Sách Tâm Linh

Nước

✍️ Mục lục: Tứ Đại: Nước

⭐️Nguồn gốc của Nước trên Trái Đất

Không màu, không mùi, không vị và có thể nhìn xuyên thấu. Nó bao phủ 70% bề mặt Trái Đất, tạo nên một vòng tuần hoàn từ sông, đại dương đến mây và lặp lại. Nó cấu thành nên 60% cơ thể chúng ta và đó chính là Nước.

Ta thường dễ coi sự hiện diện của Nước là điều hiển nhiên. Nhưng trong phần còn lại của hệ Mặt Trời tìm kiếm Nước gần như là bất khả thi. Vậy tại sao hành tinh của chúng ta lại có được một lượng Nước nhiều như vậy? Và nó đến từ đâu?

Nguyên tử Nước sinh ra như thế nào?

Nguyên tử nước

Nguyên tử Nước bao gồm hai thành phần cơ bản là Hidro (nguyên tố đơn giản nhất đã có mặt ngay từ thuở sơ khai của vũ trụ) và Oxi (xuất hiện sau đó vài triệu năm). Khi các ngôi sao đầu tiên được tạo nên, dưới áp lực khổng lồ từ tâm của chúng, các nguyên tử Hidro hợp nhất lại tạo nên Heli. Heli sau đó lại hợp thành các nguyên tố nặng hơn như Beri, Cacbon và Oxi trong phản ứng hợp hạch.

​Khi các ngôi sao lụi tàn và nổ tung thành các siêu tân tinh, những nguyên tố mới này phát tán khắp vũ trụ và kết hợp lại thành các hợp chất mới như là H2O quen thuộc và chúng tồn tại trong các đám mây bụi tạo nên hệ Mặt Trời.

Trái Đất bắt đầu có Nước từ khi nào?

​Trái Đất bắt đầu có nước từ khi nào?

 Theo một giả thuyết, một lượng Nước khá nhỏ đã có trong quá trình hình thành Trái Đất. Nhưng vì do khi mới hình thành, Trái Đất không có bầu khí quyển nên Nước đã bộc hơi trở lại không gian. Và cứ thế, hành tinh không có Nước cho đến hàng trăm năm sau, mãi đến khi bầu khí quyển được tạo thành qua quá trình Trái Đất phun trào núi lửa mang một lượng khí lên bề mặt, dần dần tạo ra 1 lớp khí quyển có thể ngăn sự thoát Nước.

Vậy làm cách nào Nước trở lại hành tinh?

Các nhà khoa học dự đoán rằng phần lớn Nước được mang trở lại Trái Đất bởi các sao chổi mang băng hoặc các tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất qua hàng triệu năm.

Làm cách nào nước trở lại hành tinh?

​Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã thách thức lý thuyết này. Khi kiểm tra thiên thạch Chondrite hình thành ngay sau sự khai sinh của hệ Mặt Trời, các nhà khoa học đã tìm ra Nước và các hợp chất khoáng sản khớp với đá trên Trái Đất cũng như các tiểu hành tinh được hình thành cùng thời điểm với Trái Đất. Điều đó nghĩa là Trái Đất đã tích trữ 1 lượng Nước đáng kể từ trước dù không có bầu khí quyển. Nếu điều này là đúng, sự sống có lẽ được hình thành sớm hơn dự kiến.

​Các giả thuyết đều có lí lẽ riêng và thật khó có thể quay ngược thời gian để biết chính xác. Nhưng dù sao đi nữa, tất cả Nước có trên Trái Đất đều trải qua một quá trình hình thành và gắn liền với vũ trụ.

Nguồn Internet


Trong nhiều năm, giới khoa học chưa khi nào biết chắc được nguồn Nước đang hiện diện trên hành tinh của chúng ta bắt nguồn từ đâu: do hành tinh tự hình thành, hay do thiên thạch mang tới. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Hawaii (Mỹ) tin rằng họ đã tìm được câu trả lời.

Đã tìm được nguồn gốc Nước trên Trái Đất

Bằng việc phân tích các lớp đá cổ tại đảo Baffin (Canada), các nhà nghiên cứu đã tìm ra những bằng chứng xác thực cho thấy Nước là thứ luôn hiện hữu trên Trái Đất của chúng ta. Cụ thể, các khoa học gia đã tìm thấy tinh thể chứa những giọt Nước rất nhỏ bên trong lớp đá tại đây.

Xác định được nguồn gốc của nước trên Trái đấtPhân tích lớp đá cổ tại đảo Baffin (Canada).

Những lớp đá này tới từ vỏ Trái Đất – tức là không chịu tác động từ yếu tố bên ngoài hành tinh. Và Nước được tìm thấy trong đó có thành phần giống như nguồn Nước chúng ta vẫn thấy ngày nay.

Xác định được nguồn gốc của nước trên Trái đất

Nước được tạo thành từ các phân tử oxy và hydro, trong đó hydro có tới 3 dạng thù hình: Hydro, deuterium  tritium.  Nước được tạo bởi oxy và deuterium được gọi là Nước nặng. Các chuyên gia cho biết, sao chổi hay thiên thạch nếu có chứa Nước thì chủ yếu sẽ là Nước nặng.

Các nhà nghiên cứu cũng không bác bỏ khả năng Nước đến từ thiên thạch, nhưng họ tin rằng nguồn Nước này không thể giải thích vì sao hành tinh của chúng ta có các đại dương khổng lồ.

Xác định được nguồn gốc của nước trên Trái đấtCác sao chổi hay thiên thạch có thể bổ sung Nước cho Trái Đất, nhưng không đáng kể.

Theo tiến sĩ Lydia Hallis, chủ nhiệm nghiên cứu: “Có thể các thiên thạch đã mang thêm Nước đến cho Trái Đất, nhưng các số liệu của chúng tôi cho thấy Trái Đất đã có Nước ngay từ buổi sơ khai, và việc nguồn Nước đến từ thiên thạch không mang nhiều ý nghĩa”.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.

Nguồn Internet

✍️ Mục lục: Tứ Đại: Nước 👉  Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *