Đông Phương – Huyền bí
✍️ Mục lục: Đông Phương – Huyền bí
Chương VIII: Tu sĩ và Thuật sĩ
Tôi đã có dịp nhận định rằng các nhà tu sĩ ở Ấn Độ gồm một thành phần vô cùng phức tạp. Trong số đó, phần nhiều là những người tốt và vô hại, mặc dầu họ có vẻ rất nghèo nàn về phương diện quyền năng hay minh triết. Có một số gồm những người thất bại ở ngoài đời hoặc là những người lười biếng không muốn làm việc nhọc xác. Một trong những người này đến gần tôi để xin tiền. Đầu tóc rối nùi, thân thể bôi tro và bộ mặt bất hảo của y làm cho y có một hình dáng bề ngoài ghê tởm. Tôi bèn cưỡng lại sự đường đột của y để thử xem kết quả ra sao. Sự chống cự của tôi càng làm cho y đeo lấy tôi như đĩa đói. Sau cùng y thử dùng một chiến thuật mới bằng cách đòi bán cho tôi xâu chuỗi bồ đề của ỵ Đó là một vật coi rất dơ bẩn mà có lẽ y rất quý trọng, vì y đòi bán với một giá rất cao. Tự nhiên là tôi từ chối và quay đi chỗ khác.
Một số ít gồm những người khổ hạnh một cách vô lý và phô trương trước công chúng những sự hành thân hoại thể của họ. Có người đưa một cánh tay lên trời cho đến khi móng tay mọc dài ra đến năm tấc và xoắn tròn. Có người lại đứng một chân suốt nhiều năm ở một chỗ. Không biết rằng họ muốn đạt được những cái gì với những sự phô trương kém mỹ thuật đó, ngoài vài đồng xu mà người ta ném vào cái bát ăn xin của họ.
Một số người khác dường như dùng tà thuật một cách công khai. Họ là những thầy phù thủy hạ cấp của Ấn Độ và hoạt động phần nhiều trong các làng mạc ở thôn quệ Với một số tiền thù lao nhỏ, họ có thể làm hại kẻ thù của bạn, đem đến cho bạn một người đàn bà, hoặc giúp bạn thực hiện lòng tham vọng một cách dễ dàng bằng cách vật ngã kẻ địch thủ của bạn với một vài ám tật hoặc chứng bệnh kỳ lạ. Người ta vẫn thường nghe những chuyện ám muội và lạ lùng về những tay phù thủy Bàn Môn này. Họ cũng tự phụ rằng họ là những người Yogi, hay thuật sĩ (Fakir).
Còn lại một thiểu số những nhà tu sĩ có học thức và văn hóa, những người này đã bỏ ra nhiều năm tìm tòi và khổ công tu luyện, từ bỏ cuộc đời thế gian để bước vào con đường đi tìm Chân Lý. Họ có một cái bản năng nó nói cho họ biết rằng đạt tới Chân Lý tức là đạt được hạnh phúc vững bền. Người ta có thể hoài nghi về tánh cách hợp lý của vần đề này, nghĩa là từ bỏ cuộc đời trần thế để chạy theo một cái viễn ảnh mông lung không có gì thiết thực, nhưng còn cái chí nguyện bên trong nó xui khiến họ dốc lòng tầm Đạo thì điều này vốn là thành thật và không ai nghi ngờ hay chất vấn.
Một người Âu trung bình không có thời giờ để dành cho một cuộc tìm tòi như thế. Người ấy viện một lý lẽ rất tốt để chấp nhận cái thái độ lãnh cảm chung của mọi người:
Y nghĩ rằng nếu y lầm lạc, thì tất cả vùng lục địa ở Tây Bán Cầu đều lầm lạc chung với nhau cả một xuồng, chứ không riêng gì một mình ỵ Trong cái thế hệ vật chất hiện tại, người ta coi sự đi tìm Chân Lý như một điều vô ích, nhưng người ta không ngờ rằng trong khi đó họ phung phí rất nhiều năng lực để theo đuổi những điều, mà xét cho cùng cũng chẳng phải là có ích lợi bao nhiêu và rốt cuộc cũng chỉ là những sự vật phù du giả tạm.
Thưở xưa, một người Tây phương đã từng đến viếng xứ Ấn Độ với một sứ mạng không giống như của tôi, nhưng những nhân vật mà y gặp ở xứ ấy đã làm cho y bị đánh lạc hướng, đến nỗi y suýt nữa đã quên hẳn mục đích đầu tiên của cuộc hành trình. Đó là vua A Lịch Sơn Đại Đế (Alexander The Great), đem binh chinh phục các xứ phương Đông để nới rộng giang sơn bờ cõi. Người đã gần trở thành một triết gia khi rời khỏi xứ này.
Tôi thường phỏng đoán những ý nghĩ của vua A Lịch Sơn khi Ngài ngồi trên chiến xa vượt qua các vùng núi non tuyết phủ và những bãi sa mạc hoang vu trên đường khải hoàn trở về xứ sở. Trong thời gian ở xứ Ấn Độ, vua A Lịch Sơn đã từng bị chinh phục bởi các nhà Hiền giả và Đạo sĩ Yogi mà Ngài gặp ở dọc đường. Ngài đã từng chất vấn và thảo luận sôi nổi với họ nhiều lần suốt nhiều ngày liên tiếp về các vấn đề triết lý. Nếu Ngài có dịp ở lại và sống chung với họ thêm vài năm nữa, có lẽ Ngài đã đưa thế giới Tây phương vào những con đường khác hẳn.
Trong số những nhà tu sĩ ở Ấn Độ ngày nay, vẫn còn có một vài người cố gắng hoạt động để giữ gìn cho lý tưởng đạo đức và ngọn lửa tâm linh của xứ sở họ vẫn luôn luôn bừng cháy. Phần nhiều trong số đó có thể là những kẻ dối trá bịp bợm:
đó là cái hậu quả không thể tránh khỏi của một thời đại suy tàn, nhưng ta đừng quên vì thế mà không biết đến một thiểu số còn lại là những bậc chân tu gương mẫu.
Như trên đã nói, giai cấp tu sĩ gồm một thành phần vô cùng phức tạp và hỗn độn đến nỗi người ta không thể dùng một cái nhãn hiệu chung, dầu là khen hay chê, để gán cho cả toàn thể. Tôi đã hiểu thái độ của những người sinh viên quá khích ở các nơi đô thị khi họ nói rằng tận diệt thành phần “Tu sĩ ăn bám” sẽ là một ân huệ tốt lành cho xứ Ấn Độ. Tôi cũng thông cảm không kém đối với những người đứng tuổi và ôn hòa hơn, khi họ nói với tôi rằng ngày nào mà xã hội Ấn không còn sản xuất nên những bậc Hiền Triết và Đạo sĩ chân tu của họ nữa, thì đó là ngày Ấn Độ bắt đầu suy tàn.
Vấn đề này có một tầm quan trọng riêng đối với xứ Ấn Độ, bởi vì nền kinh tế quẩn bách khó khăn của xứ ấy bắt buộc người ta phải duyệt xét lại giá trị của một vài vấn đề. Người tu sĩ thật ra không có thực hiện một vai trò hữu ích cho xứ sở về phương diện kinh tế. Hằng trăm người mệnh danh tu sĩ chỉ là những kẻ dốt nát và thất học, họ đi ta bà khắp nơi qua các làng và các thành phố trong những dịp hội hè, tế tự Ở các đền chùa.
Họ là những kẻ ăn mày xấc láo và lắm khi làm quấy rầy, phiền nhiễu. Họ là một gánh nặng cho xã hội vì họ không có ích gì cho đời để bù lại những gì họ thụ hưởng. Tuy nhiên, cũng có những tâm hồn cao quý đã từ bỏ địa vị cao sang hoặc bố thí hết tài sản của họ để dốc lòng tầm Đạo. Họ là những tấm gương lành, gây nguồn cảm hứng cho những người chung quanh, ở bất cứ nơi nào họ đi đến. Những cố gắng của họ để tự giác và giác ngộ kẻ khác, chắc hẳn là xứng đáng với mẫu bánh mì hay chén cơm lạt mà họ nhận được của bá tánh.
Tấm màn đêm vừa buông xuống thành phố khi tôi đi dạo chơi quanh quẩn trên những đường phố nhỏ hẹp ở Calcuttạ Tôi vẫn còn nghĩ đến cảnh tượng rùng rợn mà tôi vừa thấy hồi sớm mai. Chuyến xe lửa của chúng tôi chạy qua một khu rừng nguy hiểm đầy những loài beo gấm. Hồi đêm khuya, xe lửa cán nhằm một con beo và khi đến ga Howrah, xác con beo bị nghiền nát và đẫm máu hãy còn dính chặt vào những bánh sắt, và người ta đã phải vất vả khó nhọc lắm mới gỡ ra được.
Chuyến xe lửa này đầy chật hành khách, cũng như hầu hết những chuyến xe lửa chạy đường xa ở Ấn Độ. Trong toa xe mà tôi đã may mắn tìm được một chỗ nằm còn trống, những người bạn đồng hành của tôi gồm một nhóm khá phức tạp. Những người hành khách thảo luận công khai những vấn đề làm ăn kinh doanh của họ, nên chẳng bao lâu mọi người đều biết rõ họ là ai và từ đâu đến. Trong nhóm người này, tôi nhận thấy có một người Hồi giáo mặc áo dài bằng lụa đen, gài nút đến tận cổ và đội một cái mũ tròn cũng màu đen có thêu chỉ vàng rất đẹp.
Có một người thổ dân Mahratti miền Tây với cặp chân mày đậm, một người Marwari bịt khăn vàng thuộc giai cấp lái buôn, làm nghề cầm đồ và cho vay bạc. Sau cùng là một anh chàng tác người vạm vỡ, thuộc dòng Bà La Môn và làm nghề luật sự Tất cả đều là những người khá giả, có địa vị. Khi xe lửa ngừng ở mỗi nhà ga lớn, đều có những người gia nhân, tôi tớ đến săn đón và hỏi thăm những nhu cầu của chủ họ.
Người Hồi giáo, sau khi đã ban cho tôi một cái nhìn im lặng bèn nhắm mắt lại và ngủ một giấc ngủ của người hiền, người thổ dân Mahratti thì còn đang đàm luận sôi nổi với người lái buôn, người Bà La Môn thì vừa mới lên xe và còn chưa ngồi yên chỗ, về phần tôi, thì tôi đang có hứng muốn nói chuyện, nhưng không tìm được người đối thoại. Hình như có một bức rào vô hình ngăn cách tôi với những người hành khách khác, cũng như có nhiều sự cách trở giữa Đông và Tây phương.
Nhưng tôi liền cảm thấy thoải mái dễ chịu khi tôi thấy người Bà La Môn da mặt hồng hào lấy ra một quyển sách với một cái tựa lớn bằng chữ Anh nằm ngang một cách ngạo nghễ ở ngoài bìa “Đời sống của Ramakrishnạ” Tôi bèn nắm ngay lấy cơ hội để vào đề câu chuyện. Phải chăng có người đã nói với tôi rằng Ramakrishna là vị cuối cùng của những bậc siêu nhân ở Ấn Độ mà người ta gọi là các đấng Rishỉ Tôi bèn mở đề câu chuyện về điểm này với người đồng hành của tôi, và y sẵn lòng tiếp chuyện. Chúng tôi thảo luận về các vấn đề triết lý cao siêu, hoặc đề cập đến những khía cạnh thông thường của đời sống ở Ấn Độ.
Mỗi khi y nói đến danh từ Rishi (Chân Sư), thì giọng nói của y xúc động với một lòng kính mến, tôn sùng và một tia sáng hiện rõ trong cặp mắt của ỵ Lòng sùng tín của y đối với vị Chân Sư đã quá vãng này không còn phải nghi ngờ gì nữa. Sau hai giờ đàm luận, tôi được biết rằng người Bà La Môn này có một người Thầy, vị này lại là một trong những vị đệ tử còn sót lại của đức Ramakrishnạ Vị Tôn Sư của y nay đã gần tám mươi tuổi, và không sống ẩn dật ở một nơi hẻo lánh nào, mà ở ngay trung tâm khu bổn xứ của thành phố Calcuttạ Tôi xin địa chỉ của Thầy y thì y liền cho ngay và nói:
– Ông không cần giới thiệu, ông chỉ cần bày tỏ ý muốn gặp Người là đủ.
Chính vì lý do đó mà hôm nay tôi đến Calcutta để đi tìm nhà của danh sư Mahasaya, đệ tử của đức Ramakrishnạ Tôi đi qua một cái sân rộng giáp mặt đường lộ, cuối sân có một cái thang đưa lên một ngôi nhà lớn và có vẻ cổ xưa. Một người trẻ tuổi bước vào và yêu cầu tôi hãy đợi một lát. Sau đó mười phút tôi nghe có tiếng chân người bước vào phòng, tôi không cần có ai giới thiệu nữa. Một bậc kỳ lão đáng kính đã xuất hiện trước mặt tôi, giống như những vị tộc trưởng trong Kinh Thánh hồi thời của giáo chủ Moisẹ Người hơi sói đầu, có một bộ râu dài đã bạc trắng, một cốt cách nghiêm chỉnh, đôi mắt có vẻ trầm tý, đôi vai hơi còng vì gánh nặng của gần tám chục mùa đông; người đó không ai khác hơn là vị danh sư Mahasaya.
Ngài ngồi trên giường và day mặt lại phía tôi. Trước sự hiện diện nghiêm trang và đạo mạo của Ngài, tôi nhận định ngay rằng chỗ này không phải là chỗ nói chơi hay nói đùa. Thậm chí, những lời nói có vẻ hoài nghi hay châm biếm một cách trắng trợn mà tôi thường hay thốt ra một đôi khi, thật là không phải chỗ của nó ở đây. Bất cứ ai cũng có thể đọc được trên gương mặt và phong tư cốt cách của Ngài, một tâm hồn cao quý và một đức tin thuần khiết nơi đấng Thiêng Liêng. Ngài nói với tôi bằng một giọng Anh ngữ lưu loát:
– Tôi rất hoan hỉ mà được gặp ông ở đây.
Ngài bảo tôi xích lại gần và cùng ngồi trên giường với Ngài. Ngài cầm lấy bàn tay tôi trong một lúc. Tôi bèn tự giới thiệu và nói mục đích cuộc thăm viếng của tôi. Khi tôi đã nói xong, Ngài lại siết chặt bàn tay tôi một cách thân mật và nói:
– Một sức mạnh thiêng liêng đã dìu dắt anh đến xứ Ấn Độ và giúp cho anh gặp gỡ những bậc Hiền giả của xứ này. Việc ấy có một mục đích bí ẩn và tương lai sẽ tiết lộ cho anh biết. Anh hãy kiên nhẫn chờ đợi rồi anh sẽ biết rõ.
– Xin Ngài nói cho tôi biết vài điều về Sư Phụ Ngài, là đức Ramakrishna.
– À! Đó là một vấn đề tâm sự mà tôi thích nói nhất. Sư Phụ qua đời đã gần nửa thế kỷ nay, nhưng tôi không thể nào quên được Ngài, hình ảnh của Ngài vẫn luôn luôn sống động và bất diệt trong tim tôi. Hồi đó, tôi hãy còn là một thanh niên mới hai mươi bảy tuổi khi tôi gặp Ngài, và sau tôi vẫn luôn luôn sống bên cạnh Ngài trong những năm cuối cùng trước khi Ngài viên tịch. Kết quả là tôi đã trở nên một người hoàn toàn thay đổi, thái độ của tôi đối với cuộc đời đổi hẳn kể từ khi đó. Đó là do ảnh hưởng lạ lùng của đức Ramakrishnạ.
Ngài gieo một sự xúc cảm tâm linh mãnh liệt cho tất cả những ai đến viếng Ngài. Ngài làm cho họ say mê, ngây ngất. Thậm chí những kẻ nặng mùi vật chất định đến để đùa cợt chế nhạo, đều câm miệng vì ngạc nhiên trước mặt Ngài.
Tôi ngạc nhiên hỏi:
– Nhưng làm sao những người đó có thể cảm thấy kính phục trước vấn đề tâm linh, một vấn đề mà họ không hề tin tưởng?
Đức Mahasaya mỉm cười đáp:
– Ta hãy đưa hạt tiêu cho hai người nếm thử. Một người biết rõ và đã quen mùi, còn người kia chưa biết hạt tiêu là gì. Tuy vậy, phải chăng cả hai người cùng nếm một hương vị giống như nhau? Phải chăng cả hai người cùng cảm giác được vị cay của hạt tiêu trên đầu lưỡi? Cũng y như thế, người vật chất phàm tục tuy không biết gì về sự cao cả tâm linh của đức Ramakrishna, nhưng không phải vì thế mà họ không nếm được cái ảnh hưởng tâm linh thấm nhuần nó toát ra từ toàn thân Ngài.
– Như vậy, phải chăng Ngài quả là một bậc Siêu Nhân?
– Đúng thế, và theo tôi tưởng thì Ngài còn cao hơn bực đó nữa. Ramakrishna là một người giản dị, dốt chữ và thất học. Ngài dốt chữ đến nỗi không viết được chữ ký tên, đừng nói chi viết một lá thự Ngài rất khiêm tốn về hình dáng bề ngoài, và còn khiêm tốn hơn nữa về cách sinh hoạt. Tuy thế, Ngài thâu phục được tấm lòng tôn kính sùng mộ của những bậc thượng lưu trí thức đương thời của xứ Ấn Độ. Những người này phải cúi đầu trước cái mãnh lực tâm linh cao cả của Ngài nó tỏa ra một cách thật sự đến nỗi người ta có thể cảm giác được. Ngài dạy chúng ta biết rằng những tiền tài danh vọng, giàu sang, địa vị, quyền tước ở đời này chỉ là những thứ phù vân không đáng kể so với đạo đức tâm linh, và chỉ là những trò hư ảo nó gạt gẫm giác quan con người.
Những ngày tuyệt diệu thưở xưa kia, nay còn đâu. Hồi đó, Ngài thường hay đắm chìm trong những cơn đại định có một tính cách thiêng liêng đến nỗi chúng tôi ngồi chung quanh Ngài trong khi đó cảm thấy Ngài dường như là một vị Thần Thánh chớ không phải là Người. Một điều lạ, là Ngài có cái quyền năng đưa những đệ tử vào cái trạng thái xuất thần nhập định đó với một cái sờ nhẹ bằng bàn taỵ Trong trạng thái đó, họ có thể hiểu những điều huyền diệu thâm sâu về đấng Thiêng Liêng bằng sự linh cảm trực tiếp. Để tôi nói cho anh nghe Ngài đã ảnh hưởng đến tôi như thế nào.
Tôi đã hấp thụ một sự học vấn theo giáo dục Âu Tây và lấy làm tự hào về cái kiến thức của mình. Tôi đã từng làm giáo sư Đại Học ở Calcutta, dạy các môn văn khoa, Anh ngữ, lịch sử và môn kinh tế chính trị. Hồi đó đức Ramakrishna ở tại đền Dakshineswar, cách thành phố Calcutta chừng vài dặm. Tại đó, một ngày mùa xuân mà tôi vẫn nhớ mãi, tôi đã gặp Ngài bày tỏ với những lời lẽ giản dị những ý tưởng về tâm linh do kinh nghiệm trực tiếp của Ngài. Tôi định thử bàn luận vài điều, nhưng tôi không nói được gì cả trước sự có mặt thiêng liêng của Ngài, mà ảnh hưởng đối với tôi quá thâm trầm sâu sắc để có thể thốt ra bằng lời. Từ đó trở đi, tôi lại đến viếng Ngài nhiều lần, và không thể nào ở cách xa Ngài được nữa, cho đến một ngày kia, đức Ramakrishna nói đùa một cách hài hước:
– Có người đem cho con công ăn một liều thuốc phiện. Qua ngày hôm sau, con công lại đến vào đúng giờ như hôm quạ Nó đã say mê mùi thuốc phiện và đến tìm một liều khác.
Quả thật đúng như vậy. Tôi không bao giờ từng được hưởng những giờ phút an lạc tuyệt vời như khi tôi sống gần đức Ramakrishnạ Vì thế, không ai lạ gì mà thấy tôi trở lại với Ngài luôn luôn. Bởi đó, tôi đã trở nên một trong những đệ tử thân tín của Ngài, khác hẳn với những khách viếng thăm qua đường. Một ngày kia, Sư phụ bảo tôi:
– Thầy nhận trong tướng mặt, cặp mắt và chân mày của con có những dấu hiệu chỉ rằng con là một người Yogị Con hãy làm việc hết lòng, nhưng vẫn để tâm trí của con nơi đấng Thiêng Liêng. Gia đình, cha mẹ, vợ con, con hãy sống với họ và nuôi dưỡng họ như những người thế gian. Con rùa bơi lội trên mặt hồ, nhưng tâm trí nó vẫn đặt ở một nơi trên hồ mà nó để trứng. Con hãy làm công việc thế gian, nhưng hãy đặt tâm trí nơi Thượng Đế.
Sau khi Sư Phụ chúng tôi từ trần, phần nhiều các đệ tử tình nguyện xuất gia, khoác bộ áo vàng và đem truyền bá giáo lý của đức Thầy ở khắp nơi trong xứ Ấn Độ. Riêng tôi, tôi không bỏ nghề nghiệp cũ và vẫn tiếp tục dạy học. Tuy nhiên, tôi đã quyết định dứt bỏ cuộc đời trần thế tự trong tâm, mặc dầu bề ngoài tôi vẫn sống như mọi người.
Có nhiều đêm, tôi đi lang thang như kẻ không nhà, và ngủ trên các vỉa hè của thành phố, chung lộn với những kẻ ăn mày hành khất. Điều này đem đến cho tôi cái cảm giác, ít nhất là tạm thời, của một người cùng đinh không tài sản không gia đình.
Ramakrishna không còn nữa, nhưng nếu anh đi châu du khắp xứ Ấn Độ, anh sẽ thấy những công trình cứu tế xã hội, từ thiện, y tế và giáo dục được thực hiện khắp nơi trong xứ dưới sự hướng dẫn của những vị đệ tử của Ngài thưở xưa, mà phần đông nay cũng đã qua đời. Điều mà anh không thấy một cách hiển hiện rõ ràng là những người đã hoàn toàn thay đổi tâm tính và xoay hướng cuộc đời của họ, nhờ ảnh hưởng của đức Tôn Sự Giáo lý của Ngài đã được truyền khẩu qua các vị đệ tử, những vị này về sau lại truyền bá rộng rãi trong dân chúng.
Tôi đã được hân hạnh ghi chép những lời dạy của Ngài bằng tiếng Bengali, những sách vở in ra những giáo lý đó rất phổ thông khắp cả mọi gia đình trong tỉnh Bengale và những bản dịch cũng được phát hành đi khắp các vùng ở Ấn Độ. Như thế, anh thấy ảnh hưởng của Ramakrishna đã bành trướng rộng rãi như thế nào ngoài vòng của nhóm đệ tử thân tín.
Đức Mahasaya ngừng nói và đắm chìm trong im lặng. Tôi nhìn kỹ gương mặt của Ngài và lấy làm ngạc nhiên mà thấy rằng Ngài có những nét mặt và màu da không giống như của người Ấn Độ. Diện mạo và cốt cách của Ngài thật là cao quý đạo mạo tuyệt vời. Lòng hảo tâm, thiện chí, đạo đức, từ bi và thành thật của Ngài biểu lộ rõ ràng. Ngài có cái đức tự trọng của một người đã từng sống một cuộc đời hoàn toàn tuân theo tiếng gọi của lương tri.
Tôi hỏi:
– Không biết đức Ramakrishna sẽ nói như thế nào với một người không thể chỉ sống bằng đức tin mà thôi, mà còn phải thỏa mãn lý trí nữa?
– Ngài sẽ bảo người ấy hãy cầu nguyện. Cầu nguyện là một sức mạnh rất nhiệm mầu. Chính Ramakrishna đã cầu nguyện Thượng Đế hãy gởi đến cho Ngài những người có đạo tâm, và sau đó ít lâu, liền xuất hiện những người dốc lòng tìm đạo, về sau trở nên những vị đệ tử của Ngài.
– Nhưng nếu người ấy chưa từng cầu nguyện bao giờ, thì làm sao?
– Cầu nguyện là cái phương tiện, nó là cái phương sách tối hậu của con người. Khi nào lý trí của y thất bại, thì cầu nguyện sẽ giúp y đạt tới mục đích.
– Nhưng nếu có người nói rằng sự cầu nguyện không thích hợp với bản tính của họ, thì ông sẽ nói sao?
– Nếu vậy, người ấy hãy nên thường giao du, kết hợp với những bậc chân tu đại đức đã từng có nhiều kinh nghiệm về đường tâm linh. Sự tiếp xúc gần gũi với những bậc ấy sẽ giúp cho y khai mở đạo tâm hãy còn tiềm tàng của ỵ Những vị đã tiến hóa cao có thể giúp chúng ta hướng tâm tư ý chí của mình theo về những mục đích cao cả. Trên hết mọi sự, các vị ấy kích thích cho chúng ta có một lòng mong ước mãnh liệt muốn sống một cuộc đời tâm linh.
Bởi vậy, sự tiếp xúc giao thiệp với những bậc đó là một bước đầu tiên rất quan trọng, và nó cũng thường là bước cuối cùng, như Ramakrishna vẫn thường nói. Như thế, chúng tôi thường đàm luận về những vấn đề đạo đức tâm linh trong những ngày tôi còn lưu trú ở Calcuttạ Suốt những buổi chiều, luôn luôn có khách đến viếng cho đến khi gian phòng chứa đầy những người Ấn Độ, đệ tử của đức Mahasaya. Họ đến đều đều mỗi đêm và bước lên thang lầu của ngôi nhà để nghe một cách chú ý mỗi lời nói do thầy của họ thốt ra. Tôi cũng nhập bọn với họ trong thời gian. Tôi đến đều đều mỗi đêm thật ra không phải để nghe đức Mahasaya thuyết pháp, mà là để tẩm mình trong bầu không khí tâm linh sáng lạn do sự hiện diện của Ngài tạo nên. Bầu không khí chung quanh Ngài thật là tốt lành, êm đẹp, dịu dàng và đầy thiện cảm, Ngài đã tìm thấy sự an lạc bên trong và cái an lạc đó tỏa ra chung quanh một cách thật sự, dường như người ta có thể cảm biết được.
Tôi thường không nhớ hết những lời nói của Ngài thốt ra, nhưng tôi không thể nào quên cái phong độ hiền từ, nho nhã của Ngài. Trước kia đức Ramakrishna đã từng hấp dẫn Ngài như thế nào, thì ngày nay Ngài cũng hấp dẫn tôi giống y như thế, và tôi bắt đầu hiểu rằng nếu Ngài là đệ tử mà có một sức thu hút mãnh liệt như thế đối với tôi, thì vị Tôn Sư Ramakrishna còn có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng đến đâu.
Đêm ấy là đêm cuối cùng mà tôi có mặt tại nhà đức Mahasaya. Tôi quên cả thời gian khi tôi ngồi bên cạnh Ngài trên chiếc giường gỗ. Giờ khắc trôi qua một cách mau chóng, sau khi chúng tôi đã dứt câu chuyện, Ngài cầm tay tôi và dắt tôi ra đứng trên nóc bằng để hóng mát. Dưới ánh trăng rằm trong sáng, tôi nhìn thấy những cây kiểng và những khóm hoa đựng trong chậu sắp thành hàng coi rất đẹp. Dưới chân chúng tôi, chiếu muôn ngàn ánh đèn rực rỡ của thành phố Calcuttạ Đức Mahasaya đứng yên lặng cầu nguyện trong một lúc, khi đã xong, Ngài mới day lại, đưa tay lên ban ân huệ và đặt nhẹ bàn tay lên trán tôi.
Tôi cúi đầu một cách khiêm tốn trước mặt Ngài, tuy rằng tôi không có lòng tín ngưỡng tôn giáo. Sau một lúc im lặng, Ngài nói với một giọng nhẹ nhàng:
– Sứ mạng của tôi đã gần chấm dứt. Cái thể xác này đã gần làm tròn công việc của nó trong kiếp hiện tại. Anh hãy nhận lấy ân huệ của tôi trước khi tôi đi.
Ngài đã làm tôi xúc động một cách lạ lùng. Bận về, tôi đi bách bộ thơ thẩn qua nhiều đường phố và quên cả giấc ngủ. Tôi nghĩ rằng nếu ở thế gian này có một người nào có thể làm cho tôi thoát khỏi sự hoài nghi và sống với một đức tin đơn giản, thì người đó không ai khác hơn là vị danh sư Mahasaya.
Bác sĩ Bandyo, giám đốc một bệnh viện tại Calcutta, là một trong những chuyên viên giải phẫu có tài nhất ở thành phố này. Ông đã thực hiện được tất cả sáu ngàn cuộc giải phẫu, và tôi đã có dịp thảo luận với ông về một vài điều hiểu biết về khoa Hatha Yoga mà tôi đã thâu nhập được. Tầm kiến thức rộng rãi của ông về ngành Y học và khoa Cơ Thể Học đã giúp ích cho tôi hiểu thêm về vấn đề Yoga trên một bình diện khoa học.
Bác sĩ nói:
– Tôi hầu như không biết gì về khoa Yogạ Đó là một vấn đề mới lạ đối với tôi. Tôi cũng chưa từng gặp một người Yogi nào, ngoài ra Narasingha Swami, người này đến Calcutta cách đây không lâu.
Tôi hỏi thăm về người Yogi này, nhưng câu trả lời làm tôi thất vọng:
– Narasingha Swami đã đến Calcutta, gây một luồng dư luận sôi nổi, rồi sau đó đi đâu không ai biết. Hình như y đã sống ẩn dật trong vùng nội địa trước khi đến thành phố này, như vậy có lẽ y đã trở về nơi am thất của y.
– Xin bác sĩ cho biết việc gì đã xảy ra?
– Y đã làm cho cả thành phố bàn tán về y trong một thời gian ngắn. Người đã khám phá ra y là bác sĩ Neoghy, giáo sư Hóa học tại trường Đại Học Calcutta, cách độ một hai tháng về trước tại Madhuporẹ Bác sĩ Neoghy thấy y liếm vài giọt của một chất cường toan rất độc, và để than hồng vào miệng ngậm cho đến khi hòn than tắt hẳn.
Bác sĩ lấy làm ngạc nhiên và mời người Yogi đến Calcuttạ Trường Đại Học của thành phố này liền tổ chức một buổi trình diễn công cộng để cho Narasingha biểu diễn quyền năng của y trước một cử tọa gồm toàn là các nhà bác học và y sĩ. Tôi cũng có trong số những người được mời đến chứng kiến. Cuộc biểu diễn được tổ chức tại giảng đường Vật Lý Học. Chúng tôi là một thành phần gồm các nhà khoa học, có một khối óc phê bình chặt chẽ, và như ông đã biết, tôi ít có chú ý đến các vấn đề tôn giáo, Yoga, và những vấn đề tương tự, vì tôi đã để hết thời giờ và tâm trí vào ngành Y khoa.
Người Yogi đứng ngay chính giữa giảng đường, và người ta đưa cho y những thứ thuốc độc lấy trong phòng thí nghiệm hóa học của trường. Trước hết, chúng tôi đưa cho y một lọ lưu huỳnh toan (acide sulfurique). Y rót vài giọt trên lòng bàn tay của y và đưa lưỡi liếm. Kế đó người ta đưa cho y một lọ cường toan Phenol, và y cũng làm như trên. Chúng tôi liền thử với một loại thuốc độc dữ nhất, là chất Cyanure de Potassium, nhưng y nuốt luôn cả thứ này mà vẫn dửng dưng như không.
Sự kiện này thật là lạ lùng và thật không thể nào tin được, tuy nhiên chúng tôi vẫn phải chấp nhận bằng chứng hiển nhiên đang diễn ra trước mắt chúng tôi. Y đã nuốt một liều Cyanure de Potassium đủ mạnh để giết chết một người trong vòng ba phút đồng hồ; tuy thế, y vẫn đứng trơ trơ nhăn răng cười và không suy chuyển tí nào cả.
Sau đó, một chai thủy tinh dầy được đập vỡ ra từng mảnh và tán ra thành bột. Narasingha Swami nuốt luôn cả thứ bột miểng chai này, là một thứ giết người một cách chậm chạp. Ba giờ sau khi y đã nuốt trôi bữa ăn khác thường này, một vị bác sĩ trong bọn liền đặt ống bơm vào bao tử của người Yogi và bơm ra những gì còn lại. Những loại thuốc độc kể trên vẫn còn y nguyên trong bao tử. Qua ngày hôm sau, người ta nhận thấy chất bột miểng chai trộn lẫn với phân của y đi đại tiện ra ngoài.
Cuộc thí nghiệm của chúng tôi đã quá rõ ràng. Người ta thử lại cái cường độ của chất lưu huỳnh toan, thì thấy nó làm tan rã một vật bằng đồng. Trong số những người có mặt trong cuộc trình diễn, có Sir C.V Raman, nhà bác học trứ danh chiếm giải thưởng Nobel, ông này tuyên bố rằng cuộc trình diễn của người Yogi là một sự thách thức lớn lao đối với khoa học hiện tại.
Khi chúng tôi hỏi Narasingha Swami làm sao y có thể bắt thể xác của y chịu đựng được những sự thí nghiệm đó, thì y nói rằng ngay sau khi trở về nhà, y liền ngồi xuất thần nhập định theo phương pháp Yoga, và bằng cách tập trung tư tưởng, y sẽ phá tan ảnh hưởng khốc hại của các thứ thuốc độc.
Tôi được biết rằng Narasingha Swami đã trở lại Calcutta sau đó ít lâu và đi qua Ngưỡng Quang (Rangoon), thủ đô Miến Điện. Tại đây, y cũng trổ tài trong một cuộc trình diễn tương tự, nhưng khi về đến nhà, vì có khách đến thình lình nên y quên ngồi nhập định và xuất thần theo như thường lệ. Kết quả là y đã bị thuốc độc vật ngã một cách mau chóng và chết sau đó.
Tôi bèn hỏi bác sĩ Bandyo:
– Bác sĩ có thể giải thích sự kiện này bằng lý luận Y học được chăng?
Vị bác sĩ lắc đầu:
– Không, tôi không thể giải thích nổi. Việc này hoàn toàn làm tôi ngạc nhiên và không hiểu ra sao cả.
Khi tôi trở về nhà, tôi lục trong mớ tài liệu cất kỹ trong rương ðể tìm quyển sổ mà tôi đã ghi chép những cuộc nói chuyện của tôi với Brama, người đạo sĩ trên bờ sông Adyar độ nọ. Tôi lật qua vài trang và thấy những dòng tài liệu này:
“Những thuốc độc dầu mạnh đến bực nào cũng không thể làm hại được đạo sĩ đã thực hành giai đoạn Đại Công Phụ Giai đoạn này gồm có sự phối hợp một vài loại tư thế, phép khí công, luyện ý chí và tập trung tư tưởng. Theo truyền thuyết của môn phái chúng tôi, nó làm cho người Đạo sĩ có cái quyền năng nuốt vào bụng bất cứ vật gì, dầu là thuốc độc mà không tổn hại đến sức khỏe. Đó là một phép công phu rất khó và phải được luyện tập một cách đều đặn và thường xuyên, nếu muốn cho có kết quả tốt đẹp. Tôi có nghe nói về một người Yogi sống ở thành Bénarès có thể uống rất nhiều thuốc độc mà không sao cả. Vị Yogi này tên là Trailingya Swami, y rất có tiếng tăm ở thành phố này hồi thời kỳ đó, nhưng y đã qua đời từ nhiều năm naỵ Trailingya là một đạo sĩ có bản lĩnh rất cao cường về môn Hatha Yogạ Y thường ngồi trên bờ sông Hằng suốt nhiều năm, gần như không mặc áo quần gì cả, nhưng không ai có thể nói chuyện được với y, vì y đã phát nguyện giữ tịnh khẩu.”
Tôi tưởng rằng sự kiện này thật là không thể tin và không thể có được, thì những lời Brama đã giải thích cho tôi rõ lần đầu tiên về vấn đề này. Đôi khi tôi đã lấy làm thắc mắc về những việc làm không thể tin và không thể hiểu được của những người đạo sĩ Yogị Nhưng biết đâu, có lẽ họ nắm giữ được những bí quyết mà đời sống của người phương Tây đang cố gắng để khám phá bằng một ngàn cuộc thí nghiệm khoa học?
Video: Trích đoạn
Nguồn Internet