Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 03: Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát

✍️Mục lục: Quyển 03: Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát

32 – MỘT SỐ CÂU HỎI ĐẶC BIỆT:

👉1 – Ông Triệu Quốc Phong, sanh năm 1953, tại quận Một. TP. HCM, cư ngụ tại đường Trân Hưng Đạo, quận Năm, có hỏi 2 câu thật đặc biệt như sau:

Câu 1: Trong sách của tác giả Nguyễn Nhân viết, Trưởng Ban có nói đến Điện từ Quang và Điện từ Âm – Dương, vậy các loại Điện từ nói trên nó ở dâu?

Câu 2: Người tu theo Thiền Tông, khi vào được Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Giới, những phước đức mà mình tạo từ vô lượng kiếp có chuyển thành Công đức được không?

Câu 3: Trong Tam Giới loài nào cũng có Tánh của loài đó, sao Phật mà cũng có Tánh nữa?

Trưởng Ban trả lời:

Câu 1: Hiện tại trong càn khôn vũ trụ và Thế giới này có đến 3 loại Điện từ như sau:

1 – Điện từ Quang: Năm trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Giới, tự nhiên trùm khắp. Có công dụng là duy trì sự sống của Mười phương chư Phật và đưa các thứ trong Ý của chư Phật đi khắp nơi mỗi khi các Ngài phát ra.

Điện từ Quang này là tự nhiên không có lực hút, mà chỉ có lực rung động và đưa đi thu gần lại thôi.

2 – Điện từ Âm – Dương: Nằm trong 1 Tam Giới; trong mỗi một Tam Giới Điện từ Âm – Dương này tự nhiên có khắp trong 1 Tam Giới và tại Trái Đất này, cũng như trong mỗi chúng sanh và trong mỗi tế bào.

3 – Điện từ Vật lý: Do loài người chế tạo ra có 2 chiều

A – Tạo ra lực đẩy và kéo.

B – Tạo ra nhiệt và ánh sáng.

C – Tạo ra sức chuyên chở âm thanh và hình ảnh. V.v…

Câu 2: Người tu theo Thiền Tông phải hiểu Công đức và phước đức như sau:

Không cần chuyển phước đức của mình thành Công đức, mà vị nào khi được “Rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Giới”, thì tự nhiên những phước đức của vị ấy tạo ra trong Tam Giới tự nhiên theo mình trở thành là Công đức.

Vì sao được như vậy?

Vì phước đức của vị ấy làm ra được Điện từ Âm – Dương bao phủ thành một khối, khi khối phước đức này vào trong “Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”, được Điện từ Quang chiếu rọi nên khối phước đức ấy liền chuyển thành là Công đức.

Câu 3: Trong Lục đạo luân hồi loài nào cũng có Tánh cả, nhưng Tánh của mỗi loài trong Lục đạo đều là bị hạn chế do Điện từ Âm – Dương bao phủ; nói rõ hơn là các Tánh trong Tam Giới, nó phải tuân theo qui luật Vật lý của Tam Giới.

Vì sao Tánh trong Tam Giới có sai biệt?

Vì đây là nghiệp riêng biệt của mỗi cá nhân tạo ra.

Còn ở trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh, cũng có Tánh nữa. Vì vậy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy:

– Tất cả Chư Phật, vị nào cũng có Tánh Phật cả.

– Tánh Phật sống hoàn toàn bằng Điện từ Quang.

– Tánh Người và muôn loài sống bằng Điện từ Âm – Dương; Điện từ Âm – Dương là loại Điện từ cuốn hút và đẩy ra, nên ai sống nhờ Điện từ này là phải tuân theo chiều: thành, trụ, hoại, diệt. Vì vậy, trong Tam Giới phải luân chuyển là vậy.

👉2 – Nhà văn Lương Trọng Nghĩa, sanh năm 1949 tại TP. Qui Nhơn, tinh Bình Định. Cư ngụ tại nhà số 2453, đường Monterey, TP. San José, bang California, Hoa Kỳ, Nhà văn là người sưu tầm rất nhiều Tôn giáo, khi Nhà văn đọc được quyền sách “Tu theo Pháp môn nào của đạo Phật dễ Giác ngộ”, Nhà văn có đến chùa Thiền Tông Tân Diệu hỏi Trưởng Ban quản trị chùa như sau:

– Ở đây Thầy tu gì?

Trưởng Ban quản trị chùa trả lời:

– Chúng tôi ở đây không tu gì cả!

Nhà văn Lương Trọng Nghĩa nặng lời nói:

– Thầy cất chùa ra mà không tu, đồng nghĩa Thầy lập ra chùa để kiếm tiền, nuôi thân chứ gì?

Trưởng Ban quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu nghe Nhà văn Lương Trọng Nghĩa nói mình lười biếng cất chùa ra kiếm tiền để nuôi thân. Nếu người không hiểu Pháp môn Thiền Tông học nghe nói như vậy rất là xấu hổ nhưng vị Trưong ban quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu này, là vị chuyên giảng Pháp môn Thiền Tông học mà Đức Phật dạy nơi Thế giới này. Trưởng Ban nghe lòng mình thương cho Nhà văn Lương Trong Nghĩa, là một vị trí thức cao mà không có hiểu biết rõ ràng về lời dạy của Đức Phật, nên Trưởng Ban nói với Nhà văn như sau:

– Vậy, Nhà văn có biết Pháp môn Thiền Tông học Nhà Phật là “tu” làm sao không?

Nhà văn Lương Trọng Nghĩa gương mặt còn kiêu hãnh nói với Trưởng Ban:

– Tu theo Thiền Tông học Nhà Phật là dụng công định tâm thật sâu để nhận ra Phật Tánh của chính mình.

Trưởng Ban nói với Nhà văn Lương Trọng Nghĩa:

– Nhà văn có biết chữ tu là gì không?

Nhà văn Lương Trọng Nghĩa trả lời:

– Là sửa tâm Tánh của mình sống cho đúng với đạo.

Trưởng Ban liên nói 3 câu như sau:

– Thân tôi không bệnh mà tu sửa cái gì?

– Tâm tôi không loạn mà tu sửa cái gì?

– Tánh tôi không rối mà tu sửa cái gì?

Nghe Trưởng Ban quản trị chùa trả lời một loạt 3 thứ Thân, Tâm và Tánh không cái nào tổn thương mà mình đòi tu sửa.

Bất chợt, Nhà văn Lương Trọng Nghĩa hiểu được Pháp môn Thiền Tông là không dụng công tu, Trưởng Ban đã nói rất rõ trong các sách viết theo hệ thống Thiền Tông học.

Nhìn qua nét mặt của Nhà văn Lương Trọng Nghĩa, Trưởng Ban biết Nhà văn Lương Trọng Nghĩa đã nhận được căn bản của Pháp môn Thiền Tông học này, nên Trưởng Ban nói:

– Chúng tôi xin tặng Nhà văn 12 câu kệ mà Như Lai dạy “tu” theo Pháp môn, nếu tâm Vật lý Nhà văn được thật sự Thanh Tịnh và chú ý nghe thì sẽ lãnh hội được Pháp môn Thiền Tông học này.

Trưởng Ban đọc 12 câu:

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm
Chẳng quán chẳng tưởng nhận liền Tánh Nghe
Tánh Nghe Tánh Thấy là bè
Đưa người Thanh Tịnh về miền quê xưa.

Thiền Tông không chọn sớm trưa
Không ngồi không đứng không ưa Niết bàn
Chỉ cần bỏ chuyện Thế gian
“Tánh Thấy, không Thấy” chỗ xưa Phật truyền.

Lòng người bị đảo bị điên
Chỉ cần “Thôi, Dứt” Niết bàn hiện ra
Như Lai nói rõ ý ra
Tu thiền Thanh Tịnh là ra luân hồi.

Vừa nghe Trưởng Ban nói rõ Thân, Tâm và Tánh không cái nào bị tổn thương nên không cần tu sửa; còn 12 câu kệ mà Như Lai dạy tu theo Pháp môn Thiên tông, Nhà văn Lương Trọng Nghĩa có trình thưa với Trưởng Ban như sau:

– Kính thưa Trưởng Ban, ban đầu chúng tôi không hiểu tu Thiền Tông học là tu là sao, nên có lời không phải với Trưởng Ban, được Trưởng Ban nói rõ chỗ thâm sâu của Pháp môn Thiền Tông học mà Như Lai đã dạy, cá nhân tôi đã lãnh hội được Pháp môn Thiền Tông học này, vậy, tôi xin hối lỗi với Trưởng Ban, và xin trình bày với Trưởng Ban 2 ý như sau:

– Trước, hối lỗi với Trưởng Ban.

– Sau, xin trình sự hiểu biết của tôi để Trưởng Ban kiểm chứng.

Trưởng Ban nói:

– Mục đích của chúng tôi là phổ biến Pháp môn Thiền Tông học này cho ai có duyên lớn nhận ra, đây là lời dạy của Đức Phật; còn việc lỗi phải chúng tôi không màng đến.

Vì sao vậy?

Vì lỗi phải là luân hồi của Vật lý, chúng tôi không sử dung. Vậy, mời Nhà văn nói lên chỗ hiểu biết của mình, nếu hiểu được khái niệm Pháp môn Thiền Tông học, Nhà văn sé được cấp giấy chứng nhận Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”; còn nếu có thơ hay kệ từ 12 câu trở lên sẽ được cấp giấy chứng nhận là đạt được “Bí mật Thiền Tông”.

Nghe Trường ban nói như vậy, Nhà văn Lương Trọng Nghĩa trình bày như sau:

– Người tu theo Pháp môn Thiền Tông học Nhà Phật:

– Về hình tướng bên ngoài, không cần hình thức.

– Về nội tâm bên trong, chỉ cần tâm Vật lý mình thanh

Tịnh, “Thôi” hay “Dứt” là đủ. Vì vậy, trong 12 câu kệ Trưởng Ban đọc, tôi đã nhận ra:

– Chỉ cần bỏ chuyện Thế gian

– “Tánh Thấy, không Thấy” chỗ xưa Phật truyền

– Lòng người bị đào bị điên!

– Chỉ cần “Thôi, Dứt” Niết bàn hiện ra

– Như Lai nói rõ ý ra

– Tu thiền Thanh Tịnh là ra luân hồi.

Trưởng Ban nói:

– Về căn bản Pháp môn Thiền Tông học, Nhà văn đã nhận ra được, còn về đạt được “Bí mật Thiền Tông”, Nhà văn nên cố gắng. Hôm nay, chúng tôi cấp liền cho Nhà văn giấy chứng nhận Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”.

Nhà văn Lương Trọng Nghĩa hết sức vui mừng và cảm ơn Trưởng Ban.

👉3 – Anh La Hoàng Dũng, sanh năm 1983, tại TP.HCM cư ngụ tại quận 6, TP. HCM, hỏi 3 câu:

Câu 1: Pháp môn Thiền Tông là cực Dương, chúng tôi buồn bán làm ăn là cực Âm. Vậy, chúng tôi buôn bán làm ăn như thế nào để tu theo Pháp môn Thiền Tông?

Câu 2: Tôi có người bạn truớc kia tu Mật chú tông, nay tu theo Thiền Tông. Hằng ngày, bạn ấy vào công ty thường mở đĩa Thiền Tông nghe, công ty làm ăn ế ẩm, có phải Pháp môn này có ảnh hưởng việc kinh doanh không?

Câu 3: Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa có câu: “Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên: Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”. Theo tôi hiểu, chữ chúng sanh là bao gồm các cõi Trời và Địa ngục, thì làm sao độ hết được?

Trưởng Ban Quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu trả lời:

Câu 1: Người tu Thiền Tông mà buôn bán hay làm ăn ngành nghề gì, phải biết 2 phần:

– Phần 1: Khi tu Thiền Tông, là hằng sống với Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình.

– Phần 2: Khi buôn bán làm ăn, sử dụng Tánh người để buôn bán làm ăn, nhưng phải buôn bán hay làm ăn đúng theo qui định lãi suất của Thế giới Vật lý Âm – Dương này.

Câu 2: Người muốn tu theo theo Thiền Tông phải hiểu công dụng của Pháp môn Thiền Tông học này như sau:

Phá bỏ mệ tín dị đoan.

Phá bỏ Thần, Thánh, Ma, Qủy,

Phá bỏ cái Tưởng và suy nghĩ của Tánh người. Phả bỏ tất cả những gì thành tựu trong Vật lý. Người tu Mật chú tông phải hiểu như sau:

1 – Bất cứ 1 câu Thần chú nào, cũng do 1 vị Thần điều khiển đến chỗ thành tựu mà người tu niệm Chú muốn.

2 – Tu theo Mật chú là phải theo luôn không được bỏ.

3 – Nếu bỏ Pháp môn tu này mà tu qua Pháp môn khác, nhất là tu Thiền Tông, chắc chắn bị phản ứng dữ dội.

Vì sao vậy?

Đức Phật dạy 3 tầng bậc của Pháp môn Mật chú này:

1 – Niệm câu Thần chú, thì có 1 vị Thần bình thường phụ trách và làm theo lệnh của câu Thần chú.

2 – Pháp môn Thần chú, thì do 1 vị Thần có quyền lực cao hơn điều hành.

3 – Đạo Thần, là do 1 vị Thần chủ cai quản. Quyền lực của vị Thần chủ này không ai dám cải lại. Cho nên, ai tu theo đạo Thần không thể nào bỏ đạo được, mà luôn phải tuân theo, dù có bỏ thân cũng phải làm.

Còn về đạo Thánh còn nghiêm ngặt hơn đạo Thần. Do vậy, người tu theo đạo Thánh, Thánh bảo gì cũng phải làm, tuyệt đối không được cải lại, dù hy sinh thân mạng cũng phải làm.

Đức Phật dạy:

– Người tu theo các đạo, phái sử dụng “Trí tuệ Bát nhã Ba la mật” của chính mình để xem xét. Khi đã vào tu theo đạo nào rồi, thì phải trung thành với đạo của mình theo đạo nào tu cũng có mục đích cả, như:

1 – Đạo Thánh, tu sau cùng được thành Thánh, có quyền lực tuyệt đối, không ai dám cải lại.

2 – Đạo Thần, tu sau cùng để được thành Thần, có quyền uy trên Trái Đất này.

3 – Đạo Trời, tu sau cùng để được đến cõi Trời ở, hưởng sung sướng.

4 – Đạo Giải thoát, tu sau cùng được Giác ngộ và Giải thoát, trở về quê hương cũ của chính mình...

Sau cùng Đức Phật có dạy:

– Người sống nơi Thế giới Vật lý Âm – Dương này:

1 – Muốn có uy quyền, thần thông, phép mầu, hưởng sung sướng, thì sử dụng Tánh người để tu hành và làm phước thiện và cầu xin lạy lục.

2 – Muốn Giác ngộ và Giải thoát, sử dụng Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình, tìm học Công thức Giải thoát, tu tập, tạo Công đức.

Trên đây là 2 đường đi nơi Trái Đất này, chớ không có phương tiện gì khác.

Câu 3: Đức Phật Khai thị để giúp chúng sanh nhận ra Tri kiến của chúng sanh. Câu này mới nghe tường sai, nhưng sự thật không sai. Vì sao vậy?

– Vì Đức Phật nói thì đúng.

– Còn con người nói là sai hoàn toàn và bị quả báo rất nặng nề.

Video (Trích đoạn)

Nguồn Thiền Tông

✍️Mục lục: Quyển 03: Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát 👉  Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *