Sách Thiền TôngBí Kíp Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ

✍️ Mục lục: Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ

4- Ông Võ Quốc Thái hỏi:

– Trưởng ban có đọc quyển “Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới” của giáo sư Thạc Đức, viết trước năm 1975 không?

Vị Trưởng ban nói:
– Chúng tôi có đọc được cuốn sách ấy.

Ông Võ Quốc Thái hỏi tiếp:
– Vậy xin cho chúng tôi hỏi Trưởng ban về cuốn sách này được không ạ?

Vị Trưởng ban đáp:
– Xin mời thầy hỏi.

Ông Võ Quốc Thái hỏi:
Câu 1: Đối với Thiền Tông, sách ấy có hợp với Thiền Tông không?
Câu 2: Các lời giải trong mười uyển mục có đúng với lời Phật dạy không?
Câu 3: Những người tìm hiểu Đạo Phật, đọc sách ấy, họ nói được mở mang trí óc rất nhiều, còn chủ trương tu theo Thiền Tông để được cái gì?

Vị Trưởng ban đáp:
– Kính thưa ông Võ Quốc Thái, chúng tôi chỉ là những người tìm hiểu Thiền và Thiền Tông thôi, nếu đem nguyên bài viết của người khác viết, để bàn, thật tình chúng tôi không dám, chúng tôi chỉ đem những lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để trả lời cho thầy thôi.

Câu 1: Thầy nhờ chúng tôi đánh giá về bài viết Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới đối với Thiền Tông.

Chúng tôi xin góp ý như sau:
– Ai nghiên cứu kỹ Đạo Phật, Đạo Phật không có cũ hay mới. Chúng tôi xin dẫn chứng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, khi Ngài A Nan Đà hỏi Đức Phật:
– Kính bạch Đức Thế tôn, kính xin Đức Thế tôn chỉ dạy cho chúng con tu hành làm sao để được vượt ra ngoài Luân hồi sanh tử?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không trả lời, mà Mười Phương Chư Phật trả lời cho Ngài A Nan Đà biết, Mười Phương Chư Phật đồng nói như sau:

– Này ông A Nan Đà, ông muốn ra khỏi Luân hồi sinh tử, ông hãy tu một trong sáu căn, hay tu cả sáu căn của ông chớ không có cách tu nào khác.
Các Đức Phật quá khứ đã nói như vậy. Hiện tại Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã nói như vậy. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn nói thêm: Tương lai, hay mãi mãi tương lai vị Phật nào cũng nói như vậy thôi.

Vậy ông hãy suy nghĩ sao về quyển sách “Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới?”
Lời dạy của các Đức Phật quá khứ hay hiện tại cũng như vị lai, thì Đạo Phật không có cũ hay mới. Người viết cuốn sách này chưa nắm được căn bản của Đạo Phật.

Câu 2: Còn lời giải trong mười quyển mục, chúng tôi không thấy có phần nào dính dấp đến Thiền Tông cả, nên chúng tôi không đánh giá được. Cuốn sách này chỉ nói Đạo Phật ở hoa, lá, cành thôi, chứ không nói đến cội rễ của Đạo Phật”.

Câu 3: Quyển sách này, nếu người bình dân đọc, họ cho là rất hay; còn hàng học giả hay người hiểu đạo thiền, họ cho là quá cạn, không đáp ứng được nhu cầu của những vị xem sách, xem kinh để tu hành trở về nguồn cội của chính mình”.

Còn thầy hỏi chúng tôi tu theo Thiền Tông để được cái gì? Chúng tôi xin trả lời là để được trở về nguồn cội của chính mình; còn nói theo ngôn từ của Nhà Phật là để được làm Phật.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ 👉  Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *