Lời tiên tri Núi Andes – Bài học – Trải nghiệm

✍️ Mục lục: Lời tiên tri Núi Andes – Trải nghiệm Mặc Khải thứ 10

9. CHIẾN THẮNG NỖI SỢ

Tại sao phải mất nhiều thời gian đến thế để có thể nhận thức về thông điệp của mặc khải thứ mười? (…). Điều đó có thể được giải thích bởi sự việc
rằng con người càng lúc càng sợ hãi hơn. Chúng ta sống trong một thế giới
đang tiến hoả đến một quan niệm tâm linh mới có tính toàn cầu. (Mặc Khải
Thứ Mười) (1)

BẰNG CÁCH NÀO CHỦNG TA TẠO RA NỖI SỢ HÃI CHO CHÍNH MÌNH
Trong Mặc Khải Thứ Mười, Joel, một nhà báo hoài nghi yếm thế, bênh
vực những ý tưởng gây ra nỗi sợ hãi. Joel đại diện cho những người lo sợ
rằng thế giới đã trở nên không thể kiểm soát và tình hình ngày càng tệ hại
hơn. Đối với Joel, tư duy tích cực là điều không tưởng, ngốc nghếch và
chẳng ích lợi gì trước thực tế. Mọi hệ thống kinh tế — xã hội và văn hoả sẽ
tiến đến một sự đổ vỡ sau cùng: nhiều chứng cứ không thế phản bác biện
minh cho giả thuyết đó.
Bạn có nhận thấy rằng, mỗi khi sợ bạn có xu hướng chấp nhận những kết
luận vội vã? Bạn đã cho nỗi sợ một lối thoát có vẻ lôgic, vì vào chính lúc đó,
nỗi sợ của bạn tách rời bạn khỏi Thượng Đế. Không chút hy vọng, bạn cảm
thấy bị tê liệt, không thể thực hiện bất cứ một thay đổi nào. Những dự kiến
dựa trên nỗi sợ hãi luôn đưa đến những kết luận vội vã. Khi ta cần có một
nỗ lực lớn lao để tin tưởng, thì ta nhảy bổ vào một nỗ lực để kiểm soát tình
huống. Tựa như chúng ta mỗi khi lý luận như thế, Joel bảo vệ cái nhìn bi
quan bằng cách nêu lên một số những bằng chứng. Chúng tôi củng sẽ giải
thích một số những niềm tin và những nỗi sợ ngấm ngầm đang ngăn trở
chúng ta nhìn thấy những khả năng sảng tạo khác.
 Dân số thế giới đang tăng trưởng theo cấp số nhân. Nỗi sợ: ‘Chúng
ta sẽ bị tràn ngập bởi người và người và mọi tài nguyên đều sẽ bị tàn phả’. Tin rằng: ‘Người ta chẳng thể kiểm soát sinh sản’
 Giai cấp trung lưu đang thu hẹp một cách rất nhanh chóng và chúng
ta mất niềm tin đối với hệ thống mới chúng ta đã tạo ra. Nỗi sợ:
‘Hoặc chúng ta hoặc họ’. Tin rằng: ‘Chỉ có một địa vị xã hội nổi trội
và một tài khoản ngân hàng lớn mới giúp ta thoảt nguy’.
 Giáo dục không đảp ứng yêu cầu. Nỗi sợ: ‘Chúng ta sẽ mất vị thế nổi
trội của mình’. Tin rằng: ‘Chúng ta không có đủ ngân sảch để cải
thiện chất lượng giáo dục. Đảm trẻ sẽ chẳng học hành gì nếu người
ta không cưỡng bảch chúng’.
 Để tồn tại, người ta phải càng lúc càng làm việc cật lực hơn. Nỗi sợ:
‘Sự nghiêm khắc về đạo đức là đúng, chúng ta có lỗi vì đã không
theo lý thuyết đó’. Tin rằng: ‘Ngay cả khi cách xử thế chẳng mang lại
kết quả gì, chúng ta phải kiên trì hơn nữa’.
Tội phạm và ma tuý gia tăng nhanh chóng trong khi những chuẩn mực xã
hội đang sụp đổ. Nỗi sợ: ‘Có ngày ta sẽ gặp nguy’. Nỗi lo sợ của chúng ta
trước những hành động tội phạm chỉ là một hình thức mới của nỗi sợ xa
xưa đối với bóng tối. Tội phạm là mặt u tối của lòng tham của chúng ta,
được thể hiện bởi những cá nhân bị mất tư chất bẩm sinh. Sự lệ thuộc vào
ma tuý cho thấy ước muốn làm mờ tầm mắt của mình, trước vực thẵm của
một kiếp sống không mục đích. Bằng cách này hay cách khác, tất cả chúng ta
đều cố giả điếc, cố tảng lờ.
Những đảm đông thường bị ám ảnh bởi ước muốn và khao khát báo thù.
Nỗi sợ: Tôi cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn’. Tin rằng: ‘Người khác muốn
sở hữu những sở hữu của tôi. Chẳng ai có thể ngăn được điều đó’.
Thế giới đang thay đổi quá nhanh; chúng ta phải quan tâm đến chính
mình. Nỗi sợ: ‘Tựa như nỗi sợ bị té ngã thuộc bản năng; nỗi sợ này đặt
chúng ta trong một tâm trạng sống còn’. Tin rằng: ‘Không có Thượng Đế.  Hãy kiên trì. Nắm bắt cơ hội khi nó xuất hiện.
💥 Chúng ta đề lên cao nhất những lợi ích ngắn hạn thay vì hoạch định
trường hạn vì, một cách có ý thức hoặc không, chúng ta không nghĩ rằng sự
thành công của mình có thể tồn tại lâu dài. Nỗi sợ: ‘Tôi không có thời gian’.
Tin rằng; ‘Chỉ có thành quả tài chính là đảng kể’. Quan niệm đó cho thấy
chúng ta hiếm khi hành động mà không được đảm bảo bởi một sự thoả mãn
tức thời.
Mọi thoả thuận chung và những ý tưởng đang duy trì sự liên kết xã hội
phải được xét lại. Nỗi sợ: ‘Sự hỗn loạn sẽ nhấn chìm tôi’. Tin rằng: ‘Nền văn
minh phải được kiểm soát bởi một nguồn lực bên ngoài. Chúng ta không
thể tin vào xã hội để nó tự tổ chức, vì bản tính con người chủ yếu là xấu xa
Tất cả nhừng lời phỉnh phờ về tính tâm linh đó chỉ đơn thuần là nghệ
thuật hùng biện. Nỗi sợ: ‘Tóm lại, chúng ta đơn độc. Chúng ta không tồn tại
sau khi chết. Chết là hết’. Tin rằng: “Chúng ta chỉ là những sinh vật, chúng ta
sẽ chết, và chúng ta chẳng có một mục tiêu nào trên trần gian.”
Theo Kinh Thảnh thì chúng ta đang sống những ngày trước tận thế. Nỗi
sợ: ‘Sự huỷ diệt đã được lập trình’. Tin rằng: ‘Thảnh Kinh mô tả chính xác
tương lai của chúng ta, và chẳng gì có thể thay đổi những tiên bảo’.
Chúng ta sẽ phải khổ sở vì chiến tranh, những thảm hoạ tự nhiên, cùng
những sự biến mang tính khải huyền như sự nóng lên của khí quyến, những
cuộc loạn lạc, cướp bóc, tội phạm. Nỗi sợ: ‘Chúng ta sẽ bị trừng phạt’. Nỗi
sợ phản ảnh một tâm trạng tập thể của kiểu người Nạn Nhân, muốn gợi lên
sự thương xót và ngăn trở một phản ứng có tính sáng tạo.

BÓNG TỐI CỦA CÁ NHÂN

Vào đầu thế kỷ 20, trong khi loài người tìm cách làm chủ những sức
mạnh của tự nhiên, và gây dựng một cách tích cực một tương lai mang tính
sử thi, thì nhà tâm lý học Car] Jung thăm dò vùng âm u nhất của vô thức,
nơi mới ông gọi là ‘cải bóng’, nơi mới chúng ta cải giấu những thông tin liên
quan đến mình, những thông tin bị loại bỏ bởi bản ngã. Từ rất sớm, chúng
ta đã chất đống ở đó những xúc cảm.
Trong gia đình cùng như trong trường học, trong những môi trường tôn
giáo và xã hội, chúng ta đã bị khiển trách về vô số khuyết điểm: quá ồn ào,
lười biếng, ích kỷ hoặc buông thả. Chúng ta cũng hiểu được rằng một số
thải độ của chúng ta có thể bị khinh thị, cười nhạo, hoặc không được khen.
Vì thế, chúng ta kiềm chế ước mơ của mình, kiềm chế sự mơ mộng, vì
chúng ta muốn hoà nhập với tha nhân. Người ta bảo chúng ta rằng chúng ta
thiếu phối hợp, thích chỉ trích, quá yếu kém, quá chậm chạp hoặc không
lôgic. Dĩ nhiên, chúng ta tìm cách chống đỡ trước nỗi khổ gây ra do để mất
tình thương yêu của họ. Hoặc chúng ta không chấp nhận, hoặc chúng ta đẩy
những tính nết đó vào vùng bóng tối để khỏi phải bị đau khổ, buồn phiền.
Lòng tham của ta, sự phẫn nộ của ta trước cảnh bất công của trần gian,
những kiêu căng, tự đắc và những thành kiến của ta, tất cả đều ẩn núp trong
bóng tối. Ở đó chồng chất tất cả những gì mà chúng ta không muốn mình
là như vậy – ích kỷ, ti tiện, dốt nát, buông thả, xấu xa, hèn nhát. Cũng thế là
những quyết định mới ta đã chọn cho chính mình, và những khả năng của
chúng ta đã phủ nhận. Trong cái kho ngầm đó của vùng bóng tối là những
tài năng chưa được khai phá, những bám víu mang tính trẻ con, và gốc rễ
của những ám ảnh. Những chi tiết nhỏ nhặt và những nỗi sợ bắt đầu tập
hợp lại và biến thành những giả thuyết có tính toàn thể hơn và thành
những nỗi khiếp sợ. Len lỏi trong vùng bóng tối đó là những nỗi sợ của ta
về cái xa lạ – nỗi ngờ vực của ta đối với ai có những ý tưởng, động thái hoặc phương diện khác ta, những người có thể muốn làm tổn thương ta hoặc
thống trị ta. Ẩn núp trong vùng bóng tối đó là nỗi sợ của ta đối với cái chết,
và âu lo sẽ bị mãi mãi biến mất, không để lại dấu vết.
Kho chứa và máy chiếu phim
Trong hậu trường của ý thức đang thức tỉnh của ta, vùng bóng tối có hai
chức năng chính. Thứ nhất, nó được dùng làm nơi cất những đồ đạc cồng
kềnh và những thứ vụn vặt, rảc rưởi – một kho chứa những đức tính mà ta
loại bỏ. Đó cũng là nơi ta cất giữ những khả năng chưa được khai thác hoặc
những ước vọng chưa được thoả mãn của ta.
Thứ hai, vùng bóng tối có chức năng như một máy chiếu phim: nó chuyển
những nỗi sợ hãi và những khiếm khuyết của ta ra bên ngoài ta và phóng
chiếu chúng lên ngoại giới, ở bên trong tâm thần của ta, nó gìn giữ năng
lượng mới ta xét là không dùng được, hoặc không muốn dùng. Đôi khi ta
chồng chất quá nhiều điều trong vùng bóng tối đến nỗi nó phải căng phồng
lên, sôi sục, rỉ nước hoặc tiến đến phun trào. Ngày nay, hầu hết chúng ta
đều biết rằng những lỗi lầm và những bùng nổ cảm xúc bất ngờ cho thấy sự
tồn tại của năng lượng được lưu giữ ấy. Khi trút vào ngoại giới một phần
năng lượng âm u của thế giới nội tâm của chúng ta – năng lượng có thể đã
bị ô nhiễm bởi tội lỗi, sự chán ngán chính mình hoặc sự ăn năn hối hận –
chúng ta thường cảm thấy căng thẳng giảm xuống, và làm chúng ta nhẹ
nhõm. Nhưng nếu không ý thức về sự chuyển năng lượng đó từ thế giới bên
trong ra ngoại giới, ta không biết đến sự tồn tại của quá trình. Một khi
những khuyết điểm của ta được nhận ra. Ta sẽ phân tích chúng như những
lỗi lầm, thậm chí như cải ảc, nơi tha nhân. Giờ đây, khi những đảnh giá và
những xúc cảm đó đang ở trong thân tâm ta. Chúng có vẻ thật – ít ra chúng ta tin là thế. Do không ý thức rằng chúng ta đang quan sảt thế giới qua kính
lọc của bóng tối trong ta, nên chúng ta nhìn thấy cái áo mà chúng ta không
khám phá – nơi chúng ta – nơi tha nhân, và chúng ta tạo ra những kẻ thù.
Được kích thích để chiến thắng sự đe doạ đã trở nên hiển nhiên đối với sự
sống còn hoặc đối với lối sống của chúng ta, chúng ta tiến hành chống cái ác
và sửa chữa những hành động xấu mà chúng ta thấy ở khắp nơi. Một ví dụ
hiển nhiên của sự phóng chiếu từ vùng bóng tối là có những kẻ nói điều này
nhưng làm điều khác, hoặc vi phạm chính những tội mà họ tố cáo.
Những dấu hiệu báo nguy
Tất nhiên, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể biết tất cá nội dung của vô thức
của bạn. Nhưng ít ra, bạn phải biết rằng thế giới được xây dựng trên một số
niềm tin mà bạn có thể nhận thấy, trên một số đảnh giá và những ý tưởng
mà bạn đã chấp nhận, ngay cả không quan tâm đến. Vậy, đâu là những dấu
hiệu báo nguy của vùng bóng tối? Làm thế nào để xảc định những bế tắc mà
bạn đang tự nhốt mình trong đó? Làm thế nào để phát hiện những ý tưởng
đã trở nên vô ích? Vì mục tiêu của chúng ta là trải nghiệm đời sống trong ý
nghĩa rộng lớn và sâu xa nhất của nó, nên tảc động đến vùng bóng tối sẽ
giúp ta thả lỏng dây cương cho sức mạnh sáng tạo nội tại của chúng ta. Bạn
sẽ có thể nhìn cái vùng bóng tối của chính mình, khi bạn tự nêu lên những
câu hỏi về những phản ứng của bạn.
Bạn rất quan tâm đến cảch cư xử của một người nào đó và, chẳng hạn,
bạn nói: ‘Đó là người độc đoán nhất mà tôi từng biết! Bạn có tự hỏi;
‘Đâu là nhu cầu thống trị của tôi?’
Người ta dành những lời bình phẩm về thải độ của bạn khiến bạn bực
tức, ‘Mình đã để cho thiên hạ xem thường. Mình hẳn phải tự bảo vệ nhiều hơn’ Liệu có chút sự thật nào trong nhận xét đó?
Bạn nghĩ rằng: ‘Đó là một người rất sáng tạo! Tôi ao ước có tài năng
như thế.’ Ai đã nói với bạn rằng, bạn không có khả năng sảng tạo? Tạo sao
bạn bị giới hạn?
Bằng cách nào chúng ta vùi lấp những phần ‘u tối’ của mình?
Vùng bóng tối hình thành từ thời thơ ấu, khi ta bắt đầu giấu đi những gì
mới ta không ưa thích về bản thân và những chỉ trích phê bình của người
khác khiến ta buồn. Trong hai năm đầu đời, ta học biết cách nhận ra bóng
tối của gia đình, tất cả những hành động vô thức mà ta không bày tỏ. Vào
lúc chào đời, chúng ta có khả năng phảt triển và bày tỏ hoàn toàn nhân cách
của mình. Năng lượng toả ra từ cơ thể và tính cách của ta. Nhưng, rất
nhanh chóng, cha mẹ, những thành viên trong gia đình, và những người
xung quanh bắt đầu nêu lên những nhận xét: ‘Con ngồi yên không được hay
sao?’ Hoặc: ‘Chảu làm điều đó là không tốt’. Hoặc, tuy không chủ ý, nhưng
ta nghe họ nói với ai đó về ta. Bỗng chốc, phản ứng tò mò, hào hứng tự
nhiên của ta đối với thế giới bị tê liệt, và ta muốn từ bỏ những tính cách mà
những người khảc không ưa nơi ta. Để đảm bảo vị thế của mình trong gia
đình, trong bạn bè và những người thân, ta đã tìm cách lên án hoặc phủ
nhận những khía cạnh ‘không thể chấp nhận’ trong nhân cảch của ta. Nền
giáo dục cũng góp phần tạo ra hình ảnh của ta về chính ta. Đôi khi, họ nói:
‘Một đứa trẻ ngoan thì không giận dữ la hét như thế’. Vậy là, ta phải biết
kiềm chế tức giận và nhận chìm nó, cùng với mặc cảm phạm tội và oán hận
vì thấy những xúc cảm của mình không được biết đến.
Những xung đột ở ngoại giới cho thấy một hình ảnh về sự chia rẽ ở nội tâm
Bao lâu chúng ta còn sống mới không phân tích đời mình và không biết
đến vùng bóng tối, thì thế giới quan của ta sẽ tiếp tục tạo ra sự phân cực
giữa một tương lai ‘tốt’ và một tương lai ‘xấu’. Ngoại giới sẽ phản chiếu sự
chia rẽ nội tại mà ta thiết lập giữa cái thiện và cải ảc. Thông thường, ý niệm
về thế giới quan của bạn tuỳ thuộc vào cách thức mà bạn đã sống từ trước
đến nay. Anderew Bard Schmooker viết: ‘Sự chia rẽ nội tại thúc đẩy chúng ta
chấp thuận chiến tranh của cái thiện chống cải ảc. Nhưng nếu tin rằng chính
những xung đột là cái ác, chúng ta bị thách thức phải tìm thấy một động lực
mới thuộc đạo đức, thể hiện hoà bình mới vì đó chúng ta chiến đấu. Nếu tinh
thần đạo đức tiến hành những trận chiến, thì chúng ta phải tham gia, phải
đồng nhất hoá với một phần của chính mình trong khi từ bỏ một phần khác.
Trong khi sử dụng con đường đó của chiến binh, chúng ta nâng mình lên
bên trên ‘hư vô’ (2). Chúng ta chọn một vị thế để có thể chế ngự.
Điều gì đang tồn tại qua tôi?
Vùng bóng tối có lẽ là một phần cần thiết và tất yếu của tính cách con
người. Ít ra là vào giai đoạn này của sự phát triển, nếu không chúng ta sẽ bị
đè nặng bởi ý tưởng phải đương đầu với một số khó khăn trước khi đạt đến
giai đoạn trưởng thành hoặc có một bản ngã đủ vững mạnh. Tựa như mỗi
đêm chúng ta phải tắt đèn để ngủ, chúng ta cũng cần có một nơi để đưa vào
đó những gì mà chúng ta muốn để yên. Nhưng cùng với sự chín chắn dần
của khả năng thấu hiểu, chúng ta phát triển những phương diện mới của
chính mình để tiến về Tầm Nhìn Nguyên Thuỷ. Càng ý thức về sự tồn tại mơ
hồ của những nỗi sợ hãi trong vùng bóng tối, chúng ta càng ít có xu hướng
bị chúng đốn ngã. Một khi chúng ta biết nhận ra những khả năng chưa được khai thác của
mình thì chúng ta sẽ nôn nóng sử dụng chúng.
Vô thức luôn tạo ra một tình huống bất khả để buộc chúng ta phải
tỏ rõ bản lĩnh của mình. Nếu ở dưới mức tối đa đôi chút, chúng ta
cảm thấy không đầy đủ, chúng ta có cảm tưởng đã không thể hiện
mình. Rồi có ngày chúng ta phải từ bỏ quyết tâm của mình, trí tuệ của
mình. Lúc đó, chúng ta chỉ còn việc chờ đợi và tin vào sức mạnh
không thuộc riêng ai của sự tăng trưởng và phát triển. Khi bạn bị dồn
đến chân tường thì hãy đứng yên và mọc rễ, tựa như một cây xanh,
cho đến khi ánh sáng xuất phát từ những nguồn sâu xa của bạn giúp
bạn nhìn thấy bên kia bức tường ấy. (C.G.Jung)
Chỉ suy nghĩ – thay vì suy nghĩ . cảm nhận . dự đoán
Chúng ta thiên về vùng bóng tối khi ta suy nghĩ về cách thức nhằm làm
chủ một điều gì đó. Khi chỉ sử dụng khả năng tư duy, có thể chúng ta không
sống một cách mãnh liệt như khi sử dụng toàn bộ cảc giác quan và đạt được
sự phản hồi từ mọi quan điểm. Suy nghĩ chỉ là một trong bốn hoạt động của
tâm trí – ba hoạt động khác là cảm nhận, dự đoản và am hiểu. Ba hoạt động
đó kết hợp lại cho ta biết rằng, ta đang sinh động và liên kết đầy đủ với đời
sống — trái với những lúc ta bị tảch ra, hay là đang trong vùng bóng tối.
Nếu tự nhú: ‘Tôi thắc mắc về những gì đang tồn tại qua tôi’, ta thường
xuyên nhạy cảm với tất cả những gì mới đời sống mang đến cho ta. Lúc đó, ta
rộng mở để đón nhận khả năng kết nối với Tầm Nhìn Khai Sinh, như một
chiếc máy thu tín hiệu có thể kết nối vào thông tin xuất phát từ các giác
quan, từ trực giác, từ tinh thần dựa trên lý tính, và từ những tình cảm của ta.
Hãy xem vùng bóng tối như là một lực làm méo mó những cảm nhận của
bạn hoặc giới hạn sự hiểu biết về tiềm năng của bạn. Một vùng bóng tối quá
rộng, chứa đựng một lượng lớn năng lượng không được phân tích, có thể
cản trở dòng chảy năng lượng của tính đồng bộ đưa ta đến Tầm Nhìn Khai
Sinh.
Tựa như con cả trong nước, chúng ta không có lý do để thắc mắc về
những thành phần của môi trường, bao lâu chúng còn nuôi dưỡng ta. Khi
mở to những con mắt cá của ta trước ý tưởng rằng còn có nhiều điều trong
ta mà ta không biết, thì sự kiên trì, lý luận lôgíc, tâm hồn và sức mạnh nóng
bỏng của tinh thần sẽ đưa ta đến nơi ta cần đến.

CẢM NHẬN VÙNG BÓNG TỐI VÀ NHỮNG NỖl SỢ HẠN CHẾ CỦA NÓ MÀ KHÔNG Ý THỨC VỀ NÓ
Điều gì xảy ra khi bạn quyết định tiến hành một dự án mới? Nếu biết sắp
xếp những ý tưởng, bạn sẽ lập danh sách mọi phương pháp tiến hành công
việc trước khi bắt đầu thực hiện dự án. Điều đó có vẻ lôgíc. Tuy vậy, một khi
đặt chân vào những vùng nước lạ, thì chúng ta phải bơi nhanh hơn những
nỗi sợ.

TÁI THÍCH NGHI VỚI VÙNG BÓNG TỐI
Giai đoạn tái thích nghi với vùng bóng tối cũng bao gồm – những thử
thách của nó. Những thải độ mà chúng ta phải tuân theo trong khi phát triển Tầm Nhìn Khai Sinh của mình có thể gây ra những xung đột. Thay vì
phẫn nộ trước vũ trụ, hãy nhớ rằng tâm trạng của ta tạo ra một phần lớn
thế giới của ta, Mỗi lần bạn chuẩn bị tiến hành một điều gì đó mới mẻ, hãy
quan sát những chướng ngại đang dựng lên trên con đường. Chúng có thể
báo cho bạn vấn đề mà bạn phải đương đầu, một nhân tố có thể chôn vùi từ
lâu, mà bạn đã quên hoặc chưa từng đối đầu. Bạn chớ lo lắng. Điều đó
không có nghĩa là ý tưởng của bạn là sai lầm. Mỗi trở ngại là phần ,của tiến
trình.
Tôi cảm thấy mìmh ích kỷ mỗi khi đòi hỏi một điều gì đó cho mình
Những phương diện được che đậy của tính cách của ta có thể bị tỏ lộ bởi
một người khảc, người mà ta cho là thù nghịch hoặc thiếu trưởng thành – vì
ta tức giận do bị cắt xén những phần của mình để chiều lòng người khác,
Chẳng hạn, một người đã kể; Tôi sắp ly dị. Tôi không chịu nối cảnh vợ tôi
bỏ ra quá nhiều thời gian đế theo các khoá học, và tôi phải giữ con vào
những ngày cuối tuần. Vợ tôi quá ích kỷ, tôi không thể chịu đựng được nữa.
Lúc đó, chúng tôi đã nói: ‘Quả là không dễ khi là một người cha đơn thân và
không có mấy thời gian để tiêu khiển. Ông có muốn theo các khoá học hoặc
chơi tennis?’ Sau một Lúc suy nghĩ; người đàn ông trầm tĩnh đảp: “Đó chính
là điều mà tôi cần lúc này, nhưng tôi cảm thấy ích ký khi đòi hỏi một điều gì
đó cho mình’. Cuộc trao đổi ý kiến cho chúng tôi thấy một vài điều: ông đã
hiểu là ông đã gán cho vợ những nhu cầu của chính ông (mà ông khước từ);
ông đã đảnh giả thấp vợ ông khi bà lo cho chính bà, trong khi cho đến lúc
đó, ông không ý thức về những nhu cầu của mình.
Dẫu phần tính cách mà ta bóp nghẹt nó là gì chăng nữa, nó sẽ không phát
triển – khía cạnh ấy sẽ bị thu nhỏ và thui chột do không đươc rèn luyện.
Những tính cách không được tán thành bị ghìm giữ trong tình trạng kém phát triển. Có thể một phần cua Tầm Nhìn Khai Sinh đang được chứa đựng
trong những gì mà ta đã xếp xó khi ta bắt đầu thích nghi với môi trường vật
chất và tình cảm đó làm hài lòng người khác.

VÙNG BÓNG TỐI TẬP THỂ
Vùng bóng tối không chỉ tồn tai trong tâm thần cá nhân, mà còn có trong
tâm thần lập thể của nhân loại. Có một năng lượng tập thể tại nơi cư trú của
ban, Robert Bly ghi nhận: ‘Tôi đã sống nhiều năm gần một thành phố nhỏ ở
Montana. Mỗi cư dân ở đấy như có cùng những đồ vật trong túi dết (vùng
bóng tối) của họ; một thành phố nhỏ tại Hy Lạp sẽ không có cùng những
món đồ đó. Cứ như thế thành phố đó, do một quyết định thuộc (siêu) tâm lý
tập thể, đã để một số năng lượng trong tui đết của nó và ngăn không đế bất
cứ ai lấy chúng ra’. (3)
Có những trọng án mang tính bi kịch và khi xem xét chúng, chúng ta thấy
một phần của những gì đang có trong túi đết của chúng ta. Sự say mê theo
dõi các trọng ản, cũng như say mê những cảnh bạo lực, như được chứng
thực bởi sự ưa thích phim hành động và những trò giải trí mang tính bạo
lực, và điều đó cho thấy chiều sâu của những xúc cảm tập thể có tính bất lực
và phẫn nộ của chúng ta. Ở một mức độ nhất định, tất cả chúng ta đều cảm
thấy mình là nạn nhân của một điều gì đó, và chúng ta biết rằng mình đang
góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề, do cách hành xử của chúng ta mỗi
ngày. Chúng ta sử dụng phương tiện vận chuyển cả nhân thay vì phương
tiện công cộng, chúng ta vứt bỏ nhiều thứ, sử dụng nhiều thứ sản phẩm
xuất phát từ việc khai thác bừa bãi thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường…
Chúng ta duy trì tâm trạng của nạn nhân tập thể trong khi nhồi nhét vào đầu
những tường thuật về các thảm kịch địa phương và quốc tế, những cuộc chiến, những thảm hoạ môi trường và kinh tế. Nếu tư duy như những nạn
nhân, thì chúng ta cũng có cải ý tưởng rằng có một Kẻ Đe Doạ và chúng ta là
những người bất lực. Chúng ta đã đào tạo ra một khuôn mẫu. ‘Hoặc họ hoặc
chúng ta’, một khuôn mẫu duy trì sự đấu tranh để giành quyền lực. Một
cách hợp lý, chúng ta có thể phủ nhận ý thức bất lực của mình và tỏ ra
khinh miệt, như thế cho rằng tuyệt vọng là không lành mạnh. Nhưng nếu
muốn gìn giữ tính người và rút ra những điều tốt đẹp từ trái tim, chúng ta
không thể cho phép mình che giấu sự tuyệt vọng trong vùng bóng tối của
chúng ta. Sự tuyệt vọng đó giúp chúng ta kết nối với điều mà chúng ta quan
tâm. Nó sẽ giữ cho chúng ta được sinh động, để có thể chăm lo cho chính
mình. Chỉ đến lúc đó, chúng ta mới có thể sử dụng dòng chảy của sự sáng
tạo và trực giác mà chúng ta cần có để giải quyết vấn đề của mình.

NHỮNG ƯỚC MUỐN TIẾM TÀNG XUNG ĐỘT
Chúng ta có thể chọn bị phong toả và tê liệt bởi nỗi sợ hãi bằng tách tạo
ra những kẻ thù và những tình huống bất khả, hoặc chọn quyết định cởi mở
đối với đau khổ của mình. Hãy tin tưởng: Tầm Nhìn Khai Sinh sẽ chỉ ra con
đường để theo. Tất cả chúng ta đều muốn thành công. Nếu chúng ta đang
sợ một điều gì đó hoặc sợ chính mình thì không phải vì thế mà chúng ta
phải thất bại. Cảm thấy sự buốt giá của nỗi sợ hãi trong cơ thể, không có
nghĩa là chúng ta thiếu đức tin, và không có đời sống tâm linh. Chỉ có điều
là, vào lúc đó, chúng ta cảm thấy mình lạc lối vì tách rời khỏi nguồn năng
lượng và không tin rằng mình có thể thoát khỏi hoàn cảnh Nếu chúng ta tin
rằng mình có thể thành công chỉ bằng cách khoác lấy một vẻ toàn hảo, thì
chắc chắn chúng ta sẽ bị đưa trở lại vị trí của mình, đưa trở về với bộ mặt
của mình. Chúng ta dễ thất bại nhất khi:

a. Chúng ta bằng mọi giả ‘bảo vệ’ mình trước tất cả những gì xa lạ.
b. Chúng ta để mất tầm nhìn về mục tiêu.
c. Chúng ta có những lựa chọn trong tâm trạng lo âu.
d. Chúng ta cảm thấy bị tách rời bởi tha nhân và Thượng Đế.
e. Chúng ta đang chiến đấu để giành quyền lực.
f. Chúng ta đảnh cắp năng lượng của người khác.
g. Chúng ta cưỡng lại sự đổi mới.
h. Chúng ta tự động khước từ mọi thông tin mới không tương ứng với
những quan niệm của chúng ta.

Mặc khải thứ mười nhắc nhở rằng chúng ta có thể chiến thắng nỗi sợ hãi
khi:
a. Chúng ta hoà hợp với Thượng Đế khi cầu xin Ngài chỉ dạy.
b. Chúng ta tin vào mục tiêu tiềm ẩn của trực giác.
c. Chúng ta kiên định gìn giữ những hình ảnh trong tâm trí về lý tưởng
của chúng ta.
d. Chúng ta noi gương những người can đảm và khôn ngoan, những
người tạo ra nơi ta sự hứng khởi.
e. Chúng ta nhớ rằng, ngay cả khi đang bị xói mòn bởi tình trạng bấp
bênh, không chắc chắn, chúng ta vẫn không đơn độc.
f. Chúng ta nhớ rằng ở đằng sau bí ẩn của kiếp sống, còn có một mục tiêu
tâm linh.

NGUY CƠ LỚN LAO NHẤT: SỰ PHÂN CỰC
Bạn nghĩ gì về tương lai? Hơn bất cứ một nhân tố nào khác, sự phân cực những quan điểm về phương hướng sắp đến của thế giới – lên cao hoặc
xuống thấp – đưa đến sự chia rẽ và ngay cả tạo ra tương lai mới chúng ta
muốn né tránh. Trong Mặc Khải Thứ Mười Wil giải thích: ‘Mọi hình thức
bạo lực chỉ làm cho tình huống trầm trọng thêm (…). Nếu ta chống lại bằng
sự giận dữ, thù hận, họ sẽ chỉ xem chúng ta là những kẻ thù. Điều đó sẽ làm
họ bế tắc hơn. Họ sẽ sợ hãi (…) Chúng ta phải hoàn toàn nhớ lại Tầm Nhìn
Khai Sinh của mình, sau đó chúng ta sẽ có thể nhớ đến Thế Giới Quan’. (4)

HỒI ỨC VỀ MỤC TIÊU CHO TA NĂNG LỰC ĐỂ CHẾ NGỰ NỔI SỢ.
Bạn có còn nhớ mình đã hân hoan thích thú đến mức nào với ý tưởng
dọn đến một nơi ở mới? Thi đỗ vào đại học? Bắt đầu một việc làm mới? Khi
tiếp cận với mục tiêu, bạn nhận được nhiều năng lượng và có thể bạn không
để cho những nỗi sợ ngăn trở bạn tiến triển. Cũng sự dâng cao năng lượng
đó (được cảm thấy như sự lạc quan) sẽ diễn ra nếu chúng ta cùng nhớ lại
Tầm Nhìn Khai Sinh của mình. Hãy nhớ rằng, tất cả chúng ta đều được kết
nối với nhau, và sự dâng cao mức năng lượng xảy ra ở bất kỳ điểm nào của
trường năng lượng sẽ tảc động đến mức năng lượng của tất cả, ngay cả
những người đang sống trong sợ hãi. Như nhân vật chính đã nói trong Mặc
Khải Thứ Mười’… Chúng ta có thể nhớ lại không chỉ những dự kiến bẩm
sinh của mình, mà còn có thể nhớ về một quan niệm rộng lớn hơn của mục
tiêu nhân loại và sự đóng góp của chúng ta cho mục tiêu ấy. Khi nhớ đến
những thông tin đó, chúng ta đưa vào trần gian một năng lượng gia tăng, và
năng lượng này có thể chấm dứt nỗi sợ hãi. (5)
Những linh hồn minh triết trên trần gian ở Cõi Bên Kia luôn biết rằng
quyết tâm là một thải độ quá giản lược, không sáng tạo, thậm chí còn phá hoại. Sợ hãi là một năng lượng, có tác dụng chia rẽ và chống lại sự hợp
nhất. Nếu nỗi sợ hãi thúc đẩy chúng ta chạy trốn, chúng ta sẽ là những tù
nhân của trận chiến do chúng ta luôn lý sự; chúng ta quên rằng tất cả chúng
ta đều ước muốn tự do và có những niềm vui như nhau, và chúng ta sẽ đạt
được điều đó nếu cùng nhau làm việc. Nếu triển vọng được đứng về phía
chiến thắng không cuốn hút ta, đồng thời ta âm thầm thấy mình bất lực để
tiến hành bất cứ điều gì nhằm tạo ra một sự thay đổi, thì có thể ta sẽ từ bỏ
mọi trách nhiệm. Ta sẽ nghĩ: ‘Hãy quên đi tất cả. Hãy để cho người khác lo.
Tôi sẽ chẳng thay đổi được bất cứ điều gì’.

Bạn phải nhận biết rằng ý tưởng của bạn không chỉ tác động đến thế giới, mà chính là thế giới. (Fred Alan Wolf trong Towards a New World View, Russell E. DiCarlo chủ biên)

Jean Claude Carrière đã hỏi vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng rằng ngài có
quan điểm lạc quan hay bi quan về thế giới. Không chút do dự, Đức DalaiLama đã đảp rằng, ngài có một quan điểm lạc quan. “Và sở dĩ như vậy là vì có ít nhất ba lý do’. Trước tiên, tôi thấy rằng, gần đây khái niệm về chiến
tranh đã thay đổi. Trong thế kỷ XX, cho đến những thập niên 60, 70, chúng
ta vẫn nghĩ quyết định sau cùng và xảc đảng không thể chối cãi xuất phát từ
một cuộc chiến tranh. Đó là một qui luật rất cổ xưa: kẻ chiến thắng luôn có
lý; chiến thắng là dấu chỉ rằng Thượng Đế hoặc các thần thảnh đang ở về
phía kẻ chiến thắng. Hệ quả là kẻ chiến thắng ảp đặt luật lệ của mình lên kẻ
chiến bại. Từ đó nổi lên tầm quan trọng của sự vũ trang. Cuộc chạy đua vũ
trang đã làm trải đất bị đè nặng bởi một đe doạ huỷ diệt thực sự. Rồi tin
chắc rằng hiểm hoạ đó đang giảm dần“. Điều quan trọng hơn cả: cảm nhận và tin rằng mọi sự đang đến với
chúng ta là tích cực, ở một mức độ nhất định. Đối với câu hỏi mà
Einstein xét là quan trọng hơn cả: Vũ trụ có thân thiện không?’, tôi
đáp: ‘Có’.
Có một sơ đồ, một tiến trình và một ý định trong vũ trụ. Tôi tin rằng
trong vũ tụ cũng có nơi dành cho một ý thức tồn tại lâu dài của loài
người (…) Sự tin chắc đó đã góp phần một cách lạ lùng để đảm bảo sự
yên bình của tâm trí và sự thanh thản của tôi. Đối với tôi, ý tưởng cho
rằng mọi sự biến, dẫu là thế nào, đều là tích cực, thúc đẩy tôi hơn
nữa. (Larry Dossey trong Towards a New World View, của Russell E.
DiCarlo)
‘Thứ hai, tôi tin rằng, khái niệm ahimsa, hay không dùng bạo lực, có
nhiều điểm nổi trội, vào thời Mahatma Gandhi, không dùng bạo lực bị xem
là một sự yếu kém, một sự khước từ hành động, gần như một sự hèn nhát.
Nhưng nay không còn thế nữa. Ngày nay, chọn không dùng bạo lực là một
hành động tích cực, nói lên một sức mạnh đích thực (…) Tôi tin rằng, do tác
động của cảc phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta hiểu biết nhau
nhiều hơn trước kia’. (6)
Cuối cùng là lý do thứ ba của sự lạc quan của Đức Dalai Lama: ‘Khi tôi
gặp những người trẻ, tôi cũng tin rằng ngày nay khái niệm nhân loại là một,
đã trở nên vững mạnh hơn nhiều so với trước kia. Đó là một tình cảm mới
mẻ, rất hiếm trong quá khứ. Trong quá khứ tha nhân là Sự khác biệt. (7)
Hãy ghi nhận rằng Đức Dalai Lama không chỉ lạc quan về tương lai nhân
loại, mà ngài còn nêu lên những chứng cứ của sự thay đổi tích cực trong đời
sống thực tế. Hãy đọc lại những lời của ngài và để ý xem chúng có gây ra
những cảm xúc ở bạn hay không. Đức Dalai Lama là một nhà lãnh đạo tinh thần, một vũ hình sinh động
của cách thức duy trì Thế Giới Quan Ngài không cỗ vũ hoặc đe doạ những
người khác bằng sự đày xuống địa ngục nếu họ không chịu ý thức. Ngài làm
những điều đơn giản như đến viếng các thánh địa với sự tôn kính, lắng
nghe và suy ngẫm. Một trạng thái thanh thản toát ra từ những lời nói và
hành động của ngài trong mọi lúc. Đức Dalai Lama cho ta thấy bằng cách
nào để có thế luôn giữ lý tưởng trong tâm trí. Và bằng cảch nào để nó thể
hiện.

TẬP TRUNG VÀO NỖI SỢ HÃI HAY VÀO TƯ TƯỞNG?
Gìn giữ một Thế Giới Quan tích cực, là bạn trao năng lượng cho một lý
tưởng. Nhiều thông điệp của Edgar Cayce⭐️ nhắc nhở rằng chúng ta phải cố
định trong tâm trí một mục tiêu lý tưởng, và điều đó sẽ giữ ta đi đúng
hướng. Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều cơ hội để ta trao tình yêu
thương, lòng trắc ẩn và sự kiên trì. Một lý tưởng không phải là một sự hoàn
thiện không thể đạt được, mà là một năng lượng thu hút ta và đồng thời
hướng dẫn ta. Hãy nghĩ đến lý tưởng như một người bạn thân khôn ngoan
đang đi phía trước bạn vài bước. Người đó xem bạn có theo nhịp bước
không, và mỉm cười, ra hiệu cho bạn.
(⭐️)Xem: Edgar Cayce giải luận vể Sách Khải Huyền.
Đèn chỉ đường của năng lực yêu thương
Mặc khải thứ mười dạy chúng ta nâng cao tinh thần tha nhân bằng cách
gửi năng lượng và tình yêu thương cho họ, để họ phát triển những tư chất
tâm linh của họ. Với mặc khải thứ mười, chúng ta gửi đi năng lượng yêu
thương, trong khi hình dung người nhận năng lượng đang nhớ đến mục tiêu của đời họ. Việc gửi đi những ý tưởng tích cực sẽ giúp người nhận
mạnh mẽ hơn, và chúng ta có thể biết điều đó theo kinh nghiệm. Nếu ta tin
rằng có thể làm một điều gì đó, có thể là ta đang có khả năng để làm.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI NHỮNG NỖI SỢ KHI CHÚNG TA Ở TRONG CHIỀU KÍCH tâm linh
Trước khi có máy bay, thì con người đã có ước muốn bay. Trước khi nói
chuyện qua điện thoại, thì con người đã có thể liên lạc bằng thần giao cách
cảm. Chúng ta không biết pháp thuật nào sẽ nổi lên từ những tiến hoá sóng
đôi của khoa học kỹ thuật và những khả năng bẩm sinh chưa được khai thác
của chúng ta. Một khi chúng ta biết du hành tốt hơn trong chiều kích tâm
linh, điều hiện nay đang làm chúng ta sợ hãi có thế sẽ không còn là vấn đề
nữa. Thật vậy, trực giác sẽ giúp ta khám phá những phương pháp hồi phục
sức khoẻ mới trong khi áp dụng sự khôn ngoan được chất chứa trong trí tuệ
vũ trụ.
Sau khi đã tiếp cận chiều kích tâm linh trong nhiều năm, Robert Monroe
phát hiện rằng ông có thể loại bỏ những nỗi sợ hãi của mình – những nỗi sợ
mà ông không biết sự hiện diện của chúng. ‘Tôi nhận ra rằng mình chẳng
phải là một người can đảm. Có thế tôi không ý thức về những nỗi sợ đó,
nhưng chúng có đó, và thể hiện bằng những bùng nổ thô bạo. Có những nỗi
sợ xưa cũ, nhưng cũng có những nỗi sợ mới không ngưng dồn dập. Điều đó
có thể liên quan đến những vấn đề nho nhỏ (8). Tuy nhiên, theo dòng thời
gian, Monroe nhận thấy những nỗi sợ của ông đã tan biến. ‘Tôi có nhiều nỗi
sợ đã tan biến hơn là những nỗi sợ mới xuất hiện. Đồng thời, tôi có một
phát hiện quan trọng: Khi ở trong chiều kích tâm linh, tôi đã thiết lập quá
trình đó, và tìm cảch làm tan biến nỗi sợ hãi. Chẳng có một nguồn lực nào ở
ngoại giới trợ giúp tôi, như tôi đã nghĩ như thế. Tôi đã tự giúp tôi. (9) Mỗi khi cảm thấy buồn bã, thất vọng, tức giận, hoặc bận tâm vì số phận
của hành tinh này, ta đã tiêu hao những lượng năng lượng đảng kể. Chúng
ta có xu hướng cưỡng lại sự thay đổi! Trừ khi hoàn cảnh của ta trở nên thực
sự khó khăn, còn không chúng ta hiếm khi có những biện pháp cần thiết.
Khi nỗi sợ hãi làm ta mất đi lòng nhân ải, ta trở thành tù nhân của một cuộc
chiến đấu khó có thể đưa đến kết quả mong muốn. Khi chúng ta không chút
tình cảm, khi chúng ta mất nhân tính, khi chúng ta hắt hủi một ai đó, thì
chúng ta để mất sự kết nối với điều thực sự đảng kể.

RÈN LUYỆN CÁ NHÂN
Bài tập liên quan đến vùng bóng tối
Mục tiêu của bài tập này là giúp bạn đặt mình vào hoàn cảnh của người
khảc để phát triển sự cảm thông và lòng trắc ẩn ở bên trong chính bạn. Đây
là một trong những bài tập tinh thần quan trọng nhất nhằm gìn giữ Thế
Giới Quan.
Giai đoạn thứ nhất
Hãy ghi lên giấy ba hoặc bốn tên của những người mà bạn không ưa hoặc
bất đồng. Cạnh những cái tên đó, hãy ghi ra những phê phán hoặc những
điểm bất hoà của bạn.
Giai đoạn thứ hai
Đối với ba hoặc bốn người mà bạn đã nêu tên, hãy tự hỏi mục tiêu tinh
thần của họ là gì. Hãy mường tượng mục tiêu tích cực, sâu xa, đang ấn
khuât ở đằng sau những đặc điểm tiêu cực bề ngoài mà bạn trông thấy và
đảnh giả.
Trong giai đoạn thứ hai này, bạn tách khỏi cảm nhận thông thường mà
bạn dành cho những người xung quanh và tự hỏi về ý định nguyên thuỷ và dự kiến về cuộc đời của họ. Trong khi chọn một vị thế khác, tìm kiếm một
cơ hội giải thích khảc cho động thái của họ, bạn nhân cơ hội này phát triển
chính bạn. Việc cảm nhận người nào đó dưới khía cạnh khác nhau mở ra
cho bạn một tương tảc có tính sảng tạo hơn với người đó.
Giai đoạn thứ ba
Hãy trở lại với những gì bạn đã viết vào lúc đầu. Hãy gạch bỏ tên của một
trong những người mà bạn không ưa thay vào đó, hãy viết tên của bạn. Hãy
mô tả một trong những tính cách của bạn tương tự như tính cảch mới bạn
không ưa ở người đó. Hãy ghi nhận cảm nhận của bạn khi đọc lớn điều mà
bạn vừa viết ra.
Trong bài tập này, chúng ta thấy thải độ không ưa của chúng ta dành cho
ai đó, phản ánh một phần của vùng bóng tối của chúng ta, cái vùng mà
chúng ta phủ nhận. Một khi chúng ta biết ‘tải chấp nhận’ hay là nhận biết
chính mình trong những thải độ mới chúng ta đảnh giả là xấu, chúng ta bắt
đầu mở rộng để đón nhận trạng thái toàn vẹn của tâm hồn. Càng tiêu hao
năng lượng để che giấu những tính chất tiêu cực của ta thì ta càng ít sáng
tạo từ bản ngã toàn diện của mình.

RÈN LUYỆN NHÓM
Đối thoại với nỗi sợ hãi
Nếu nhóm của bạn đã tạo được một bầu không khí an tâm có thể bày tỏ
những vấn đề riêng tư, thì sẽ rất dễ dàng để cho những người tham gia
nhóm tìm hiểu những cảm nghĩ của họ về một số những nỗi sợ hãi và
những điều tin tưởng đã được đề cập ở đầu chương này. Hãy để cho năng lượng trôi chảy qua nhóm trong khi không ai lên tiếng hoặc phản ứng, cho
đến khi tất cả đã sẵn sàng để tranh luận tập thể về những cảm nghĩ của mỗi
người.
Thiền định
Nhóm có thể khép lại buổi họp bằng cách dành ra một khoảng thời gian
để thiền định tập thể, tập trung vào một trong những nỗi sợ hãi hoặc điều
tin tưởng mãnh liệt nhất của các thành viên. Chẳng hạn, nếu một số thành
viên cảm thấy sợ những đảm đông, thì hãy mường tượng những người nam
và nữ đang nắm tay nhau, giúp nhau vượt qua một cây cầu. Hãy sáng tạo
trong sự quản tưởng hình ảnh, và nhớ rằng những buổi thiền định có một
sức mạnh lớn lao. Chúng mang lại những hiệu quả tích cực, và điều này đã
được chứng minh qua những con số thống kê có ý nghĩa.
Những dự án
Nếu bạn quyết định thực hiện một điều gì đó, hãy yêu cầu mỗi người
trong nhóm bày tỏ những lo ngại của họ trước cách thức mà dự án có thể
thất bại, và bạn hãy ghi những điều đó lên một tờ giấy. Trong chừng mực
nào những lo ngại đó có thể có thật? Bạn có thể, hoặc để cho nỗi sợ đó dạy
bạn một điều gì đó, hoặc biến nó thành một sức mạnh tích cực?


CHÚ THÍCH
1. James Redfield, Mặc Khải Thứ Mười
2. Andrew Bard Schmooker, trong Meeting the Shadow, New York, tr.190
3. Robert Bly, A Little Book on the Human Shadow, Harper and Row, San
Francisco, tr.26-27
4. Redfield, sđd, tr.137
5. Như trên, tr.148
6. La Force du bouddhisme, Entretiens avec le Dalai-Lama, J.c. Carrière,
Laffont, tr.7-11
7. Như trên, tr.23
8. Robert Monroe, The Ultimate Journey, Double¬day, New York, tr.149
9. Như trên, tr.150

✍️ Mục lục: Lời tiên tri Núi Andes – Trải nghiệm Mặc Khải thứ 10  👉  Xem tiếp