Lời tiên tri Núi Andes – Bài học – Trải nghiệm

✍️ Mục lục: Lời tiên tri Núi Andes – Trải nghiệm Mặc Khải thứ 10

6. TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÕI BÊN KIA

Trước tiên, hãy để tôi kể cho bạn về trải nghiệm của tôi ở chiều kích khác, chiều kích mà tôi gọi là Cõi Bên Kia. Trong khi, tôi có thể giữ được mức
năng lượng của mình, thì tất cả đều tỏ ra sợ hãi. Tôi đã đến một thế giới lạ
thường, nơi tràn ngập vẻ đẹp và ánh sáng. Tôi vẫn luôn ở một nơi, nhưng
mọi sự bỗng khác hẳn. Chỉ với ý chí, tôi có thể ngoại xuất ở bất cứ nơi đâu
trên trải đất. Bằng cảch quản tưởng, tôi có thế tạo ra mọi thứ tôi muốn.
(Mặc Khải Thứ Mười) (1)

CÕI BẾN KIA LÀ GÌ?
Cõi Bên Kia là nơi chúng ta ra đi và là nơi chúng ta quay về, Theo minh
triết cổ đại, theo những trải nghiệm cận tử (NDE – Near Death Experience)
và sự quay trở về kiếp trước, thì cõi bên kia là ‘nơi’, hay chiều kích, trong đó
ý thức cá nhân của ta tiếp tục hiện hữu giữa những lần tạm trú trên trần
gian. Chúng ta sẽ phát hiện một sự thật quan trọng: sau khi thân thể vật
chất cùa chúng ta đã chết, chúng ta đi vào Cõi Bên Kia. Cải vương quốc đó
không tồn tại, trên những tầng trời, mà ở đây, trên trải đất này, trên một
chiều kích không – thời gian mà chúng ta không thể nắm bắt. Cõi Bên Kia, là
nhà của linh hồn chúng ta khi lìa khỏi thân xác.
Cõi Bên Kia như thế nào là tuỳ thuộc bạn là người thế nào, tùy thuộc vào
điều mà bạn mong đợi từ ý niệm đó. Bối cảnh ban đầu mà bạn gặp trong
lĩnh vực tâm linh có vẻ như đã được hình thành từ những ý tưởng đã ảnh
hưởng đến động thái của bạn. Ở buổi đầu của thời gian tạm trú tâm linh,
bạn còn bị ảnh hưởng bởi điều mà bạn bận tâm trong kiếp sống mà bạn vừa
rời khỏi. Sau đó, nhóm cảc linh hồn của bạn và quyết tâm ‘nhận thức’ đưa
bạn tiến đến những mức độ cao hơn, và tham gia vào kinh nghiệm bước
đầu đang diễn ra trong cõi bên kia.
Trong cuốn Du Hành Ngoài Thể Xác, Robert Monroe mô tả Cõi Bên Kia như là một sức mạnh sáng tạo quan trọng tạo ra năng lượng, tập hợp ‘vật
chất’, và cung cấp những kênh nhận thức và giao tiếp.
‘Ý tưởng của bạn quyết định nhân cách của bạn’ (2). ‘Mục đích của bạn
(du hành vào Cõi Bên Kia là trải nghiệm sự thoát xác) hoàn toàn tuỳ thuộc
vào những động cơ thúc đẩy bạn, những tình cảm và ước muốn sâu xa nhất
của bạn. Ngay cả nếu bạn không – một cách có ý thức – muốn ra đi, thì bạn
cũng không có quyền lựa chọn’. (3)
Theo R. Monroe, có ba yếu tố giải thích cho sự tồn tại trong Cõi Bên Kia –
những hoàn cảnh tương tự như những hoàn cảnh của trải đất. Thứ nhất,
những người đã sống trong thế giới vật lý tạo ra, qua ý tưởng của họ, một
bối cảnh tự nhiên giả lập tại nơi đã mất những cấu trúc của bối cảnh. Thứ
hai, những người yêu thích một số sự vật trong thế giới vật lý tạo lại chúng
theo về ngoài để cải thiện bối cảnh của họ ở nơi mới mẻ đó. Thứ ba, những
hữu thể có trí tuệ cao, ý thức về bối cảnh của Cõi Bên Kia, giả lập một bối
cảnh vật chất – ít ra là tạm thời – bằng cách đưa vào những hình thể quen
thuộc. Bằng cảch đó, họ muốn giảm bớt chấn thương tâm thần trong những
giai đoạn đầu của sự biến đổi, đối với những người rời khỏi thế giới vật lý,
ngay sau cải ‘chết’.(4)
Ở cấp độ đó của Cõi Bên Kia, trải nghiệm sẽ được hình thành từ những
sợ hãi và những ước muốn sâu xa nhất của bạn. Ý tưởng là hành động và
bạn chẳng thể che giấu ai điều gì. Việc tạo vẻ ngoài cho hợp quy cách xã hội
– tâm lý, vốn dạy bạn phải biết kiềm chế những cảm xúc của mình trong
chiều kích vật lý, là điều không còn nữa trong chiều kích tâm linh!

GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP SAU CÁI CHẾT
Những điều mà chúng ta biết về sự trải nghiệm cái chết xuất phát từ nhiều nguồn cơ bản. Một trong những mô tả lâu đời nhất về những giai
đoạn của cái chết là Tử Thư Tây Tạng. Được viết bởi những tu sĩ cao thâm,
những người khẳng định đã có thể nhớ lại lúc linh hồn của họ vượt qua cái
chết và tái sinh, cuốn sách này gồm những mô tả về quả trình đầu thai, của
nhiều thế giới siêu nhiên. Mục đích của cuốn sảch là giúp cho con người
được chết một cách thanh thản, và nó được đọc cho những người đang hấp
hối như một bản đồ chỉ đường cho chuyến du hành mà họ sắp thực hiện.
Tử Thư cũng được viết để giúp cho những người đang sống ‘có ý tưởng tích
cực và đừng níu kéo người hấp hối bằng tình yêu thương và những cảm xúc
đau buồn của họ, để người đó có thể đi vào những cấp độ khác nhau của Cõi
Bên Kia với một tâm trạng thích hợp, thoát khỏi mọi vướng bận gắn liền với
thân xảc’. (5)

VỀ NHÀ
Những người mới đến đã từng ở trần gian, đã trui rèn cho mình một khả
năng lĩnh hội tâm linh, thì có đủ tỉnh táo và sẵn sàng để tham gia vào vô số
hoạt động tâm linh trong chiều kích này. Những ai chưa sẵn sàng để chấp
nhận cuộc sống mới của họ có thể dành thời gian để nghỉ ngơi và trải
nghiệm. Rõ ràng là những lời cầu nguyện đầy thương yêu của người thân
còn ở cõi trần là cho sự chuyển tiếp từ đời sống vật chất sang đời sống tâm
linh trở nên dễ dàng hơn.
Trong Cõi Bên Kia, chúng ta có thời gian để xem xét về những gì mà linh
hồn ta đã đạt được và những gì mà hồn ta đã đảnh mất, về những lỗi lầm và
những thành công của chúng ta trên trần gian. Mức độ chín chắn của chúng
ta là tuỳ thuộc ở cách thức mà chúng ta trở nên có ý thức về mục tiêu thực
sự của mình trên trần gian, Điều mà chúng ta đã học hỏi. Tuỳ theo mức độ đã đạt được, chúng ta
đươc phép vượt qua những cấp nhất định và làm việc với những bậc hướng
dẫn tâm linh.
Trong những thế kỷ sau này, đời sống thường bị thu hẹp vào những gì đã
xảy ra trong thế giới vật lý. Người đã xem cái chết như là sự kết thúc của
hiện hữu, và xem phần lớn thời gian sống như là một bi kịch. Theo quan
niệm này, con người chỉ là một giọt nhỏ những nguyên tố hoá học được cấp
cho một khát vọng tâm linh khiến cho đời sống trở nên dễ chịu hơn, bao lâu
chúng ta còn sống. Chung ta đã loại bỏ mọi hiện tượng tâm linh mà khoa
học không thể giải thích, coi như những ảo giác, hoặc sự lừa bịp. Ngay cả
khi một sự kiện như thế đã thực sự xảy ra, thì chúng ta cho rằng nó quá cá
biệt để nghiên cứu. Chúng ta đặt nó sang một bên để quan tâm đến những
tiến bộ khoa học nhằm kéo dài đời sống và chiến đấu chống bệnh tật. Hầu
hết chúng ta đều đã, một cách ngắn ngủi, có một lúc trong đời, được thấy
giai đoạn chuyển tiếp khi linh hồn rời khỏi cái vỏ thể xảc đế tiến vào một
chiều kích khảc là Cõi Bên Kia. Nhưng Thế Giới Quan của chúng ta thường
duy trì một biên giới vững chắc giữa các thế giới hữu hình và vô hình.
Hiểu biết, chứ không chỉ tín tưởng
Giờ đâv, sự tồn tại của mặc khải thứ mười, hay mức độ thứ mười của ý
thức, đã được chứng minh bởi sự phát triển của những thông tin thực tiễn
về chiều kích tâm linh, được chấp nhận bởi nhiều người. Những sự trải
nghiệm lâm tử (NDE), hoặc ngoại cảm, làm phong phú thêm kiến thức
chung, chuẩn bị cho sự hợp nhất chiều kích vật chất và tâm linh. Những trải
nghiệm đó đưa chiều kích tâm linh vào chiều kích vật lý, và trở thành một
phần của đời sống chúng ta trên trần gian. Trong tương lai, một quá trình như thế sẽ làm gia tăng những khả năng của chúng ta và tạo ra những thay
đổi trong sự tiến hoá.
Chúng ta mãi mãi hiện hữu
Phải chăng sự kiện có thể làm thay đổi đời sống chúng ta hơn cả là hiểu
biết – chứ không chỉ tin tưởng – rằng ý thức của chúng ta sẽ tồn tại nguyên
vẹn sau khi thân xảc đã chết? Như một con bướm, khi chết chúng ta thoát
khỏi cái vỏ kén là thân xác, với đôi cảnh lấp lảnh ngũ sắc. Cái chết không
phải là hư vô. Trong ý thức mới, chết và sống là hai trạng thái của một quá
trình huyền bí, vĩnh hằng.
Nếu muốn hiểu rõ hơn về trải nghiệm đời sống trong toàn thể của nó,
chúng ta không chỉ nhìn nhận có Cõi Bên Kia, mà còn phải một cách có ý
thức, kết nối với chiều kích đó để gìn giữ một Thế Giới Quan tích cực. Sự
thể chúng ta đến trần gian với một mục tiêu sẽ không còn là một hiểu biết
trực giác, mà là một phần của thực tại.

TẠI SAO KHÔNG Ở LẠI CÕI ẤY
Ở cõi bên kia, trong chiều kích tâm linh, chúng ta có thể tưởng tượng bất
cứ điều gì và tạo ra nó, nhưng loại sáng tạo siêu nhiên ấy không trù phú như
trong thế giới vật lý. Chúng ta chọn được sinh ra trong một rung động rất
dày đặc của chiều kích trần gian, để có thể đảnh giá đầy đủ thế giới vật chất
và biết những hậu quả của hành động của chúng ta. Mặc khải thứ mười
giúp ta nhớ đến những nguyên nhân khiến ta đến trần gian.
Trong Mặc Khải Thứ Mười, nhân vật Will nói: ‘Tôi học cách sử dụng sự
quản tưởng một cách chính xảc như nó được sử dụng trong Cõi Bên Kia và, trong khi làm điều đó, chúng ta hài hoà với chiều kích tâm linh. Mỗi người
chúng ta là một lò luyện đan biến năng lượng thành những hành động, và
hợp nhất hai chiều kích.
HỢP NHẤT NHỮNG CHIỀU KÍCH
‘Bước đầu tiên đối với con người là tiếp cận với điều mà họ gọi là Cái
Chưa Biết, sao cho sức mạnh đó bắt đầu tảc động theo hướng có lợi. Sức
mạnh đó là một trong những lực mãnh liệt nhất của vũ trụ. Một khi các linh
hồn đang ở phía vô hình của hàng rào lý tưởng kết hợp vời những linh hồn
đang thành tâm làm cho ý tưởng của tha nhân phát triển trên trần gian, thì
sức mạnh đó là hầu như vô hạn’(6) Đó chính là sự hợp nhất những chiều
kích đã được nêu lên bởi mặc khải thứ mười.
Khả năng giao tiếp giữa các chiều kích phải được phục vụ cho lợi ích của
nhân loại, và quả là một lãng phí đảng tiếc nếu không sử dụng nó…’..
Thượng Đế muốn ý chí của Ngài được sử dụng và phát triển ở mức tối đa
để tấm mớin ngăn che giữa hai thế giới được gạt bỏ và tất cả trở nên một.
Ngay cả khi một số người vẫn tiếp tục đầu thai xuống trần thế vào lúc đó, họ
sẽ tuỳ ý đối thoại với những người đã qua đến giai đoạn tiếp theo. Người ta
càng nghĩ đến vấn đề đó với một tinh thần cởi mở, thời đó sẽ đến nhanh
hơn. Đầu óc càng khép kín, quá trình càng chậm hơn. (7)
Mỗi phút giây của đời sống trên trần gian này là quan trọng không chỉ vì
nó cho ta cơ may nhận biết sự trù phú của chiều kích tâm linh, mà còn vì nó
cho ta cơ hội yêu thương. Nó giúp ta phục vụ kế hoạch của vũ trụ và kết nối
với những rung động mang tính tâm linh. ‘Sự hiện diện trên trần gian chuẩn
bị cho con người giai đoạn đó của đời sống; và dĩ nhiên, chúng tôi chuẩn bị
cho giai đoạn kế tiếp của chúng tôi. Vì thế, chúng tôi rất quan tâm đến việc giúp đỡ những người khác trong chiều kích này. Điều đó là một phần của sự
phát triển tâm linh của chúng tôi, và bạn làm cho chúng tôi chậm trễ khi bạn
không chịu sẵn sàng’. (8) Chính chúng ta, trên trần gian này, phải theo đuổi
mục tiêu đó. Khải niệm cổ mẫu có tính chất lý tưởng và vĩnh hằng của sự
hợp nhất, lực đẩy tâm linh hoá thế giới vật chất, là cơ sở cho nhận thức mới
của chúng ta. Một khi xã hội đã hấp thụ đầy đủ ý tưởng cho rằng thế giới vật
lý và thế giới tâm linh phải được hợp nhất thì lúc đó sự thể hiện sau cùng
của Thế Giới Quan sẽ được đảm bảo.
NHỮNG TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI VỪA QUA ĐỜI
Trong cuốn Trên Dường Đến Omega, Kenneth Ring, một trong những nhà
nghiên cứu về trải nghiệm lâm tử (NDE) kể lại câu chuyện của một người bị
tai nạn và suýt chết.
‘(…) Điều đầu tiên mà tôi nhận thấy, đó là tôi đã chết. Tôi bềnh bồng
trong không gian bên trên thân xác tôi. Điều đó hình như chẳng làm tôi
buồn phiền chút nào. Tôi đã thực sự chết, nhưng tôi không thấy bối rối. Tôi
có thể bay lượn một cách dễ dàng. Điều đó mang đến cho tôi một niềm vui
lớn lao. Sau đó, tôi thấy có một vùng tối ở phía trước. Khi tiến đến gần, tôi
nghĩ đó là một đường hầm. Không do dự, tôi tiến vào, và bay lượn ở trong
đó. Tôi thấy ở xa xa một vùng ảnh sảng hình tròn, và nghĩ rằng đó là cuối
đường hầm (…). Đó là một thứ ánh sáng khiến ta sợ (…) nhưng cũng thật
tuyệt vời. Tôi thấy mình đang ở trong nhiều khung cảnh khảc nhau, nơi mọi
thứ hình như được soi sáng bởi cùng một thứ ánh sáng, và tôi thấy có khá
nhiều người. Ở đằng xa, tôi thấy cha tôi, đã qua đời từ hai mươi lăm năm nay. Dĩ nhiên, tôi cũng nhận thấy mọi người đều tỏ ra thương cảm. Tình
yêu thương ở đây tạo ra một cảm xúc lạ lùng nơi tôi, vì tôi biết nơi này
chẳng có gì khảc ngoài tình thương yêu’. (9)
Những người không nhận ra rằng mình đã chết
Ngay sau khi qua đời, một người có thể không nhận ra rằng mình đã chết,
nhất là khi cái chết diễn ra một cảch đột ngột. Khi chúng ta chết, chúng ta
vẫn còn cảm thấy mình đang trong một thể xác, và sở đĩ như thế là vì sức
mạnh của những thói quen thuộc tâm trí.
Một số người nấn ná
Đôi khi những người quá cố lang thang ở những nơi ưa thích của họ,
trong chiều kích trần gian, một vài ngày, hoặc nấn nả để nhìn gia đình và
bạn bè trong tang lễ. Vì cảm thấy mất mát hoặc quyến luyến thái quá, nên
một số linh hồn không hoàn toàn rời khỏi chiều kích vật lý. Họ lang thang,
lai vãng, thường xuyên lui tới một số nơi trên trần gian – thải độ đó làm
chậm tiến trình đảnh giả về kiếp sống vừa qua của họ trong thời điểm Xem
Xét Lại Cuộc Đời. Trong những lần thoái lui về kiếp trước, một số người
chứng kiến những cảnh lộn xộn hỗn mang – trong một thế giới lờ mờ nơi
các sinh linh còn quá gắn bó với thế giới vật lý.
Những giai đoạn và cấp độ
Sau một thời gian, linh hồn cảm thấy bị thúc đẩy thực hiện một chuyến
du hành ngang qua những cấp độ trải nghiệm khác biệt.
Theo nhiều nhân chứng đã nêu ra những chi tiết giống nhau đến lạ lùng, thì các linh hồn vượt qua nhiều cấp độ trong lĩnh vực siêu nhiên. Tuỳ theo
mức độ phái triển, mỗi linh hồn xảc định cấp độ mà nó sẽ đến hoặc sẽ ở lại
trong một thời gian.
Ở cấp độ thấp, có những vùng hỗn mang và tăm tối, nơi những âm thanh
khủng khiếp (những tiếng nổ, những tiếng gào thét không giống giọng
người), những sinh linh quái dị – những cá nhân bị bế tắc trong đau khổ
hoặc buồn phiền, những linh hồn bị đoạ đày. Chính ở những nơi này mà
chúng ta không ngừng tái diễn các ám ảnh của mình.
Vương quốc của những ý tưởng là một nơi êm đềm và thú vị. Một số
người đã kể rằng, khi họ lần lượt vượt lên những cấp độ của hiện hữu, thì
cơ thể họ trở nên nhẹ và trong sảng hơn.
Những nơi khảc thì còn đẹp hơn vương quốc của những ý tưởng, và
được soi sáng bởi những ánh sáng nhiều màu sắc. Thường là những người
thân đã quả cố của chúng ta ngụ ở những cấp độ cao đó, vì họ đã thực hiện
xong giai đoạn chuyển tiếp đến thần khí. tâm linh càng trở nên trong sáng,
thì càng cảm thấy hạnh phúc và mong ước tham gia vào một kinh nghiệm
mới và một phát triển mới.
XEM XÉT LẠI CUỘC ĐỜI LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT ĐỂ HẤP THỤ KINH
NGHIỆM CỦA CHÚNG TA VỀ ĐỜI SỐNG
Theo hàng trăm tường thuật về trải nghiệm lâm tử (NDE), người ta thấy
cuộc đời của họ diễn lại một cách rất nhanh trước mắt. Họ thấy lại rất rõ
từng sự kiện có ý nghĩa của kiếp sống mà họ sắp rời xa. Chỉ trong vài giây
hoặc vài phút, họ thấy lại những thời điểm đảng kể nhất của hàng chục năm
trước đó. Sự lặp lại ngay tức khắc của kiếp sống khiến họ có thể đo lường
khả năng yêu thương của mình, và mức độ hiểu biết đã đạt được. Thường những người đó kể rằng họ muốn ở lại vương quốc tâm linh, nhưng do
muốn yêu thương nhiều hơn, hoặc do biết rằng chưa hoàn toàn đạt được
mục tiêu của đời mình, nên họ quyết định tiếp tục cuộc sống trên trần gian.
Xem xét lại cuộc đời sẽ làm thay đổi mọi sự khi ta trở lại trần gian
Hầu hết những tường thuật về trải nghiệm lâm tử đều cho biết người
chết phải chịu một sự thay đổi triệt để. Raymond Moody mô tả bằng cách
nào sự xem lại, dẫu ngắn ngủi, những sự kiện đảng kế của một kiếp sống, có
thể làm thay đổi những giá trị và động thái của một người trong suốt phần
còn lại của cuộc đời người đó. Sự xem xét lại cuộc đời thường là – nhưng
không luôn luôn – có sự hiện diện của một ‘hình thể sáng chói’. ‘Nói chung,
những trải nghiệm có sự ‘hướng dẫn’ quá trình Xem Xét Lại Cuộc Đời, sẽ là
những trải nghiệm mãnh liệt. Tuy đột ngột, điều đó xảy ra khi một người
‘qua đời’ thực sự, hoặc khi ta kề cận với cái chết’. (10)
Trong một cuốn sách về đề tài này là Exploring Reincarnation (Khảm plỉá
sự tái sinh), nhà tâm lý học Hà Lan Iians Ten Dam đã xem xét nhiều thông
tin rút ra từ những nghiên cứu lâm sàng. Theo ông, người ta đã nghĩ đến
những mục tiêu của cuộc đời “khác một cách lạ thường với điều mà họ đã
thực hiện. Chẳng hạn, một người ‘trở về’ khẳng định rằng mục tiêu chính
của đời mình sẽ là học cười, vì ớ những kiếp trước đã quá nghiêm nghị.
Một người khảc thì đã tích luỹ rất nhiều của cải, nhưng chết trong nghèo
khổ và đã hiểu rằng sự giàu có cũng như nghèo khổ không quyết định tính
cảch con người”. (11)

SỰ HIỂU BIẾT TRỰC TIẾP

Trong hầu hết cảc trường hợp tiếp cận với những chiều kích tâm linh,
người ta phát hiện những hiểu biết trực tiếp như: ‘Tôi cảm nhận có sự hiện
diện của mẹ tôi nhưng tôi biết chưa phải lúc để chết’; ‘Tôi biết đó là cha tôi’;
hoặc ‘Tôi biết rằng lẽ ra tôi phải tử tế hơn. Ngay cả khi chiều kích tâm linh là
một nơi đầy yêu thương đối với chúng ta, chúng ta vẫn tiếp tục tải sinh để
trải nghiệm sự bất trắc dữ dội của đời sống trong chiều kích vật lý. Ở Cõi
Bên Kia, hầu hết những linh hồn đã tiến bộ qua nhiều kiếp sống khẳng định
rằng họ trực giác rằng mình bất tử. Người ta phát hiện rằng mình có một
linh hồn, và linh hồn đó muốn có những trải nghiệm cá biệt và đạt đến
những mục tiêu nhất định.
Luôn có sự bù trừ
Trong cuốn Only Love is Real (Tình yêu duy nhất là thực tại), Brian
Weiss thuật lại câu chuyện của Pedro một trong những bệnh nhân của ông.
Pedro đã đến gặp ông do tâm trạng tuyệt vọng sau cái chết của người anh.
Những hồi hướng của Pedro về những kiếp trước cho thấy những lựa chọn
đảng kể, mang lại những hiểu biết quan trọng. Trong một kiếp đời, gia đình
Perdro đã buộc anh trở thành tu sĩ. Anh đã không muốn rời xa người phụ
nữ anh yêu. Nhưng, do không thể cưỡng lại quyết định của gia đình, nên
Pedro đành phải vào tu viện. Trong lần hồi hướng về kiếp trước, Pedro phát
hiện tu viện trưởng chính là người anh vừa qua đời khiến mà Pedro rất đau
buồn trong kiếp sống hiện tại.
Khi Brian Weiss hỏi anh đã học được điều gì trong kiếp đó, Pedro đảp:
“Tôi đã biết rằng sự tức giận là vô nghĩa. Nó vò xé tâm hồn. Cha mẹ tôi
(trong kiếp đó) đã làm điều mà họ cho là tốt đẹp đối với tôi và đối với họ.
Họ không hiểu tôi và không cho tôi quyết định cuộc đời tôi. Tôi đã thuận theo những người khác. Làm thế nào tôi có thể xét đoản hoặc thù oán họ
khi tôi hành động như họ? Chính vì vậy, việc tôi tha thứ cho họ là điều quan
trọng. Tất cả chúng ta đều thực hiện những hành vi mà chúng ta lên án ở
những người khác. Hẳn tôi đã không gặp tu viện trưởng, nếu tôi đi theo con
đường mà tôi mong muốn. Luôn có sự bù trừ, từ ân sủng và từ lòng nhân từ
– chỉ cần ta tìm kiếm chúng. Nếu tôi cay đắng và thù oán, nếu tôi đã không
ưa thích đời tôi, thì hẳn tôi không tìm thấy tình yêu thương”. Sau khi đã gặp
người anh trong sự hồi hướng về kiếp trước. Pedro khám phá ra rằng linh
hồn là bất tử, và rằng, vì Pedro đã yêu thương anh mình và đã sống với anh
trong kiếp đời này, nên họ sẽ lại gặp nhau sau này. Như vậy, nỗi buồn của
Pedro bắt đầu nguôi ngoai.
Trong một kiếp sống khảc, tôi đã hành xử tệ hại. Tôi đã không nghe theo
trải tim mình. Tôi đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng. (12)
XEM XÉT LẠI CUỘC ĐỜI TRƯỚC KHI QUAY VỀ CHIỀU KÍCH tâm
LINH
Mặc khải thứ mười chỉ ra rằng càng lúc người ta càng muốn xem xét lại
những tiến bộ của linh hồn mình, khi họ đang sống trong than xác vật chất
của họ thay vì chờ sang bên kia thế giới để làm điều đó. Nhờ vào thiền định,
quản tưởng, những giấc mơ, hoặc những thần cảm, chúng ta bắt đầu nhìn
thấy chính mình từ một quan điểm rộng lớn hơn của sự phát triển tâm linh.
Hầu hết chúng ta đã tự hỏi:’ Cho đến nay tôi đã học được gì, bằng cách
nào tôi đang hiện thực hoá Tầm Nhìn Khai Sinh của tôi? Tôi đang tiến triển
theo hướng nào? ‘Ý thức cá nhân càng gia tang, chúng ta càng hiểu rõ điều
gì là thực sự khả thi, và chúng ta dang thực sự là ai. Lúc đó chúng ta xây
dựng những nền tảng và quyết định hành động của mình.

NHẬN BIẾT SỰ TỔN TẠI CỦA CÕI BÊN KIA
Khi một người kinh qua trải nghiệm lâm tử, hoặc liên lạc được với một
người thân đã qua đời, tìm cách mô tả điều đó với người khảc, thường gặp
những phản ứng lãnh đạm hoặc một thải độ hoài nghi. Và hệ quả chỉ là nỗi
buồn Chẳng hạn: ‘Khi tỉnh dậy, tôi kể về điều đã xãy ra, nhưng mọi người
khuyên tôi nên im đi vì đó là chuyện do tôi tưởng tượng, hoặc: Tôi không
muốn kể lại cho những người xung quanh. Khi bạn kể ra loại trải nghiệm d
đó, người ta nhìn bạn như thể bạn là một kẻ mất trí’ (13). Dẫu thế giới tâm
linh là một phần không thể tách rời của thế giới quan của hầu hết các nền
văn hoả, nhưng đối với đa số, chiều kích tâm linh bị thu hẹp vào những mê
tín dị đoan.
Mặc khải thứ mười nhắc nhở rằng sự tồn tại của một chiều kích tâm linh,
trong khi ta đang đầu thai trong một dạng thức vật chất, là mục tiêu cao
nhất của hình xoắn ốc tiến hoá. Bill và Judy Guggenheim, tác giả của cuốn
Hello from Heaven (Lời chào từ Thiên đàng), ước tính có, ‘năm mươi triệu
người Mỹ đã một hoặc nhiều lần giao tiếp với những người đã chết’ – nghĩa
là năm lần nhiều hơn con số những người đã trải nghiệm lâm tử (14). Theo
Raymond Moody, những người đã kề cận cái chết rồi sau đó sống lại,
thường nghĩ rằng trường hợp của mình là duy nhất. Nhưng họ cảm thấy
nhẹ nhõm khi biết rằng hiện tượng đó không quả hiếm hoi.
Mặc khải thứ nhất dạy chúng ta rằng, một lượng tới hạn (để gây ra phản
ứng dây chuyền) những cá nhân sáng suốt phải được hình thành để cho sự
thay đổi là chuyển mọi tâm thức. Trước khi thông tin đó được truyền đạt,
phải có đủ một số lượng người cảm nhận thực tế về sự tồn tại của kiếp sau.
Chiều kích tâm linh sẽ phải trở thành một ý tưởng được mọi người công nhận’.
Mặc khải thứ mười gợi ý rằng Cõi Bên Kia sẽ cung cấp cho chúng ta một
lượng thông tin ngay khi có đủ một số lượng người sẵn sàng tin vào điều
đó. Nhưng nếu chỉ số sợ hãi trong Thế Giới Quan là quá cao, sẽ ngăn trở
nhân loại thăm dò minh triết thần thánh. Nhiều cuộc xung đột trên thế giới
có thể gây ra tâm trạng hoài nghi về một quá trình tiến bộ tâm linh. Hãy nhớ
rằng sự phát triển của ý thức diễn ra theo từng đợt. Chúng ta là một giọt
nước của những con sóng đó. Và cũng tạo nên những con sóng, Chúng ta sẽ
hoàn thành, tất cả những gì có thể trong thời kỳ lưu lại của chúng ta trên
trần gian.

ĐẦU THAI
Đầu thai là ý tưởng cho rằng linh hồn của chúng ta, ý thức trường cửu
của chúng ta, tái sinh trong nhiều kiếp sống để học hỏi, phát triển và tiến
hoá. Những hiểu biểt về sự tái sinh của chúng ta xuất phát từ những chủ
thuyết tôn giáo và những giáo huấn bí truyền, từ những hồi ức tự phát về
kiếp trước, từ những người mà, nhờ vào một tâm trí phát triển, nhận được
những thông tin siêu linh.
Hồi ức tự phát về những kiếp sống khác
Hồi ức tự phảt thường xảy ra bất ngờ khi chúng ta nhận ra một địa điểm
hoặc một người từ cải nhìn đầu tiên. Nhưng, những ai đang tiến hành
những nghiên cứu về tiền kiếp, như Hans TenDam, tin rằng cảm giác đã
thấy, cảm giác sống lại một giai đoạn quá khứ, không đủ chứng tỏ đó là hồi
ức về một kiếp khảc. Nhưng những sự thu hút ngay tức thì, như tiếng sét của tình yêu đích thực, là điều có thể cho thấy một quan hệ trong kiếp
trước.
Một hồi ức tự phát cũng có thế được gây ra bởi một đồ vật, một hình ảnh,
hoặc một hoàn cảnh tương tự, một thử thách về lý trí hay tình cảm trong
những tình huống hiếm khi xảy ra. Để có hồi ức tự phát về những kiếp sống
khảc, người ta không cần phải tin có sự đầu thai.
Những dấu chỉ thuộc thể chất, những thói quen và khuynh hướng
Những kiếp sống đã qua để lại nhiều loại dấu chỉ về nhân cách của chúng
ta trong kiếp sống hiện tại: một dấu vết trên cơ thể, một thói quen cá biệt,
những khả năng đặc biệt, và những thải độ cứng nhắc trong đời sống có vẻ
như không xuất phát từ gia đình hiện nay của chúng ta. Đôi khi, có người
bỗng nhớ đến một vết thương trong kiếp trước bởi nó được biểu hiện bởi
một dấu vết trên cơ thể từ khi chào đời.
Những sở thích của ta cũng có thể cho ta những dấu chỉ về kiếp trước của
mình. Trong cuốn Exploring Reincarnation, TenDam nêu lên rằng, ở trẻ em,
một lối ứng xử rất cá biệt có thể là dấu chỉ về một kiếp trước.
Khoảng cách giữa hai kiếp sống
Các nhà nghiên cứu cho biết khoảng cách giữa hai kiếp sống kế tiếp nhau
trên trần gian có thể thay đổi từ vài năm đến vài trăm hoặc vài ngàn năm.
Linh hồn càng ít trải nghiệm trong chiều kích vật chất, thì ta càng thường
xuyên đầu thai để học hỏi. Theo những nghiên cứu được TenDam nêu lên,
những khoảng cách trung bình là từ sảu mươi đến tảm mươi năm trần gian.
Linh hồn có thể chọn lựa sự đầu thai nhằm hoàn tất một sứ mệnh trong một giai đoạn cá biệt của sự phát triển.
Hans Ten Dam đã xem xét nhiều bản văn viết về sự thoái lui vào những
kiếp trước và đã tiến hành nghiên cứu những người có trải nghiệm đó.
TenDam nêu lên ba sơ đồ và những nguyên nhân khác nhau của đầu thai.
Đôi khi, những tầng lớp đó xếp chồng lên nhau, đôi với cùng một con
người.
Tầng lớp thứ nhất – Chu kỳ ngắn
Theo cảc tường thuật về hiện tượng thoái lui vào những kiếp sống đã
qua, những thành viên của nhóm linh hồn đó quay trở lại trần gian trong
khi hầu như đã quên thời gian lưu lại của họ trong chiều kích tâm linh. Như
vậy, họ không có nhiều chỉ dẫn về kiếp sống mới của họ, và không hề nhận
được những lời khuyên. Theo lời kể của những người đó, khi chào đời, họ
có cảm giác một lần nữa bị hút vào đời sống mới không suy nghĩ nhiều, nhất
là khi kiếp trước ngắn ngủi. Khao khát có những trải nghiệm mới, những
người đó chỉ học những bài cơ bản về đời sống trên trần gian, và không ý
thức nhiều về mục tiêu tâm linh của họ. Không có dự kiến thuộc về sự sinh
tồn, đời sống mới của họ không mấy bị ảnh hưởng bởi động cơ thúc đẩy
sâu sắc nhằm đạt đến một mục tiêu. Sau những khoảng cách ngắn, mỗi lần
quay về trần gian thường tiếp nối liền kề lần trước, về mặt thời gian cũng
như không gian.
Tầng lớp thứ hai – Những người khao khát hiểu biết
Trái với sự đầu thai tự nhiên, không tự nguyện, của Tầng Lớp Thứ Nhất,
những thành viên của Tầng Lớp Thứ Hai chọn quay trở lại Trải Đất, Họ suy nghĩ nhiều về hoàn cảnh sẽ cho họ những điều kiện tốt nhất để học hỏi và
phát triển. Một số chân sư cho rằng, khi linh hồn ta phát triển và trưởng
thành thì ta có quyền nghĩ ra một dự kiến về đời sống khi ta tạm trú trong
Cõi Bên Kia. Dự kiến đó hay Tầm Nhìn Khai Sinh xảc định những mục tiêu
cho sự phát triển của ta về sự thiết lập những quan hệ thuộc nghiệp báo.
Theo những trường hợp hồi hướng về những kiếp trước được TenDam
nghiên cứu, ta thấy lại kiếp trước của mình (Xem Xét Lại Cuộc Đời); ta gặp
một số linh hồn hướng dẫn cũng như nhóm linh hồn đế xin lời khuyên; ta
thấy trước một số tình huống và một số linh hồn mà ta sẽ gặp (xe thị kiến
của Maya trong Mặc Khải Thứ Mười); và ta ý thức về giai đoạn tạm trú.
Khoảng cách giữa hai kiếp sống của tầng lớp này là khoảng sảu mươi năm.
Tầng lớp thứ ba hay tầng lớp toàn diện
Như cảc thành viên của Tầng Lớp Thứ Hai, những thành viên của Tầng
Lớp Thứ Ba bàn cãi một cách có ý thức trong khi họ lưu lại trong Cõi Bên
Kia. Tuy nhiên, ở mức độ đó của sự phát triển, người ta thường đã trả hầu
hết những món nợ thuộc nghiệp báo của họ. Đươc tự do hơn để, một cách
có lợi nhất, sử dụng những xu hướng và những khả năng đã phảt triển
trong nhiều trăm năm hoặc nhiều ngàn năm trước, những người của tầng
lớp thứ ba quay lại trần gian để mang đến một đóng góp quan trọng cho sự
tiến bộ của nhân loại. Họ có những mục tiêu để làm việc cho một dự án lớn
lao hơn. Họ biết rằng sự lưu lại của họ trên trần gian là có một mục đích, và
cổ một sự kết nối thiêng liêng. Được thúc đẩv bởi sự hiểu biết đó, họ làm
nảy sinh nhiều cơ hội và nhiều thảch đố. Đôi khi có những hoàn cảnh cực
đoan khiến họ phải rút ra những tiềm lực nội tại của họ. Họ phải buồn khổ,
đớn đau, họ cũng biết đến sự ngây ngất vì sung sướng, nhưng luôn có những nỗ lực kiên trì. Họ nhận được nhiều lời khuyên của nhóm linh hồn
của họ, của bản ngã cấp cao của họ. Khi thì họ là những người bình thường,
tích cực, khi thì họ là những chân sư có uy tín đặc biệt. Theo những giáo lý
Phật giáo, các bậc Bồ Tát, xuất hiện theo một lịch trình nhất định, nhằm
đảm bảo sự trở lại theo kỳ hạn của những người đã giác ngộ (15). Thời gian
trung bình giữa hai kiếp sống trong Tầng Lớp Thứ Ba là 230 năm.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÓM LINH HỒN
Bảy nhân vật của cuốn Mặc Khải Thứ Mười đều liên quan đến một dự án
chung: Họ phải chặn đứng những thí nghiệm gây tai hoạ, điều đó khiến họ
nhớ đến những mối liên hệ trong quá khứ giữa họ và những vấn đề chưa
được giải quyết của riêng họ. Do đã biết những chỉ dẫn dạy mặc khải thứ
chín, họ kết nối với một rung động cấp cao để có được những lời khuyên
của những linh hồn đang trong chiều kích khảc và đang giữ Tầm Nhìn Khai
Sinh của họ với hy vọng họ sẽ trở nên hiểu biết. ‘Chúng tôi nối liền với họ.
Họ biết chúng tôi, chia sẻ Tầm Nhìn Khai Sinh của chúng tôi và đi cùng suốt
cuộc đời chúng tôi. Sau đó, trong chiều kích khác, họ ở cạnh chúng tôi khi
chúng tôi nhìn lại kiếp sống của mình. Họ như bồn chứa những hồi ức, gìn
giữ những thông tin về những giai đoạn khác nhau của sự tiến hoá của
chúng tôi (…) khi chúng tôi đang trong Cõi Bên Kia, và khi chúng tôi trở về
với chiều kích vật chất, thì sẽ hợp lại với nhóm linh hồn đang hỗ trợ và đạt
được sức mạnh. (16)
Mặc khải cho chúng ta biết rằng, nếu những nhóm linh hồn của chúng ta
không gửi đến cho chúng ta những trực giác – xuất phát từ một nguồn
thiêng liêng – thì sẽ gửi đến cho chúng ta năng lực bổ sung, và nâng tâm trí
chúng ta lên đế chúng ta nhớ lại một cách hữu hiệu hơn về những gì mà chúng ta đã biết. Những nhóm linh hồn đó luôn gửi đến chúng ta năng lực
và hy vọng rằng, chúng ta sẽ nhớ ra Tầm Nhìn Khai Sinh của mình. Cảc cư
dân của chiều kích tâm linh, đến lượt họ, sẽ chuyển giao sở thích của họ về
những đề tài tri thức cho những người đang sống trên trần gian’ (17). Theo
TenDam và những nhà nghiên cứu khảc: ‘Trong số những người đã kể rằng
họ đã xin những lời khuyên trước khi chào đời, thì trên 60% đã được hơn
một người khuyên, và một số thì được cả một nhóm người khuyên’. (18)
Những hồn đồng điệu hay những hồn lạc lõng?
Một số người nghĩ: ‘Làm thế nào tôi có thể phân biệt những linh hồn lạc
lõng lang thang trong chiều kích trần gian với nhóm linh hồn của tôi? Sự
khác biệt đó là những linh hồn lạc lõng thiếu năng lực, không thế rời khỏi
chiều kích trần gian, cũng chẳng thể hợp lại với chiều kích tâm linh. Vì lý do
này hoặc lý do khác, họ bi mắc kẹt trong một số sơ đồ tâm trí, và sẽ tìm cách
thu hút năng lượng của chúng ta.
Đôi khi, linh hồn hướng dẫn bạn hoặc nhóm linh hồn của bạn sẽ cho bạn
biết những người đang hỗ trợ bạn bằng cách cho bạn năng lượng và chỉ ra
những người đang tìm cảch lấy đi năng lượng của bạn để làm cho bạn mất
tự tin và mất khả năng hướng về chính mình.
Những sự tin chắc, những lời khuyên lạ thường
Kenneth Ring đã kể câu chuyện về Stella, một phụ nữ có những thay đổi
quan trọng trong nội tâm sau khi tuân theo những chỉ dẫn của một thị kiến.
Được nhận làm con nuôi sau khi chào đời, Stella đã lớn lên trong một gia
đình theo trào lưu chính thống. Sau đó, bà kết hôn và phải gánh vác những trách nhiệm gia đình. Bà được coi là một người kín đảo, và hay giúp đỡ
người khác. Một thời gian ngắn trước khi có trải nghiệm lâm tử, trong
thảng Sảu 1977, Stella đã gặp một sự việc mà ta có thể gọi là một thị kiến.
Lúc đó, bà đang nằm trên giường, nhưng trước khi ngủ, bà trông thấy một
loạt những chữ viết bằng một thứ ngôn ngữ lạ. Một thời gian dài sau khi
xảy ra trải nghiệm lâm tử (NDE), Stella phát hiện đó là những chữ của tiếng
Do Thải, có nghĩa ‘ở bên kia điểm tụ’ (19)
Trong trải nghiệm lâm tử, Stella đã gặp một hữu thể ánh sáng: Tôi có cảm
tưởng đấng đó có hai khuôn mặt trong một, Đó là một khuôn mặt đẹp, phản
ảnh sự an bình, và ánh sáng soi tỏ những nét trên khuôn mặt đó; nhưng
đồng thời khuôn mặt như có vẻ bị bầm dập. Có thể nói, ở một bên, khuôn
mặt đó đã không còn hình dạng. Phía đó thể hiện sự đau đớn, trong khi phía
kia thì hoàn toàn thanh thản.
Ring hỏi: ‘Đấng ấy có truyền đạt cho bà một thông điệp nào không?’
– Có. Đấng ấy nói rằng tôi đã được gửi xuống trần gian để đạt một mục
tiêu. Tôi phải mang theo những – kiến thức đặc biệt. Còn có một đời
sống sau khi ta chết, một đời sống rộng lớn hơn.
– Bà có biết lai lịch của đấng ấy?
– Tôi không khi nào thắc mắc về lai lịch của người khác.
– Tự thâm tâm, bà đã nghĩ gì?
– Tôi cảm thấy đấng ấy cũng có một mục tiêu. Tôi không biết gì về đấng
ấy nhưng, tôi nghĩ đấng ấy sẽ chuyển giao một kiến thức, một tri thức
mới cho nhân loại…7. (20)
Hữu thể ảnh sảng đã nói vói Stella rằng bà là người Do Thải nhưng hoàn
toàn không biết điều đó, chỉ cho bà một phương cảch để hiểu hoàn cảnh.
Sau sự kiện, Stella điều tra về dòng họ của mình. Nhưng sự tìm kiếm những
dấu chỉ của bà đi vào ngõ cụt. ‘Và tôi đã hỏi đấng ấy: ‘Tôi đã làm tất cả những gì cần thiết, nhưng chẳng tìm thấy một tư liệu nào; Vậy, hãy giúp
tôi’. Sau đó, tôi quay lại thành phố và vào một quán ăn. Trời đã tối tôi cố
nghĩ ra một cách thức khảc đế giải quyết vấn đề. Có hai viên cánh sát ngang
qua chỗ tôi ngồi để ra cửa, và tôi nghĩ, ‘Chắc đây là một đấu chỉ’, Một trong
hai người phải quay trở lại để lấy một vật gì đó trên bàn của họ. Stella đã
nhân cơ hội đó cho viên cảnh sảt biết bà đang tìm kiếm cha mẹ mình.
Nhân viên cảnh sảt đưa bà đến gặp cặp vợ chồng phụ trách một tờ báo
địa phương. Họ khuyên bà tìm đến một luật sư đã nghỉ hưu; nhưng đã có
một thời gian dài, sống tại thành phố mới Stella chào đời. Khi viên luật sư
gặp Stella, ông cảm tưởng mình được đưa về quá khứ, qua rất nhiều năm’.
Ổng nhìn tôi rồi cho tôi biết về ông nội tôi, đã về sống ở Florida’. (21)
Sau khi đã biết những gốc rễ của dòng họ, Stella thay đổi hoàn toàn đời
sông của mình. Bà cải đạo sang Do Thái giáo và trở thành một nữ doanh
nhân thành đạt. Trong trường hợp này, sự trợ giúp mới Stella đã nhận được
từ Cõi Bên Kia – phát hiện những gốc rễ của mình, trải nghiệm chiều kích
tâm linh – cho bà thấy đời sống của mình, cho đến lúc đó, đã bị giới hạn đến
thế nào. Trong một lần hồi hướng đến kiếp trước, Stella thấy rằng những ý
nghĩ không xuất phát từ bản thân mình: ‘…Người ta đã gieo vào đầu tôi, khi
tôi là đứa bé chín tháng tuổi, rằng mẹ tôi đã vứt bỏ tôi, và nếu tôi không
tuân theo những qui định đó, thì là lỗi của tôi. Điều đó dựng lên một hàng
rào và thúc đẩy tôi chấp nhận tất cả những điều người ta đòi hỏi, vì tôi sợ
rằng mình sẽ bị vứt bỏ một lần nữa’ (22). Quả thật, như chúng ta thấy trong
những nghiên cứu của TenDam, sự tin chắc đó (‘Tôi đã làm một điều gì đó
xấu xa, vì vậy tôi cần phải biết vâng lời, nếu không muốn bị xa lánh’) có thể
chính là sơ đồ nghiệp báo cần phải được xử lý trong Tầm Nhìn Khai Sinh
của Stella, Như thế, Stella đã nhận được một sự trợ giúp lạ thường của bản
ngã cấp cao của bà hay nhóm linh hồn của bà, vốn lưu giữ ký ức về mục tiêu đó.

NHỮNG THÔNG TIN HỮU ÍCH ĐƯỢC GỬI ĐẾN CHO BẠN TỪ NHỬNG KIẾP TRƯỚC
Trong mặc khải thứ mười, nhân vật chính thấy mình ở một kiếp khác, và
trong kiếp đó, anh là một tu sĩ ở thế kỷ 13. Anh hiểu rằng, vào thời đó, anh
đã có những thần khải, và đã ghi chép chúng. Anh muốn công bố chúng,
nhưng cảc bạn của anh phản đối.
Những thông tin xuất phát từ những kiếp trước có công dụng gì? Công
dụng của chúng là giúp ta tự giải thoát, biết sống, biết yêu thương, và hoàn
thiện hiện tại. Những tình trạng bị bó buộc, câu thúc, những nỗi đau khổ
đang đè nặng chúng ta, và những lo sợ đang làm duy yếu chúng ta, là những
điều gây hại cho sức khoẻ và sự an ninh của chúng ta. Một liệu pháp dựa
trên sự trở lại về kiếp sống trước đôi khi có thể góp phần vào sự phục hồi
sức khoẻ, khi những phương pháp truyền thống đã thất bại.
Brian Weiss kể ra trường hợp của một phụ nữ, đã tham gia tại Mexico,
một trong những hội thảo về tiền kiếp: ‘Bà ấy bỗng nhớ đến một kiếp trước,
trong đó người chồng hiện nay của bà đã là con trai của bà. Vào thời Trung
Cổ, bà là một người đàn ông đã bỏ rơi con trai mình – Trong kiếp sống hiện
nay, chồng bà luôn sợ bị bà bỏ rơi, và nỗi sợ đó không có một cơ sớ hợp lý
nào. Dẫu bà thường nói những lời giúp ông yên tâm, nhưng sự bất an của
ông đã có những tảc động huỷ diệt và đem lại những điều khó chịu cho
quan hệ vợ chồng của họ. Giờ đây, bà đã biết nguồn gốc đích thực của
những khiếp sợ đó. Ngay sau đó, bà đã gọi điện cho ông để giải thích về điều
xảy ra trong kiếp trước của họ và lý do để bà sẽ không bao giờ bỏ rơi ông
một lần nữa’. (23) Những chấn thương tâm lý không được chữa trị trong kiếp trước đôi khi
biểu hiện dưới dạng chúng quá nhạy cảm trong cuộc sống hiện tại. Theo
TenDam: “Những chấn thương tâm lý tựa như những miệng cống khuất
kín, những định đề (những ước đoản thường xuyên được phát sinh sau một
sự biến gây chấn thương tâm lý) tựa như những lốc xoáy, hoặc những vòng
luẩn quẩn được đặt trên những lốì đi của khu vườn tâm lý của chúng ta.
Chúng bám rễ trong ta như những chương trình cố định: ‘Nếu tôi không
làm chủ được hoàn cảnh, thì tôi tiêu tan hy vọng’, ‘Nếu tôi thoảt được, thì
tôi sẽ tự do’ (24). Nếu kiếp trước bạn đã làm việc rất nhiều, thì bạn sẽ bước
vào kiếp sống mới của bạn với định đề: ‘Đời sống quả là rất mệt mỏi. ‘Nếu
kiếp trước bạn đã chết vì tai nạn xe lửa hoặc chết đuối, kiếp này bạn sẽ có
nỗi sợ vô lý đối với xe lửa hoặc nước sâu’.

NHỮNG SƠ ĐỒ TÁI DIỄN Ở MỖl LẦN ĐẦU THAI
Nhân vật của Mặc Khải Thứ Mười trông thấy một kiếp sống khác của anh
ta trong thế kỷ 19. Lúc đó, anh ta hiểu rằng kết quả tiêu cực của trải nghiệm
trong thế kỷ 13 đã tạo ra nỗi sợ hãi và thải độ ngập ngừng của anh. Hai kiếp
sống đó đã thôi thúc anh né trảnh sự đối đầu. Nhưng lúc đó, anh nhận thấy
rằng sự lựa chọn của anh về người cha và người mẹ đã giúp anh chiến thắng
nỗi sợ hãi về sự đối đầu.
Anh cùng hiểu rằng phát hiện của anh, trong thế kỷ 13, về những chân lý
tâm linh chứa đựng trong các thần khải đã làm phát sinh ham muốn hiểu
biết trong kiếp sống hiện nay. Một cá nhân có thể có một Tầm Nhìn Khai
Sinh ảnh hưởng đến Tầm Nhìn cộng đồng – sở dĩ nhân vật chính đang ở
trên con đường của những mặc khải là vì điều đó thuộc về nghiệp báo của
anh, nhưng cũng vì theo cảch đó, anh góp phần vào tiến hoá của ý thức vũ trụ. Hiển nhiên, Tầm Nhìn Khai Sinh của anh cho thấy sự tìm kiếm về các
mặc khải phải diễn ra vào lúc chúng trỗi lên bề mặt và đưa đến một nhận
thức chung. Sự đồng bộ hoả là điều rất quan trọng. Giờ đây, nhân vật chính
của Mặc Khải Thứ Mười đã có dịp để bảo vệ những xác tín của mình, điều
mới anh đã không thành công trước kia. Nếu không thắng được thử thách
đó, có thể anh sẽ phải đối đầu với một hoàn cảnh tương tự ở kiếp sau.
Những vết sẹo tâm lý
Đôi khi những trải nghiệm chẳng mang đến lợi ích gì khi có quá nhiều
đau khổ phải xử lý, hoặc khi người trải nghiệm từ trần trước khí có cơ may
rút ra bài học. Những người chết trong khi bị chấn thương tâm lý đôi khi
vương lại một nỗi sợ dai dẳng – chẳng hạn sợ nước, sợ bóng tối , sợ những
hang động, sợ khoảng trống, tuỳ theo sự kết hợp đã xảy ra cùng với sự đau
đớn bao quanh cái chết.
Theo TenDam, một vấn đề mang theo từ kiếp này sang kiếp khác, là một
động lực góp phần tạo nên tính chất của một kiếp sống, trong số ba động
lực là: gìn giữ, tạo hậu quả, và cụ thể hoá.
Gìn giữ những đặc điểm
Sự gìn giữ được thể hiện bởi sự tồn tại dai dẳng, trong mỗi lần đầu thai,
của một số đặc điếm thể chất, hoặc tính cách. Những tài năng thể chất hoặc
trí tuệ có thể phát triển qua nhiều kiếp sống liên tiếp và vẫn thể hiện trong
kiếp sống hiện tại, như trường hợp những thần đồng, hoặc những thiên tài,
TenDam cho rằng những khả năng siêu nhiên là kết quả của sự rèn luyện
trong những kiếp sống đã qua. ‘Thiền định (…), những trải nghiệm thoát xác, thấu thị, tất cả những khả năng siêu nhiên đó trở nên rỏ ràng đễ hiểu
khi, sau một sự rèn luyện cật lực, ta đi ngược thời gian để thăm dò một
hoặc nhiều kiếp trước’ (25). Những XI hướng, những khuyết điểm và cả
những phụ thuộc đều có thể có những nguồn gốc trong những kiếp trước,
nơi những đặc điểm đó đã bảm rễ sâu xa.
Hậu quả của những kiếp trước
Hậu quả của những biến cố gây chấn thương tâm thần như trong những
ví dụ đã nêu, đôi khi vẫn tiếp tục gây đau khổ cho những lần đầu thai tiếp
theo, cho đến khi chủ thể nhận ra chúng và thoát khỏi chúng. Những năng
lượng vô thức đó có thể gây ra những chứng sợ, những ám ảnh và những
vấn đề tâm lý mà việc giải thích luôn thảch đố sự chẩn đoản thông thường.
Trong Mặc Khải Thứ Mười, Maya cưỡng lại, ngay cả khi đoản ra lý do
khiến bà đến trần gian để thực hiện. Bà xua đuổi cải ý tưởng cho rằng cô
thuộc một nhóm người phải tập hợp lại và chiến thắng nỗi sợ hãi. Đó là hệ
quả của một trải nghiệm tiêu cực của Maya trong kiếp trước, khi bà tìm
cảch ngăn chặn cuộc chiến giữa thổ dân Indian và những người da trắng. Bà
chưa thực sự kết nối với kiếp sống trước đó, vì vậy những kỷ niệm vô thức
đã gợi lên nỗi sợ và những thải độ ngập ngừng.
Gieo nhân nào gặt quả nấy
Bạn luôn gặt hái hệ quả của những hành động đã qua của bạn – tốt hoặc
xấu. Chẳng hạn, nếu bạn đã có một kiếp sống trước tại một xứ sở nào đó,
thì ngày nay bạn sẽ bị thu hút một cách mạnh mẽ bởi xứ sở ấy mà không
hiểu tại sao. Cũng vậy, nếu trong một hoặc nhiều kiếp sống trước bạn đã là cha của nhiều đứa con nhưng thất bại trong việc nuôi dưỡng chúng, thì
ngày nay bạn sẽ ngần ngại trước việc lập gia đình. Nếu phát triển những đức
tính và những quan hệ tốt đẹp của bạn, thì bạn sẽ được hưởng nhiều hơn
sự hài hoà và những quan hệ đầy thương yêu trong kiếp sau.
Giáo dục truyền thống của chúng tôi định ra ba mục tiêu chính: mở
rộng khả năng quan sát; buộc cơ thể không chỉ hoạt động trên mức độ
đời sống; dạy cho chúng tôi du hành qua những chiều kích khác rồi
quay về. Mở rộng tẩm nhìn và những khả năng của nó chẳng phải là
điều siêu nhiên. Trái lại, tôi thấy có vẻ ‘tự nhiến’ khi là thành phần của
thế giới và tìm kiếm một sự hiểu biết rộng lớn hơn về thực tế.
(Malidoma Patrice Some, Of Water and the Spirit). (26)
Khai mở chiều kích khác
Con người hiện đại bị thu hút bởi những thực hành và lễ nghi của các
thầy pháp ở những bộ lạc thổ dân, là vì họ muốn biết về những chiều kích
khác – ý tưởng chính của mặc khải thứ năm và thông điệp của những nhà
thần bí. Theo mặc khải đó, càng ngày càng có nhiều người có thể du hành
vào những chiều kích khác bằng cách biết nâng cao mức độ rung động của
họ. Hank Wesselman, nhà cổ sinh học, mô tả các trải nghiệm qua những
chuyến du hành vào tương lai. Ông nhìn thấy tương lai qua sự hiện diện thể
chất của một hậu duệ của ông. Wesslman cho rằng mọi người đều có khả
năng đi vào những chiều kích khác thuộc không gian hoặc thời gian. Ông
tin rằng mỗi người chúng ta đều có một ‘chương trình’ đang yên ngủ trong
trường năng lượng của mình cho đến khi chúng ta biết cách kích hoạt nó
một cách có chủ ý.

RÈN LUYỆN CÁ NHÂN
Nhận xét về tình yêu thương
Hãy suy xét về cuộc đời của bạn. Nếu phải ghi nhận xét về khả năng yêu
thương tha nhân của bạn, bạn sẽ đảnh dấu vào đâu trong khoảng từ 1 đến
100?
Mỗi sinh linh được cứu sống; được giải phóng, được năng cao giá
trị, đều tham gia vào quá trình xây dựng trái đất mới và thiên đường
mới. Chính ở đó, trong sự giải phóng và biến đổi kiếp sống ở trần
gian, mà chúng ta có thể thấu tỏ rõ Cõi Bên Kia. (Michael Grosso,
What Survives? Contemporary Explorations of Life After Death.)
Xem lại cuộc đời
Nếu biết rằng mỗi tư tưởng và mỗi hành động, ngay cả khi nó vẻ không
quan trọng, sẽ xuất hiện trong sự Xem Xét Lại Cuộc Đời của bạn, bạn sẽ sửa
đổi điều gì trong ngày mai?
Những trở ngại
Đâu là những lĩnh vực mà bạn phải đấu tranh hơn cả? Hãy chọn một hoặc
hai ý tưởng quan trọng trong bản dưới đây, hoặc chọn ra một vấn đề không
được nêu lên ở đó. Hãy dành năm phút để viết ra cách thức mà bạn phải
sống qua trở ngại đó trong quá khứ.
Các trở ngại hoặc những điều bất lợi
Về thể lý và vật chất: Vóc dáng, cân nặng, dư dã, túng thiếu, không đẹp,
thiếu rộng lượng, khả đẹp, hào phóng, gợi cảm.
Về tâm trí: Tự tin, thiếu đào tạo, hàng rào ngôn ngữ, bệnh tâm thần.
Về tình cảm: Mù quảng, gia đình thiếu hoà hợp, trầm cảm, lo sợ, mất mát,
đau khổ.
Về tinh thần: Cô lập, phản bội, tha hoá, ngờ vực.
Bạn đã đạt được gì từ những điều bất lợi hiển nhiên đó? Nếu có thì bằng
cách nào? Bằng cảch nào chúng đã làm gia tăng khả năng yêu thương của
bạn? Nếu một trong những người bạn của bạn cùng gặp phải vấn đề như
thế, bạn sẽ khuyên hoặc gợi ý họ điều gì?
Thành quả
Đâu là những thành quả mà bạn cảm thấy hãnh diện nhất? Hãy dành ra
năm phút để mô tả bằng cách nào bạn đã đạt được điều đó, ai là người đã
giúp đỡ bạn nhiều nhất, và điều mà bạn và người đó muốn biết khi nhìn về
quá khứ.
Những phút giây dễ chịu
Ngày mai và ngày kia, hãy ghi nhận những dịp mà bạn có thể kín đảo giúp
đỡ một ai đó hoặc tỏ ra tử tế với người đó, nhưng không kể lại với bất cứ ai.
Trong tuần tới, bạn hãy để ý xem có bao nhiêu người dễ mến mà bạn sẽ
gặp ở bất cứ nơi đâu bạn đến. Hãy lặng lẽ ghi nhận sự tử tế của họ, và cảm
nhặn năng lượng yêu thương đang tràn qua bạn và họ. Có bao giờ bạn nhận thấy có một sự can thiệp khó hiểu, không thể lý giải,
giữa một tình huống khủng hoảng?

RÈN LUYỆN NHÓM
Hãy nghiên cứu một số sách tham khảo trong chương này. Hãy lần lượt
đọc những đoạn mà bạn cảm thấy đảng quan tâm và dùng chúng để thảo
luận nhóm.
Hãy chọn một trong nhừng gợi ý đã nêu trong phần rèn luyện cá nhân đế
trao đổi ý kiến trong nhóm.
Hay nêu lên những nhân vật hoặc những đạo sư nổi tiếng của các thời
đại, đã ảnh hưởng hơn cả đến đời sống hoặc triết lý sống của bạn.


CHÚ THÍCH
1. James Red field, Mặc Khải Thứ Mười
2. Robert Monroe, Jouneys Out of the Body, Doubledav, New York, 1971,
tr.74
3. Như trên, tr.75
4. Như trên
5. Raymond L. Moody, Jr., Life after Life, 1977, tr. 120
6. Ruth Montgomery, Search for Truth, Ball an tint’ Books, New York,
1966, ir.177
7.Như trên, tr. 178
8. Như trên, tr.86
9. Kenneth Ring, Heading Towards Omega: In Search of the Meaning of
the Near-Death Experience, William Morrow, New York, tr. 39-40
10.Moody, Life after Life, tr.68
11. Hans TenDam, Exploring Reincarnation, Penguin Books, London, tr.179
12. Brian Weiss, Only Love is Real: A Story of Soul Mates Reunited,
Warner Books, New York, tr.54-55
13. Như trên, tr.85
14. Bill and Judy Guggenheim, Hello from Heaven! A New Field of
Research Confirms That Life and Love Are Eternal, Bantam Books, New
York, tr.20
15. TenDam, Exploring Reincarnation, tr.217
16. Redfield, sdd., tr.115-116
17. Bill and J. Guggenheim, Hello from Heaven, tr.342
18. TenDam, Exploring Reincarnation, tr.149
19. Kenneth Ring, Heading Towards Omega: In Search of the Meaning of
the Near-Death Experience, William Morrow, New York, tr. Ill
20. Như trên, tr.111-112
21. Như trên
22. Như trên, tr.114
23. Weiss, Only Love is Real, tr. 168-169
24. TenDam, Remcarnaiwn, tr.343
25. Như trên, tr.219
26. MaJidoma Patnco Some, Of Water and the Spirit: Ritual Magic and
Initiation in the life of an A frican Shaman. Penguin Books. New York tr 18-19

✍️ Mục lục: Lời tiên tri Núi Andes – Trải nghiệm Mặc Khải thứ 10  👉  Xem tiếp