Thiền TôngTổ Sư

24_Tổ sư Thiền Tông đời Thứ hai mươi tư

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc…

  Thiền Tông    Videos    Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông

⭐️ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông 👉  Xem
⭐️ 36 Vị Tổ sư Thiền Tông (Ấn – Hoa – Việt)👉  Xem

⭐️ Lễ công bố Huyền Ký của Đức Phật 👉  Xem
⭐️ Kinh và Kệ 👉  Xem

Tổ Sư Tử (Aryasimha) sanh sau Đức Phật nhập Niết bàn 880 năm, dòng Ba La Môn giàu có.

Khi lớn lên Ngài thường tranh luận với các vị thầy Ba La Môn về nhân sinh và vũ trụ. Những lý luận các thầy Ba La Môn nói với Ngài, không thuyết phục được Ngài. Tổ Hặc Lạc Na nghe lý luận của Ngài đánh gục các thầy

Ba La Môn nên Tổ tìm đến hỏi:

Ta nghe ông có lý luận thật vững chắc, vậy ta hỏi ông, bàn tay ta có mấy ngón?

Ngài cười và nói với Tổ:

Ngài giỡn với tôi đó phải không, ai không biết là có 5 ngón.

Tổ hỏi Ngài:

Sao ông biết có 5 ngón

Ngài trả lời:

Vì tôi thấy

Tổ hỏi lại:

Ông nói ‘tôi’ thấy, vậy ông đem cái ‘tôi’ cho ta xem thử?

Đến câu hỏi này Ngài cứng họng, đành thưa với Tổ:

Chỗ thầy hỏi cao xa này thật tình con mù tịt

Tổ liền nói tiếp:

Cái tranh luận của ông chỉ là lời nói đầu môi, chứ lời nói chân thật ông không biết được, nếu ông muốn học chỗ cao sâu này, hãy theo ta làm môn đồ, ta sẽ dạy cho.

Ngài dẫn Tổ về nhà và trình thưa với cha mẹ mình xin cho theo Tổ xuất gia. Cha mẹ đồng ý và cho theo Tổ Hặc Lạc Na học đạo thiền.

Ngài theo học với Tổ được 3 năm, một hôm

Tổ hỏi Ngài:

Con theo ta học đạo Thiền Tông của Phật Thích Ca Mâu Ni có khác gì với đạo Bà La Môn không?

Ngài liền trình với Tổ Hặc Lạc Na bằng bài kệ 44 câu:

Bà La Môn dạy tu thiền
Phải nhìn sâu tận nơi miền xa xăm
Lúc nào tâm phải chăm chăm
Kiên trì như vậy thì Thần hiện ra

Chúng sanh trong cõi Ta Bà
Thực hiện được vậy, Thần Thê Ra giúp mình
Khi thấy Thần hiện thì mừng
Ngài liền cứu giúp mình đừng lãng quên

Nhiều năm kính lạy ơn trên
Cầu mong khẩn lạy, Thần trên không về
Theo thầy chỉ học một đề
Thôi, Dừng hay Dứt không hề dụng công

Chỉ có mấy chữ đã xong
Luân hồi sinh tử là không theo mình
Không cần cầu khẩn thần linh
Rơi vào Bể tánh, một mình biết thôi

Tổ ơi, con nay đã Thôi
Những chuyện sinh tử, con thôi không tìm
Thiền Tông thanh tịnh là yên
Chính chỗ thanh tịnh nhận liền tánh Nghe

Tánh Nghe tánh Thấy không che
Tánh Thấy thanh tịnh không che thứ gì
Khi nghe thanh tịnh một khi
Nếu nghe thanh tịnh, cái gì cũng thông

Thế giới không phải ngóng trông
Mà chỉ thanh tịnh ở trong tánh mình
Con thường nhận được lặng thinh
Sống với Phật tánh, khắp trùm muôn phương

Con nay đã nhận tỏ tường
Ở trong thanh tịnh là thường an vui
Trong Tánh không có Tui
Chỉ có Phật tánh, an vui khôn lường

Thiền Tông Đức Phật dạy thường
Thường sống thanh tịnh là đường siêu sâu
Thiền Tông không cần khẩn cầu
Vào trong Phật tánh không cầu thứ chi

Không cầu mà đủ không nghì
Lục căn sáu thứ cái gì cũng thông
Nhìn về khoảng trống trời không
Lúc nào cũng nhớ công ơn của thầy

Con xin kính nguyện tại đây
Thiền Tông con nguyện, tại đây lưu truyền
Thiền Tông tuyệt diệu rất thiêng
Đưa người sinh tử về miền an vui.

Tổ Hặc Lạc Na nghe Ngài trình 44 câu kệ, biết Ngài đã được ‘Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh’ nên nói với Ngài:

  • Trong Huyền Ký Đức Phật có dạy, ông là vị Tổ sư Thiền Tông đời thứ 24.
  • Vậy ông hãy chuẩn bị trong 10 ngày nữa ta sẽ truyền ‘Bí mật Thiền Tông’ lại cho ông.

Đúng 10 ngày sau, tại chánh điện Thiền Tông chùa Thiền Tông Nhật Quang, buổi lễ truyền ‘Bí mật Thiền Tông’ được thực hiện.

Chúng tôi xin ghi bài kệ truyền Thiền Tông:

Ngày xưa sen nở Linh Sơn
Như Lai dạy thiền, quý hơn ngọc vàng
Truyền đi khắp chốn gian nan
Ta nay truyền lại rõ ràng cho ông

Ông phải giữ lấy trong lòng
Tìm nhiều phương cách thiền đây lưu truyền
Hôm nay họ Sư có duyên
Ta nay truyền thiền chứng nhận cho ông

Tử kia nhận được không mong
Sống với Phật tánh là xong luân hồi
Thiền Tông đơn giản vậy thôi
Sống với Phật tánh luân hồi màng chi

Thiền Tông đặc biệt diệu kỳ
Ông đã nhận được, nhận thì Tổ tông
Tổ tông ông nhận trong lòng
Để truyền người kế là xong phận mình

Hôm nay, trước Đấng tối linh
Chánh thức truyền thiền Tổ vị cho ông
Ông phải cố gắng hết lòng
Tìm người kế tiếp là xong phận mình

Thiền Tông ông phải lặng thinh
Người có duyên lớn mới trình thiền ra
Vì đây lời dạy Thích Ca
Ai có duyên lớn, nói ra pháp này

Hôm nay, chánh điện tại đây
Tổ vị Hai Bốn tại đây được truyền
Ông người có đủ phúc duyên
Chính thức truyền thiền Tổ vị cho ông

Tổ vị, ông để trong lòng
Không nói ai biết là ông được truyền
Đức Phật Huyền Ký dạy riêng
Các Tổ chỉ truyền theo dòng Thiền Tông

Truyền đi khắp chốn núi sông
Giúp người biết được là xong luân hồi
Thiền Tông đặc biệt vậy thôi
Luân hồi nhiều kiếp là thôi với mình

Thay lời Đức Phật tuyệt linh
Chuyển ông Tổ vị một mình biết thôi
Khi nhận Tổ vị được rồi
Phải nhớ những lời Đức Phật dạy ra

Theo như lời dạy thầy ta
Hễ ai nhận được Thích Ca dạy thiền
Vị đó là người đủ duyên
Phải được truyền thiền để làm lòng tin

Hôm nay, thay mặt Tối linh
Chánh thức truyền thiền cấp giấy cho ông
Ông nên giữ lấy trong lòng
Vượt qua bể khổ để về nhà xưa

Từ nay dù sớm hay trưa
Chỉ cần thanh tịnh, không ưa Niết bàn
Ông nên cố gắng bình an
Rơi vào Bể tánh chính đây quê mình

Ngày xưa Đức Phật dạy dừng
Vì ông không biết không theo lời Ngài
Vì vậy, đi khắp trần ai
Vào được Bể tánh, hôm nay mới dừng

Tất cả chúng tôi rất mừng
Vì đã chứng nhận, ông đây ngộ thiền
Ông nay hết đảo hết điên
Chánh thức truyền thiền cấp giấy cho ông.

✍️ Mục lục: Cuộc đời và Ngộ đạo của 36 Vị tổ sư Thiền Tông 👉  Xem tiếp

Nguồn Thiền Tông

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với KênhNhóm trên Telegram

      

   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *