểm nhất định, mà không nói những lời chê trách. Mỗi khi chúng ta có một thải độ
phòng thủ đối với ai đó, thì người ấy có cảm tưởng là mình không được
lắng nghe. ‘Cảm xúc tiêu cực tồn tại trong tâm trí họ, do họ tiếp tục suy nghĩ
về một cách thức để bạn hiểu, để thuyết phục bạn. Hoặc nó tiến vào vô
thức, và lúc đó, sự oán hận làm suy mòn năng lượng giữa hai người. Trong
trường hợp này, cũng như trong trường hợp khác, cảm xúc vẫn là một vấn
đề, và gây ra tắc nghẽn’. (6)
TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU LÀ NHỮNG LINH HỒN ĐANG PHÁT TRIỂN
Chỉ mình bạn biết những gì mới trải tim đang thì thầm vớỉ bạn. Chỉ mình
bạn tìm thấy hoặc đoản ra hành động đúng mà hoàn cảnh đòi hỏi. Nếu điều
đó không ổn, hãy một lần nữa lắng nghe. Khi còn nhỏ, chính trong sự tin
tưởng và hấp thụ bài học từ một kinh nghiệm hoặc một sai lầm mà chúng ta
học đi, chạy, nhảy. Chúng ta thường cố duy trì một vị thế trước những xung
đột trầm trọng! Nếu lâm vào thế kẹt, cảm thấy sợ hãi hoặc bất lực, chúng ta
sẽ cũng cố và tạo ra những gì mà chúng ta e sợ. Stress thúc đẩy chúng ta sử
dụng những phương pháp xưa cũ – đe doạ những người khác, làm cho họ
cảm thấy họ có lỗi, đóng vai thờ ơ, hoặc khóc lóc như thể mình là nạn nhân.
VƯƠN ĐẾN TIỀM NĂNG CHUNG
Bạn hãy nhớ lại những gì đã thảo luận về quá trình tiến hoá, Nếu vội vã
lao đầu vào việc làm sáng tỏ mọi sự khi tinh thần chưa hoàn toàn tỉnh thức,
bạn có nguy cơ còn cảm thấy không thoả mãn hoặc muốn từ bỏ công việc mà bạn đang tiến hành. Hãy kiên trì với chính mình. Nếu, một cách có hệ
thống, bạn chạm phải một bức tường khi có việc cần phải giải quyết với
những người khảc, đừng tìm cách gây ra sự kiện này nọ, mà hãy giữ lý
tưởng của bạn trong tâm trí. Hãy nhớ đến tảm điều chính mà bạn đang rèn
luyện khi mở rộng hơn ý thức của mình:
1) Hãy biết rằng đằng sau mọi tương tảc đều có một mức độ tinh thần;
2) Thay vì chê trách chính mình hoặc những người khác, hãy tìm thấy
những lý do hoặc mục tiêu tinh thần đã đưa bạn đến hoàn cảnh đó;
3) Hãy lắng nghe những thông điệp mà hoàn cảnh đã đưa đến cho bạn;
4) Hãy cầu xin sự giúp đỡ của trí tuệ vũ trụ để đương đầu và vượt qua
những xung đột;
5) Bạn hãy hình dung bạn đang liên lạc bằng thần giao cách cảm với nhóm
linh hồn của bạn;
6) Hãy quan sát tính chất đồng bộ, ăn khớp với hoàn cảnh, có vẻ như
đang chỉ ra cho bạn một con đường không ngờ;
7) Hãy giữ năng lượng của bạn được ổn định;
8) Hãy hình dung bạn và tha nhân đang nhớ đến Tầm Nhìn Khai Sinh của
mình.
Trong Mặc Khải Thứ Mười, năng lượng của các nhóm linh hồn bắt đầu
lấp lánh quanh các nhân vật, làm gia tang năng lượng của họ. Lúc đó, những
linh hồn nhận được một vòng tuôn trào những thông tin trực giác, Điều đó
xảy ra khi nhóm cua bạn thực sự được thúc đẩy bởi thần cảm.
Nhân vật Maya giải thích rằng những-quan hệ giữa người với người chỉ
thực sự phát triển khi ta khám phá một cách có ý thức biểu hiện của Đại
Ngã ở mỗi người đối thoại với ta. Đó là quả trình đang diễn ra, nhưng sự
phát triển của cá nhân tuỳ thuộc vào sự quyết tâm gìn giữ lý tưởng. Ngay cả
khi không luôn có cảm tưởng rằng mình đang tiến triển, ta vẫn có thể góp phần tạo ra một khối lượng tới hạn (để gây ra phản ứng dây chuyền) nhằm
cải biến ý thức trong mọi phương diện của văn hoả. Maya nhắc nhở: ‘Cảc
chân sư luôn phân phối năng lượng cho các môn sinh – và điều đó tạo nên
giá trị của họ. Nhưng tảc động còn gia tăng hơn đối với những nhóm tương
tảc như thế với mỗi thành viên của nhóm. Mỗi thành viên gửi năng lượng
cho những thành viên khác, và tất cả vươn đến một tầm cao mới của sự
khôn ngoan, vốn có nhiều năng lượng hơn, năng lượng gia tăng đó dội lại
trên mỗi thành viên, và tạo ra một hiệu ứng khuếch đại’. (7)
TẦM NHÌN KHAI SINH
Trong Mặc Khải Thứ Mười, nhân vật Curtis nhận ra rằng, theo Tầm Nhìn
Khai Sinh, ông đến trần gian góp phần đổi mới sự quản trị các doanh
nghiệp, ông đã chọn sinh ra vào thời điểm mà công nghệ đang hướng đến
mục tiêu toàn cầu với một tốc độ rất nhanh, mới trong đó nhiệm vụ của anh
là hợp nhất của họ với Lực Duy Nhất của Thượng Đế. Curtis là thành phần
của một nhóm linh hồn muốn cải biến cái cách nhìn hạn hẹp hiện nay về sự
phát triển và thương mại. Những người chia sẻ quan niệm hạn hẹp đó chủ
trương khai thảc những nguồn tài nguyên thiên nhiên để đạt được một lợi
nhuận tối đa trong ngắn hạn. Nhưng Tầm Nhìn Khai Sinh của Curtis khuyên
ông gia nhập một nhóm công dân có ý thức hơn, và họ sẽ nhận trách nhiệm
bảo vệ cảc động vật hoang dã và những nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hãy
nghĩ đến những nhà lãnh đạo đã thành công trong việc làm chuyển hướng
một cảch đảng kể chính sách của những công ty lớn. Quyết tâm thiết lập
tính tinh thần dựa trên một quá trình thực sự dân chủ là điều mang lại cho
tất cả chúng ta khả năng lên tiếng và được lắng nghe, dẫu đời sống đặt chúng ta ở bất cứ nơi nào. (8)
KỶ NGUYÊN THÔNG TIN
Trong Mặc Khải Thứ Mười, nhân vật Maya nêu ra hai câu hỏi mà nhiều
người trong chúng ta tự đặt cho mình: ‘Rồi sẽ ra sao tất cả những người bị
mất việc làm do sự phát triển của công nghệ tự động hoá? Làm thế nào họ
có thể mưu sinh?’ (9). Trong khi tảc động với năng lượng của nhóm bảy
người, nhân vật Curtis mang lại một số ý tưởng cho vấn đề này, vốn được
gợi lên bởi nhóm linh hồn của ông. Curtis nhắc nhở rằng nếu đang sống
cảch đồng bộ, ăn khớp với hoàn cảnh, chúng ta sẽ đạt được những thông
tin cần thiết vào lúc thích hợp. Chúng ta phải biết chế ngự nỗi sợ hãi của
mình, và gắn bó với một Thế Giới Quan tích cực để có thể chịu đựng tình
trạng bấp bênh không thể tránh khỏi của thời đại đầy biến động này. Chúng
ta phải rèn luyện mình trong lĩnh vực phù hợp với những tài năng của
chúng ta và có thể hiện diện ở nơi cần thiết để phục vụ hoặc tư vấn cho
những người khác. Việc chọn một lĩnh vực khiến ta quan tâm một cách tự
nhiên là điều giúp nâng cao độ rung động, đồng thời giải phóng dòng năng
lượng để nó đến với ta. Thiền định liên kết chúng ta với thần khí và minh
triết thuộc tâm linh.
Mặc khải thứ mười cũng nhấn mạnh rằng thế giới càng thay đổi một cách
nhanh chóng, chúng ta càng cần phải có, vào đúng lúc, những thông tin
thích hợp của những con người thích hợp.
Theo nhận xét của tiến sĩ Karl Henrik Robert thì không một ai trong
chúng ta có khả năng, trong khi đề ra những quyết định thường ngày về những vấn đề thường ngày, hiểu rõ những liên quan của chúng đối
với toàn bộ hệ sinh thái. Vì vậy, ông đã thiết lập một danh sách mà
ông gọi là ‘bốn điều kiện không thể vi phạm đối với hệ sinh thái,
những điều kiện cẩn thiết để cho sự sống tồn tại.’
1. Thiên nhiên không dung thứ cho sự tiêu phí một cách có hệ
thống những nguyên liệu khai thác từ vỏ trái đất (khoáng sản, dầu
khí,..).
2. Thiên nhiên không thể chịu đựng sự tích tụ một cách có hệ thống
những hoá chất không phân huỷ do con người tạo ra.
3. Thiên nhiên không thể chịu đựng sự huỷ hoại một cách có hệ
thống khả năng tái tạo của nó.
4. Do đó, nếu muốn sự sống không ngưng tiếp diễn chúng ta phải:
a) Sử dụng một cách có hiệu quả những nguồn tài nguyên thiên
nhiên;
b) Chúng ta phải tỏ ra công chính vì làm ngơ trước sự nghèo khổ là
điều sẽ khiến cho những người bất hạnh, để sống còn trong ngấn
hạn, tàn phá những nguồn tài nguyên thiên nhiên mà tất cả
chúng ta đều cần đến để sống còn trong trường hạn (Walt Hays,
‘The Natural Step, What One Person Can Do’, trong tạp chi Timeline).
Để tạo ra Thế Giới Quan mới chúng ta mong ước ngay từ đầu, những mục
tiêu kinh tế sẽ dần dà biến đổi khi những cá nhân, lần lượt, tiến hoả đến
một khối lượng tới hạn. Thay vì tự hỏi: ‘Tôi phải làm gì để kiếm được thật
nhiều tiền?’, chúng ta sẽ nêu những câu hỏi như: ‘Liệu công việc của tôi sẽ
mang lại một điều gì đó cho đời tôi, và làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn? Tôi làm điều tốt hay gây tổn hại cho ai đó khi thực hiện sự
lựa chọn mới mẻ này? Có chăng một cách thức hành động tốt đẹp
hơn, hài hoà với việc sử dụng thích hợp những nguồn tài nguyên
thiên nhiên, vì lợi ích của mọi người?’
Nếu có đủ thông tin về hậu quả của các lựa chọn hiện nay, sẽ thật là phi lý
nếu chúng ta không cảm thấy trước tương lai. Tiêu chí đạo đức đó trong
lĩnh vực kinh tế phù hợp với thông điệp của mặc khải thứ mười: Dẫu chúng
ta đang ở đâu, hãy cảnh giác và tự hỏi: ‘Chúng ta đang tạo ra điều gì? Chúng
ta có phục vụ một cách có ý thức mục tiêu tổng quảt mới do đó, công nghệ
đã được tạo ra trong buổi đầu: đảm bảo cuộc sống mỗi người, hầu định
hướng nổi bật của đời họ có thể chuyển từ miếng ăn sang trao đổi những
thông tin tâm linh?’. (10)
SÁNG TẠO TỪ CÁI TÔI CỦA CHÚNG TA
Trong khi dưa vào quan niệm mới về thế giới, chúng ta sẽ khuyến khích
những tính chất độc đảo của mỗi người, và sẽ sẵn sàng chấp nhận chính
mình như thế, để thể hiện bản tính đích thực của mình, thể hiện những khả
năng trực giác và lý tính cùng như những giá trị sâu thẳm trong con người
mình. Hãy ngưng tự hỏi: Làm thế nào tôi có thể sống những giá trị tinh thần
tại nơi làm việc của tôi? Sự thắc mắc về cách thức sẽ khiến ta tìm kiếm
những câu hỏi ở ngoại giới, trong khi lời đảp đích thực là trong nội tâm.
Đối với hầu hết chúng ta, sống mục tiêu của mình có nghĩa là sống hoà
hợp với trí não và trải tim, mưu sinh trong niềm vui trong khi triển khai
những khả năng riêng, nhằm góp phần vào lợi ích chung. Chúng ta cảm thấy
được tưởng thưởng bởi những giá trị thực chất của việc làm. Trong khi giữ
tâm trạng đó ở nơi làm việc, chúng ta sẽ cảm thấy tập trung hơn, sảng tạo hơn, và hài lòng hơn.
RÈN LUYỆN CÁ NHÂN
Hình dung sự thành công
Lần gần đây nhất mà bạn cảm thấy ‘hoà hợp’ với một nhóm bạn hoặc các
đồng nghiệp là vào lúc nào. Bạn từng tham gia vào một hoạt động nhân đạo
tốt đẹp? Bạn có thể giải thích điều gì đã giúp cho hoạt động đó được thành
công? Hãy nhắm mắt và tái tạo tâm trạng khi bạn đã thực sự hài lòng về một
điều gì đó mới bạn đã thực hiện. Hãy đắm chìm trong những âm thanh,
những hương vị của phút giây đã mang đến cho bạn ấn tượng ấy.
Hãy trao nó cho vô thức
Hiện nay, bạn có đang thực hiện một dự định mà bạn yêu thích? Hãy nghĩ
đến mục tiêu hoặc ghi ra kết quả tốt đẹp nhất có thể có. Hãy nhắm mắt và
đắm chìm trong một cảnh tượng, nơi mới bạn có thể thấy và cảm nhận sự
thành công, lòng tri ân và sự thịnh vượng mà bạn ao ước. Hãy ghi lại tối đa
những chi tiết và tái tạo cảnh tượng đó một hoặc hai lần mỗi ngày, thích
hợp hơn cả là vào buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng, khi thức dậy. Hãy tập
trung vào hình ảnh đó trong năm phút, sau đó hãy để nó đấy, trong khi thầm
khắng định: ‘Điều này hoặc một điều gì đó hơn thế’. Bạn hãy nhớ rằng: thế
giới nội tâm của bạn tạo ra những tinh huống quanh bạn; bạn là một hữu
thể tự chủ và kết nối với trí tuệ vũ trụ.
Kiểm tra
Bạn say mê điểm nào ở nghề nghiệp hiện nay của bạn? Nếu tiền không
quan trọng, thì loại công việc nào sẽ làm bạn vội vã ra khỏi nhà vào mỗi
sáng?
Chim trong lồng
Hãy ghi ra vài dòng về cách thức mà bạn xem mình như một chú chim
trong lồng với cửa lồng đã mở, Điều gì đang cầm giữ bạn? Tại sao? Nếu rời
khỏi lồng thì bạn sẽ bay về đâu? Vào lúc này, cải lồng có thích hợp với bạn?
Bạn có tìm cách nới rộng cái lồng,và bằng cách nào? Bạn có cần suy nghĩ lại
về toàn bộ ý nghĩ mới bạn dành cho cái lồng của bạn?
Sự bất lực vốn có
Trong những ngày sắp đến, hãy theo dõi những lời độc thoại từ thâm
tâm. Trong số những từ mà bạn thường dùng, đâu là những từ, một cách
tinh tế, làm suy giảm năng lượng của bạn, bôi xấu tính cách của bạn, hoặc
khiến bạn có cảm tưởng mình thiếu tự do? (‘Tôi phải chấp nhận điều mà
người ta ban cho tôi’.)
Hãy viết ra
Hãy lưu ý những lúc công việc gây ra cho bạn sự lo âu hoặc những tâm
trạng không thoả mãn. Hãy dành 20 phút để ghi lại những cảm nhận của
bạn về vấn đề đó, trước khi đi làm hoặc khi làm về, trong năm ngày liền,
Hãy viết ra câu trả lời cho thắc mắc: ‘Tôi đang muốn gì đây?’ sau đó, hãy
quên mọi chuyện.
RÈN LUYỆN TẬP THỂ
Đề tài thảo luận
Tất cả những chủ đề nêu trên có thể được giải quyết bằng cách viết ra
trong vài phút, và sau đó bạn có thể chia sẻ những suy tư của mình với
những thành viên khác của nhóm.
‘Chim trong lồng’ (xem phần đã nêu ở trên và đă được ghi ra) – hãy
giải thích bạn đã thấy chú chim của mình như thế nào.
Những hạn chế mà bạn đang ảp đặt cho chính mình.
Hãy mường tượng bạn đang làm điều bạn ưa thích khi làm việc cho
một doanh nghiệp hoặc khi bạn là ông chủ của chính bạn.
Hãy mường tượng rằng, ngày mai, đời sống của bạn sè hoàn hảo trên
mọi phương diện: nghề nghiệp, nhà cửa, bạn bè, lương bổng, những
thành quả hoạt động. Hãy viết ra kịch bản lý tưởng đó. Sau đó, hãy
quay trở lại với phút giây hiện tại, và mô tả điều mà bạn sẽ làm trước
khi đạt đến mục tiêu sau cùng, và mô tả điều mà bạn đã làm trước đó,
và trước đó nữa. Hẳn nhiên, diễn tiến của các sự việc không là đơn
giản và đơn tuyến như thế nhưng, mỗi lần tiến hành một dự định, bạn
tự đặt mình lên con đường của những cơ hội. Hãy thực hành bài rèn
luyện này với sự hỗ trợ của nhóm, hãy chia sẻ cho nhau những ước
mơ và lắng nghe những người khác!
Đâu là ba điều kiện chủ yếu khiến bạn thích thú trong công việc? Ba
giá trị quan trọng nhất trong công việc của bạn là gì? Tại sao?
CHÚ THÍCH
1. James Redfield, Mặc Khải Thứ Mười
2. Margaret Wheatley, ‘The Unplanned Organization: Learning From
Nature’s Emergent Creativity Noetic Sciences Review, 1996, tr.19
3. Paul H.Ray, ‘The Rise of Integral Culture\ Noetic Sciences Review, 1996,
tr.13
4. Redfield, sdd., tr.233-234
5. Như trên, tr.236-237
6. Như trên, tr.238
7. Như trên, tr.241
8. Benjamin Barber, ‘The Global Culture Of McWorldThe Commonwealth,
1996, tr.12
9. Redfield, sdd, tr.224
10. Redfield, sdd, tr.245
✍️ Mục lục: Lời tiên tri Núi Andes – Trải nghiệm Mặc Khải thứ 10 👉 Xem tiếp