SlideThiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Tinh hoa Đạo Phật Khoa Học Thiền Tông

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc…

  Thiền Tông    Mạng XH  Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông

⭐️ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông 👉  Xem
⭐️ 36 Vị Tổ sư Thiền Tông (Ấn – Hoa – Việt)👉  Xem

⭐️ Lễ công bố Huyền Ký của Đức Phật 👉  Xem
⭐️ Kinh và Kệ 👉  Xem


Tinh hoa Đạo Phật Khoa Học Thiền Tông:

Khi Đức Phật trao tập Huyền Ký cho Ngài Ma Ha Ca Diếp truyền theo dòng Thiền tông. Ông A Nan Đà có trình thưa hỏi Đức Phật:

  • – Kính bạch Đức Thế Tôn: Chúng con có các phần thắc mắc như sau, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con:
    • Một: Lý do gì mà Tánh Phật chúng con lại vào thế giới loài Người mượn sắc thân con người?
    • Hai: Qui luật luân hồi nơi trái đất này như thế nào?
    • Ba: Kính xin Đức Thế Tôn dạy căn bản cho chúng con thoát ra ngoài qui luật luân hồi của trái đất để trở về Phật giới?

*Đức Phật dạy ông A Nan Đà và đại chúng các phần tuyệt mật mà Như Lai không dạy trong các kinh điển phổ thông:

Phần 01:

– Đầu tiên, Tánh Phật ở trong Phật giới, nhìn thấy những Kim Thân Phật sao quá lớn, còn những Tánh Phật tại sao quá nhỏ, nên có Tánh Phật tò mò hỏi Kim Thân Phật như sau:

– Thưa Kim Thân Phật: Tánh Phật của chúng tôi sao quá nhỏ, còn Kim Thân Phật của quí vị sao quá lớn như vậy, xin qúi vị cho chúng tôi biết?

Có Kim Thân Phật trả lời:

– Trước kia, Kim thân Phật của chúng tôi cũng nhỏ như là Tánh Phật vậy. Nếu Tánh Phật nào muốn lớn như Kim thân Phật, thì hãy vào Tam giới, đến thế giới loài Người, xin vào Dòng tộc loài Người, mượn sắc thân con người tạo công đức, khi công đức được nhiều, trở về Phật giới, số công đức này, được điện từ Quang trong Phật giới chiếu vào, số công đức này tự nhiên được định hình ra một Ngôi nhà Pháp thân thanh tịnh, Tánh Phật của quí vị ẩn vào trong Ngôi nhà đó, tức khắc một Kim thân Phật được sanh ra. Ngôi nhà Pháp thân thanh tịnh là để Kim thân Phật ở. Còn Ngôi nhà pháp thân thanh tịnh và Kim thân Phật lớn hay nhỏ, là tùy số công đức mà Tánh Phật tạo ra nơi Thế giới loài Người.

Phần 02:

* Tánh Phật hỏi đường vào Thế giới loài Người:

Khi Tánh Phật biết được nguyên do nói trên, nên Tánh Phật mới hỏi Kim Thân Phật:

  • – Chúng tôi muốn vào thế giới loài Người, mượn thân loài Người để tạo công đức, phải đi đường nào vào, xin Kim thân Phật chỉ cho chúng tôi?

* Kim thân Phật trả lời:

  • – Muốn vào thế giới loài Người, đầu tiên, Tánh Phật phải đến cửa Hải Triều Âm của Tam giới.
  • – Được cửa này hút Tánh Phật vào Trung tâm vận hành luân hồi.
  • – Tánh Phật lần theo Trung tâm luân hồi này, đến cửa Hải Triều Âm của Trái đất.
  • – Được cửa Hải Triều Âm của Trái đất hút vào.
  • – Tánh Phật được vào đây rồi, tìm đến Dòng tộc nào đó. Hỏi Trưởng ban Dòng tộc, xin Trưởng ban Dòng tộc cho Tánh Phật nhập vào một gia đình nào đó, và tự nguyện làm con của gia đình này, nhưng Kim thân Phật cũng nói cho Tánh Phật biết:
  • – Khi Tánh Phật đã vào Trung tâm vận hành của Tam giới rồi, thì không trở lại Phật giới được, mà phải đi theo ống dẫn vào trái đất, khi nào Tánh Phật mượn thân con người tạo được công đức thật nhiều rồi, mà muốn trở về Phật giới, thì phải vào Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới lại, trở về Phật giới bằng cửa Hải triều Dương Tam giới.

Kim thân Phật cũng nói cho Tánh Phật biết:

  • – Khi Tánh Phật mượn sắc thân con người rồi, thì Tánh Phật khó mà bỏ sắc thân con người được. Vì sao vậy? Vì Tánh Người được Tánh Phật làm sự sống, thì Tánh Người không khi nào chịu trả Tánh Phật về Phật giới.

Tánh Phật trả lời:

  • – Chẳng lẽ Tánh Người có sức mạnh và khôn hơn Tánh Phật sao?

Kim thân Phật nói:

  • – Tánh Người không mạnh mà cũng không khôn hơn Tánh Phật, nhưng Tánh Phật khi đã mượn sắc thân con người rồi, Tánh Người không khi nào chịu từ bỏTánh Phật ra.

Tánh Phật lại nói:

  • Thôi, Kim Thân Phật cứ chỉ cho Tánh Phật tôi đường vào thế giới loài Người, còn việc Tánh Phật và Tánh Người ai khôn ai dại, chúng tôi biết cách xử.
  • Thế là, Kim thân Phật chỉ cho Tánh Phật đường vào thế giới loài Người.

Phần 03:

Kim thân Phật chỉ Tánh Phật vào thế giới loài Người:

  • – Đầu tiên, Tánh Phật phải tìm đến cửa Hải Triều Âm Tam giới.
  • – Chui vào cửa này.
  • – Vào Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới.
  • – Theo ống dẫn vào trái đất.
  • – Đến dòng tộc.
  • – Xin Trưởng ban Dòng tộc cho nhập vào Dòng tộc.
  • – Xin làm con trong gia đình.

Thế là, Tánh Phật thực hiện đúng lời chỉ dẫn của Kim thân Phật, vào được Trái đất và gặp được Trưởng ban Dòng tộc.

Phần 04:

* Tánh Phật xin làm con trong Gia đình:

  • – Khi Tánh Phật đến gặp Trưởng ban Dòng tộc, được Trưởng ban Dòng tộc đồng ý. Nhưng Trưởng ban Dòng tộc có nói với Tánh Phật 05 điều như sau, nếu Tánh Phật đồng ý, thì mới được vào làm con trong gia đình:
    • *Điều 1: Không được mượn thân con người tạo nghiệp phước Dương, để vãng sanh đến các cõi Trời hay nước Tinh Độ sinh sống hưởng phước an vui ở đây.
    • *Điều 2: Không được mượn thân người tạo nghiệp phước Âm, để làm Thần hay làm người giàu sang nơi trái đất này hoài.
    • *Điều 3: Không được mượn thân người, bày ra đủ chuyện để lường gạt người khác mà bị quả báo!
    • *Điều 4: Không được mượn thân người ở mãi trong dòng tộc mà không chịu tạo ra công đức để trở về Phật giới.
    • *Điều 5: Tánh Phật phải liên lạc về Phật giới, nhờ 1 Kim Thân Phật phân thân vào Dòng tộc chúng tôi chứng kiến lời cam kết của Tánh Phật, thì Tánh Phật mới được nhập vào Dòng tộc, vào gia đình mượn thân con người tạo công đức.

Phần 05:

Trưởng Dòng tộc nói xong, Tánh Phật liền liên lạc về Phật giới, nhờ 1 Kim Thân Phật, ứng thân vào thế giới loài Người, đến Dòng tộc chứng kiến lời cam kết của Tánh Phật.

Tánh Phật liền liên lạc về Phật giới, tức khắc có 1 Kim Thân Phật phân thân đến Dòng tộc và nói với Trưởng ban Dòng tộc như sau:

  • – Tôi là 1 Kim Thân Phật, từ Phật giới phân thân đến đây, xin chứng kiến lời hứa của Tánh Phật này. Nếu Tánh Phật này, cứ ở mãi trong dòng tộc, hay ham mê sống trong nơi trái đất hay Tam giới này, mà không chịu tạo công đức để trở về Phật giới, thì Kim Thân Phật tôi sẽ phân thân đến nhắc nhở Tánh Phật này.

Trưởng ban Dòng tộc được 1 Kim Thân Phật phân thân đến cam kết như vậy, nên Trưởng ban Dòng tộc cho Tánh Phật nhập vào Dòng tộc, rồi phân bổ vào gia đình để mượn thân con người tạo công đức.

Phần 06:

* Tánh Phật được vào gia đình mượn thân người để tạo công đức:

  • Tánh Phật được phân bổ vào gia đình, nên lúc nào cũng canh chừng khi Cha Mẹ giao hợp với nhau, mà Tinh Cha Noãn Mẹ vừa được điện từ Âm Dương cuốn hút, tạo thành lực hút Âm Dương, thì Tánh Phật phải chui ngay vào Tinh Cha Noãn Mẹ và ngủ yên trong đó.
  • Khi Tánh Phật đã ngủ yên trong tử cung của Mẹ đúng 9 tháng 10 ngày, Tánh Phật mới được Mẹ sanh ra thành 1 đứa trẻ, dần dần lớn lên trở thành con người hoàn chỉnh và tạo công đức.

Phần 07:

* Tánh Phật đâu biết rằng: Trong Tử cung của ngươi Mẹ mình là nơi có 3 công dụng:

  • Một: Nơi làm cho Tánh Phật quên hết những gì mà Tánh Phật: Thấy – Nghe – Nói và Biết trước kia.
  • Hai: Nơi tạo ra sắc thân của một con người.
  • Ba: Khi sắc thân con người hình thành, cũng là Tánh Người hình hành, để Tánh Phật mượn Tánh Người và Thân Người hoạt động.

Phần 08:

* Tánh Phật mượn thân người để tạo công đức, nhưng không nhớ!

Vì sao Tánh Phật không nhớ tạo công đức?

– Vì có 3 nguyên do:

  • 1- Vì Tánh Phật đã ngủ trong Tử cung của Mẹ quá lâu, nên quên hết những gỉ mà Tánh Phật đã Thấy và Biết trước kia!
  • 2- Tánh Phật đã vào sống trong qui luật luân hồi của trái đất, thì phải đi theo qui luật này, không cách nào làm khác được!
  • 3- Trong Tánh Người có đến 16 thứ; mà 3 thứ Tánh mạnh nhất là, Tưởng – Tham và Sợ. Tánh Phật bị 3 thứ này và 13 thứ nữa che khuất, nên Tánh Phật không còn Thấy – Nghe – Nói – Biết như trước kia nữa. Nói danh từ trong đạo của Như Lai gọi là: “Tánh Phật bị Vô Minh che khuất”!

– Vì vậy, sự ham muốn của Tánh Phật ban đầu là tạo công đức, Tánh Phật không còn nhớ nữa, thì làm sao mà tạo công đức được.

– Hơn nữa, Tánh Phật bị Tánh Người bao phủ lại, thì làm sao Tánh Phật: Thấy – Nghe – Nói – Biết của Tánh Phật như trước kia, mà phải sống theo sự ham muốn của Tánh Người.

Phần 09:

* Tánh Người là thứ Tánh có 16 thứ:

– Thọ – Tưởng – Hành – Thức – Tài – Sắc – Danh – Thực – Thùy – Tham – Sân – Si – Mạn – Nghi – Ác – Kiến!

  • Vì vậy, Tánh Phật phải làm theo Tánh Người, chớ không cách nào khác. Nếu Tánh Phật chỉ có 1 niệm nhỏ muốn tạo công đức, thì Tánh Người sẽ nạt ngay!

Vì sao Tánh Người nạt Tánh Phật?

  • – Vì Tánh Người được Tánh Phật làm sự sống, thì Tánh Người không khi nào cho Tánh Phật tạo công đức. Nếu Tánh Phật tạo được công đức, thì Tánh Phật sẽ trở về Phật giới, thì Tánh Người phải trở về với hư không, nênTánh Người phải ôm chặt Tánh Phật hoài là vậy.

  Phần 10:

* Trái đất là 6 loài sống chung, gồm:

  • 1- Loài Thần.
  • 2- Loài Người.
  • 3- Loài Ngạ Quỷ.
  • 4- Loài Súc Sanh.
  • 5- Loài Địa Ngục.
  • 6- Loài Thực Vật.

Phần 11:

* Nhiệm vụ 6 loài sống trên Trái đất này:

– Loài Thần có 3 nhiệm vụ chánh:

1- Thần chủ Thế giới:

  • – Chuyên mượn Sắc thân con người nào thích linh thiêng huyền bí để lập ra Đạo.
  • – Để con người đem cái Tưởng – Tham và Sợ vào an trú, để con người an lòng là đã có nơi ở vững chắc không sợ sau khi chết!

2- Thần chủ Quốc gia:

  • – Chuyên làm nhiệm vụ, tiếp truyền Đạo do Thần chủ Thế giới lập nên.

3- Thần chủ Vùng Quốc gia:

  • – Chuyên ngự ở các Đình, chứng kiến lời thề của con người thề với nhau.

4- Thần Bình thường ở mỗi Quốc gia:

  • Mỗi vị Thần Bình thường phụ trách một công việc, như:
  • * Thần Kim Cang:
    • – Chuyên giúp người nào muốn Giải thoát, do vị Phật ở trong Phật giới nhờ.
  • * Thần Phước Thiện:
    • – Chuyên giúp người nào bị oan trái, khiến người này đến cơ quan Pháp luật kêu oan, do vị Bồ Tát ở nước Tịnh Độ, sử dụng Thiên Nhãn thấy và nhờ v.v…

Phần 12:

* Tu hành:

Tu Tiểu thừa: Cũng gọi là Nam truyền, hay Nam tông.

* Cách tu: Chuyên dụng công ngồi thiền quán 37 pháp:

  • 1- Quán Tưởng.
  • 2- Quán Nghi.
  • 3- Quán Diệt.
  • 4- Quán Sát.
  • 5- Quán Dẹp.
  • 6- Quán Vô.
  • 7- Quán Thoại.
  • 8- Quán Bất.
    V.v…

* Mục đích của người tu:

  • – Thích làm Thiền sư, dạy người khác dụng công ngồi thiền được lâu.

Phần 13:

Tu Trung thừa: Gọi là Lý luận Bát Nhã, cũng gọi là Triết lý Phật Thích Ca.

* Cách tu: Chuyên học lý luận cho thật hay để nói cho người khác nghe, họ khen và cho tiền.

* Mục đích của người tu: Thích làm Giảng sư Phật học, để dạy người khác, kiếm tiền.

Phần 14:

Tu Đại thừa: Nghi, tìm hay kiếm trong vật chất.

* Cách tu: Chuyên suy tư và nghĩ tưởng hữu dụng của vật chất. Những người này gọi là, “Kỹ sư Phật học”.

* Mục đích của người tu: Cải thiện đời sống của con người, cũng để kiếm tiền.

Phần 15:

Tu Tịnh Độ tông: Định tâm bằng câu niệm Phật.

* Cách tu: Chuyên niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà, và làm nghiệp phước thiện thật nhiều.

* Mục đích của người tu: Mong sau khi chết được vãng sanh đến nước Cực Lạc sinh sống và hưởng sung sướng trong cảnh thanh tịnh.

Phần 16:

Tu Mật chú tông: Định tâm bằng câu thần chú, và cúng dường thật nhiều, để tạo nghiệp phước đức Âm.

* Cách tu: Chuyên niệm câu thần chú lấy trong các kinh. Muốn làm nghề gì, thì niệm câu thần chú kinh đó.

Ví dụ:

  • – Muốn làm thầy thuốc, thì niệm chú Dược sư.
  • – Muốn trừ Tà, thì nệm chú Thủ Lăng Nghiêm.
  • – Muốn cho thân mình được an vui, thì niệm chú Đại bi.
    – V.v…

* Mục đích của người tu: Mong sau khi chết được làm Thần, để sử dụng thần thông.

Phần 17:

Tu Thiền Tông: Kiến tánh thành Phật.

* Cách tu: Hằng tri việc làm hằng ngày của mình, không chạy theo cảnh và biết tạo ra công đức.

* Mục đích của người tu: Để trở về Phật giới sau khi chết.

* Người tu Thiền tông phải hiểu 4 phần:

  • 1- Thân người mình là gì?
  • 2- Tánh người mình là sao?
  • 3- Mình tu sao được giải thoát?
  • 4- Mình tu sao còn bị luân hồi?

* Và phải tìm hiểu thêm 4 phần nữa:

  • 1- Sự sống và qui luật của trái đất này như thế nào?
  • 2- Tam giới ở đâu?
  • 3- Phật giới ở nơi nào?
  • 4- Càn khôn vũ trụ ra sao?

* Đời sống và làm việc của người tu Thiền tông phải biết 4 phần:

  • 1- Sống nghề gì, cứ làm nghề đó, làm bằng Tánh Người, phải tuân thủ luật nhân quả của trái đất.
  • 2- Không sử dụng tánh Phật làm việc ở trái đất này.
  • 3- Khi nào thuận duyên mới tạo công đức, không quá nhiệt tình.
  • 4- Không tranh luận với ai.

Phần 18:

Càn khôn Vũ trụ:

* Không gian bao la trùm khắp không biên giới trong đó có chứa 2 phần:

  • 1- Phật giới, là nơi tánh Phật và chư Phật sống.
  • 2- Tam giới, là nơi loài Trời, loài Tiên, loài Người và môn loài sống.

 Phần 19:

Loài Người, có 6 nhiệm vụ:

  • – Một: Tạo ra nghiệp phước đức Dương, để vãng sanh đến các cõi Trời hay nước Tịnh Độ hưởng phước đức Dương.
  • – Hai: Tạo ra nghiệp phước đức Âm, để làm Thần hay người giàu sang ở trái đất này.
  • – Ba: Tạo ra nghiệp Ác đức, để làm các loài Súc Sanh, làm loài Địa Ngục, hoặc làm Thực vật.
  • – Bốn: Không tạo ra các nghiệp phước Dương, hay phước Âm, mà muốn ở mãi trong dòng tộc.
  • – Năm: Tạo ra công đức, để trở về Phật giới.
  • – Sáu: Tạo ra Trung Ấm Thân, để chuyên chở 5 phần nói trên đi hưởng nghiệp phước đức Dương ở các cõi Trời hay nước Tịnh Độ. Nghiệp phước đức Âm. Nghiệp ở trong dòng tộc. Trả nghiệp xấu. Hoặc chuyên chở vỏ bọc tánh Phật có chứa công đức trở về Phật giới.

Phần 20:

Loài Ngạ Quỷ, có 1 nhiệm vụ:

  • * Giành giựt của người khác.

Phần 21:

Loài Súc sanh, có 2 nhiệm vụ:

  • – Một là, trả nhân quả khi còn làm con người mà ham sát hại sinh vật.
  • – Hai là, làm thức ăn cho loài Người và các loài khác.

Phần 22:

Loài Địa ngục, có 1 nhiệm vụ:

  • * Trả nhân quả khi còn mang thân người mà gây trọng tội.

Phần 23:

Loài Thực vật, có 2 nhiệm vụ:

  • – Một: Trả nhân quả khi còn làm con người mà đi lường gạt người khác về giải thoát.
  • – Hai: Làm thức ăn cho loài Người và các loài khác.

Phần 24:

Cấu tạo của Trái đất:

  • – Trái đất cấu tạo bằng 5 thứ: Đất – Nước – Không khí – Lửa – Điện từ Âm Dương.

Phần 25:

Nhiệm vụ của Đất:

  • – Làm mặt bằng sống của loài Người, muôn loài động vật và muôn loài Thực vật.
  • – Luân chuyển để tạo ra sức hút vật lý sanh ra nhân quả luân hồi.
  • – Nơi chứa 6 loài có sự sống: Thần, Người, Ngạ quỷ, Súc sanh, Địa ngục, và Thực vật.

Phần 26:

Tổ chức 1 Tam giới:

* Tam là ba. Giới là giới hạn, hay ranh giới. Nó ở đâu?

  • – Nó là 1 cụm thật nhỏ trong Càn khôn vũ trụ. Nếu ví như có hình thể trong Càn khôn vũ trụ, thì Tam giới còn nhỏ hơn một hạt cát trong trái đất này nữa.
  • – Trong 1 tam giới có 1 mặt trời, có 45 hành tinh có sự sống, có Hằng hà sa số hành tinh cấu tạo bằng: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ – Điện từ Âm + Điện từ Dương.

– Có 4 vòng Hoàng Đạo và 1 vòng bảo vệ Tam giới, chia ra như sau:

  • 1- Một Mặt trời ở trung tâm: Liên tục cháy phát ra hơi nóng và ánh sáng để sưởi ấm và làm ánh sáng cho 45 hành tinh bao xung quanh 4 vòng Hoàng đạo.
  • 2- Vòng Hoàng đạo 1: Gồm có 6 hành tinh cấu tạo bằng tứ đại và điện từ Âm + Dương không màu sắc, là nơi loài người, 4 loài khác, và loài thực vật sống chung.
  • 3- Vòng Hoàng đạo 2: Gồm có 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương có 5 màu sắc rất đậm, là nơi các loài Trời sống.
  • 4- Vòng Hoàng đạo 3: Gồm có 17 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương có 12 màu sắc rực rỡ, chia ra làm 2 nơi:
    • – Nơi 1: Có 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương có 12 màu sắc rực rỡ và lung linh, là nơi các loài Trời sinh sống.
    • – Nơi 2: Có 6 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương có 12 màu sắc rực rỡ, nhưng rất thanh tịnh, là nơi các loài Tiên sinh sống.
  • 5- Vòng Hoàng đạo 4: Gồm có 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương không màu sắc, là nơi các loài Trời sinh sống hưởng nghiệp phước đức thanh tịnh.
  • 6- Vòng Hoàng đạo 5: Không có hành tinh, mà chỉ có 2 vòng điện từ Âm + Dương, chia ra làm 3 phần công dụng:
    • – Công dụng 1 là điện từ Âm: Chuyên hút cứng các hành tinh trong Tam giới, để nén cứng lại, không cho thoát ra ngoài Tam giới.
    • – Công dụng 2 là điện từ Dương: Chuyên đẩy các Tam giới xung quanh, không cho các Tam giới va chạm với nhau.
    • – Công dụng 3 là làm sức nén: Để tạo lực nén cứng trong 1 Tam giới, để các hành tinh có sự sống, cũng như hành tinh làm vật tư, xoay vòng được và bay lơ lửng trong không gian của một Tam giới.

Phần 27:

Tổ chức Phật giới:

– Trong Phật giới gồm có 3 phần:

  • – Một là, không gian bao la trùm khắp theo Càn khôn vũ trụ, vũ trụ có đến đâu, thì Phật giới có đến đó. Trong Phật giới cấu tạo bằng điện từ Quang; điện từ Quang này là làm sự sống cho tánh Phật, chư Phật, Trời, Tiên, Thần, Người và muôn loài trong các Tam giới.
  • – Hai là, nơi sống Hằng hà sa số của tánh Phật.
  • – Ba là, nơi sống Hằng hà sa số của chư Phật.

Phần 28:

Giác ngộ là gì?

* Là hiểu biết căn bản có 7 phần:

  • – Một: Biết Càn khôn vũ trụ là gì.
  • – Hai: Biết Phật giới ở đâu.
  • – Ba: Biết công dụng của Tam giới ra sao?
  • – Bốn: Biết được qui luật luân hồi của trái đất.
  • – Năm: Biết được tánh Phật, tánh con người và tánh muôn loài.
  • – Sáu: Biết được công thức thoát ra ngoài qui luật luân hồi của trái đất.
  • – Bảy: Biết được người nào giúp đỡ hay lường gạt mình.

Phần 29:

Luân hồi là gì?

  • 1- Luân là quay chuyển.
  • 2- Hồi là trở lại chỗ cũ.
    • A- Như tánh Phật: Đầu tiên ở trong Phật giới, ham muốn vào trái đất, mượn thân con người để tạo công đức trở về Phật giới định hình ra 1 Ngôi nhà Pháp thân thanh tịnh và 1 Kim thân Phật, nhưng vì vào thế giới loài Người, ham mê đủ chuyện nên luân chuyển đi khắp nơi trong trái đất và Tam giới, sau cùng rồi cũng Hồi về Phật giới.
    • B- Như trái đất: Đầu tiên ở điểm A, bị sức hút của điện từ Âm Dương, hút luân chuyển đi một vòng 365 ngày, sau cùng rồi cũng Hồi về điểm A.
    • C- Như con người: Đầu tiên là con người, ham muốn đủ chuyện trên đời, nên luân chuyển đi các nơi trong Tam giới, sau cùng rồi cũng Hồi trở lại làm thân con người.

Phần 30:

Tu sao được Giải thoát?

* Người muốn giải thoát, không tu gì cả, mà chỉ cần biết 3 phần như sau:

  • 1- Nơi trái đất này lúc nào cũng luân chuyển, nếu ai dụng công tu hành là dính theo qui luật luân chuyển của trái đất, gọi là luân hồi.
  • 2- Cuộc sống hằng ngày như thế nào, cứ như thế mà làm, tức sống thuận theo qui luật nhân quả luân hồi của trái đất.
  • 3- Khi thuận tiện mới tạo ra công đức một cách bình thường, nhưng phải có chọn lọc.
  • 4- Khi hết duyên sống nơi thế giới này, nếu muốn về Phật giới, thì được tự tại trở về.

Phần 31:

Ở Trái đất này cúng cho ai ăn?

* Như Lai dạy cho các ông biết: Nơi trái đất này có 5 loài sống chung, gồm:

  • 1- Loài Thần.
  • 2- Loài Người.
  • 3- Loài Ngạ quỷ.
  • 4- Loài Súc sanh.
  • 5- Loài Địa ngục.

Do đó, người tổ chức cúng thì tuần tự 5 loài ăn như sau:

  • 1- Loài Thần ăn, khi thức ăn còn thật nóng.
  • 2- Loài Ngạ quỷ ăn, khi thức ăn đã nguội bớt.
  • 3- Người tổ chức cúng ăn, khi thức ăn đã nguội ngắt.
  • 4- Loài Súc sanh ăn, khi thức ăn con người ăn còn thừa đổ đi.
  • 5- Loài Địa ngục ăn, khi loài Người và Súc sanh thải ra.

Phần 32:

Ở Trái đất này cúng nơi nào là phải?

* Cúng cho Thần ăn ở các nơi như sau:

  • 1- Cúng trong chùa nào có thỉnh Thần nhập tượng, để chùa có linh thiêng, phải cúng để trả lễ Thần.
  • 2- Đình, là nơi Thần ngự, để chứng kiến lời thề của con người, phải cúng để trả lễ Thần.

Phần 33:

* Cúng cho Cô Hồn ăn ở các nơi như sau:

  • – Cúng ở nơi Miếu hay Miểu, để Cô Hồn ăn.
  • – Vì các nơi này, người có lòng thương Cô Hồn, nên họ lập ra để Cô Hồn ở. Vì vậy, người lập ra Miểu này, phải cúng để cho Cô Hồn ăn, mới gọi là thương Cô Hồn trọn vẹn.

  Phần 34:

Trung Ấm Thân là gì, có nhiệm vụ ra sao?

* Trung Ấm Thân là phương tiện chuyên chở tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương, khối nghiệp phước đức Âm, hoặc khối công đức mà tánh Phật sử dụng thân Người tạo ra.

*Trung Ấm Thân này có tất cả là 10 loại:

  • 1- Trung Ấm Thân, chở tánh Phật, mượn thân con người có tạo ra công đức ham muốn trở về Phật giới, để có 1 Ngôi nhà Pháp thân thanh tịnh và 1 Kim thân Phật.
  • 2- Trung Ấm Thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn tạo nghiệp phước đức Dương, để đến cõi trời Vô Sắc hưởng nghiệp phước đức Dương, nhưng rất thanh tịnh.
  • 3- Trung Ấm Thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn tạo nghiệp phước đức Dương, để đến cõi trời Hữu Sắc, hưởng nghiệp phước đức Dương, nhưng rất vui tươi.
  • 4- Trung Ấm Thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn tạo nghiệp phước đức Dương, để đến nước Cực Lạc, hưởng nghiệp phước đức Dương vui tươi, nhưng trong cảnh thanh tịnh.
  • 5- Trung Ấm Thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn tạo nghiệp phước đức Dương, để đến cõi trời Dục Giới hưởng nghiệp phước đức Dương, nhưng thật mạnh.
  • 6- Trung Ấm Thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn có thần thông để làm loài Thần, sử dụng thần thông cho loài Người kính nể.
  • 7- Trung Ấm Thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn ở mãi trong dòng tộc.
  • 8- Trung Ấm Thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham tạo nghiệp sát, để vào làm loài Súc sanh.
  • 9- Trung Ấm Thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham gây trọng tội, để vào các tầng Địa ngục sống.
  • 10- Trung Ấm Thân, chở tánh Phật, mượn thân con người đóng vai trò Thầy này, Giáo sư nọ, không biết Giác ngộ là giác gì, Giải thoát là sao, đi lường gạt người khác để kiếm Danh và Lợi, mà bị phạm vào Nhân quả, làm loài Thực vật.

Phần 35:

Tại sao tu Thiền Tông không được dụng công?

* Là có nguyên do như sau:

  • 1- Ở thế giới luân chuyển do điện từ Âm Dương cuốn hút và kéo đi nên sanh ra Nhân quả.
  • 2- Vì nguyên lý này, mà người tu Thiền tông không dụng công, nếu dụng công là tự tạo nghiệp. Tạo nghiệp, thì phải bị nghiệp dẫn đi luân hồi!

 Phần 36:

Phật ở đâu và làm sao giúp người Giải thoát?

* Phật thì phải ở Phật giới, không đến Thế giới này được.

  • – Chỉ sử dụng Phật nhãn để nhìn thấy người nào muốn trở về Phật giới, thì vị Phật nhờ vị Thần Kim Cang khiến người này đến nơi phổ biến pháp môn Thiền tông, học công thức để trở về Phật giới.

Phần 37:

Bồ Tát ở đâu trong Tam giới này và làm sao cứu khổ con người?

* Bồ Tát ở nước Tịnh Độ, sử dụng Thiên nhãn quan sát ở cõi Nam Diêm Phù Đề này:

  • – Thấy người nào bị oan trái mà muốn kêu oan, thì Bồ Tát nhờ vị Thần Phước thiện, khiến người này đến cơ quan pháp luật nước sở tại kêu oan.

Phần 38:

A La Hán ở đâu trong Tam giới này và làm gì?

* A La Hán, là người thích tu đạt được tứ quả Thinh văn, nên dính cứng vào quả vị này.

Quả vị này từ đâu mà có?

  • – Là do các vị Thần tạo ra ảo ảnh quả này, theo sự ham muốn của người dụng công tu tứ quả Thinh văn.
  • – Tứ quả Thinh văn này, là cái ảo ảnh của Thần tạo ra, nên không thật.
  • – Mà người dụng công tu đạt Tứ quả Thinh văn họ lại rất thích, nên họ dính cứng vào đây, nên không giải thoát được.

Như Lai dạy cho các ông biết:

  • – Quả vị Thanh tịnh mà các vị A La Hán trụ vào đó, đó là Niết bàn Hóa thành, tức là cái Niết bàn tạo ra bằng cái bóng ảo của điện từ Âm Dương, do các vị Thần tạo ra, do sự ham muốn của những vị A La Hán ham muốn.

Như Lai cũng nói cho các ông rõ:

  • – Khi người dụng công tu hành cho thân được thanh tịnh.
  • – Cho tâm duyên hợp vật lý thấy, biết được quá khứ vị lại.
  • – Nếu người tu không dụng công nữa, thì vị Thần không tạo được cái bóng ảo, tức khắc Niết bàn tự nhiên biến mất.

Như Lai dạy cho các ông biết:

  • 1- Không có công đức, nên không về Phật giới được.
  • 2- Không có phước đức, nên không đến các cõi Trời hay nước Tịnh Độ hưởng phước đức Dương được.
  • 3- Người tu chứng được quả A La Hán, không ở trong Dòng tộc được. Vì sao vậy? Vì trong dòng tộc của loài Người, không chứa người thần thông.
  • 4- Vì vậy, người tu hành chứng quả A La Hán, khi hết duyên sống làm người, phải xin vào ở nhờ nơi thế giới loài Thần.

Phần 39:

Tánh Phật là gì?

* Tánh là cái vỏ bọc cấu tạo bằng điện từ Quang.

  • 1- Trong Tánh có cái Ý.
  • 2- Trong Ý có 4 thứ: Thấy, Nghe, Nói và Biết.
  • 3- Phật là trùm khắp theo Càn khôn vũ trụ.
  • 4- Nên gọi là Tánh Phật.

Phần 40:

Hình thành Tánh người ra sao và tan rã Tánh người như thế nào?

* Hình thành 1 tánh người có 8 yếu tố:

  • 1- Ham muốn của Tánh Phật mượn thân con người để tạo công đức.
  • 2- Tánh Phật.
  • 3- Tinh Cha Noãn Mẹ.
  • 4- Điện từ Âm Dương cuốn hút.
  • 5- Tử cung của Mẹ.
  • 6- Ngủ trong tử cung của Mẹ.
  • 7- Thời gian 9 tháng 10 ngày.
  • 8- Mẹ đẻ ra thân người, Tánh Người được hình thành.

* Tánh người được tan rã ra chỉ có 4 yếu tố:

  • 1- Tánh Phật phải ham muốn trở về Phật giới.
  • 2- Tánh Phật phải nhớ lại các tánh: Thấy – Nghe – Nói – Biết Tánh Phật của chính mình, gọi chung là Kiến Tánh.
  • 3- Nhờ Kiến Tánh này mà Tánh Phật mới điều khiển được Tánh Người tạo công đức.
  • 4- Công đức được đầy đủ, Tánh Phật điều khiển vỏ bọc Tánh Người biến thành là Trung Ấm Thân siêu nhanh và nhẹ. Làm phương tiện chuyên chở Tánh Phật và khối công đức vượt cửa Hải Triều Dương của trái đất, vào Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới. Khi vào được Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới rồi. Trung Ấm Thân này vào Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới, không còn bị sức hút vật lý điện từ Âm Dương nữa, nên Trung Ấm Thân phải tan rã ra trở về hòa chung với điện từ Âm Dương. Tánh Người liền bị mất.

* Tánh Phật và khối công đức được tự tại vượt cửa Hải Triều Dương để trở về Phật giới.

 Phần 41:

Trung Ấm Thân đưa tánh Phật luân hồi như thế nào và trở về Phật giới ra sao?

* Trung Ấm Thân là phương tiện chuyên chở để đưa tánh Phật mượn thân tứ đại của con người tạo nghiệp hoặc tạo công đức để đưa đi luân hồi hoặc trở về Phật giới:

Trung Ấm Thân có tất cả là 10 loại:

  • 1- Trung Ấm Thân đưa tánh Phật và khối công đức về Phật giới:
    • * Trung Ấm Thân này có màu vàng sáng ánh, di chuyển rất nhanh, đi với tốc độ gấp 5 lần tốc độ ánh sáng.
  • 2- Trung Ấm Thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương đến cõi trời Vô sắc, để hưởng nghiệp phước đức thanh tịnh:
    • * Trung Ấm Thân này có màu trong như pha lê. Di chuyển rất nhanh, đi với tốc độ gấp 3 lần tốc độ ánh sáng.
  • 3/ Trung Ấm Thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương đến cõi trời Hữu sắc, để hưởng nghiệp phước vui tươi rực rỡ và lung linh:
    • * Trung Ấm Thân này có 12 màu sắc rực rỡ. Di chuyển rất nhanh, đi với tốc độ gấp 2 lần tốc độ ánh sáng.
  • 4- Trung Ấm Thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương đến nước Tịnh Độ, để hưởng nghiệp phước đức vui, nhưng trong không gian thanh tịnh:
    • * Trung Ấm Thân này cũng có 12 màu sắc rất đẹp. Di chuyển rất nhanh, đi với tốc độ cũng gấp 2 lần tốc độ ánh sáng.
  • 5- Trung Ấm Thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương đến cõi trời Dục giới, để hưởng nghiệp phước đức có cảm giác rất mạnh:
    • * Trung Ấm Thân này chỉ có 5 màu sắc, không đẹp lắm. Di chuyển rất nhanh, đi với tốc độ gấp 1 lần tốc độ ánh sáng.
  • 6- Trung Ấm Thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước đức Âm, vào cõi Thần, để làm nhiệm vụ của vị Thần. Loài Thần có nhiều loại và nhiều nhiệm vụ, như:
    • – Một: Cao nhất là Thần chủ Thế giới:
      • * Vị Thần này có nhiệm vụ lập ra đạo lớn.
      • – Để cho loài người sống nơi trái đất này, đưa cái Tưởng, Tham và Sợ của Tánh Người vào an trú và tu hành, để họ yên lòng sau khi chết.
    • – Hai: Cao thứ hai là Thần chủ Quốc gia:
      • * Vị Thần này có nhiệm vụ là tiếp đạo lớn do Thần chủ Thế giới lập ra, để người trong quốc gia của họ, ai thích tu, có đạo tu, để người tu này yên lòng sau khi chết.
    • – Ba: Cao thứ ba là Thần chủ Vùng của quốc gia.
      • * Vị Thần này có nhiệm vụ là làm ra hiện tượng lạ, để nhân dân trong vùng lập ra Đình.
      • * Để nhân dân trong vùng quốc gia đó, họ tin là có Thần linh, lập ra Đình, để nhân dân trong vùng đó, đến lễ lạy cầu xin và thề thốt với nhau một điều gì đó.
    • – Bốn: Thứ tư là Thần bình thường.
      • * Mỗi vị Thần bình thường này phụ trách một công việc, như sau:
      • * Thần Kim Cang:
        • – Thì gíúp người nào muốn tu Giải thoát.
        • – Được vị Phật bên Phật giới, sử dụng Phật nhãn thấy, biết được, có yêu cầu, thì vị Thần Kim Cang này mới giúp bằng cách là, khiến người này đến nơi phổ biến pháp môn Giải thoát học công thức.
      • * Thần Phước thiện:
        • – Giúp đỡ người nào ở trái đất này bị oan trái, mà muốn kêu oan, với điều kiện là.
        • – Vị Bồ Tát ở nước Tịnh Độ, sử dụng Thiên nhãn thấy được nếu có yêu cầu thì vị Thần Phước thiện này mới giúp bằng cách là, hướng dẫn người này hay gia đình họ, đến cơ quan phụ trách pháp luật của nước sở tại kêu oan.
      • * Nói tóm lại:
        • – Mỗi vị Thần bình thường, phụ trách một công việc.
  • 7- Trung Ấm Thân, đưa tánh Phật mượn tánh người, mà không thích đi hưởng phước hay làm ác, ở mãi trong dòng tộc:
    • – Trung Ấm Thân này chỉ có 1 màu trắng đậm hay lợt.
  • 8- Trung Ấm Thân, đưa tánh Phật mượn thân người, để sát hại loài Súc sanh. Sát hại loài nào, thì trả nhân quả loài đó.
    • – Trung Ấm Thân này, có màu sắc giống như loài nào mà tánh Phật mượn thân người sát hại loài vật đó.
  • 9- Trung Ấm Thân, đưa tánh Phật mượn thân người, gây trọng tội, đưa vào 1 trong 18 tầng Địa ngục mà tánh Phật mượn thân con người gây ra:
    • – Trung Ấm Thân này có màu đen, từ đen nhạt đến thật đen.
  • 10- Trung Ấm Thân đưa tánh Phật, mượn thân người, đóng vai trò là vị nào đó, lường gạt người ngu khờ, lấy tiền của họ. Tùy theo lường gạt lấy tiền của họ ít hay nhiều mà làm các loài thực vật khác nhau.
    • * Lường gạt bằng cách nào?
    • – Bằng cách là:
      • * Mình không biết Giác ngộ là gì:
        • – Mà nói mình biết, dụ người ham muốn Giác ngộ đến nghe, mà họ không chịu suy nghĩ lời nói của mình coi có đúng hay sai mà tin đại, họ cúng tiền cho mình, tức mình là kẻ lường gạt.
      • * Mình không biết Giải thoát là gì:
        • – Mà nói mình biết, dụ người ham muốn Giải thoát đến nghe, mà họ không chịu suy nghĩ lời nói của mình coi có đúng hay sai mà tin đại, họ cúng tiền cho mình, tức mình cũng là kẻ đại lường gạt.
        • Trung Ấm Thân này có rất nhiều màu, tùy theo loài thực vật nào mà người lường gạt này nhận quả báo.

 Trên đây là qui luật luân hồi của trái đất, chúng tôi là những người có được tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, mà Thiền sư ni Đức Thảo đã trao lại cho chúng tôi.

Chúng tôi có lời khuyên như sau:

  • – Tập Huyên Ký này đã trải qua 2.562 năm rồi, có rất nhiều Nhà dịch lại không biết có đúng bản gốc hay không. Vì vậy, độc giả nào đọc, hãy suy xét cho thật kỹ, đừng tin liền, thấy đúng mới tin, còn không đúng thì xin đừng tin.

 Sau cùng, Như Lai dạy về người khôn và dại:

  • *Người khôn:
    • – Nghe người khác nói gì, biết suy xét cho thật kỹ, đúng thì mới tin: Đó là người khôn.
  • * Người dại:
    • – Nghe người khác nói cái gì cũng tin, không suy nghĩ: Đó là người dại!
    • – Người đã dại, mà còn rủ thêm nhiều người khác cùng dại như mình nữa, người này là người ngốc!
    • – Mình đã Ngốc rồi, mà còn cố chấp nữa, mình là người đại ngốc và cuồng tín vậy!

Người sưu tầm và biên soạn, kiêm tác giả Nguyễn Nhân

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với KênhNhóm trên Telegram

      

   

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *