Đường Mây trên Đất Hoa
✍️ Mục lục: Đường Mây trên Đất Hoa
Giải Thất
Chúc mừng chư vị đã tham gia hai tuần thiền thất được viên mãn, công đức đầy đủ. Vậy, chúng ta hãy mau giải thất. Người xưa bảo: “Vốn không có kiết thất, giải thất, chỉ tham khán thoại đầu đến khi nào khai ngộ thôi1”.
1. Ý nói nên thiền tập bất kỳ lúc nào cho đến khi chứng ngộ, không nhất thiết phải trong kỳ thất.
Hôm nay, dầu chư vị đã ngộ hay chưa khai ngộ, phải luôn tuân theo quy củ. Trong thời gian dụng công, không phân biệt sáng tối, ngày đêm, mục đích chỉ vì khai ngộ, nhằm đào tạo nhân tài cho Phật giáo. Nếu bị hôn trầm mê muội, chỉ khiến thời gian trôi qua vô ích, thì thật sự bỏ dịp hiếm có. Nay, đại lão Hòa thượng trụ trì cùng quý thầy Ban thủ, thể theo quy củ, kiểm nghiệm công phu tu hành của chư vị. Hy vọng đừng nói lời tạp, chỉ nên chân thật đối đáp rõ ràng công phu của mình cho chư hòa thượng chứng minh. Cổ đức bảo: “Tu hành trong ba đại kiếp. Ngộ đạo chỉ trong sát na”.
Công phu nếu đắc lực thì trong khảy móng tay liền giác ngộ. Xưa kia, Thiền sư Gia Giác có một nữ đệ tử thường thích tham thiền. Ngài dạy cô tham quán câu: “Để cho nó đi”.
Cô ta y theo lời dạy, hành trì không thối chuyển. Ngày nọ, nhà bị cháy, cô bảo: “Để cho nó đi”.
Lần khác, khi có người chạy đến nhà báo tin con của cô bị chết đuối, cô ta cũng bảo: “Để cho nó đi”.
Muôn duyên đều xả bỏ, y theo lời dạy mà tu hành. Một hôm khác, chồng cô đang đốt lò chiên bánh, cô liền đổ dầu vào chảo, làm vang tiếng “Xèo”. Nghe tiếng đó, cô ta chợt ngộ đạo. Cô bưng chảo dầu ăn đổ xuống đất, vỗ tay, cười to. Người chồng tưởng cô điên, nên mắng: “Sao bà làm thế? Bà điên rồi à!”.
Cô đáp: “Để cho nó đi”, rồi đến gặp Thiền sư Gia Giác cầu chứng minh. Thiền sư Gia Giác ấn chứng cho cô đã chứng quả Thánh.
Hôm nay, chư vị nếu ngộ được điểm nào, hãy nên bước ra. (Nói xong, ngài đi ra thiền đường. Kế đến, lão pháp sư Ứng Từ cùng
vài vị tăng ra giảo nghiệm thiền khách 2. Sau khi chỉ tịnh, ngài trở vào thiền đường, chỉ giáo đại chúng.)
2. Giảo nghiệm thiền khách: là khảo hạch để đánh giá trình độ công phu tu tập của thiền sinh.
Hồng trần loạn lạc, phố xá náo nhiệt, phiền toái. Ai lại có công phu và tâm tư đến đây tĩnh tọa, tham quán thoại đầu? Chỉ có chư vị, người Thượng Hải, căn lành thâm hậu mới làm được thôi. Nay, nhờ nhân duyên thù thắng, mới gặp được pháp hội này.
Từ xưa, Phật giáo Trung Quốc tuy có các tông phái như Luật tông, Tịnh Độ tông, Mật tông v.v… Nhưng nếu nghiên cứu kỹ càng thì pháp của tông môn 3 vượt hơn hết. Trước kia ta đã nói rồi. Tiếc rằng gần đây Phật pháp suy vi, hiếm thấy nhân tài xuất hiện. Thuở xưa, ta đã từng đi tham bái các nơi, thấy rõ việc tu hành ngày nay khác xa khi xưa. Nói đến đây, ta rất xấu hổ. Nay nhờ ngài trụ trì và quý thầy trong chùa từ bi, mời ta ra trước. Nên nhớ, lão pháp sư Ứng Từ có đủ tài đối đáp. Ngài là vị thiện tri thức, kiêm thông 4 tông giáo, chân chánh là bậc tiền bối. Ta bất tất chỉ ra phụ giúp ngài thôi. Hiện tại, ta không làm được lợi ích gì hết.
3. Ý nói Thiền tông.
4. Thông: thông hiểu, hiểu rành rẽ, thấu suốt.
Cầu mong chư vị hãy tinh tấn tiến bước, đừng khởi tâm thối lui. Tổ Quy Sơn bảo: “Hận cho mình sinh nhằm thời tượng pháp, thánh đạo đã suy vi, Phật pháp giảm dần, nhiều người giải đãi, làm biếng. Ta không ngại đưa ra cái nhìn thô thiển của mình cho những kẻ hậu lai. Ngài Quy Sơn Linh Hựu 5, người Phước Kiến, thân cận Thiền sư Bá Trượng, phát minh được tâm địa 6. Tư Mã Đầu Đà tại Hồ Nam, thấy địa thế núi Quy Sơn rất tốt, là nơi xuất sinh ra một ngàn năm trăm vị thiện tri thức. Khi đó, dưới tòa Bá Trượng, ngài Linh Hựu làm điển tọa 7. Vừa thấy ngài Linh Hựu, Tư Mã Đầu Đà liền biết đây là chủ nhân của núi Quy Sơn, nên thỉnh ngài Bá Trượng cho vời Linh Hựu qua núi Quy Sơn khai sáng. Phật pháp khi ấy nằm trong thời tượng pháp, thuộc đời Đường. Thế nhưng, ngài Linh Hựu lại tự than trách là mình sinh không nhằm thời, khó mà sáng đạo được.
5. Quy Sơn Linh Hựu (771 – 853): là một trong những vị thiền sư Trung Hoa lỗi lạc, môn đệ của Thiền sư Bá Trượng (Bách Trượng Hoài Hải) và thầy của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch. Cùng với Thiền sư Ngưỡng Sơn, ngài Quy Sơn Linh Hựu là người khai sáng tông Quy Ngưỡng.
6. Phát minh được tâm địa: thấy được bản tánh chân thật của tâm.
7. Điển tọa: vị sư coi về chỗ nằm, chỗ ngồi trong chùa.
Nay, chúng ta sống cách xa đời ngài Quy Sơn cả một ngàn năm.
Không những đời tượng pháp đã hết, mà đời Mạt pháp lại qua lâu rồi.
Người có căn lành ngày càng ít ỏi. Tín tâm của chúng ta từ từ thối thất, không dám hạ thủ công phu, nên quả vị Phật không thời kỳ chứng đắc.
Tuy tin Phật thì đông, nhưng kẻ chân thật tu hành lại quá ít.
So sánh sơ lược, thời Hàm Đồng (1851 – 1862), các chùa chiền tự viện đều bị phá hoại. Dưới miền xuôi tam giang, chỉ còn có chùa Thiên Đồng là được bảo toàn. Đến năm Thái Bình, chư vị trưởng lão từ núi Chung Nam, xuống trùng hưng lại các tự viện. Khi đó, các ngài chỉ có một bình bát và giỏ tre. Sau này, Phật pháp dần dần hưng thịnh trở lại.
Chư tăng bắt đầu mang đầy hành lý. Cho đến hôm nay, chư tăng còn mang theo cặp táp, rương cáp, đủ thứ cả. Đối với sự chân chánh hành trì Phật pháp, một điểm nhỏ cũng không nghĩ tới.
Xưa kia, thiền sinh muốn đi tham phương cầu đạo, phải lội bộ nhọc nhằn. Ngày nay, có xe lửa, xe hơi, tàu bè, máy bay, vì thế chỉ lo hưởng phước, không muốn chịu khổ. Đa số đều phóng dật8, làm biếng. Tuy các Phật học viện cũng tùy thời mà huấn luyện, dạy dỗ tăng chúng, khiến đoàn thể chư tăng ngày càng đông, nhưng đối với sự tu hành căn bản thì ít ai chịu xoay nhìn lại9. Ngày nay, từ sáng đến tối, chỉ cầu tri giải, không cầu tu chứng10, chỉ vì không biết rằng pháp tu chứng là chìa khóa, giải quyết mọi vấn đề. Trong Chứng Đạo Ca 11, ngài Vĩnh Gia Huyền Giác bảo:
8. Phóng dật: buông lung, chạy theo dục vọng, không siêng năng tu tập các thiện pháp.
9. Xoay nhìn lại: quay vào soi chiếu bên trong mình (phương pháp tu thiền).
10. Nghĩa là người thời nay hầu như dành trọn thời gian cho việc lý giải kinh sách hay giáo pháp, không xem việc tu hành đi đến giác ngộ, giải thoát thật sự là cứu cánh. Trong đạo Phật, tri giải (tri kiến) đôi khi còn là chướng ngại trên đường tu nếu có chấp ngã vào sự tri giải đó.
11.Chứng Đạo Ca: nghĩa là “bài ca về sự trực nhận chân lý”. Chứng Đạo Ca của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác chứa đựng những khái niệm căn bản của Thiền tông.
“Hãy bám gốc, chớ giữ ngọn
Như hạt lưu ly thanh tịnh chứa bảo nguyệt 12
Ôi! Thời Mạt pháp, cõi đời ác trược
Chúng sanh phước kém, khó điều phục
Xa rời thánh giáo, tà kiến thâm trọng
Ma cường pháp nhược 13, nhiều oán hận
Nghe môn đốn giáo 14 của Như Lai
Hận không diệt trừ đập nát
Làm tại tâm, họa tại thân
Chẳng nên gieo oán hờn cho kẻ khác
Nếu muốn không chiêu nghiệp vô gián
Chớ phỉ báng chánh pháp luân Như Lai
Ta sớm tích tụ nhiều học vấn
12. Bảo nguyệt: viên ngọc thần (theo truyền thuyết).
13. Ma cường pháp nhược: ‘ma’: chướng ngại trên đường tu, những thứ ngăn che sự giác ngộ; ‘pháp’: Phật pháp hay chánh pháp; ‘ma cường pháp nhược’: ý nói chướng ngại trên đường tu thì nhiều, trong khi Phật
pháp đang ở thời kỳ suy yếu.
14. Đốn giáo: pháp môn tu giúp giác ngộ ngay tức thì.
Cũng từng tham tầm học kinh luận
Phân biệt danh tướng không biết ngừng
Bị vây trong tính toán cát biển khơi
Liền bị Như Lai quở trách
Đếm trân bảo 15 của người, có ích lợi gì.”
Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác đến tham vấn với Lục Tổ Huệ Năng liền đại triệt đại ngộ. Vì vậy, Lục Tổ ban cho ngài Vĩnh Gia pháp hiệu: “Nhất Túc Giác 16”.
15. Trân bảo: châu báu, ở đây chỉ sự chứng ngộ hay công phu tu tập.
16. Nhất Túc Giác: giác ngộ trong một đêm Các bậc cổ đức thường bảo tầm kinh học luận chỉ giống như vào biển đếm cát. Nhưng pháp trong tông môn như bảo kiếm Kim Cang, chém đến vật nào thì đứt đoạn vật đó. Vật gì đụng đến lưỡi kiếm đều bị mất mạng. Thật vậy, tông môn là pháp tối thượng, cứu cánh đạt thành Phật. Như Thiền sư Thân Tán, lúc trẻ, thường đi hành cước, đến thân cận Tổ sư Bá Trượng, được khai ngộ. Sau đó, trở về chùa thầy mình. Thầy bổn sư hỏi: “Con xa ta, ra ngoài được sự nghiệp gì?”.
Ngài Thân Tán 17 đáp: “Bạch thầy! Không được sự nghiệp gì hết!”.
17. Có nơi ghi là Thần Tán, ngài là một trong những thiền sư lỗi lạc, đệ tử của Thiền sư Bá Trượng.
Thầy bổn sư liền bảo ngài theo hầu. Ngày nọ, thầy bổn sư đi tắm, bảo ngài Thân Tán kỳ thân giùm. Ngài Thân Tán liền vỗ lưng thầy bổn sư và nói: “Điện Phật rất đẹp, nhưng Phật không phải là Thánh”.
Thầy bổn sư vẫn chưa lãnh hội, nên xoay đầu lại. Ngài Thân Tán nói thêm: “Phật tuy không phải là Thánh mà thường phóng quang”.
Ngày khác, thầy bổn sư đang ngồi dưới cửa sổ xem kinh. Có một con ong bay thẳng, đâm đầu vào cửa sổ để tìm chỗ ra. Ngài Thân Tán thấythế nên nói: “Cả thế giới rộng rãi như thế mà không dám bay ra. Đâm thủng giấy liền thoát bao kiếp lừa”.
Ngài lại nói kệ:
“Chỗ trống không muốn ra
Đâm vào cửa quá ngu
Trăm năm chui vào đó
Khi nào mới ra khỏi!”
Thầy bổn sư nghe thế liền mắng: “Con ra ngoài hành cước, gặp ai, học được gì, thấy điều chi, mà nói nhiều quá vậy?”. Ngài Thân Tán đáp: “Bạch thầy! Từ khi ra đi, con qua dự dưới hội của Tổ Bá Trượng, được ngài chỉ dẫn đến chỗ nghỉ ngơi. Vì thầy tuổi cao, nên trở về báo đáp từ ân”.
Thầy bổn sư nghe thế, nên bảo đại chúng thiết lễ trai tăng, cung thỉnh ngài Thân Tán lên tòa thuyết pháp. Ngài Thân Tán liền lên tòa, tuyên nói tông phong Bá Trượng:
“Linh quang chiếu sáng
Xa lánh căn trần
Thể lộ chân thường
Không chấp văn tự
Tâm tánh vô nhiễm
Gốc tự nhiên thành
Xa rời vọng duyên
Liền như chư Phật.”
Thầy bổn sư nghe thế, vui mừng bảo: “Ta không ngờ già đến từng tuổi này mà được nghe những lời chí lý như vầy”.
Do đó, thầy bổn sư liền giao chùa cho ngài Thân Tán và lễ ngài làm thầy.
Xin hãy nghiệm xem câu chuyện này. Sao mà dễ dàng, tự tại quá!
Đã hơn mười ngày tham thiền, nhưng sao chúng ta không ngộ đạo?
Lý do chính là vì không dùng tâm kiên cố, dụng công đạp đất, hoặc cho là trò chơi trẻ nít, hoặc nghĩ rằng tu trong thiền đường là đủ rồi. Không phải như thế! Người chân thật dụng công, không phân biệt động tịnh, thiền đường hay phố xá náo nhiệt, mọi nơi đều tu được cả. Xưa kia, Hòa thượng Đồ Tử, đang trên đường tìm thầy học đạo, đi ngang qua một khu chợ, đến quầy bán thịt. Lúc ấy, có nhiều người đến mua thịt. Họ đều yêu cầu phải được thịt tươi. Ông đồ tể nóng giận, phát cáu, chém một nhát dao xuống thớt, mắng: “Thịt nào không phải là thịt tươi?”.
Hòa thượng Đồ Tử nghe thế, đột nhiên khai ngộ. Chứng minh rằng người xưa, không phải chỉ ngồi trong thiền đường mới dụng công.
Nay trong chư vị, không ai bước ra cho biết nhân duyên ngộ đạo.
Thật có phải uổng phí thời gian lắm không?
Cung thỉnh lão pháp sư Ứng Từ và chư đại hòa thượng, tiếp tục kiểm nghiệm đại chúng.
Pháp ngữ giải thất
Hòa thượng Hư Vân bước ra khỏi thiền đường. Lão pháp sư Ứng Từ kiểm vấn từng người. Xong, lão pháp sư Ứng Từ bảo mọi người ngồi xuống. Lúc đó, Hòa thượng Hư Vân bước vào thiền đường. Khi mọi người tĩnh tọa, ngài lại ban lời chỉ giáo. Sau đó, đại chúng dùng trà, rồi đồng đứng dậy. Trong thiền đường, ngài ngồi trước Phật điện, dùng cây
trúc vẽ một vòng tròn và nói kệ:
“Vừa kết thất, lại giải thất
Quên mất ngày giải kết
Nhất niệm vọng 1 duyên cảnh ngừng
Ma ha bát nhã ba-la-mật 2
Tâm cảnh tịch, thể dụng đều quy
Gốc tự sáng tròn, không ngày đêm
Sao phân nam bắc cùng đông tây
Muôn sự tùy duyên, quán tự tại
Chim hót hoa cười, trăng soi đáy
Bảo câu giải thất như thế nào?
Nghe đánh bản, liền dâng bình hát
Đế quán bát nhã ba-la-mật. Giải thất.”
1. Nhất niệm vọng: nhất tâm, tâm không tán loạn.
2. “Ma ha”: thù thắng, siêu việt; “bát nhã” (prajna): trí huệ của sự hiểu biết toàn triệt; “ba-la-mật-đa” (paramita): đã qua đến bờ bên kia, nghĩa là đã đạt được đỉnh cao của sự giải thoát, không còn lặn ngụp trong khổ; “Ma ha bát nhã ba-la-mật” là “trí tuệ siêu việt đã qua đến bờ bên kia”.
Video: Trich đoạn
Nguồn Internet