Bí Kíp Thiền TôngChùa Thiền TôngGiải đáp

Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc… Tháng 08/2021 loạt video Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông – Tuyệt Mật đầu tiên đã được xuất bản.  Xin trân trọng giới thiệu.

  Thiền Tông    Videos    Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông

⭐️ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông 👉  Xem
⭐️ 36 Vị Tổ sư Thiền Tông (Ấn – Hoa – Việt)👉  Xem

⭐️ Lễ công bố Huyền Ký của Đức Phật 👉  Xem
⭐️ Kinh và Kệ 👉  Xem

Thiền gia Kim Tuyến hỏi:

⭐️ Địa cầu ngũ thú tạp cư gồm: Thần – Người – Ngạ Quỷ – Súc Sanh – Địa Ngục. Cháu hiểu như vậy có đúng không?

⭐️ Cháu thật “hơi sốc” khi bác nói ra sự thật về “ngũ thú tạp cư”, khác hẳn với trước kia. Nhưng mà liệu việc này có tránh khỏi kẻ khác ăn cắp tài liệu này của bác. Thậm chí ăn cướp để đem đi đăng ký bản quyền nữa hay không, thưa Bác?

⭐️ Cháu nghĩ sẽ có rất nhiều người phản ứng khi Bác nói ra sự thật về
trường hợp “ngũ thú tạp cư”, cũng như sự thật về pháp môn Thiền tông mà Đức Phật đã dạy. Thậm chí họ còn “chửi” Bác là dạy “trước sau không đồng nhất”. Vậy, Bác nghĩ sao về vấn đề này? Đây là những dạng người nào, thưa Bác?

⭐️ Cháu nghe Bác nói ở trên là “Truyền thừa bí kíp Thiền Tông”. Vậy, nó có giống với việc 36 Vị Tổ truyền Tổ vị cho nhau trước kia, hay như là “Truyền Bí Mật Thiền Tông” tại Chùa Thiền tông Tân Diệu hay không, thưa Bác?

⭐️ Phong “Thiền Tông Sư” là sao? Thiền Tông Sư này có cạo đầu không, thưa Bác? Những ai sẽ được phong Thiền Tông Cư tại chùa Thiền tông Tân Diệu sau này. Nếu được, Bác có thể bật mí cho cháu và nhiều người cùng biết được không, thưa Bác? Cháu xin cám ơn Bác.

⭐️ Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam phổ biến ra, có lợi ích gì cho Nhân dân Việt Nam không, thưa Bác?

⭐️ Thưa Bác, trong đạo Phật có học vị Tiến sỹ không, thưa Bác?

⭐️Thưa Bác, muốn tìm hiểu đạo Phật rõ ràng, không bị sai, thì phải tìm đọc những kinh nào, thưa Bác?

⭐️ Thưa Bác, nghe nói trong đạo Phật có nhiều Nhân quả, vậy Bác kể cho cháu vài Nhân quả của người tu theo đạo Phật được không ạ?

⭐️ Thưa Bác, danh Tổ sư thiền là gọi danh ai, thưa Bác?

⭐️Thưa Bác, sao hiện nay có thầy xưng thầy là “Tổ Sư Thiền”, như vậy có bị Nhân quả gì không, thưa Bác?

⭐️ Thưa Bác, Thiền Sư là chỉ danh cho ai, người nào được mang danh này và điều kiện như thế nào, thưa Bác?

⭐️ Thưa Bác, Thiền Sư thứ thiệt, phải như thế nào, thưa Bác?

⭐️ Thưa Bác, đạo Phật là đạo thực tế, khoa học. Vậy Đức Phật có dạy gì để người tu theo đạo Phật không, thưa Bác?

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời (Ý chính):

⭐️ Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam không lý luận gì cả mà Đức Phật chỉ dạy rõ ràng cho loài người các sự thật như sau:

  1. Sự thật loài Người
  2. Sự thật loài Thần
  3. Sự thật loài Thánh
  4. Sự thật loài Tiên
  5. Sự thật loài Ngã Quỷ

Chính 5 loài này mới gọi là Ngũ thú tạp cư như đã nói trước kia (Thần, Người, Ngã Quỷ, Súc Sinh và Địa Ngục)

Vì sao phải nói sai như vậy, là vì để cho những người không tốt họ ăn cắp, đến khi nó Truyền Thừa Bí Mật Thiền Tông mới nói ra sự thật hết.

Khi đã được Truyền Thừa Bí Mật Thiền Tông thì tất cả các loại ở Trái Đất này sẽ được phơi bày ra ánh sáng như ban ngày; Có nghĩa là sự hiểu biết từ con Người trí thực tuyệt cao như: Giáo sư, Tiến sỹ… cũng chỉ là những con người học thức mà thôi, chứ họ không biết được sự thật như là:

Tổ chức Trái Đất như thế nào?

Tại sao Trái Đất phải có Đạo?

Nhiệm vụ của 5 Loài:

  1. Nhiệm vụ của loài Người ra sao?
  2. Nhiệm vụ của loài Thần là làm gì?
  3. Nhệm vụ loài Thánh làm chi?
  4. Nhiệm vụ loài Tiên ở Trái Đất này làm gì?
  5. Nhiệm vụ loài Ngã Quỷ là như thế nào?

Khi nào phong Thiền Tông Sư thì bắt buộc phải Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông cho để nối tiếp lời dạy của Đức Phật.

Còn việc có sứ mạng đứng ra giải đáp Thiền Tông thì sẽ họp tất cả các Thiền Tông Sư Việt Nam lại để nối dòng Thiền của Phật.

⭐️ Truyền Bí Mật Thiền Tông tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu là truyền sơ đẳng của Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam mà thôi.

Còn Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông là truyền Cốt tủy của Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam chứ không phải thường mà cả Thế giới không ai biết.

⭐️ Theo nguyên tắc thì Chùa Thiền Tông phải do ông hay bà thày tu Thiền Tông quản lý, gọi đúng danh từ trong Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam là Thiền Tông Sư Tăng hay Thiền Tông Sư Ni làm Viện chủ và phải cạo đầu thì mới đúng là một người theo Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam.

Nhưng vì Thiền Tông Sư Ni Đức Thảo trao lại quản lý ngôi Chùa Thiền Tông Tân Diệu này lúc mới 20 tuổi còn đi học thì không thể nào gọi là Thiền Tông Sư Nguyễn Nhân được, vì vậy thì thời đó chỉ là người thừa kế giữ Chùa Thiền Tông Tân Diệu này thôi, không dám nhắc đến Thiền Tông Sư hay Thiền Tông Gia gì cả.

Muốn cho danh Thiền Tông Sư hay Thiền Tông Gia được nhiều người biết đến nên phải viết sách nói về pháp môn Thiền Tông học này để nhiều người hiểu; khi gần công bố pháp môn Thiền Tông học này thì phải trang bị một bộ quần áo của Thiền Tông Gia trước để trình diện với Chính quyền và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam biết.

Hôm nay Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam đã có trên 10 ngàn người đã được cấp giấy chứng nhận là Phật Tử Thiền Tông; trên 2.700 người được truyền Bí Mật Thiền Tông trở thành là Phật Gia; trên 130 người được phong là Thiền Tông Gia.

Từ ngày 14/05/2017, ngày công bố pháp môn Thiền Tông học này đến nay là trên 4 năm; sau cùng chức danh Thiền Tông Sư Nam hay Nữ phải được trình diện ra; Trước để nhiều người biết, sau là để điều hành và quản lý pháp môn Thiền Tông học này đúng với Cương vị của nó, để đưa pháp môn Thiền Tông học này đi vào đúng quỹ đạo của Thiền Tông;

Vì vậy phải tổ chức Chùa Thiền Tông Tân Diệu này thêm danh từ sau cùng là Thiền Tông Sư Nam hay Thiền Tông Sư Nữ, đề những người này chính thức nổi tiếp Dòng Thiền Tông tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu có kèm theo Quyển Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông

Thiền Tông Sư Nam và Thiền Tông Sư Nữ này có 3 nhiệm vụ:

  1. Danh là Thiền Tông Sư Nam hay Thiền Tông Sư Nữ phụ trách giải đáp Thiền Tông cho những người thắc mắc về pháp môn Thiền Tông học này dù hữu hình hay vô hình cũng trả lời được. Thiền Tông Sư khi nhận nhiệm vụ này phải qua sát hạch nếu đạt thì mới được cấp bằng Thiền Tông Sư giải đáp Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam.
  2. Danh là Thiền Tông Sư Nam hay Thiền Tông Sư Nữ phụ trách hành chánh, kỹ thuật và các Tổ của Chùa Thiền Tông Tân Diệu.
  3. Danh là Thiền Tông Sư Nam hay Thiền Tông Sư Nữ Danh dự vì đã có công giúp pháp môn Thiền Tông học của Chùa Thiền Tông Tân Diệu phổ biến ra cho nhiều người biết.

⭐️ Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam phổ biến ra có lợi ích lớn cho người dân Việt Nam được biết các phần như sau:

  1. Biết được cấu trúc Càn khôn Vũ trụ
  2. Biết được Phật giới ở đâu, làm sao vào Phật giới sống
  3. Biết được Tam giới, tức Hệ Mặt trời là gì
  4. Biết được trong một Tam giới có bao nhiêu Hành tinh có sự sống
  5. Biết được trong một Tiểu Thiên Thế giới có có bao nhiêu Tam giới
  6. Biết được trong một Trung Thiên Thế giới có có bao nhiêu Tam giới
  7. Biết được trong một Đại Thiên Thế giới có có bao nhiêu Tam giới
  8. Biết được tu sao Giải thoát, tu sao còn bị Luân hồi
  9. Biết được tu sao bị Nhân quả làm Hoa Báo
  10. Biết được tu sao bị Nhân quả xuống Địa Ngục
  11. Biết được tu sao bị Nhân quả vào Hỏa Ngục
  12. Biết được đạo nào là Đạo chánh, đạo nào là Đạo tà…

Nói tóm lại Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam là đạo duy nhất có Tinh hoa mà không đạo khác có là vậy.

⭐️ Bằng Tiến sỹ dành cho các ngành nghề chứ trong đạo Phật thì không có bằng Tiến sỹ. Tuy nhiên, ở trong các Đạo có những bằng cấp như sau:

  1. Nếu tu theo đạo Thánh mà nói chuyện được với các vị Thánh thì được cấp bằng Thánh học.
  2. Nếu tu theo đạo Thần mà nói chuyện được với các vị Thần thì được cấp bằng Thần học.
  3. Nếu tu theo đạo Phật có được nhiều bằng cấp gồm:
    • Tu theo pháp môn Tiểu Thừa ngồi thiền trên 6 giờ mà không tê chân, đau lưng thì được cấp bằng Thiền Sư về về pháp môn ngồi thiền.
    • Tu theo pháp môn Tiểu Thừa ngồi thiền Quán, Tưởng có 37 pháp. Đạt pháp môn nào thì được cấp bằng Thiền Sư pháp môn đó.
    •  Tu theo pháp môn Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam có 3 bằng cấp gồm:
      • Bằng Thiền Tông Sư pháp môn Giải đáp có kèm theo bằng Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông; nếu vị nào ngồi giải đáp pháp môn Thiền Tông mà giải đáp được tất cả các câu hỏi thắc mắc dù hữu hình hay vô hình với lòng trong sáng thì được cấp bằng Thiền Tông Sư pháp môn Giải đáp
      • Bằng Thiền Tông Sư pháp môn Hành chánh có kèm theo bằng Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông; nếu vị này phục vụ trong Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu nhiệt tình và trung thực thì cũng được cấp bằng Thiền Tông Sư Hành chính.
      • Bằng Thiền Tông Sư Danh dự có kèm theo bằng Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông; nếu vị này giúp phổ biến pháp môn Thiền Tông cho nhiều người biết thì cũng được cấp bằng Thiền Tông Sư Danh dự.

⭐️ Muốn tìm hiểu đạo Phật rõ ràng không bị sai thì phải hiểu rõ như sau:

Đạo Phật tất cả có 6 pháp môn tu, mỗi pháp môn có thành quả của pháp môn đó, cụ thể như sau:

  1. Pháp môn Tiểu Thừa tu thành tự cao nhất là thành Người bất động tức Người không nhúc nhích; trong đạo Phật gọi là Thánh A La Hán
  2. Pháp môn Trung Thừa tu thành tự cao nhất là thành Giảng Sư đạo Phật, hành nghề Giảng Sư.
  3. Pháp môn Đại Thừa tu thành tự cao nhất là thành Kỹ Sư đạo Phật, hành nghề Kỹ Sư.
  4. Pháp môn Tịnh Độ tu thành tự cao nhất là Vãn sanh Cực lạc hưởng sung sướng tột cùng
  5. Pháp môn Mật Chú Tông tu thành tự cao nhất là Thần y trị bệnh hành nghề Tháy thuốc giỏi.
  6. Pháp môn Thiền Tông: không tu mà chỉ học và hành để:
    • Giác ngộ: tức hiểu biết tất cả
    • Giải thoát tức thoát ra ngoài Thế giới Nhân quả
    • Trở về với Phật giới

Muốn tu theo pháp môn nào phải tìm học cho thuộc Quyển Giáo lý của pháp môn đó thì tu mới không sai.

Đạo Phật có 6 pháp môn tu:

  1. Tu theo pháp môn Tiểu Thừa cốt để thành Người bất động tức  A La Hán. Nếu lợi dụng pháp môn Tiểu Thừa:
    • Để người ta cúng tiền cho mình xài thì bị Nhân quả làm Hoa Báo.
    • Bịa linh thiêng cũng để cho người ta cúng tiền cho mình xài thì bị Nhân quả xuống Địa Ngục.
  2. Tu theo pháp môn Trung Thừa tu cốt để thành Giảng Sư đạo Phật. Nếu lợi dụng pháp môn Trung Thừa:
    • Để người ta cũng tiền cho mình sài thì Nhân quả bị làm Hoa Báo.
    • Bịa linh thiêng cũng để cho người ta cúng tiền cho mình xài thì bị Nhân quả xuống Địa Ngục.
  3. Tu theo pháp môn Đại Thừa cốt để thành Kỹ Sư đạo Phật. Nếu lợi dụng pháp môn Đại Thừa:
    • Để người ta cũng tiền cho mình sài thì Nhân quả bị làm Hoa Báo.
    • Bịa linh thiêng cũng để cho người ta cúng tiền cho mình xài thì bị Nhân quả xuống Địa Ngục.
  4. Tu theo pháp môn Tịnh Độ Tông cốt để Vãn sanh nước Trời Cực lạc. Nếu lợi dụng pháp môn Tinh Độ Tông:
    • Để người ta cúng tiền cho mình sài thì Nhân quả bị làm Hoa Báo.
    • Bịa linh thiêng cúng để cho người ta cúng tiền cho mình xài thì bị Nhân quả xuống Địa Ngục.
  5. Tu theo pháp môn Mật Chú Tông cốt để thành Thần y trị bênh. Nếu lợi dụng pháp môn Mật Chú Tông:
    • Để người ta cúng tiền cho mình sài thì Nhân quả bị làm Hoa Báo.
    • Bịa linh thiêng cúng để cho người ta cúng tiền cho mình xài thì bị Nhân quả xuống Địa Ngục.
  6. Tu theo pháp môn Thiền Tông cốt để Giác ngộ và Giải thoát. Nếu lợi dụng pháp môn Thiền Tông:
    • Để người ta cúng tiền cho mình sài thì Nhân quả bị làm Hoa Báo.
    • Bịa linh thiêng cũng để cho người ta cúng tiền cho mình xài thì bị Nhân quả xuống Địa Ngục.
    • Đặc biệt pháp môn Thiền Tông này có các Siêu Nhân quả gồm:
      • Chửi pháp môn Thiền Tông thì bị Siêu Nhân quả vào Hầm lửa lớn, sống bằng tuổi thọ của 10 Trái đất.
      • Phá pháp môn Thiền Tông thì bị Siêu Nhân quả vào Hầm lửa lớn, sống bằng tuổi thọ của 20 Trái đất.
      • Cướp pháp môn Thiền Tông thì bị Siêu Nhân quả vào Hầm lửa lớn, sống bằng tuổi thọ của 30 Trái đất.
      • Triệt tiêu pháp môn Thiền Tông thì bị Siêu Nhân quả vào Hầm lửa lớn, sống bằng tuổi thọ của 50 Trái đất.
      • Và nhều Siêu Nhân quả khác cao nhất là 100 Trái đất.
      • Sau khi hết Nhân quả phải mang thân con Vi trùng vĩnh viễn không mang thân con người được vì hết nhựa sống của con người.

⭐️ Danh Tổ Sư Thiền là gọi danh của 36 vị Tổ Sư Thiền Tông. Thày nào hám danh mê tiền mà sưng là Tổ Sư Thiền thì bị Nhân quả như sau:

  • Bị chết bất đắc kỳ tử
  • Sau khi chết bị xuống Địa Ngục

⭐️ Thiền Sư là chỉ danh cho các dạng thày:

  1. Thày ngồi thiền được lâu trên 6 giờ mà không tê chân,đau lưng
  2. Trong đạo Phật có pháp môn Tiểu Thừa người thiền có 37 pháp Quán, Tưởng; người nào tu một trong 37 pháp Quán, Tưởng này thì gọi là Thiền Sư pháp môn, nhưng phải có bằng chứng nhận mới gọi là hiền Sư thật; người nào không có bằng chứng nhận thì là Thiền Sư giả. Thiền Sư giả này bị Nhân quả như sau:
    • Xưng Thiền Sư để người ta nghe danh cúng tiền chết  làm Hoa Báo.
    • Xưng Thiền Sư để bịa chuyện linh thiêng lừa cho người ta cúng tiền chết vào Địa Ngục.

⭐️ Thiền Sư thứ thiết phải như thế này:

  1. Thiền Sư pháp môn nào của đạo Phật thì phải có bằng chứng nhận của Thiền Sư pháp môn đó rõ ràng.
  2. Cho người hỏi tự do về pháp môn mà mình được cấp bằng.
  3. Trả lời rõ ràng không ấp a ấp úng.
  4. Còn ham danh, ham tiền mà giả làm Thiền Sư thì bị Nhân quả khủng khiếp lắm đó. Đừng vì ham danh, ham tiền mà tự xưng Thiền Sư, tự mình thách thức với Nhân quả đó.

⭐️ Đức Phật dạy có 3 phần như sau

  1. Đạo Phật là đạo thực tế và khoa học
  2. Người tu theo đạo Phật thì phải minh bạch, đừng gian dối
  3. Tu theo pháp môn nào của đạo Phật thì phải treo biển hiệu rõ ràng của pháp môn đó và thành quả như thế nào thì người này là người tu chân chính.
  4. Còn người nào tu theo đạo Phật mà không treo bảng rõ ràng của pháp môn mình tu thì người này tu không chân chánh.

Đức Phật có dạy:

Đạo Phật của Như Lai là đạo tu theo công thức khoa học và thực tế chứ không phải đạo linh thiêng hay hiển linh.

Tất cả những người tu theo đạo của Như Lai phải là người có Trí tuệ, Sáng suốt, không Mê tín dị đoan.

Ở Trái đất này có 3 loại Nhân quả:

  1. Nhân quả gia đình
  2. Nhân quả của người tu mà đi lừa người bằng cách là tự xưng mình là Thánh này Thánh kia.
  3. Nhân quả của người tu Thiền Tông: Phá, Chê, Chửi, Cướp … đây thuộc về Siêu Nhân quả. Khi trả Nhân quả xong thì phải mang thân con vi trùng vĩnh viễn, không trở lại mang thân  người tạo Công đức.

Như Lai khuyên:

Đừng vì danh và tiền mà xưng này xưng kia lừa người ngu mà lấy tiền của những người này mà bị làm Hoa Báo.

Đừng vì danh và tiền mà bịa ra hiển linh, cũng để những người ngu đưa tiền cho mình sài mà để Nhân quả xuống Địa Ngục.

Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông đúng 10 ngàn năm mỗi một vị Phật cho công bố ra để rước những Tánh Phật trở về Phật Giới.

Đừng vì danh và tiền mà làm những chuyện sau:

  1. Phá pháp môn Thiền Tông
  2. Chê pháp môn Thiền Tông
  3. Chửi pháp môn Thiền Tông
  4. Cướp pháp môn Thiền Tông
  5. Triệt tiêu pháp môn Thiền Tông…

Mà bị Siêu Nhân quả vào hầm lửa lớn trả Nhân quả

Sau khi trả Siêu Nhân quả xong phải mang kiếp vi trùng vĩnh viễn, chuyên ăn thịt thối của loài người và động vật, không Thấy – Nghe – Nói – Biết gì nữa.

Như Lai dạy:

Khi pháp môn Thiền Tông học này,  Như Lai cho công bố ra, những người biết Siêu Nhân quả này phải truyền rộng rãi cho nhiều người biết:

  1. Để họ không Phá pháp môn Thiền Tông học này mà vào Hầm lửa lớn.
  2. Để họ không Chửi pháp môn Thiền Tông học này mà vào Hầm lửa lớn.
  3. .Để họ không Triệt Tiêu pháp môn Thiền Tông học này mà vào Hầm lửa lớn.
  4. Để họ không Cướp pháp môn Thiền Tông học này mà vào Hầm lửa lớn…

Khi đã lỡ vi phạm: Phá – Chửi – Triệt tiêu hay Cướp pháp môn Thiền Tông học này nên tìm bài Kinh sám hối của pháp môn Thiền Tông học; sám hối trong vòng 30 ngày với lòng chân thành, thì họa may thoát được Siêu Nhân quả; còn không thì thôi phải chịu Siêu Nhân quả vậy.

Thích Ca Văn

(Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông – Tuyệt Mật )

Nguồn Thiền Tông

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với KênhNhóm trên Telegram

      

   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *