Sách Thiền TôngBí Kíp Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ

✍️ Mục lục: Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ

5. Đi tìm Pháp môn Thiền Tông

Vì muốn tìm ra cho được Pháp môn tu Thiền Tông học cao quý này của Nhà Phật, nên tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi có hỏi hết các Chùa về Pháp môn tu Thiền Tông học này, có nhiều Chùa giảng cho chúng tôi nghe, nhưng chỉ là giảng thiền Tiểu Thừa chứ không phải là Thiền Tông.

Chúng tôi có ra miền Bắc, đi khắp các tỉnh và thủ đô Hà Nội, nghe ngôi Chùa nào có thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mà tay có cầm cành Hoa Sen, chúng tôi đều tìm đến và hỏi Pháp môn tu Thiền Tông này, nhưng chúng tôi cũng không tìm được!

Lần về Nam, chúng tôi có ghé các Chùa lớn ở Cao Nguyên và các miền Duyên hải miền Trung, lần xuống các tỉnh miền Tây, cũng như các Chùa to ở Cà Mau và Hà Tiên, cũng không có Chùa nào biết Pháp môn Thiền Tông học này. Tuy nhiên, suốt đường đi tìm kiếm Pháp môn Thiền Tông học này, có nhiều Chùa giải thích cho chúng tôi nghe, nhưng chúng tôi thấy, không phải.

Đặc biệt, chúng tôi nghe nhiều vị nói là ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, có vị Thầy đang dạy Pháp môn Thiền Tông học, chúng tôi có tìm đến và có hỏi như sau:

– Kính thưa Thầy, chúng con nghe nhiều người nói, Thầy đang dạy Pháp môn Thiền Tông học, thưa có phải đúng như vậy không?

Vị Thầy ấy trả lời:
– Quý vị đi tìm hỏi Pháp môn tu Thiền Tông học, quý vị đến đây là đúng chỗ rồi.

Chúng tôi có trình thưa hỏi tiếp:

– Kính thưa Thầy, Thầy có thể cho chúng con biết, nguyên do nào mà Thầy đã biết Pháp môn tu Thiền Tông học này?
– Vị Thầy ấy trả lời rất có bài bản như sau:

Trước năm 1975, tôi là một giảng sư, giảng dạy tại trường đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn. Một hôm, đến giờ vấn đáp, có một thiền sinh hỏi tôi như sau:

– Kính thưa giảng sư, Phật là gì?
Tôi trả lời, Phật là giác.

Thiền sinh ấy hỏi tiếp:
– Phật là giác, vậy Thầy có giác không?

Một câu nói tuy rất bình thường, nhưng, dường như khoá miệng của tôi. Nếu tôi trả lời, tôi cũng giác, tức tôi là Phật rồi vậy? Còn nếu tôi trả lời, tôi không giác! Vậy tôi là gạch, ngói, đá sao? Một giảng sư có tiếng như tôi, mà một chữ Phật cũng không giải thích được, thật là xấu hổ quá!

Vì chỗ xấu hổ đó, tôi quyết định bỏ nghề giảng sư vào rừng núi tu để thông suốt những gì mà trong các kinh điển Đức Phật đã dạy.

Bắt đầu, tôi lên Bảo Lộc vào rừng sâu để tu, tôi dụng công tu mấy năm trời mà không tìm ra được gì!

Tôi đến Vũng Tàu lên núi tu và thệ nguyện như sau: “Nếu tôi dụng công tu mà không có kết quả thà bỏ xác ở núi này. Tôi tự nghĩ như vậy, cốt là tu để đạt được cái chân thật mà Như Lai dạy nơi Thế Giới này. Từ chỗ hiểu biết đó, mới dìu dắt quần sanh Giác Ngộ và Giải Thoát được, chớ không phải vào Chùa tu để làm ông Thầy nói suông, hoặc ông Thầy suy tưởng ra những lời Đức Phật dạy, để dạy Phật tử, đưa người nghe theo mình đi trong 6 nẻo Luân hồi!

Vì không muốn lường gạt Phật tử, nên tôi quyết tu để tìm cho ra sự thật mà Đức Phật đã dạy.

Vì lòng quyết tu quyết tử đó, nên tôi đã khám phá ra Pháp môn tu Thiền Tông này, mà Đức Thế Tôn và quý vị Tổ sư Thiền Tông đã dạy.

Tôi đã nhận được Pháp môn Thiền Tông, nên có tuyên bố là tôi đã khám phá ra “Bí mật của Pháp môn tu Thiền Tông” này, Cũng từ chỗ tôi đã khám phá ra được đó, nên tôi nhất quyết khôi phục lại Thiền Tông sau mấy trăm năm mất dạng!

Thời này, tôi là người đầu tiên dụng công tu thiền, đã khám phá ra được Pháp môn tu Thiền Tông, nên, hiện các người tu theo tôi, họ tôn tôi là “Tôn sư Hoà thượng Thiền sư!”

Chúng tôi nghe vị Thầy ấy thuyết cho chúng tôi nghe về cuộc đời và tu đạt được Thiền Tông học của Thầy, chúng tôi một lòng chân thật ngồi nghe mà không biết một mỏi, chúng tôi có hỏi:

Vậy, hiện giờ Thầy đã giải thích được chữ Phật rồi chứ? Vậy, xin Thầy dạy rõ chúng tôi ý nghĩa chữ Phật như thế nào được không ạ?

Vị Thầy ấy dạy chúng tôi:
– Trước kia, tôi nói chữ Phật là giác, tức chỉ nói đúng có một phần thôi, nếu nói thật đúng và đầy đủ Phật là một vị Giác Ngộ hoàn toàn, đem cái Giác Ngộ của mình dạy lại cho nhiều người khác cùng Giác Ngộ nữa…

Chúng tôi nghe vị Thầy ấy giảng rất hay, hết lời cám ơn và chúng tôi cúi đầu chào xin phép ra về. Chúng tôi có đọc trong Huyền Ký của Đức Phật dạy có câu như sau:

– Tu thiền mà quán hay cầu
– Nếu được thành tựu, chôn sâu xuống mồ!

Vì chúng tôi học được 2 câu trên, nên cách tu của vị Thầy ấy cũng không phải là Thiền Tông, chỉ là thiền Tiểu Thừa thôi.

Vì chỗ chưa tìm ra đó, nên chúng tôi cố gắng tiếp tục đi tìm cho ra mới thôi. Chúng tôi có ý nghĩ như sau: “Chẳng lẽ Pháp môn 33 vị Tổ sư Thiền Tông nước Ấn Độ và nước Trung Hoa và 3 vị Tổ sư Thiền Tông của nước Việt Nam đã dạy, nay không còn ai biết chăng?

Cũng vì chúng tôi quyết tìm ra cho được Pháp môn Thiền Tông học này, nên chúng tôi được nhiều người mách bảo là, ở huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, có một ngôi Chùa hiệu là Tân Diệu, có đề bảng hiệu là Thiền Tông Việt Nam, chúng tôi liền tìm đến.

Vậy, kính mời độc giả cùng chúng tôi đến ngôi Chùa này coi hư thực như thế nào, có phải là Thiền Tông chân thật và đúng nghĩa không?

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ 👉  Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *