Lời tiên tri Núi Andes – Bài học – Trải nghiệm

✍️ Mục lục: Lời tiên tri Núi Andes – Trải nghiệm Mặc Khải thứ 10

4. LÀM SÁNG TỎ

Tôi nghĩ đến tất cả những nhóm mới tôi đã tham gia, có những người đã
quý mến nhau ngay từ buổi đầu, trong khi một số khảc đối chọi nhau ngay
tức khắc. Tôi thầm nghĩ: Liệu giờ đây nhân loại có sẵn sàng để nhận biết
nguồn gốc xa xưa của những phản xạ vô thức đó? (Mặc Khải Thứ Mười) (1)
Những mặc khải dạy chúng ta rằng cách thức tốt nhất để ta có thể tạo
dựng cho chính mình là chứa đầy năng lượng tích cực và tình yẽu thương.
Tuy nhiên, nếu muốn hiện hữu trong dòng chảy của đời sống, thì chúng ta
cũng phải ngưng phung phí sinh lực qua những cuộc trao đổi lặp đi lặp lại
và vô ích. Nếu để thất thoát sinh lực của mình, ta không thế tích luỹ đủ sinh lực tích cực nhằm tạo ra một đời sống mới ta ao ước. Ta mất sinh lực khi để
cho những người khác chiếm đoạt nó, đồng thời chúng ta không ý thức về
những cơ chế thống trị của mình.
Rất nhiều lần trong ngày, chúng ta tự nhủ: ‘Chẳng hiểu tôi đã làm gì với
thời gian của mình ‘Có lẽ chẳng bao giờ tôi hoàn tất công việc này’, hoặc
những câu đại loại như vậy. Mỗi lần hoang phí sinh lực của mình, ta biết
rằng có một số người đang thao túng ta một cách dễ dàng, làm cho ta mê
mụ đi, khiến ta trở nên điên giận hoặc cảm thấy có lỗi.
Khi chúng ta đã đạt đến mức độ của sự nhận thức của mặc khải thứ
mười, Tầm Nhìn Khai Sinh sẽ dẫn đưa chúng ta đến những người mà ta cần
gặp và chỉ cho ta phần việc mà ta phải làm. Điều đó là hài hoà với Thế Giới
Quan, ở chừng mực mới ta còn quan tâm đến những hệ quả của những hành
động đối với tha nhân và khi ta tích cực tìm cách làm cho thế giới trở nên
tốt đẹp hơn đối với mọi người. Một khi ta đã đạt đến mức độ đó, một phần
lớn những vấn đề trước kia đã bị quét sạch, và ta không tìm cách kiểm soát
những người khác. Vậy thì, tại sao vẫn còn để cho những người khác thao
túng ta trong một số tình huống?
Để bắt đầu, bạn hãy nhở lại: ‘Tôi biết rằng ngoại giới phản ánh tình trạng
bên trong của tôi’. Hãy tự hỏi: ‘Tôi có còn bị mắc kẹt trong động thải xưa cũ
của mình, một động thải được ảp đặt bởi cơ chế thống trị. Phải chăng tôi
đang sàng lọc những nhận thức về chính mình và về những người khác nhờ
một phương pháp xưa cũ, bởi vì tôi cảm thấy bị đe doạ hoặc lo sợ? Đâu là
những dấu hiệu hoặc những trực giác mà tôi không biết đến sau này?’. Nếu
trong bạn đang diễn ra một cuộc đấu tranh liên quan đến ai đó, hãy kéo dài
thời gian trước mỗi buổi thiền định. Hãy tìm kiếm, trong các giấc mơ,
những kịch bản cho thấy một hình ảnh sinh động khác về tâm trạng hiện
nay của bạn, và áp dụng thông điệp cho cuộc xung đột với người đó. Khi đạt đến mức độ của sự nhận thức của mặc khải thứ mười, thì chúng
ta sẵn sàng thấy rằng những phản ứng tiêu cực đối với một số cá nhân là
xuất phát từ mối quan hệ trong một kiếp trước xa xưa nào đó của ta với họ.
Mặc khải thứ mười gợi ý rằng những xúc cảm tức giận, cáu kỉnh – có cả nỗi
sợ bị phản bội – không hợp lý đó có thể là những ký ức còn sót lại của
những vấn nạn không được giải quyết, trong những kiếp trước. Dĩ nhiên,
chúng ta cũng cảm thấy những xúc cảm tích cực nhưng không hợp lý đối
với một ai đó: Chúng thường cho thấy những trải nghiệm rất phong phú mà
ta đã có với sinh linh đó. Trong mức độ mà những xúc cảm tiêu cực làm
điên đảo và ảnh hưởng đến khả năng sống theo dự định của chúng ta, thì
nên chú tâm đến điều được trình bày trong chương này, nói về cách thức để
tháo gở những khúc mắc, những ràng buộc và năng lượng tiêu cực đang
trói buộc chúng ta.

LÀM SÁNG TỎ NHỮNG CƠ CHẾ THỐNG TRỊ ĐÃ ĐƯỢC , TẠO RA TRONG CUỘC SỐNG
Mặc khải thứ sáu gợi ý rằng, trong thời thơ ấu chúng ta đã bắt đầu áp
dụng một số động thải để được gắn kết với cha mẹ mà chúng ta phụ thuộc
để khôn lớn. Những hành vi ứng xử đó đã được phát triển từ những nhận
thức về cha mẹ và ở mỗi trường hợp, chúng ta phản ứng theo một cách
thức nhất định. Theo thời gian, những động thải đó trở nên cố định và biến
thành cái mà chúng ta gọi là “những cơ chế thống trị”, Chúng ta có xu
hướng làm chủ mối quan hệ mà chúng ta đã có với Sự yêu thương và quan
tâm. Như thế, chúng ta cũng biết cách làm chủ bối cảnh, theo cách duy nhất
mà chúng ta được biết, ở mức độ đó của sự phát triển. Nó đã trở thành một
cơ chế, vì chúng ta tiếp tục lặp lại thải độ đó ở tuổi thành niên, trong khi
vẫn bị ghìm chặn bởi những phản ứng đã lỗi thờ Ở tuổi trưởng thành, những sảch lược khảc nhau đó trở nên không
những không hữu hiệu và không thoả mãn, mà còn ghìm chặn những đồng
bộ có thể tỏ lộ Tầm Nhìn Khai Sinh cho chúng ta. Trừ khi chúng ta nhận
thức về những sơ đồ phản ứng đó, còn không chúng ta sẽ mắc kẹt! Chẳng
hạn, ta có thể trở thành kẻ hăm doạ, những kẻ tìm cảch đe doạ người khác
để buộc họ phải cho ta điều ta mong muốn, và ta thực hiện điều đó bằng
thải độ gây gổ, doạ nạt, cho mình là trung tâm. Là những kẻ hăm doạ, chúng
ta sợ mình không được kính nể và vì thế chúng ta muốn loại bỏ những đe
doạ tiềm tàng đối với tự do hoặc sự kiêu căng của chúng ta. Sự thật là kẻ
hăm doạ thường không biết đâu là nhu cầu và những tình cảm đích thực
của mình.
Những kẻ hăm doạ xem thế giới như một chiến trường. Mỗi lần chúng ta
hành động trong khi bị thôi thúc bởi nhu cầu làm chủ sự việc, thì chúng ta
giới hạn mình với mọi trợ giúp của Thượng Đế, hoặc hoàn toàn cắt đứt sự
trợ giúp đó. Nếu kẻ hăm doạ nghĩ rằng đời sống là cuộc đấu tranh và tha
nhân là kẻ luôn chờ đợi lúc thuận lợi để tước đoạt quyền lực của y thì như
thế y sẽ thu hút loại tình huống đó. Sức mạnh tiến theo ý tưởng. Trận chiến
đang diễn ra bên trong một cá nhân sẽ thể hiện ra bên ngoài, trong thế giới
hiện thực.
Loại người như thế sẽ không thể nắm giữ thế giới quan nếu lối tương tảc
chính của y là đối đầu và gây gổ. Y sẽ quá bận rộn để tiến hành những trận
chiến bên trong đến nỗi chẳng thể giúp đỡ tha nhân. Tất cả những ai đóng
vai những kẻ hăm doạ trong đời sống riêng đều là những người góp phần
duy trì thế giới quan xưa cũ trong khi làm lan toả tâm tính gây hấn trong
trường ý thức.
Những kẻ cật vấn thì xem thế giới như một trò chơi xấu xa. Họ luôn quan
sát những người khảc để tìm thấy điểm yếu của họ và hành động nhằm đạt được lợi ích. Họ hạ thấp những ý tưởng của tha nhân bằng cách nêu lên
những câu hỏi khiến họ tách rời tha nhân, thay vì tạo ra một quan hệ hỗ
tương trung thực. Một tranh luận chính đảng thì chẳng liên quan gì đến cơ
chế thống trị của kẻ cật vấn, vốn được tóm tắt thành một phản ứng có tính
máy móc nhằm đảnh cắp sinh lực của người khác và giữ cái ấn tượng làm
chủ mọi sự việc. Ai thường xuyên ngăn trở người đối thoại với mình, là
người muốn người khác xem mình là một nhân vật quan trọng, muốn được
người khảc luôn chú ý đến. Nếu người đó nêu lên một câu hỏi, thì bạn phải
trả lời và ngay tức khắc đặt mình vào thế phòng thủ. Do đó, nhu cầu được là
nhân vật quan trọng của người đó tạo ra một yếu tố gây chia rẽ, xói mòn,
chẳng giúp hình thành một cách nhìn tích cực để thực hiện một dự án hoặc
thay đổi thế giới. Sự thôi thúc của bản năng khiến người đó phả bỏ những ý
tưởng, thay vì cởi mở để đớn nhận sự khôn ngoan của tha nhân. Ở tầm
mức nhân loại, cơ chế đó đuy trì ý tưởng chia tách, phân biệt, nghi ngờ và
thù ghét.
Một loại khác là những kẻ lãnh đạm, những kẻ luôn sợ bị mắc sai lầm, bị
chỉ trích hoặc bị xem là người thiếu năng lực, bất tài; do đó, họ ít khi bày tỏ
ý kiến của mình. Thải độ lạnh nhạt đó cũng làm cho mọi người trở nên xa
cách nhau, trong khi giữ thải độ khép kín, cho rằng cách ứng xử của mình là
chính đảng. Khi sự việc trở nên không xuôi thuận, người lãnh đạm không
thể thấy rằng mình đã, một cách vô thức, gây ra sự thất bại do không thực
sự tham gia vào sự kiện. Những người lãnh đạm thường nhút nhát, hoặc e
sợ tha nhân biết được những tình cảm của mình; sự thực là, họ e ngại (do
có cha hoặc mọ là người cật vấn hoặc hăm doạ) bị ai đó không chấp nhận,
họ cảm thấy mình bị xoá sổ, như đã chết: khiến họ phải chọn một động thái
để sống còn.
Những người lãnh đạm xem tha nhân như là những kẻ xâm lược tiềm tàng. Ngay cả khi có những quả quyết với họ rằng họ có thể làm cho thế giới
trở nên tốt đẹp hơn, thì những người lãnh đạm cũng vẫn khước từ dấn
thân. Vốn thận trọng, những người lãnh đạm luôn nghi ngờ những lý lẽ
được đưa ra, nghi ngờ những động cơ của tha nhân, và có xu hướng lùi lại
trước những cuộc gặp gỡ.
Loại người nạn nhân luôn xem đời sống là bất công, Đối với họ, những
rắc rối luôn đến từ bên ngoài, từ tha nhân hoặc từ hoàn cảnh. Thế giới là
không thể kiểm soảt được, và ta phải tự vệ bằng mọi giá. Bạn có thế nhận ra
thải độ của loại người nạn nhân qua những câu thuộc loại: ‘Người ta chẳng
thể thay đổi được gì’, ‘Chẳng bao giờ tôi có được một chút gì dành cho
mình’, ‘Tôi sẽ chẳng bao giờ thoát khỏi’,… Loại người nạn nhân cảm thấy
mình bất lực, và thường xuyên nói về những nỗi khổ, những vấn đề của
mình. Họ xảc định họ bằng những chấn thương tâm thần đã qua; họ thu hút
sự chú ý và năng lực của những người chung quanh bằng cách không ngừng
tập trung vào những điều tiêu cực để cho những người khác, do bị mắc lừa,
quan tâm đến họ.
Sự thực là toàn bộ nền văn hoả của chúng ta đều xây dựng trên sự nạn
nhân hoá. Nhờ có truyền hình, chúng ta có thể có mặt ở hầu hết những nơi
đang xảy ra thảm kịch, những tội ác. Phần lớn những tường thuật trên các
phương tiện thông tin đại chúng đều duy trì quan điểm là, trừ khi rất cẩn
trọng, còn không, tất cả chúng ta sẽ bị sát hại, bị trắng tay. Kẻ nạn nhân
hướng vào những phương tiện tiêu cực của Thế Giới Quan. Nếu, vì lý do
nào đó, nhân loại suy tàn, thì họ có lý do khá tốt để giải thích cho sự không
hành động của họ.
Về tâm trạng nạn nhân, Caro Lyne Myss, cho rằng chúng ta biến những
thử thách mà mình phải chịu thành sức mạnh, và trở nên phụ thuộc vào địa
vị mà các thách thức đó ban cho. Chẳng hạn, chúng ta luôn kể ra những chi tiết cay đắng của câu chuyện mới chúng ta đã trải qua, nói về những đau khổ
mà chúng ta phải chịu đựng…
Hiển nhiên, một khi điều tiêu cực xảy đến, thì bạn cần được trợ lực, được
vững lòng, và có một thời hạn để đương đầu với hậu quả của nó, Với thời
gian, bạn hồi phục và tiếp tục con đường. Nhưng nếu bạn để cho vết
thương của mình vẫn rĩ mảu và sử dụng nó để phân loại mọi sự kiện, thì nó
sẽ là lý do để bạn biện hộ và giải thích cho những thất bại của mình.
Chúng ta để lại một phần tâm hồn trong những ‘chấn thương tâm thần
thời thơ ấu, và tiếp tục khơi dậy chúng bởi thấy chúng vẫn còn bất công.
Năng lực mà chúng ta chiếm đoạt được từ những lắng nghe những tâm sự
của ta, cho ta sức mạnh. Như vậy, ta không thể hoặc không muốn từ bỏ
những đau khổ xưa cũ. Dĩ nhiên, trong quả khứ, tất cả chúng ta đều nếm
trải những thử thảch đã làm cho chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng
nếu ta cứ giữ những sự kiện đó trong hiện tại, thì sẽ làm suy mòn năng lực
tâm lý mà chúng ta cần để tìm ra một con đường mới, để thực hiện tầm
nhìn khai sinh của chúng ta.
Một khi sự cảm nhận của ta thay đổi và nhận thức rằng những sự kiện đó
có thể xuất phát từ một lý do đúng đắn, thì ta có thể từ bỏ ý tưởng cho rằng
ta đã bị tổn thương. Như Myss đã nói: ‘Lúc đó, bạn sẽ được giải thoát khỏi
cảm nhận đang làm bạn suy yếu (…). Và cảm nhận của bạn sẽ vươn lên một
mức độ cao (…) Sự tha thứ có một tảc động đảng kể bởi bạn đã loại bỏ ra
khỏi tâm trí mọi chê trách, mọi lý do bào chữa và mọi tình cảm bất lực được
gắn liền với một kiểu công bằng ăn miếng trả miếng’. (2)
Cuộc đời hoàn toàn thay đổi khi cảm nhận nội tâm của bạn biến đổi. Nếu
bạn không còn chú tâm đến cung cảch mới tha nhân đã gây đau khổ cho bạn,
những quan hệ của bạn sẽ hoàn toàn khảc. Theo Myss, “Kể từ lúc bạn ngưng
là một nạn nhân, thì bạn sẽ không còn đồng hành với các nạn nhân… Các nạn nhân sẽ thốt lên: ‘Sao bạn đổi khác thế?’. Điều đó sẽ không làm họ hài
lòng, và họ sẽ xem bạn như kẻ phản bội. Bạn cần có đủ sức mạnh để chứng
tỏ cho người khác thấy rằng bạn đã thay đổi bởi vì bạn không thể gánh vác
nỗi khổ của mọi người. Có thể bạn sẽ lo sợ và tự hỏi: ‘Đời tôi sẽ ra sao nếu
tôi tiếp tục theo con đường của mình? Sẽ như thế nào khi những mối quan
hệ của tôi dựa trên sự tự tin, của tôi và những người đối thoại với tôi?’ Khi
nói ra những gian nan của mình cho một ai đó, bạn có nhiều mục tiêu giấu
kín: 1) tảc động lên người khác; 2) thống trị người đó; 3) tiên liệu một ngày
nào đó sẽ gặp khó khăn và cần sự trợ giúp, và điều đó trở nên một sự thao
túng được hoạch định từ trước”. (3)
Ổ khoá: Làm thế nào bạn có thể làm cho họ nghe lời bạn? Bằng cách
nào bạn có thể mở họ ra?
Chìa khoá: Đơn giản thôi. Hãy trao cho họ toàn quyền. Hãy cho họ
biết sự thật Hãy trung thực.
Ồ, phải chi chúng ta có thể mở họ ra để họ chấp nhận những lý lẽ
của chúng ta! – thật vậy, nếu tha nhân lắng nghe bạn, thì ngay cả một
lý lẽ đơn giản nhất cũng có thể thuyết phục họ. Ngược lại, nếu tha
nhân không muốn lắng nghe thì lý lẽ, dẫu khéo léo đến mấy, cũng vô
ích. Việc để cho tha nhân toàn quyền chấp nhận hoặc khước từ những
lý lẽ của ta, sẽ xua đi nỗi sợ của ta đối với tha nhân, nỗi sợ luôn làm
chúng ta thất bại.
Khi nhận biết rằng chính tha nhân mới có quyền quyết định theo lý
lẽ của bạn hay không, bạn đã tạo ra một tình huống mà chẳng ai là
người thua thiệt. Nếu chúng ta không dành cho người khác cái quyền
đó, họ sẽ luôn khép kín và không lắng nghe những lý lẽ của chúng ta,
và chúng ta luôn thất bại. (Gerry Spence, Biết Thuyết Phục)

LÀM RÕ NHỮNG XÚC CẢM TIÊU CỰC
Những xúc cảm tiêu cực luôn hiện diện trong mọi cơ chế thống trị. Vấn
đề là chúng ta có xu hướng là một kẻ hăm doạ hoặc một nạn nhân, là tất cả
chúng ta đều đi qua những xúc cảm tiêu cực: nghi ngờ, ngạo mạn, bất an,
tức giận, ganh ghét, hoặc ham muốn. Những xúc cảm đó xuất phát từ nỗi sợ
hoặc từ sự đau khổ mà chúng ta cảm nhận khi nghĩ rằng mình đã không làm
chủ được đời mình. Những trạng thái tiêu cực đó làm suy mòn năng lực và
cản trở những dự định nhớ đến Tầm Nhìn Khai Sinh của chúng ta. Vì vậy,
quả là hữu ích khi ghi nhận đâu là những lúc mà trạng thái xúc cảm đó tạo
ra sức ì, hiển nhiên một đời sống đầy đủ thì bao gồm mọi xúc cảm, bởi mỗi
một xúc cảm đều chứa đựng một thông điệp. Nhưng nếu bị dính bẫy trong
một nội tâm nặng nề, thì ta sẽ nhìn cuộc đời với cái nhìn hẹp hòi, thiển cận
và tạo ra một năng lượng tiêu cực lớn lao hơn, thứ năng lượng làm che mờ
đầu óc ta. Việc tạo ra một Thế Giới Quan tích cực đòi hỏi ta phải biết thích
nghi, uyển chuyển và cởi mở trước tha nhân. Lần tới, nếu gặp một vấn đề về
giao tiếp hoặc xung đột với ai đó, thì hãy để ý xem, cơ thể của bạn có vẻ
nặng nề như thế nào.
Làm sạch trường năng lượng
Để làm sạch trường năng lượng, chúng ta phải:
1. Phát hiện những cơ chế thống trị;
2. Thay thế những phản ứng xưa cũ bằng những giải pháp có tính sáng
tạo;
3. Để cho quá khứ sang trang và đi tiếp con đường.
Barbara là một nhà khoa học đã hai mươi năm nghiên cứu về năng lượng
của con người. Được xem là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực trị bệnh bằng tâm linh, bà xem trường năng lượng của con người
như một cấu trúc nguyên khối. Theo Barbara(tác giả quyển Bàn Tay Ánh
Sáng), trường năng lượng của chúng ta không ngưng đổi mới, bởi nó liên
tục xử lý dòng thông tin đến đó. Những thải độ và quyết định của chúng ta
làm biến đổi sự vận động của trường năng lượng. Barbara giải thích: ‘Khi
bạn tha thứ, những hiện tượng tuyệt vời diễn ra. Có một sự căng thẳng và
một năng lực ứ đọng bị giữ lại trong trường năng lượng, mỗi lần bạn không
chấp nhận một điều gì đó trong thâm tâm. Trong chính cơ cấu năng lượng
của bạn, bạn tạo ta những mất cân đối, hậu quả của sự ngoan cố đối với
chính mình. Những mất cân đối sẽ đưa đến bệnh tật. Khi tha thứ, bạn giải
toả dòng chảy trong trường năng lượng của bạn, để nó làm sạch. Khi bạn
không chịu tha thứ, thì có một sơ đồ rõ rệt hình thành trong trường năng
lượng của bạn. Các mép ngoài của sơ đồ này trở nên cứng nhắc và gãy vụn
khi bạn tảc động qua lại với người đó. Bạn sẽ không để cho năng lượng của
mình chảy sang người đó bằng nhiều cách khác nhau. Giữa mọi sinh linh
luôn diễn ra sự trao đổi năng lượng một cảch bình thường(…). Nhưng nếu
có một tình cảm không khoan nhượng, thì điều đó sẽ ngưng lại. Sự tắc
nghẽn sẽ diễn ra nơi tha nhân có liên quan. Thông thường, đó là một con
đường hai chiều’.(4)
Làm sáng tỏ cá nhân là một phần trong quá trình tâm linh hoá chiều
kích trần gian
Như mặc khải thứ 3 đã nêu, chúng ta nằm trong trường ý thức thiêng
liêng (truớc khi nó bị nhào nặn bởi ý thức con người). Mỗi ý tưởng, mỗi
hành động không chỉ ảnh hưởng đến trường năng lượng cá nhân, mà còn
ảnh hưởng đến những người mới chúng ta đang có những ảnh hưởng liên
quan nghiệp báo, và ảnh hưởng đến trường năng lượng vũ trụ. Trong khi thanh lọc năng lượng cá nhân, ta tiến đến sự hợp nhất những chiều kích
thuộc vật chất và những chiều kích thuộc tâm linh ở bên trong. Vì mỗi
chúng ta là một tia sang Thượng Đế, nên mỗi sự làm sáng tỏ tạo them năng
lượng và tình yêu thương cho những mục tiêu được gắn liền với tiến hoá.
Như nhiều chân sư đã khẳng định:’ Nếu bạn muốn thiết lập hoà bình trên
thế giới, thì trước tiên phải thiết lập nó trong chính bạn’.
( Một sự việc không tạo ra một sự việc khác, cũng chẳng khiến sự
việc khác tự xảy ra, như nguyên lý nhân quả tuyến tính khẳng định;
một sự việc giúp một sự việc khác xảy ra hàng cách cung cấp tho nó
một cơ hội, một địa điểm hoặc một bối cảnh và – thật thần kỳ! – sự việc
thứ hai, đến lượt nó ảnh hưởng đến sự việc thứ nhất. Ở đây có sự
hiện diện của một động lực tương hỗ. Sức mạnh không cố hữu với
mọi thực thể, nhưng với những quan hệ giữa những thực thể,
(Joanna Macy, World as Lover World as Self).
Lòng biết ơn mở ra con đường cho những trùng hợp
Theo Brennan: ‘Mọi trường năng lượng đều có những loại biên giới khác
nhau, do đó biên giới của người cảm thấy nhiều yêu thương sẽ dịu dàng và
so giãn hơn. Vì vậy, người này có thế tương tảc một cách dễ dàng hơn với
người khảc’. (5 ) Sự biết ơn kích thích những vùng sâu xa của tâm trí. nơi
tồn tại Tầm Nhìn Khai Sinh Theo Brennan: ‘Sau đó, năng lượng mãnh liệt
xuất phát từ yếu tính thần thánh lan toả ra bên ngoài. Như thể một hành
lang đã mở ra từ yếu tính (…) và năng lượng tuôn trào để tưới mát toàn thế
giới. Lòng biết ơn cũng đưa cả nhân vào sự đồng bộ với trường năng lượng
vũ trụ (…) hay những trường thuộc về hình thái, dạng thức, của toàn bộ giới
tự nhiên. Lòng biết ơn cũng đưa bạn vào hài hoà với đời sống. Khi năng lượng của bạn có thể tuôn chảy và tìm thấy vị trí trong đời sống, lúc đó toàn
bộ vũ trụ sẽ hỗ trợ bạn’. (6)
Hẳn nhiên, không phải tất cả chúng ta đều đạt đến giai đoạn có thể thấy
những dòng năng lượng đó. Nhưng có nhiều người tiên phong đã có những
trải nghiệm về trường năng lượng, và sự đóng góp của những người đã khai
tâm đó đã làm gia tăng tiềm lực chung của chúng ta, Như một giọt mực màu
đỏ trong nước, những xúc cảm của chúng ta đã tảc động lên thế giới. Nếu
chúng ta có động thái trung thực và trìu mến hơn trong những quan hệ cá
nhân, dòng năng lương của chúng ta sẽ có tảc đụng lên toàn thể. Không cần
phải cung cấp một nỗ lực bổ sung nào chúng ta đang tạo ra những điều kiện
thuận lợi để cho tha nhân khai thác chúng. Thay vì tìm kiếm một công thức
tuyến tính để ‘thay đổi thế giới’, chúng ta có thể tiến hành sửa đổi cấu hình
của đời mình, rồi tuân theo những dấu hiệu chỉ cho thấy sự trợ giúp mà
mình có thể mang đến cho tha nhân. Chúng ta hãy có một nhận thức uyển
chuyển hơn về tiến hoả: hãy xem nó như một tiến trình năng động được
kích thích bởi những quan hệ giữa các sự kiện, những phát hiện và những
quyết định. Một khi ta đã khai thông con đường thì Tầm Nhìn Khai Sinh và
Thế Giới Quan sẽ triển khai một cách tự nhiên.

ĐỀ KHÁNG
Bạn phát hiện những mặc khải và nồng nhiệt muốn tiến hành những thay
đổi trong đời mình. Bạn hy vọng tìm thấy mục tiêu. Bạn muốn cho đi nhiều
yêu thương hơn, và nâng cao mức độ khả năng lĩnh hội tâm linh.
Bạn đã nhận thức một số biện pháp cần thiết để tạo ra những thay đổi
tích cực. Bạn đã đọc một số bài rèn luyện trong sách này, hoặc trong những
cuốn sách khác và cảm thấy thích thú. Nhưng bạn chưa cụ thể hoả điều gì. Bạn có cảm tưởng đã tìm kiếm một định hướng để thoát khỏi ngõ cụt,
nhưng không được thoả mãn.
Sở dĩ như thế là vì sự đề kháng. Trở lực đó sẽ xuất hiện trong đời bạn với
nhiều biến thái. Chẳng hạn, một trong những kiến thức xưa cũ của bạn cho
bạn biết rằng một trong những hành vi ứng xử của bạn là có hại cho các mối
quan hệ. Nếu điều đó làm bạn bận tâm, có thể bạn sẽ chấp nhận sự lưu ý.
Nhưng bạn không thú nhận điều đó bằng cách nói rằng: ‘Ta rất cảm ơn
nhận xét của ngươi. Ta sẽ cân nhắc vấn đề, vì ta muốn tiến bộ và hoàn
thiện hơn’. Không. Bạn sẽ có một thải độ trung dung và phê phán những
nhận xét của kiến thức xưa cũ đó là sai lầm, ngoan cố. Bạn đề kháng; bạn
chống lại. Loại phản ứng đó cho thấy bạn không có khả năng đón nhận sự
phản hồi thông tin, hoặc nhận ra lúc mà sự việc không còn xuôi thuận. Thái
độ đó làm suy mòn năng lực sáng tạo của bạn.
Sự đề kháng có thể dự báo một thay đổi
Một người tham gia hội thảo về những mặc khải trong Lời Tiên Tri Núi
Andes, đã nói: ‘Tôi khảm phả ra rằng, khi tôi thực sự chống lại một điều gì
đó, có nghĩa là có một vấn đề tồn tại ở đằng sau. Sự đề kháng của tôi thường
báo rằng, sắp có một thay đổi lớn. tâm linh là một lĩnh vực tôi được tìm
hiểu. Giờ đây, khi tôi cảm thấy trong tôi chống lại điều gì đó mới mẻ, tôi sẽ
chờ đợi một thay đổi, một thay đổi chẳng mấy chốc sẽ xảy ra’.
Ngay cả khi bạn biết rằng bạn phải sửa đổi định hướng của đời bạn, cũng
không vì thế mà bạn chuyển sang hành động. Bạn sẽ nghĩ: “Nếu thực hiện
bước mới này, tôi buộc phái từ bỏ điều gì?”.

Tìm thấy lý do để ở yên tại chỗ

Khi bạn không tuân theo một trực giác hoặc một cơ hội có tính chất dự
báo, rõ ràng là bạn đang có một chọn lựa. Ở gốc rễ của sự chọn lựa đó tồn
tại một nỗi sợ khác, hoặc một ưu tiên sâu xa hơn, quan trọng hơn vào lúc
này so với cái mới mà bạn ao ước. Bạn tự hỏi: ‘Tôi sợ phát hiện điều gì về
chính mình? Đề kháng của tôi trước sự thay đổi sẽ khiến tôi như thế
nào? Tôi sẽ được lợi ích gì nếu tiếp tục theo cách thức đó? Tại sao tôi
đang lập luận thiên về những giới hạn của mình?’
Hãy xem sự đề kháng của bạn như một cọc tiêu chỉ ra những niềm tin
đang giam hãm bạn. Hãy xem đó như là một nơi mới bạn phải mang đến ánh
sáng và tình yêu thương. Hãy thu hút ảnh sảng và tình yêu thương vào sự
đề kháng mà bạn đang cảm nhận và để ý xem nó chuyển dịch như thế nào
trong tâm trí. Hãy mường tượng nó bị tan biến trong trái tim bạn.

LÀM RÕ NHỮNG XÚC CẢM CÒN SÓT LẠI TỪ NHỮNG KIẾP TRƯỚC
Giờ đây, sau khi đã xem xét cảc cảch thức khắc nhau nhằm loại bỏ những
bế tắc năng lực của đời sống, những bế tắc có gốc rễ từ những biến cố trong
quá khứ, hãy hướng đến những mối liên quan với các tầng sâu hơn bên
trong chúng ta. Có khả năng làm việc một cách hài hoà không chỉ là ưu thế
lớn lao, mà còn cần thiết để thực hiện những thay đổi tích cực trong môi
trường. ‘Không một nhóm nào có thể đạt được sức mạnh sáng tạo toàn diện
khi chưa làm sáng tỏ và tăng cường năng lượng của mình’ (7). Một nhận
thức ớ tầm mức của mặc khải thứ mười cho chúng ta quan điểm rộng lớn
hơn bao gồm sự tái sinh. Mặc khải thứ mười nhắc nhở rằng, ngay cả khi đã tảc động mạnh mẽ đến
những cơ chế thống trị của mình, đôi khi chúng ta vẫn cảm thấy bực tức vô
lý đối với ai đó. Trong trường hợp này, ta phải tự hỏi phải chăng ảc cảm đó
xuất phát từ một kiếp trước. Điều đó đôi khi làm sáng tỏ những xúc cảm có
vẻ khó hiểu mà ta cảm thấy đối với người khác. Thay vì không quan tâm đến
những xúc cảm như vậy, hãy cố gắng đưa vào ý thức lý do đã khiến bạn
quen biết người đó trong kiếp trước, điều mà bạn đã muốn thực hiện, và
điều bạn muốn làm một cách khác trong lần này. Đây cũng là tiến trình mà
bạn sử dụng khi làm rõ những tình cảm và động thái tiêu cực hiện nay của
bạn. Bạn có thể áp dụng nó cho một cách nhìn rộng lớn hơn về vòng luân
hồi mà những bài học có thể giúp bạn trong hiện tại.
Những tình cảm còn sót lại hay những bùng nổ xuất phát từ quá
khứ
Trong cuốn Exploring Reincarnation, nhà tâm lý học Hans Tonđan kể một
ví dụ ý nhị về những xúc cảm thừa kế từ một kiếp trước. Một cảnh sát viên
Italy là Lan franco Davito đã kể cho Tenđam câu chuyện sau:
Trong khi (Davito) đang trong phiên trực tại một con phố, thì có một
người lạ tiến về phía anh, Ngay lúc đó, anh nhớ ra rằng người đó đã dùng
gậy đảnh anh đến chết trong một cuộc xung đột bộ tộc từ xa xưa và khuôn
mặt anh tái xanh vì sợ. Sau đó, đủ loại kỷ niệm của những kiếp trước đã
quay lại với anh’. (8)
Có thể bạn đã đến trần gian để tiếp tục tảc động trên những vấn đề chưa
được giải quyết, cũng như để đạt đến mục tiêu của đời sống (trả những
món nợ thuộc nghiệp báo của bạn bằng cách không lặp lại những sai lầm
cũ). Những người mà bạn sẽ gặp đã chấp nhận giúp đỡ bạn trà món nợ đó. Rồi bạn sẽ ý thức về những xúc cảm hiện tại của bạn, trực giác của bạn sẽ
cung cấp thông điệp về những điều có vẻ khó hiểu. Chẳng hạn, bạn gặp một
người mà ngay tức khắc bạn cảm thấy ghét chẳng vì một lý do gì. Nếu ao
ước thực hiện Tầm Nhìn Khai Sinh nguyên thuỷ của mình, bạn cần có một
quan điểm rộng lớn hơn về nguồn gốc của những xúc cảm phi lý đó.

Tỏi hỏi: ‘Đâu là bí quyết?’. Rất dứt khoát, ông đáp: ‘Sự tử tế. Thế giới của bạn cần sự tử tế’. Tôi hỏi tiếp: ‘Làm thể nào chúng tôi có thể học được?’.
‘Bằng sự tử tế, chỉ bằng sự tử tể mà thôi’, ông ta đáp (Rosemary Altea, The Eagle and the Rose.)

Như mặc khải thứ mười đã nói, ‘Tiến trình làm sáng tỏ chỉ có thể bắt đầu
nếu chúng ta quay về với tâm trạng yêu thương toàn diện’. (9) Edgar Cayce,
nhà trị bệnh tâm linh nổi tiếng, thường nhấn mạnh rằng chúng ta phải loại
bỏ sự thù nghịch đối với tha nhân, nếu không quan hệ của chúng ta đối với
tha nhân sẽ luôn đảng ngờ ở mỗi lần đầu thai. Kẻ thù và bạn bè có thể quyết
định chia sẻ kiếp sống trong cùng một gia đình để giải quyết các vấn đề
thuộc nghiệp báo.
Đôi khi, có một người với một rung động rất khác với ta, đã xuất hiện
trong đời ta, và chúng ta được giúp đỡ nhờ vào sự tương tảc đó. Brian
Weiss đã mô tả một số những thông tin xuất phát từ những chiều kích cấp
cao của ý thức. Một trong những thông điệp đó chỉ rõ rằng nếu ta không tự
chữa khỏi thói hư xấu, thì ta sẽ mang chúng sang kiếp sau. Kể từ lúc chúng
ta dứt khoát rằng mình đã mạnh mẽ để làm chủ những vấn đề ở ngoại giới,
chúng ta sẽ không còn gặp chúng ở kiếp sau. Vì đầu thai cùng lúc với những
người chấp nhận giúp đỡ chúng ta thoát khỏi những món nợ của nghiệp báo, nên chúng ta phải biết chia sẻ những hiểu biết của mình. Đối với Brian
Weiss, thông điệp của những hữu thể cấp cao là: ‘Chúng ta phải tìm cách
tiến về những người không có cùng những rung động như chúng ta. Là điều
bình thường khi bị thu hút bởi ai đó cùng mức độ. Nhưng đó không phải là
điều đảng mong muốn. Bạn phải tiếp cận những người có những rung động
không trùng khớp với những rung động của bạn. Điều đảng kể là giúp đỡ
tha nhân.
‘Chúng ta đã được ban cho những khả năng trực giác mà chúng ta phải
tuân theo và không tìm cảch cưỡng lại. Chúng ta không rời khỏi chiều kích
hiện tại bằng những khả năng tương đương. Một số người trong chúng ta
có khả năng lớn lao hơn những người khảc, được kế thừa từ những kiếp
trước, và gia tăng theo thời gian. Chúng ta được tạo ra không bình đẳng.
Nhưng cuối cùng chúng ta sẽ đạt đến một mức độ mà tất cả đều bình đẳng’.
(10)
Chúng ta sẽ phát hiện, ở mức độ sâu xa nhất của mục tiêu của đời sống
rằng, thời thơ ấu và gia đình của chúng ta là những điều có lẽ đã được chọn
để chúng ta có thể hoàn thiện khả năng yêu thương. Nhiều bài viết liên
quan đến tâm linh gợi ý rằng bạn được kết nối với một linh hồn khác, và
linh hồn đó đã chấp nhận đầu thai vào vai trò mà bạn cần để tảc động.

RÈN LUYỆN CÁ NHÂN HOẶC TẬP THỂ
Những bài tập sau đây có thể được thực hiện một mình hoặc dùng làm
nền tảng cho một thảo luận tập thể. Nếu tham gia vào một nhóm, bạn hãy
chọn một hoặc nhiều đề tài, và viết về đề tài đó trong năm hoặc mười phút,
trước khi tham gia thảo luận.
Hãy cùng thảo luận hoặc nêu ra một phản hồi tích cực cho mỗi vấn đề. Qua cách thức xử lý của mỗi người, hãy nhận ra ai là người có thông điệp
để chuyển cho bạn.
Những vết thương xưa cũ
Hãy dành ra vài phút để viết ra cảm nghĩ của bạn,
1)Hãy mô tả những xúc cảm, những con người hoặc những tình huống
gần đây đã làm tâm trí bạn vướng bận. Ban có tiêu hao năng lượng vì một
vết thương lòng xưa cũ chưa hồi phục? Tỉ lệ phần trăm năng lượng tâm lý
mà bạn đã dành ra cho vấn nạn đó là bao nhiêu?
2) Đâu là những vấn nạn mà bạn thường nói với người khác? Việc kể lại
chúng giúp hạn cảm thấy thế nào? Ở mức độ nào?
3) Lĩnh vực nào trong đời bạn khiến bạn cảm thấy bị mắc kẹt? Trong công
ăn việc làm, trong quan hệ xã hội, trong đời sống vợ chồng? Đâu là cái
ngưỡng mà bạn sợ phải vượt qua? Bạn đã dành ra bao nhiêu thời gian để
tập trung vào những vấn đề gây bối rối ấy?
4. Hãy mô tả chi tiết những phản ứng của bạn nếu sự xung đột nội tâm
hiện nay tạo ra cùng một mức độ căng thẳng như trong thời thơ ấu.
Sống nhiệt tình
1. Hãy mô tả sự kiện mà bạn mong ước hơn hết được trở thành hiện
thực trong đời bạn.
2. Hãy mô tả chi tiết một cảnh tượng có thể minh hoạ ước muốn đó.
3. Điều lý thú và mang nhiều ý nghĩa nhất mà bạn có thể thực hiện trong
ngày mai là gì?
1. Bạn sẽ thực hiện điều đó? Nếu không thì tại sao ai ngăn trở bạn?
5. Câu trả lời của hạn nói lên loại thái độ nào? Bạn đang nghe thấy tiếng
nói nào trong tâm tưởng?
6. Việc bạn ưu tiên cho một hoạt động ở ngày mai cho thấy điều gì?
7. Bạn làm gì để thư giãn?
Những cơ chế thống trị
1. Đâu là cơ chế thống trị mà bạn kích phát mỗi khi bị stress?
2. Hãy mô tả bằng cách nào những người khảc đã tìm cách thống trị bạn.
3. Loại người nào khiến bạn gặp nhiều khó khăn nhất? Họ gây ra cho bạn
những ấn tượng gì? Hãy nghĩ đến một hoặc hai người cá biệt. Hãy mô tả
những xúc cảm mới cơ thể bạn biểu lộ khi bạn xung đột với những người đó.
4. Bạn có thành công trong việc ‘phảt hiện cơ chế thông trị’ và bắt đầu nói
ra những xúc cảm của bạn cho người khảc? Điều gì đã xảy ra? Nếu không,
bạn sợ điều gì khi nói ra những xúc cảm của mình?
5. Hãy mường tượng bạn đang đối thoại với một người mà bạn có mối
quan hệ khó khăn. Hãy mường tượng bạn và người đó đều cảm thấy thư
thải và đang ngồi trong một quán cà phê hoặc một công viên. Hãy mô tả
bằng cách viết ra cách thức mà bạn đã có thể trung thực bày tỏ những xúc
cảm của mình mới không trảch móc hay căm giận.
Hãy xem xét một cách tỉ mỉ những quan hệ của bạn để xua đi năng lượng tiêu cực
Trước khi đương đầu với một vấn đề thuộc thế giới bên ngoài, bạn hãy
dành ra đôi chút nội quan để xua đi năng lượng tiêu cực.
Hãy dành ra một lúc để suy nghĩ về những vấn đề sau đây xem bạn có còn
bấu víu vào những xúc cảm tiêu cực với ai đó hay không. Những xúc cảm
chưa được giải quyết đôi khi gây ra những bế tắc năng lượng trong lĩnh vực khác của đời sống, chẳng hạn như trong lĩnh vực sáng tạo, hoặc ra quyết
định. Hãy ghi ra giấy những ấn tượng đầu tiên trước các vấn đề đó.
Cách thức bạn nhận hiết tha nhân
 Hãy nhắm mắt lại. Nghĩ xem ai là người gây nhiều phiền muộn cho
bạn hơn cả vào lúc này? Hãy ghi tên người đó lên đầu trang giấy.
 Bằng cảch nào người đó làm tiêu hao năng lượng của bạn? Hãy giải
thích bằng một hoặc hai câu.
 Hãy ghi ra bốn hoặc năm từ để mô tả xúc cảm mới người đó gây ra
cho bạn: bực tức, giận dữ, thù oản, căm ghét? Hãy khoanh tròn từ
ngữ mô tả rõ hơn cả phản ứng của bạn.
 Hãy nhắm mắt và tưởng tượng bạn đang ở cạnh người đó. Bạn
nhận thấy những cảm giác gì khi hình dung con người đó? Bạn nhớ
gì về cuộc gặp cuối cùng với người đó? Trong khi nghĩ như vậy, bạn
có thấy đau ở nơi nào trong cơ thể? Hãy ghi ra bốn hoặc năm cảm
giác thuộc thế chất được liên kết với người đó. Hãy khoanh tròn
cảm giác phù hợp nhất.
 Bạn có nói với những người khác về những rắc rối đã xảy ra giữa
bạn với người đó, và có nêu chi tiết? Bạn có tỏ ra mỉa mai cay độc
khi nói về người đó?
 Hãy ghi ra một hoặc năm từ mà bạn đã sử dụng để mô tả người đó.
Hãy khoanh tròn từ ngữ phù hợp nhất. Hãy mô tả một khuyết điểm
tương tự nơi bạn, dù ở một mức độ kém hơn.
Hãy để choo câu chuyện tự nó diễn ra
 Giai đoạn một: Hãy ghi tên người đó lên dầu trang giấy
 Giai đoạn hai: Dưới tên người đó, hãy ghi ra ba cản trở mà bạn đã
khoanh tròn, những từ ngữ diễn tả rõ hơn cả xúc cảm của bạn,
những cảm giác thể chất của bạn và sự mô tả người đó.
 Giai đoạn ba: Hãy chọn một trong những từ ngữ để bắt đầu viết ra
câu đầu tiên.
 Giai đoạn bốn: Hãy sử dụng hai từ kia cho đoạn đầu tiên. Hãy viết
liên tục trong ba phút và ghi lại mọi ý nghĩ lướt qua đầu bạn khi
điều đó có liên quan đến ba từ ngữ đã khoanh tròn.
 Giai đoạn năm: Hãy suy nghĩ về những thông điệp trực giác được
chuyển giao lúc bạn viết. Trong khi để cho những tiếng nói nội tâm
trải rộng trên giấy, cơ thể bạn có thể hiểu rõ hơn quả trình liên
quan tới người đó.

RÈN LUYỆN TẬP THẾ
Thổ lộ mọi chuyện
Nếu bạn sẵn sàng đương đầu và giải quyết mọi trở ngại giữa các cá nhân
trong nhóm, thì hãy cầu xin trí tuệ vũ trụ gửi cho bạn những chỉ dẫn tâm
linh. Hãy nhớ rằng động cơ của bạn là phải tạo ra một bầu không khí yêu
thương. Sự tử tế và lòng trắc ẩn luôn làm cho cuộc trao đổi quan điểm trở
nên dễ dàng hơn.
Nếu bạn không tìm được một giải pháp hài hoà, hãy để cho trực giác
hướng đến những bước kế tiếp. Thay vì buông xuôi, những thành viên của
nhóm có thể thiền định để tìm một nhân tố ẩn khuất mà tất cả cần nhận
thức.
Những thái độ hữu ích
 Hãy sẵn sàng để thấy rằng có thể các bạn đã từng tập hợp lại ở một
hoặc nhiều kiếp trước. Ngoài mục tiêu tìm cảch đạt đến, có thể các
bạn tập họp lại để loại bỏ những tình cảm tiêu cực còn sót lại từ
những kiếp trước.
 Hãy nhớ rằng tha nhân cũng y hệt như bạn: họ cũng ao ước được
yêu thương, được chấp nhận và giúp đỡ để hoàn thành mục tiêu
của họ.
 Nếu bạn nghĩ rằng mình là nạn nhân của ai đó, thì chỉ là một ảo
tưởng. Hãy nhớ rằng bạn có khả năng thực hành lựa chọn trong
hầu hết mọi hoàn cảnh của cuộc sống đời thường.
 Mục tiêu của bạn là cảm nhận năng lượng và tình yêu thương khi
đang ở trong nhóm. Hãy đắm chìm trong tình yêu thương, một tình
cảm đang giấu mình trong sự cáu giận bề ngoài của bạn.
Những phương pháp
 Trước khi tham dự những buổi họp, bạn phải hình dung rằng mỗi
người đang nhớ đến công việc mà họ đến trần gian để thực hiện.
 Hãy nói về điều đang xảy ra trong nhóm.
 Hãy trung thực nói lên những cảm nghĩ của bạn, nhưng hãy trảnh
những lời buộc tội và chỉ trích.
 Hãy chỉ rõ cơ chế thống trị, mà theo bạn, đang kiểm soảt năng lực
tập thể.
 Hãy cởi mở và loại bỏ sự cần thiết phải ở trong thế thủ hoặc gây ra
một sự biến đổi.
 Hãy chuyển một tình cảm tiêu cực thành một tình cảm trung dung. Hãy cầu xin những giải pháp tốt đẹp, và tìm cách kiểm soát kết quả.
 Hãy tập trung vào hiện tại.


CHÚ THÍCH
1. James Redíìeld, Mặc Khải Thứ Mười
2. Carolyne Myss, ‘Why People Don’t Heal: How You Can Overcome the
Hidden Blocks to Wellness’, Sounds True Studios, Boulder, Colorado, 1994 3.
Như trên
4.Russell E. Dicarlo, Towards A New World View: Conversations at the
Leading Edge, Epic publishing, Erie, Pennsyvania, 1996, tr.148
5. Như trên
6. Như trên
7. Redfield, sđđ, tr240
8. Hans TenDam, Explỏing Reincarnation, Penguin Books, London, 1990,
tr.106
9. Redfield, sđd, tr 236-237
10. Brian L. Weiss, Many Lives, Many Master, Simon and Schuster, New
York, 1988, tr69

✍️ Mục lục: Lời tiên tri Núi Andes – Trải nghiệm Mặc Khải thứ 10  👉  Xem tiếp