Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 06: Huyền Ký của Đức Phật và những vị Ngộ thiền

✍️ Mục lục:

3- Ông Đức T …, sanh năm 1977 (TP. Hồ Chí Minh) có hỏi 2 câu như sau:

Một: Khi tôi Thanh Tịnh, thấy một vùng Thanh Tịnh trong suốt, trong vùng này có hiện tượng như sau:

A- Thấy có cửa giao động mạnh và có tiếng vang thật lớn.
B- Thấy cửa như là có tấm kiếng chắn ngang vậy.

Hai: Có vị Đại đức nói với tôi: “Chùa nào linh, khi an vị Phật, thì vị Thầy cúng an vị phải biết Công thức “Nhập Thần”, thì tượng Phật đó mới linh được”.
Vậy, xin Trưởng ban giải thích giùm, cám ơn?

Trưởng ban trả lờỉ:

Câu 1: Câu hỏi này thuộc về tuyệt mật của Pháp môn Thiền Tông.

– Câu hỏi này, khi nào tập Huyền Ký của Đức Phật được công bố ra thì mới được phép trả lời.
– Nay tập Huyền Ký của Đức Phật đã được Nhà nước cho phép xuất bản, nên chúng tôi được phép trả lời cho ông câu hỏi tuyệt mật này như sau:

Trước hết, ông phải hiểu chữ Kiến Tánh của Đức Phật dạy. Sau, phải hiểu chữ Mù cũng của Đức Phật nói. Để ông dễ hiểu, chúng tôi phân tích chữ Kiến Tánh như sau:

– Người Kiến Tánh, là phải thấy bằng Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình; cái sáng này là ánh sáng của điện từ Quang bao bọc Tánh Phật, cái hằng Thấy của Tánh Phật thấy xuyên qua ánh sáng này, nên người nào thấy được như vậy gọi là thấy bằng Tánh Thấy Thanh Tịnh của Phật Tánh.

Xin nói thật rõ: Tánh Phật thấy này phải xuyên qua được cái vỏ bọc bằng điện Âm Dương của Tánh Người.

Làm sao xuyên qua được?
– Người
– Phần này, chúng tôi phải đưa ra ví dụ thì ông mới hiểu được. Trong các kinh Đức Phật có dạy câu:

– Tri Kiến không lập tri.

Ai tập thấy đúng lời dạy của Đức Phật, mà thấy không lập tri, người đó là Kiến Tánh.

Nhưng Kiến Tánh có đến 3 lớp:

Một là Tánh Phật Thấy, không bị “nhiễm” Tánh Người.
Hai là Tánh Phật Thấy, được điện từ Quang chuyển đi. Nhưng Tánh Thấy này chưa Biết gì, chỉ Thấy bằng trong sáng như vậy thôi.
Ba là khi Thấy, mà cái Biết trong Phật Tánh Biết nữa, thì Tánh Phật Thấy và Biết đó mới đúng là Tánh Phật Thấy.

Trong kinh Kim Cang Đức Phật có dạy:

– Tri kiến lập tri, tức Vô minh bổn.
– Tri kiến bất lập tri, tức Tánh Niết Bàn.

Xin nhắc lại cho rõ: Người tu theo Pháp môn Thiền Tông hiện nay không cần Kiến Tánh như những người xưa nữa.

Vì sao?
– Vì người xưa không ai được xem Huyền Ký của Đức Phật dạy; mà duy nhất chỉ có các vị Tổ Thiền Tông được xem thôi. Do đó, người xưa tu bắt buộc phải Kiến Tánh thì mới biết đường Giải Thoát. Còn ngày nay, Huyền Ký của Đức Phật đã được công bố ra rồi, những người có duyên lớn đọc được Huyền Ký của Đức Phật dạy, ai cũng biết rõ 6 căn bản:

1- Biết rõ Phật Tánh là gì.
2- Tánh Người là sao.
3- Tu sao còn bị Luân hồi.
4- Tu sao được Giải Thoát.
5- Biết được Công thức rõ ràng.
6- Công đức và Phước đức như thế nào.
V.v…

Thì những người biết được 6 phần nói trên không cần phải Kiến Tánh. Tuy nhiên, ngày nay vị nào tu Thiền Tông mà được Kiến Tánh nữa, thì được gọi là con người hoàn chỉnh nhất; người này chắc chắn không thối chuyển với Pháp môn Thiền Tông của Đức Phật dạy, nếu có ý chí lớn sẽ tiếp nối được Mạch nguồn Thiền Tông của Đức Phật truyền cho hậu thế.

Còn chữ Mù mà Đức Phật dạy trong Kiến Tánh được dẫn giải như sau:

– Thông thường ai nghe đến Mù là không thấy, nhưng chữ Mù ở nơi Kiến Tánh có ý nghĩa như sau:

– Như người Mù chữ, không phải họ không thấy chữ mà họ không biết chữ. Khi họ học biết chữ rồi, thì họ biết chữ đó là chữ gì, nhưng không hiểu nghĩa. Vì vậy, họ phải học nghĩa, mà nghĩa này có rất nhiều lớp, nên Thế Giới này người học chia ra nhiều bằng cấp. Căn cứ vào Vật lý Thế Giới này, nên Đức Phật chia người tu Thiền Tông có 3 căn bản:

Một là Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, có nhiều lớp.
Hai là đạt được “Bí mật Thiền Tông”, có nhiều tầng
Ba là được phong Thiền Tông sư hay Thiền Tông gia, có vị hiểu sâu hiểu cạn khác nhau.

– Đi vào ý chánh của ông hỏi về người tu Thiền Tông mà được nhìn thấy không gian Thanh Tịnh có 2 trường hợp:

– Một là người dụng công mơ tưởng được Thanh Tịnh, sẽ được một vị Thần nơi Trái Đất này sử dụng thần thông nương vào cái mơ tưởng của người đó tạo ra cái ảo giác Thanh Tịnh, để người dụng công thấy; cái không gian này rất mênh mông.

Còn Đức Phật dạy người tu Thanh Tịnh Thiền, là cứ để tâm tự nhiên Thanh Tịnh, dòng quét của điện từ Âm Dương không có gì để nó quét, giống như người quét nhà mà không có bụi vậy, cái không gian Thanh Tịnh này nó không có mênh mông, mà giống như ở trong cái ống dài; cái ống dài Thanh Tịnh này gọi là “Trung tâm vận hành Luân hồi”, có 2 đầu:

Một là đầu dao động có lực hút vào rất mạnh, gọi cửa Hải Triều Âm: Chuyên hút Tánh Phật từ Phật Giới vào Tam Giới và quăng vào Thế Giới loài Người để đi Luân hồi.

Hai là đầu dao động nhẹ êm xuôi như dòng thác nước chảy vậy. Vì vậy, đầu này thấy như có hơi sương bốc lên trông giống như tấm kiếng.

Câu 2: Câu chuyện này, chúng tôi lấy câu hỏi của Ngài A Nan Đà hỏi Đức Phật để trả lời cho ông. Khi Đức Phật sắp nhập Niết Bàn, Ngài A Nan Đà có trình thưa hỏi Đức Phật như sau:

– Kính bạch Đức Thế Tôn: Sau này, khi Như Lai nhập Niết Bàn, chứng con muốn đắp tượng của Như Lai thờ, khi An vị phải vái như thế nào, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?

Đức Phật dạy:

Này ông A Nan Đà, trên Trái Đất này chỉ có 5 loài sống chung: Thần. Người. Ngạ Quỷ. Súc Sanh và Địa Ngục. Các ông thờ Như Lai là để nhớ lời dạy của Như Lai. Nhưng việc thờ phượng này, về sau chẳc chắn sẽ biến tướng.

Các người đời sau, họ cho Như Lai là “Ông Thần” ban phước cho họ. Nhưng biết sao bây giờ, không thờ thì giáo pháp của Như Lai không tồn tại! Còn thờ, thì các người tu theo Đạo của Như Lai lợi dụng hình thức thờ phượng này, đem các hình tượng khác mê hoặc lòng người để kiếm tiền!

Để chỉ cho các ông biết tại sao thờ phượng mà có linh thiêng là có nguyên do như sau:

– Ở Trái Đất này có 5 loài sống chung, duy nhất chỉ có loài Thần là có thần thông. Khi Chùa được lập ra, muốn cho tượng thờ tại Chùa đó có linh thiêng, thầy nào biết nguyên lý sống trên Trái Đất, khi làm lễ An vị Như Lai phải mời cho được vị Thần đang cai quản vùng này “Nhập tượng”, khi vị Thần “Nhập tượng” xong, tức khắc tượng đó sẽ hiển linh ngay! Muốn chắc chắn tượng được hiển linh phải đọc 3 lần: “Nhập Thần! Nhập Thần! Nhập Thần!”.

Trưởng ban nói:

Đây là câu đảo ngữ, đọc thuận ngữ của tiếng Việt Nam là “mời Thần nhập! Mời Thần nhập! Mời Thần nhập!”.

Đức Phật có dạy về thờ tượng của Như Lai,

– Tất cả các Chùa thờ tượng Như Lai, không Chùa nào Như Lai đến cả, mà duy nhất Như Lai chỉ phân thân theo dòng Thiền Thanh Tịnh để trợ giúp Pháp môn Thiền học này mà thôi. Đặc biệt, suốt thời gian truyền Bí mật Thiền Tông, Như Lai đều có mặt, nhưng Như Lai không hưởng dụng của cúng, mà của cúng này để tuần tự cho 5 loài ăn:

Một là loài Thần, vì vị Thần túc trực tại Chùa do loài Người mời đến để Chùa linh thiêng, vị Thần này hưởng mùi khi còn bốc hơi nhiều.

Hai là loài Cô Hồn, những loài này không cần mời, nơi nào có lập nơi thờ phượng là họ kéo nhau đến giành giựt để ăn.

Ba là loài Người, chính loài Người bày ra để ăn sau khi hành lễ mệt nhọc.

Bốn là loài Súc Sanh, khi loài Người ăn thừa đổ bỏ cho loài này ăn.

Năm là loài Địa Ngục, khi loài Người ăn mà thải ra, thì loài này mới ăn được.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 06: Huyền Ký của Đức Phật và những vị Ngộ Thiền 👉  Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *