Bí Kíp Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Tam Giới – Hệ Mặt Trời

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc… Tháng 08/2021 loạt video Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông – Tuyệt Mật đầu tiên đã được xuất bản và các Video của Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam cho đến nay.  Xin trân trọng giới thiệu.

  Thiền Tông    Videos    Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Kinh Vô Tự – Giáo Lý Đạo Phật Khoa học Vật Lý Thiền Tông

⭐️ Càn khôn Vũ Trụ và Phật Giới 👉  Xem
⭐️ Địa Giới và Trái Đất 👉  Xem
⭐️ Đạo ở Trái Đất 👉  Xem
⭐️ Quy luật Nhân – Quả – Luân hồi 👉  Xem
⭐️ Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam 👉  Xem
⭐️ Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông👉  Xem
⭐️ Chùa Thiền Tông Tân Diệu 👉  Xem

✍️ Mục lục: Tam Giới – Hệ Mặt Trời

⭐️ Tam Giới 👉  Xem
⭐️ Hệ Mặt Trời 👉  Xem


👉Hình thành và Cấu tạo của Hệ Mặt Trời

🌟Càn Khôn Vũ Trụ có 122 Hạt Chân như và các Hành tinh Ngũ hành trong Càn khôn Vũ Trụ này có tất cả 12 loại Điện từ Âm – Dương và một loại Điện từ Quang; tổng cộng là 13 loại Điện từ Âm – Dương và Điện từ Quang. Mỗi nhánh của 13 loại Điện từ Âm – Dương và Điện từ Quang này không thể tính hết được. 

Cơ bản Điện từ Âm – Dương loại mạnh nhất tự động cuốn hút với nhau tạo thành một Bầu tròn Âm – Dương khổng lồ với đường kính là 10 tỷ km, tạo thành một Trung tâm và bốn Bầu Hoàn Đạo tất cả các Hành tinh lửa được hút vào Trung tâm tạo thành một khối lửa lớn mà loài Người gọi là Mặt Trời.

Cơ chế hoạt động của Mặt Trời là sưởi ấm cho loài Người và các loài động vật, thân cấu tạo bằng Tứ Đại.

🌟Mặt Trời được hình thành như sau:

Trong Càn khôn Vũ Trụ thì có từng Cụm Điện từ Âm – Dương có Sức hút và Lực đẩy cực mạnh; khi Cụm Điện từ Âm – Dương có Sức hút và Lực đẩy cực mạnh này cuốn hút với nhau thì sẽ chia thành từng Vùng trong Càn khôn Vũ Trụ.

Trong từng Vùng này các Hành tinh lửa được hút vào Trung tâm thành ra các Hành tinh lửa khổng lồ mà loài Người gọi là Mặt Trời.

Mặt Trời này tồn tại vĩnh viễn.

Ban bệ Trời Tứ Thiên Vương không cần tác động gì tới Mặt Trời mà Mặt Trời tự tồn tại vĩnh viễn.

Càng xa Mặt Trời thì tuổi thọ càng tăng và Thời gian thì càng chậm; đây là Định luật Đường dài hay còn gọi là Định luật Không gian.

Ví dụ như là: Một cái vòng tròn có cái đường kính là 1 m, thì cái Chu vi của đường tròn đó sẽ là 3,14 m; hoặc là một cái vòng tròn mà có đường kính 2 m thì cái Chu vi của cái vòng tròn đó sẽ là 6,28 m.


👉 Cấu tạo Hệ Mặt Trời

🌟Hệ Mặt Trời là một cái Bầu tròn như quả bóng vậy:

– Đường kính của cái Bầu tròn này là 10 tỷ cây số, tức là 10 tỷ km; 

-Trung tâm là Mặt Trời, xung quanh Mặt Trời này thì có bốn (4) cái Bầu và bốn Bầu này có cái danh gọi Bầu Hoàn Đạo.

Bầu Hoàn Đạo thứ nhất: được gọi là bầu Địa Giới;

– Ở Bầu Địa Giới này thì có sáu Hành tinh Tứ Đại và sáu Hành tinh này ở về phía Đông, phía Tây, phía Nam, phía Bắc, phía Trên và phía Dưới.

Bầu Hoàn Đạo thứ hai: thì gọi là Bầu Trời Dục Giới;

– Ở cái Bàu Trời Dục Giới này thì có 11 Hành tinh bằng Điện từ Âm – Dương năm màu sắc; gồm có màu Xanh, màu Vàng, màu Đỏ, màu Trắng và màu Tím.

– Các Hành tinh này ở các nơi như sau: ở phía Đông, phía Tây, phía Nam, phía Bắc, phía Trên, phía Dưới;

– Còn các Hành tinh còn lại thì xen kẻ với các Hành tinh này.

Bầu Hoàn Đạo thứ ba: còn gọi là Bầu Trời Hữu Sắc và nước Trời Cực Lạc; 

– Ở Bầu Hoàn đạo thứ ba này thì có 17 Hành tinh bằng Điện từ Âm – Dương 12 màu sắc xen kẽ nhau;

– Chia làm hai phần: gồm có 11 Hành tinh bằng Điện từ Âm – Dương, 12 màu sắc rực rỡ và lung linh; trong đó có các màu: Xanh, Vàng, Đỏ, Trắng.

💥 Màu Xanh thì màu Xanh nhiều, Xanh vừa và Xanh ít, rực rỡ lung linh;

💥 Màu Vàng thì cũng có màu Vàng vừa, màu Vàng nhiều, màu Vàng vừa, Vàng ít, rực rỡ lung linh;

💥 Màu Đỏ thì cũng có màu Đỏ nhiều, Đỏ vừa, Đỏ ít, rực rỡ lung linh;

💥 Màu Trắng thì cũng có Trắng nhiều, Trắng vừa, Trắng ít, cũng rực rỡ và lung linh;

– Được gọi là 11 Hành tinh của Trời Hữu Sắc.

– Ngoài ra còn có sáu (6) Hành tinh của nước Trời Cực Lạc;

– Sáu Hành tinh nước Trời Cực Lạc này cũng có màu Xanh, màu Vàng, màu Đỏ và màu Trắng; 

💥 Cũng Xanh nhiều, Xanh vừa, Xanh ít, nhưng mà rực rỡ nhưng mà Thanh Tịnh;

💥 Màu Vàng thì cũng Vàng nhiều, Vàng vừa, Vàng ít rực rỡ nhưng mà Thanh Tịnh;

💥 Màu Đỏ nhiều, Đỏ vừa, Đỏ ít, rực rỡ Thanh Tịnh;

💥 Màu Trắng nhiều, Trắng vừa, Trắng ít, rực rỡ nhưng rất Thanh Tịnh;

– Sáu Hành tinh này được gọi là sáu nước Trời Cực Lạc.

Bầu Hoàn Đạo thứ tư: gọi là Bầu Trời Vô Sắc;

– Có 11 Hành tinh nước Trời Vô Sắc nhưng hay hiện ra 12 màu sắc.

– 12 màu sắc đó gồm có màu Xanh, màu Vàng, màu Đỏ, màu Trắng;

– Cũng Xanh nhiều, Vàng nhiều, Đỏ nhiều, Trắng nhiều;

– Xanh vừa, Vàng vừa, Đỏ vừa, Trắng vừa;

– Xanh ít, Vàng ít, Đỏ ít và Trắng ít, nhưng mà rực rỡ lung linh.


🌟Các Bầu Hoàn Đạo 1, 2, 3, 4 có như sau:

Bầu Hoàn Đạo 1: thì có sáu Hành tinh Ngũ hành Có 122 Hạt Chân như.

Bầu Hoàn Đạo 2: thì có 11 Hành tinh bằng Điện từ Âm – Dương; năm màu sắc rất đậm được gọi là Bầu Trời Dục Giới

Bầu Hoàn Đạo 3: thì có 17 Hành tinh bằng Điện từ Âm – Dương; 12 màu sắc Rực rỡ Lung linh và Thanh Tịnh; cũng được gọi là Bầu Trời Hữu Sắc và nước Cực Lạc

Bầu Hoàn Đạo 4: thì có 11 Hành tinh bằng Điện từ Âm – Dương; không màu sắc, nhưng hay hiện ra 12 màu sắc Rực rỡ Lung linh còn được gọi là Bầu Trời Vô Sắc.

🌟Vòng bảo vệ Trái Đất

Vòng bảo vệ Trái Đất bằng hai lớp Điện từ Âm – Dương cực mạnh thứ hai trong Hệ Mặt Trời; lớp Điện từ Âm thì hút vào để Vạn vật hút vào Trái Đất; lớp Điện từ Dương thì đẩy ra để các Hành tinh Tứ Đại và các Vật thể không rơi vào Trái Đất

🌟Vòng bảo vệ Tam Giới

Vòng bảo vệ Tam Giới bằng hai lớp Điện từ Âm – Dương cực mạnh thứ nhất trong Hệ Mặt Trời; lớp Điện từ Âm thì hút vào để Vạn vật hút vào Hệ Mặt Trời; lớp Điện từ Dương thì đẩy ra để các Vật thể không rơi vào Hệ Mặt Trời

🌟Trung tâm Vận hành Luân hồi

Trung tâm Vận hành Luân hồi là một cái ống hút của Điện từ Quang; từ đầu trên là từ Phật Giới hút vào Hệ Mặt Trời; chạy xuyên qua Mặt Trời rồi xuống đầu dưới Hệ Mặt Trời trở ra là Phật Giới; cái ống hút này gọi là Trung tâm Vận hành Luân hồi.

🌟Hệ Mặt Trời do đâu mà có

Khi hai loại Điện từ Âm – Dương loại mạnh nhất trong Càn khôn Vũ Trụ, ở từng Vùng trong Càn khôn Vũ Trụ hút với nhau tự tạo thành Hệ Mặt Trời. Trong đó có Tam Giới và Địa Giới chứ các vị Trời Tứ Thiên Vương không có khả năng tạo ra Tam Giới hay còn gọi là Hệ Mặt Trời.

🌟Mặt Trời thì tồn tại bằng khí Hydro.


🌟 Tổ chức của Tiểu, Trung và Đại Thiên Thế Giới

 Tổ chức của một Đại thiên Thế Giới có số lượng là: 1 tỷ Hệ Mặt Trời.

 Tổ chức của một Trung Thiên Thế Giới có số lượng là: 1 triệu Hệ Mặt Trời.

 Tổ chức của một Tiểu thiên Thế Giới có số lượng là: 1.000 Hệ Mặt Trời.


🌟Danh hiệu các Hành tinh có sự sống của Hệ Mặt Trời

Bầu Hoàn Đạo thứ nhất: được gọi là bầu Địa Giới, gồm:

1. Đông Thắng Thần Châu (Nằm phía Đông Mặt trời)
2. Tây Ngưu Hóa Châu (Nằm phía Tây Mặt trời)
3. Bắc Cô Lôi Châu (Nằm phía Bắc Mặt trời)
4. Nam Thiện Bội Châu (Nằm phía Nam Mặt trời, cũng gọi là Nam Diêm Phù Đề, tức Địa cầu)
5. Thượng Tu Di Châu (Nằm phía Trên Mặt trời)
6. Hạ Diệm Quang Châu (Nằm phía Dưới Mặt trời)

Ngoài 6 Hành tinh giống Địa cầu, trong 1 Tam Giới còn có Hằng hà sa số Hành tinh vật tư cấu tạo bằng ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ và Điện từ Âm – Dương.

Bầu Hoàn Đạo thứ hai: thì gọi là Bầu Trời Dục Giới gồm:

1. Trời Tứ Thiên Vương
2. Trời Thượng Đế hay Ngọc Hoàng
3. Trời Đế Thiên
4. Trời Đế Thích
5. Trời Đao Lợi
6. Trời Tu Diệm Ma
7. Trời Đâu Suất Đà
8. Trời Hóa Lạc
9. Trời Tha Hóa Tự Tại
10. Trời Phạm Chúng
11. Trời Phạm Phụ

Bầu Hoàn Đạo thứ ba: còn gọi là Bầu Trời Hữu Sắc và nước Trời Cực Lạc gồm:

💥11 Hành tinh Cõi Trời Hữu Sắc

1. Trời Đại Phạm
2. Trời Thiểu Quang
3. Trời Vô Lượng Quang
4. Trời Quang Âm
5. Trời Thiểu Tịnh
6. Trời Vô Lượng Tịnh
7. Trời Biến Tịnh
8. Trời Phước Sanh
9. Trời Phước Ái
10. Trời Quảng Quả
11. Trời Nghiêm Sức

💥6 Hành tinh – nước Tịnh Độ

1. Nước Tịnh Độ của Đức A Sơ Bệ Phật ở hướng Đông Mặt trời
2. Nước Tịnh Độ của Đức A Di Đà Phật ở hướng Tây Mặt trời
3. Nước Tịnh Độ của Đức Nguyệt Đăng Phật ở hướng Nam Mặt trời
4. Nước Tịnh Độ của Đức Diệm Kiên Phật ở hướng Bắc Mặt trời
5. Nước Tịnh Độ của Đức Phạm Âm Phật ở hướng Trên Mặt trời
6. Nước Tịnh Độ của Đức Sư Tử Phật ở hướng Dưới Mặt trời

Bầu Hoàn Đạo thứ tư: gọi là Bầu Trời Vô Sắc gồm:

1. Trời Vô Lượng Nghiêm Sức
2. Trời Nghiêm Sức Quả Thiệt
3. Trời Vô Thưởng
4. Trời Vô Phiền
5. Trời Vô Nhiệt
6. Trời Thiện Kiến
7. Trời Thiện Hiện
8. Trời Sắc Cứu Cánh
9. Trời Ma Hê Thủ La
10. Trời Phi Phi Tưởng
11. Trời Phi Phi Tưởng Xứ


👉 Nước Trời Cực Lạc

🌟  Hành tinh Tịnh Độ thì không có tuổi thọ, do vị Chúa Trời Quản lý. Còn vị Phật đến Hành tinh Tịnh Độ là để dạy học Đạo Giải Thoát do vị Chúa Trời này thỉnh đến dạy.

🌟  Phải hiểu căn bản như sau: ở mỗi Tam Giới thì đều có sáu danh Phật dạy Đạo Giải Thoát như sau:

Hành tinh mà nước Trời Cực Lạc ở phía đông Mặt Trời gọi là nước Trời A Sơ, do vị Chúa Trời này làm chủ và Quản lý, vị Chúa Trời này có thỉnh vị Phật vào nước Trời dạy Đạo Giải Thoát nên vị Phật này có danh là Đức A Sơ Bệ Phật.

Tiếp theo là Hành tinh nước Trời Cực Lạc ở phía tây Mặt Trời gọi là nước Trời A Di Đà; do vị Chúa Trời làm chủ và Quản lý; vị Chúa Trời này có thỉnh vị Phật vào nước Trời dạy Đạo Giải Thoát nên vị Phật này có danh là Đức Phật A Di Đà.

Tiếp theo là Hành tinh nước Trời Cực Lạc ở phía nam Mặt Trời gọi là nước Trời Nguyệt Đăng do vị Chúa Trời làm chủ và Quản lý; vị Chúa Trời này có thỉnh vị Phật vào nước Trời dạy Đạo Giải Thoát; nên vị Phật này có danh là Đức Phật Nguyệt Đăng.

Còn Hành tinh nước Trời Cực Lạc ở phía bắc Mặt Trời gọi là nước Trời Diệm Kim do vị Chúa Trời làm chủ và Quản lý; có thỉnh vị Phật vào nước Trời này dạy Đạo Giải Thoát nên vị Phật này mang danh là Đức Phật Diệm Kim.

Còn Hành tinh mà nước Trời Cực Lạc ở phía trên Mặt Trời gọi là nước Trời Phạm Âm do vị Chúa Trời làm chủ và Quản lý; có thỉnh vị Phật vào nước Trời dạy Đạo Giải Thoát; nên vị Phật này mang danh là Đức Phật Phạm Âm.

Còn Hành tinh thứ sáu là Hành tinh nước Trời Cực Lạc ở phía dưới Mặt Trời gọi là nước Trời Sư Tử; do vị Chúa Trời làm chủ và Quản lý; vị chú trời có mời vị Phật vào nước Trời này dạy Đạo Giải Thoát nên vị Phật mang danh là đức Phật Sư Tử

Phải hiểu căn bản sáu Hành tinh thì có sáu Danh hiệu.

🌟Trung Ấm Thân của Người đến Du lịch ở nước Trời Cực Lạc rất vui và sướng; nên khi trở về Trái Đất có nói như sau: Tôi Du lịch ở nước Trời Cực Lạc rất vui và sướng, sướng như Tiên vậy.


👉 Các Loài trong Hệ Mặt Trời

🌟Phải biết rằng trong Hệ Mặt Trời có các Loài như sau:

✨Thứ nhất là Loài Trời: Thân Loài Trời này thì có bốn loại:

💥Loại Trời thứ nhất gọi là Loài Trời Dục Giới; Thân Loài Trời này cấu tạo bằng Điện từ Âm – Dương năm màu sắc; Loài Trời Dục Giới là Loài Trời mạnh nhất trong Hệ Mặt Trời. Loài Trời Dục Giới có Nhiệm vụ là Tạo Thiên, Lập Địa.

💥Loại Trời thứ hai gọi là Loài Trời Hữu Sắc; Thân Loài Trời này được cấu tạo bằng Điện từ Âm – Dương có 12 màu sắc Rực rỡ Lung linh; Loài Trời Hữu Sắc là Loài Trời loại yếu trong Hệ Mặt Trời.

– Loài Trời Hữu Sắc có Nhiệm vụ là hướng dẫn Trung Ấm Thân của con Người có Hạt Nghiệp Phước đức Dương ở Địa Giới lên Trời Du lịch trong cảnh Rực rỡ và Lung linh.

💥Loài Trời thứ ba gọi là Loài Trời Cực Lạc; Loài Trời Cực Lạc Thân cấu tạo bằng Điện từ Âm – Dương có 12 màu sắc Rực rỡ nhưng Thanh Tịnh; Loài Trời này cũng là Loài Trời loại yếu trong Hệ Mặt Trời.

– Loài Trời Cực Lạc có Nhiệm vụ là hướng dẫn Trung Ấm Thân của con Người có Hạt Nghiệp Phước đức Dương ở Địa Giới lên Du lịch, trong cảnh Rực rỡ nhưng Thanh Tịnh; nơi Loài Trời này ở thì có vị Phật dạy Đạo Giải Thoát.

💥Loại Trời thứ tư gọi là Loài Trời Vô Sắc; Loài Trời Vô Sắc Thân được cấu tạo bằng Điện từ Âm – Dương không màu sắc, nhưng hay hiện ra 12 màu sắc Rực rỡ Lung linh; Loài Trời này cũng là Loài Trời loại yếu trong Hệ Mặt Trời.

– Loài Trời Vô Sắc có Nhiệm vụ là hướng dẫn Trung Ấm Thân của con Người có Hạt Nghiệp Phước đức Dương ở Địa Giới, lên Trời Du lịch, trong cảnh ẩn hiện của Điện từ Âm – Dương 12 màu sắc Rực rỡ Thanh Tịnh.

💥Phải biết cơ bản về bốn loại Trời này; gốc của bốn Loài Trời này là những Hạt Chân như siêu nhỏ của mỗi Loài; khi các Loài Trời siêu nhỏ này ăn Hạt Nghiệp Phước đức Dương thì Thân Trời siêu nhỏ này lớn lên; khi các Thân Trời có Thân lớn lên thì phải làm việc để nuôi Thân; nếu không làm việc thì đâu có Hạt Nghiệp Phước đức Dương để ăn, thì Thân Trời sẽ xẹp lại thành Hạt Chân như của Thân Trời siêu nhỏ; các vị Trời này chỉ có Nhiệm vụ là hướng dẫn Du lịch không làm các việc khác.

💥Chỉ có 42 vị Chúa Trời ở Thiên Giới, khi nào có vị Toàn năng Toàn giác xin lập ra Đạo Phật ở Trái Đất; thì được Nhị vị Thần Chủ và Thần Mẫu mời xuống Trái Đất họp và góp ý kiến. khi xuống Trái Đất thì phải có những vị Thần theo bảo vệ thì các vị Trời mới dám xuống Trái Đất; còn nếu các vị Trời tự ý xuống không có các vị Thần bảo vệ thì sẽ bị các vị Cô Hồn nhập xác Trời.

Thứ hai là Loài Thần; Loài Thần thì Thân được cấu tạo bằng Điện từ Âm – Dương màu đỏ biến thể; được Ban bệ của vị Chúa Trời Tứ Thiên Vương phụ trách Địa Giới cho ăn Hạt Dinh dưỡng của Loài Thần nên có Thân lớn; vị Chúa Trời Tứ Thiên Vương phụ trách Địa Giới phân công Loài Thần làm các việc như sau:

💥 Thứ nhất là cho phép các Kim Thân Phật siêu nhỏ tự Phật Giới vào Trái Đất vào gia đình xin làm con của Cha – Mẹ lớn lên tìm Công đức mang trở về Phật Giới ăn thành Kim Thân Phật lớn.

💥 Thứ hai là Quản lý các Kim Thân Phật siêu nhỏ từ Phật Giới vào Trái Đất vào gia đình xin làm con của Cha – Mẹ lớn lên tìm Hạt Công đức mang trở về Phật Giới ăn thành Kim Thân Phật lớn. Còn nếu tạo Nghiệp ở đâu thì thực khi Nhân – Quả đến đó trả Nghiệp.

💥 Thứ ba là trợ giúp các Kim Thân Phật siêu nhỏ về phần Dương tức phần sức mạnh từ Phật Giới vào Trái Đất vào gia đình xin làm con của Cha – Mẹ lớn lên tìm hạ Công đức mang trở về Phật Giới ăn thành Kim Thân Phật lớn.

Thứ ba là Loài Người; Loài Người thì Thân được cấu tạo bằng Hạt Chân như Ngũ hành được Ban bệ của vị Chúa Trời Tứ Thiên Vương phụ trách Địa Giới sản xuất ra theo Công thức Khoa học Vật Lý để cho Kim Thân Phật siêu nhỏ mượn tìm Hạt Công đức Loài Người thì được sự trợ giúp của các vị như là Nhị vị Thần Chủ và Thần Mẫu; Nhị vị Thánh Chủ và Thánh Mẫu; Nhị vị Tiên Chủ và Tiên Mẫu Nhị vị Chúa Chủ và Chúa Mẫu.

 Thứ tư là Loài Ngạ Quỷ; Loài Ngạ Quỷ này thì Thân được cấu tạo bằng Hạt Chân như màu đen được Ban bệ của vị Chúa Trời Tứ vương phụ trách Địa Giới cho ăn Hạt Dinh dưỡng của Loài Ngạ Quỷ nên có Thân lớn.

 Thứ năm là Loài Súc Sinh; loại Súc Sinh này thì được cấu tạo bằng Hạt Chân như màu thú được Ban bệ của vị Chúa Trời Tứ Thiên Vương phụ trách Địa Giới sản xuất ra theo Công thức Khoa học Vật lý để các Hạt Chân như của Loài thú siêu nhỏ lớn lên giúp cho Loài Người và các Loài động vật khác làm thức ăn cũng như làm phương tiện chyên chở.

Thứ sáu là Loài Địa Ngục; Đây là nơi giam giữ các Trung Ấm Thân của Loài Người sử dụng bảy Tánh ác của con Người; chỉ có Địa Ngục chứ không có Loài Địa Ngục.

Tánh con Người là chiếc xe chở Kim Thân Phật siêu nhỏ đi Luân hồi chứ không phải là Thân con Người đi Luân hồi; vì Thân con Người chết nó trở lại là Hạt nhân Hạt Chân như; khi Kim Thân Phật siêu nhỏ trả Nhân – Quả xong trở lại mượn Thân người thứ hai, thì vị Thần Quản lý xem Bảng điện của Trung Ấm Thân mà Kim Thân Phật siêu nhỏ mượn là tần số nào trong Nhân – Quả; thì sẽ lấy Hạt nhân Hạt Chân như khác, thật đúng với Nhân – Quả mà Kim Thân Phật siêu nhỏ mượn Thân người tạo ra ở đời trước, cho nhập thai mẹ để mượn Thân người kế tiếp.


👉 Trời Tứ Thiên Vương

🌟 Khởi thủy trong Càn khôn Vũ Trụ này thì chỉ có các Hạt Chân Như thôi.

Trong các Hạt Chân Như này thì có Hạt gọi là Điện từ Âm – Dương Dục Giới, là Hạt có cái sức mạnh nhất ở trong cái Hệ Mặt Trời này, cũng còn gọi là Thân Trời Dục Giới siêu nhỏ.

Các vị Trời Dục Giới siêu nhỏ này tò mò, mới bay về cái hướng của Mặt Trời, nhìn thấy những cái Hạt siêu nhỏ có cái màu giống như Thân Trời siêu nhỏ của mình, nên lấy nếm thử, nếm xong rồi thì nghe cái Thân Trời siêu nhỏ của mình phát khỏe lên. Nên các cái vị Trời Dục Giới này mới ăn thử; tự nhiên cái Thân Trời siêu nhỏ của mình nó lại lớn lên. Thì các vị Trời siêu nhỏ này liền báo cho tất cả các loài bằng Điện từ ở trong Hệ Mặt Trời này cùng biết.

Do các cái vị Trời Dục Giới có công phát hiện đầu tiên và mạnh nhất; nên các vị Trời ở Tam Giới mới bầu các vị Trời Dục Giới này làm bốn vị Chúa Trời Tứ Thiên Vương để Quản lý bốn (4) Bầu hoàn Đạo của cái Hệ Mặt Trời này.

Do nhận cái Nhiệm vụ này nên các vị Chúa Trời Tứ Thiên Vương mới bay vào Địa Giới tìm Hạt Công thức để tạo ra các Hành tinh và các loài mang Thân Tứ Đại cũng như các loài Thực vật.

🌟 Trời Tứ Thiên Vương có từ những hạt Chân Như của Điện từ Âm Dương 5 màu sắc ở Bầu Trời Dục giới.

🌟  Chuyển luân Thánh Vương là chỉ cho 4 Vị Chúa Trời Tứ Thiên Vương.


👉 Khai Thiên – Lập Địa

🌟 Đầu Tiên thì bốn vị Chúa Trời Tứ Thiên Vương phụ trách bốn Bầu Hoàn Đạo trong Hệ Mặt Trời tìm Hạt Dinh dưỡng cho các Thân Trời – Thần – Thánh – Tiên – Ngạ Quỷ siêu nhỏ ăn, để các Thân đó lớn lên; Đây gọi là Khai Thiên.

Vì ở trong Hệ Mặt Trời đã có Thân Trời – Thần – Thánh – Tiên – Ngạ Quỷ rồi; nên kế tiếp bốn vị Chúa Trời Tứ Thiên Vương phải Sản xuất ra các Hành tinh bằng Ngũ hành và Điện từ Âm – Dương, cho Trời – Thần – Thánh – Tiên – Ngạ Quỷ có nơi sống; nên gọi là Lập Địa.

💥Loài mà có trước nhất là các vị Trời Dục Giới.

💥Loài có thứ hai là các vị Trời Hữu Sắc và các vị ở nước Cực Lạc.

💥Loại có thứ ba là các vị Trời Vô Sắc.

💥Loài có thứ tư là các vị Thần – Thánh – Tiên – Ngạ Quỷ.

💥Loài có thứ năm là các loài Thực Vật.

💥Loài có thứ sáu là các loài Súc Sinh.

💥Loài có thứ bảy là các loài Người .

💥Loài có thứ tám là các vị Phật.


👉 Trời Thượng Đế

🌟 Thượng Đế là vị Chúa Trời Quản lý Hành tinh có danh là Thượng Đế; vị Thượng Đế này là có thật; vị Thượng Đế này không có tuổi thọ nên sống vĩnh viễn.

Thân người là Tứ Đại không Tu thành Thượng Đế được; vị nào Tu được Phước đức Dương Vô lượng thì được làm con của Thượng Đế.

Nguồn Thiền Tông

✍️ Mục lục: Tam Giới – Hệ Mặt Trời 👉  Xem tiếp

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với KênhNhóm trên Telegram

      

   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *