Lời tiên tri Núi Andes – Bài học – Trải nghiệm

✍️ Mục lục: Lời tiên tri Núi Andes – Trải nghiệm Mặc Khải thứ 10

Phần Hai: BÍ ẨN

3. TRỰC GIÁC -HÌNH DUNG CON ĐƯỜNG

Khi tôi làm mình tràn đầy sinh lực và nhận biết những vấn đề chủ yếu của
đời sống, và thấy rằng tôi có một trực giác khá rõ ràng về điều tôi phải làm
để đạt được giải pháp – nhưng, sau những bước mở đầu đó, thường là
chẳng có một sự kiện quan trọng nào xảy ra Hoặc là tôi đã quên một số kiến
thức chủ yếu (…) hoặc cũng có thể tôi hoàn toàn không biết chúng. (Mặc
Khải Thứ Mười) (1)

LÀM THỂ NÀO ĐỂ ĐÓN NHẬN NHỮNG TRỰC GIÁC CỦA MÌNH MỘT CÁCH NGHIÊM TÚC?
Khi điện thoại reo, ta trả lời và nhận một thông điệp. Khi trực giác lên
tiếng, ta ‘trả lời’ và cân nhắc điều đó. Một trong những nguyên tắc quan
trọng của Mặc Khải Thứ Mười là, để làm sáng tỏ Tầm Nhìn Khai Sinh, ta
phải gìn giữ trực giác đang xuất hiện trong tâm trí.
Như nhân vật chính trong Mặc Khải Thứ Mười giải thích: “Khi chúng ta
áp dụng những bài đã học được từ chín mặc khải đầu tiên, những trực giác
xuất hiện như những cảm nhận hoàn toàn có tính máy móc hoặc những ấn
tượng mơ hồ thoảng qua. Nhưng càng quen thuộc với chúng, thì chúng ta
càng có thể nắm bắt tính chất của chúng (…). Nếu chúng ta xua đuổi hình
ảnh đó, hoặc nghi ngờ khả năng phảt hiện của nó là chúng ta đã bỏ qua sự
đồng bộ và sẽ thất vọng. Hãy nghiêm túc đón nhận hình ảnh đó và giữ nó
trong tâm trí”. (2)
Trực giác là những hướng dẫn, chỉ cho ta cách thức xử lý những tình
huống mới hoặc những tình huống khó khăn. Chúng thỉnh thoảng cho ta
thấy một khuôn mẫu hoặc một cải nhìn ban đầu về khả năng giúp ta tiến bước trên con đường. Ta có thể nhận thấy một hình ảnh đầy đủ, một tầm
nhìn rõ ràng, có thể có một giấc mơ giữa ban ngày hoặc một giấc mơ trong
khi ngủ, với những thông tin đơn giản.
Trong nhiều năm, giáo sư Ernest Hilgard của Đại học Stanford đã
tiến hành những nghiên cứu về một phương diện bi ẩn của nhân cách
mà ông gọi là ‘người quan sát giấu mặt’. Dẫu trạng thái ý thức của
chúng ta là thế nào, nếu chúng ta say ngủ do bị gây mê, do thôi miên
phương diện thứ hai thuộc bản ngã của ta luôn cảnh giác và ý thức về
mọi điều đang xảy ra và nó phản ứng một cách thông minh (… ).
Người quan sát giấu mặt đó triển khai một trí tuệ tách biệt, không
vướng bận bởi cảm xúc, mạnh mẽ và chặt chẻ hơn bản ngã của ta (…)
Theo tôi thì cho đến khoảng bảy tuổi, chúng ta là một với người quan
sát giấu mặt đó, và đó là độ tuổi mà trí năng của chúng ta bắt đầu hình
thành và diễn ra mọi sự chia tách. (Joseph Chilton Pearce, Tương Lai
Bắt Đầu Từ Hôm Nay)
Những xúc cảm, những mộng mơ khi đang tỉnh thức, và sự tưởng tượng
thường bị xem là không thực tế. Nhưng nhận xét đó không đúng. Sự tưởng
tượng là điều then chốt của công việc mà chúng ta thực hiện bằng tâm trí
của mình, bởi nó giúp ta đi vào vương quốc tâm linh để tìm lại một tri thức
rất xa xưa. Trí tưởng tượng là năng khiếu của tầm nhìn tâm linh và sự tiết lộ
những điều bí ẩn.
Nếu những trực giác là những nguồn thông tin cũng có giả trị như cảc
giác quan, phải chăng chúng luôn có lý? Mỗi người chúng ta đều có một
‘người thân’ ở bên trong và người đó không bao giờ bỏ rơi chúng ta, dẫu hoàn cảnh có thế nào. ‘Người thân’ đó là tiếng nói khe khẽ, trầm tĩnh của
trực giác. Và sở dĩ chúng ta lầm lạc, đi sai đường là vì chúng ta nghe theo
những giác quan, những dục vọng của mình. Chúng ta bám víu vào những
ham muốn, những hình tượng và những vai trò mới chúng ta đang có trong
đời, và tất cả những điều đó đều không quan trọng bằng bản ngã đích thực
của chúng ta.
Làm thế nào để biết một trực giác là đúng hay sai? Điều đó được kiểm
chứng qua những kết quả. Nếu ta có một ý tưởng và khi áp dụng nó, ta luôn
nhớ đến con người đích thực của mình. Sau đó, ta tin tưởng ở sự việc là,
dẫu có sơ suất trong quá trình hoàn thành mục tiêu, ta cũng sẽ được ban
cho thành quả. Như vậy, chuỗi liên kết tự nhiên đã làm xuất hiện một tầm
nhìn:
1)Hãy là chính mình;
2)Làm việc;
3)Sở hữu.
Thông thường, chúng ta được chỉ dạy chuỗi ngược ]ại:
1)Sở hữu;
2)Làm việc;
3)Hãy là chính mình.
Chúng ta ước muốn rồi chúng ta suy nghĩ về điều mà chúng ta phải làm
để đạt được những ước muốn đó. Chúng ta tìm kiếm cảc phương cảch, và
cố gắng để trở thành con người thật của mình. Hãy nhớ rằng, sớm hay
muộn, hoàn cảnh của bạn sẽ sáng tỏ. Nếu bạn đã tìm thấy nhân cảch đích
thực của mình, hãy tiếp tục con đường của bạn. Bạn không thể sai lầm.

NIỀM TIN

Khi đối diện với những trùng hợp mang một ý nghĩa, điều mà chúng ta
cảm thấy trong thâm tâm quan trọng hơn là những hiểu biết đơn giản thuộc
tri thức. Một trải nghiệm trực tiếp sẽ gia tăng khả năng ‘tin tưởng’ của ta. Sự
tin tưởng cũng tương tự như một sự chờ đợi chăm chú, Trạng thái tinh
thần đó có xu hướng làm gia tăng khả năng của trực giác và những cơ hội.
Bạn hãy đọc trong Mặc Khải Thứ Mười: ‘Hãy cẩn thận. Mặc khải thứ
mười giúp chúng ta làm sáng tỏ tính chất của những trực giác, gìn giữ
chúng trong tâm trí, nhìn thấy con đường đồng bộ của chúng ta một cách
toàn diện hơn. Chúng ta biết cách duy trì những trực giác của mình và việc
gìn giữ những trực giác và những hình ảnh trong tâm trí cũng diễn ra trong
kiếp sau. Và loài người đang tiến vào chiều kích đó. (3)
Chúng ta tập trung vào kết quả mà chúng ta muốn đạt được và giữ vững
niềm tin vào hình ảnh trực giác. Việc nhớ đến lý do đã khiến ta hành động
sẽ giúp ta duy trì sự tiếp cận với thị kiến ban đầu, khi cảm giác bi quan hoặc
sợ hãi xâm lấn chúng ta. Một tầm nhìn như thế là điều không thể thiếu, bởi
đây là một cuộc chiến đấu mới chúng ta không được phép ngưng nghỉ trước
khi đạt dược kết quả tối hậu.

NHỮNG GIẤC MƠ
Quyết tâm làm hiện rõ tầm nhìn sẽ kích thích vô thức để chuyển cho bạn
những thông tin qua các giấc mơ. Hãy nhớ rằng, sự bí ẩn tự nó muốn
Những giấc mơ luôn truyền cho bạn thông điệp phát triển con người bạn
hoặc về cách thức tốt đẹp tương tảc với thế giới. Chúng mang đến cho bạn
những chỉ dẫn mà bạn chưa ý thức.
Có hai loại giấc mơ, những giấc mơ hoàn toàn riêng tư và những giấc mơ
phản ảnh vô thức tập thể. Những giấc mơ lớn lao của những nhân vật quan trong thuộc nhóm thứ hai, bởi chúng chỉ ra những sơ đồ cho tương lai nhân
loại. Trong khi một số người bắt đầu có một hiểu biết thực nghiệm về
trường tâm linh, về đời sống tinh thần, thì chúng ta phát hiện rằng càng lúc
càng có nhiều thông tin được truyền đến cho một số người qua những giấc
mơ đầy ắp ánh sáng, và chứa đựng nhưng cổ mẫu (archetypes) những biểu
tượng lý tưởng và vĩnh hằng. Đế nắm bắt những thông tin đó, chúng ta phải
biết:
1)Để cho ý định mơ mộng của ta được thực hiện;
2)Phân tích giấc mơ dựa trên những huyền thoại vừa thuộc cá nhân vừa
thuộc cộng đồng.
3)Phân tích giấc mơ để tìm kiếm thông tin;
4)Giải thích những biểu tượng của các giấc mơ dựa trên những cổ mẫu.
⭐️ Những giấc mơ cá nhân
Trong một lần trả lời phỏng vấn, Joyce Petchek, tác giả của ba cuốn sách
viết về những giấc mơ – đã kế lại bằng cách nào bà thăm dò các giấc mơ
nhằm kết nối những thông điệp mà chúng chuyển tải.
‘Trước tiên, ta phải biết phân biệt nhiều loại giấc mơ khảc nhau. Dĩ nhiên,
loại phổ biến nhất là những giấc mơ riêng tư, vốn phản ảnh những chủ đề
của đời sống cá nhân. Những giấc mơ đó không bao giờ cung cấp cho bạn
những thông tin mà bạn thâu nạp; nhưng thông điệp sẽ đến một khi bạn sẵn
sàng để lắng nghe chúng. Những giấc mơ đó đột ngột xuất hiện nhằm giúp
bạn loại bỏ những xúc cảm tiêu cực và biến đổi sinh lực của riêng bạn. Nếu
bạn gạt chúng đi, thì chúng sẽ tái diễn. Chúng trở nên càng lúc càng bành
trướng, và càng lúc càng gây ra nhiều lo âu. Chúng cũng có thể trình bày
những giải thích của cùng một chủ đề, nhưng dưới những khía cạnh khác.
Những giấc mơ lặp đi lặp lại đó thường xuất phát từ những chấn thương tâm lý thời thơ ấu, nhưng chưa được giải quyết. Nỗ lực loại bỏ nỗi sợ hãi và
tính tiêu cực của những chấn thương tâm lý, tiềm lực tâm thần của bạn sẽ
mở ra để khảm phả và gia tăng năng lực sáng tạo của cá nhân bạn’.
Các giấc mơ tồn tại trong một trường vô hình bao quanh mỗi người và
tràn ngập ý thức của chúng ta khi chúng ta ngủ. Chúng ta tìm hiểu những
thông điệp của chúng khi phân tích chúng trong trạng thái tỉnh thức, vẽ lại
những hình ảnh đã thấy, hoặc những chỉ dẫn tâm linh mà chúng chuyển
đến. Khi xem xét chúng, ta đưa sức mạnh của chúng vào thực tế, và loại bỏ
những hàng rào giữa chiều kích tâm linh và chiều kích vật lý. Từ New York,
Allan Ishac đã gửi thư cho Celestine Journal (4) để kể lại trải nghiệm của
ông như sau: ‘Cảch nay nhiều năm, vào lúc đắm chìm trong trạng thái
chuyển tiếp, giữa thức và ngủ, tôi đã thấy một thông điệp ghi trên tấm bảng
đen của đôi mi đã khép của tôi:”Những nơi tại New York người ta có thể tìm
thấy một sự yên tĩnh và thanh thản’. Ishac ghi câu đó trên một tờ giấy rồi
quên đi. Rồi thỉnh thoảng ông thấy nó trong những giấy tờ của ông. Một
hôm, khi ông dự tính rời khỏi New York do cảm thấy quá mệt vì nhịp sống,
tiêng ồn và sự căng thẳng, ông bất chợt phát hiện rằng giấc mơ đã nói với
ông: ‘Ngươi đang dạy những gì mới ngươi cần phải học hỏi. ‘Ông nhận ra
rằng giấc mơ của ông đang chỉ ra tiêu đề của một cuốn sảch. Sau đó ông tiến
hành nghiên cứu và viết vào những ngày nghỉ cuối tuần. Nhờ một loạt
những đồng bộ, Ishac cuối cùng đã cho ra đời cuốn: Những Nơi Tại New
York Người Ta Có thể Tìm Thấy Sự Bình Yên Thanh Thản.
Các giấc mơ làm sáng tỏ hoàn cảnh hiện tại
Trong Mặc Khải Thứ Mười, một nhân vật có những giấc mơ chỉ ra các sai
lầm trong quá khứ và được giải thích vật: “Giấc mơ có một ý nghĩa. Khi mơ,
chúng ta du hành một cách vô thức đến chiều kích của giâc mơ: Chúng cho ta thấy rõ cách thức để đương đầu với những tình huống thường ngày. Mặc
khải thứ bảy dạy ta diễn giải những giấc mơ, bằng cảch đối chiếu hình ảnh
gặp trong giấc mơ với đời sống thực”. (5)
Những giấc mơ cộng đồng
‘Khi ta vượt qua bản ngã cả nhân để quan tâm đến bản ngã cộng đồng, lúc
đó xuất hiện những giấc mơ không thuộc loại thông thường. Những giấc đó
nổi lên khi ta biết phó thác bản thân cho sức mạnh vũ trụ và đón nhận một
cách tích cực những bất ngờ.
Joyce Petschek khẳng định. Đó là những giấc mơ liên quan đến những
người khảc hơn là đến cá nhân chúng ta; chúng cho ta ấn tượng là những
giấc mộng linh cảm có liên quan đến hiện tại. Chúng giúp ta đón nhận thông
tin từ một nguồn xa lạ, thông tin ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người.
‘Một giấc mộng linh cảm như thế phản ảnh một sự gắn kết với năng lượng
của cộng đồng. Thông điệp có thể làm bạn quan tâm trong một chừng mực
nhất định, nhưng nó có một tầm quan trọng và một ý nghĩa rộng lớn.
Petschek giải thích: ‘Nói chung, khi bạn bắt đầu cảm nhận được những giấc
mơ có tính cộng đồng, thì trung tâm của sự quan tâm của bạn đã chuyển từ
bạn sang những người khảc’.
Người ta thường kể rằng những giấc mơ có tính tập thể được thấm đẫm
trong một ánh sáng trắng rực rỡ hoặc vàng óng. Chúng thâm nhập một cách
vững chắc vào ký ức và không bao giờ biến mất. Trong khi mang đến cho
chúng ta một quan điểm rộng lớn hơn, chúng truyền đạt những bài học tâm
linh sâu sắc. Petschek nói tiếp: ‘Khi bạn thật sự muốn sống theo trực giác,
hay ‘trên lưỡi dao cạo’ như tôi thường nói, thì những giấc mơ đó đôi khi là
những khẳng định duy nhất mà bạn có về cuộc hành trình trên cõi đời này của bạn theo nghĩa rộng nhất. Khi để mình trôi theo dòng, bạn phải tin
tưởng vào những gì xuất hiện trên con đường của bạn. Sau đó, đời sống để
lộ ra những chỉ dẫn huyền bí của nó.
Trường học ban đêm
Các chuyên gia về giấc mơ gọi một số giâc mợ là ‘trường học ban đêm’.
Petschek đã xảc định một số đặc trưng: Trong những giấc mơ của trường
học ban đêm, bạn ở bên kia chiều kích trần gian, trong một không gian bềnh
bồng với nhiều người khác, một số là thành phần của cuộc sống hiện tại của
bạn, số khảc đến từ những chiều kích xa lạ và từ những kiếp sống khác. Bầu
không khí luôn vừa lạ lùng vừa quen thuộc. Thường thì có một người đang
đưa ra những lời giảng dạy bằng thần giao cách cảm, như trong một lớp
học. Có những giấc mơ song hành, khi hai cả nhân một cách riêng biệt, cùng
mơ thấy một quang cảnh tưởng tượng, từ những góc nhìn khác nhau.
Những giấc mơ lặp lại
Những giấc mơ linh cảm có thể lặp lại, nhưng từ một phương hướng xa
lạ mở ra cho người nằm mơ, sự xuất hiện của biểu đồ tâm linh tiềm năng.
Có một phụ nữ nằm mơ thấy một phong cảnh của Italy đắm chìm trong một
ánh sáng trắng, rực rỡ. Trong hai năm, bà du hành sang Italy, cố công tìm
kiếm phong cảnh đó.
Và rồi, khi bà ‘buông xuôi’ không tìm kiếm nữa, phong cảnh đó xuất hiện
trong thực tế.

Những giấc mơ tiên tri
Qua bao thời đại, những giấc mơ tiên tri luôn mê hoặc con người. Chẳng
hạn, nhiều người đã nằm mơ thấy trước vụ đắm tàu Titanic, hoặc những tai
nạn hàng không. Những thảm hoạ đó hiện diện trong vô thức tập thể trước
khi chúng xảy ra trong thực tế. Những giấc mộng tiên tri xuất hiện một cách
bất ngờ nơi những người có thể dựa vào cảc thông tin đó để hành động,
nhưng ở giai đoạn này của sự phát triển, hầu hết chúng ta đều không có khả
năng để làm giảm bớt những hiểm nguy đang đến. Tại sao? Trước tiên là vì
chúng ta không tin vào khả năng thay đổi những sự cố qua thần giao cách
cảm. Thứ hai, những giấc mộng tiên tri xuất hiện với các cá nhân, và không
có một sự đồng điệu hay một cảm quan chung nào dẫn tới hành động.
Một giấc mơ liên quan đến thảm hoạ cũng có thể chỉ liên quan đến một
người mà thôi. Những giấc mơ thần giao cách cảm khẩn cấp đó nói lên một
tình thế tuyệt vọng và bao hàm một rối loạn năng lượng tiềm ẩn. Có ai đó
đang tìm sự trợ giúp và như thể một tần số vô tuyến, trong cơn khốn đốn,
người đó liên lạc được với một trạm thu sóng đang nhận tin bằng thần giao
cách cảm. Nếu liên lạc được bằng thần giao cách cảm với người đang lo sợ
trong giấc mơ, với những chỉ dẫn rõ ràng về điều phải làm, thì người nhận
tin có thể trảnh được hiểm nguy thực tế.
Vô thức của chúng ta, qua thần giao cách cảm, có thể tìm đến người mà
ta rất tin tưởng, để họ giúp đỡ trong trường hợp ta lâm nguy. Những
hướng dẫn có thể đến một cách bất chợt trong những giấc mơ đang rộng
mở đế đón nhận sự hỗ trợ. Theo Petschek, những ai khẳng định rằng mình
không bao giờ nằm mơ thì thường cảm thấy tâm trí trĩu năng đến nỗi họ
không thể chấp nhận một thông tin bổ sung nào, Họ không muốn xem xét
đời mình một cách chi tiết và phong toả đời sống tiềm thức của mình. Một
thải độ như thế sẽ đưa đến sự vô hiệu hoá những chỉ dẫn tinh tế, những thông điệp trực giác, và mọi cảm nhận về sự trùng hợp.

⭐️ Mời gọi giấc mơ
Để có thể nhớ lại những thông tin hàm chứa trong các giấc mơ, Petschek
khuyên chúng ta nên thực hiện tiến trình sau. Hãy nằm ngửa, đan cảc ngón
chân vào nhau. Tiếp đến, đặt các ngón tay theo hình tam giác bên trên đảm
rối thái dương, mắt nhắm lại, thanh thản lắng nghe nhịp thở. Hãy giữ
miệng hé mở. Hãy để cho mỗi ý tưởng đến trong tâm trí bềnh bồng rồi trôi
đi, mới không giữ lại hoặc suy xét về nó. Sau vài phút, khi tâm trí bạn hình
như trống rỗng, hãy nêu lên trong đầu một câu hỏi ngắn qua đó bạn ước
mong giấc mơ sẽ mang đến cho bạn lời giải đảp. Hãy đưa ra những câu hỏi
nhỏ, đơn giản, đế yêu cầu có được một thông tin mới hình như không ai có
thể cung cấp cho bạn. Những thỉnh cầu đó có thể hướng đến sự tự hồi phục
sức khoẻ của bạn, đến một dự án có tính sáng tạo, đến những chỉ dẫn tâm
linh… Hãy lặp lại ba lần câu hỏi, và sau đó hãy đưa tâm trí vào thinh lặng và
yên ngủ.
Nếu không đạt được lời đảp cho những câu hỏi, hãy lập lại những điều đó
trong ba đêm liền. Nếu cũng chẳng đạt được kết quả, hãy rời bỏ việc đó. Bạn
chưa sắn sàng để đón nhận một cách tích cực giải pháp cho vấn đề của
mình.

Nhớ lại vào buổi sáng
Buổi sáng, khi thức giấc, hãy giữ hai mắt khép và nằm yên. Hãy giữ lại
cảnh tượng sau cùng của giấc mơ đã xuất hiện trong tâm trí, sau đó hãy để
cho cảnh tượng trước đó nổi lên, rồi cảnh tượng trước đó nữa, như một
cuốn phim chiếu ngược. Tiếp đến trên màn ảnh của những giấc mơ, hãy xem lại từ phần cuối cho đến phần đầu giấc mơ, trong khi ghi vào tâm trí
từng lớp cảnh. Khi bạn đã hoàn toàn thức tỉnh, hãy ghi nhận những thay
đổi tình huống khác nhau của giấc mơ. Bạn sẽ ngạc nhiên phát hiện rằng,
một lần nữa có những đoạn hầu như bị quên, đã quay trở lại. Để khỏi bị
nhầm lẫn, bạn có thể đặt cho giấc mơ của bạn một tiêu đề, và xảc định từng
chủ đề đã xuất hiện, bên lề ghi chú của bạn.

Các biểu tượng và những người nổi tiếng
Nếu giấc mơ của bạn thấm đẫm trong một ánh sáng trắng trong suốt hoặc
vàng óng, thì điều đó cho thấy bạn đang ở một ngã tư đường và giấc mơ gợi
lên cho bạn một con đường mới. Nội dung giấc mơ càng sâu sắc thì càng có
tính biểu tượng. Hãy suy nghĩ về từng biểu tượng, trong khi tự hỏi: ‘Đâu là
cái cốt lõi, đâu là bài học của biểu tượng đó? Nó có liên quan gì đến đời
mình?’. Nếu đọc những cuốn sách giải thích về những giấc mơ, thì hãy nhớ
rằng diễn giải của bạn về biểu tượng có hai chiều kích: ý nghĩa thuộc huyền
thoại tập thể của nó và ý nghĩa riêng tư dành cho bạn, Nếu có một nhân vật
nổi tiếng xuất hiện trong giấc mơ của hãy ghi lại những thành tựu của
người đó mà bạn ngưỡng mộ và muốn noi theo. Mỗi nhân vật tượng trưng
cho một khía cạnh của chính bạn và khía cạnh đó đang lộ ra cho bạn.

Biến đổi giấc mơ
Khi một giấc mơ làm bạn bồn chồn và lo sợ nó bày tỏ một khía cạnh của
nỗi sợ hãi mà bạn đang phải đương đầu, những giấc mơ đầy kinh hãi của
những người trưởng thành xuất phát từ những vấn đề chưa được giải quyết
đôi khi là những vấn đề trong thời thơ ấu, đôi khi là trong những kiếp
trước) và chúng ngăn trở bạn phát triển trên bình diện xúc cảm. Loại bỏ nỗi sợ hãi sẽ làm bạn tự tin hơn. Và làm gia tăng tiềm năng của bạn cho những
triển vọng mới.
Buổi sáng, hãy nhanh chóng nhìn lại giấc mơ, ghi nhận mọi nhân tố. Bạn
có đón nhận thông điệp của giấc mơ, hay bạn có thải độ ngập ngừng? Nếu
bạn mong muốn một kết quả khác, hãy nghĩ đến cảnh tượng cuối cùng của
giấc mơ. Và viết nó lại với một kết thúc dễ chịu hơn. Chẳng hạn, nếu bạn
chiêm bao thấy mình thi trượt, hãy tự nhủ; “Tôi vừa qua một kỳ thi rất tốt
đẹp! Tôi cảm thấy rất sảng khoái”. Hãy tưởng tượng một kết thúc huy hoàng
cho những giấc mơ của bạn! Trong khi phản ứng như thế, hãy để ý xem một
ngày của bạn trôi qua như thế nào. Lối tự thuyết phục đó thường làm gia
tăng sinh lực và giúp giảm stress (nhất là khi bạn giữ được tính khôi hài!),
Và có thể bạn sẽ phát hiện rằng một ngày của bạn diễn ra một cách thoải
mải hơn thường lệ. Hãy nhớ rằng những gì thuộc nội giới của bạn diễn ra
trước khi diễn ra thực tế thuộc ngoại giới. Những giấc mơ cho bạn thấy tính
chất của thực tại thuộc nội giới của bạn, vốn có trước thực tại thuộc ngoại
giới. Kỹ thuật đơn giản đó giúp xua đuổi cảm giác tiêu cực của tâm trí và mở
ra cho bạn những không gian đa chiều kích chưa được biết đến.
Cơ chế của những giấc mơ
Trong khi phân tích giấc mơ của mình, hãy ghi nhận những lựa chọn mà
bạn đã thực hiện trong giấc mơ. Chẳng hạn, một phụ nữ đã kể lại: “Tôi
chiêm bao thấy mình thức giấc trong một căn nhà xa lạ và cảm thấy khiếp
sợ. Tôi bật dậy để biết mình đang ở đâu và tôi thấy cánh cửa đang để mở.
Có một người đàn ông đang đứng ở sảnh. Tôi nhìn và người đàn ông biến
mất qua lối cửa bên trái. Tôi lui vào phòng và thấy bớt sợ. Sau đó, tôi đi qua
những phòng khác và nhận thấy mình yêu thích nơi này (thông thường, đây không phải là lối kiến trúc mà tôi thích). Ở phòng cuối có một phụ nữ trẻ
(…). Chúng tôi nói chuyện với nhau trong vài phút (…). Sau đó, tôi trông
thấy một con mèo đang tha một con vật đã bị cắn nát, hầu như đã chết. Con
vật đó trông giống một con kỳ nhông hoặc một con khủng long rất nhỏ.
Người phụ nữ trẻ chẵng có vẻ gì ghê tởm trước cảnh đó và định lau chùi
những vết bẩn do con mèo gây ra.
Nhưng thay vì thế, cô bắt đầu nói với tôi về những phát hiện khảo cổ học
lạ lùng, nhờ những cuộc khai quật ở sân sau ngôi nhà này, người ta có thể
đưa ra ảnh sáng những phế tích của một nền văn minh cổ xưa. Có những
người khảc bước vào (…) và tôi được nghe những chi tiết mới về nền văn
minh đó và những cư dân của nó”. Trong khi nhìn cảnh khai quật và quan
sát những ngôi nhà cổ, người phụ nữ đang mơ nhận ra rằng những con
người đã sống cảch nay hàng ngàn năm, cũng là những người đang phát
hiện các phế tích. Bà nói trong mơ: “Nhưng những con người đó, chính là
chúng ta”
Đâu là cấu trúc tiềm ẩn của giấc mơ đó? Trước tiên, đó là một giấc mơ có
tính cộng đồng, bởi bối cảnh của nó là bất thường và không thể quên, mãnh
liệt và gây ấn tượng, đắm chìm trong một ánh sáng trắng. Nó chẳng chứa
đựng một thông tin nào về đời sống của người chiêm bao. Câu “có người
khảc bước vào” nói lên tính tập thể của giấc mơ đó và cho thấy những
người khảc đã quan tâm đến những phát hiện đã diễn ra trong khung cảnh.
Chủ đề chính được loan báo bằng sự việc con mèo (biểu tượng cổ xưa
của sức mạnh tâm lý) tha vào phòng ăn một vật xưa cũ đã bị hư hoại (mất
phân nửa) theo thời gian. Phòng ăn là nơi người ta ăn uống và trò chuyện
trong bữa ăn. Người phụ nữ mà nhân vật chính gặp trong giấc mơ cho biết
cô sẽ dọn sạch những vết bẩn của con mèo, nhưng nhân vật chính muốn cô
kể cho nghe về những phát hiện khảo cổ học. Sự thay đổi đó trong hành động – từ lau chùi những vết bẩn của con mèo đến những phát hiện khảo cổ
học – cho thấv rằng người nằm mơ đã có một chọn lựa nhằm tìm hiểu
những thông tin chứa đựng trong giấc mơ.
Giấc mơ bắt đầu từ phía trước ngôi nhà, Rồi ở giữa nhà và kết thúc ở sân
sau. Người đàn ông bước vào tượng trưng cho khía cạnh nam tính bị che
giấu của người nằm mơ. Người nằm mơ phải cùng lúc quan tâm đến hai
khía cạnh nam tính và nữ tính của mình; phải chú ý đến điều đang xảy ra
trong hiện tại và điều đã xảy ra trong quá khứ (phần trước và phần sau nhà).
Những phát hiện diễn ra ở sân sau, nơi dành cho đời sống riêng tư và
những nghi lễ. Giấc mơ tiến từ cải đã biết (phía trước nhà) đến cái không
biết (phía sau nhà).
Theo Petschek, trong lớp đầu tiên của giấc mơ, ta thiết lập bối cảnh; trong
lớp giữa, hành động sáng tạo diễn ra và mang đến những thông tin mới; và
lớp cuối chỉ ra tương lai có thể xảy đến. Giấc mơ cho thấy những món đồ
thủ công được chạm khắc một cách khéo léo trong một chất liệu lạ lùng, tựa
như hổ phảch, mới người nằm mơ không thể nhận biết. Cũng trong giấc mơ,
người đó thấy mình được tặng một bộ sưu tập những hình nhân nhỏ của
nền văn minh cổ xưa, và một bản đồ địa hình.
Mang lại nhiều thông tin chi tiết, một giấc mơ có tính cộng đồng như thế
sẽ được tiếp nối bởi những chủ đề tương tự.
Một thời gian không lâu trước đó, người có giấc mơ kể trên đã viết một
bài báo về sự đầu thai. Có thể thông điệp của giấc mơ (những người của nền
văn minh rất cổ xưa cũng chính là những người ngày nay) phản ảnh qua
người nằm mơ sự chấp nhận ngày càng gia tăng về ý tưởng tái sinh.
Những giấc mơ và những nhóm lĩnh hồn

Mặc Khải Thứ Mười gợi ý rằng ở chiều kích tâm linh, những nhóm linh
hồn vốn là những hiện hữu khác của chính chúng ta. Những nhóm linh hồn
đó truyền cho chúng ta năng lượng sống khi ý thức của chúng ta càng lúc
càng phát triển, và khi chúng ta cầu xin được trợ giúp nhằm đạt một mục
tiêu tâm linh. Trong Mặc Khải Thứ Mười, ta thấy các linh hồn thuộc vào
một nhóm có xu hướng tập hợp lại và tiếp cận thành viên đang sống trên
trần gian: ‘Khi chiêm bao, chúng ta gặp lại nhóm linh hồn của chúng ta, và
điều đó khiến chúng ta nhớ lại mục tiêu của mình vào đúng lúc đó trong
đời. Chúng ta nhận được những chỉ dẫn về mục tiêu ban đầu của đời sống.
Sau đó, khi thức dậy, chúng ta còn giữ ký ức đó, đôi khi dưới hình thức biểu
tượng’. (6)
Tuy phần đông chúng ta không nhớ đã có những cuộc gặp gỡ như thế,
nhưng phải nhìn nhận rằng chúng ta có thể nhận được sự trợ giúp trong các
giấc mơ. Có thể các nhóm linh hồn là một cách thức khảc để mô tả sức
mạnh tâm lý. Carl Jung phân tích các giấc mơ như một dòng năng lượng
sống. Theo Marie Louise von Franz: ‘Vì thế, khi phân tích các giấc mơ, đoạn
kết cũng quan trọng không kém: Nó cho thấy mục tiêu của dòng năng lượng
sống (…). Tôi nhớ rất rõ phần cuối của giấc mơ (…) và sau đó tôi biết rằng
dòng năng lượng sống đã tiến đến đó, Câu mở đầu của giấc mơ cũng quan
trọng bởi nó cho thấy hoàn cảnh hiện tại, nó cho thấy người đang mơ hiện
đang ở đâu trong cải thế giới hỗn độn này. Tiếp đến là một chuỗi sự kiện,
và câu cuối cùng cho thấy phương hướng trong đó dòng năng lượng trôi
chảy. (7)

NHỮNG CON VẬT, NHỮNG ĐIỀM BÁO VÀ NHỮNG DẤU HIỆU
Biết đọc những dấu hiệu và giải đoản những điềm báo là cổ một thứ còn
bài đảng kể khi chúng ta tìm cách gìn giữ Thế Giới Quan tích cực. Một khi chúng ta bị mất phương hướng, bối rối, có một dấu hiệu giúp chúng ta chặn
đứng trạng thái bất ổn đó. Nó giúp chúng ta làm cho tương hợp ý tưởng của
mình với hàm nghĩa mới chúng ta gản cho cảc dấu hiệu. Một khi nghĩ rằng
mình hiểu được hàm nghĩa, chúng ta có cảm tưởng rằng dòng năng lượng
của mình đang lớn mạnh, rằng một lần nữa chúng ta có một mục tiêu và
chúng ta đang tiến về phía trước.

Con vật xuất hiện vào đầu cuộc hành trình hoặc đầu một giấc mơ sẽ quyết định sắc thái tổng quát.
Trong Mặc Khải Thứ Mười, nhân vật nhận thấy có những con vật đôi khi
xuất hiện trong tầm nhìn của mình, khi mình cần những lời khuyên hoặc
những lời cổ vũ, khuyến khích. Chẳng hạn, khi cần có một quan điểm rộng
lớn hơn hoặc một cái nhìn tổng quát, nhân vật trồng thấy một con chim đại
bàng. Theo truyền thuyết, chim đại bàng tượng trưng cho sự sáng suốt, can
đảm, độc lập, và những thử thách tinh thần. Nhân vật cũng trông thấy hàng
chục con quạ – một sô đậu trên cây, số khác bay vòng quanh. Là những con
vật nắm giữ các qui luật tinh thần, quạ gửi cho nhân vật một thông điệp mở
đầu; Ông hãy nghĩ đến những qui luật tinh thần. Cartaneda, nhà nhân loại
học và cũng là thầy pháp nói rằng thầy ông thường hiện hình dưới dạng con
quạ.
Trong Mặc Khải Thứ Mười, chim cắt cũng có vai trò quan trọng. ‘Chim cắt
là những con vật lanh lợi và hay quan sát, luôn tìm kiếm cơ hội để có một
thông tin, một thông điệp mới. Sự hiện diện của loài vật này khiến chúng ta
phải ngay tức khắc gia tăng cảnh giác. Thường chúng báo cho ta biết rằng
một người đưa tin đang đến. (8)
Trong các văn hoá thổ dân và truyền thuyết cổ xưa, các con vật báo cho ta
biết những thay đổi, cung cấp cho ta những phương hướng, và mang đến
những điều tốt lành. Khi nhân vật chính của Mặc Khải Thứ Mười tìm kiếm những chỉ dẫn, cảm thấy lo âu về các mặc khải, một con thỏ rừng xuất hiện
ở khu rừng, ông ta đã có thể hiểu được ý nghĩa của dấu hiệu đó. Khi nhớ
rằng thỏ rừng là biểu tượng của khả năng sinh sản, của sự phong nhiêu và
đồng thời cũng tượng trưng cho nỗi sợ hãi, nhân vật chính có thể đương
đầu với nỗi sợ của mình và vượt thắng, trong khi biết rằng sự phong nhiêu
hoặc trù phú đó sẽ đến khi ông ta cần.

Các con thú là những khía cạnh tâm lý của chúng ta và chúng ta cần gắn kết với chúng
Trong những nghi lễ khai tâm theo tín ngưỡng truyền thống, sự xuất hiện
của một con thú thường, tượng trưng cho đời sống của người thụ pháp và
cùng là biểu tượng của một biến cố ngẫu nhiên. Nhà phân tâm học MarieLoui.se von Franz viết: ‘Trong mọi huyền thoại và cổ tích mới tôi đã nghiên
cứu, chưa thấy có trường hợp nào mà nhân vật chính không chiến thắng
khi được sự trợ giúp của một con vật hiền lành, tốt bụng.
Ted Andrews giải thích: ‘Tôi đã phảt hiện trong hầu hết các bản văn cổ và
các thần thoại trền thế giới một nội dung mang tính truyền thông liên quan
đến tâm trí của các con vật và niềm tin cho rằng những sức mạnh thần
thánh nói với con người qua giới tự nhiên (…) Không một dân tộc nào
không đề cập đến điều đó
Andrews nhấn mạnh rằng sự tiến cận mang tính khoa học thường đưa
chúng ta đến việc xem xét tỉ mỉ những nhân tố của sự vật. Chúng ta đã đảnh
mất cảm nhận về sự bí ẩn và loại bỏ sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta với
các loài vật.
Mặc khải thứ mười nhắc nhở chúng ta về chiều kích tâm linh của thế giới
tự nhiên trong đó chúng ta đang sống và các suối nguồn trù phú của các chỉ
dẫn mà nó có thể trao cho chúng ta nếu chúng ta chịu mở mắt. Andrews
khẳng định: ‘Cảc loài vật có nhiều điều để dạy chúng ta. Hầu hết các loài vật đều thích nghi và sống còn một cách tuyệt vời. Cả chúng ta cũng cần những
khả năng đó. Phải chăng là điều tuyệt vời khi học hỏi những bí quyết của
chúng? Thế giới động vật cho chúng ta thấy bằng cách nào chúng ta có thể
phát triển tiềm năng của mình (…) Mỗi con vật là một cánh cửa mở vào thế
giới hiện tượng của tâm trí con người. Nhưng phần đông con người không
nhận thức rằng quan điểm của họ đối với cảc động vật phản ảnh quan điểm
của họ về chính họ’. (11)
Andrews khuyên chúng ta hãy mở rộng tầm mắt trước tự nhiên bằng
cách nghiên cứu các hệ động vật, hệ thực vật mà chúng ta nhận thấy năng
lượng sống của chúng được liên kết chặt chẽ với năng lượng sống của
chúng ta. Trong khi hợp nhất với sự trù phú của đời sống, chúng ta gắn kết
một cách trực tiếp với những cổ mẫu lý tưởng và vĩnh hằng – vẫn đang sinh
động qua chúng ta. Theo Andrews: ‘Động vật trở thành biểu tượng của một
sức mạnh đặc biệt của vương quốc tinh thần vô hình đang hiện diện trong
đời sống’ (12). Mỗi con vật đều có tính đặc thù và tinh thần mạnh mẽ. Trong
các xã hội cổ xưa, sự tương hợp với một con vật đặc trưng được gọi là ‘vật
tổ’.
Qua các con vật, Thượng đế gửi cho chúng ta những thông điệp, nếu
chúng ta có đủ nhạy cảm để nắm bắt chúng. Vũ trụ luôn trò chuyện với
chúng ta.
Có thế là, khi mức độ rung động của chúng ta thấp, nếu có một con thú
đang ở trước mặt chúng ta chỉ thấy sự hoàn chỉnh những chức năng sinh
học thông thường của nó. Như trong Mặc Khải Thứ Mười: ‘Khi một nhà
sinh vật học có tính hoài nghi thu hẹp cảc động thái của động vật thành bản
năng, thì ông ta chỉ phóng chiếu những giới hạn mới ông ta đã ấn định cho
con vật. Nhưng khi sự rung động của chúng ta gia tăng, những hành động
của các loài vật mà chúng ta gặp trở nên đồng bộ, bí ẩn và hàm chứa nhiều chỉ dẫn’. (13)

Trong dòng tiến hoá chúng ta tự phát triển những đặc điểm của động vật
Từ những dòng nước bí ẩn của khởi thuỷ, những -phình, thái của sự sống
đã tiến hoá từ loài cả lên loài lưỡng cư, từ loài bò sát lên lớp động vật có vú;
bản ngã của chúng ta, qua những kiếp kế tiếp nhau, đã biến đổi. Hệ quả là
có một ý thức tổng quát có tính tâm linh bao trùm những rung động của các
vương quốc động vật và thực vật – chứ không chỉ vương quốc của con
người.

Sự phát hiện các quan tâm thôi thúc chúng ta nghiên cứu ảnh hưởng của vũ trụ ở những nơi sâu thẳm của chính chúng ta. Chúng ta đã biết rằng bào thai con người phát triển bàng cách gợi lại những hình dạng của loài cá, loài lưỡng cư và những động vật có vú đầu tiên.
Sự phát hiện giúp chúng ta đi sâu vào nguồn gốc của mình và nguồn gốc của chính vũ trụ. (Deepak Chopra, Le corps quantique.)

Khi một động vật xuất hiện trong một giấc mơ hoặc đời sống thật, điều đó
có nghĩa là chúng ta sẵn sàng để đưa thông tin đó vào tâm trí đang thức tỉnh
của chúng ta. Trong khi phát hiện những cội nguồn chung và những mối
liên kết với những chủng loài khác, chúng ta nhận thức về sự cần thiết phải
gìn giữ sự đa dạng phong phú của hình thái và ý thức mà chúng ta xuất
phảt. Như trong Mặc Khải Thứ Mười: ‘Chúng ta muốn chúng tồn tại không
chỉ vì chúng là thành phần của một hệ sinh thái cân bằng, mà vì chúng thể
hiện một khía cạnh của chính chúng ta mà chúng ta cố nhớ lại’. (14)
Những điềm báo khác
Khi chúng ta cầu xin được hướng dẫn, cảm nhận của chúng ta trở nên
nhạy bén hơn. Khi chăm lo những công việc hàng ngày, điều quan trọng là
chúng ta phải để đầy cho bản thân mình một năng lượng sống lạc quan, đầy hy vọng. Chúng ta có thể tình cờ nghe được một câu nói nổi bật, hoặc một
từ đặc biệt nổi bật giữa sự huyên náo của đảm đông, và điều đó chỉ cho ta
một phương hướng.
đã có một truyền thống lâu dài và phong phú về các dấu hiệu và sấm ngữ.
Kinh Dịch của Trung Hoa là một hệ thống ký hiệu để dự đoản cảt hung, và
có thể nó là cuốn sách cổ xưa nhất kiểu này. Kinh Dịch quan sát mọi mẫu
thức của sự sống, từ chuyển động của cảc tinh tú cho đến những quan hệ
con người. Từ việc gieo quẻ, nó cung cấp những lời chỉ dẫn. Nhà tâm lý học
Carl Jung đã bị mê hoặc bởi Kinh Dịch, bởi ông nghĩ rằng các quẻ của nó
phản ảnh những cổ mẫu của vô thức tập thể. Theo R.L.Wing: ‘Nhờ vào
những biểu tượng liên quan đến con người của mọi thời đại và mọi nền văn
hoả, Jung đã thấy bản chất con người và trật tự vũ trụ kết hợp trong vô thức
tập thể. Dịch (hay ‘biến đổi’) trong khi có trong tâm trí một câu hỏi đặc biệt,
là một nghi lễ: bạn phải đồng hoà bản ngả của bạn với hoàn cảnh hiện tại,
trong khi chú ý tới mọi sự đang đồng thời diễn ra trong vũ trụ’. (15)
Các con số cũng là những biểu tượng quan trọng mang lại nhiều thông
điệp nếu ta dành thời gian để nghiên cứu chúng. Các đạo sư thuở xưa đã
dạy rằng mỗi con số đều có những ý nghĩa có thể giúp ta kết hợp với điều
đang xảy ra. Có nhiều giai thoại về những người đã thường thấy một con số
tự nó lặp lại, và điều đó có thể cho thấy một tảc nhân đang hoạt động để mở
ra một cánh cửa mới trong chiều kích tâm linh.
Hầu như bất cứ yếu tố nào cũng có thể chất chứa những ý nghĩa nếu
chúng ta mở rộng tâm trí để đón nhận và chăm chú lắng nghe những thông
điệp của trực giác.

KHAI MỞ CÁC CHIỀU KÍCH

Alice ở xứ thần tiên (nhân vật trong tiểu thuyết giả tưởng của L. Carroll)
đã đến được nơi đó. Các thầy pháp đang tiếp tục thực hiện điều đó – họ đi
vào một chiều kích không gian khác qua một nơi linh thiêng trên trải đất.
Chính cải ý tưởng những nơi linh thiêng gợi lên những đỉnh núi, nơi có
những dòng thác, những hang động, những thung lũng, tiếng sói và tiếng
gió hú, những hòn đả tiên tri và những cánh cửa đưa chúng ta về với những
tổ tiên của mình. Thượng Đế nói với chúng ta qua những tiếng thở dài của
cây xanh, tiếng thì thầm của đả đang phơi mình dưới nắng, những dấu tay
xa xưa và thinh lặng của những người sống trong hang động thời tiền sử,
qua những con đường đất đã bao thế kỷ được dẫm lên bởi những bàn chân
trần của những người đã đi để được thần khí – để được tái sinh trong thần
khí. đã bao lần bạn đã hạnh phúc khi tưởng chừng như đứt hơi trước vẻ
huy hoàng lộng lẫy của một cảnh sắc – một cánh rừng mênh mông, một vách
đả cheo leo ngàn thước? đã bao lần bạn cảm nhận sự hiện diện hùng vĩ của
rừng già? đã bao lần bạn đã phải lặng im bởi tiếng thảc để trên những tảng
đả? Hẳn không mấy khi. Những chốn linh thiêng không cần có lời giải thích,
không cần có bản đồ. Chúng hiện hữu. Bạn cảm nhận chúng và cái nhìn của
bạn mở rộng.

(…) Ngày nay, chỉ một vài nhóm thổ dân biết những địa điểm đó. Họ
vẫn còn có thể cảm nhận quyền năng của những nơi chốn thiêng liêng
là ở trong một điều gì đó còn quan trọng hơn cả vẻ đẹp bề ngoài. Họ
nhận biết lịch sử của những chốn đó là quan trọng, nhưng họ nhấn
mạnh rằng thần khí còn quan trọng hơn. Thần khí tác động lên mọi
chủng tộc, nhưng chỉ những ai có một tâm hồn trong sáng (…) Trong
thiên nhiên, có một số địa điểm đặc biệt có khả năng giúp con người
tiến vào những trạng thái ý thức đã được biến đổi gọi là ‘tâm linh’ do
sự tiếp cận trực tiếp, về tinh thần của nó với con người (James A.Swan, Sacred Places: How the Living Earth Seeks our Friendship).

Kevin Ryerson là một chuyên gia về trực giác, có khả năng tiếp xúc với
những linh hồn xa xưa. Trong những năm gần đây, ông đã hướng dẫn nhiều
người du hành đến những địa điểm linh thiêng ờ nhiều nơi trên thế giới để
thực hiện một sự tìm kiếm và thâm nhập vào điều mà ông gọi là ‘cảnh quan
của giấc mơ’. Kevin giải thích rằng, mục tiêu của sự tìm kiếm đó là giải quyết
những vấn đề thuộc quá khứ, là dành mọi phương diện cho người thụ pháp,
để họ có thể nhận những khải thị về mục tiêu của đời sống, về tương lai, và
hấp thụ sức mạnh sinh động của tâm thức tổ tiên. Trong vùng Seđona,
Arzona, nơi có nhiều mỏm đả mớiu đỏ, có một hẻm vực linh thiêng là Red
Tank Draw. Hình thành một bức tường tự nhiên, những thành vách của
hẻm vực này có các hình ảnh và những biểu tượng được khắc và sơn vẽ. Khi
đi trong hẻm vực, trong sự hoà hợp với ánh mặt trời, người tìm kiếm khải
thị bắt đầu một cuộc khám phá từ lúc mặt trời mọc và kết thúc lúc mặt trời
lặn. Được chọn do nó có những sắp xếp thẳng hàng với cảc phương chính
(đông, bắc, tây, nam), theo Ryerson, hẻm vực này phản ảnh và gìn giữ
những cổ mẫu xa xưa.
Các cổ mẫu xa xưa được thu nhỏ thành một câu chuyện, thu nhỏ vào
chính nó, và bạn phát hiện rằng, tựa như những hình khắc trên vảch đả, đời
sống của bạn không hiện thực khi nó chưa được kể ra như một câu chuyện.
Vào cuối cuộc hành trình, bạn đôi diện với một vảch đả gồm những tảng
đả mớiu đỏ. Là nơi duy nhất trong hẻm vực mà mọi hình ảnh được lặp lại
cung cấp cho bạn một cách nhìn có tính liên kết chặt chẽ. Đây là một không
gian linh thiêng. Du khách học hỏi được điều gì? Ryerson nói: ‘Họ đã biết
được điều mà họ cần biết. Nhiều người nói rằng, sau khi ngang qua hẻm
vực, họ có những giấc mơ ban ngày đầy ấn tượng. Trí tuệ vũ trụ hiện diện
trong hẻm vực và ảnh hưởng đến cuộc sống tinh thần của con người. Điều gì đã được dành cho tổ tiên của chúng ta cũng được dành cho chúng ta’.

RÈN LUYỆN CÁ NHÂN
Thiền định
Hãy chọn một nơi yên tĩnh để bạn có thể an trú và thiền định. Nếu có thể,
hãy tạo ra một không khí thiêng liêng cho nơi này. Hãy chọn một giờ giấc
đều đặn để thiền định – buổi sáng sớm hoặc lúc chiều tối.
Hãy từ tốn ngồi xuống, giữ thẳng lưng, hai bàn tay đặt nhẹ lên đùi, lòng
bàn tay hướng lên trên. Nếu muốn, bạn có thể chọn thế Hoa Sen. Để bắt đầu
buổi thiền định, bạn hãy nhắm mắt lại, chắp hai tay ở phía trên trung tâm
ngực bạn, đều hơi nghiêng về phía trước. Rồi lại đặt hai bàn tay lên dùi, thở
ra trong khi mắt vẫn khép lại hoặc hé mở như hướng xuống đất.
Hãy theo dõi hơi thở của bạn trong khi hít vào và thở ra một cảch đều
đặn. Khi những ý tưởng xuất hiện trong tâm trí, hãy để chúng tự tan biến.
Hãy nghĩ đến hơi thở của bạn. Nếu có một ý tưởng mới xuất hiện trong
đầu, hãy để cho nó trôi đi. Hãy để ý đến từng cảm giác của bạn khi không
khí ngang qua mũi bạn, nâng lồng ngực bạn lên, rồi thoát ra khỏi miệng bạn.
Hãy thư giãn ở mỗi lần hít vào và thở ra. Hãy chú ý buông thả sự căng thẳng
ở những cơ bắp. Hãy tiếp tục theo dõi hơi thở và làm lắng dịu tâm trí,
những cảm giác và sự hít thở. Khi trí tưởng tượng bắt đầu bay nhảy, hãy để
cho nó đi thật xa. Hãy xem tâm trạng của bạn như một đồ vật, và gọi nó
bằng một cải tên như, ‘bận tâm’, ‘buồn bã, ‘hờ hững’, rồi quay trở về với sự
hít thở. Hãy kiên trì và chú tâm trong buổi thiền định bằng cách luôn quay
trở về với nhịp thở. Trong những buổi đầu, bạn hãy giữ thế ngồi này trong
năm phút, rồi sau đó là ba mươi phút hoặc hơn. Hãy kết thúc buổi thiền
định bằng cảch hơi nghiêng đầu về phía trước, hai bàn tay chắp lại. Qua
động tảc đó, bạn biết rằng mình đã sẵn sàng để thâm nhập vào bên trong chính bạn, và đồng thời gửi một thông điệp cho bản ngã: ‘Hãy ngơi nghỉ đôi
chút. Hãy cởi mở để đón nhận một sinh lực cấp cao’
Trên nguyên tắc, thiền định ngay tức khắc đưa bạn trở về với phút giây
hiện tại, khiến bạn ý thức về phương hướng mà những ý tưởng đang lôi kéo
bạn. Thiền định giúp bạn làm dịu tâm trí đang nôn nóng và không ngưng
cảnh giác của bạn. Với thiền định, theo thời gian, bạn sẽ nhận thấy rằng ý
thức về những tình cảm của bạn cũng như mức độ và sự sáng tỏ của trực
giác cũng gia tăng ngay cả khi đầu óc bạn vẫn tiếp tục bay nhảy trong thời
gian thiền định.
Sự chú tâm trong ngày
Để gia tăng sinh lực và làm sáng tỏ những ý tưởng của mình, ngay cả khi
bạn đang ở nơi làm việc hoặc nơi công cộng, hãy dành ra năm phút – có thể
vào giờ nghỉ trưa – để ngồi một cách thanh thản, hai mắt hạ thấp, nhưng
không khép lại. Hãy để ý đến sự hít thở và những cảm giác mà nó gợi lên.
Điều đơn giản đó sẽ giúp bạn hoàn toàn hiện diện trong phút giây ấy.
Để rèn luyện sự chú tâm trong ngày, bạn hãy dành ra năm phút nhìn qua
cửa sổ. Hoặc, một cảch đơn giản hãy ngồi thanh thản ở nơi bạn đang làm
việc và hình dung mỗi nhân tố của bối cảnh, trong khi thở ra sinh lực và
tình yêu thương cho môi trường xung quanh. Làm lắng dịu tâm trí trước
khi thiền định cũng tựa như lau dọn ngôi nhà trước khi khảch đến. Để bắt
đầu thiền định, trước tiên bạn phải ngồi xuống và xua những lo lắng ưu tư
ra khỏi tâm trí. Hãy để ý đến tâm trí, thư giãn nó, cho đến khi nó tuân theo
nhịp hít thở đều dặn của bạn.
Trí tưởng tượng tích cực
Nếu bạn muốn làm gia tăng khả năng trực giác của mình, mỗi khi có một
cảm nhận hoặc một hình ảnh vụt qua tâm trí, hãy củng cố nó bằng cách ghi
lại để lưu giữ những ý tưởng. Để thực hiện một liên kết cảc ý tưởng, hãy bắt đầu bằng cách sử dụng trực giác, sau đó xây dựng một câu chuyện. Hãy
để cho ngòi bút diễn đạt tất cả những gì đang băng qua tâm trí bạn. Đừng
dừng lại, đừng thay đổi điều gì, tiếp tục viết, lấp đầy khoảng hai ba trang
giấy. Sau đó, bạn có thể đọc lại ngay, hoặc để đến vài hôm sau.

RÈN LUYỆN NHÓM
Quán tưởng về sự an bình trên trần gian
Nếu bạn muốn góp sức cho sự an bình trên trần gian, nhưng không biết
phải tiến hành như thế nào thì hãy thực hành phương pháp quản tưởng,
mỗi ngày một lần hoặc mỗi tuần vài lần. Hãy thiền định cho đến khi bạn
cảm thấy thư giãn và lắng dịu. Sau đó, hãy đưa vào tâm trí một hình ảnh an
bình. Một khi đã đạt được một hình ảnh làm cho tâm hồn bạn đầy ắp tình
yêu thương vằ sự sống đích thực, hãy nghĩ đến nó ngoài những lúc bạn
thiền định. Bạn không nên ngạc nhiên khi gặp cơ hội có thể phát triển công
cuộc tạo dựng sự an bình.
Hãy nhớ rằng, sinh lực tiến theo ý tưởng, và tầm quan trọng của một sự
việc là ở sự tập trung của bạn. Hãy tạo ra một hình ảnh thị giác mạnh mẽ
cho điều mà bạn đang quan tâm. Hãy chọn cảc lĩnh vực đang thu hút bạn
nhiều hơn cả và tập trung vào sự thực hiện một cách có hiệu quả hành động
tích cực đó.
Đề tài thảo luận nhóm
Bằng cách nào bạn xử lý những hoài nghi và sợ hãi, khi trực giác hình
như đang gợi lên cho bạn một phương hướng mới? Có chăng một số con vật đã xuất hiện trong đời bạn vào những thời điểm
đặc biệt?

Áp dụng trực giác
1) Hãy luân phiên đón nhận những thông điệp trực giác được phảt đi từ
những thành viên của nhóm. Bài tập này có thể kéo dài từ 5 đến 10 phút cho
mỗi người và khá hấp dẫn. Người tham gia ngồi đối diện với những người
khác, hai mắt nhắm lại, lặng im. Mỗi người chăm chú lắng nghe năng lượng
sống của người kia, rồi nói lên những chỉ dẫn hoặc những hình ảnh tích cực
mà họ nhận được từ người đó. Mỗi người nói lên một cách tự phát theo
những hình ảnh xuất hiện trong tâm trí. Một người giữ nhiệm vụ ghi lại
những dữ kiện được nêu lên. Khi bạn cảm thấy năng lượng sống của mình
đã cạn, hãy để cho người đó nói lên sự chính xác của những thông tin đã
nhận.
2)Hãy sử dụng Kinh Dịch hoặc một phương pháp nào khảc để hỗ trợ cho
trực giác.
3)Viết những cảm nhận ra giấy.

Tác động trên những giấc mơ
Hãy phân tích nội dung của một giấc mơ. Hãy đảm bảo rằng mọi thành
viên của nhóm đều ưa thích tham gia hoạt động này, bởi nếu không sự phân
tích, các giấc mơ sẽ trở nên chán ngắt.
Hãy tìm kiếm thông điệp đang tiết lộ những điều mà bạn không ý thức
trong cuộc sống hiện nay.


CHÚ THÍCH
1. James Redfield, Mặc Khải Thứ Mười
2. Như trên.
3. Redíìeld, như trên, tr. 102-103
4. Thư của Allan Ishac, The Celestine Journal 2y sô 6, tháng Sáu 1995, tr.7
5. Redíĩeld, như trên, tr.106
6. Redfield, như trên, tr.116
7. Marie—Louise von Franz, On Divination and Synchronicity: The
Psychology of Meaningful Chance, Inner City Books, Toronto 1980, tr.80 8.
Redfield, như trên, tr.294 9. Von Franz, sđd, tr.77
10. Ted Andrews, Animal-Speak: The Spiritual and Magical Powers of
Creatures Great and Small, Llewellyn Publications, St. Paul, 1994, tr.IX 11.
Như trên, tr.x 12. Như trên 13. Redfield, sđd, tr.293 14. Như trên, t-r.221
15. R.LAVing, The ỉ Ching Workbook, Doubleday, New York, 1979, tr.7

✍️ Mục lục: Lời tiên tri Núi Andes – Trải nghiệm Mặc Khải thứ 10  👉  Xem tiếp