Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 07: Đức Phật dạy tu Thiền Tông

✍️ Mục lục: Đức Phật dạy tu Thiền Tông

(13) PHÂN TÍCH 6 PHÁP MÔN TU:

THỨ NHẤT: NGUYÊN THỦY, TỨC TIỂU THỪA, HAY NAM TRUYỀN:

– Vì đầu tiên nên gọi là Nguyên Thủy.

– Ngồi tu trong phòng nhỏ hẹp, gọi là Tiểu Thừa.

– Các Thầy đem về miền Nam nước Ấn Độ truyền bá nên gọi là Nam truyền.

Pháp này, người tu sử dụng Thân, Tâm duyên hợp của Tứ Đại, dụng công Quán, Tưởng vật nhỏ ra lớn hay trùm khắp phòng.

Ví dụ: Để tô nước, hay cây đèn đang cháy, hoặc cây nhang đang cháy đó đê trước mặt. Người tu ngồi kiết già, điều thân cho vững vàng, kế đến hit 3 hơi thở cho mạnh, cho không khí vào khắp châu thân, thông các huyệt đạo, nhìn thẳng vào tô nước hay ánh đèn hoặc cây nhang đang cháy. Kế đến, kiềm cho Tâm Vật lý được Thanh Tịnh, khi Tâm thật sự được Thanh Tịnh rồi, liền Quán nước trong tô, hay ánh đèn, hoặc đóm lửa của cây nhang. Khi nào một trong các thứ trên tự nhiên như có “sự sống”:

– Nước thì như sôi lên.

– Ánh sáng của cây đèn hay cây nhang tăng ánh sáng lên. Người tu dụng công: Tưởng cho loan ra đầy khắp cả phòng. Khi loan ra đầy khắp cả phòng là thành công!

– Mục đích tu Thiền Quán này là muốn có Thần thông để đi khoe với bạn hữu hay người xung quanh là mình tu đã có “Thần thông”.

– Phần nhiều người tu Pháp môn tu Quán, Tưởng này đi làm thầy Ảo thuật để đi kiếm tiền.

– Pháp môn này, 25 vị Thánh trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có vị áp dụng tu được thành công và trình với Đức Phật.

Pháp môn Quán, Tưởng này, có diệu dụng và kỳ đặc quá, nên quí Thầy đem về miền Nam nước Ấn Độ truyền bá. Lần lượt truyền sang các nước như: Tích Lan (Sri Lanka), Miến Điện, Lào, Camphuchia và một phần miền Nam Việt Nam để dạy. Do đó, hiện nay các nơi này triệt để tu theo Pháp môn Thiền Quán và Tưởng này.

THỨ HAI: TRUNG THỪA

Phân tích Pháp môn tu thứ hai gọi là Trung Thừa:

Mười lăm năm đầu, Đức Phật day tu Pháp môn Nguyên Thủy xong rồi. Mười lăm năm kế tiếp: Ngài dạy Pháp môn “Lý luận”. Pháp môn này người vào tu cũng áp dụng như Pháp môn thứ nhất. Khi người tu kiềm cho Tâm Vọng Tưởng của mình được Thanh Tịnh rồi, tự nhiên trong Tâm Vọng Tưởng tuôn ra những vần văn, thơ hay kệ tuyệt hay. Người tu liền nắm lấy cơ hội này viết ra những lời văn, thơ hay kệ ấy. Do vậy, mới có những án văn tuyệt tác được.

Vì sao có những vần văn thơ tuyệt tác như vậy?

– Vì cái “Tưởng” của Tánh người nó có công dụng như vậy. Cũng vì công dụng của cái Tưởng này mà nó dẫn con người đi chu du khắp trong Tam Giới, đến nơi nào Tánh người ham thích.

Đức Phật gọi Pháp môn này là “Triết lý Phật Thích Ca”. Vị nào tu hành thành công được như vậy, đi nói chuyện cho người khác nghe, người nghe họ rất thích nên được nhiều người tán thưởng cho nhiều tiền.

Chúng tôi xin nhắc lại:

Thi hào Nguyễn Du là một vị tu Thiền của Đạo Phật, ông cũng áp dụng Pháp môn tu Trung Thừa này. Khi đi thăm Trung Quốc về, ông biết bên Trung Quốc có gia đình họ Dương Thúy Kiều có hoàn cảnh của “Một kiếp phù sinh như trong Nhà Phật đã dạy”, nên ông về Việt Nam biên soạn và viết ra tập “Truyện Kiều”. Mỗi lần cầm bút viết thơ, ông dụng công cho Tâm Vật lý của ông được Thanh Tịnh, liền cảnh gia đình Dương Thúy Kiều hiện ra, ông liền sử dụng cái Tưởng trong Tánh người của ông, cho dòng văn thơ chảy ra, thế là ông cứ tự nhiên viết, ông càng viết văn thơ càng đổ ra. Do vậy, Truyện Kiều của ông được xem là có một không hai tại Việt Nam và cũng có thể là trên Thế Giới nữa, nhờ ông biết áp dụng Pháp môn tu Trung Thừa của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy vậy.

Ông Nguyễn Du thấy Pháp môn Thiền Trung Thừa của Đức Phật dạy quá tuyệt, không sử dụng ngôn từ gì của Thế Giới này mà nói lên được chỗ quá đẹp đó, nên ông tự đặt chỗ đó là “Tố Như”, tức cái đẹp Chân Như, Như vậy thôi, không gì của Thế gian này mà so sánh được.

Còn hiện nay, mục đích người tu theo Pháp môn này, phần nhiều đi làm Giảng sư, lý luận cho mọi người khen ngợi. Nhờ vậy, đời sống của ho rất sung túc, chớ về căn bản Giải Thoát họ không biết được!

Vì sao không biết được?

– Vì những vị tu theo Pháp môn này họ say mê đem Triết lý của mình ra để nói lại cho người khác nghe. Vì say mê nói chuyện với mọi người, nên họ bị dính mắc vào Pháp môn này nên không Giải Thoát được.

Pháp môn này năm giữa hai Pháp môn Tiểu và Đại nên gọi là Trung Thừa.

THỨ BA: ĐẠI THỪA

Pháp môn Đại Thừa Đức Phật dạy như sau:

– Sử dụng Thân và Tâm duyên hợp của Vật lý ngồi Thiền: Nghi và Tìm hay Kiếm trong vật chất. Xem trong vật chất hữu dụng cho loài Người như thế nào, hay làm hại loài Người ra sao. Người tu Pháp môn này Công thức như Pháp môn thứ nhất. Khi thành công biết rất rõ ràng, tuờng tận, từ vật nhỏ như là Vi trần, ngày nay gọi là Nguyên tử, hoặc lớn như là Hành tinh. Vi Tìm biết được lớn lao như vậy nên gọi là Đại Thừa.

Nhờ Pháp môn này, Đức Phật thấy và biết trong Càn khôn Vũ Trụ có:

1- Thái Dương hệ.

2- Tiểu thiên Thế Giới.

3- Trung thiên Thế Giới.

4- Đại thiên Thế Giới.

5- Lực hút Âm – Dương.

6- Chuyển biến của dòng Luân hồi.

7- Vũ tru không biên giới.

8- Sự sống loài Người.

9- Sự sống trong 1 Tam Giới.

10- Công thức vượt ra ngoài sinh tử Luân hồi. V.v…

Mắt thường của chúng ta không thấy trong hư không có hình ảnh, nhưng mắt của Đức Phật thì Ngài thấy được, v.v…

Cũng nhờ Pháp môn này mà các Nhà Khoa học họ tìm

1- Nguồn điện.

2- Lực đẩy động cơ, để rồi chế tạo ra:

A- Phi thuyền,

B- Phi cơ.

C- Tàu thủy.

D- Các loại xe.

E- Và rất nhiều vật dụng hữu ích cho loài người, V.v…

Vì Vật lý có 2 chiều đối đãi với nhau, nên các Nhà Vật lý học họ biết nguyên nhân sanh ra Vũ Trụ, luân chuyển của vạn vật, biết phản ứng hóa học của vật chất. Vì vậy, các Nhà Vật lý học họ chế ra những vũ khí giết người hang loạt, và họ cũng có thể phá tan Hành tinh này rất dễ dàng!

Cũng nhờ Pháp môn này, nên các vị có học vấn cao hiện nay, họ không tin những chuyện vớ vẫn mà những người xưa có đầu óc phong phú Tưởng tượng nói ra.

Mục đích chánh của người Tưởng tượng:

Trước, để thống trị người ngu khờ.

Sau, họ được ăn trên ngồi trước mà không phải đi lao động vất vả!

Nói tóm lại, Pháp môn này các Nhà Khoa học rất thích, nên họ tìm được sự thật bên trong vật chất, nên những thứ ẩn sâu trong vạn vật họ tìm ra rất dễ dàng; chúng ta gọi họ là “Nhà Phát minh”.

Pháp môn Đại Thừa này có những kỳ diệu như nói trên. Hiện, chúng tôi không thấy có vị Thầy nào tu theo Đạo Phật thực hành Pháp môn này cả, mà chi nghe quí Thầy khoe mình tu theo Pháp môn Đại Thừa mà thôi!

Khi Đức Phật dạy 3 Pháp môn tu: Tiểu, Trung và Đại Thừa xong rồi, những người theo học với Đức Phật, họ thắc mắc nên hỏi:

– Kính thưa Đấng Gô Ta Ma (cũng gọi là Cồ Đàm):

Chúng tôi nghe Ngài day các Pháp môn tu: Tiểu, Trung và Đại Thừa, nhưng chúng tôi thấy không thích hợp. Chúng tôi là những người thích sống với phong cảnh tuyệt hảo, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy, Ngài có Pháp môn nào tu để chúng tôi đến đó thụ hưởng không?

Đức Phật thấy trong Giáo đoàn của Ngài mỗi ngày có ít người đến học, sẵn có người hỏi pháp tu để hưởng sung sướng và kỳ bí, nên Đức Phật dạy thêm 2 Pháp môn tu nữa là “Tịnh Độ và Mật Chú”.

THỨ TƯ: TỊNH ĐỘ

– Vị nào muốn ăn ngon mặc đẹp, nhìn phong cảnh tuyệt trần, chân đi trên đất bằng vàng, nghe chim muông thật quí ca hót, quí ông bà phải tu theo Pháp môn “Tịnh Độ”.

Sao gọi là Tịnh Độ?

– Tịnh là Thanh Tịnh.

– Độ là đưa qua. Đưa qua đâu?

Vì các ông đang sống nơi Thế Giới ồn ào, luân chuyển qui Luật Nhân – Quả và sức hút Vật lý Âm – Dương, nên phải đi theo chu kỳ: Thành- Trụ-Hoại- Diệt tức Luân hồi, nên không an ổn được!

Các ông bà muốn đến sống với cảnh rất đẹp, vui tươi mà Thanh Tịnh, thì trong Tam Giới này chỉ có nước của Đức Phật A Di Đà là có tiêu chuẩn như các ông bà ham muốn.

Như Lai nói cho các ông bà biết:

– Nước của Đức Phật A Di Đà gọi là “Nước Tịnh Độ” Vì sao gọi là nước Tịnh Độ?

Vì nước này rất Thanh Tịnh, là nơi Đức Phật A Di Đà dạy Pháp môn Thanh Tịnh Thiền để đưa ai muốn thoát ra ngoài sức hút Nhân – Quả của Vật lý Điện từ Âm – Dương trong Tam Giới này.

Các ông bà ai muốn đến nước Tịnh Độ này sinh sống thì phải thực hành 3 phần như sau:

1- Làm Phước thiện cho thật nhiều.

2- Khi làm Phước, ông bà phải câu mong đến nước của Đức Phật A Di Đà sinh sống.

3- Khi làm Phước và cầu mong Tâm của ông bà phải Thanh Tịnh.

Nếu ông bà nào thực hành đúng 3 phần nói trên. Trong vòng từ 3 hay 5 hoặc 7 ngày, tự nhiên sẽ thấy được hình bóng của Đức Phật A Di Đà hiện ra nơi Tâm của ông bà.

Như Lai lưu ý ông bà về hình bóng của Đức Phật A Di Đà như sau thì mới phải:

1- Ngài mặc quần áo rất đẹp.

2- Trang sức của Ngài là những trang sức thật quí.

3- Xung quanh Ngài có những phong cảnh như sau:

A- Đất của Ngài đứng là bằng vàng ròng.

B- Cây, cỏ, hoa, lá, trái, v.v… là những thứ cấu tạo bằng Điện từ Âm – Dương có màu như Châu, Ngọc.

C- Chim muông nơi cảnh Ngài ở lúc nào cũng ca hót rất hay.

D- Nhìn mênh mông nơi nước của Ngài có vô số những nơi thờ các vị Phật quá khứ.

E- Biển hay ao hoặc hồ nơi đâu cũng toàn là hoa sen có màu sắc rất đẹp. V.v…
Các ông bà, ai muốn vãng sanh đến nước Tịnh Độ này sinh sống, thì phải thực hiện các phần nói trên cho đúng. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới loài Người thì:

1- Việc làm Phước thiện của ông bà.

2- Sự cầu mong và mơ Tưởng của ông bà.

3- Thân, Tâm ông bà Thanh Tịnh.

Ba thứ này, tự nó tạo ra làn sóng Điện từ Âm – Dương rực rỡ, đúng với tần số Điện từ Âm – Dương nước của Đức Phật A Di Đà. Khi ông bà hết duyên sống nơi Thế Giới này. Làn sóng Điện từ Âm – Dương của ông bà tự tạo ra đó, nó tự động hút Trung Ấm Thân của ông bà vào nước Tinh Độ của Đức Phật A Di Dà sinh sống.

Như Lai lưu ý ông bà về sự sống nơi nước Tịnh Độ này như sau:

1- Ông bà nào tạo ra Phước đức vô lượng, khi vãng sanh vào đây, được vào hoa sen thật lớn.

2- Ông bà nào tạo ra Phước đức nhiều, khi vãng sanh vào đây, được vào hoa sen vừa.

3- Ông bà nào tạo ra Phước đức ít, khi vãng sanh vào đây, được vào hoa sen nhỏ. Nơi nước Tinh Độ này có 9 tầng hoa sen để sanh ra Tiên con.
Tuổi thọ của 1 vị Tiên ở nước Tịnh Độ này cao nhất là 10.000 ngàn năm so với địa cầu này.

THỨ NĂM: MẬT CHÚ

– Ông bà nào muốn sinh sống nơi cảnh linh thiêng thì phải làm 3 việc như sau:

1- Phải làm Phước thiện thật nhiều.

2- Khi làm Phước thiện, phải cầu mong đến sinh sống nơi có phong cảnh linh thiêng.

3- Miệng lúc nào cũng niệm câu Thần chú liên tục.

Như Lai cũng nói cho các ông bà biết sự sống nơi này gọi là cõi Thần.

Người sống nơi cõi Thần, nếu ở Thế Giới loài Người làm Phước thiện thật nhiều, khi hết duyên sống thì được vãng sanh đến cõi Thần sinh sống và được làm Thần chủ. Còn người làm Phước thiện ít, thì chi được làm Thần dân thôi.

THỨ SÁU: THANH TỊNH THIỀN

Vị nào muốn Giác Ngộ và Giải Thoát ra ngoài sức cuốn hút Nhân – Quả của Vật lý Âm – Dương nơi Thế Giới này thì phải tu Pháp môn Thanh Tịnh Thiền.

Người tu Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này phải làm các việc như sau:

1- Tìm học tu “Nhất tự Thiền”.

2- Khi biết rồi phải cố gắng giúp cho nhiều người biết.

3- Người khác biết là mình có Công đức.

4- Công đức là để làm phương tiện Giải Thoát và để cho Ngôi nhà Pháp thân Thanh Tịnh được lớn.

5- Người nào thích thì tìm nhiều phương cách giúp họ.

6- Người nào không thích, tuyệt đối đừng nói với họ.

Phải thuộc lòng 12 câu kệ như dưới đây:

Thiền Thanh là Nhất tự Thiền
“Buông, Dừng, Thôi, Dứt” hết liền tử sanh
Ở trong Vật lý đua tranh
Đua tranh càng mạnh, tử sanh kéo mình!

Muốn hết từ sanh phải “Dừng”
“Dừng” tìm “Dừng” kiếm, “Dừng” luôn luận bàn
Tâm “Dừng” thì được bình an
“Dừng” theo Vật lý, muôn ngàn an vui.

Thiền Thanh phải bỏ cái “Tôi”
Vì Tôi là Ngã, Luân hồi phải đi
Như Lai dạy Nhất Thiền tì
An Tâm là được, việc chi cung lìa.

Pháp môn Nhất tự Thiền này nó là cực Dương. Do đó, người nào nhận được Pháp môn Nhất tự Thiền này rồi, thì phải tuần thủ 4 không như:

1- Không tranh luận với ai.

2- Không tiếp xúc với những người ham mê: Tiền tài, Danh lợi và Địa vị.

3- Không tiếp xúc với những người tu đạo Tà.

4- Không nói bừa bãi.

Người nào tu theo đạo Nhất tự Thiền mà không tuân thủ 4 không nói trên thì thân mạng mình xem như bỏ đi vậy!

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Đức Phật dạy tu Thiền Tông 👉  Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *