Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 05: Khai thị Thiền Tông

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc…

  Thiền Tông    Videos    Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông

⭐️ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông 👉  Xem
⭐️ 36 Vị Tổ sư Thiền Tông (Ấn – Hoa – Việt)👉  Xem

⭐️ Lễ công bố Huyền Ký của Đức Phật 👉  Xem
⭐️ Kinh và Kệ 👉  Xem

Quyển 05: Khai thị Thiền Tông

✍️ Mục lục:

01. Lời nói đầu 👉  Xem
02. 6 Điều phải biết và 6 Điều cấm kỵ 👉  Xem
03. Lời khuyên của Soạn giả 👉  Xem
04. Dẫn nhập vào Sách 👉  Xem
05. Lời dạy sau cùng của Đức Phật 👉  Xem
06. Tự tịch diệt và Bể tánh Thanh Tịnh Phật Tánh 👉  Xem
07. Mạch nguồn Thanh Tịnh Thiền 👉  Xem
08. Thời Mạt Thượng Pháp 👉  Xem
09. Mạch nguồn Thanh Tịnh Thiền khi nào chấm dứt 👉  Xem
10. Tà – Chánh Đạo; Người xuất gia và Người tại gia 👉  Xem
11. Niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà 👉  Xem
12. Người tu trong Chùa và Người tu tại Gia 👉  Xem
13. Việc truyền Thanh Tịnh Thiền 👉  Xem
14. Như Lai nhập Niết Bàn và Kiết tập lời dạy của Như Lai 👉  Xem
15. Sự tích độ 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người Bạn cùng tu 👉  Xem
16. Tu Thiền Thanh Tịnh không được dụng công 👉  Xem
17. Thức vô trụ mà Như Lai dạy 👉  Xem
18. Khinh chê Pháp môn Thanh Tịnh Thiền 👉  Xem
19. Căn bản trong một Tam Giới 👉  Xem
20. Chuyện Thần, Thánh, Ma, Quỷ 👉  Xem
21. Lời kỉnh nguyện của người Tu sỹ hay Cư sỹ tu Thanh Tịnh Thiền 👉  Xem
22. Bể tánh Thanh Tịnh, Pháp Giới tánh và Nhân – Quả 👉  Xem
23. Đại thần Ngã và Tiểu thần Ngã 👉  Xem
24. Tu Thanh Tịnh Thiền là không cần dụng công tu 👉  Xem
25. Khác biệt trong 6 Pháp môn 👉  Xem
26. Pháp môn Thanh Tịnh Thiền sao không dạy đầu tiên 👉  Xem
27. Thành tựu các Pháp môn có khác 👉  Xem
28. Không Đạo nào cao Đạo nào thấp cả 👉  Xem
29. Pháp tu Thiền định “Tâm vô trụ” 👉  Xem
30. Cất Chùa, dạy Pháp môn Giải Thoát 👉  Xem
31. Siêu Thần lực Thanh Tịnh Thiền 👉  Xem
32. Những người Giác Ngộ Yếu chỉ Thiền Tông 👉  Xem
33. 20 vị Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” 👉  Xem
34. Lời cám ơn của độc giả 👉  Xem
35. Một số câu hỏi thật cao 👉  Xem
36. Những lời phản bác của những vị đọc sách 👉  Xem
37. Người yêu cầu nêu bài kệ ngộ Thiền vào sách 👉  Xem
38. Kết luận 👉  Xem
39. Những vị liên quan tới Chùa Thiền Tông Tân Diệu 👉  Xem

1. Giới thiệu

ĐỨC PHẬT DẠY PHÁP MÔN THIỀN TÔNG CÓ 4 PHẦN CHÁNH ĐỂ LOÀI NGƯỜI HIỂU:

MỘT: Cấu tạo loài Người vạn vật, Tam Giới và Vũ Trụ này?
HAI: Tại sao bị Luân hồi?
BA: Tu sao được Giải Thoát?
BỐN: Giải Thoát để đi về đâu và làm gì?

KHAI THỊ THIỀN TÔNG

ĐỨC PHẬT DẠY:

NHƯ LAI DẠY ĐẠO CHỈ LO CÓ 5 ĐlỀU:

ĐIỀU MỘT: NGƯỜI TU THEO ĐẠO CỦA NHƯ LAI ĐÃ LỚN TUỔI RỒI MÀ CÓ BIẾT ĐƯỜNG VỀ PHẬT GIỚI KHÔNG?

ĐIỂU HAI: MUỐN GIẢI THOÁT PHẢI LÀM SAO?

ĐIỀU BA: TẠO RA CÔNG ĐỨC ĐỂ LÀM GÌ?

ĐIỀU BỐN: CÓ ĐƯA MÊ TÍN DỊ ĐOAN VÀO NHÀ CỦA NHƯ LAI KHÔNG?

ĐIỀU NĂM: THẦY CÓ BIẾT DẠY ĐỆ TỬ TU GIẢI THOÁT KHÔNG? HAY ĐỆ TỬ CHẾT THẦY ĐẾN CẦU! THẦY CHẾT ĐỆ TỬ ĐẾN CẦU LẠI?

TRÊN ĐÂY LÀ 5 ĐlỀU MÀ NHƯ LAI LO NHẤT!

2. Lời nói đầu

Kính thưa độc giả, Pháp môn Thiền Tông là Pháp môn Đức Phật dạy sau cùng có nêu đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu trong quyển sách này. Quyển sách này được lưu truyền theo Huyền Ký của Đức Phật dạy. Huyền Ký này Đức Phật trao riêng cho ông Ma Ha Ca Diếp để truyền riêng theo dòng Thiền Tông. Do đó, trong các kinh điển phổ thông, hậu nhân chúng ta không tìm thấy quyển này là vậy.

Đức Phật dạy: Ngài vâng lời Đức Phật cổ Nhiên Đăng hoằng dương dạy nơi Thế Giới này tuần tự như sau:

Một: Đầu tiên, phải dạy Pháp môn “Biết được gì là chân thật của một con người nói riêng, còn nói chung là chúng sanh”. Khi dạy được chín người hiểu tu như thế nào còn bị Luân hồi và tu như thế nào được Giải Thoát.

Khi chín người bạn của Đức Phật rõ thông 4 phần:

1- Tánh Phật là gì.

2- Tánh Người là sao.

3- Tu gì còn bị Luân hồi.

4- Tu sao được Giải Thoát.

Khi 9 người bạn của Ngài rõ thông 4 phần căn bản ấy rồi, Ngài tuyên bố thành lập ra Giáo đoàn “Đạo Giải Thoát”. Danh hiệu này được sử dụng đến hết đời Tổ thứ 32. Khi Ngài Thần Tú được vua Võ Tắc Thiên mời làm Quốc sư. Ngài Thần Tú đổi danh là “Đạo Phật”.

Cũng từ đây, chữ Giải Thoát bắt đầu phai mờ đi, thay thế vào đó là lạy lục cầu xin. Cho đến ngày nay, chữ Giải Thoát chỉ là danh từ nói rỗng, chớ không ai biết Giải Thoát là gì. Do vậy, nhiều người bịa ra tu Giải Thoát phải hành Thiền như thế này, tọa Thiền như thế kia. Mục đích là dụ nhiều người đến nghe để được danh và lợi.

Mục đích cao cả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy cho loài Người biết: Tu như thế nào còn bị Luân hồi, tu thế nào được Giác Ngộ và Giải Thoát. Vì mục đích cao cả ấy, nên Ngài dạy 5 Pháp môn sử dụng Tâm duyên hợp Tứ đại để tu, có thành tựu theo chiều Vật lý là Thành – Trụ – Hoại – Diệt, gồm 5 Pháp môn như sau:

1- Sử dụng Tâm duyên hợp của Tứ đại để Quán, Tưởng, Cầu mong những điều kỳ diệu trong vật chất. Đây là Pháp môn đầu tiên của Ngài dạy, nên Ngài đặt là Pháp môn Nguyên thủy. Các đệ tử của Ngài đem xuống miền Nam nước Ấn Độ truyền bá, nên gọi là Nam truyền.

2- Khi Ngài dạy xong Pháp môn này rồi, Ngài đem ra lý luận cho các môn đồ của Ngài biết: Cái thành tựu này là thành tựu của Vật lý, nói về Giải Thoát, thì không Giải Thoát được.
Các đệ tử của Ngài nghe Ngài giải thích thuận lý, rất hay, nên họ gọi là “Triết lý Phật Thích Ca”.

3- Sau cùng, Ngài dạy họ sử dụng Tâm duyên hợp của Tứ đại, suy tư và Tìm trong vật chất hữu dụng như thế nào, trong Vũ Trụ ra sao.

4- Tuy nhiên, trong lúc Ngài dạy 3 Pháp môn nói trên. Ngài có dạy: Trong một Tam Giới có đến 6 Hành tinh Tịnh Độ bao quanh Mặt Trời. Có Hành tinh Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Hành tinh này nằm ở hướng Tây của Mặt Trời. Sự sống của Hành tinh này rất Thanh Tịnh. Tuy là Thanh Tịnh nhưng rất vui. Còn 5 Hành tinh Tịnh Độ nữa. Vị nào muốn biết, phải đạt cao hơn “Bí mật Thiền Tông” thì chúng tôi sẽ cung cấp.

5- Trước đây, Như Lai có dạy các kinh tu trong Vật lý: Như Lai có dạy các câu Thần chú trong các kinh ấy. Ai muốn:

A- Giúp người khác hết buồn rầu, thì lấy câu Thần chú trong kinh Đại Bi ra niệm. Câu Thần chú trong kinh Đại Bi có diệu lực giúp người nghe được an vui.

B- Người bị Ma ám: Niệm câu Thần chú trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.

C- Người bị bệnh: Niệm câu Thần chú trong kinh Dược Sư.

Trên đây là 3 căn bản mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy có thành tựu trong Vật lý và 2 Pháp môn Niệm.

Sau cùng, Đức Phật mới dạy Pháp môn “Giác Ngộ và Giải Thoát”, Pháp môn này Ngài gọi là “Như Lai Thanh Tịnh Thiền”. Pháp môn này, Ngài sử dụng một trong 4 Tánh Phật của Ngài để tu. Đến đời Tổ thứ hai, Ngài dạy phải đổi tên là “Thiền Tông”. Đức Phật có lý giải như sau: Như ở Thế Giới này, học hành của con người phải có 3 cấp:

Một là Tiểu học.
Hai là Trung học.
Ba là Đại học.

Ai muốn học cao hơn nữa là cử nhân, Tiến sỹ. Vì vậy, Đạo của Như Lai dạy cũng có 3 cấp bậc căn bản như nói trên, tức còn bị đi trong Tam Giới. Còn ai muốn vượt ra ngoài Tam Giới thì phải “Tu Như Lai Thanh Tịnh Thiền”. Pháp môn này, Ngài dạy người tu không sử dụng Thân và Tâm duyên hợp của Vật lý, thì mới Giải Thoát được.

Đức Phật dạy rõ Pháp môn “Thanh Tịnh Thiền” này như sau: Thế Giới này:

1. Muốn làm việc gì, cũng phải sử dụng cái Tâm duyên hợp của Vật lý để suy nghĩ.

2. Hành động việc gì, cũng phải sử dụng cái Thân tứ đại duyên hợp để làm.
Vì vậy, khi có kết quả, là kết quả duyên hợp của Vật lý, tức còn trong vòng: Thành – Trụ – Hoại – Diệt. Con người ai cũng nhờ vật chất để sống. Vì vậy, khi Như Lai dạy “Giải Thoát” không ai chịu nghe. Trái lại còn chửi Như Lai nữa.

Vì nguyên do nói trên, Như Lai có dạy trong kinh “Diệu Pháp Liên Hoa”:
– Người chửi Như Lai, tội không nặng bằng khinh chê Pháp môn “Thanh Tịnh Thiền” này, là có 2 nguyên nhân như sau:

Một: Như Lai lúc nào cũng ở trong Thanh Tịnh, nên lời người chửi không đến với tánh Người và Tánh Phật của Như Lai. Vì vậy, người chửi cũng có tội đó, nhưng tội không nặng bằng khinh hay chê Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này. Vì sao vậy? Như Lai giải thích cho các ông rõ:

– Khi Pháp môn Thanh Tịnh Thiền (Thiền Tông) này ra đời. Vị bảo vệ Pháp môn này là Thần Kim Cang. Vì vậy, người nào khinh chê hay phá Pháp môn này, thì vị Thần Kim Cang có bổn phận phải ngăn cản lại. Ngăn cản bằng cách nào? Bằng cách là dùng chài Kim Cang đánh bật khinh chê hay phá đó. Vì vậy, lời khinh chê hay phá đó phải quay trở lại nơi xuất phát. Do đó, người nào khinh chê hay phá sẽ bị trúng lực đánh này. Nếu nhẹ thì bị rợn người ít, còn nặng thì thân người bị rung động lên!

Khinh chê hay phá này có 2 trường hợp:

Một: Khinh chê hay phá trực tiếp nơi xuất phát Pháp môn Thiền Tông, thì bị rất nặng!
Hai: Khinh chê hay phá người đang tu tập Pháp môn Thiền Tông này, thì bị nhẹ hơn.

Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này, Đức Phật giải thích việc thay đổi danh như sau:

– Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này, nó đi theo tông và dòng riêng của nó, nên Như Lai dạy các ông phải gọi là Thiền Tông.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Khai thị Thiền Tông 👉  Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *