Sách Tâm Linh

Dấu Chân trên Cát

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc… Trong qua trình Học và Hành theo Thiền Tông, với tinh thần cầu thị và Nhân duyên lớn đã đưa đến và biết được các Sách, Video của các Tác giả, những người yêu thích sưu tầm và đăng tải giúp cho việc học Thiền Tông có cách nhìn toàn diện hơn; Một số tác phẩm hay có thể có liên quan đến Bản quyền, rất mong được lượng thứ, vì Trang Web này chia sẻ không nhằm mục đích thương mại và vụ lợi…  Xin trân trọng giới thiệu.

  Thiền Tông    Mạng XH   Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Sách Tâm Linh

⭐️ Luân Hồi – Chuyển Kiếp 👉  Xem
⭐️ Con Mắt thứ ba – Third Eye👉  Xem
⭐️ Akashic: Thư viện Vũ Trụ👉  Xem
⭐️ Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa👉  Xem
⭐️ Lượng tử – Quantum👉  Xem
⭐️ Tử Thư Ai Cập – Book of The Dead👉  Xem 

✍️ Mục lục: Dấu Chân trên Cát

Giới thiệu Tác giả và Sách
Chương 1  ⭐️ 👉  Xem
Chương 2  ⭐️ 👉  Xem
Chương 3  ⭐️ 👉  Xem
Chương 4  ⭐️ 👉  Xem
Chương 5  ⭐️ 👉  Xem
Chương 6  ⭐️ 👉  Xem
Chương 7  ⭐️ 👉  Xem
Chương 8  ⭐️ 👉 Xem
Chương 9  ⭐️ 👉  Xem
Chương 10 ⭐️ 👉  Xem
Chương 11 ⭐️ 👉  Xem
Chương 12 ⭐️ 👉  Xem
Phần kết    ⭐️ 👉 Xem


Giới thiệu Tác giả và Sách

“Dấu chân trên cát” là tác phẩm được dịch giả Nguyên Phong phóng tác kể về xã hội Ai Cập thế kỷ thứ XIV trước CN, qua lời kể của nhân vật chính – Sinuhe.
Ngày nay, người ta biết đến triều đại các vua chúa Ai Cập thời cổ qua sách vở của người Hy Lạp. Sở dĩ các sử gia Hy Lạp biết được các chi tiết này vì họ đã học hỏi từ người Ai Cập bị đày biệt xứ tên là Sinuhe. Đây là một nhân vật lạ lùng, đã có công mang văn minh Ai Cập truyền vào Hy Lạp khi quốc gia này còn ở tình trạng kém mở mang so với Ai Cập lúc đó.

Các sử gia ngày nay đã đưa ra nhiều giả thuyết về nhân vật Sinuhe này. Có người cho rằng ông là một lái buôn đến Hy Lạp lập nghiệp, nhưng làm sao lái buôn lại mở trường dạy học và để lại nhiều tài liệu quý giá như thế được? Từ ngàn xưa, chỉ riêng giai cấp vua chúa là giáo sĩ mới được hưởng quy chế giáo dục toàn vẹn như vậy mà thôi.

Do đó, một số người cho rằng ông thuộc giai cấp giáo sĩ, nhưng việc một giáo sĩ Ai Cập đến mở trường dạy học tại Hy Lạp cũng là điều khó chấp nhận. Mặc dù khi đó văn minh Hy Lạp chưa tiến bộ như Ai Cập nhưng giáo xứ này phát triển rất mạnh, hiển nhiên các giáo sĩ Hy Lạp không thể chấp nhận cho một giáo sĩ ngoại quốc đến mở trường dạy học tại thánh địa Olympia của họ được.

Nếu thế thì phải chăng Sinuhe thuộc giai cấp hoàng tộc? Điều này xét ra cũng không có lý vì một người thuộc giai cấp hoàng tộc không thể bị đày biệt xứ. Luật pháp Ai Cập chủ trương xử tử những kẻ trong hoàng tộc nếu họ vi phạm một tội trọng nào đó chứ không có lệ bị đày biệt xứ, vì các vua Pharaoh rất sợ những người trong bọn họ chiêu binh mãi mã làm phản.

Việc một người Ai Cập, thân thế mơ hồ, bị đày biệt xứ, đến mở trường dạy học tại Athens, trung tâm văn hóa của Hy Lạp, vẫn là một bí mật đến nay các nhà khảo cổ chưa tìm ra được câu trả lời.

Mặc dù là tiểu thuyết lịch sử về xã hội Ai Cập cổ đại, song nhiều vấn đề được nêu ra trong tác phẩm vẫn có ý nghĩa thời sự trong thế giới ngày nay. Đó là lý do khiến cho tác phẩm không chỉ giữ được sự cuốn hút đối với bạn đọc Việt Nam và rất nhiều nơi trên thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua.

Bạn sẽ không thể rời mắt khỏi những dòng văn viết với ý tứ sâu sắc của một người con xa quê hương: “Người Ai Cập có thành ngữ: “Kẻ nào đã uống nước sông Nile thì không thể nào uống nước ở đâu được nữa”. Quả thế tuy sống tại Hy Lạp nhưng không bao giờ tôi có thể quên được Ai Cập quê hương thân yêu của tôi.

Dường như những miền nào xây dựng trên mặt cát, chỉ huy hoàng trong một thời gian rất ngắn rồi tàn lụi, nhưng mấy ai chịu để ý đến điều ấy. Cũng như những vết dấu chân trên cát chỉ tồn tại một thoáng giây rồi phai mờ, huyền thoại về một người Ai Cập qua Hy Lạp mở trường dạy học, đào tạo nhiều thế hệ học trò xuất sắc chỉ còn là một câu chuyện mơ hồ trong cuộc sống ồn ào, náo nhiệt ngày nay.


Lời Giới thiệu

Ngày nay Ai Cập chỉ được biết đến như một quốc gia chậm tiến với những Kim Tự Tháp đồ sộ và những cổ mộ chứa xác ướp. Rất ít ai biết về quá khứ đầy huy hoàng của nền văn minh đã bị vùi lấp trong lòng cát sa mạc này. Hiển
nhiên lịch sử đã ghi nhận về triều đại của các vua Pharaoh, những người đã tốn rất nhiều xương máu dân chúng để xây cất các Kim Tự Tháp, nhưng xây cất vào việc gì thì vẫn còn là một câu hỏi mà ngày nay người ta chưa tìm được câu trả lời. Lịch sử triều đại vua chúa Ai Cập cũng chứa đựng nhiều bí mật lạ lùng không thể giải thích. Hiện nay các nhà khảo cổ thông thái nhất vẫn không tìm được một chút manh mối hay di tích gì về các đấng quân vương, những người đã xây dựng lên nền văn minh bậc nhất bên bờ sông Nile này. Họ chỉ khai quật được mồ mả, lăng tẩm của các bạo chúa, những người đã gây chiến tranh khắp nơi, làm đổ máu dân lành vô tội.

Nhà khảo cổ Kevin Livingston đã viết: “Hình như các vị minh quân không hề xây cất lăng tẩm, không hề dựng bia đá khắc ghi công trạng của mình. Phần lớn các lăng tẩm hay mồ mả đã được đào lên chỉ toàn của các vị vua bất tài, những bạo chúa khát máu, những người mà tên tuổi không còn ai muốn nhắc đến nữa”. Ngày nay người ta biết đến triều đại các vua chúa Ai Cập thời cổ qua sách vở của người Hy Lạp. Sở dĩ các sử gia Hy Lạp biết được các chi tiết này vì họ đã học hỏi từ một người Ai Cập bị đày biệt xứ tên là Sinuhe. Đây là một nhân vật lạ lùng, đã có công mang văn minh Ai Cập truyền vào Hy Lạp khi quốc gia này còn ở một tình trạng kém mở mang so với Ai Cập lúc đó.

Các sử gia ngày nay đã đưa ra nhiều giả thuyết về nhân vật Sinuhe này. Có người cho rằng ông chỉ là một lái buôn đến Hy Lạp lập nghiệp nhưng làm sao một lái buôn lại mở trường dạy học và để lại nhiều tài liệu quí giá như thế được?

Từ ngàn xưa, chỉ riêng giai cấp vua chúa và giáo sĩ mới được hưởng quy chế giáo dục toàn vẹn như vậy mà thôi. Do đó, một số người cho rằng ông thuộc giai cấp giáo sĩ nhưng việc một giáo sĩ Ai Cập đến mở trường dạy học tại Hy Lạp cũng là điều khó chấp nhận. Mặc dù khi đó văn minh Hy Lạp chưa tiến bộ như Ai Cập nhưng tôn giáo xứ này đã phát triển rất mạnh, hiển nhiên các giáo sĩ Hy Lạp không thể chấp nhận cho một giáo sĩ ngoại quốc đến mở trường dạy học tại thánh địa Olympia của họ được. Nếu thế, phải chăng Sinuhe thuộc giai cấp hoàng tộc? Điều này xét ra cũng không có lý vì một người thuộc giai cấp hoàng tộc không thể bị đày biệt xứ. Luật pháp Ai Cập chủ trương xử tử những kẻ trong hoàng tộc nếu họ vi phạm một tội trọng nào đó chứ không có lệ đày biệt xứ, vì các vua Pharaoh rất sợ những người trong bọn họ chiêu binh mãi mã làm phản.

Việc một người Ai Cập, thân thế mơ hồ, bị đày biệt xứ, đến mở trường dạy học tại Athens, trung tâm văn hóa của Hy Lạp, vẫn là một bí mật đến nay các nhà khảo cổ chưa tìm được câu trả lời.


Tiểu sử Tác giả

Mika Waltari (1908-1979) là một nhà soạn kịch nổi tiếng, đã viết hơn tám mươi kịch bản cho sân khấu kịch nghệ Broadway.

Trong chuyến du lịch Hy Lạp, ông nghe kể về Sinuhe, một giai thoại phổ thông vẫn được lưu truyền trong dân gian xứ này. Ông đã tìm hiểu, tiếp xúc với các bô lão để ghi chép, thâu tập chi tiết về nhân vật lạ lùng này; rồi thêm vào đó một vài tình tiết với ý định sẽ dựng lên một vở kịch lớn nhưng nửa chừng, ông bỏ ý định và soạn thành cuốn tiểu thuyết The Egyptian (tạm dịch: Dấu Chân Trên Cát). Xuất bản năm 1945, The Egyptian là một trong những cuốn sách có số bán rất chạy và đã được tái bản nhiều lần. Tuy là một tiểu thuyết hư cấu (fiction) nhưng tác giả đã xây dựng nó từ những truyền thuyết trong dân gian, nên nó vẫn có giá trị trên địa hạt sử liệu và khảo cổ.

Cho đến nay, dù đã soạn hơn tám mươi vở kịch nổi tiếng nhưng The Egyptian vẫn là cuốn tiểu thuyết đầu tay và duy nhất của ông.

 Video: Toàn bộ

Nguồn Internet

✍️ Mục lục: Dấu Chân trên Cát 👉  Xem tiếp

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với KênhNhóm trên Telegram

      

   

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *