Lời tiên tri Núi Andes – Bài học – Trải nghiệm
✍️ Mục lục: Lời tiên tri Núi Andes – Trải nghiệm Mặc Khải thứ 10
8. ĐỊA NGỤC BÊN TRONG
Tất cả đều là phản ứng chống lại nỗi sợ hãi, Những người ở đó sẽ bị tê
liệt bởi nỗi sợ hãi. nếu họ không tìm thấy một cách thức đế né tránh nó. Để
đẩy lùi nó vào vô thức. Họ chỉ biết lặp lại những kịch bản của đời sống cùng
những mưu mẹo đế thoát ra. và họ không thể ngưng làm điều đó. (Mặc Khải
Thứ Mười),
THƯỢNG ĐẾ HAY LÀ THƯỢNG ĐẾ VÀ ÁC QUỈ?
Trong nhiều ngàn năm, vấn đề thiện và ác luôn khiến nhân loại bận tâm.
Nhưng chỉ có một trường năng lượng duy nhất là Thượng Đế – Mọi-SựĐang-Là. Không hề có quỉ ma, cũng chẳng có thực thể hiện thân của cái ác
có quyền trừng phạt chúng ta trong cuộc đời này hoặc sau khi ta chết.
Thượng Đế đã tạo ra con người, cho chúng ta tự do ý chí, để hiểu chính
Ngài nhờ vào sự sáng tạo không ngừng của chúng ta. Mỗi một phương diện
nhỏ của chúng ta là một khuôn mặt của Thượng Đế, Để tiếp tục tiến hoá và
đổi khác, chúng ta phải trau đổi tự do ý chí mà không tách xa Ngài. Nếu
chúng ta vẫn kết nối với những tính chất thiêng thánh của mình – tình yêu
thương, lòng trắc ẩn, niềm vui, sẵn sàng giúp đỡ tha nhân, và sự sáng tạo —
những tính chất phục vụ lợi ích chung, thì những lựa chọn của chúng ta
luôn tạo ta cái thiện và không bao giờ tạo ra cái ác. Chỉ có những nỗi sợ hãi
của chúng ta là nuôi dưỡng cái ác, vốn tồn tại trong trần gian. Chúng ta trao
cho cái ác một sức mạnh khi khẳng định rằng, ‘nhân chi sơ tính bản ảc’,
hoặc khi chúng ta coi thường tính tâm linh và xem đó như, chẳng có ý nghĩa
gì. về mặt lịch sử, ma quỉ đã được sử dụng dể giải thích cái ác một cách giản
đơn. Thật ra, để có thể thực sự hiểu cái ác, chúng ta phải thăm dò tâm lý rất
phức tạp của con người.
ĐỊA NGỤC CÓ THẬT CHĂNG?
Nếu không có lực tảch ly, cũng chẳng có lực của cái ác chống lại Mọi-SựĐang-Là, thì liệu có địa ngục? Người ta thường hình dung địa ngục như là
những linh hồn đoạ đày, chẳng còn cơ may được cứu rỗi, đang bước đi vô
vọng, về những vực thẳm đỏ lửa, hoặc đang gào thét vì khiếp đảm. Ngày nay, nhờ vào những kiến thức hoàn thiện, một hình ảnh như thế hẳn làm
chúng ta cười, và tin rằng mình sẽ không chịu số phận đó. Tuy vậy, mỗi
người chúng ta đều đã từng sống một giờ, một ngày, thậm chí cả cuộc đời
với những đau khổ nội tâm, như thể ruột gan ta bị lửa thiêu đốt. Ta cảm
thấy bị mắc bẫy, bị tàn phá bởi sự tức giận, sự khiếp sợ, ý thức phạm tội, đố
kỵ, ghen ghét, sợ hãi. Có ai chưa từng trải nghiệm địa ngục nội tại đó?
Một số người sống trong địa ngục ngay từ khi còn nhỏ, hoặc ngay cả
trước đó, khi họ cảm thấy mình là đứa trẻ không được mong đợi hoặc bị
khinh miệt. Địa ngục nội tại bắt đầu ở đây, trên trần gian này. Từ thuở bé,
một số người đã bị chấn thương tâm lý, những linh hồn đó, trong những
trường hợp tệ hại, sẽ chẳng bao giờ biết Thượng Đế và lòng nhân từ của
Ngài. Mặc dù với nghịch cảnh lớn lao, một số linh hồn đã có thể trưởng
thành. Trong một số trường hợp, chấn thương tâm lý quả nghiêm trọng,
tính người của họ đã bị suy mòn, có những cả nhân đã trút lên người khác
địa ngục bên trong của họ trong khi thực hiện những hành động đảng lên
án. Tóm lại, địa ngục nội tâm gồm hai sự tin chắc: tình yêu thương là điều
không hề có; chỉ có thể đạt được sức mạnh bằng cách làm khổ người khác.
Địa ngục bên trong chúng ta thường thể hiện bằng một sự bất an và sự
cứng nhắc giữ ta xa cảch tình yêu thương. Địa ngục đầy những xúc cảm như
ham muốn vô độ, đố kỵ, ghen ghét, tham lam, hoang tưởng, sợ hãi, phẫn nộ,
thù ghét chính mình, ám ảnh hoặc kiêu căng. Những ám ảnh đó tảch rời
chúng ta khỏi dòng chảy của sự sống, làm tê liệt năng lực sáng tạo của
chúng ta, giam hãm chúng ta trong một tâm trạng không thoả mãn, đi
ngược với mục tiêu mong đợi. Địa ngục là nặng nề, bất tận, đồng nghĩa với
lạnh giá, bóng tối, cô đơn và tuyệt vọng.
Bán mạng theo những sơ đồ tâm trí của mình Dù quan niệm về cái chết như thế nào, chúng ta cũng sẽ phát hiện rằng,
sự chuyển tiếp là ý thức cùng chúng ta đi vào kiếp sau – và với nó chúng ta
tạo ra những thực tại của mình. Bạn có thể mang nó theo bạn. Bạn mang
theo khả năng sảng tạo ra thế giới của bạn. Cũng như chúng ta chào đời với
một số khả năng và những xu hướng xuất phát từ những kiếp trước, cũng
vậy chúng ta đi vào kiếp sau với những khả năng và những sơ đồ đã được
phát triển trên trần gian. Không hề có ma quỷ cũng chẳng có sức mạnh của
cái ác, ở ngoại giới, được nhân cảch hoả. Như vậy, địa ngục của ta là địa
ngục mà ta mang theo trong chiều kích tâm linh, dưới dạng một năng lượng
tiêu cực. Ngoài ra, nếu không nhận ra ngay rằng chúng ta đã rời khỏi chiều
kích vật chất, rằng chúng ta đã thực sự ‘chết’, chúng ta sẽ tiếp tục tạo lại mãi
những ám ảnh tâm trí trong Cõi Bên Kia. Hãy nhớ rằng, trong chiều kích
tâm linh, tư tưởng tức khắc tạo ra từng sự việc. Nếu bạn muốn gặp một
người quen thì ngay tức khắc bạn được chuyển vào trường năng lượng của
người đó (với điều kiện người đó chấp nhận gặp bạn). Như vậy, ‘địa ngục’
được xây dựng bởi những kiến trúc tâm trí của những sinh linh kém năng
lực để có thể suy nghĩ về chính mình, và không ý thức được chiều kích tâm
linh sau khi họ đã chết về mặt thể chất.
Nỗi sợ hãi không có nơi để ẩn giấu
Robert Monroe đã mô tả những trải nghiệm trực tiếp, và biết rằng mỗi
một ý tưởng, kể cả nỗi sợ hãi, sẽ tức khắc lộ rõ trong chiều kích tâm linh.
Người ta không thể che giấu những ý nghĩ và những xúc cảm của mình
đằng sau một vẻ ngoài phù hợp với xã hội, như người ta thường làm ở trần
gian. Một cảch đau đớn và kiên trì, những sơ đồ xúc cảm có tính bùng nổ và không thể kiểm soát, phải được chế ngự… Nếu điều đó không diễn ra trong
đời sống thể chất, thì nó là công việc đầu tiên phải được thực hiện sau cái
chết.
Địa ngục là nơi trú ẩn của những người còn sống nhưng đang ở bên
ngoài thân xác thứ hai (thân xác mà chúng ta có trong chiều kích tâm linh)
và có thể là những người đã ‘chết’ nhưng vẫn còn bị thống trị bởi ; những
xúc cảm của họ’. (2)
Nếu chúng ta chọn sống tăm tối trong khi còn ở trần gian, hoặc ‘cái
chết’ không thích ánh sáng, chúng ta chọn một nơi âm u. Nhưng đố
luôn là lựa chọn của chúng ta. Lửa địa ngục chỉ có thể có nếu chúng ta
quyết định tạo ra nó, (Rosemary Altea? The Eagle and the Rose)
Ngày tự phán xét cuối cùng
Theo những tường thuật về trải nghiệm lâm tử (NDE), những đau khổ,
dẫu ít hay nhiều, mà chúng ta đã gây ra cho tha nhân trong cuộc sống ở trần
gian, thì chính chúng ta sẽ phải đau khổ mãnh liệt hơn nhiều khi trở về
trong chiều kích tâm linh. Ngay cả khi không có ‘Ngày Phán Xét Cuối Cùng’
qua đó Thượng Đế xem xét những hành động mà chúng ta đã làm. thì
chúng ta cũng phải trả giá cho mọi điều ác mà chúng ta đã gây ra cho tha
nhân, bằng sự đau khổ trong Cõi Bên Kia. Những linh hồn hướng dẫn ta
trong chiều kích này giúp ta nhìn thấy điều mới ta đã học hỏi được trong
kiếp sống vừa kết thúc và trong mức độ nào ta có thể yêu thương, để ta có
thể tiến triển trong lần đầu thai tới.
Nếu chúng ta đã thực hiện dẫu chỉ là một hành động tốt, hành động đó có
thể xoá đi nhiều hành động tiêu cực mới chúng ta đã phạm. Vậy, thay vì bận
tâm đến những khía cạnh tiêu cực của quá khứ, từ nay ta nên tập trung vào một mục tiêu: điều thiện..
Khi đã đạt đến tầm thức của mặc khải thứ mười, ta đã có thể đảnh giả
những ý niệm và những động thái của mình, và cố gắng nhận thức. Nếu
không nhận thức trong chiều kích vật lý này, chúng ta sẽ phải khó khăn để
làm điều đó trong Cõi Bên Kia.
Ở ĐÂY VÀ LÚC NÀY
Ở một mức độ nào đó trong đời sống vật chất, chúng ta xây dựng cách
giải thích về địa ngục trong khi vẫn gắn bó với một số cơ chế thống trị mà
chúng ta sử dụng một cách vô thức, Khi không còn nhớ đến sự kết nối với
cội nguồn thiêng liêng của mình, thì chúng ta đề ra một mẩu ứng xử rất hạn
hẹp để thu nhỏ thế giới ở một mức độ có thể kiểm soảt được, Khi đang sống
trong một vùng được củng cố và bao quanh bởi một hàng rào của nỗi sợ hãi,
chúng ta không thể mở rộng để đón nhận toàn bộ bí ẩn của sự sống. Chúng
ta cảm thấy bị co rúm.
Ở thế phòng thủ, sợ hãi và tách rời khỏi suối nguồn của sự sống. Chúng
ta không ngưng sử dụng những từ thể hiện giới hạn của mình: ‘Tôi chẳng
làm gì được trong đời’, ‘Chẳng ai thương yêu tôi’, ‘Tôi là kẻ khốn khổ.
Trong khi quên rằng chính ta đã đặt những giới hạn đó vào tâm trí, ta đã
phóng chiếu sự gò bó vô thức đó ra ngoại giới. Điểm này có một tầm quan
trọng hàng đầu, vì nó ở trung tâm của những gì mà ta cho rằng đó là những
vấn đề của ta. Chúng ta thấy, sống và cảm nhận những sự kiện hàng ngày
qua kính lọc của những trải nghiệm. Ở một mức độ ý thức, chúng ta lo sợ
mình sẽ không làm chủ được hoàn cảnh, thất bại trong những toan tính,
chẳng bao giờ có thành công cũng như hạnh phúc. Quả thật, nỗi sợ lạc
đường là nỗi sợ cổ mẫu nơi con người. Nếu tự xảc định theo một cách thức nào đó, ta sẽ giới hạn mình vào một con đường. Chúng ta vẽ ra một hình
ảnh của chính mình, và sau đó chúng ta tuyên bố rằng Thượng Đế đã định
chúng ta như thế.
Lấp đầy khoảng trống ngăn cách chúng ta với Thượng Đế
Một khi những tin chắc đó được khắc sâu trong tâm trí như một thực tế,
thì mức độ sợ hãi của chúng ta cao đến nỗi chúng ta không thể loại bỏ nó
mà không cảm thấy lo lắng. Nếu bạn cho rằng mình là một kẻ thảm hại,
không tài năng và lười biếng, thì bạn không thể bỗng chốc xua đuổi cách
nhìn đó ra khỏi chính bạn. Chúng ta không thể loại bỏ một lượng lớn sợ hãi
mà không tạo ra một vực thẳm cần được san lấp bởi một điều khác – niềm
tin, minh triết mới và sự kết nối với Thượng Đế.
Đất mùn của nỗi sợ hãi
Những gốc rễ của thói giảo điều đã phảt triển trong đất mùn của nỗi sợ
hãi. Giảo điều của chúng ta, những yếu kém của chính chúng ta, trở thành
địa ngục ở mỗi kiếp sống, nếu ta không nhận được ân huệ của tình yêu
thương, của lòng trắc ẩn, và của sự hiểu biết sâu rộng hơn về bản tính đích
thực của mình. Với thời gian, nỗi sợ hãi mãnh liệt như cơn sốt xâm lấn ý
tưởng, cản trở những nhận thức, và hạn chế những lựa chọn của ta. Ta phải
xua đi nỗi sợ hãi, không để cho nó phong toả con đường để ta có thể phát
triển trong khi những trải nghiệm mới giúp ta tiến hoá. Nếu không có nỗi sợ
hãi chắn ngang con đường, ta có thể rút ra những bài học hữu ích từ các
trải nghiệm. Những ngăn trở do ta tự ảp đặt cho nỗi sợ hãi đã tạo ra những
khuyết điểm trong nhiều kiếp sống. Nếu xem mỗi kiếp đầu thai của chúng ta như một bức tranh, bạn sẽ sử dụng màu sắc gì cho kiếp sống sắp đến?
Thượng Đế là tất cả
Trong hiện hữu tâm linh giữa hai kiếp đầu thai, chúng ta chìm đắm trong
dao động của vũ trụ – trong năng lượng và tình yêu. Nhưng nếu ta không
thế nhận ra năng lượng yêu thương đó, do phụ thuộc vào những nhận thức
sai lầm của mình, ta cũng như con cả kiểng, được chuyển từ chậu sang biển,
vẫn tiếp tục bơi theo một vòng tròn thật nhỏ, như đã quen với cái chậu
trước đó. Sự giải thoảt đích thực diễn ra khi ta mất đi cảm giác bị tách rời,
nhu cầu làm chủ những hoàn cảnh của ta, và nỗi sợ về cái chết thể chất.
Không cái ác nào ngoài cái ác mà ta tạo ra, bởi tôi không hề thấy có chút
dấu vết nào của ma quỷ từ bên này bức màn. Chúng ta là những ma quỷ của
chính mình do những ý tưởng và những hành động của chúng ta….cải ảc
càng tang them theo mức độ mà mỗi thế hệ phóng chiếu cách nhìn về cái ác
lên sức mạnh mà chúng ta gọi là ma quỉ(…) Để huỷ diệt cái ảc, con người
cần phải bắt đầu bằng nhận thức rằng ngay cả những ý tưởng cũng là
những hành động và tầm mức của “ma quỉ” sẽ giảm đi mỗi lần khi ta thay
thế một ý tưởng bằng tình yêu thương và sự trìu mến. Như thế, chúng ta
chuẩn bị cho thời gian trị vì của Thượng Đế, trong đó cải thiện sẽ thay thế
cái ác trong tâm của những người đang sống trên trải đất, không chỉ trong
thể xác mà còn trong tinh thần của họ.( Ruth Motogmery, A World Beyond)
KHỔNG CHẾT KHÔNG SỔNG
Robert Monroe kể ra trường hợp của một người không nhận biết rằng
mình đã chết, và vẫn còn là tù nhân của những động thái mang tính ám ảnh của mình. Monroe đã gặp người đó trong nhiều lần thoát xác của ông để vào
những chiều kích phi vật lý. Sau khi dã du hành nhiều năm trong vương
quốc tâm linh và nhận được nhiều lời khuyên của những người hướng dẫn
thoát xác, Monroe bắt đầu bị thu hút bởi những người cảm thấy có nhiều
khó khăn trong sự chuyển tiếp, có một trường hợp, ông chứng kiến một
người lính trẻ trong một trận chiến mà ở đó cả hai đạo quân đều được trang
bị bằng gươm và giảo. Người lính trẻ đang cố gượng dậy mà không biết
thân xảc anh ta đang bị một ngọn giáo xuyên thủng, cắm sâu vào đất dưới
ngực anh. Monoe kể lại: “Tôi thấy cải đầu, đúng hơn là cải đầu thể chất – rời
khỏi thân anh ta. Lúc đó, tôi vươn tay về phia anh ta, nắm lấy và kéo. Anh dễ
dàng thoát khỏi cái vổ bọc là thân xác của anh (…) Anh lại trở xuống và cố
nhặt thanh gươm lên, nhưng bàn tay anh xuyên qua nó. Phân vân, anh cố
nhặt một lần nữa (…) Tôi nói cho anh biết rằng anh đã chết. Không tin,
người lính trẻ tiếp tục chiến đấu. Một lúc sau, anh bị tấn công từ phía sau và
cả hai ngã xuống đất trong khí vẫn không ngưng giằng co. Tôi phải mất vài
ngày để hiếu ra rằng cả hai đều đã chết (…) Có thể họ vẫn tiếp tục giết nhau
trong nhiều thế kỷ!’ (3). Sau đó, Monroe biết rằng người lính trẻ đó chính là
ông trong một kiếp trước, và sự chứng kiến đó cho ông một cái nhìn lý thú
về nhân cách của mình.
Vào một dịp khác, Monroe gặp một phụ nữ đã chết về thể chất. Do không
thể chấp nhận rằng mình không còn sống trong chiều kích vật chất, nên bà
không chịu rời khỏi ngôi nhà mà chồng bà đã xây dựng. Đối với bà, ngôi nhà
đó tượng trưng cho đời bà và là biểu tượng tình yêu của chồng bà, vào lúc
đó bà chẳng có gì khác. Robert Monroe giúp bà nhận biết rằng bà đã chết và
chồng bà đang chờ bà. Được giải thoát khỏi cảm nhận sai lạc đó, người phụ
nữ rời khỏi vùng ảo tưởng, và đi vào chuyến du hành trở về với yêu thương.
Một lần khảc, Monroe giúp đỡ một người đàn ông đang giận dữ; ông này muốn biết tại sao không có thiên đàng cũng chẳng có địa ngục mới ông đã tin
là có. Với sự hung hăng đặc trưng của ông ta trên trần gian, ông ta khước từ
sự giúp đỡ của Monroe (4). Ví dụ này minh hoạ một cảch đầy đủ bằng cách
nào một thải độ thường xuyên nóng nảy có thể khựng lại và biến thành một
định đề cho lần đầu thai kế tiếp. Trong trường hợp ấy, định đề là: ‘Mỗi lần ai
đó tìm cảch giúp đỡ tôi, thì chỉ mang đến cho tôi sự phiền não.’
Trong chuyến trở về vương quốc xám xịt của những linh hồn yếu kém,
Monroe thấy một nhóm linh hồn bị giam cầm trong một chu kỳ lệ thuộc lặp
đi lặp lại đối với tình dục. Monroe hiểu rằng do đã để mất những sự tin chắc
trong giai đoạn chuyển tiếp giữa cái chết và kiếp sau, người ta phải xây dựng
những kiến trúc tâm trí của mình và có xu hướng tạo lại những kiến trúc
tâm trí mà họ đã sử dụng trong đời sống thể chất. Thiếu một nền tảng tâm
linh và phải đương đầu với nỗi sợ hãi, liệu họ có thể làm gì khác ngoài việc
để cho sự bất ổn của đời sống thành vô thức? Những thực tế hão huyền đó
là những dạng nghiêm trọng của cơ chế thống trị, còn mãnh liệt và vô thức
hơn dạng được triển khai trên trần gian.
Bị sa bẫy bởi một hoặc nhiều cơ chế thống trị nhằm đạt được năng lượng,
linh hồn tiếp tục chứng tỏ rằng trần gian là đầy những đe doạ. Nhờ luật
nhân quả, những niềm tin và chờ đợi của chúng ta thu hút hoặc tạo ra đúng
những hoàn cảnh và những con người đó, để tầm nhìn thuộc tâm trí của
chúng ta được thực hiện. Nếu không những ý thức về tầm quan trọng của
tự do và những khả năng của mình, chúng ta sẽ tạo lại trong kiếp sau cũng
như sơ đồ của chúng ta trong kiếp này ở trần gian. Chúng ta đã hiện hữu
hoặc cảm thấy an toàn trong những kiến trúc đó, và sẽ tiếp tục làm điều mà
chúng ta biết làm, ngay cả điều đó không đưa đến những gì mà chúng ta
thực sự mong ước.
Vì luật nhân quả xây dựng rất khéo địa ngục bên trong chúng ta, nên chúng ta không cần đến ma quỷ!
HỒN MA
Mặc khải thứ mười gợi ý rằng, nếu gặp một hồn ma, chúng ta phải biết
rằng đó là một linh hồn lạc loài. Chẳng có gì phải sợ những linh hồn đó mới
nên gửi đến họ năng lượng và tình yêu thương để giúp họ đi tiếp con
đường. Những linh hồn đó tìm cảch đạt được năng lượng của những người
đang trên trần gian và cần tiến triển để gắn kết với cội nguồn năng lượng
tâm linh của họ. Chúng ta không nên xem họ là quỷ ma. Họ đã tiến vào một
quá trình phát triển, y hệt như chúng ta. Trên trần gian, một số người đôi
khi tiếp xúc với nhóm linh hồn của mình. Trong khi họ ngủ, để giúp đảnh
thức những linh hồn đó, những linh hồn không ngừng lặp lại cùng những
động thái, với hy vọng có một người đang sống sẽ trả lời họ.
Theo mặc khải thứ mười, những linh hồn không gắn kết với Thượng Đế
trong Cõi Bên Kia sẽ không bao giờ tìm cách lôi kéo bạn vào trường năng
lượng của họ. Nếu bạn tiếp xúc với những vị linh hướng trong khi thiền
định, hay tiếp xúc một cách tự phát trong một liên lạc với một người quá cố,
hãy cởi mở và lắng nghe, nhưng không vì thế mà từ bỏ sự phân tích.
NHỮNG KẺ LÀM ÁC
Từ quan điểm tâm linh, chân tính của một con người là Thượng Đế – một
tia lửa của ánh sáng thiêng thánh, chủ yếu tốt lành. Vậy thì, trong những
tình trạng đó, tại sao người ta lại có những hành động xấu xa? Trong Mặc
Khải Thứ Mười, nhân vật chính đã nêu lên câu hỏi đó và Wil trả lời: ‘Nỗi sợ
hãi khiến họ trở nên điên rồ và thúc đẩy họ phạm phải những sai lầm khủng
khiếp (…) những hành động đảng ghê tởm đó phần nào xuất phát từ xu hướng của chúng ta cho rằng một số người nào đó là có bản tính xấu xa.
Quan niệm sai lầm của chúng ta nuôi dưỡng sự phân cực. Người này làm
mất nhân phẩm người nọ, làm tha hoả người kia. Điều đó làm gia tăng nỗi
sợ hãi và làm nổi lên sự tệ hại nơi mỗi người chúng ta. Chúng ta không thể
đưa Thế Giới Quan vào trần gian cũng chẳng thể chấm dứt sự phân cực khi
nào chúng ta chưa hiểu tính chất đích thực của cái ác và thực tế của địa
ngục (5)
Đừng chê trách một ai
Nếu ao ước tạo ra một thế giới nhiều yêu thương và hài hoà hơn, chúng
ta phải loại bỏ niềm tin cho rằng cái ác xuất phát từ những ai không cùng
quan điểm vớì chúng ta, Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải ngưng
xét đoản khi tìm kiếm một giải pháp nhanh, mà không buồn đặt mình vào
hoàn cảnh của người khác. Thay vì xếp loại những người khác, tại sao
chúng ta không nhìn vào tâm hồn của người đã có một hành động mà
chúng ta không ưa?
Việc nhìn lại kiếp trước của bạn sẽ là điều dễ dàng hơn nếu bạn
sống mỗi ngày như thể cái ngày độc đáo đó sẽ được ghi vào cuốn sách
lớn của những điều thiện và những điều ác. Hãy giữ cho trang giấy đó
được sạch và thứ tự, với dấu tích của yêu thương và quan tâm, ở mức
độ mà nếu đời sống của bạn kết thúc vào đêm nay, thì trang giấy của
bạn sẽ là một trang không hoen ố. Nếu bạn quyết định chỉ sống từng
ngày một, trong khi tuân thủ đạo đức đó, bạn sẽ tiến triển một cách dễ
dàng hơn. Thật vậy, ngay cả một người tệ nhất trong chúng ta cũng có
thể sống hai mươi bốn giờ trong một sự hài hoà hầu như toàn hảo với mọi người và mọi vật quanh họ. (Ruth Montgomery, A Search for
Truth).
Khi có thể hiểu rằng năng lượng tiến theo ý tưởng, chúng ta sẽ không cần
hình thành những xét đoản có nghĩa xấu đó đối với tha nhân. Chúng ta sẽ
không cần tìm cảch thay đổi thế giới, bởi chúng ta sẽ thay đổi nó một cách
tự nhiên khi lựa chọn sẽ không lên án những người khác nữa. Mỗi lần tự
động nghi kỵ, mỗi lần tự động tách rời tha nhân, những người có vẻ khác
ta, chúng ta đảnh mất một chút Thượng Đế. Lúc đó, ma quỉ sẽ trở thành
một ẩn dụ vốn có của nó – một bản ngã bị thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi và không
được kết nối với cội nguồn thiêng thảnh. Địa ngục mà chúng ta e sợ không
phải là một nơi mới chúng ta sẽ bị đày biệt xứ bởi những mưu mẹo của một
con quỉ có tính trả thù, mà là một huyền thoại mà chúng ta không cần phải
tạo ra. Nếu ý thức của ta tạo ra địa ngục, thì ngay tức khắc chúng ta có khả
năng để phá vỡ sơ đồ tư tưởng có xu hướng cưỡng bức và tiêu cực của ta.
RÈN LUYỆN CÁ NHÂN
Không xét đoán
Tiến đến việc từ bỏ hẳn sự xét đoản tha nhân và xét đoản chính mình là
một trong những động thái tinh thần quan trọng nhất mà chúng ta có thể
thực hiện. Mỗi khi chúng ta nêu ra một xét đoản tiêu cực thì điều đó tồn tại
trong vô thức và phá huỷ năng lượng dự trữ của chúng ta. Thông thường,
chúng ta là những quan toà tệ nhất khi xét đoản chính mình… Và vì lý do gì?
Việc xét đoản chính mình sẽ không làm ta cải thiện cảch cư xử mà làm gia
tăng việc đảnh giả thấp chính mình. Trong suốt một ngày, bạn hãy cố đừng
xét đoản bất cứ ai và cũng đừng xét đoản chính mình. Nếu bạn bất chợt thấy mình đang phê phản, chê bai một ai đó, hãy quyết định không đổ thêm
phân bón tiêu cực vào khu vườn nội tâm của bạn.
Ở cùng một phía
Nếu bất đồng với người khác, bạn hãy lắng nghe họ bằng trái tim. Hãy
lắng nghe điều mà tâm hồn cố nói ra ở bên kia những ngôn từ. Mục tiêu của
bạn ở đây là tìm thấy một phương cảch để đặt mình, nhất thời, về phía
người đối thoại nhưng không vì thế mà tán thành những ý tưởng mà bạn
không tin tưởng.
Hãy cho người đối thoại biết rằng bạn thực sự lắng nghe quan điểm của
họ. Hãy nói: ‘Hẳn là khó khăn khi đảm trách một công việc như vậy’. Câu,
‘Hẳn là khó khăn’, ngay tức khắc đặt bạn về phía họ. Bạn không cần phải
chia sẻ những quan điểm của họ. Hãy tìm kiếm sự thông cảm thay vì chống
đối. Với không khí thông cảm đó, sẽ dễ dàng hơn để bàn cãi về một vấn đề.
Hãy nhớ rằng cả hai đều muốn được yêu thương và chấp nhận.
Đồng hành cùng Thượng Đế
Hãy mường tượng bạn đang đồng hành cùng Thượng Đế, các thánh nhân
và sự nhân từ của cảc đấng ấy trước mỗi hoàn cảnh. Trước khi tiếp cận một
tình huống khó khăn, hãy dành ra một lúc để cầu xin cảc đấng ấy ở cạnh
bạn.
Điều trị hoặc tự hồi phục
Chúng ta thường nghe: ‘Tôi nghĩ mình là trường hợp độc nhất’. Nếu bạn có một động thái mang tính ám ảnh không tài nào ‘kiềm chế’, thì hãy nói
cho một ai đó. Không có lý nào để bạn nghĩ rằng bạn là người duy nhất gặp
phải vấn đề, hoặc chứng bệnh của bạn là vô phương cứu chữa. Có khá nhiều
phép lạ đã xảy ra khi chìa tay ra; bạn sẽ không còn phải khổ sở trong cái địa
ngục mà bạn đã ảp đặt cho mình. Đừng mang địa ngục theo bạn! Hãy quyết
định nghe theo lời khuyên của người nào có thể giúp đỡ bạn.
Hãy trung thực. Đâu là thói quen mới bạn muốn thay đổi?
Một ngày thinh lặng
Bạn có thể trải qua một ngày một mình? Trong một ngày của thời gian hai
tháng, bạn hãy dẹp sang một bên điện thoại, truyền hình, sảch bảo, để sống
trong thinh lặng. Điều đó xem chừng dễ dàng, nhưng nó có thể đổi mới đời
bạn.
RÈN LUYỆN TẬP THỂ
Đế có lòng tin giữa các thành viên của nhóm, cần phải có thời gian. Thay
vì được dẫn dắt bởi một thành viên được chọn, nhóm sẽ sinh hoạt tốt hơn
nếu mỗi thành viên lần lượt thay phiên nhau dẫn dắt nhóm. Những nhóm
của mặc khải thứ mười đã đạt hiệu năng cao khi mọi thành viên của nhóm
nêu lên những ý tưởng vào lúc họ được kích thích bởi năng lượng.
Khi các mối liên kết được củng cố trong một nhóm, bạn có cảm tưởng
như có một thực thể của nhóm đang giữ vai trò ‘đối tác’ trong những cuộc
đối thoại. Khi bị thu hút bởi thực thể của nhóm, bạn có những ý tưởng –
những ý nghĩ mới mà nếu đơn độc sẽ không thể có. Mọi người có cảm
tưởng họ có thể đón nhận đời sống một cách cởi mở hơn, và hiểu được hơn tha nhân. Không xét đoản hoặc chỉ trích.
Tuần lễ địa ngục
Lần lượt kể ra những điều đảng sợ đã xảy đến trong tuần này, hoặc
những điều khiến bạn e ngại. Không nên bình luận sau mỗi lần kể. Hãy lắng
nghe bằng trái tim, thu hút vào những bày tỏ và buồn khổ của tha nhân, rồi
gửi ảnh sảng vào điều mà bạn nghe, và để cho mọi sự đi tới Thượng Đế.
Đừng bày tỏ tình cảm cũng như những lời khuyên, mà hãy lặng lẽ gửi năng
lượng yêu thương. Hãy cởi mở, nhưng không biện minh hoặc ứng xử một
cách cá biệt.
Sau khi đã cùng nghe những sự kiện không mấy thú vị đã xảy đến cho các
bạn, hãy lần lượt kể ra những điều tốt lành, những giai thoại, những niềm
vui bất ngờ đã đảnh dấu một tuần lễ. Một lần nữa, không bình luận cũng
chẳng bàn cãi. Hãy để năng lượng tràn ngập để gợi ý cách thức tốt đẹp nhất
dẫn tới kết thúc một cách vui vẻ.
CHÚ THÍCH
1. James Redfield, Mặc Khải Thứ Mười
2. Robert Monroe, Journeys Out Of The Body, Doubleday, New York, tr.78
3. Robert Monroe, The Ultimate Journey, DoubJeday, tr.113
4. Như trên, tr.123 5. Redfield. Sdd., tr.182
✍️ Mục lục: Lời tiên tri Núi Andes – Trải nghiệm Mặc Khải thứ 10 👉 Xem tiếp