Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 03: Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát

✍️Mục lục: Quyển 03: Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát

23 – HƯỚNG DẪN NGỒI THIỀN:

Ông Cao Văn Huyền, sanh năm 1950, tại huyện Ba Tri, tinh Bến Tre, cư ngụ tại đường Phạm Thế Hiển, quận 8, TP.HCM, hỏi:

– Tôi có xem sách “Tu theo Pháp môn nào của đạo Phật dễ Giác ngộ”, thật tình sách viết thực tế và quá hay mà từ trước đến nay tôi chưa từng đọc được, nhưng tôi không thấy chỉ cách ngồi thiền, vậy xin Trưởng Ban hướng dẫn tôi cách ngồi thiền để hành đúng theo lời của Đức Phật dạy, xin cám ơn:

Trưởng Ban quản trị chùa huớng dẫn ngồi thiền:

– Tu theo Thiền Tông nếu có hành thiền phải tuần tự như sau:

⭐️ Vào thiền:

1 – Nơi ngồi: Chỗ tĩnh lặng và thoáng khí.

2 – Cách ngồi: Ngồi bán già hay kiết già cũng được.

3 – Dụng cụ ngồi: Ngồi trên bồ đoàn hơi phủ ra ngoài đầu gối một chút, đừng quá dày hay quá mỏng, nếu muốn ít tê chân, nên phần đít ngồi cao hơn phần chân từ 1 hoặc 2 phân. Nếu người bắt đầu tập ngồi thiền, ngồi chừng 15 hay 20 phút mà bị tê chân, cứ kệ nó, phải gan dạ, có ý chí đó, trong vòng 5 phút chắc chắn mạch máu sẽ tự thông và hết tê chân.

Vì sao có như vậy?

Vì mạch máu bị bít, bắt buộc phải tìm lối thoát, chứ chưa có ai ngồi thiền mà chết trên bồ đoàn bao giờ, trừ những vị Thiền sư khi các Ngài muốn ngồi thiền để tịch nên các Ngài chết trên bồ đoàn.

4 – Bản thân: Thân thể phải thoải mái, hai bàn tay để trong lòng bàn chân đừng cho lệch, nếu lệch lấy khăn chêm cho 2 bàn tay cân bằng nhau, bàn tay phải nằm dưới, bàn tay trái nằm trên, 2 ngón cái đụng đầu nhau, lưng thẳng đứng, hai trái tai thẳng giữa 2 bả vai, mắt chỉ mở 1/3 bình thường, ngó thấy qua chót mũi ra trước 5 tấc. Lưỡi co và chạm vào dưới chân 2 răng cửa trên.

⭐️ Xả thiền:

Ngôi thiền được từ 2 giờ trở lên. Khi xả thiền, cử động nhè nhẹ đầu trước, rồi đến 2 vai, đến thân, 2 tay, 2 chân bung ra từ từ, 2 tay bóp từng chân một, từ trong hán ra các đầu ngón chân, đến khi máu lưu thông bình thường mới đứng dậy đi kinh hành từ 10 phút trở lên.

Trong lúc đi kinh hành, nhớ tâm vẫn Thanh Tịnh, rỗng lặng và hằng tri.

⭐️ Áp dụng tâm Vật lý bước vào hành thiền:

Bước một: Khi người thực hành tu theo Thiền Tông học này phải hiểu ba căn bản và thực hành liên tục, sẽ có kết quả rất nhanh.

1 – Về hơi thở:

* Mở thông các huyệt đạo, đem vào tốt, tống ra xấu:

Ban đầu, hít 3 hơi thở cho thật mạnh, thật sâu, cho không khí vào tận các hóc phổi và căng hết châu thân, từ từ cho hơi thở nhè nhẹ lại, gọi là thông các huyệt đạo, cũng làm cho Điện từ Âm – Dương bao chung quanh các tế bào được trương nở và sáng ra.

A – Hơi thở đầu, có tư tưởng đem vào theo các lỗ lông khắp châu thân:

– Những tinh hoa, trong lành, tự nhiên của trời đất vào cơ thể, để cơ thể được hòa cùng vũ trụ mênh mông bao la.

– Từ trong cơ thể tống ra theo các lỗ lông khắp châu thân những nhơ bẩn, ốm đau, bệnh tật, xui xẻo, ngu si, mẽ muội, xấu xí, v.v…

B – Hơi thở thứ hai, có tư tuởng đem vào theo các lỗ chân lông khắp châu thân:

– Những tự nhiên chân thật trong vũ trụ và vận hành nhiên của 1 Tam Giới, để cơ thể tự nhiên vận hành bắt nhịp kịp cùng vận hành của vũ trụ và Tam Giới.

– Từ trong cơ thể tống ra những trì trệ, nặng nề, u tối, v.v…

C – Hơi thở thứ ba có tư tưởng đem vào theo các lỗ lông khắp châu thân:

– Các ý sâu mầu chân thật của những lời vàng ý ngọc mà các kinh điển Tối thượng thừa của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy ở nơi Thế giới này.

-Từ trong cơ thể tống ra những mê lầm mà từ ngàn xưa đến nay mình đã huân tập vào tàng thức nhơ nhớp này, do đó, bị sai lầm này đến sai lầm nọ…

* Thông đường Âm – Dương.

Kế tiếp, hít 6 hơi thở vừa và sâu (không mạnh): Thông đường Âm lên Dương:
– Bằng cách, tập trung tư tưởng ở hậu môn, cho hơi thở chạy theo xương sống và tống ra mũi, gọi là thông từ đường Âm lên Dương.

* Thông đường Dương xuống Âm.

Thở thứ hai này, tập trung tư tưởng nơi 2 lỗ mũi, hít hơi thở ra sau ót, đưa theo đường xương sống xuống hậu môn và tổng ra. Gọi là thông từ đường Dương xuống Âm.

Cứ thở như vậy, một lần Âm lên Dương, rồi một lần Dương xuống Âm, ba lần lên, ba lần xuống, gọi là thông đường Âm – Dương, tức “Nhị thông, lục chuyển”.

Hít và thở lần 1: Tưởng cho Tánh thấy, thấy sáng suốt không lầm lẫn nhưng tâm phải tự nhiên Thanh Tịnh.

Hít và thở lần 2: Tưởng cho Tánh nghe, nghe không ngăn ngại và tâm cũng vẫn tự nhiên Thanh Tịnh.

Hít và thở lần 3: Tưởng cho Tánh ngửi, ngửi được mùi kỳ diệu trong Mười phương, tâm cũng vẫn Thanh Tịnh.

Hít và thở lần 4: Tưởng cho Tánh vị, vị ngon trong pháp giới, tâm cũng vẫn Thanh Tịnh.

Hít và thở lần 5: Tưởng cho Tánh xúc chạm, xúc chạm biết những tuyệt diệu trong càn khôn vũ trụ này, tâm cũng Thanh Tịnh.

Hít và thở lần 6: Tưởng cho Tánh biết, biết rõ ràng chân tuớng của vũ trụ, tâm biết cũng vẫn ở trong Thanh Tịnh, rỗng lặng và hằng tri.

* Mở đường Giải thoát.

Sau cùng, điều khiển cho hơi thở nhè nhẹ 3 lần. Từ nơi tim, cho lên đỉnh đầu và thoát ra hư không. Hơi thở ra kệ nó, để nó tự tản mát trong hư không, nhớ đừng duyên theo hơi thở, nếu duyên theo hơi thở, thì hơi thở cột trói liền đường Giải thoát bị kéo lại ngay, không Giải thoát được!

Đường này gọi là tam Giải thoát môn.

– Giải thoát thứ nhất: Nguyện, nhất quyết vượt ra khỏi thế tục.

– Giải thoát thứ hai: Nguyện, nhất quyết vượt qua phiền nào.

– Giải thoát thứ ba: Nguyện, nhất quyết vượt ra khỏi Tam Giới. Ba công đoạn trên xong, không để ý đến hơi thở nữa.

⭐️ Về tâm Vật lý.

Bước một: Để tâm Vật lý tự Thanh Tịnh, rỗng lặng, hằng biết, đừng duyên theo bất cứ thứ gì.

Ba thứ Thanh Tịnh, rỗng lặng và hằng tri tự nhiên, không ép, cứ để tự nhiên. Tập cho thuần thục, khi nào trong tâm Vật lý tự nhiên nó trôi theo dòng luân hồi, đến đây tiếng nghe hay hình ảnh mình thấy hay nghe tự nhiên Thanh Tịnh là đã qua được bước một rồi.

Bước hai: Đến đây, tâm Vật lý không ở với mình, nên trong tàng thức bắt đầu tuôn đổ ra những hình ảnh hay tiếng mà chúng ta đã huân tập vào đây từ vô lượng kiếp đến nay được tuôn đổ ra. Kệ nó, dù có nghe hay thấy những gì, đó là Ý Tánh thấy nghe, cái tự nhiên Thanh Tịnh, rỗng lặng và hằng tri, nó là thấy, nghe và biết là chân thật trong Tánh.

Chỗ này trong kinh Kim Cang Dức Phật dạy:

– Gặp Phật “giết” Phật, gặp Ma “giết” Ma, tức thấy bất cử hình ảnh gì, hay nghe bât cứ tiếng gì cứ kệ nó. Nếu thực hiện được, là nghe lời dạy của Đức Phật nơi kinh Kim Cang: “Độ vô số chúng sanh mà không thấy có chúng sanh nào được diệt độ”, là nói ở chỗ này.

Bước ba: Đây là bước vượt qua cửa sanh tử để đến cõi vô sanh (Niết bàn). Khi qua được hai bước trên, có nghĩa là trong tàng thức của Vật lý bắt đầu trống rỗng rồi; nhưng trong tàng thức vấn còn 2 thứ là Công đức và phước đức của mình đã tạo ra trong vô lượng kiếp đến nay. Cái kho tàng thức này tự nó biến thành là “Như Lai tàng”, tức kho Như Lai.

Sở dĩ gọi là Như Lai tàng, là vì cái kho này chứa những thứ tự nhiên trong Phật Tánh và Công đức, phước đức. Khi cái kho này vào trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Giới, được Điện từ Quang nhuộm thành là “Ngôi nhà Pháp thân Thanh Tịnh”. Từ ngôi nhà Pháp thân Thanh Tịnh này, định hình ra 1 thân bằng màu vàng, nên hình thể này được gọi là “Kim thân Phật”, tức 1 vị này bằng màu vàng.

Nghe Trưởng Ban hướng dẫn ngồi thiền và giải thích từng công đoạn cũng như ý nghĩa, ông Cao Văn Huyền hết sức vui mừng và cám ơn.

Video (Trích đoạn)

Nguồn Thiền Tông

✍️Mục lục: Quyển 03: Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát 👉  Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *