Sách Tâm Linh

Trở về từ Xứ Tuyết

✍️ Mục lục: Trở về từ Xứ Tuyết

Chương XI:

Ngày nay khoa học đã chiếm một vị trí hết sức quan trọng, chi phối mọi sinh hoạt trong xã hội. Các khoa học gia được coi như những người có thẩm quyền chứng minh và giải thích mọi sự. Mỗi khi họ khám phá được điều gì thì dư luận cho rằng đó là một sự mới lạ chưa từng có. Thật ra
trong vũ trụ chẳng có điều gì là chưa từng xảy ra hay quá mới lạ. Mỗi
khám phá hay phát minh chỉ là sự giải thích các hiện tượng sẵn có trong
thiên nhiên bằng một lý luận thích hợp với trình độ hiểu biết của con
người lúc đó mà thôi.
Nhiều người không đồng ý với lập luận trên, vì cho rằng nó làm giảm
giá trị hay coi thường các kiến thức khoa học. Tuy nhiên, nếu chịu khó
đọc lại các tài liệu lịch sử, người ta sẽ thấy kho tàng kiến thức của nhân
loại, dù bao la đến đâu, cũng chỉ là những quan sát về sự biểu hiện các
chân lý hằng có trong vũ trụ và nó thay đổi tùy theo sự hiểu biết của
người đương thời. Do đó, con người không nên quá tự hào mà phải biết
khiêm tốn hơn vì các khám phá chỉ thực sự có giá trị lâu dài nếu nó đem
lại lợi ích chung cho nhân loại chứ không phải để phục vụ quyền lợi cho
một thiểu số nào đó.
Trước công nguyên, người châu Âu tin rằng trái đất chỉ là một mặt
phẳng rộng lớn cho đến khi các nhà khoa học xứ Hy Lạp chứng minh
rằng trái đất là một khối tròn quay trên một quỹ đạo nhất định thì người
châu Âu đã cho rằng đó là một khám phá vĩ đại chưa từng có. Thật ra
trước đó người Ai Cập, Ba Tư, Trung Hoa, Ấn Độ đã biết rất rõ trái đất
hình tròn và xoay quanh mặt trời. Không những thế, họ đã phát minh ra
những niên lịch rất chính xác dựa trên sự tương quan giữa quỹ đạo trái
đất và các hành tinh liên hệ để tiên đoán thời tiết, gieo giống, canh tác
mùa màng. Trong khi đó, dựa vào tài liệu của người Hy Lạp, các nhà
lãnh đạo có thẩm quyền tại châu Âu lại kết luận rằng trái đất là trung tâm
của vũ trụ và tất cả mọi hành tinh đều quay quanh trái đất. Quan niệm này được coi như một định luật bất biến trong suốt mấy chục thế kỷ,
những người không đồng ý đều bị ghép tội phản nghịch và bị thiêu sống.
Do đó, khi các nhà phát minh châu Âu phát minh ra kính viễn vọng và
biết rằng trái đất chỉ là một hành tinh quay xung quanh mặt trời thì họ sợ
hãi không dám công bố vì sợ bị tội.
Nhà chiêm tinh lừng danh Copernicus phải chờ đến lúc nằm trên
giường bệnh, hấp hối sắp chết, mới dám công bố rằng mặt trời là trung
tâm của vũ trụ và trái đất chỉ là một hành tinh nhỏ quay quanh mặt trời.
Điều này đã gây nên sự phản kháng mãnh liệt và ông lập tức bị nhà cầm
quyền lên án là phản nghịch (dù ông đã chết) và cho thiêu hủy các công
trình nghiên cứu khoa học của ông. Năm 1616, nhà khoa học Galileo đã
chứng minh lý thuyết của Copernicus bằng những lý luận khoa học rất
xác đáng và đưa ra một số định luật về thiên văn mà ông tin sẽ được mọi
người chấp nhận. Ông đã lầm rất lớn. Khi tài liệu khoa học này vừa được
công bố, ông đã bị chính quyền bắt giam và kết án
“phản giáo, nhiễu hoặc nhân tâm” . Tuy không bị thiêu sống, ông bị
tòa án bắt phải rút lại lời tuyên bố trên và bị giam lỏng trong phòng thí
nghiệm cho đến chết. May thay, tài liệu nghiên cứu của ông được các
học trò lén lút truyền bá và mở đầu cho phong trào nghiên cứu khoa học
tại châu Âu. Phải chờ nhiều năm sau, khi dư luận quần chúng đã lắng dịu
và lý luận xác đáng của khoa học được kiểm chứng thì giới lãnh đạo có
thẩm quyền mới công nhận điều trên. (Tuy nhiên họ không rút lại bản án
kết tội Galileo). Chỉ khi đó các khoa học gia mới vội vã tuyên bố rằng
khám phá của Galileo là một phát minh vĩ đại chưa từng có. Cùng một
kiến thức về vũ trụ mà người châu Á khiêm tốn áp dụng để cải thiện đời
sống con người qua các niên lịch, tài liệu để tiên đoán thời tiết trong khi
người châu Âu chỉ lo tranh luận ồn ào để xác định vai trò lãnh đạo của
các giới chức có thẩm quyền khi đó.
Cũng như thế, khi kỹ thuật tiến bộ hơn, các nhà khoa học lại khám
phá rằng mặt trời cũng không phải là trung tâm vũ trụ mà chỉ là trung tâm của một hệ thống gọi là Thái Dương Hệ. Việc này cũng tạo những
cuộc tranh luận hết sức sôi nổi giữa các phe nhóm khoa học gia trước khi
được mọi người công nhận. Ít lâu sau, người ta lại khám phá rằng Thái
Dương Hệ của chúng ta cũng không phải duy nhất mà trong vũ trụ còn
rất nhiều thái dương hệ khác tương tự, tất cả đều nằm trong một hệ thống
vĩ đại gọi là dải Ngân Hà (Galaxy). Vào đầu thế kỷ XX, các nhà khoa
học lại chứng minh rằng dải Ngân Hà cũng chỉ là một phần nhỏ của một
khối Tinh Vân (Nebula) xoay vần trong vũ trụ. Rồi với các hệ thống phi
thuyền, vệ tinh tối tân nhất ngày nay, người ta lại thấy rằng Tinh Vân
cũng chỉ là một hệ thống nằm trong vũ trụ bao la, trong đó còn có biết
bao khối tinh vân khác mà người ta chưa thể hiểu rõ. Tóm lại, tùy theo
sự phát triển của khoa học mà quan niệm về vũ trụ của con người cũng
thay đổi theo nhưng phải chăng các phát minh này là những khám phá
mới lạ, chưa từng có?
Vào đầu thế kỷ XX, các nhà khảo cổ đã tìm thấy trên vách đá những
kim tự tháp ở Nam Mỹ có khắc ghi những đồ hình ghi nhận sự vận
chuyển của các bầu tinh tú cách xa trái đất cả hàng ngàn năm ánh sáng.
Không những đồ hình này ghi nhận vị trí các hành tinh một cách cụ thể
mà nó còn đưa ra những khoảng cách chính xác hơn cả những dụng cụ
mới nhất của khoa học ngày nay. Điều này đã làm rối trí những nhà khoa
học thông thái nhất. Làm sao những dân tộc bán khai, ăn lông ở lỗ, sử
dụng những dụng cụ bằng đá thô sơ, lại có thể biết rõ sự vận hành của
các bầu tinh tú cách xa trái đất như thế được? Làm sao người xưa lại biết
tường tận về vũ trụ hơn người ngày nay? Tôi không ngạc nhiên khi thấy
một số các nhà khoa học phủ nhận việc này và coi đó chỉ là sự trùng hợp
ngẫu nhiên. Thái độ thiển cận của họ có khác gì thái độ kiêu căng của
giới chức có thẩm quyền thời Trung cổ? Họ lý luận rằng nếu không thể
giải thích được thì phủ nhận là tốt nhất vì không một quốc gia văn minh
tiến bộ nào có thể chấp nhận việc những dân tộc còn dã man lại biết
nhiều hơn họ được!

Sở dĩ họ có thái độ hẹp hòi đó là vì họ không biết gì về sự tiến hóa
của nhân loại trên mặt địa cầu. Như đã trình bày, mọi hiện tượng xảy ra
trong vũ trụ đều tuân theo các định luật bất di bất dịch, nhưng sự hiểu
biết của con người thì thay đổi tùy theo sự phát triển về kiến thức của họ
khi đó. Kiến thức được xây dựng qua sự hiểu biết dựa trên các giác quan
(senses) và tùy mức tiến hóa mà con người phát triển các giác quan khác
nhau. Hiện nay, loài người phát triển được năm giác quan chính là Thị
giác, Thính giác, Khứu giác, Vị giác và Xúc giác, nhưng trong thân thể
con người vẫn còn một số giác quan tiềm ẩn, chưa phát triển và một số
giác quan khác đã thoái hóa vì không còn cần thiết nữa.
Nếu đi ngược thời gian về những thời đại xa xưa, về những nền văn
minh rất cổ khác hẳn ngày nay, chúng ta sẽ thấy con người khi đó không
sử dụng các giác quan như người ngày nay. Họ không áp dụng những
công thức khoa học hay quan sát tinh tú bằng dụng cụ như kính viễn
vọng mà xây dựng kiến thức của họ dựa trên những giác quan khác,
thích hợp với trình độ tiến hóa của họ khi đó.
Theo lý thuyết của Charles Darwin, loài người xuất phát từ các sinh
vật hạ đẳng, sau chuyển thành loài khỉ rồi tiến hóa thành loài người. Lúc
đầu, con người sống dã man như loài thú (người tiền sử) nhưng về sau
nhờ trí thông minh, biết sử dụng lửa và các dụng cụ thô sơ, họ thay đổi
và tiến hóa thành loài người ngày nay. Theo thuyết này, tiến hóa là một
sự thay đổi đều đặn, liên tục, không gián đoạn, từ thấp lên cao, từ dã man
đến văn minh theo đường thẳng (linear) theo hình học mặt phẳng. Tuy
nhiên, theo các hiền triết sống trên núi Tuyết thì sự tiến hóa của nhân loại
không giản dị như thế mà tuân theo định luật Chu kỳ (Thành, Trụ, Hoại,
Diệt) nghĩa là sinh ra, phát triển, suy tàn và tiêu vong; do đó trên mặt địa
cầu đã có nhiều giống người khác nhau, tuần tự xuất hiện theo từng chu
kỳ, có lúc lên cao, có khi xuống thấp và tiêu vong theo hình trôn ốc
(spiral) với các chu kỳ thịnh suy theo hình tròn nhưng có thêm chiều đo
thứ ba hướng lên trên, theo hình học không gian ba chiều khác hẳn với
quan niệm hai chiều đơn thuần của Charles Darwin.

Các hiền triết trên Tuyết Sơn cho biết nhân loại đã có mặt từ khi trái
đất được thành lập, nghĩa là hàng triệu năm trước nhưng lúc đó họ không
mang thân xác như con người ngày nay. Vào lúc thành lập, trái đất là một
khối lửa nóng bỏng và con người đầu tiên khi đó chỉ là những hình hài
mong manh, có thể bay lơ lửng trong không gian, chứ chưa có một thể
xác vật chất cụ thể. Vì thể xác mong manh như sương khói này, các yếu
tố vật chất còn rất thô sơ nên họ chưa phát triển về các giác quan như
người ngày nay mà chỉ mới phát triển về thính giác, có thể nghe được
các âm thanh. Vì thân thể được cấu tạo bằng chất hơi nên họ không sợ
lửa hay sức nóng mà có thể lướt đi trong biển lửa, hấp thụ các chất khí
để nuôi thân và sinh sản bằng sự trực phân (thân thể tự động tách ra làm
hai).
Trải qua hàng triệu năm, khối lửa nguội dần, biến thành quả đất. Sự
thay đổi của quả đất từ khối lửa nóng bỏng chuyển thành một khối rắn
chắc với những đại dương và lục địa là một tiến trình sinh hóa hết sức
đặc biệt. Các lục địa khi đó có hình thái khác xa ngày nay và các sinh vật
sống trên đó cũng có những hình thể đặc biệt thích hợp với trào lưu tiến
hóa lúc đó. Các sinh vật trong chu kỳ này bắt đầu mang một thể xác vật
chất khá rõ ràng hơn, có loài sống dưới nước, có loài sống trên cạn và có
loài bay trong không gian. Khi đó giống người thứ nhất đã hoàn tất cuộc
tiến hóa trải qua chu kỳ Thành, Trụ, Hoại, Diệt nên hoàn toàn biến mất
(Diệt) vì không thích hợp với hoàn cảnh khi đó nữa mà chuyển thành
giống người thứ hai. Giống người này có một thể xác vật chất khá rõ dù
chưa hoàn toàn. Thân thể của họ là một khối thịt với các giác quan thô
thiển. Ngoài thính giác, họ phát triển thêm về xúc giác và khứu giác nên
đã ý thức được phần nào về môi trường xung quanh. Họ sinh sống bằng
cách hấp thụ các chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh, nhưng một
số khác lại ăn thịt đồng loại, bám chặt vào thân thể họ rồi hút máu như
loài đỉa ngày nay. Mặc dù họ vẫn còn sinh sản theo lối trực phân nhưng
mầm mống phân chia giống đực và giống cái đã bắt đầu.

Trải qua nhiều triệu năm, vị trí các lục địa trên trái đất lại thay đổi
qua các trận địa chấn và loài người sống trên đó cũng tiến hóa hơn xưa.
Giống người thứ hai cũng hoàn tất chu kỳ tiến hóa và bước vào giai đoạn
diệt vong để chuyển đổi thành giống người thứ ba. Đây là giống người
có thể xác vật chất rất rõ rệt, hình thù to lớn, thô kệch, một thứ người
khổng lồ so với loài người ngày nay. Đó là giống người Một Mắt
(Cyclops) mà một vài truyền thuyết cổ xưa đã đề cập đến. Ngoài xúc
giác, thính giác và khứu giác, họ bắt đầu phát triển về thị giác và vị giác.
Trên đầu họ nổi lên một hạch lớn, giống như một con mắt, có thể ghi
nhận ngoại cảnh một cách lờ mờ như sáng và tối chứ chưa ghi rõ được
các hình ảnh hay màu sắc. Giác quan đặc biệt này còn giúp họ cảm nhận
được các rung động của các cõi giới khác nên họ sở hữu những khả năng
đặc biệt, có thể làm được nhiều việc mà ngày nay người ta cho là phép
lạ. Vì thể xác vật chất đã phát triển đầy đủ nên giống người thứ ba này có
khuynh hướng hoàn toàn thiên về vật chất, dục vọng và thường tìm khoái
cảm qua nhu cầu ăn uống, kể cả việc ăn thịt lẫn nhau. Vào lúc đó, trên
mặt địa cầu có sáu lục địa to nhỏ không đều. Lục địa thứ nhất gọi là
“Mu” hay “Lemuria” (bao gồm châu Á và châu Úc) nên giống người thứ
ba được gọi là người Lemurian.
Sự tiến hóa của giống người Lemurian rất đặc biệt. Thể xác họ đã
phân chia thành hai phái nam nữ nên họ có thể giao hợp mặc dù họ đẻ
trứng chứ chưa sinh con. Tuy các giác quan chính đã phát triển nhưng trí
óc của họ vẫn còn rất thô sơ, nên họ sống bằng bản năng chứ chưa phát
triển được trí thông minh. Nhờ giác quan đặc biệt như con mắt trên trán,
họ có thể sai khiến được vài loại cầm thú, di chuyển được các đồ vật
trong thiên nhiên bằng tư tưởng thay vì chân tay. Người Lemurian ăn thịt
sống, kể cả thịt đồng loại, nhưng đây là điều tự nhiên vì trình độ tiến hóa
của họ chưa phát triển về tình cảm nên họ không biết gì về tình thương.
Nền văn minh Lemurian chú trọng nhiều đến kiến trúc và những gì có
tính vật chất. Họ xây nhà cửa bằng đá. Nhờ giác quan đặc biệt, họ có thể
di chuyển được những tảng đá khổng lồ mà hiện nay với máy móc tối tân nhất, người ta vẫn chưa làm nổi. Vì sống hoàn toàn bằng bản năng nên
người Lemurian rất tham lam, ganh ghét và ích kỷ. Lúc đầu, họ sống
riêng lẻ nhưng về sau tập họp thành phe nhóm và luôn luôn tranh chấp
lẫn nhau để giành quyền lợi. Một trong những dấu tích còn lại của người
Lemurian là các pho tượng khổng lồ trên đảo Eastern tại Thái Bình
Dương.
Thời đại của người Lemurian kéo dài cả trăm ngàn năm, từ khi họ
sống trong các hang đá đến khi xây cất được nhà cửa, đường sá riêng.
Ngoài việc di chuyển các tảng đá khổng lồ, họ còn sử dụng được các sức
mạnh thiên nhiên như gây ra các trận mưa to gió lớn, làm thời tiết biến
chuyển nhưng về sau họ lạm dụng quyền năng này vào những cuộc tranh
chấp và đi ngược luật thiên nhiên. Vào cuối chu kỳ này, có những thiên
tai ghê gớm xảy ra, các núi lửa đua nhau phun trào, gây ra những trận
động đất kinh khủng, khiến lục địa Mu bị tan vỡ. Một phần chìm xuống
biển, phần khác tan rã thành các đảo nhỏ rải rác trên Thái Bình Dương
ngày nay. Một phần bị sức đẩy dội ngược lên, va chạm mãnh liệt vào các
lục địa khác, tạo ra dãy Hy Mã Lạp Sơn. Vùng bờ biển của lục địa
Lemuria biến thành núi, vùng rừng rậm hoang vu biến thành sa mạc
Gobi và phần khác tách rời ra, bị đẩy trôi xuống phía nam, trở thành
châu Úc ngày nay.
Sau giống người Lemurian là sự phát triển của giống người thứ tư tại
lục địa Atlantis. Hình hài của giống người Atlantis phản ảnh sự thay đổi
từ to lớn, thô kệch thành nhỏ bé, linh hoạt và có hình dáng gần giống
nhân loại ngày nay. Thay vì có một mắt nổi lên giữa trán như người
Lemurian, người Atlantis có hai mắt và phát triển thị giác một cách hoàn
hảo nên có thể phân biệt hình ảnh, màu sắc rõ ràng. (Giác quan trên trán
của giống người Lemurian không cần thiết nữa, thụt vào trong đầu và trở
thành tuyến Tùng Quả (Pineal gland). Ngoài năm giác quan chính đã
phát triển, người Atlantis vẫn còn sử dụng được giác quan trên trán này
nên họ có thể làm được nhiều việc mà ngày nay nhiều người cho là phi
thường. Khi trước người Lemurian đã sử dụng nó để xây cất, kiến trúc nhà cửa một cách giản dị theo bản năng sinh tồn nhưng người Atlantis,
nhờ bắt đầu phát triển về bộ óc hay trí thông minh, đã áp dụng khả năng
này vào những kiến trúc tinh vi hơn để xây cất Kim Tự Tháp. Họ có thể
xếp những tảng đá khổng lồ, chồng chất lên nhau chứ không sử dụng đòn
bẩy, dây kéo như các nhà khoa học ngày nay suy đoán. Nên nhớ đây chỉ
là khả năng tự nhiên của giác quan đặc biệt này chứ không phải là khả
năng thần thông.
Thể xác của người Atlantis phân biệt nam nữ. Họ giao hợp và sinh đẻ
qua bào thai như người ngày nay và việc chuyển đổi từ Noãn sinh (đẻ
trứng) qua Thai sinh (bào thai) là một thay đổi rất lớn vì nhờ nó mà
giống người này bắt đầu phát triển khả năng về tình cảm. Vì người này
phải lo cưu mang, nuôi nấng con cái nên khả năng tình cảm của họ phát
triển rất mạnh mặc dù các tính xấu như tham lam, ích kỷ, ghen ghét vẫn
còn chi phối mạnh mẽ. Vì tình cảm đã phát triển, người Atlantis lập gia
đình, thành lập gia tộc và đặt căn bản cho một tổ chức xã hội phức tạp và
tiến bộ hơn giống người Lemurian trước đó. Tuy nhiên, vì các thú tính
như ích kỷ, tham lam vẫn còn nhiều nên về sau người Atlantis lại lập phe
nhóm và tạo ra các cuộc chiến tranh liên tục, kéo dài rất lâu. Hậu quả của
các cuộc chiến tranh là sự phân chia thành các giai cấp trong xã hội, từ
giới giáo sĩ, vua chúa lãnh đạo đến lớp thứ dân và nô lệ. Vào cuối chu kỳ
này, Atlantis được chia ra thành nhiều quốc gia như Rmoahal, Tlavatli,
Tolteke, v.v… Mỗi nước có một vị vua cai trị và họ thường gây chiến lẫn
nhau với những trận chiến kéo dài rất lâu.
Nền văn minh Atlantis đặt căn bản trên những kiến thức đặc biệt về
thiên nhiên dựa trên các giác quan khác với giác quan của con người
ngày nay nên rất khó diễn tả. Họ có thể sử dụng các khả năng trong thiên
nhiên để biến đổi tính chất của kim loại (phái luyện kim) chứ không đào
mỏ, khai thác quý kim như hiện tại. Họ sử dụng màu sắc, âm thanh, ánh
sáng để giúp cho cây cối, con vật mau lớn hoặc để chữa bệnh. Lúc đầu,
người Atlantis có một tôn giáo chung nhưng về sau tôn giáo này phân chia ra thành nhiều phái khác nhau, có phái thờ mặt trời, phái khác thờ
mặt trăng hoặc các bầu tinh tú khác nhau…
Chu kỳ tiến hóa của người Atlantis cũng kéo dài hàng trăm ngàn năm
qua bốn thời kỳ Thành, Trụ, Hoại, Diệt nhưng đến lúc cuối nó suy tàn rất
nhanh. Vì người Atlantis rất tham lam, hung ác và ích kỷ, nên họ gây ra
những trận chiến tranh kéo dài rất lâu, tưởng chừng không bao giờ chấm
dứt khiến nhiều thế hệ chỉ biết sống trong hoàn cảnh thù hận, bạo lực,
nên thay vì tiến hóa họ lại thoái hóa, đi ngược với trào lưu thiên nhiên.
Vì sở hữu những giác quan có thể điều khiển các sức mạnh trong thiên
nhiên nên một số người đã chuyên tâm khai thác khả năng này vào
những việc lợi kỷ hại nhân. Vào cuối chu kỳ, giới giáo sĩ Atlantis đã sở
hữu những quyền năng ghê gớm có thể tạo những mãnh lực lớn lao như
dời núi, lấp sông để đàn áp những nhóm khác không cùng quan điểm tôn
giáo với họ. Họ có thể biến con người, phần lớn là tù binh chiến tranh,
thành súc vật hay các sinh vật nửa người nửa thú để sai khiến. Việc sử
dụng tà thuật trở thành vũ khí chính yếu đi ngược trào lưu tiến hóa khiến
nền văn minh Atlantis đi vào con đường suy tàn. Lúc đó, trong xã hội
Atlantis vẫn còn một thiểu số chủ trương phát triển tình thương và không
đồng ý với nhóm người hung ác lạm dụng quyền lực thiên nhiên kia. Sự
bất đồng ý kiến này đã tạo ra những tranh chấp rất lớn, kéo dài rất lâu
khiến một số đông bị ngược đãi hoặc bị giết. Sau cùng, vì biết không thể
thay đổi xã hội, một nhóm người đã rời bỏ lục địa này để định cư tại
những lục địa hẻo lánh khác và nhờ thế thoát được nạn hồng thủy khi
châu Atlantis chìm xuống biển.
Những người này đã định cư tại Ai Cập và Nam Mỹ, để lại di tích
của nền văn minh này qua những Kim Tự Tháp, các đồ hình vũ trụ và
công thức khoa học mà ngày nay các khoa học gia thông thái nhất vẫn
chưa thể giải thích. Đa số mọi người ngày nay biết đến Atlantis qua sách
vở của triết gia Hy Lạp Plato. Triết gia Plato (9) viết rằng ông đã thụ giáo với một người Ai Cập bị đày biệt xứ và
được ông này kể rõ về lịch sử Atlantis. Theo Plato, từ ngàn xưa, người Ai
Cập đã biết rõ về sự tiến hóa của nhân loại qua các giống dân cũng như
các kiến thức đặc biệt của những dân tộc đó. Họ gìn giữ cẩn thận những
kiến thức này trong các đền thờ và chỉ truyền bá giới hạn cho một số
giáo sĩ được tuyển chọn cẩn thận. Nhờ những bài học lịch sử này, họ biết
rằng kiến thức là một con dao hai lưỡi, có thể áp dụng để đem lại hạnh
phúc hay sự hủy hoại của nhân loại. Trong thời gian đầu, nền văn minh
Ai Cập phát triển rất cao nhưng về sau các giáo sĩ xứ này lại để cho các
tính xấu như tham lam, ích kỷ chi phối và họ lại giẫm vào vết xe cũ của
người Atlantis là sử dụng tà thuật để củng cố quyền lực. Sự bành trướng
ảnh hưởng của giới giáo sĩ khiến cho các vua Pharaoh lo ngại và họ đã
thẳng tay đàn áp những người này bằng bạo lực rồi cho thiêu hủy các
đền thờ, tài liệu cổ nên về sau con cháu người Ai Cập không còn biết
cách xây các Kim Tự Tháp nữa.
Ngày nay nhiều người không tin truyền thuyết về đại lục Atlantis
cũng như việc người Atlantis đã định cư tại Ai Cập và Nam Mỹ và cho
rằng đó chỉ là sự tưởng tượng của những dân tộc dã man. Tuy nhiên, có
rất nhiều dữ kiện cụ thể mà người ta không thể bỏ qua được. Chúng ta
hãy tự hỏi tại sao hai nền văn minh ở cách xa cả một đại dương lại có
nhiều nét tương đồng như vậy? Tại sao từ mấy ngàn năm trước cả hai
nền văn minh này cùng xây cất những Kim Tự Tháp hùng vĩ tương tự
như nhau? Tại sao họ lại khắc cách niên lịch thiên văn ghi nhận sự vận
hành của các bầu tinh tú cách xa trái đất hàng ngàn năm ánh sáng? Nếu
người xưa không thể văn minh bằng người ngày nay thì tại sao họ lại xây
cất được những kiến trúc mà ngày nay, với các dụng cụ tối tân nhất,
người ta vẫn không thể làm nổi? Nếu Atlantis chỉ là một huyền thoại thì
tại sao hàng ngàn năm trước, người Ai Cập và người Nam Mỹ lại có
những tài liệu y học ghi nhận hơn tám ngàn vị thuốc, tính chất các loại
dược thảo và phương cách bào chế giống nhau?10
.
Cũng như thế, hai bộ sách tôn giáo Tử Thư Ai Cập (Book of the Death) và
Tử Thư Nam Mỹ (Popol Vuh)
đều đề cập đến sự hiện diện của một đấng Thượng Đế tối cao, ban rải
ánh sáng cho muôn loài tượng trưng qua hình ảnh của mặt trời. Cuốn
Tử Thư Ai Cập đã ghi:
“Thánh sư Thoth dạy rằng ánh sáng ấy rất thiêng liêng và ẩn tàng
trong muôn loài vạn vật. Nó là sự sống nằm sâu tận đáy lòng con người.
Muốn thấy nó thì con người phải quay vào bên trong, nhìn vào tâm hồn
của mình, vì nơi đây cách ánh sáng vốn không xa. Tất cả mọi nghi lễ đều
phải hướng về ánh sáng đó, bởi thế nghi lễ không thể bãi bỏ. Chỉ khi nào
con người đã hiểu biết hoàn toàn về ánh sáng đó rồi thì nghi lễ mới
không còn cần thiết nữa. Lúc đó, con người sẽ đến bên cạnh thần Osiris
và thần Amon Ra (Ánh Sáng) để hợp nhất với ánh sáng đó và đây chính
là chân lý hằng có muôn đời” . Trong tôn giáo Ai Cập, nghi lễ dành cho
các vị vua Pharaoh thường bắt đầu bằng câu:
“Các con hãy tìm ra ánh sáng và chỉ khi nào các con thấy rõ ánh
sáng ở trong lòng tất cả mọi người, thì khi đó sự cai trị của các con mới
thực sự tốt đẹp được” . Và kết thúc bằng câu:
“Các con hãy theo ánh sáng” . Tuy nhiên về sau câu này đã được
các giáo sĩ sửa đổi thành
“Các con hãy theo Pharaoh” và đưa Pharaoh lên địa vị “thần linh”.
Từ khi con người phủ nhận tính chất của ánh sáng mà tự phong cho mình
lên địa vị thần linh để được đề cao khắp nơi thì nền văn minh Ai Cập
cũng bắt đầu suy thoái. Các vua chúa xứ này đua nhau gây chiến tranh,
nhân tính con người càng ngày càng suy kiệt, họ ỷ vào sức mạnh quân sự
để xâm lăng những nước xung quanh, tạo ra chế độ nô lệ để sai khiến và
sau cùng chính họ bị các nước lân cận xâm chiếm và đô hộ.

Cuốn Tử Thư Nam Mỹ ghi chép:
“Thượng Đế (Logos) vốn không có hình tướng vì Ngài hiện diện
trong mọi vật chất. Thần Mặt Trời (Sun God) là biểu tượng thích ứng
của Ngài vì mặt trời tượng trưng cho thân thể Ngài. Từ mặt trời, Ngài
phóng ánh sáng đi khắp nơi và tạo lập muôn loài, đó chính là sự giáng
sinh của Ngài đến tất cả, Ngài hiện diện trong tất cả. Muốn biết Thượng
Đế, hãy quan sát hành trình của mặt trời trong thiên nhiên qua thời tiết
bốn mùa thì sẽ hiểu được luật trời, và sống theo luật trời là sống với
Thượng Đế” . Các vua chúa xứ Nam Mỹ đều xưng là “Con của Mặt
Trời” và đội chiếc nón có hình mặt trời nhưng theo quan niệm này, biểu
tượng mặt trời không hề có tính cách cá nhân mà chỉ là một chức vụ
thiêng liêng.
Theo các hiền triết trên Tuyết Sơn, người Lemurian thuộc về chu kỳ
tiến hóa thứ ba chú trọng đến sự phát triển của thể xác vật chất nhưng
chưa phát triển về tình cảm. Người Atlantis thuộc chu kỳ tiến hóa thứ tư
chú trọng đến sự phát triển về tình cảm nhưng chưa phát triển về lý trí.
Ngày nay nhân loại thuộc chu kỳ tiến hóa thứ năm, chú trọng đến việc
phát triển lý trí nhưng chưa phát triển về trí tuệ. Do đó, trình độ tiến hóa
của nhân loại trong tương lai sẽ chú trọng đến sự phát triển về trí tuệ và
đây chính là điều quan trọng để chúng ta biết mình sẽ đi về đâu. Người
Atlantis phát triển về tình cảm nhưng vì thiếu lý trí nên tình cảm đó chỉ
có tính cách ích kỷ, tham lam, tàn bạo. Con người ngày nay phát triển về
lý trí, có thể phân biệt với lý luận hùng hồn, nhưng vì chưa kiểm soát
được lòng tham lam, ích kỷ này nên các lý luận đều có tính cách phân
biệt, chia rẽ. Vì thế, tình cảm của đa số thường giới hạn trong phạm vi
gia đình, phe nhóm, chủng tộc hay quốc gia chứ chưa phải một tình
thương rộng lớn có tính cách không phân biệt hay tình huynh đệ đại
đồng. Thật ra, những điều này không có gì mới lạ vì nó đã được đề cập
rất cụ thể trong các tôn giáo lớn. Căn bản của Phật giáo là việc phát triển Từ Bi và Trí Tuệ; Ấn giáo chú trọng đến việc thực hành Thương Yêu tất
cả (Ahimsa); và toàn bộ lời giảng dạy của Đức Jesus có thể được thu gọn
trong hai chữ Bác Ái, Yêu Thương.
Theo các hiền triết trên Tuyết Sơn, để giúp đỡ nhân loại, vào cuối thế
kỷ này, có nhiều linh hồn cao cả sẽ đầu thai trở lại để hướng dẫn nhân
loại phát triển tình thương. Hiền triết Kuthumi cho biết:
“Để giúp đỡ nhân loại tránh khỏi thảm trạng diệt vong, rất nhiều
linh hồn cao cả đã tình nguyện trở lại vào thời buổi đen tối, xáo trộn sắp
đến để gieo rắc tình yêu thương, ngõ hầu thức tỉnh nhân loại. Họ sẽ đầu
thai vào những gia đình ở khắp nơi trên mặt trái đất chứ không phân
biệt một nơi nào hay quốc gia nào. Vì là những linh hồn có trình độ tiến
hóa cao thượng nên họ sẽ không chịu ăn thịt cá, chỉ ăn rau đậu, ngũ cốc.
Nếu cha mẹ để ý, nhận biết như thế và giúp đỡ trẻ con phát triển tự
nhiên, họ sẽ góp phần không nhỏ trong việc phụng sự thế gian. Ngoài ra,
để cảnh tỉnh nhân loại về việc sát sinh, giết chóc này, thời gian sắp đến
sẽ có những bệnh tật kỳ lạ, những chứng truyền nhiễm ghê gớm bắt
nguồn từ sự giết chóc và ăn thịt súc vật gây ra. Các chứng bệnh này sẽ
lan tràn và ảnh hưởng khắp nơi cho đến khi nào số người ăn thịt cá giảm
hẳn đi thì bệnh này mới giảm bớt và sự thay đổi thực sự mới xảy ra
được”.
Hiền triết Kuthumi cho biết thêm:
“Trước khi một nền văn minh phù hợp với trình độ tiến hóa mới được
thành lập thì hoàn cảnh xã hội hiện tại sẽ phải phát triển đến cực điểm.
Tất cả những điều hay cũng như dở, tốt cũng như xấu đều phải phát
triển mạnh mẽ vì trước khi sự suy tàn xảy ra, nó phải lên đến tột đỉnh đã.
Nền văn minh vật chất có tiến bộ cực thịnh và mang lại cho con người
nhiều khổ đau thì khi đó họ mới biết quay về với phần tinh thần. Trong
tương lai sẽ có những biến cố lớn lao xảy ra, mỗi ngày một mãnh liệt
hơn trước và nó sẽ làm đảo lộn tất cả các quan niệm sẵn có trước khi
một trật tự mới được thành lập. Con người trong tương lai sẽ phát triển về trí tuệ thay vì lý trí như hiện nay. Chỗ nào có sự suy luận, nơi đó có
sự chia rẽ; và chỗ nào có trí tuệ, nơi đó có sự hợp nhất. Con người trong
tương lai sẽ không chú trọng nhiều đến những sự kiện vật chất mà dành
thời giờ cho việc phát triển tâm linh. Các sự kiện mà ngày nay người ta
chưa tin tưởng như đời sống bên kia cửa tử, các cõi giới trong hư không,
sẽ là những sự kiện bình thường mà ai cũng biết. Xã hội trong tương lai
sẽ là một nền văn minh mà trong đó việc dinh dưỡng được phổ biến rộng
rãi vì mọi người đều ăn chay trường, không còn có sự giết hại thú vật
nữa. Nhờ thế, con người trong tương lai rất ít bệnh tật. Khi thể xác
không còn hữu dụng nữa, họ quyết định rời bỏ thân xác chứ không chết
một cách bất ngờ như người ngày nay. Nhờ những liên hệ từ trước mà họ
sẽ liên lạc với những người thân, tìm một gia đình nào đó để đầu thai
vào. Sau khi được sự ưng thuận, họ nằm yên, nhắm mắt lại và lìa bỏ xác
thân một cách êm ái. Họ sẽ bước qua cõi giới bên kia cửa tử để ôn lại
những điều cần phải học trước khi đầu thai vào nơi chốn mà họ lựa
chọn. Đặc điểm của nhân loại trong tương lai là giàu lòng thiện cảm
trước các hoạn nạn của người khác. Họ sẵn sàng giúp đỡ và hy sinh cho
người khác một cách tự nhiên, không hề đắn đo suy tính lợi hại như
người ngày nay. Vào khoảng sáu trăm năm nữa sẽ có nhiều thay đổi, khi
đó tôn giáo và khoa học không còn là hai ngành đối chọi nhau nữa mà
hợp nhất để cùng dẫn đến mục đích chung là phụng sự nhân loại”.

 Video: Trích đoạn

Nguồn Internet

✍️ Mục lục: Trở về từ Xứ Tuyết 👉  Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *