![](https://quexua.net/wp-content/uploads/2025/01/Que-Xua_Thien-Tong_269.jpg)
Lời tiên tri Núi Andes – Bài học – Trải nghiệm
✍️ Mục lục: Những Bài học từ Lời tiên tri Núi Andes
9. VĂN HÓA CỦA NGÀY MAI
Trong chương cuối của Lời Tiên Tri Núi Andes, người ta đã phảt hiện
mặc khải thứ chín của Bản Sách Cổ Chép Tay trong những phế tích của
đền Celestine. Nhân vật chính của chúng ta đã chìm đắm trong những lời
dạy của mặc khải thứ chín. Nó mô tả cách thức mà nền văn hoả của
chúng ta sẽ thay đổi trong thiên niên kỷ thứ ba, dưới ảnh hưởng của một
quá trình tiến hoá có ý thức.
MẶC KHẢI THỨ CHÍN
Mặc khải thứ chín là một phác thảo về tình trạng mà nhân loại sẽ
hướng đến trong thiên niên kỷ thứ ba – một cải nhìn ban đầu và loại văn hoá mà chúng ta sẽ đạt được một khi đã hấp thụ và áp dụng đầy đủ
những bài học của tám mặc khải đầu tiên. Mặc khải thứ chín có mục tiêu
giúp tạo ra sự tin tưởng cần thiết để theo đuổi quá trình phát triển tâm
linh của chúng ta.
Càng thành công trong công việc kết nốì với cải đẹp và năng lượng
xung quanh, chúng ta càng tiến hoá. Và càng tiến hoá, sự rung động của
chúng ta càng vươn cao. Cảm nhận và sự rung động cấp cao đó giúp
chúng ta vượt qua biên giới giữa thế giới vật chất của chúng ta và thế giới
vô hình nơi ta xuất phảt và cũng là nơi ta sẽ quay vế sau cái chết thể chất.
Mặc khải thứ chín luôn thôi thúc chúng ta mỗi khi chúng ta nghi ngờ về
con đường của mình hoặc lạc mất tầm nhìn về quả trình đó. Chúng ta đến
gần nhau khi có thể đạt đến một mức rung động vũ trụ đã có ở đó, phía
trước chúng ta.
💥 Làm thế nào đạt được ?
Cách thức để đạt tới đời sống đảng mơ ước đó, là thực hành và sống
theo tám mặc khải, Bản Sách Cổ Chép Tay đã bắt đầu bằng mặc khải thứ
nhất, khẳng định rằng vũ trụ ban cho những trùng hợp ngẫu nhiên bí ấn
để giúp chúng ta tiến đến định mệnh của mình. Mặc khải thứ hai giúp ta
quan sát quá khứ và nhận biết rằng, một cách tập thể, chúng ta đang trở
nên ý thức về bản tính chủ yếu của tâm linh. Mặc khải thứ ba, cho biết vũ
trự là năng lượng đơn thuần và năng lượng này chịu tảc động bởi những
ý định của chúng ta. Mặc khải thứ tư chứng minh rằng loài người lầm lạc
khi tìm cách giành giật năng lượng của nhau, tạo ra một cảm giác khan
hiếm và cạnh tranh. Mặc khải thứ năm mô tả điều mà chúng ta cảm nhận
khi gán kết một cách thần bí với năng lượng vũ trụ: điều đó mở rộng cách
nhìn của chúng ta về đời sống, và mang đến một cảm giác nhẹ nhàng, tươi vui và an lạc. Mặc khải thứ sáu giúp chúng ta thoát khỏi những cơ
chế thống trị và xảc định sự tìm kiếm hiện tại qua phân tích những ảnh
hưởng mới chúng ta đã kế thừa từ cha mẹ mình. Mặc khải thứ bảy khởi
động sự tiến hoá của bản ngã đích thực của chúng ta bằng cách chỉ ra
cách thức nêu lên những câu hỏi đích thực, đón nhận những trực giác và
tìm thấy những giải đảp. Mặc khải thứ tám dạy chúng ta biết dành cho bí
ẩn của vũ trụ toàn bộ quyền năng hoạt động của nó và đạt được những
lời giải đảp: nó chỉ cho ta cảch khơi dậy điều tốt đẹp nhất nơi những
người khảc. Khi được đưa vào ý thức, những mặc khải đó cho ta một
nhận thức nhạy bén về sự chăm chú theo dõi và chờ đợi cùng với quá
trình tiến hoá của ta đến mục tiêu của đời ta. Chúng gắn kết ta với bí ẩn
của định mệnh.
Thiên niên kỷ thứ ba
Văn hoả sẽ có một thay đổi nhanh chóng và sẽ dựa trên mối liên hệ với
tính tâm linh khi nó thấu triệt những mặc khải.
Những khía cạnh chính của sự phát triển văn hoả được loan báo trong
mặc khải thứ chín là:
Sự đột biến lớn lao đầu tiên
💥 Thay đổi chính: Chúng ta biết rằng mình đang ở nơi này là để tiến
hoá trên bình diện tâm linh. Nhận thức sẽ đưa đến những biến đổi trong
tần số rung động của chúng ta.
💥 Sự tìm kiếm chân lý sẽ dẫn chúng ta đến một lối sống mới.
💥 Khi con số những người đã hấp thụ các mặc khải đạt đến một khối
lượng tới hạn để có thể bắt đầu một phản ứng dây chuyền, những thông
tin sẽ dồn dập ở quy mô toàn cầu
💥 Sẽ có một thời đại của sự phản tỉnh toàn cầu.
💥 Chúng ta đã bắt đầu biết thế giới tự nhiên là đẹp đẽ và quý giá, và
càng lúc chúng ta sẽ càng hiểu rõ hơn yếu tính tâm linh của nó, thôi thúc
chúng ta bảo vệ và trân trọng núi rừng, sông, hồ, và những địa điểm linh
thiêng.
💥 Chúng ta sẽ không cho phép bất cứ hoạt động kinh tế nào gây nguy
hại cho những kho báu của tự nhiên.
Tiết lộ về định mệnh của chúng ta
💥 Mỗi con người đều có một ý nghĩa và một mục tiêu cho đời mình.
Mục tiêu sẽ đạt được khi, trong niềm vui, ta ghi nhận những trùng hợp
ngẫu nhiên và những trực giác soi sảng con đường của ta.
💥 Để lắng nghe một cảch chăm chú mỗi sự thật mới, chúng ta sẽ chậm
rãi và chú tâm, chờ đợi những cuộc gặp gỡ có ý nghĩa.
💥 Mỗi lần làm quen với người khác, chúng ta nói với họ những vấn đề
của chúng ta, và họ cũng làm thế, và chúng ta sẽ nhận được những chỉ
dẫn mới và những tiết lộ mới, biến đổi một cảch đảng kể sự rung động
của chúng ta.
💥 Càng nhận được những trực giác rõ ràng về con người mà chúng ta
đang là và về điều mà chúng ta cho là sẽ thực hiện, chung ta sẽ bắt đầu
sửa đổi các hoạt động nghề nghiệp của mình đề theo đuối sự tiến triển
của con người chúng ta.
💥 Trong khi mỗi người theo đuổi định mệnh của mình, khám phá hết sự
thật này đến sự thật khác, những ý tướng mới liên quan đến sự giải quyết
những vấn đề xã hội và môi trường sẽ xuất hiện một cách hoàn toàn tự
nhiên.
Sống trên trái đất
💥 Khi từ bỏ nhu cầu chế ngự thiên nhiên, chúng ta sẽ trân trọng những
nguồn năng lượng tự nhiên. Trong năm trăm năm sắp đến, chúng ta sẽ
tạo điều kiện để các thảm thực vật phát triển một cách tự nhiên và bảo vệ
những cảnh quan thiên nhiên khác.
💥 Được hướng dẫn bởi trực giác, mỗi người sẽ biết phải làm gì và làm
vào lúc nào để hài hoà với những hành động của tha nhân.
Sự thav đổi lớn lao sắp đến
⭐️ Trong thiên niên kỉ thứ ba, chúng ta sẽ nỗ lực hạn chế sinh suất nhằm
tránh số dân quả đông.
💥 Nhạy bén hơn với tính năng động đích thực của vũ trụ, chúng ta sẽ
thấy trong việc hiến tặng, cho đi, một hành động khuyến khích mọi
người. Càng có nhiều người tham gia vào nền kinh tế mang tính tâm linh,
chúng ta càng sớm bắt đầu sự đổi mới văn hoả của thiên niên kỷ thứ ba.
💥 Tự động hoá sản xuất sẽ giúp con người thoả mãn những nhu cầu vật
chất của mình, nhưng không trở nên lười biếng.
💥 Một khi không còn sợ thiếu thốn và không cần phải thống trị, chúng
ta sẽ biết hiến tặng cho tha nhân, và sẽ có thể cứu lấy môi trường sống
của nhân loại.
💥 Mỗi người sẽ thấy thời gian của mình được giải phóng, và có thể theo
đuổi những mục tiêu khác nhau. Chúng ta sẽ khám phá cách thức để làm
việc ít hơn để có thời gian tìm kiếm chân lý.
💥 Con người sẽ không tiêu thụ thái quá vì, không còn lo sợ sự bất ổn,
con người sẽ từ bỏ như cầu sở hữu và thống trị.
💥 Năng lượng càng thâm nhập chúng ta một cách dễ dàng, nhịp độ của sự tiến hoá của chúng ta sẽ càng gia tăng, và sự rung động của chúng ta
cũng sẽ gia tăng theo.
Sự phát triển của các học thuyết tâm linh
💥 Toàn bộ sự tiến hoá của chúng ta sẽ dựa trên những nguyên tắc tâm
linh, nhưng cảc tôn giảo sẽ phải thay đổi để phù hợp với sự tiến hoá của
cảc cả nhân. Cho đến nay, cảc tôn giảo đã tìm thấy một cách thức để kết
nối nhân loại với cội nguồn tối thượng. Mọi tôn giảo đều nói về sự cảm
nhận của một nguyên lý nội tại, sự cảm nhận làm chúng ta tràn đầy và
nâng chúng ta lên trên chính mình, giúp mỗi người khám phá trong
chính mình con đường dẫn đến chân lý tối thượng
💥 Mặc khải thứ chín tiên báo rằng trong tương lai, chúng ta có thể kết
nối với cội nguồn năng lượng và tiến theo con đường tâm linh.
💥 Khi những rung động của họ đã đạt đến một tần số cao hơn và hoàn
toàn mang tính tâm linh, những người đã đạt đến một mức độ nhất định
sẽ trở nên vô hình đối với những người còn rung động ở một tần số thấp
hơn.
💥 Khả năng nâng cao tần số cho đến khi trở thành vô hình có nghĩa là
chúng ta đang vượt qua hàng rào giữa đời sống thực tại và cõi bên kia,
thế giới mới chúng ta đã đến từ đó và sẽ quay về sau khi chết.
💥 Đạt đến thiên đường trên Trải đất (nâng cao sự rung động của chúng
ta) là mục tiêu của mỗi người và của lịch sử nhân loại.
⭐️ Những nền tảng của bước nhảy vọt sắp tới trong quá trình tiến
hoá
Đời sống và ý thức hiện nay của chúng ta là những cấu trúc của một cây
cầu vươn tới tương lai. Trong ý nghĩa đó, một phần công việc của chúng ta là xem xét những khả năng mới cơ thể con người đã chứng tỏ và mở ra
cho chúng ta nhằm tăng tốc quá trình tiến hoá. Trong cuốn The Future of
the Body (Tương lai của thế xảc), Michael Murphy đã nêu lên những khả
năng của con người. Chúng ta còn có cơ may để nắm giữ nhiều khả năng
siêu nhiên, mà nếu được trau dồi ở quy mô rộng lớn bởi nhiều cá nhân,
chúng ta sẽ tạo ra một lối sống mới trên hành tinh này vượt qua lối sống
mà chúng ta biết hiện nay.
Murphy hướng sự chú ý của chúng ta đến hai sự kiện chủ yếu đã xảy ra,
và chúng tạo đột biến đối với quá trình phát triển của vật chất. Sự kiện
thứ nhất là xuất hiện sự sống. Sự kiện thứ hai là nhân loại ra đời với
những đặc điểm tâm lý và thể chất độc đảo của nó.
Theo Murphy: “Vật chất vô cơ, động vật và thực vật, và bản chất của
con người có thể được xem như là ba mức độ sinh tồn, mà mỗi mức độ
đều được tổ chức theo những nguyên tắc cá biệt. Ba mức độ đó hình
thành ba bước sự tiến hoả, đưa đến sự ra đời của nhân loại… Trên mỗi
bước, một trật tự mới đã xuất hiện (1)
⭐️ Mười hai dặc tính chủ yếu cho thấy một sự biến đổi trong quá
trình tiến hoá của con người
Theo Murphy, mười hai đặc điểm của mức độ mới trong quá trình phát
triển là:
1) Những tri giác lạ thường, trong số đó có cảm nhận về cải đẹp mới
mẻ trong những sự vật quen thuộc, khả năng nhìn thấu suối quá khứ và
vị lai, và sự tiếp cận với những thực thể hoặc những sự kiện mà các giác
quan thông thường của chúng ta không thể cảm nhận.
2) Một ý thức về thân xác và sự tự chủ
3) Những khả năng giao cảm tinh vi , vi tế.
4) Một sức sống lạ thường.
5) Khả năng thích ứng và tính linh hoạt cao
6) Những năng lực làm biến đổi môi trường.
7) Niềm vui tự tại.
8) Những kho tàng tư duy được giao nhận.
9) Một ý chí ngoại hạng.
10) Một nhân cảch thăng hoa và củng cố ý thức đồng thời cho thấy sự
hài hoà đối với tha nhân.
11) Tình yêu thương tỏ lộ một sự biến đổi căn bản.
12) Có những thay đổi trong các cấu trúc cơ thể, trong trạng thái ý thức
và những quả trình làm cơ sở cho các trải nghiệm và những khả năng
tiềm tàng của con người. (2)
Có nhiều người đã trải nghiệm những trạng thái ý thức hoặc những
khả năng khảc thường trong cuộc sống hàng ngày của họ, thường là
không cố ý, sau khi xảy ra một khủng hoảng cá nhân. Tuy nhiên, sẽ càng
lúc càng có nhiều người hơn có thể, theo ý muốn của họ, tiến tới những
trạng thái lạ thường đó. Đời sống con người sẽ thay đổi sâu sắc, nhưng
để đạt được điều đó con người phải vượt qua một số thói quen, chẳng
hạn như xu hướng xung đột và nhu cầu thống trị, và phải có một sự tự
chủ vững mạnh. Trong thế giới của đời sống tinh thần, những khả năng
siêu nhiên không ngừng phát triển do người ta biết thực hành thiền định,
và những cách thức thăm dò nội tâm khác.
⭐️ Siêu tâm trí và kỷ nguyên tâm linh (3) Sri Aurobindo là một nhân vật hàng đầu trong số những người đã nỗ
lực làm xích lại những tôn giáo phương Đông và phương Tây. Ông đã
thấu hiểu mục tiêu của sự tiến hoá của nhân loại: “Con người là một hữu
thể trung gian; nó không phải là sản phẩm sau cùng của quá trình tiến
hoả… Con người tự nó không còn là một hư vô đầy tham vọng”. (4)
Aurobindo mô tả sự tiến triển tâm linh của nhân loại như là một thể
hiện càng lúc càng trù phú, tinh tế, phức tạp và ngời sảng hơn. Ông cho
rằng sự tiến hoá gắn bó với tự nhiên và phát triển qua tâm linh của
những cá nhân, trong khi biến đổi vô thức tập thể và tạo ra những loại
hình tổ chức mới thuộc xã hội. Ông cho rằng, cá nhân là công cụ của
Thần khí.
“Như vậy, mọi biến đổi lớn lao đều tìm thấy sức mạnh ban đầu, thuần
khiết và hữu hiệu của nó, sức mạnh sáng tạo của nó nơi một cá nhân hoặc
một nhóm cả nhân”. (5)
Bước đầu tiên để tiến triển, là tạo điều kiện thuận lợi cho nỗ lực tâm
linh tập thể – hay, nói như Bản Sách Cổ Chép Tay, là sự hiện diện của một
khối lượng tới hạn những người cộng hưởng với sức mạnh tâm linh của
vũ trụ. Quan niệm của Aurobindo về Siêu tâm Trí không phải là một khái
niệm tuyến tính, mà là sự mô tả “những quyền năng tinh thần và những
quyền năng của sự sống”, có thể giải phóng cả nhân loại khỏi những giới
hạn của thời gian, không gian và vật chất. (6)
Khi con người trở nên ít gắn bó hơn với bản ngả của mình, chúng ta sẽ
bắt đầu một xã hội mang tính tâm linh sâu sắc. Theo Aurobindo, “một xã
hội dựa trên tính tâm linh sẽ sống như cả nhân mang tính tâm linh,
không phải trong bản ngã, mà trong tinh thần, không phải như một bản ngã tập thể, mới như một linh hồn cộng đồng (7). Giai đoạn quan trọng
hơn cả trong quá trình tiến hoá của chúng ta là trở nên ý thức về “vị trí
của chân lý” nội tại, là tập trung vào sự hiện diện của nó và làm cho nó trở
thành một thực tế sinh động (8). Để biết sứ mệnh đích thực của chúng ta
trên Trải đất, chúng ta phải dứt khoát loại bỏ những gì trái với chân lý nội
tại. (9)
⭐️ Điều mà chúng ta biết về những chiều kích khác
Theo Bản Sách Cổ Chép Tay, vào cuối thế kỷ 20, con người sẽ đạt được
một hiểu biết mới về điều được gọi là “ý thức thần bí” (10). Từ những
trạng thái ý thức cấp cao đó, những thành tựu và những mặc khải lạ
thường trở nên khả dĩ. (11)
Trong văn hoả thời cổ đại, người ta đã có ý tưởng về một đời sống sau
cái chết. Theo các chuyền gia về trải nghiệm lâm tử (NDE), ý thức con
người vẫn tồn tại sau sự chuyển tiếp mà chúng ta gọi là “cải chết thể xác”.
Ý thức con người vẫn tiếp tục tồn tại một cảch độc lập với thân xác vật
chất.
Mặc khải thứ năm nhấn mạnh rằng khả năng đạt đến ý thức đó và sự
hiểu biết được mở rộng đó sẽ được phổ biến rộng khắp. Trong hệ năng
lượng siêu nhiên, tư tưởng có thể làm phát sinh ngay tức khắc một hành
động, trong khi những tư tưởng của chúng ta chậm thể hiện trong bầu
không khí dày đặc vật chất. Như Bản Sách Cổ Chép Tay tiên báo, những
phương pháp để đạt đến những chiều kích siêu nhiên đang trên đà phảt
triển khi chúng ta đi vào thế kỉ 21. Những thăm dò khoa học hứa hẹn một
cuộc phiêu lưu vô hạn và mang đến những quan điểm mới về tự nhiên và
về những mục tiêu của đời sống con người, tuy ở điểm này của lịch sử, con người vẫn không thể hiểu rằng chiều kích khảc đó có liên quan với
những khái niệm trần thế của chúng ta. Khi những thông tin xuất phát từ
những nguồn khác nhau tiếp tục đổ dồn đến sẽ góp phần tăng tốc quá
trình tiến hoả. Như mặc khải thứ nhất của Bản Sách Cổ Chép Tay đã nêu,
khi số người đã đủ để đạt đến một khối lượng tới hạn và hiểu rằng chúng
ta không chỉ là những thân xác vật chất mới còn hơn thế nữa, đời sống sẽ
mang một hình thức khác hẳn hình thức mà chúng ta biết hôm nay.
Trong cuốn sách của ông, Robert A. Monroe xem ý thức như là một
chuỗi liên tục, không chỉ xuất phát từ thân xác vật chất của con người;
“Đó là một phổ đang triển khai vào vô tận, ở bên kia thời gian và không
gian, trong những hệ năng lượng khảc. Nó cũng kéo dài “xuống phía
dưới”, trong đời sống động vật và thực vật, và có thể xuống đến những
mức hạ nguyên tử. Thông thường, ý thức hàng ngày của con người chỉ
tích cực trong một phần nhỏ của chuỗi liên tục ấy”. (12)
Thời gian của một đời người là cực kì quý giá và nó phải được dùng để
đạt những hiểu biết và kinh nghiệm mà chỉ có sự sống trong một thân xác
vật chất mới có thể mang lại. “Tất cả những gì chúng ta học hỏi, ngay cả
điều nhỏ bé nhất, có vẻ vô nghĩa nhất, cũng có một giá trị vô cùng quý giá
ở cõi bên kia – bên kia thời gian và không gian. Ta chỉ thực sự hiểu được
điều đó khi ta gặp một linh hồn của đời sống trần gian “trú ngụ” trong
“cõi bên kia”. Lúc đó, bạn biết rằng trạng thải con người và khả năng học
hỏi là những điều đảng giả hơn hết thảy” (13). Chính là nhờ vào trạng thái
con người của chúng ta, chúng ta biết cảch hướng dẫn năng lượng, đề ra
những quyết định, quen biết và thương yêu những người khác, và kể cả
biết cười.
Những nghiên cứu về những chiều kích khác có vẻ như gợi ý rằng chúng ta đang đi theo những chu kỳ vượt qua nhiều kiếp sống, trong khi
tích lũy càng lúc càng nhiều hơn những kinh nghiệm trong cuộc tìm kiếm
sự phát triển tâm linh. Do đó, trong hầu hết cảc trường hợp, chúng ta có
một mục tiêu hoặc một sứ mệnh trong đời. Có thể chúng ta đã nhận
được định hướng của mình từ những ảnh hưởng đã được xảc định bởi
những kiếp trước của chúng ta, và chúng xuất hiện dưới dạng những
trực giác, những trùng hợp ngẫu nhiên hoặc những điều kỳ diệu. Thông
thường, chúng ta chỉ có một ý thức mơ hồ về những cái gọi là “thiên
phú”, những tài năng, những năng khiếu của mình mà không thấy ở đó
mối liên quan với một kiếp trước.
Tuy những ý tưởng đó có thể xa lạ đối với một số người, nhưng chúng
thuộc tiềm năng tiến hoá của nhân loại. Chúng ta sẽ hiểu biết những gì
nếu hành động một cách trực tiếp nhằm tiến vào những lớp kinh nghiệm
sâu xa ấy? Như những người đã từng có một trải nghiệm lâm tử (NDE),
Monroe và các môn sinh của ông cho biết rằng những thăm dò của họ về
trạng thái ý thức khảc thường đó đã thay đổi một cách triệt để cách nhìn
của họ về chính mình và đẩy lùi những giới hạn của những niềm tin
tưởng như vững chắc. Sự giao tiếp trực tiếp và liên tục với những mức
hiện hữu khác sẽ là một biên giới mới của sự phát triển, theo dòng tiến
hoá của nhân loại. (14)
Từ thời Cổ đại, nhân loại đã thực hiện những cuộc đột nhập vào những
tầng lớp ý thức càng lúc càng sâu xa hơn với mục đích tự chữa trị, chăm
sóc, thực hiện thuật bói toán, tiếp xúc với những người thân đã qua đời
và tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Tuy rằng, theo Bản Sách Cổ Chép Tay,
văn hoả của chúng ta càng lúc càng quan tâm đến việc thăm dò mọi lĩnh
vực của vũ trụ, nhưng những người cổ đại cũng có “kỷ luật” của họ nhằm thiết lập những mối liên hệ với năng lượng. Một trong số những “kỷ luật”
đó được gọi là “cải nhìn trong gương” và đã được mô tả bởi tiến sĩ
Raymond Moody. Những công trình nghiên cứu gần đây của ông đã đưa
đến những kết luận: một sự tiếp cận với những lĩnh vực khác của ý thức,
như những nền văn hoả cổ đại đã thực hiện, là điều quan trọng bởi nó
không những mang lại sự an ủi cho những người đang buồn khổ do có
người thân qua đời, mà còn giúp chúng ta hiểu biết và nghiên cứu về tâm
thức ở bên kia thân xác vật chất. Những nghiên cứu tương tự càng lúc
càng được biết đến nhiều hơn, gợi ý rằng chúng ta đang tiến đến gần một
khúc ngoặt trong quá trình tiến hoá.
⭐️ Ở đâu, khi nào và làm thế nào để chúng ta đạt đến thiên đường
trên trần gian?
Mặc khải thứ chín nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta có mặt ở đây là để
đạt đến thiên đường trên trần gian, Trong viễn cảnh lịch sử về một khủng
hoảng toàn cầu, thì ý tưởng về một thiên đường có vẻ một chuyện thần
tiên để làm lạc hướng trước những bệnh tật, tội ác, sự nghèo khổ, chiến
tranh và tuyệt vọng – một sự tuyệt vọng mà Joanna Macy, một tác giả
chuyên về môi trường và sinh thải, đã viết: “Chúng ta bị dồn dập bởi
những tín hiệu của sự tuyệt vọng. Chẳng có gì để phải ngạc nhiên khi
chúng ta cảm thấy tuyệt vọng… Điều đảng ngạc nhiên là chúng ta che giấu
sự tuyệt vọng đó với chính chúng ta và với những người khảc” (15). Tất cả
liên quan đến “sự mất niềm tin” và nỗi lo sợ rằng nhân loại sẽ không thể
sống còn, đưa đến một sự đờ đẫn tâm trí. Bị tê liệt, chúng ta loại bỏ
những thông tin tiêu cực và mất khả năng đối đầu với những vấn đề một
cách sáng tạo. (16)
Do bị thống trị bởi sợ hãi, tuyệt vọng và không chịu nhìn thẳng vào thực tế nên, ở giai đoạn này của lịch sử, chúng ta phải ý thức về những
trạng thái tình cảm sâu sắc của mình đối với những vấn đề con người
cũng như phải đương đầu với năng lượng đang bất động của những cơ
chế thống trị của chúng ta, chúng ta phải nhận ra và chấp nhận những
cảm giác như tuyệt vọng, chán nản, bất lực, không thể tìm thấy những
giải pháp cho những vấn đề của chính mình. Trong khi bày tỏ và chứng
minh sự đúng đắn của những kinh nghiệm sống, chúng ta sẽ tạo thuận lợi
cho sự xuất hiện một năng lượng sáng tạo mới mẻ và không chối bỏ thực
tế.
⭐️ Rút ra bài học từ những hệ tự nhiên
Thảng Tư 1994, trong một báo cáo, Fritjof Capra tác giả cuốn Đạo Của
Vật Lý, đã nêu lên thảch đố chính của thời đại chúng ta: hình thành và
duy trì những cộng đồng am hiểu một phát triển bền vững. Ông trình bày
tám nguyên tắc hay những quy luật tự nhiên của sự phát triển, mà ông
xem như là mô thức sống cơ bản có thể dự kiến những cộng đồng tương
lai của chúng ta.
Những hệ sinh thái tự nhiên tồn tại như những mạng lưới gồm những
nhân tố nối kết với nhau, đa chiều hướng và không tuyến tính. Chúng
biến đổi theo những chu kỳ riêng và tự điều chỉnh bằng một quá trình tác
dụng ngược. Quá trình này quy nạp các trải nghiệm. Trải nghiệm sẽ dẫn
tới tiến triển và sáng tạo. Như thế, các cá nhân hoặc một cộng đồng có
thể tự tổ chức nhờ trải nghiệm trực tiếp và không cần một thẩm quyền
bên ngoài nào để chỉ ra những sai lầm của họ. Theo Capra: “Khi hiểu rằng
sự sống được hình thành từ những mạng lưới, bạn hiểu đặc điểm chủ
yếu của nó là tự tổ chức” (17). Đó sẽ là nguyên tắc hoạt động mới cho nền văn hoả của chúng ta.
Sự vận hành không va chạm của một hệ thống am hiểu quá trình phát
triển bền vững là tuỳ thuộc vào sự hợp tảc và tương trợ giữa những
thành phần của nó. Theo Capra, dòng chảy có tính chu kỳ còn quan trọng
hơn cả khái niệm cạnh tranh sinh tồn của Darwin, trọng những hệ sinh
thái tự nhiên, các chủng loài sinh sống chồng lấn nhau và phụ thuộc lẫn
nhau đế tồn tại, Dòng chảy tràn qua khi chúng ta tập trung vào năng
lượng của chính mình và có khả năng phân phảt năng lượng cho những
người khác.
Một cộng đồng thịnh vượng sẽ bị chi phối bởi hai quy luật tự nhiên
khác: tính uyển chuyển và tính đa dạng. Mọi hệ sinh động đều là một
dòng chảy đang hoạt động. Để tồn tại, nó phải đương đầu với những thử
thách của thay đổi.
Càng chứa đựng sự đa dạng, nó càng có nhiều cơ may để sống còn do
có thể nhờ đến những tiềm năng đa dạng. Mặc khải thứ nhất nhắc nhở
chúng ta về vai trò tự nhiên và sự trùng hợp ngẫu nhiên khi đưa vào tính
đa dạng. Tiếng nói của trực giác bày tỏ tính uyển chuyển và dòng năng
lượng.
Nguyên tắc sau cùng là sự đồng tiến hoả. Để hoạt động một cách bền
vững, một cộng đồng phải “đồng tiến hoá qua một tương tảc giữa sáng
tạo và thích nghi. Sự biến đổi của tính sáng tạo là một chức năng cơ bản
của sự sống” (18)… Là những con người có tính sáng tạo và trực giác (nếu
chúng ta không bị tê liệt bởi nỗi sợ hãi hoặc tuyệt vọng), chúng ta đã
được chuẩn bị đầy đủ để tìm thấy những giải pháp cần có khi nghe tiếng
nói từ nội tâm. Tám nguyên tắc sinh thái học có thể được sử dụng để giúp cho những
tổ chức hoạt động tốt đẹp là: sự phụ thuộc lẫn nhau, tính bền vững,
những chu kì sinh thái, dòng chảy năng lượng, cùng tham gia, tính uyển
chuyển, tính đa dạng và đồng tiến hoá.
Một nhà sinh thái học khác là Paul Hawken khẳng định rằng, để thực
hiện những thay đổi cần thiết cho sự sống còn và duy trì sự sống trên Trái
đất, chúng ta phải tìm thấy một phương cảch nhằm quản lí sự nhầm lẫn,
vô minh, chán nản mới chúng ta thường cảm thấy khi chứng kiến những
sự phá hoại môi trường. Cũng như Macy, Hawken cho rằng một giai đoạn
có tính quyết định sẽ được vượt qua khi chúng ta tìm thấy cách thức để
công bố những nguyên tắc sinh thái học và cùng nhau thảo luận theo một
cách thức nhằm tập hợp mọi người và mang đến cho họ hy vọng và
những cơ hội để tham gia.
Lời tiên tri nhắc nhở chúng ta rằng ý thức mang tính tâm linh có liên
quan đến việc nhận biết sự phụ thuộc nhau của mọi hình thái sống và cái
đẹp của cuộc đời mình. Hai quan điểm đó đưa chúng ta đến việc phải biết
hài hoà với nơi cư trú tự nhiên của mình, và biết sống theo những quy
luật tự nhiên (19). Một định hướng mới đang xuất hiện. Thực hiện đúng
theo mặc khải thứ chín đòi hỏi chúng ta phải cắt đứt với những sai lầm
quá khứ và ngừng tàn phá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, để áp dụng
điều mà Hawken gọi là “kinh tế trùng tu”. (20)
Để tầm nhìn mới đó được hữu hiệu, cần phải có sự tham gia của nhiều
người. Một cơ cấu hình thành cần phải có ba nền tảng: 1) một văn hoả
dựa trên những giá trị siêu việt của yêu thương, sự thán phục, khiêm tốn
và lòng trắc ẩn (xem mặc khải thứ năm); một chuỗi những thực hành
giao tiếp năng động và hành động có phối hợp (xem mặc khải thứ tám); 3) khả năng nhìn thấy dòng chảy của sự sống như một hệ tự nhiên và tiến
vào nó (cởi mở để đón nhận những trùng hợp ngẫu nhiên và tiến vào
dòng chảy).
Nhờ vào những nguyên tắc đó và vào khả năng sửa đổi những phương
pháp kém hiệu quả và thiển cận, chúng ta có thế tiến đến tương lai đã
nêu trong mặc khải thứ chín.
Để tương lai diễn ra như đã được tiên báo, chúng ta phải bắt đầu tạo
ra, cho giáo dục và đào tạo, một môi trường phong phú hơn, để thế hệ
mới có thể dấn thân một cảch đầy đủ hơn vào dòng chảy.
Dĩ nhiên, những nguyên tắc chi phối một cộng đồng bền vừng đã có các
ứng dụng logic trong giáo dục. Trong những năm quả độ, có nhiều lý
thuyết và nhiều dự án mới sẽ xuất hiện để đảp ứng nhu cầu dạy dỗ thế hệ
trẻ thực sự có ý thức.
TÓM TẮT MẶC KHẢI THỨ CHÍN
Mặc khải thứ chín tiên báo cách thức mà sự tiến hoá sẽ diễn ra khi
chúng ta áp dụng tám mặc khải trước. Vì tính đồng bộ sẽ gia tăng, chúng
ta bị thu hút về những mức rung động cao hơn. Lúc đó, chúng ta sẽ tiến
vào sứ mệnh đích thực của mình, trong khi thay đổi nghề nghiệp hoặc ý
hướng, để làm việc trong những lĩnh vực phù hợp với mình. Vì quá trình
tiến hoá sẽ tiếp diễn, sự tiến triển mang tính đồng bộ sẽ gia tăng những
rung động của chúng ta cho đến khi chúng ta tiến sang chiều kích của cõi
bên kia và hợp nhất chiều kích đó với chiều kích hiện hữu của chúng ta
khởi đầu và chấm dứt ở thời điểm sinh tử.
RÈN LUYỆN CÁ NHÂN VỀ MẶC KHẢI THỨ CHÍN
⭐️ Hãy ở trong hiện tại
Hãy áp dụng tám mặc khải trước. Bạn là thành phần của sự tăng tốc
quá trình tiến hoả. Như nhiều người, có thể bạn thích thú với tầm nhìn
về tương lai và bạn muốn đạt đến tương lai ngay từ bay giờ. Vấn đề là
bạn phải biết hiện hữu tại đây và ngay lúc này, và ảp dụng tám mặc khải
trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Ở mỗi lĩnh vực, bạn sẽ gặp những chống đối hoặc những lo sợ trước
khả năng thay đổi, nhưng bạn cũng sẽ nhận được những hỗ trợ và khích
lệ. Điều chủ yếu là bạn phải biết nhận ra những trùng hợp ngẫu nhiên và
những thông điệp, nêu lên những câu hỏi và hành động theo sự nhắc nhở
của tiếng nói nội tâm, sẵn sàng phát hiện những cuộc tranh giành quyền
lực và gìn giữ năng lượng của mình ở một mức cao nhờ sự tiếp cận với
thiên nhiên và cải đẹp.
Điểm chính yếu mà các mặc khải đã nêu lên là năng lượng: bạn phải
biết nhận ra nó, quan sát nó, lắng nghe nó, tập trung vào nó, và huy động
nó. Hãy quan tâm đến những hoạt động cần đến năng lượng tâm linh và
đang thu hút bạn. Rất nhiều người có thể gia tăng kiến thức hoặc khả
năng của mình trong một lĩnh vực mới.
⭐️ Sử dụng trí tưởng tượng để tạo ra những cơ hội mới
Thường là chúng ta cảm thấy lo âu, không biết mình thực sự muốn gì.
Sau khi đã đọc xong chương cuối của cuốn sảch này, đâu là những ý tưởng về tương lai thu hút bạn nhiều hơn cả? Hãy mô tả một cuộc đời lý
tưởng mà bạn muốn được sống. Hãy dảm nghĩ đến những điều lớn lao.
Hãy sử dụng những câu hỏi dưới đây, để giúp bạn tưởng tượng một
đời sống mới:
– Ai? (Bạn thích gần gũi với những loại người nào? Bạn ao ước có một
gia đình như thế nào?)
– Điều gì? (Bạn muốn làm việc gì?)
– Khi nào? (Cuộc sống lý tưởng đó xa vời đối với bạn đến mức nào? Bao
giờ bạn có thể tiến đến gần nó?)
– Ở đâu? (Bạn muốn sống ở đâu?)
⭐️ Thay đổi quan điểm
Nếu bạn mong muốn mãnh liệt mang đến cho đời mình nhiều ý nghĩa
và tầm quan trọng lớn lao hơn, hãy cân nhắc những kết luận sau đây mới
Robert Monroe đã rút ra từ những trải nghiệm của ông:
💥 Bạn không chỉ là thân xác vật chất mới còn hơn thế nữa.
💥 Bạn đang ở đây để thực hiện một sứ mệnh và đừng để cho nhu cầu
sống còn làm bạn trở nên quá lo âu. Mục tiêu cuối cùng của bạn không
phải là sự sống còn về thể xác.
💥 Bạn đang hiện diện trên Trải đất này là do lựa chọn. Sau khi đã học tất
cả những gì cần phải học, bạn có thể ra đi.
⭐️ Hãy nhận thức thế giới như nó đang là: một nơi để ta học hỏi.
💥 Hãy sống và yêu đời sống càng nhiều càng tốt, nhưng đừng lệ thuộc
vào nó. Càng đưa những ý tưởng đó vào phương thức tư duy, bạn càng thấy rõ
sự thay đổi trong những mục tiêu của bạn hoặc trong những tương tảc
với những người khác.
RÈN LUYỆN NHÓM VỀ MẶC KHẢI THỨ CHÍN
Buổi số 13
2 giờ 30 phút
Mục tiêu: Thảo luận về mặc khải thứ chín.
DẪN NHẬP
Để khởi động cuộc thảo luận, hãy nêu lên một số những câu hỏi sau:
💥 Quan điểm của bạn thay đổi ở điểm nào sau khi đã học hỏi về những
mặc khải?
💥 Động thái của bạn đã thay đổi thế nào sau khi dọc Lời Tiên Tri Núi
Andes?
💥 Phương diện nào của tương lai khiến bạn quan tâm hơn cả trong mặc
khải thứ chín?
💥 Bạn cảm thấy mình đang đóng góp gì cho sự tiến hoá?
💥 Đâu là những triển vọng đang mở ra với bạn khi bạn nói đến những
mặc khải dù ở bất kỳ đâu?
💥 Những trực giác nào đã đến với bạn và có vẻ như gắn liền với một
trong những mặc khải nói chung, hoặc với mặc khải thứ chín nói riêng?
💥 Theo trực giác, đâu là những ý tưởng sâu sắc nhất đối với bạn trong
Lời Tiên Tri Núi Andes?
Bài tập 1. Trong thế giới những điều khả dĩ
Mục tiêu: Khai mở trí tưởng tượng và sự thực hành bằng cách nới rộng
giới hạn sự hiểu biết về chính mình.
Thời gian: Một giờ.
Lời khuyên:
Giai đoạn thứ nhất: Hãy dành 10 – 15 phút để tưởng tượng và ghi
nhận một đời sống đảng mơ ước – khác với đời sống hiện nay của bạn.
Mục tiêu ở đây là phảt triển chính mình!
Giai đoạn thứ hai: Hãy chọn một đối tác và lần lượt mô tả cuộc đời
tưởng tượng của bạn (khoảng 15 phút cho mỗi người).
Giai đoạn thứ ba: Hãy trở về với nhóm chính và chia sẻ kinh nghiệm
của bạn.
Giai đoạn thứ tư: Nếu một trong những cuộc đời tưởng tượng của
bạn tương tự với cuộc đời tưởng tượng của một người khác, hãy phân
tích những thông điệp mới được gợi lên bởi trùng hợp ngẫu nhiên đó!
Bài tập 2. Nói về môi trường
Mục tiêu: Để làm dịu bớt những lo âu, chán nản hoặc tuyệt vọng mà
chúng ta cảm thấy trước những vấn đề thuộc môi trường.
Thời gian: Có thể kéo dài.
Lời khuyên: Bạn có thể sử dụng một số những câu hỏi sau đây để
bước vào thảo luận;
💥 Đâu là những vấn đề của Trải đất khiến bạn lo lắng nhất?
💥 Điều gì khiến bạn e ngại hơn cả ở tương lai?
💥 Bạn cảm thấy thế nào khi nghĩ đến thê hệ trẻ và tương lai của chúng?
💥 Đâu là những ưu tiên khẩn cấp nhất đối với cả nhóm?
💥 Bằng cách nào bạn đương đầu với stress khi nghe nói về những huỷ
hoại môi trường sống, sự nghèo đói, và tốc độ gia tăng dân số?
💥 Bằng cách nào bạn góp phần vào việc am hiểu hoặc giải đảp một vấn
đề?
💥 Những cuốn sảch nào đã mang đến cho bạn sự hứng khởi?
💥 Bạn có sẵn sàng để trao đổi thông tin với nhóm trong những lần họp
mặt tới?
KẾT THÚC BUỔI HỌP NHÓM
Hãy đảp ứng những yêu cầu được trợ giúp và hãy gửi năng lượng tích
cực đến cho mọi người. Hay nhớ rằng nhóm của bạn là nơi thích hợp để
trao đổi những ý tưởng mới mẻ.
Giờ đây, khung cảnh đã được xảc định. Hãy lắng nghe trải tim đang đập
trong lồng ngực của bạn. Cuộc đời này chưa kết thúc. (David Wilcox,
“Show the Way”)⭐️
CHÚ THÍCH
1) Michael Murphy, sđd., tr.26
2) Như trên, tr.27ã28
3) Như trên, tr.551
4) Robert A. Mcdermott, tr.64
5) Như trên, tr.192
6) Như trên, tr.198
7) Như trên, tr.200
8) Pierre Teilhard de Chardin, Le Phénomène humain, Seuil, tr.15
9) Như trên, tr.20
10) Như trên, tr.27
11) Như trên, tr.232
12) Robert A⭐️ Monroe, sđđ., tr. L00
13) Như trên, tr.84
14) Kenneth Ring, En route vers Omega, Robert Laffont, tr 312
15) Joanna Macy, sđd., tr.15
16) David Peri và Robert Wharton, “Sucking Doctor
Second Night: Comments by Doctor, Patient and Singers”, Albin Michel,
1982
1) Fritjof Capra, Diễn văn dọc tại Mill Valley, California, ngày 23 tháng
Tư 1994
2) Như trên
3) Michael Murphy, sđd., tr.198
4) Paul Hawken, sđd., tr.15
✍️ Mục lục: Lời tiên tri Núi Andes – Trải nghiệm Mặc Khải thứ 10 👉 Xem tiếp