Giải đápThiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Kim Thân Phật – To hay Nhỏ?

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc…

  Thiền Tông    Mạng XH   Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông

⭐️ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông 👉  Xem
⭐️ 36 Vị Tổ sư Thiền Tông (Ấn – Hoa – Việt)👉  Xem

⭐️ Lễ công bố Huyền Ký của Đức Phật 👉  Xem
⭐️ Kinh và Kệ 👉  Xem


Trong Phật Giới như như vậy, bình đẳng như vậy, tại sao lại còn ham muốn để có hình tướng to, hình tướng to để làm gì mà phải vào đây chịu biết bao khốn khổ như vậy? Phải chăng có 1 mối nguy hiểm nào ngoài Phật Giới, cho nên các Tánh Phật mới ham muốn Kim Thân Phật to để có nhiều quyền năng hơn?

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:

Tánh Phật chỉ là 1 nguyên tử sáng thôi, 1 nguyên tử sáng không làm được cái gì hết, mà cái Ông mang Kim Thân Phật ổng muốn đi đâu ổng đi cũng được.

Còn khối nguyên tử này nó đi không được, nó đi cà rề cà rề thôi, nó hoàn toàn đi không nhanh được. Vì thế nó muốn phải có cái Kim Thân Phật để nó đi từ Tiểu Thiên – Trung Thiên – Đại Thiên Thế giới, rồi nó đi khắp Càn khôn Vũ trụ.

Vì cái mục đích này, nên Tánh Phật ham muốn trở thành một Kim Thân Phật, Kim Thân Phật bảo vô trong thế giới vật lý này mới tạo công đức, đem về mới xây được cái nhà Pháp Thân Thanh Tịnh thì ổng mới nhào vô.

Thiền Tông là cái đẳng cấp rất cao, vì thế mà Đức Phật không dám dạy.

Cái thời buổi của Đức Phật là thời đồ đồng, cái trí con người còn mê tín lắm, nó còn tin những chuyện này chuyện kia. Bởi vậy trong tất cả các quyển sách, Tôi không có quyển nào dám trình bày là ngũ thú tạp cư, mà chỉ có Thiền Tông nó mới dám nói cái này, mà nó trình bày ở cái Quyển số 10. Mấy quyển trước không dám nói cái này ra, người ta lầm – người ta lầm cái chỗ này nè, vì thế mấy người thấy dễ quá nhào vô là chết.

Bây giờ thì thôi tôi phân tích vậy rồi, ai nghe không nghe thì thôi, chớ đừng có theo, rủi có chết ráng chịu.

Bởi vậy ông Phật, Ổng khuyên là đừng có tu Thiền Tông.

Một Vị Phật nói ra 6 Pháp môn tu cho biết vậy, rồi muốn tu cái gì thì tu, mà khuyên là Thiền Tông đừng nên tu. Cái “đừng có nên tu” có hai ý nghĩa chớ không phải là một.

(Trích Buổi Giải Đáp Thiền Tông: Ngày 29/12/2019)

Nguồn Thiền Tông

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với KênhNhóm trên Telegram

      

   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *