Sách Thiền TôngBí Kíp Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ

✍️ Mục lục: Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ

11. Lục Tổ Huệ Năng

Bên phải Tổ Bồ Đề Đạt Ma, là Lục Tổ Huệ Năng, đây là vị Tổ quá đặc biệt của Thiền Tông, tính từ nước Ấn Độ đến nước Trung Hoa. Ngài không phải là một vị có vị trí quan trọng trong hàng giáo phẩm, cũng không phải là người có học thức cao, cũng không phải là người chuyên về nghiên cứu Phật học, càng không phải là Phật tử, mà Ngài chỉ là anh chàng đốn củi ở vùng rừng sâu biên địa. Khi ông mang củi từ trong rừng ra chợ để bán. Nghe người nhà kế bên tụng kinh Kim Cang, bỗng ông nhận ra lời và ý kinh, nên ông hỏi người nhà kế bên:

– Kinh ông tụng là kinh gì vậy?

Người tụng kinh trả lời là kinh Kim Cang.

– Kinh này xuất phát từ đâu?

Người tụng kinh bảo:

– Kinh này từ nơi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ở Chùa Thiền Tông Đông Thiền, huyện Huỳnh Mai.

Ông liền đến Huỳnh Mai ra mắt Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn.

Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn hỏi Huệ Năng:

– Ông từ đâu đến và cầu việc gì?

Huệ Năng thưa:

– Con từ Lãnh Nam đến và cầu làm Phật chứ không cầu việc gì khác.

Nghe Huệ Năng nói không giống như những người từng đến đây học đạo, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn bảo:

– Ông là người Lãnh Nam, là người nam man, hạ tiện, biên địa, không có Phật Tánh, làm sao cầu làm Phật được?

Huệ Năng thưa:

– Con và Hòa thượng tuy có Nam Bắc có sang hèn, nhưng Phật Tánh của con và Hòa thượng đâu Nam Bắc, hay sang hèn?

Ngũ Tổ và Huệ Năng đối đáp với nhau rất nhiều, Ngũ Tổ thấy căn Tánh của Huệ Năng rất có khí khái Thiền Tông, nên bảo Huệ Năng xuống nhà trù làm việc. Suốt tám tháng chuyên giã gạo chưa một lần lên Chùa trên. Ngũ Tổ thấy thời cơ truyền Thiền Tông đã đến, nên Ngài bảo cho tất cả đại chúng:

– Ta nay đã già, ta muốn truyền Thiền Tông mà tứ Tổ Đạo Tín đã truyền lại cho ta, nay đến lúc ta phải truyền Thiền Tông lại cho người kế tiếp, để làm Tổ sư Thiền Tông đời thứ sáu. Vậy, các ông mỗi người làm một bài kệ trình ta xem, nếu ai trình kệ ta xem, mà hiểu được Phật Tánh của chính mình; và nói lên được Phật Tánh ấy, ta sẽ truyền Thiền Tông cho.

Ai ai cũng bàn tán, Thượng tọa Thần Tú, là một vị giáo thọ sư, dạy hơn 700 tăng, chúng ta là học trò của Thầy ấy, vậy để Thầy ấy làm kệ, sau này chúng ta nương theo Thầy tu học, mọi người đều đồng ý như vậy”.

Bất đắc dĩ, Thượng tọa Thần Tú phải làm kệ Suốt mấy ngày, Thượng tọa Thần Tú mới làm được bốn câu kệ. Ngài Thần Tú không dám trình kệ cho Ngũ Tổ xem. Đêm khuya, lén viết bên vách Nam Lang, nếu sáng ra Ngũ Tổ đọc khen thì Ngài sẽ đứng ra nhận là mình làm, còn nếu Tổ chê, mặt mũi nào dám nhìn mấy trăm đứa học trò mà mình dạy chúng mỗi ngày, thật là quá khó !

Bài kệ Ngài Thần Tú viết như sau:

– Thân thị Bồ Đề thọ
– Tâm như minh cảnh đài
– Thời thời cần phất thức
– Vật sử nhạ trần ai.

Chúng tôi xin tạm dịch:

– Thân như cây Bồ Đề
– Tâm như đài gương sáng
– Ngày ngày phải lau chùi
– Chớ để dính bụi bặm.

Ngũ Tổ đọc bài kệ biết là của Ngài Thần Tú làm, Tổ cho rằng, Ngài Thần Tú chưa biết được Phật Tánh của chính mình. Tuy nhiên, để giữ thể diện cho Ngài Thần Tú, Ngũ Tổ gọi Ngài Thần Tú vào tịnh thất và hỏi:

– Bài kệ này có phải là của ông làm chăng?

Thượng tọa Thần Tú thưa:

– Dạ, của con làm, xin Hòa thượng xem coi con có hiểu chút gì về Thiền Tông học không? Vì tất cả đồ chúng nhường con làm, chứ thật sự con không dám cầu Tổ vị.

Tổ bảo:

– Bài kệ ông làm chưa biết được Phật Tánh của chính mình là gì, tức đồng nghĩa ông chưa hiểu khái niệm của Pháp môn Thiền Tông, chớ đừng nói chi vào được sân Thiền Tông, còn nói đạt được “Bí mật Thiền Tông”, không phải dễ!

Ông chịu khó, về làm bài kệ khác trình ta xem, nếu ông chỉ Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” thôi, ta sẽ truyền Thiền Tông lại cho ông, và ta sẽ hướng dẫn ông vào được cửa “Bí mật Thiền Tông”, ông sẽ là Tổ sư Thiền Tông đời thứ sáu tại nước Trung Hoa này.

Ngài Thần Tú nghe Ngũ Tổ dạy như vậy, Ngài toát mồ hôi, nghĩ thầm rằng, mình đã nặn óc, bóp trán, tìm ra duy nhất chỉ được bốn câu kệ, mà nay Tổ chê, còn tâm trí đâu mà làm kệ nữa! Ngài Thần Tú lạy tạ Tổ về tịnh thất, tâm trí không còn biết gì nữa! Chân đi muốn chao đảo! Còn bên ngoài thiện nam tính nữ bàn tán xôn xao.

Tổ liền bảo:

– Bài kệ này ai kiên trì tụng, có rất nhiều phước. Mọi người ai nấy đều tin như vậy.

Mấy ngày sau, có chú tiểu đi ngang chỗ Huệ Năng giã gạo, tụng bài kệ nói trên. Huệ Năng liền hỏi chú tiểu:

– Thượng nhân đang tụng kệ gì đó?

Chú tiểu liền bảo:

– Ông nhà quê này, bài kệ này là của Thượng tọa Thần Tú, viết bên vách Nam Lang trình với Ngũ Tổ. Ngũ Tổ bảo, ai trì tụng bài kệ này thì có rất nhiều phước.

Huệ Năng nói với chú tiểu:

– Xin thượng nhân dẫn tôi lên chỗ bài kệ để tôi lễ bái cho có phước. Chú tiểu liền dẫn Huệ Năng lên chỗ ghi bài kệ.

Huệ Năng nói:

– Tôi không biết chữ, xin thượng nhân đọc giùm tôi. Chú tiểu liền đọc bài kệ.

Huệ Năng liền nói:

– Tôi cũng có bài kệ nữa, xin thượng nhân vì tôi viết giùm để gieo duyên cùng bài kệ này.

Đứng sau chú tiểu là ông quan Biệt giá, ông quan Biệt giá liền bảo:

– Ông mà cũng có kệ nữa sao?

Huệ Năng liền nói:

– Ông đừng khinh người, người nhìn bên ngoài có hình tướng thượng thượng, cũng chưa chắc có trí thượng, còn người có hình tướng hạ hạ mà có trí thượng thượng thì sao?

Ông quan Biệt giá liền bảo:

– Ông đọc kệ đi, tôi sẽ viết cho ông.

Huệ Năng liền cất tiếng đọc:

– Bồ Đề bổn vô thọ
– Minh cảnh diệt phi đài
– Bản lai vô nhất vật
– Vật sử nhạ trần ai.

Chúng tôi xin tạm dịch:

– Tánh giác không có thọ
– Sáng không phải nhờ đài
– Xưa nay không phải vật
– Chỗ nào dính bụi bặm.

Xin dịch trắng ra:

– Tánh giác, tự nó giác, không nói Tánh giác thọ được.
– Sự sáng của Tánh giác, là sáng tự nhiên, không phải nhờ đài nó mới sáng được.
– Tánh giác này nó không phải là một vật.
– Vì không phải vật, nên Tánh giác không thể nào dính bụi bặm được.

Mọi người đọc bài kệ của ông Huệ Năng, họ liền kinh ngạc, mọi người đều nói:

– Không ngờ từ trước đến nay chúng ta lại sai một vị nhục thân Bồ Tát làm việc, thật là tội lỗi!

Thấy trong pháp hội náo động lên, Ngũ Tổ liền lấy giày chà lên bốn câu kệ của Huệ Năng và bảo:

– Bài kệ này cũng chưa thấy được Phật Tánh, mọi người nên giải tán, ai có việc gì làm việc nấy, đại chúng cho là phải.

Mấy ngày sau, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn xuống chỗ giã gạo của Huệ Năng, nói với Huệ Năng:

– Ông đi học đạo mà nhọc nhằn đến thế ư?

Tổ hỏi thêm:

– Gạo đã trắng chưa?

Huệ Năng thưa:

– Gạo trắng đã lâu, nhưng còn thiếu dần sàng.

Ngũ Tổ cầm gậy gõ vào tay cối ba cái rồi chấp tay sau lưng đi về Thiền Tông thất. Huệ Năng hiểu ý Tổ, khi trống điểm canh ba, Huệ Năng đến gõ cửa Thiền Tông thất của Ngũ Tổ, Ngũ Tổ liền mở cửa Thiền Tông thất cho Huệ Năng vào trong và lấy vải che kín các cửa, Ngũ Tổ lấy kinh Kim Cang giảng cho Huệ Năng nghe về an trụ tâm của Vật lý.

Ngũ Tổ dạy rõ như sau:

Sau đây là 3 câu then chốt để nhận ra Phật Tánh của chính ông, ông hãy lắng nghe cho thật rõ, nhớ để tâm Vật lý của ông tự nhiên Thanh Tịnh, nhớ đừng dụng công, khi tâm Vật lý của ông tự nhiên được Thanh Tịnh, tâm ông sẽ bắt được tần số Thanh Tịnh của Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh, khi vào đây, ông tự biết. Đây là 3 câu bí yếu để ông “Tự rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh”, ta sẽ đọc chậm rãi 3 câu ấy cho ông nghe:

– Bất ưng trụ sắc sanh tâm.
– Bất ưng trụ: thanh, hương, vị, xúc, pháp, sanh tâm.
– Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.

Đức Ngũ Tổ vừa đọc xong 3 câu trên, Ngài liền giải thích rõ thêm:

– Khi tâm Vật lý của ông, không dính vào hình sắc mà sanh ra cái hay biết, chính cái hay biết này, nó là cái biết của Ý trong Tánh đó.
– Khi tâm Vật lý của ông, không dính vào tiếng mùi, vị, đồ vật, hình bóng ảo, mà vẫn hằng biết, chính cái hay hằng biết này, nó là cái Biết của Ý trong Tánh đó.
– Khi tâm Vật lý của ông, không dính mắc vào các thứ trên, mà biết, thì cái biết tự nhiên sẽ hiển lộ ra, chính cái biết không phải của suy nghĩ của Vật lý, cái biết này là cái biết tự nhiên của Ý trong Tánh đó. Ta nhắc ông 2 lần chỗ này, để ông nhận được sâu sắc hơn.

Ngũ Tổ vừa đọc xong 3 câu và giải thích cho ông Huệ Năng nghe. Trong lúc Ngũ Tổ nói, Ngài thấy ông Huệ Năng ngồi nghe mà bất động. Ngũ Tổ biết, ông Huệ Năng đã lần lượt, nhận được:

1. Ngũ uẩn giai không.
2. Vượt qua được cửa Hải Triều Âm.
3. Vào được trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh,

Nên Ngũ Tổ cứ để ông Huệ Năng tự nhiên ở trong trạng thái bất động đó. Chính chỗ bất động này, ông Huệ Năng đã nhận ra trọn vẹn Phật Tánh của chính mình. Ông Huệ Năng ở trong trạng thái bất động rất lâu. Khi trạng thái Thanh Tịnh tự nhiên tan với ông, ông liền quỳ gối và trình thưa với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn như sau:

– Kính thưa Hoà thượng, con nghe Hoà thượng đọc và giải thích 3 câu an trụ tâm Vật lý, bất ngờ con được rơi vào trạng thái như không có con, con ở trong trạng thái đó không biết là bao lâu, nhưng khi con ở trong cái trạng thái Thanh Tịnh đó, con thấy và biết sau, kính trình lên Hoà thượng, kính xin hoà thượng giải thích cho con nghe rõ chỗ này, con xin cám ơn Hoà thượng:

– Cái Thanh Tịnh tự nhiên ấy là gì?
– Cái màn trong suốt ấy là gì?
– Cái mênh mông, trùm khắp ấy là gì?
– Cái mà con tự thấy, nghe, nói và biết ấy là gì?
– Trong ấy sáng, mát là gì?
– Năm phần con hỏi trên, kính xin Hoà thượng giải thích cho con rõ. Xin cám ơn Hoà thượng?

Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn giải thích 5 câu hỏi của ông Huệ Năng như sau:

1- Cái Thanh Tịnh tự nhiên ấy, là cái tự nhiên trong Vũ Trụ này, không có vật chất trong ấy.

2- Cái màn trong suốt đó, là bờ ngăn cách của Hải Triều Âm, chính cái màn này, nó ngăn giữa Thanh Tịnh, của vô sanh bên trong, và bên ngoài là sức hút của Vật lý âm dương.

3- Cái mênh mông, Thanh Tịnh mà trùm khắp, ấy là Phật.

4- Cái mà con tự thấy, đó là Ý của con. Trong của con có các thứ như sau:

A- Lúc nào cũng thấy, đó là Ý hằng thấy.
B- Lúc nào cũng nghe, đó là Ý hằng nghe.
C- Lúc nào Ý muốn phát ra tiếng, liền có tiếng. Tiếng này gọi là pháp.
D- Ba thứ trên được đi trùm khắp, là nhờ cái hay biết, gọi là hằng biết.

5- Cái trong sáng, mát đó là điện từ. Nhờ điện từ này mà nó chuyên chở các thứ nói trên.
Các thứ trên nó nằm trong một cái vỏ bọc gọi là Tánh, nên gọi chung là Phật Tánh.
Nếu các thứ trên nó ở Thanh Tịnh, gọi là Ý trong Tánh còn nằm trong Phật. Vì Ý, Tánh, Phật không có vật chất, nên Ý trong Phật Tánh trùm khắp.
Khi Ý trong Tánh nằm trong Phật vào trong Tam Giới, bị sức hút của Vật lý của loài nào, thì Ý vào trong loài nào, thì biến thành loài đó.

Ông Huệ Năng vừa nghe Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn giải thích 5 câu hỏi của mình, ông liền thốt lên 5 câu như sau:

1. Đâu ngờ mình có Phật Tánh tự nhiên trùm khắp!
2. Đâu ngờ mình có cái Ý hay thấy, hay nghe, hay nói và hay biết!
3. Đâu ngờ trong Phật Tánh mình có đầy đủ, không thiếu thứ gì!
4. Đâu ngờ trong mình có cái Tánh là vỏ bọc thứ kia!
5. Đâu ngờ mình có cái Ý tự nhiên, không sanh không diệt!

Vừa nghe ông Huệ Năng thốt lên 5 câu Tổ Hoằng Nhẫn bảo: “Năm câu của con vừa thốt lên chứng tỏ con đã vượt qua được cửa “Hải Triều Âm” và “Được rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh” của con cũng đồng nghĩa con đã qua được 3 cửa:

1. “Yếu chỉ Thiền Tông”.
2. “Bí mật Thiền Tông”.
3. “Được rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”.

Người tu theo Đạo Phật mà đạt được 3 cửa nói trên, được phép làm Thầy tất cả các cõi trời và tất cả các loài người. Theo Huyền Ký của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, tại nước Trung Hoa này chỉ có một hoa nở 5 cánh. Hàm ý Tổ nói ở nước Trung Hoa này chỉ có 5 đời Tổ thôi. Đến đời ngươi làm Tổ, việc truyền Thiền Tông không được phép truyền nữa.

Vì sao không được truyền nữa?
Vì trong Huyền Ký Như Lai có dạy 3 phần như sau:

Một: Ông là người không biết chữ thì làm sao đứng ra đọc kệ truyền thiền được.

Hai: Đến đời ông người Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” rất nhiều, còn người đạt được “Bí mật Thiền Tông” nhiều nhất từ khi “Mạch nguồn Thiền Tông” chảy đến đây. Người nào đạt được “Bí mật Thiền Tông” theo nguyên tắc là được truyền Thiền Tông, nhưng vì quá nhiều người đạt được thì truyền cho ai bây giờ. Do đó, việc truyền Thiền Tông không còn truyền theo nguyên tắc cũ nữa, mà phải truyền theo nguyên tắc mới, trong Huyền Ký Đức Phật có dạy rõ.

Ba: Việc truyền “Bí mật Thiền Tông”, phải làm lễ trước Tôn tượng của Như Lai nơi Chánh điện Thiền Tông, nhưng vì hoàn cảnh của ông quá đặc biệt nên không thực hiện nơi Chánh điện Thiền Tông Chùa Thiền Tông Đông Thiền này được, nên ta chỉ thực hiện đơn sơ nơi Thiền Tông thất này bằng 3 nén hương. Nghi thức truyền “Bí mật Thiền Tông” ta thực hiện rất đúng như 32 vị Tổ trước đã truyền cho nhau. Vậy, ông quỳ gối xuống, ta đọc nhanh bài kệ truyền Thiền Tông cho ông nghe, cũng có nghĩa ta chính thức truyền Thiền Tông cho ông làm Tổ sư Thiền Tông đời thứ 33, mà Như Lai có dạy rất rõ ràng trong Huyền Ký của Ngài, ông hãy lắng nghe, ta đọc nhanh bài kệ truyền Thiền Tông này:

Dâng hương:

Khói hương bay khắp bầu trời xanh
Rốt ráo chúng con bổn nguyện lành
Trên khói hương này xin Phật ngự
Chứng cho đệ tử truyền thiền này.

Khai lễ truyền Thiền Tông:

Ngày xưa sen nở Linh Sơn
Như Lai dạy thiền, quý hơn ngọc vàng
Trải qua nhiều nước gian nan
Đi qua khắp chốn hiện an nơi này.

Chúng con nghe dạy của Thầy
Tìm nhiều phương cách, thiền đây lưu truyền
Hôm nay họ Lư có duyên
Nhận được nguồn thiền, chỉ riêng một mình.

Năng, kia biết được làm thinh
Để cho Phật Tánh của mình làm thôi
Chúng con, như vậy phải rồi
Không xen vào lời Tánh Phật của ta.

Tất cả những vị ngộ ra
Chính tâm Thanh Tịnh Thích Ca lưu truyền
Hôm nay họ Lư đại duyên
Nhận được nguồn thiền của Phật Thích Ca.

Theo như lời dạy Thầy ta
Hễ ai nhận được Thích Ca dạy thiền
Vị đó là người đủ duyên
Phải được truyền thiền để làm lòng tin.

Nay, tại Thiền Tông thất này
Chính thức truyền thiền chứng nhận cho ông
Ông nên giữ lấy trong lòng
Vượt qua bể khổ để về nhà xưa.

Từ nay dù sớm hay trưa
Chỉ cần Thanh Tịnh, không ưa Niết bàn
Ông đi cố gắng bình an
Trong Bể Tánh là quê an của mình.

Ngày xưa Đức Phật dạy “Dừng”
Vì ông không biết, không theo lời Ngài
Do vậy, đi khắp trần ai!
Thiền Tông Đông Thiền, ông nay mới “Dừng”.

Tất cả chúng tôi rất mừng
Vì đã chứng nhận, ông nay đạt thiền
Thêm người hết đảo hết điên
Chính thức truyền thiền chứng nhận cho ông.

Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đọc xong 36 câu kệ truyền Thiền Tông cho Ngài Huệ Năng rồi, Tổ Hoằng Nhẫn dạy thêm:

– Ta trao cho ông Y, Bát của Như Lai dùng hằng ngày và gói kệ Huyền Ký, trong đó có bài kệ truyền Thiền Tông mà ta vừa mới đọc xong cho ông nghe.

Cũng từ giờ phút này, ông chính thức làm Tổ sư Thiền Tông đời thứ 33. Vậy, ông hãy nghe lời dạy sau cùng của ta bằng 4 câu kệ như sau:

– Hữu tình lai hạ chủng
– Nhân địa quả được sanh
– Vô tình diệt vô chủng
– Vô Tánh diệt vô sanh.

Chúng tôi xin dịch thật rõ như sau:

– Người nào biết ai có hạt giống Phật, hãy dạy người đó Pháp môn Thiền Tông này.
– Nhờ họ biết mình có hạt giống Phật, lời dạy của ông như là đất và nước tốt vậy, nên hạt giống Phật ấy được nẩy mầm sanh ra.
– Người nào không biết mình có Phật Tánh.
– Không được nói Pháp môn Thiền Tông này, dù ông có dạy họ suốt đời, họ cũng không biết Phật Tánh của họ là gì.

Đêm nay, ta đưa ông ra bến Cửu Giang, ông lần về phương Nam, đến khi gặp ấp Hoài thì ẩn nơi đó một thời gian, khi nào gặp ấp Hội thì dừng nơi đó,chừng nào khắp trong nước Trung Hoa, ai ai cũng mong muốn biết Pháp môn Thiền Tông này thì ông ra mặt và trình giấy chứng nhận ta truyền Thiền Tông cho ông. Sau đó, ông mới nói rộng Pháp môn Thiền Tông này; nhưng ông đừng nói trắng ra, mà ông chỉ nói 1/10 Pháp môn Thiền Tông này thôi, đồng nghĩa, ông chỉ được phép nói kinh Trung thừa thôi, tức chỉ dạy hệ kinh Bát Nhã, còn ai có duyên lớn, đến hỏi ông chỗ cao tột cùng của Pháp môn Thiền Tông này, ông chỉ dạy riêng người đó thôi.

Vì sao vậy?
Vì Pháp môn Thiền Tông này, ở đời ông làm Tổ sư Thiền Tông không được phép nói trắng ra, mà phải đợi đến đời Mạt Thượng pháp, ở tại đất Rồng sẽ có người công khai nói trắng Pháp môn Thiền Tông này.

Theo Huyền Ký của Như Lai có dạy, Pháp môn Thiền Tông này, đến đời Mạt Thượng pháp sẽ bùng lên tại đất Rồng, sẽ có người viết lại tất cả những lời Huyền Ký của Đức Phật, cũng từ nơi đất Rồng ấy, Pháp môn Thiền Tông học này, sẽ có nhiều người biết.

– Người nhận ra “Yếu chỉ Thiền Tông” rất nhiều.
– Người đạt được “Bí mật Thiền Tông” thì có ít hơn.
– Người “được rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”, Như Lai không cho phép nói. Vậy, ông đi mạnh khỏe, còn phần ta, ta sẽ tịch diệt sau 3 năm nữa.

Nghe lời dạy của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, nên khi Đức Lục Tổ Huệ Năng sắp diệt độ, Đức Lục Tổ cho phép ông Thần Hội công bố ra các bài kệ Huyền Ký của Đức Phật truyền. Nhờ vậy, mà chúng ta hiện nay mới hiểu Pháp môn Thiền Tông này có 3 tầng bậc như sau:

– Người nào hiểu tu theo Thiền Tông là tu không dụng công, tức không sử dụng bất cứ thứ gì trong vât lý của Thế Giới này, là người đó đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”.
– Người nào giải mã được tất cả các ngôn từ của Đức Phật dạy, người đó được gọi là đạt được “Bí mật Thiền Tông”.
– Người nào “được rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”, người đó được gọi là đã về đến quê xưa của mình.

Bài kệ 40 câu của anh Nguyễn Văn Nghĩa ở C9/4A, khu phố 3, xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, tạ ơn Đức Lục Tổ Huệ Năng, sau khi anh đạt được “Bí mật Thiền Tông”. Nêu tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu:

Ngài là Tổ thứ ba ba
Kinh Ngài ngộ được chính là Kim Cang
Khi đi bán củi bên đàng
Tìm đến Ngũ Tổ ở làng Hoàng Mai.

Thầy bảo giã gạo đạp chày
Được hơn tám tháng, chỉ bày Thiền Tông
Nhận ra Phật Tánh trong lòng
Thầy trao Y, Pháp, qua sông nối dòng.

Trải bao khó nhọc long đong
Cuối cùng nghiệp chướng của Ngài cũng xong
Ngài đem chánh pháp Thiền Tông
Truyền đi khắp chốn, nối dòng Như Lai.

Nhiều người ngộ được pháp này
Nhận ra Thanh Tịnh, Tánh Thầy truyền cho
Trong lòng hết khổ hết lo
Để tâm Thanh Tịnh, không cho vui buồn.

Khi Ngài từ giã về nguồn
Rất nhiều đệ tử, lòng buồn lệ tuôn
Chỉ Ngài Thần Hội là luôn
Khen, chê bất động; vui buồn không sanh.

Khi xưa Phật nói rõ rành
Thiền Tông Tổ dạy, thiền Thanh Phật truyền
Chúng con nay đã đủ duyên
Nhận mạch nguồn Thiền của Phật Thích Ca.

Thấy, nghe Thanh Tịnh ngộ ra
Lời Ngài chỉ dạy, bỏ xa mê lầm
Tu mà chẳng biết bổn tâm
Tu hành vô ích, vẫn trầm vẫn luân.

Vâng lời Phật, Tổ dạy “Dừng”
Tự Tánh Thanh Tịnh, lòng mừng, tâm an
Ngộ nơi kinh Pháp Bảo Đàn
Chúng con nay đã bình an nhẹ nhàng.

Đến Chùa Tân Diệu, Long An
Lạy Tổ ba lạy, muôn ngàn biết ơn
Chúng con chẳng nguyện gì hơn
Lập, bày phương tiện đền ơn trao truyền.

Chúng con phổ biến khắp miền
Những ai đại phúc, nhận liền Thiền Tông
Chúng con chỉ nguyện, chỉ mong
Nhiều người Giác Ngộ đạo thiền như con.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ 👉  Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *