Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 07: Đức Phật dạy tu Thiền Tông

✍️ Mục lục: Đức Phật dạy tu Thiền Tông

Vị thứ 20

Ông cư sỹ Thân Thệ Chí Phương

Từ chỗ ngồi đứng dậy, ra trước Đức Phật, quỳ gối, chắp tay thưa hỏi Đức Phật 2 câu:

Một: Kính bạch Đức Thế Tôn, Pháp môn Thanh Tịnh Thiền mà ông Duy Ma Cật vừa trình bày trước Đức Thế Tôn và chúng con xong, các đời sau có nhiều người tu theo không?

Hai: Hiện nay, chúng con thấy rất nhiều đạo giáo dạy tu, đạo nào cũng nói mình là hay, đạo mình cao nhất.

Vậy, kính xin Đức Thế Tôn phân tích cho chúng con biết, tìm hiểu như thế nào để biết nguyên lý chân thật, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?

Đức Phật dạy:

Câu một: Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này mới nghe rất đơn giản, rất dễ tu nhưng xét nơi Thế Giới Vật lý có rất ít người thực hành được.

Vì sao vậy?

Vì loài người đang sống trong sức hút cực mạnh của Nhân – Quả Vật lý Âm – Dương. Họ chưa biết ngoài sức hút Vật lý Âm – Dương này là gì? Do đó, họ không thể nào biết được sự thật trong càn khôn Vũ Trụ. Vì chỗ không biết đó, họ sử dụng trí óc Tưởng tượng của chính họ để dạy cho người khác thì làm sao đúng được?

Vì chỗ này, Pháp môn Thanh Tịnh Thiền khó có người biết, không biết thì làm sao tu. Nếu có biết đi nữa cũng không dám tu!

Vì sao?

Vì có 2 nguyên nhân :

– Con người đang sống trong lực hút cực mạnh của Nhân – Quả Vật lý, Vật lý là do điện từ Âm – Dương kéo đi luân chuyển.
– Xung quanh họ có rất nhiều người bịa ra chuyện Thần, Thánh, ma quỷ để hù dọa nữa thì đầu óc loài người đâu còn biết chân thật nơi Thế Giới này.

Do vậy, Pháp môn Như Lai Thanh Tịnh Thiền phải đợi đến khi loài người văn minh lên cao, mới có nhiều người tu.

Câu hai: Câu này ông hỏi đạo nào cao, đạo nào thấp là bị sai. Vì sao sai?
Vì tất cả những gì luân chuyển nơi Thế Giới này đều tuân theo Quy luật Vật lý cả, cũng có nghĩa là theo Quy Luật Nhân duyên và Nhân – Quả, chứ không có đạo cao hay thấp, chỉ có đạo tu để được Giác Ngộ rồi Giải Thoát hoặc tu để đi trong Lục đạo Luân hồi mà thôi.

Ông Thân Thệ Chí Phương trình thưa hỏi tiếp:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Tại sao loài người không chịu tìm hiểu lẽ thật để tu mà lại thích tu được Luân hồi?

Đức Phật dạy:

Vì loài người bị 4 căn bệnh nặng:

– Run sợ trước thiên nhiên.
– Người khôn thích lừa bịp người khờ.
– Người khờ thích linh thiêng và huyền bí.
– Người khờ thích làm nô lệ cho người khác.
Ông nghĩ xem loài người bị 4 thứ bệnh nói trên thì làm sao có kiến thức để hỏi những điều chân thật được, chứ đừng nói chi đến tu.

Ông Thân Thệ Chí Phương lại thưa hỏi:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Như vậy, sau khi Như Lai diệt độ, ông Ma Ha Ca Diếp là vị tiếp nhận “Bí mật nguồn Thiền Thanh Tịnh” của Như Lai dạy. Trước đây, Như Lai có dạy bí mật nguồn Thiền Thanh Tịnh tiếp nối có 33 đời Tổ, sau cùng tại đất Rồng có một người cư sỹ nữ nhận được, phổ biến ra khắp các châu lục.

Ngoài hệ thống Như Lai Thanh Tịnh Thiền, sau này có ai lập ra đạo, dạy tương tự như Như Lai dạy không, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?

Đức Phật dạy:

Nguồn Thiền Thanh Tịnh này, ở mỗi Thế Giới chỉ có 1 vị Phật dạy mà thôi. Vì Pháp môn này là chân thật nơi Thế Giới này. Khi nào nguồn Thiền Thanh Tịnh không còn nơi Thế Giới nữa, sẽ có môt vị Phật kế tiếp ra đời dạy Pháp môn Như Lai Thanh Tịnh Thiền này.

Đức Phật dạy tiếp:

Sau khi Như Lai diệt độ 500 năm, có một vị đứng ra lập một đạo nói mình là người làm ra Vũ Trụ và muôn loài. Thời gian sau, đạo này chia ra làm 5 nhánh, cũng từ 5 nhánh này họ tranh giành ảnh hưởng nên chém giết nhau.

Ông Thân Thệ Chí Phương thưa hỏi tiếp:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Sao cùng chung một Giáo chủ mà lại tranh giành nhau như vậy?

Đức Phật dạy:

Nơi Thế Giới Vật lý này hình thành bởi lực hút Âm – Dương. Do đó, loài người và động vật đang sinh sống phải tranh giành với nhau. Các ông nhìn thấy các loài lớn như voi, cọp, trâu bò tranh giành quyền lợi thì cũng hay cắn nhau, thậm chí loài nhỏ như cua, dế, kiến cũng giao chiến với nhau. Vì sức hút của Vật lý Âm – Dương nên loài người cũng không nằm ngoài Quy luật. Vì vậy, các ông thấy nước này đánh chiếm nước kia, bộ tộc này đánh bộ tộc kia, gia đình này thù hằn gia đình kia, người này ganh ghét người kia là vậy.

Ông Thân Thệ Chí Phương tiếp tục hỏi thưa:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Vậy, đạo của Như Lai dạy có sử dụng Vật lý nơi Thế gian này không?

Đức Phật cười và trả lời:

Đầu Tiên, Như Lai thuyết đạo để độ 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu, Như Lai sử dụng Phật Tánh Thanh Tịnh dạy.

Khi Như Lai dạy các Pháp môn Tiểu, Trung, Đại Thừa, cũng như 2 Pháp môn niệm Phật, niệm Chú, có lúc Như Lai dùng Tánh Phật dạy, có lúc Như Lai dùng Tánh Người duyên hợp của Vật lý trần gian để dạy.

Vì sao Như Lai sử dụng hai thứ Tánh như vậy?

Vì trong hội chúng của Như Lai có rất nhiều tầng lớp người. Vì vậy, Như Lai phải sử dụng cả hai Tánh trên để có lợi cho cả hai.

Ông Thân Thệ Chí Phương lại tiếp tục hỏi:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Tu Thanh Tịnh Thiền là để chúng con trở về nguồn cội của chính mình, còn các Pháp môn nói trên có thành tựu được gì không?

Đức Phật dạy:

Các Pháp môn nói trên đều có thành tựu hết nhưng có trong Vật lý trần gian này.

➢ Tu Thiền quán Tưởng: Người tu muốn cho vật trước mặt mình từ nhỏ ra lớn, thành tựu này là cái ảo bóng của vật chất.

➢ Lý luận để cho mọi người biết, đây là lời nói cho vui tai.

➢ Tu Thiền nghi tìm: Từ vật nhỏ như vi trần, lớn lao như Hành tinh, tìm hiểu được cũng là cái hiểu biết trong sinh diệt.

Như Lai nói rõ các phần này, đến đời Mạt Thượng Pháp loài người tìm ra rất nhiều Công thức, chế ra rất nhiều phương tiện. Những phương tiện làm ra từ vật chất thì có 2 mặt:

– Làm lợi cho loài người.
– Sát hại loài người và muôn vật.

Vì sao vậy?

Vì trong vật chất cấu tạo bởi 2 chiều:

– Chiều Dương làm lợi ích.
– Chiều Âm sát hại.

Do đó, Như Lai có huyền ký, khi nào mạch nguồn Thiền Thanh Tịnh Như Lai dạy không còn, cũng là lúc loài người rất khốn khổ.

➢ Tu niệm Phật A Di Đà: Người tu kiên trì cũng đến được nước của Đức Phật A Di Đà nhưng vì cõi nước này Ngài sử dụng Phước đức của Ngài lập ra nên vẫn còn trong vòng luân chuyển của Vật lý Âm – Dương, không Giải Thoát được.

Như Lai dạy niệm Phật A Di Đà như sau:

Niệm là nhớ A Di Đà là:

Vô lượng thọ, tức sống hoài.

Vô lượng quang, tức sáng hoài.

Vô lượng Công đức, tức giúp vô số người khác hiểu chân thật.

Ba phần nêu trên là của Đức Phật A Di Đà. Người nào muốn thành Phật thì phải đầy đủ 3 phần vô lượng như Ngài.

Như Lai dạy các ông:

Người nào muốn Giải Thoát phải tự mình biết và thực hành như Đức Phật A Di Đà, chứ đừng đi cầu khẩn hay lạy lục người khác, các ông làm chuyện uổng công vô ích. Vì sao vậy?

Vì ai cũng sống trong Nhân – Quả Luân hồi thì có ai giúp cho mình được, nếu ai đó nói giúp mình, kẻ đó là đại lường gạt!

➢ Tu niệm Mật Chú: Người niệm được vô niệm là đã Thanh Tịnh rồi, muốn vượt ra ngoài Thế Giới Vật lý này phải tạo ra Công đức nữa, mới Giải Thoát được.

Như Lai dạy các ông:

Đừng vì tiền và danh bày ra đủ chuyện để lấy tiền người khác, phải đi mãi trong Luân hồi đó.

Như Lai dạy các ông căn bản như sau:

Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng – cái gì có tướng đều là hư dối.

Như Lai dạy 2 câu làm chuẩn nữa:

– Tu mà cầu mong người khác giúp là các ông khờ.

– Tu mà học hỏi để hiểu biết, khi đã hiểu biết, tạo ra Công đức nữa thì mới Giải Thoát được.

Ông Thân Thệ Chí Phương đã Giác Ngộ sâu lời Đức Phật dạy, ông khóc và trình với Đức Phật.

Đời con đại phúc nên mới gặp được Như Lai, Như Lai dạy cho con, con đường Giải Thoát. Hôm nay, con biết nên con khóc, con khóc vì con không còn mê lầm nữa nhưng con rất thương cho những người khác, không biết họ có biết được như con không?

Đức Phật khen ông Thân Thệ Chí Phương:

Ông là một cư sỹ mà biết thương người như vậy. Như Lai huyền ký cho ông nhiều đời sau sẽ thành Phật hiệu là Vô Tận Ý Quang Đức Như Lai.

Ông Thân Thệ Chí Phương vui mừng đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Đức Phật dạy tu Thiền Tông 👉  Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *