Kinh - Kệ

Bát Nhã Tâm Kinh

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc. . . Trong quá trình học Thiền Tông có một số kinh sách của 5 Pháp môn để tham khảo phục vụ cho việc học Thiền Tông.

Thiền TôngMạng XH Sách Giải đápAlbum

✍️ Mục lục: kinh sách của 6 Pháp môn của Đạo Phật

Mục lục: Bát Nhã Tâm kinh

Lời Tựa 👉 Xem
Phần 1: Giải thích Tổng quát 👉 Xem
Phần 2: Biệt Giải Văn Nghĩa 👉 Xem

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh

Bài “Phi Ðài” Tụng và thuyết Giảng

Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng tại Phật Giáo Giảng Ðường ở San Francisco


Tự soi Phản chiếu, Quán Tự tại
Giác Ngộ Chúng sinh, tức Bồ Tát
Như như Bất động, Tâm thư thái
Thường biết rõ ràng, làm Chủ mình

Sáu loại Thần thông, tất Bình phàm
Tám Phương mưa gió, chẳng Hải kinh
Cẩn mật xếp kinh, gìn giữ kỹ
Mở ra Sung mãn, hòa sáu Phương

Vượt qua Biển khổ, khỏi Luân hồi
Mưa tạnh, Trời trong, Trăng sáng soi
Đạo thể thuần Vương, Thánh trong người
Chẳng hoại Kim thân, đời hy hữu

Thoát Sanh – Tử, cần chi thuốc Tiên
Chứng Niết Bàn, há đợi vạn Kiếp
Nhị tử dẹp xông, hết Ngụ trú
Mặc Sức ngao du, khắp Đông – Tây

Không Tu, không Chứng, không chỗ Đắc
Có Tướng, tức có lúc cùng Tận
Giác hữu tình, Ngộ ra lý Pháp
Y theo Bát Nhã, đến bờ kia

Tâm chẳng quái ngại, lìa báo Chướng
Đủ Tánh chân không, còn nói chi
Nhắn với Người hiền, Cầu nơi mình
Nếu lại thêm Đầu, thật quá Ngu

Đại Thần Chú, thật khó nghĩ bàn
Đại Minh Chú, chiếu khắp tam Thiên
Vô Thượng Chú, Đạt quả Giác Ngộ
Vô Đẳng Đẳng Chú, đến Tối cao

Trừ hết thảy Khổ, dứt Luân hồi
Chân thật không Dối, mau Tiến tới
Trên giảng Hiển thuyết, thâm Bát Nhã
Lược giải Pháp Thiền, Tổ Đông – Tây

LỜI TỰA

“Phi Ðài Tụng” trong “BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA TÂM kinh PHI ÐÀI TỤNG GIẢI” do Lão Hòa Thượng trước tác trong năm đầu của thập niên 60, gồm mười lăm bài tụng, mỗi bài tám câu, mỗi câu gồm bảy chữ để giải thích Tâm kinh. Ngài giảng TÂM kinh và Phi Ðài Tụng tại Phật Giáo Giảng Ðường ở San Francisco từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 27 tháng 7 năm 1969.

“BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA TÂM kinh PHI ÐÀI TỤNG GIẢI” bao gồm ba phần: phần Kinh văn hay Chánh văn (của Tâm kinh ), phần Kệ tụng giải thích phần Kinh văn, và phần giảng giải của Hòa Thượng cho cả phần kinh văn và phần kệ tụng chung với nhau.

Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát!

Ban Phiên dịch Việt Ngữ – Vạn Phật Thánh Thành


Kệ khai kinh

Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như-lai chân thật nghĩa.

Dịch nghĩa

Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm màu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu.
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện rõ Như Lai nghĩa chân thật.

✨Bát Nhã Tâm kinh – kinh văn: 

Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức, diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử, thị chư Pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỵ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc Pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, vô khổ tập diệt đạo, vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng. Cứu cánh niết-bàn.

Tam thế chư Phật, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thiệt bất hư. Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết đế yết đế ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

(Ðường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Phụng Chiếu Dịch)

Dịch nghĩa:

Khi Bồ-tát Quán tự Tại thực hành thâm sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, soi thấy năm uẩn đều không, Ngài vượt thoát mọi khổ ách.

Này Xá-lợi-tử, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như vậy cả.

Này Xá-lợi-tử, tướng của mọi Pháp là không, không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không tăng không giảm. Do đó trong cái không, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, Pháp; không có nhãn giới cho đến ý thức giới; không có vô minh, cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết; không có khổ tập diệt đạo, không có trí, cũng không có chứng đắc.

Bởi không có chứng đắc, nên khi Bồ-đề-tát-đỏa nương theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tâm không bị Chướng ngại. Bởi không bị Chướng ngại, nên không sợ hãi, xa lìa mọi điên đảo mộng tưởng, đạt tới Niết-bàn rốt ráo. Ba đời chư Phật, nương theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chứng A-nậu-đa-la tam-miệu tam bồ-đề. Vậy phải nên biết rằng, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là linh chú đại thần, là linh chú đại minh, là linh chú vô thượng, là linh chú tuyệt đỉnh, có khả năng tiêu trừ,mọi thứ khổ ách, chân thật chẳng hư dối.

Do đó nói chú Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tức nói chú rằng:

Yết đế yết đế ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha. [2]

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh

 Bộ kinh này lược giảng làm hai phần: phần một nói về đề mục kinh, phần hai giải thích ý nghĩa văn kinh. Phần thứ nhất, tức là phần giải thích tổng quát liên hệ tới đề mục, gồm có hai chi: một chi nói về đề kinh, một chi nói về người phiên dịch.

 Video: Toàn bộ

Nguồn Internet

✍️ Mục lục: Bát Nhã Tâm kinh 👉Xem tiếp

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với KênhNhóm trên Telegram

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *