Bí Kíp Thiền TôngĐệ tửPhật TửTinh hoa Đạo PhậtTổ Sư

Núi Linh Thứu

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc… Trong qua trình Học và Hành theo Thiền Tông, với Tinh thần cầu thị và Nhân duyên lớn đã đưa đến và biết được các Sách, Video của các Tác giả, những người yêu thích sưu tầm và đăng tải giúp cho việc học Thiền Tông có cách nhìn toàn diện hơn; Một số tác phẩm hay có thể có liên quan đến Bản quyền, rất mong được lượng thứ, vì Trang Web này chia sẻ không nhằm mục đích thương mại và vụ lợi…  Xin trân trọng giới thiệu.

  Thiền Tông    Mạng XH    Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Kinh Vô Tự – Giáo Lý Đạo Phật Khoa học Vật Lý Thiền Tông

⭐️ Càn khôn Vũ Trụ và Phật Giới👉  Xem
⭐️ Tam Giới – Hệ Mặt Trời👉  Xem
⭐️ Địa Giới và Trái Đất 👉  Xem

⭐️ Đạo ở Trái Đất 👉  Xem
⭐️ Quy luật Nhân – Quả – Luân hồi 👉  Xem
⭐️ Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam 👉  Xem
⭐️ Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông👉  Xem
⭐️ Chùa Thiền Tông Tân Diệu 👉  Xem


✍️ Mục lục: Núi Linh Thứu

⭐️ Núi Linh Thứu ở Ấn Độ👉  Xem
⭐️ Núi Linh Thứu ở Việt Nam👉  Xem


Núi Linh Thứu ở Ấn Độ

⭐️ Linh Thiếu – Kỳ Xá Quật Sơn (耆闍崛山) Phạm: Gfdhrakùỉa. Pàli: Gijjha-kùỉa. Cũng gọi là Kỳ Xà Đa Sơn, Quật Sơn. Hán dịch: Linh Thứu Sơn, Thứu Đầu, Linh Sơn.

Núi ở phía đông bắc thành Vương Xá, thủ đô nước Ma Yết Đà, Trung Ấn Độ, là nơi Đức Phật thường thuyết pháp rất nổi tiếng. Về nguyên do tên nước, có thuyết cho rằng vì đỉnh núi có hình giống con chim Thứu, lại có thuyết cho rằng vì trên đỉnh núi có rất nhiều chim Thứu đến đậu, nên gọi như thế. 

Theo sử Phật giáo, núi Linh Thứu – Gijjhakuta – là nơi Đức Phật lưu trú bảy năm và giảng những bài kinh quan trọng cho người và chư thiên. Cũng tại nơi đây, theo truyền thuyết, trong một buổi giảng pháp, Đức Phật cầm một đóa hoa, nhìn đại chúng mà không nói gì; chỉ có ngài Ca Diếp mỉm cười. Chuyện này đời sau gọi là “Niêm Hoa Vi Tiếu”, và được diễn giải là: “Khi Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp mỉm cười (vi tiếu) là biểu thị cho pháp môn lấy tâm truyền tâm, một pháp môn siêu ngôn ngữ, siêu văn tự. Trong pháp môn này chỉ có sự giao cảm, sự rung động giữa hai tâm thức Thầy và Trò, và hai tâm thức này đã đồng nhất. Đó là cái tâm vi diệu Niết bàn.”
Ca Diếp về sau trở thành truyền nhân của Đức Phật, được xem là Tổ thứ nhất của Thiền Tông.

Trên đường lên đỉnh Linh Thứu, có những hang động được cho là nơi tu của các đệ tử Phật như A Nan, Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phật… Bây giờ thì chúng ta mới thấy chứ cách đây 800 năm sư Pháp Hiển đã ghé và 200 năm sau đến lượt sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) cũng đã ghé khi ngài trên đường đến đại học Nalanda.

Cũng nơi đỉnh núi này, theo truyền thuyết, Đức Phật giảng pháp cho hàng ngàn người. Thực tế ngày nay chỉ là một sân gạch vuông chứa được tối đa 30 người. Nhưng chính nơi đây, nơi cái sân gạch tí xíu này, đã phát sinh một luồng tư tưởng vĩ đại còn tồn tại đến ngày hôm nay, hơn 2,600 năm. Hay nói cách khác, ngày nào còn con người thì luồng tư tưởng này sẽ còn tồn tại vì nó xoay chung quanh vấn đề “Con Người và Nổi Khổ”.

Đầu thế kỷ thứ 5, nhà sư Pháp Hiển rời Trường An (Tây An ngày nay) làm chuyến hành hương Ấn Độ tầm kinh học Đạo Phật. Ông cũng đã đặt chân đến đỉnh Linh Thứu, đứng đây hoài niệm về Đức Phật, về bộ Kinh Lăng Nghiêm mà Đức Thế Tôn đã từng thuyết giảng ở đây. Về đến Trung Hoa, ông cũng ghi lại trong bộ Phật Quốc Ký, kể lại những hiểm nguy trên đường đi, chuyến đi năm người nhưng chỉ còn mỗi mình ông vượt biển từ Tích Lan trở về lại đất liền.

Hai thế kỷ sau, thế kỷ thứ 7, Trần Huyền Trang vị cao tăng đời nhà Đường Trung Hoa, theo gương sư Pháp Hiển vượt qua biết bao nhiêu hiểm nguy gian nan nhọc nhằn để đến Thiên Trúc tầm Kinh. Người đời sau xưng tụng ông là Đường Tăng Tam Tạng. Ông ghi chép lại chuyến đi trong Đại Đường Tây Vực Ký, trong đó ông có nói đến dấu vết phế tích của một tu viện đã đổ nát trên núi Linh Thứu. Ông cho rằng đó chính là tu viện mà Đức Phật đã từng lưu trú ở đây để thuyết giảng về các bộ kinh. Trên đống đổ nát của tu viện trên Linh Thứu, người ta có ghi lại hàng chữ kỷ niệm về Đường Tăng: “These ruins possibly represent the Buddhist Monastery on the Gridhrakuta Hill noticed by the Chinese Pilgrim Hiuen Tsang in the 7th century A.D.”

Ngoài ra, không biết đại sư Pháp Hiển hay Đường Tăng Tam Tạng ai là người đã nhận ra các thạch thất từng là nơi tu tập của các đại đệ tử của Đức Phật. Ví dụ như thạch thất của các ngài A Nan Đà (vị đại đệ tử có khả năng “nghe và nhớ nhiều nhất”), Xá Lợi Phất (đại đệ tử được xem là “trí tuệ đệ nhất”), Mục Kiền Liên (đại đệ tử “thần thông đệ nhất”), Maha Ca Diếp (đại đệ tử “tu khổ hạnh đệ nhất”). Ngày nay, các thạch thất di tích của các ngài được hành hương dát vàng quanh hang động làm tăng thêm sự rạng rỡ cho thánh tích.

Ngoài ra, câu chuyện “Niêm hoa vi tiếu” (cầm hoa mỉm cười) cũng là một giai thoại thiền giữa Đức Phật và đại đệ tử Maha Ca Diếp cũng được cho là xảy ra tại núi Linh Thứu. Chuyện rằng, một hôm trước mặt đại chúng, Đức Phật thượng đường nhưng ngài im lặng không thuyết giảng như mọi ngày. Ngài nhìn đại chúng và lặng lẽ đưa một cành hoa lên trước mặt. Mọi người ngơ ngác im lặng không hiểu ý Đức Phật, duy chỉ có ngài Maha Ca Diếp nhìn Đức Thế Tôn mìm cười. Ngay lúc đó Đức Phật tuyên bố với mọi người: “Ta có chánh pháp vô thượng trao cho Maha Ca Diếp…” và vị đại đệ tử này trở thành Tổ Thiền tông thứ nhất của đạo Phật Ấn Độ.

Cũng ở núi Linh Thứu, người ta kể về tích nhân quả trong câu chuyện của nhà vua Bimbisara (Tần Bà Sa La) và vua Ajatashatru (A Xà Thế) của đất nước Magadha (Ma Kiệt Đà) trong thời Đức Phật tại thế. Magadha là một đế quốc hùng mạnh và ổn định dưới triều đại nhà vua Bimbisara. Nhà vua rất tôn sùng Đức Phật, ông cúng dường cả một ngôi tịnh xá Trúc Lâm (vẫn còn di tích tại Thành Vương Xá) cho Đức Phật và Tăng Đoàn. Nhà vua đã từng thân hành đến tận núi Linh Thứu vấn an Đức Phật. Tuy nhiên, ông không may bị người con là Thái Tử Ajatashatru tiếm ngôi, đảo chính ông và âm mưu ám hại Đức Phật. Nhưng việc mưu sát Đức Phật không thành.

Việc Thái tử ám hại vua cha bị bại lộ, nhưng vua Bimbisara vẫn khoan dung và nhường ngôi lại cho con. Những tưởng như thế là yên, nhưng không ngờ sau khi lên ngôi Ajatashatru lại bắt giam ông vào ngục và tìm cách giết hại ông. Khi bị con giam cầm, vua Bimbisara chỉ yêu cầu thái tử một điều: giam ông ở gần chân núi Linh Thứu để ông sáng chiều có cơ hội nhìn thấy bóng dáng Đức Thế Tôn trên triền núi Linh Thứu mỗi khi ngài giảng pháp. Ngày nay, di tích “ngôi nhà giam vua Bimbisara” cũng được người ta khai quật lại cho du .

Về sau, Thái Tử Ajatashatru hết sức hối hận vì đã giết cha. Từ đó, nhà vua hối cải và trọng vọng Đức Phật hơn. Khi Đức Phật mất, ông cho xây bảo tháp thờ xá lợi Phật. Điểm chú ý trong câu chuyện là 32 năm sau, Ajatashatru cũng lại bị con của mình giết và soán ngôi, giống hệt những điều mà ông đã đối xử với vua cha Bimbisara.
Thạch thất của A Nan Đà, vị đại đệ tử “Nghe và nhớ nhiều nhất” về lời thuyết giảng của Đức Phật

Những câu chuyện giai thoại như trên càng làm cho chuyến chiêm bái đỉnh Linh Thứu của thêm phần thú vị và háo hức.

Bỏ qua các câu chuyện giai thoại, tiếp tục đi lên phía trước thêm một đoạn đường. Ở đây, gặp thêm một vài thạch thất nhỏ được cho là nơi thiền định cho các vị đại đệ tử khác, nhưng đã được người ta sửa sang, xây thêm các bậc thang lên xuống. Ngước mắt nhìn lên trên trời, nhận thấy xa xa là tháp Hòa Bình Vishwa Shanti nhỏ xíu hiện trên bầu trời. Gần đó, các tảng đá granite chồng chất tựa lên nhau tạo cho xem hình dáng giống như đầu chim kền kền. Trên các phiến đá đó, các tín đồ phật tử Tây Tạng treo các lá phướn ngũ sắc từ tảng đá này sang tảng đá nọ, mục đích cầu nguyện xin phước lành theo đức tin của họ.

Cuối cùng đỉnh Linh Thứu cũng hiện ra! Nó không còn là một tảng đá granite khổng lồ nữa, người ta đã làm bằng phẳng bề mặt và cho xây trên đó một sân gạch nâu đỏ, có tường thấp nhỏ che chắn ba phía nhìn xuống vực. Không ai biết được hình dáng của khối đá nguyên thủy thời Đức Phật như thế nào! Nhưng chắc chắn nó không phải là thảm sân gạch như bây giờ. Người ta đã sửa sang lại sân gạch này thành một điểm để các hành hương làm nơi lễ Phật và đọc kinh cầu nguyện.

Có những đoàn hành hương tín đồ đứng im lặng đọc kinh khe khẽ cầu nguyện. Có đoàn, người tu sĩ dùng cả Speaker để tụng kinh, gây ồn ào cho cả vùng không gian trang nghiêm thanh tịnh. Có lẽ người ta nghĩ rằng Đức Phật đã già, mắt của ngài đã mờ, tai của ngài đã lãng nên sợ ngài không thấy và không nghe được những lời cầu nguyện của họ.

Đứng ở đây phóng tầm mắt nhìn không gian chung quanh, tôi chợt cảm thấy một niềm cảm xúc dâng nhẹ trong lòng. Tôi cố lắng tai để nghe được một tiếng âm thanh (dù khe khẽ) nào đó của chư thiên mười phương thế giới, nhưng tất cả đều chỉ có âm thanh của gió lộng. Trong kinh có nói đỉnh Linh Thứu nhỏ bé này chứa được muôn ngàn chư Phật, Bồ Tát và chúng sinh tụ về đây nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng Diệu Pháp Liên Hoa Kinh! Nếu nhìn theo thế giới vật lý hiện tượng thì thật là vô lý, không thể tin được! Nhưng chợt nhớ, đời sống nhân loại còn có cả thế giới tâm linh!

Thạch thất của Xá Lợi Phất, vị đại đệ tử “Trí tuệ đệ nhất” của Đức Phật

Hình ảnh: 

Que-Xua_Thien-Tong_188.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_189.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_190.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_191.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_192.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_193.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_188.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_189.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_190.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_191.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_192.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_193.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_188.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_189.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_190.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_191.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_192.jpg
Que-Xua_Thien-Tong_193.jpg

Video: Sự tích Núi Linh Thứu nơi Phật giảng Pháp, khám phá Hang động các Đại đệ tử của Phật (07/2024)


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *