Sách Tâm LinhNewsSlide

Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa

✍️ Mục lục: Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa 

Chương 1: Thuyết tiến hóa là một giả thuyết chưa được chứng thực

Một con gấu nhảy xuống nước và bắt đầu bơi, con gấu há miệng càng lúc càng to hơn để thở, đồng thời ngẩng đầu lên càng lúc càng cao, để lộ ra cái mũi. Khi đầu của nó nhô cao hơn và miệng mở rộng hơn, con gấu đang bơi này đã biến thành một con cá voi.

Darwin đã kể câu chuyện về một con gấu đen biến thành một con cá voi trong ấn bản đầu tiên của cuốn “Nguồn gốc các loài.” (Ảnh: “Nguồn gốc các loài” ấn bản đầu tiên).
Darwin đã kể câu chuyện về một con gấu đen biến thành một con cá voi trong ấn bản đầu tiên của cuốn “Nguồn gốc các loài.” (Ảnh: “Nguồn gốc các loài” ấn bản đầu tiên).

Tác giả của câu chuyện này chính là Darwin, “thuyết tiến hóa sinh vật” của ông được người đời sau suy diễn như một thuyết về nguồn gốc của nhân loại và các giống loài trên Trái Đất.

Khoảng 4 tỷ năm trước, dưới cái nóng như thiêu đốt của bầu khí quyển và môi trường đại dương nguyên thủy trên Trái Đất, một nồi súp đặc chứa đầy nguyên liệu hóa học đã được nấu, được gọi là “súp nguyên thủy.” Trong nồi súp đó, các nguyên liệu hóa học được tổng hợp thành chất hữu cơ thông qua các phản ứng hóa học, sau đó va chạm với các đại phân tử sinh học để tạo thành các tế bào nguyên thủy nhất, sau đó dần dần va chạm tạo ra các sinh vật đa bào, rồi đến thực vật thủy sinh và động vật thủy sinh, rồi từ từ bò lên cạn trở thành sinh vật lưỡng cư, động vật bò sát, sau đó biến thành động vật có vú, trở thành khỉ và leo lên cây, rồi lại xuống mặt đất thành người vượn, và cuối cùng trở thành con người hiện đại có văn minh.

Điều đó có nghĩa là, sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ một hỗn hợp nguyên thủy của các chất vô cơ. Tổ tiên của loài người được truy mãi đến tổ phụ, tằng tổ, cao tổ, thiên tổ, liệt tổ, thái tổ, viễn tổ, tị tổ… Tổ tiên ở một giai đoạn nhất định là khỉ, còn tổ tiên sớm nhất là một nồi “súp nguyên thủy.”

Darwin là ai? Làm thế nào mà ông đưa ra Thuyết tiến hóa sinh vật [1]? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

1. Darwin đưa ra “Thuyết tiến hóa” như thế nào?

Nhà sinh vật học người Anh Charles Robert Darwin (1809~1882) sống trong thời đại hoàng kim của Anh quốc – thời đại Victoria. Thời đại này tràn ngập các lý thuyết vật lý và hóa học tiên tiến, là một trong những thời đại hoàng kim của sự phát triển khoa học. Vào thời điểm đó, Anh quốc có rất nhiều thuộc địa và là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới. Một môi trường như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu lý thuyết của Darwin.

Darwin sinh vào ngày 12/02/1809, trong một gia đình giàu có ở Shrewsbury, Anh quốc, là con thứ năm trong gia đình có sáu người con. Ông nội và cha của Darwin đều là bác sĩ. Gia đình mẹ đẻ của ông là gia đình Wedgwood nổi tiếng trong ngành gốm sứ, mẹ ông mất khi ông mới 8 tuổi. Cha Darwin có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của ông.

Darwin viết trong cuốn tự truyện của mình rằng: “Tôi tin rằng cha tôi và tất cả các giáo viên đều nghĩ tôi rất bình thường, và trí thông minh của tôi ở dưới mức trung bình.” Cha ông từng nói với ông: “Con chỉ quan tâm đến săn bắn, chó và chuột, sau này con sẽ mất mặt, gia đình cũng sẽ mất mặt.” [2]

Darwin viết: “Bởi vì tôi không đạt được thành tích gì ở trường, cha tôi đã sáng suốt cho tôi rời trường sớm để cùng anh trai tôi vào học ở Đại học Edinburgh.” Sau khi học ở đó hai học kỳ, cha Darwin thấy rằng ông không thể trở thành bác sĩ, vậy nên đã để ông chuyển sang học thần học, chuẩn bị trở thành mục sư.

Để trở thành mục sư, vào năm 1828, Darwin nghe lời cha theo học tại Đại học Cambridge trong ba năm. Chiểu theo kế hoạch đã định của cha, Darwin đã vượt qua kỳ thi lấy bằng cử nhân văn học vào năm 1831 ở tuổi 22. Giáo sư John Henslow, trợ giảng môn thực vật học tại Đại học Cambridge, là người có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển sự nghiệp sau này của Darwin.

Vào mùa hè năm 1831, thuyền trưởng Fitz-Roy của tàu HMS Beagle thuộc Hải quân Hoàng gia Anh đã lên kế hoạch cho một hành trình đường dài đến Nam Mỹ, Đông Ấn và những nơi khác. Ông dự định mời một nhà tự nhiên học trẻ tuổi tham gia vào chuyến đi này để phụ trách bảo quản các mẫu vật thu thập được trên đường đi, và gửi chúng trở lại Anh quốc cho các học giả sử dụng nghiên cứu. Giáo sư Henslow đã tiến cử Darwin.

Từ khi tàu HMS Beagle khởi hành vào tháng 12/1831 cho đến khi trở về Falmouth, Anh quốc vào tháng 10/1836, Darwin đã đồng hành cùng con tàu này trong gần 5 năm, từng ghé qua Quần đảo Galapagos thuộc Ecuador, Nam Mỹ ở Thái Bình Dương vào năm 1835. Trong cuộc hành trình, Darwin đã nhìn thấy phong cảnh các nơi trên thế giới, bao gồm rừng mưa nhiệt đới nguyên thủy, địa tầng, núi lửa, côn trùng, chim muông, động vật có vú và các phong tục dân tộc đa dạng… Sự độc đáo của các loài đã để lại cho ông ấn tượng sâu sắc. Ông cũng đã thu thập nhiều mẫu vật khác nhau và mang chúng về Anh quốc theo chỉ dẫn.

Vào năm 1859, cũng chính là 23 năm sau chuyến hành trình trên con tàu HMS Beagle, Darwin ở tuổi 50 bị thôi thúc bởi mong muốn cháy bỏng là bổ sung những khám phá cá nhân vào khoa học để giải thích nguồn gốc của các loài. Mặc dù giới khoa học thời bấy giờ có nhận thức rất hạn chế về sinh mệnh, nhưng ông vẫn xuất bản cuốn “Nguồn gốc các loài” (On the Origin of Species) và đưa ra “Thuyết tiến hóa.”

Câu đầu tiên trong lời nói đầu của cuốn “Nguồn gốc các loài,” Darwin viết rằng: “Ở đây tôi sẽ cố gắng đưa ra một bản phác thảo ngắn gọn, nhưng tôi e rằng không hoàn hảo, về tiến trình của quan điểm nguồn gốc các loài” (I will here attempt to give a brief, but I fear imperfect, sketch of the progress of opinion on the Origin of Species). Câu nói này đã thực sự phản ánh sự do dự và không chắc chắn của Darwin tại thời điểm đó.

Cần nhắc lại với mọi người rằng, những gì Darwin đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân, là một giả thuyết đang chờ các thế hệ sau phân tích và nghiệm chứng.

Hãy thử tưởng tượng nếu Darwin có kiến ​​thức ngày nay về kính hiển vi và sinh học phân tử, có thể nhìn thấy các cấu trúc cũng như chức năng tế bào phức tạp và tinh vi như vậy, liệu ông có còn xuất bản cuốn “Nguồn gốc các loài” hay không?

Darwin qua đời năm 1882 ở tuổi 73. Ông đã viết trong cuốn tự truyện của mình rằng: “Nếu tôi có thể sống thêm hai mươi năm nữa và tiếp tục công việc, tôi sẽ chỉnh sửa lại cuốn “Nguồn gốc các loài,” tất cả các quan điểm hẳn là đều nên chỉnh sửa.”

Cho dù ý nghĩa của từ “chỉnh sửa” ở trên là gì, theo quan điểm hiện tại, lý thuyết của Darwin về nguồn gốc của con người và các loài thực sự cần phải được xem xét lại.

Tiếp theo, trước tiên chúng tôi sẽ giới thiệu nội dung cụ thể của “Thuyết tiến hóa,” làm rõ những sai lầm về mặt logic của giả thuyết tiến hóa, liệt kê các thí nghiệm và kết quả mà con người đã thực hiện để kiểm chứng nó, cũng như một số sự thật khoa học cơ bản và nhận xét của các khoa học gia.

2. Nội dung cơ bản của giả thuyết tiến hóa

Thông thường khi nhắc đến “Thuyết tiến hóa,” mọi người có cảm giác như thể đó là một học thuyết đã được giới khoa học công nhận. Thực tế không phải vậy. Kể từ khi Thuyết tiến hóa ra đời cho đến nay, nó chưa từng được chứng minh, nó chỉ là một giả thuyết mà thôi.

Câu chuyện “gấu biến thành cá voi” thoạt nghe như truyện cổ tích hay phim khoa học viễn tưởng. Darwin đã viết nó trong ấn bản đầu tiên của cuốn “Nguồn gốc các loài,” và nó gần như là một bản cô đọng của giả thuyết tiến hóa của Darwin. Nhà địa chất người Anh Sir Charles Lyell đã hoài nghi về câu chuyện gấu biến thành cá voi này, vì vậy Darwin đã loại bỏ ví dụ này trong các ấn bản tiếp theo.

“Thuyết tiến hóa” do Darwin đưa ra có hai giả định chính:

2.1 Cùng chung tổ tiên, tiến hóa của các loài

Darwin cho rằng tất cả các sinh vật sống đều tiến hóa từ một tổ tiên chung, các sinh vật sống có thể tiến hóa từ loài này sang loài khác. Ông đã vẽ một cây tiến hóa (evolutionary tree) hay còn gọi là “cây sự sống” dựa trên mối quan hệ giữa hình dạng, cấu trúc và đặc điểm của các sinh vật khác nhau. Các loài được sắp xếp theo thời gian xuất hiện và phát triển dần dần từ phần thân cây đến cành và lá của cây.

Một cây tiến hóa có nhiều nút (node), mỗi nút đại diện cho một loài, và các đường nối giữa các nút thể hiện mối quan hệ giữa các loài. Ví dụ, Darwin cho rằng con người và khỉ có chung tổ tiên, vì vậy đằng sau con người và khỉ có một đường biểu thị cho tổ tiên chung đó.

(Ảnh: “Nguồn gốc các loài” ấn bản đầu tiên)
(Ảnh: “Nguồn gốc các loài” ấn bản đầu tiên)

2.2 Chọn lọc tự nhiên, sinh vật thích nghi mới có thể tồn tại

Darwin cũng đưa ra giả thuyết rằng có sự cạnh tranh sinh tồn giữa các sinh vật trong tự nhiên, tranh giành các điều kiện sống hạn chế (chẳng hạn như không gian, thức ăn, bạn tình, v.v.) để tồn tại. Đây được gọi là “chọn lọc tự nhiên.”

Darwin tin rằng trong cuộc cạnh tranh sinh tồn, thông qua chọn lọc tự nhiên, những sinh vật nào thích nghi tốt hơn với môi trường sẽ có nhiều khả năng sống sót hơn và sinh sản nhiều thế hệ sau hơn. Đây là tiền đề của giả thiết chọn lọc tự nhiên, sinh vật thích nghi mới có thể tồn tại.

3. “Ba giai đoạn” của nghiên cứu khoa học cổ điển

Ông Francis Bacon, người khởi xướng khoa học thực nghiệm hiện đại, đồng thời là nhà triết học và khoa học gia người Anh ở thế kỷ 17, đã đề ra trong cuốn sách “Novum Organum” (Công cụ mới) của mình rằng: việc thành lập bất kỳ hệ thống khoa học nào cũng cần tuân theo phương pháp luận khoa học [3].

Trong phương pháp luận khoa học, để thiết lập bất kỳ một hệ thống khoa học thực chứng nào, thì từ lúc đưa ra đến lúc chứng minh đều cần phải trải qua ít nhất ba giai đoạn: Thứ nhất, quan sát hiện tượng; Thứ hai, đưa ra một lý thuyết hoặc giả thuyết; Thứ ba, tiến hành các thí nghiệm để nghiệm chứng lý thuyết hoặc giả thuyết đó.

Một lý thuyết có đúng hay không trước hết phụ thuộc vào việc quan sát hiện tượng ở giai đoạn thứ nhất có chính xác, khách quan và đầy đủ hay không. Sau đó cần xem việc quy nạp trong giai đoạn thứ hai có hợp lý hay không. Đây là những điều kiện cơ bản phải được đáp ứng, hơn nữa vẫn cần nghiệm chứng trong giai đoạn thứ ba. Nếu chỉ có hai giai đoạn đầu mà thiếu sự nghiệm chứng của giai đoạn thứ ba thì đó không phải là một lý thuyết thực sự chính xác. Nếu các thế hệ tương lai không nghiệm chứng được, lý thuyết đó có thể sẽ bị lật đổ hoặc sửa đổi.

Khoa học hiện đại và sinh học hiện đại được kiến lập trên hệ thống khoa học thực chứng cũng tuân theo những quy luật tương tự như vậy.

Ví dụ, nhà vật lý người Anh Newton đã tổng kết và đưa ra “ba định luật chuyển động” [4] bằng cách quan sát hiện tượng trái táo rơi xuống đất, sau này chúng đã được nghiệm chứng và trở thành cơ sở cho sự phát triển của vật lý cổ điển. Sau đó, thuận theo sự phát triển của thời đại, mọi người phát hiện định luật Newton không thể giải thích các quy luật chuyển động quan sát được của các hạt vi mô, vậy nên các khoa học gia đã đột phá những giới hạn của cơ học Newton. Thông qua quan sát, quy nạp và thí nghiệm, họ đã đề ra lý thuyết cơ học lượng tử [5]. Lý thuyết này đã trở thành một trụ cột quan trọng của vật lý hiện đại.

Khoa học đời sống hiện đại thuộc phạm trù khoa học thực chứng. Nó cũng đang không ngừng thông qua vòng tuần hoàn logic – “quan sát, giả thuyết và thí nghiệm kiểm chứng,” để liên tục làm mới sự hiểu biết của con người về các hiện tượng đời sống. Qua đó, có không ít lý thuyết đã bị con người lật đổ hoặc được cập nhật cho chính xác hơn, tiếp cận với sự thật hơn.

Ví dụ, người khởi xướng di truyền học hiện đại ban đầu là Tiến sĩ Gregor Johann Mendel (1822-1884), viện trưởng của một tu viện Thiên Chúa giáo ở Áo. Vào năm 1866, dựa trên kết quả thí nghiệm quan sát màu hoa của các thế hệ sau của cây đậu lai, ông là người đầu tiên đưa ra hiện tượng các đặc điểm sinh học có thể di truyền từ cha mẹ sang con [6], từ đó loài người đã bước vào kỷ nguyên di truyền sinh học.

Trước năm 1950, các khoa học gia đã cho rằng protein là vật liệu di truyền có nhiều khả năng nhất, lý do chủ yếu là protein bao gồm 20 acid amin và độ phức tạp của nó dường như lớn hơn acid deoxyribonucleic (ADN) chỉ gồm 4 nucleotide. Nhưng sau này, sau hàng chục năm kiểm chứng bằng thực nghiệm, người ta phát hiện giả thiết này hoàn toàn sai lầm, vì vậy đã lật đổ nó. Họ đã lật đổ nó như thế nào?

Vào năm 1928, nhà vi sinh vật học và vi khuẩn học người Anh Frederick Griffith (1879~1941) đã phát hiện ra hiện tượng chuyển hóa của phế cầu [7], ông phát hiện có một chất di truyền chịu nhiệt và đặt tên nó là “chất biến nạp.”

Sau đó, vào năm 1944, ba nhà vi khuẩn học người Mỹ là Tiến sĩ Oswald Theodore Avery (1877~1955), Tiến sĩ Colin Munro Macleod (1909~1972) và Tiến sĩ Maclyn J. McCarthy (1911~2005) sau khi nghiên cứu chuyên sâu, đã lần đầu tiên chứng minh rằng “chất biến nạp” có khả năng di truyền do Griffith phát hiện là DNA [8] chứ không phải protein.

Tám năm sau, vào năm 1952, nhà sinh vật học phân tử người Mỹ là Tiến sĩ Alfred Day Hershey (1908~1997) đã sử dụng phương pháp đánh dấu đồng vị xác nhận rằng acid deoxyribonucleic (DNA) mới là chất mang vật chất di truyền [9]. Phát hiện này đã đặt nền móng cho các thế hệ tương lai nghiên cứu về acid nucleic, nhờ đó ông đã đạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học vào năm 1969.

Vào năm 1953, Giáo sư, Tiến sĩ James Dewey Watson [10] của Đại học Harvard và Tiến sĩ Francis Harry Compton Crick [11] (1916~2004), nhà vật lý nổi tiếng của Viện Sinh học Phân tử ở Cambridge, Vương quốc Anh, đã tiến thêm một bước phát hiện cấu trúc xoắn kép của DNA. Phát hiện này đặt ra một cột mốc mới cho sự phát triển nhanh chóng của sinh học phân tử hiện đại. Vì vậy, cả hai vị khoa học gia này đều được trao giải Nobel về Sinh lý học và Y học vào năm 1962 [12].

Kể từ đó, nhân loại bước vào kỷ nguyên nghiên cứu sinh học phân tử hiện đại.

Nhìn lại lịch sử gần 90 năm nghiên cứu vật chất di truyền sinh học này, chúng ta không khó để nhận thấy rằng: Bất kỳ giả thuyết khoa học nào cũng cần trải qua một quá trình dài từ khi được đưa ra đến khi được nghiệm chứng, thông thường cần phải được chứng minh lặp đi lặp lại thì mới có thể được công nhận. Bởi vậy, nếu được chứng minh là không chính xác, các giả thuyết ban đầu sẽ bị lật đổ hoặc thay thế bằng các giả thuyết khác – đây là sự việc rất phổ biến.

Khoa học chính là phát triển như vậy. Thuyết tiến hóa của Darwin cũng không ngoại lệ, nó cũng phải tuân theo các quy luật chung của phương pháp luận khoa học.

Trong vòng 13 năm khi Darwin đưa ra Thuyết tiến hóa (1859~1872), ông đã xuất bản sáu phiên bản của cuốn “Nguồn gốc các loài” [13], mỗi phiên bản đều có những thay đổi, nhưng những thay đổi này chỉ là sự thỏa hiệp và bổ sung do Darwin thực hiện để phù hợp với quan điểm của tất cả các bên, còn khái niệm và cái khung tổng thể thì không có nhiều thay đổi.

Mặc dù Darwin kỳ vọng các thế hệ tương lai có thể cung cấp bằng chứng để chứng minh tính đúng đắn của Thuyết tiến hóa, nhưng thật không may, trong hơn 160 năm kể từ năm 1859 đến nay, các thí nghiệm khoa học và khám phá nghiên cứu của các thế hệ sau không những không cung cấp bằng chứng ủng hộ để chứng minh tính đúng đắn của nó, mà ngược lại, đã tạo ra những nghi ngờ và thách thức rõ ràng đối với giả thuyết của Darwin.

Nói cách khác, thuyết tiến hóa về thực chất vẫn là ở giai đoạn giả thuyết, chưa vượt qua giai đoạn nghiệm chứng thứ ba, thiếu khuyết bằng chứng. Nói cách khác, nó là một “giả thuyết” chưa được chứng minh.

4. Sai lầm căn bản: Dùng “tiến hóa vi mô” để suy ra “tiến hóa vĩ mô”

Sau khi Darwin đưa ra giả thuyết “tiến hóa,” nó đã bị nghi ngờ từ các phương diện. Cho nên, vì để cung cấp bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết tiến hóa, các thế hệ sau đã mở rộng nó thành một hệ thống giả thuyết, bao gồm hai nội dung: “Tiến hóa vĩ mô” (Macroevolution) và “Tiến hóa vi mô” (Microevolution).

4.1 “Tiến hóa vĩ mô”

“Tiến hóa vĩ mô” là khái niệm cốt lõi của giả thuyết tiến hóa ban đầu, tức là một loại sinh vật tiến hóa thành một loại sinh vật hoàn toàn khác, cũng chính là sự tiến hóa của các loài được Darwin nhắc đến, chẳng hạn như ông cho rằng vượn người tiến hóa thành người [14].

Nhà thực vật học và động vật học người Thụy Điển Carl von Linné (1707 – 1778) đã xuất bản cuốn sách “Systema Naturae” (Tạm dịch: Hệ thống tự nhiên), mở đầu cho ngành phân loại sinh học. Do đó, ông được mệnh danh là “cha đẻ của ngành phân loại sinh học” (15).

Dựa trên cơ sở lý thuyết của ông Linné, các thế hệ sau đã tiến thêm một bước hoàn thiện, phân loại tất cả các sinh vật sống theo giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi và loài.

Tuy nhiên, giả thuyết tiến hóa lại cho rằng có một trình tự trong việc tạo ra các loài, áp lực môi trường có thể giúp những loài cũ có lợi thế sinh tồn và có khả năng sống sót cao hơn, cuối cùng dẫn đến sự tiến hóa và tạo ra loài mới. Đây được gọi là học thuyết “tiến hóa vĩ mô.”

Nói một cách cụ thể, giả thuyết tiến hóa cho rằng loài người đầu tiên là do các tế bào đơn giản phát triển thành thực vật, động vật sống dưới nước, rồi từ từ bò lên cạn trở thành động vật lưỡng cư, động vật bò sát, sau đó trở thành động vật có vú, trở thành khỉ và leo lên cây, rồi trở thành loài vượn người đi thẳng đứng, cuối cùng trở thành con người hiện đại có văn minh.

Sự nhảy vọt và biến đổi từ loài này sang loài khác là nội hàm thực sự của khái niệm “sự tiến hóa của các loài” do Darwin đưa ra, cũng chính là “tiến hóa vĩ mô.”

4.2 “Tiến hóa vi mô”

“Tiến hóa vi mô” được mô tả là tính đa dạng và biến dị trong một loài sinh vật, tức là mức độ gene thay đổi giữa các cá thể khác nhau trong cùng một loài, không liên quan đến sự thay đổi về loài [16].

Trong một số trường hợp, khi các nhóm sinh vật phải đối mặt với những thay đổi về môi trường, có thể sẽ xuất hiện tình huống có lợi cho sự sinh sản của một số cá thể thuộc chủng loại nào đó. Dưới tình huống này, những gì mọi người quan sát được là biến dị trong loài, không có nghĩa là tạo ra các loài mới.

4.2.1 Bướm đêm là “biến dị” chứ không phải “tiến hóa”

Liên quan đến sự khác biệt giữa khái niệm tiến hóa vi mô và tiến hóa vĩ mô [17], trong sách giáo khoa còn có một ví dụ kinh điển khác.

Hiện tượng “hóa đen công nghiệp” của bướm đêm, trong đó màu sắc của bướm đêm thay đổi từ sáng sang tối sau cuộc Cách mạng Công nghiệp, từng là một ví dụ trong sách giáo khoa được trích dẫn rộng rãi để ủng hộ cho Thuyết tiến hóa.

Trước cuộc Cách mạng Công nghiệp, trong những khu rừng ở vùng nông thôn xứ Wales, Anh quốc, có một loài bướm tiêu (Peppered moth) sinh sống. Bề mặt cánh của chúng phần lớn có màu nhạt, khi đậu trên vỏ cây hoặc rêu màu trắng, chúng gần như hòa mình làm một với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, sau cuộc Cách mạng Công nghiệp, do ô nhiễm khiến vỏ cây và rêu sáng màu giảm đi, nên bướm tiêu trắng rất dễ bị săn mồi. Lúc này đã xuất hiện bướm tiêu đen, nó có thể ẩn mình tốt hơn và dần trở thành quần thể chính trong khu rừng.

Trong một bài báo đánh giá vào năm 1998 trên tạp chí “Evolutionary Biology,” nghiên cứu ban đầu về hiện tượng “hóa đen công nghiệp” ở bướm tiêu đã được xem xét lại. Cuối cùng người ta kết luận rằng, phương pháp thí nghiệm ban đầu tồn tại những sai sót đáng kể, và hiện tại không có bằng chứng thuyết phục nào chứng minh cho hiện tượng “hóa đen công nghiệp” của bướm tiêu [18].

Tuy nhiên, cho dù là bướm tiêu trắng hay đen, chúng đều là bướm tiêu và thuộc cùng một loài, đó chỉ là một hiện tượng biến dị trong loài. Bướm tiêu có hai màu này luôn tồn tại, chỉ là bướm tiêu đen có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn trong môi trường ô nhiễm công nghiệp.

Điều thực sự cần được giải thích là loài bướm tiêu này đến từ đâu, đây vừa vặn là điều mà giả thuyết tiến hóa của Darwin không thể giải thích được. Do đó, “hiện tượng bướm tiêu” về sau đã hoàn toàn bị phủ định, mọi người không còn sử dụng nó để ủng hộ “thuyết tiến hóa.”

4.2.2 Vi khuẩn kháng thuốc là “biến dị” chứ không phải “tiến hóa”

Trong trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh, vi khuẩn sẽ sinh ra các đột biến kháng thuốc để tồn tại, đây là cách vi khuẩn kháng thuốc được tạo ra. Tuy nhiên, vi khuẩn kháng thuốc vẫn là loại vi khuẩn đó, nó không hề biến thành một loại vi khuẩn khác.

Ngoài ra, biến thể virus tạo ra do sử dụng thuốc kháng virus, biến đổi ở sâu bệnh do sử dụng thuốc trừ sâu, biến đổi ở cỏ dại do sử dụng thuốc diệt cỏ… chúng đều thuộc phạm trù của cái gọi là “tiến hóa vi mô,” nhưng các loài nói trên đều chưa biến đổi thành một chủng loại sinh vật khác.

Trên thực tế, có vô số ví dụ về sự biến dị trong loài trong cuộc sống của chúng ta, dưới đây là một số ví dụ:

4.2.3 Dù màu da nào, chúng ta đều là con người

Lấy sự thay đổi màu da của con người làm ví dụ. Những người khác nhau có màu da khác nhau, nhưng dù là da trắng, da đen hay da vàng thì họ vẫn là cùng một loài – con người. Tỷ lệ người có màu da khác nhau sống ở các vị trí địa lý khác nhau có thể khác nhau, nhưng dù sống ở đâu thì họ vẫn thuộc một nhân chủng gốc.

4.2.4 Bất kể màu đỏ, cam, vàng hay trắng, tất cả đều là hoa tulip

Vào ngày 12/05/2023, Lễ hội hoa Tulip Canada lần thứ 71 đã khai mạc tại Ottawa. Trong lễ hội có hơn 100 loại hoa tulip phân bố trên 120 vườn hoa, bao gồm hoa màu đỏ, cam, vàng, trắng. Nhưng dù có bao nhiêu màu sắc và hình dạng, chúng vẫn đều là hoa tulip [19].

Lễ hội hoa Tulip Canada lần thứ 71 đã được tổ chức tại Ottawa từ ngày 12 đến ngày 22/05/2023. (Ảnh: Nhậm Kiều Sinh/Epoch Times)
Lễ hội hoa Tulip Canada lần thứ 71 đã được tổ chức tại Ottawa từ ngày 12 đến ngày 22/05/2023. (Ảnh: Nhậm Kiều Sinh/Epoch Times)
Lễ hội hoa Tulip Canada lần thứ 71 đã được tổ chức tại Ottawa từ ngày 12 đến ngày 22/05/2023. (Ảnh: Nhậm Kiều Sinh/Epoch Times)
Lễ hội hoa Tulip Canada lần thứ 71 đã được tổ chức tại Ottawa từ ngày 12 đến ngày 22/05/2023. (Ảnh: Nhậm Kiều Sinh/Epoch Times)
Lễ hội hoa Tulip Canada lần thứ 71 đã được tổ chức tại Ottawa từ ngày 12 đến ngày 22/05/2023. (Ảnh: Nhậm Kiều Sinh/Epoch Times)
Lễ hội hoa Tulip Canada lần thứ 71 đã được tổ chức tại Ottawa từ ngày 12 đến ngày 22/05/2023. (Ảnh: Nhậm Kiều Sinh/Epoch Times)

4.2.5 Dù là bọ cánh cứng xanh hay nâu thì đều là bọ cánh cứng

Bởi vì bọ cánh cứng màu xanh lá cây có nhiều khả năng bị chim phát hiện và ăn thịt hơn, còn bọ cánh cứng màu nâu có nhiều khả năng sống sót trên cây hơn, vậy nên những con bọ cánh cứng biểu hiện gene nâu [20] càng dễ sinh sôi hơn. Nhưng cho dù bọ cánh cứng có màu xanh hay nâu thì chúng vẫn là bọ cánh cứng. Cả hai loài bọ cánh cứng luôn tồn tại, và không phải là loài mới.

Dù là bọ cánh cứng xanh hay nâu thì đều là bọ cánh cứng. (Ảnh: Epoch Times)
Dù là bọ cánh cứng xanh hay nâu thì đều là bọ cánh cứng. (Ảnh: Epoch Times)

4.2.6 Chim sẻ lớn hay nhỏ cũng đều là chim sẻ

Chim sẻ được du nhập vào Bắc Mỹ vào năm 1852. Kể từ đó, chim sẻ phương Bắc đã có kích thước lớn hơn chim sẻ phương Nam. Sự khác biệt này có thể là do: Những con chim lớn hơn thích nghi tốt hơn với nhiệt độ lạnh so với những con chim nhỏ hơn, vì vậy khí hậu lạnh hơn ở phía Bắc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống sót của những con chim lớn hơn, nên chim sẻ ở phương Bắc có kích thước lớn hơn [21]. Nhưng bất kể chim sẻ lớn hay chim sẻ nhỏ, chúng đều là chim sẻ, chúng vẫn luôn tồn tại và không hề sinh ra loài mới.

4.3 Sai lầm logic của việc khái quát hóa quá mức

Trên thực tế, những ví dụ mà Darwin liệt kê trong cuốn sách “Nguồn gốc các loài” đều là những ví dụ về “tiến hóa vi mô.” Ông không quan sát được bất kỳ trường hợp thực tế nào về sự thay đổi từ loài này sang loài khác. Ông chỉ thông qua những hiện tượng quan sát được về sự biến dị trong loài để đưa ra kết luận chủ quan về sự tiến hóa giữa các loài – tức “tiến hóa vĩ mô.” Vậy nên, lý luận của Darwin trong giai đoạn thứ hai đã vi phạm kiến thức logic thông thường và là sai lầm khi khái quát hóa quá mức – dùng vi mô khái quát cho vĩ mô.

Điều khiến người ta không thể tưởng tượng nổi là, để cung cấp bằng chứng cho “tiến hóa vĩ mô” của Darwin, những người ủng hộ sau này đã đem khái niệm “biến thể” (Variation) trong loài vào hệ thống lý thuyết tiến hóa, và đổi tên thuật ngữ này thành “tiến hóa vi mô” (Microevolution), mục đích là gây nhầm lẫn giữa các khái niệm, làm mờ đi sự khác biệt rất lớn giữa “tiến hóa vi mô” và “tiến hóa vĩ mô,” khiến mọi người tin vào thuyết “tiến hóa vĩ mô.”

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 1): Thuyết tiến hóa là giả thuyết chưa được chứng thực (P.1)
“Tiến hóa vi mô” không có nghĩa là “tiến hóa vĩ mô”. (Ảnh: Epoch Times)

Hiện nay, nếu bạn sử dụng từ “evolution” (tiến hóa) để tìm kiếm trong kho tài liệu khoa học, tất cả những bài viết mà bạn nhận được đều sẽ nói về “biến dị” trong loài, không có bài viết nào thực sự cung cấp bằng chứng cho thấy rằng một loài có thể biến đổi thành loài khác như Darwin đề ra.

Việc tạo ra bất kỳ loài mới nào cũng đòi hỏi phải tạo ra các gene mới (thông tin mới), nhưng không có thí nghiệm hiện tại nào quan sát thấy điều đó. Giáo sư Ian Macreadie ở Viện Công nghệ Melbourne, nhà sinh học phân tử nổi tiếng người Úc, đã bình luận như thế này về giả thuyết tiến hóa:

“Những gì bạn nhìn thấy trong phòng thí nghiệm là sự sao chép gene, hoặc là sự tái tổ hợp của các gene hiện có, hoặc là gene bị lỗi (mất thông tin), chúng có thể giúp vi khuẩn tồn tại – ví như khiến thuốc không thể liên kết hiệu quả, nhưng bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy bất kỳ thông tin mới nào xuất hiện trong tế bào. Đôi khi, một loại vi khuẩn có thể ‘bơm’ thông tin vào một loại vi khuẩn khác để vi khuẩn đó trở nên ‘mới’ – nhưng thông tin này phải xuất hiện ở đâu đó, mà chúng ta chưa bao giờ quan sát thấy điều như vậy xảy ra. Thật khó để tưởng tượng bất kỳ khoa học gia nghiêm túc nào lại tin rằng thông tin thực sự (di truyền) có thể tự sinh ra từ con số không [22].”

5. “Tiến hóa vĩ mô” chưa được kiểm chứng bằng thí nghiệm khoa học

Ngoài những lỗ hổng logic rất lớn nêu trên, giả thuyết tiến hóa còn có một lỗ hổng trí mạng hơn – nó là giả thuyết không thể chứng minh bằng khoa học, tương đương với một loại khoa học viễn tưởng.

5.1 Các điều kiện tiền đề khó thiết lập

Giả thuyết tiến hóa cho rằng khoảng 4 tỷ năm trước, các nguyên liệu hóa học trên Trái Đất đã biến đổi từ vô cơ thành hữu cơ nhờ “nồi súp nguyên thủy,” tạo ra các tế bào đơn lẻ, sau đó các sinh vật đơn bào tiến hóa thành sinh vật đa bào, từ bậc thấp đến bậc cao, từ cá đến lưỡng cư, động vật bò sát, động vật có vú, vượn và cuối cùng là con người. Trong quá trình tiến hóa lâu dài này, các sinh vật không ngừng phát sinh biến dị, những biến dị nào có ưu thế trong cạnh tranh sinh tồn đều được môi trường tự nhiên chọn lọc, trải qua một thời gian lâu dài và rất nhiều tiến hóa sinh học, cuối cùng con người đã được sinh ra [23].

Bởi vì Darwin lập luận rằng: Tiến hóa sinh học là sự biến đổi dần dần từng bước, không phải là sự thay đổi đột ngột, nó cần một thời gian dài mới có thể hình thành. Vậy nên, nếu muốn chứng minh giả thuyết tiến hóa, bạn cần quan sát hàng chục nghìn loài động vật và thực vật, và ít nhất là trong khoảng thời gian hàng triệu năm [24]. Các thí nghiệm đạt được điều kiện này dường như là không thể thực hiện.

Vào năm 1965, ông Gerald Allan Kerkut, Tiến sĩ Động vật học tại Đại học Cambridge kiêm Giáo sư Sinh lý học và Hóa sinh tại Đại học Southampton đã phát hành cuốn sách “Implications of Evolution” (Tạm dịch: Ý nghĩa của tiến hóa). Trong cuốn sách, ông đề cập rằng Thuyết tiến hóa được thiết lập dựa trên bảy giả thiết tiền đề cơ bản. Tuy nhiên, bảy giả thiết tiền đề cơ bản này thường không được đề cập đến trong các cuộc thảo luận về Thuyết tiến hóa; rất nhiều người thường bỏ qua sáu giả thiết đầu tiên và chỉ xem xét giả thiết thứ bảy. [25]

Bảy giả thiết tiền đề này bao gồm:

  • Thứ nhất, sinh mệnh sinh ra một cách tự nhiên từ vật chất vô cơ;
  • Thứ hai, sinh mệnh chỉ có một lần tự nhiên sinh ra;
  • Thứ ba, tất cả sinh mệnh đều có quan hệ với nhau, từ virus đến vi khuẩn, thực vật, động vật, tất cả đều có quan hệ họ hàng với nhau và đều tiến hóa từ cùng một tổ tiên;
  • Thứ tư, các sinh vật đa bào tiến hóa từ các sinh vật đơn bào;
  • Thứ năm, các loại động vật không xương sống có quan hệ họ hàng với nhau;
  • Thứ sáu, động vật có xương sống tiến hóa từ động vật không xương sống;
  • Thứ bảy, trong số các loài động vật có xương sống, cá tiến hóa thành lưỡng cư, lưỡng cư tiến hóa thành bò sát, bò sát tiến hóa thành chim hoặc động vật có vú, v.v. (“Implications of Evolution”, Chương 2, trang 6).

Ngoài ra, theo phân tích của các nhà di truyền học hiện đại, để thuyết tiến hóa được thành lập thì còn phải có giả thiết tiền đề thứ tám, đó là: Trong lịch sử lâu dài của các loài, bất kể là nguyên nhân bên trong (do đột biến gene làm giảm khả năng sinh sản của loài [26] dẫn đến diệt chủng [27] hoặc bệnh) hay là ngoại lực (thiên tai, chiến tranh), quần thể của các loài vẫn không bị tuyệt chủng hoặc gián đoạn, nếu không các loài sẽ không thể tiếp tục sinh sôi. Nếu không bảo đảm được tiền đề này thì thuyết nguồn gốc các loài của Darwin sẽ trở nên vô nghĩa.

Trước tiên, bỏ qua sáu giả thiết tiền đề đầu tiên, chúng ta chỉ xem xét tiền đề thứ bảy. Nếu muốn chứng minh nó có thể đứng vững được, ít nhất chúng ta cần nghiệm chứng từ hai phương diện:

Nghiệm chứng thứ nhất: Yêu cầu nghiên cứu quan sát hồi cứu đối với số lượng lớn các mẫu sinh vật, xem xem liệu có bằng chứng về việc một loài đã từng biến đổi thành loài khác hay không.

Nhà cổ sinh vật học và là khoa học gia hệ thống người Anh được thế giới công nhận, ông Colin Patterson (1933~1998) đã quan sát một số lượng lớn các mẫu vật trong nhiều thập niên. Vào năm 1981, ông đã công khai đặt câu hỏi về thuyết tiến hóa trong một bài giảng tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ: “Có ai trong số các bạn có thể cho tôi biết bất kỳ bằng chứng thực sự nào về sự tiến hóa không, dù chỉ là một bằng chứng thực tế?” [28]

Rõ ràng, thời đại của ông Patterson nắm giữ kiến ​​​​thức sinh học vượt xa thời đại của Darwin. Ngoài ra, phạm vi sinh vật mà ông Patterson nghiên cứu cũng rộng hơn, do vậy kết luận cũng đáng tin cậy hơn.

Nghiệm chứng thứ hai: Yêu cầu thiết kế các nghiên cứu thuần tập hồi cứu để xem liệu một loài có thay đổi thành loài khác trong một thí nghiệm như vậy hay không.

Ví dụ, Darwin nói rằng con người do một loài khỉ tiến hóa thành từ rất lâu về trước, nhưng trên thực tế, cho đến hiện nay loài khỉ này vẫn chưa được tìm thấy. Chúng ta giả sử rằng tổ tiên của loài người mà Darwin nhắc đến – “vượn thủy tổ” – là có tồn tại, và “vượn thủy tổ” đã trở thành người cổ đại qua một quá trình tiến hóa lâu dài. Dùng cách nói thông tục là “con người được tiến hóa từ khỉ.”

Có thể thiết kế một nghiên cứu như thế này: nhóm thí nghiệm A quan sát “vượn thủy tổ” được Darwin cho là tổ tiên của loài người, nhóm đối chứng B quan sát các loài vượn khác, để chúng sinh sôi đông lên, sinh ra vô số thế hệ. Sau đó xem có bao nhiêu “vượn thủy tổ” ở nhóm A đã tiến hóa thành người, và so sánh với nhóm đối chứng B xem có gì khác biệt hay không.

Chưa nói đến việc có tồn tại loài “vượn thủy tổ” hay không, liệu có ai trên Trái Đất có thể sống ít nhất vài triệu năm để nhìn thấy kết quả thí nghiệm này? Tính khả thi của thí nghiệm tồn tại vấn đề quá lớn, khiến những nghiên cứu như vậy dường như không thể thực hiện được.

Vào năm 1981, nhà hóa học người Anh, Giáo sư, Tiến sĩ Arthur Ernest Wilder-Smith (1915~1995), người từng được trao ba bằng Tiến sĩ khoa học, đã phát hành cuốn sách “The Natural Sciences Know Nothing of Evolution” (Tạm dịch: Khoa học tự nhiên không biết gì về sự tiến hóa). Trong đó nói rằng: “Trong số bảy tiền đề chính của Thuyết tân Darwin, không có giả thiết tiền đề nào có thể được chứng minh, cũng không có tiền đề nào có thể được nghiệm chứng bằng thí nghiệm. Nếu không có bằng chứng thí nghiệm ủng hộ, toàn bộ lý thuyết khó có thể được coi là khoa học; Nếu bảy giả thiết của Thuyết tân Darwin không thể chứng minh bằng thí nghiệm, thì nên xem nó là triết học, mà không phải khoa học, bởi vì khoa học là thứ có thể chứng thực bằng thí nghiệm.” [29]

Nói cách khác, “Thuyết tiến hóa” đang thống trị cộng đồng khoa học không thể chứng thực bằng khoa học, nó chỉ là một khái niệm thảo luận trong phạm trù triết học, chứ không phải khoa học thực sự.

Thuyết Tân Darwin (Neo-Darwinism) [30] được đề cập ở đây là do người đời sau dựa trên khuôn khổ lý thuyết ban đầu của Darwin, và bổ sung các nghiên cứu về di truyền học và sinh học. Nhưng cho dù có bao nhiêu học thuyết khác nhau, đều không thể cung cấp bằng chứng trực tiếp để chứng minh “tiến hóa vĩ mô,” tất cả chỉ xoay quanh “tiến hóa vi mô.” Trên thực tế, nội hàm của “tiến hóa vĩ mô” đã vô tình bị loại bỏ, đồng thời cũng là một cách tự biện minh để ủng hộ thuyết của Darwin, cái gọi là Thuyết tổng hợp hiện đại (Modern synthesis) hay Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (Modern evolutionary synthesis) đều như vậy.

5.2 Thí nghiệm khoa học phản tác dụng

Trên thực tế, không phải các thế hệ sau không cố gắng nghiệm chứng “giả thuyết tiến hóa” của Darwin. Ngược lại, để chứng minh nó, các khoa học gia đã hao tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực để làm các loại thí nghiệm khác nhau, mục đích là tiến hành nghiệm chứng, nhưng kết quả đều là tốn công vô ích, kết thúc bằng thất bại.

5.2.1 Thí nghiệm bình thủy tinh bị nghi vấn

Giả thiết tiền đề đầu tiên của thuyết tiến hóa là, sinh mệnh đầu tiên là do các chất vô cơ “tiến hóa” thành các đại phân tử sinh học.

Vào những năm 1940, hầu hết các nhà sinh vật học và hóa học hàng đầu đều nỗ lực nghiên cứu protein.

Vào năm 1953, nhà hóa học và sinh vật học người Mỹ Stanley L. Miller đã sản xuất được acid amin [32] và các chất quan trọng khác cần thiết cho sinh mệnh từ các chất vô cơ [31]. Đây được coi là một bằng chứng khoa học quan trọng ủng hộ cho giả thiết “sự sống là do các chất vô cơ từ từ tiến hóa thành.”

Vào thời điểm đó, ông Miller là một nghiên cứu sinh tại Đại học Chicago. Ông đã mô phỏng thành phần của thứ được cho là bầu khí quyển nguyên thủy trên mặt đất trước khi sinh mệnh hình thành, tức cho thêm vào bình thí nghiệm các khí khử như hydro (H₂), metan (CH4), amoniac (NH₃), v.v. và hơi nước. Sau khi hàn kín bình thì lắp hai điện cực vào để tạo ra tia lửa điện. Bảy ngày sau, ông thu được một số chất hữu cơ, trong đó có mấy loại acid amin.

Kết quả thí nghiệm của ông đã gây chấn động cộng đồng khoa học, bởi vì protein được cấu tạo từ acid amin, có acid amin thì việc tạo ra protein hay sinh mệnh gần như chỉ là vấn đề thời gian.

Ông Miller cùng những người khác đã sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau, chẳng hạn như tia cực tím, nhiệt độ cao, sóng xung kích v.v. trong thí nghiệm khí thử để thu được các chất hữu cơ quan trọng trong cơ thể sinh vật như acid amin, glucose, ribose và một số loại base chứa trong acid nucleic v.v.

Tuy nhiên, thí nghiệm của ông Miller không mở màn cho sự hình thành sự sống như nhiều người mong đợi lúc bấy giờ; ngược lại, mọi người ngày càng đặt ra nhiều nghi vấn về điều kiện và ý nghĩa đối với những thí nghiệm của ông [33].

Nghi vấn và thách thức đầu tiên là bản chất của bầu khí quyển nguyên thủy thực sự rất khó xác định, vì vậy các phản ứng hóa học mà ông Miller và các khoa học gia khác quan sát được trong các điều kiện thí nghiệm mà họ thiết lập có xảy ra trong bầu khí quyển nguyên thủy thực tế hay không, đây là điều không thể xác định.

Vào thời điểm tiến hành các thí nghiệm của ông Miller, mọi người cho rằng bầu khí quyển nguyên thủy không có oxy tồn tại. Các tài liệu nói rằng vào thời Thái Cổ (Archean, 3.8-2.5 tỷ năm trước), bầu khí quyển của Trái Đất có thể rất thiếu oxy, áp suất riêng phần của oxy trong khí quyển vào thời điểm đó được cho là vào khoảng 10⎻¹² nồng độ oxy trong bầu khí quyển của Trái Đất ngày nay. [34]

Do đó, nhóm ông Miller đã áp dụng các điều kiện phản ứng của khí khử gần như kỵ khí vào thời điểm đó, như thế bảo đảm rằng các acid amin được tổng hợp sẽ tương đối ổn định và không dễ bị phân hủy. Nếu như có oxy, acid amin sẽ không dễ tổng hợp hoặc sẽ dễ bị phân hủy sau khi tổng hợp.

Tuy nhiên, sự tồn tại của oxy trong bầu khí quyển sơ khai của Trái Đất [35] vẫn luôn là tâm điểm của các cuộc tranh luận học thuật.

Vào năm 1982, một số học giả ước tính nồng độ oxy ở mức dao động trong khoảng từ 10⎻¹⁴ đến 10⎻¹ so với bầu khí quyển hiện tại [36], điều này cho thấy hàm lượng oxy vào thời điểm đó là rất khó xác định.

Vào năm 1985, một bài viết trên tạp chí “Journal of Molecular Evolution” cho rằng Trái Đất sơ khai chứa một lượng lớn hơi nước, và sự phân ly quang học của nước trong tầng khí quyển bên trên đã tạo ra oxy [37]. Theo một bài báo trên tạp chí “Canadian Journal of Earth Sciences,” các lớp đỏ giàu oxy (red bed) [38] được tìm thấy trong các lớp trầm tích sớm nhất của Trái Đất là minh chứng cho thấy trên Trái Đất sơ khai có oxy tồn tại.

Nếu bầu khí quyển của Trái Đất sơ khai chứa oxy, thì thành phần khí trong các thí nghiệm của Miller và cộng sự không thể phản ánh tình huống của Trái Đất sơ khai. Bởi vậy, những thí nghiệm đó không thể chứng minh cho “giả thuyết tiến hóa” rằng “sinh mệnh nguyên thủy sinh ra từ chất vô cơ.”

Nghi vấn thứ hai liên quan đến cấu trúc ba chiều của các phân tử sinh học.

Giống như chúng ta có bàn tay trái và tay phải, mặc dù các phân tử sinh học trông giống nhau nhưng cấu trúc ba chiều của chúng lại không hoàn toàn trùng hợp, nó được gọi là “thuộc tính bàn tay” (chirality). Chúng ta có thể sử dụng “hình ảnh phản chiếu” để mô tả “thuộc tính bàn tay” của các phân tử. Hai đồng phân quang học đối xứng của một phân tử thường được đánh dấu là “tay phải” (ký hiệu là D) hoặc “tay trái” (ký hiệu là L), tương ứng với thuộc tính bàn tay đối xứng phải và trái.

Con người có tay trái và tay phải, nhìn có vẻ giống nhau, nhưng cấu trúc ba chiều lại không thể trùng hợp. (Ảnh: Epoch Times)
Con người có tay trái và tay phải, nhìn có vẻ giống nhau, nhưng cấu trúc ba chiều lại không thể trùng hợp. (Ảnh: Epoch Times)

Hầu hết tất cả các sinh vật trên Trái Đất đều chỉ có L-acid amin trong protein, đều thuộc tính tay trái [39], còn số lượng thuộc tính tay phải hầu như không đáng kể. Các acid amin mà ông Miller và cộng sự thu được lại là một nửa thuộc tính tay phải và một nửa thuộc tính tay trái [40]. Điều đó có nghĩa là, một nửa số acid amin do ông Miller tổng hợp là không thể dùng được. Chúng vốn không ổn định, một nửa trong số chúng không thể dùng được, vì vậy khả năng kết hợp ngẫu nhiên tự phát các chất vô cơ thành phân tử sinh học hoặc chất hữu cơ có ý nghĩa trong tự nhiên thậm chí còn mong manh hơn.

Các phân tử trong thế giới sinh vật giống như tay trái và tay phải của con người, chúng có vẻ giống nhau, nhưng cấu trúc ba chiều lại không thể trùng hợp. (Ảnh: Epoch Times)
Các phân tử trong thế giới sinh vật giống như tay trái và tay phải của con người, chúng có vẻ giống nhau, nhưng cấu trúc ba chiều lại không thể trùng hợp. (Ảnh: Epoch Times)

Tương tự như vậy, trong nucleotide của sinh vật tự nhiên chỉ có D-ribose, theo tổng hợp hóa học thông thường, quá trình tổng hợp trong phòng thí nghiệm được chia thành một nửa thuộc tính tay phải và một nửa thuộc tính tay trái [41]. Vậy nên, sự tồn tại của ribose trong các sinh vật tự nhiên không thể dùng kết quả thí nghiệm của quá trình tổng hợp ngẫu nhiên để giải thích, nguồn gốc của sự sống phức tạp hơn nhiều so với chúng ta tưởng tượng.

Nghi vấn thứ ba là các đại phân tử sinh học, chẳng hạn như protein, đều chứa thông tin cụ thể và phức tạp, không thể được tạo ra thông qua sự kết hợp tự phát. Sự kết hợp và va chạm ngẫu nhiên không thể nào tạo ra các đại phân tử sinh học, tế bào hay sinh mệnh có trật tự phức tạp. [42]

Ví dụ, bốn nucleotide tạo nên DNA sẽ không tự hình thành trong tự nhiên. Các nucleotide được tạo ra trong thí nghiệm là hỗn hợp của các đồng phân L (trái) và D (phải). Vì DNA chỉ bao gồm đồng phân D nên xác suất có hàng nghìn đồng phân D đặc định càng trở nên xa vời hơn. Ngay cả khi tồn tại mô thức tự tổ chức, các gene chứa các đoạn ngắn 250 nucleotide vẫn xuất hiện với tỷ lệ một trên 10¹⁵⁰ đến 10⁷⁰.

Năm 1994, ông Leslie Eleazer Orgel (1927~2007), nhà hóa học lý thuyết nổi tiếng người Anh từng làm việc tại Đại học Oxford, Viện Công nghệ California và Đại học Chicago đã viết trên tạp chí “Scientific American” rằng: “Protein và acid nucleic với cấu trúc phức tạp không thể được sản xuất một cách tự nhiên ở cùng một nơi trong cùng một thời điểm, nhưng cả hai lại không thể thiếu trong quá trình tạo ra sinh mệnh. Do đó, không thể không kết luận rằng: sinh mệnh vĩnh viễn không thể bắt nguồn từ phương pháp hóa học.” [43]

Gs.Ts Michael Denton, nhà sinh vật học phân tử nổi tiếng người New Zealand đã nhận xét trong cuốn sách “Evolution: A Theory in Crisis” (Tạm dịch: “Tiến hóa: Một lý thuyết trong khủng hoảng”) phát hành năm 1985 rằng: “Trước khi có sinh mệnh, sự tồn tại của nồi súp (nguyên thủy) là điều kiện bắt buộc cho sự tiến hóa của sinh mệnh trên Trái Đất, nhưng ngay cả khi tìm thấy bằng chứng chắc chắn về nồi súp, thì câu hỏi về nguồn gốc của sự sống vẫn còn lâu mới được giải đáp. Phần khó khăn nhất của nguồn gốc sinh mệnh không phải là nguồn gốc của nồi súp, mà là các giai đoạn khác nhau từ súp đến tế bào, có một khoảng cách cực lớn giữa các vật chất cơ bản, acid amin, đường và các hợp chất hữu cơ đơn giản khác dùng để xây dựng tế bào và các loại hệ thống sống đơn giản nhất đã được biết đến.” [44]

5.2.2 Các thí nghiệm RNA không thu được thành quả

Khi các khoa học gia phát hiện việc sử dụng kết quả thí nghiệm để giải thích “protein tổng hợp có thể tạo ra sinh mệnh” là chuyện vô vọng, họ đã chuyển sự chú ý sang một đại phân tử sinh học khác là acid ribonucleic.

Acid ribonucleic (RNA) là do các ribonucleotide tổ thành, nó thường ở dạng chuỗi đơn. Mỗi đơn vị ribonucleotide chứa một phân tử đường, một phân tử phosphat và một trong bốn base: adenine, guanine, cytosine hoặc uracil.

RNA có nhiều đặc điểm chức năng và có thể tự sao chép; một số có tác dụng xúc tác; các chức năng và đặc điểm mới có thể được tạo ra thông qua đột biến; nó đóng nhiều vai trò trong tế bào, bao gồm RNA thông tin (mRNA), RNA vận chuyển (tRNA) và RNA ribosome (rRNA), một chất rất quan trọng trong quá trình tổng hợp protein.

Vậy nên, người ta cho rằng RNA đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa ban đầu của sinh mệnh, nó có thể đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sinh mệnh sơ khai nhất.

Mặc dù có vẻ hấp dẫn, nhưng giả thiết cho rằng các chất hóa học ngẫu nhiên hợp thành RNA, từ đó sinh ra sinh mệnh vẫn còn rất nhiều chỗ khiến mọi người nghi vấn.

Thứ nhất, đường pentose, thành phần cơ bản của RNA, có thể được tổng hợp về mặt hóa học. Như đã đề cập ở trên, đường tổng hợp hóa học thông thường là hỗn hợp của các chất thuộc tính tay trái và thuộc tính tay phải (L và D), nhưng đường pentose được tìm thấy trong các hệ thống sinh học tự nhiên đều thuộc tính tay phải.

Thứ hai, pyrimidine cũng là nguyên liệu thô quan trọng tổ thành RNA, nhưng so với purine, số lượng pyrimidine hợp thành từ các tiền chất hóa học đơn giản là rất thấp [45].

Thứ ba, các nhà hóa học hữu cơ cho đến nay vẫn chưa thành công trong việc liên kết các purine và pyrimidine được tạo hình sẵn với đường ribose, vì vậy việc hình thành các nucleoside đơn lẻ mong muốn là không thể. Mà nếu ribose và base không thể nhanh chóng tạo thành nucleoside, chúng sẽ bị phân hủy rất nhanh.

Tiến sĩ Y học Gerald F. Joyce, người đạt Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia về Sinh học Phân tử, Giải thưởng Hans Sigrist của Đại học Bern, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia về Khoa học Đời sống và Trái Đất thuở sơ khai, vì mối quan tâm lâu dài đối với nguồn gốc của sinh mệnh và vai trò của RNA trong lịch sử của sự sống trên Trái Đất, ông từng cố gắng tìm kiếm bằng chứng ủng hộ thuyết tiến hóa thông qua RNA. Sau rất nhiều nỗ lực, ông không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy sinh mệnh bắt đầu từ RNA [46], điều này khiến những người đang cố gắng chứng minh cho thuyết tiến hóa một lần nữa phải thất vọng.

Ông Leslie Eleazer Orgel, nhà hóa học người Anh, thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, đã nhận xét như thế này vào năm 1994: “Các sự kiện chính xác dẫn đến Thế giới RNA vẫn chưa rõ ràng. Chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu đưa ra rất nhiều giả thiết, nhưng bằng chứng hỗ trợ cho từng giả thiết nhiều lắm cũng chỉ là lẻ tẻ không đáng kể. Toàn bộ chi tiết về cách Thế giới RNA và sự sống phát sinh như thế nào sẽ không thể được công bố trong thời gian ngắn.” [47]

5.2.3 E. coli gây thất vọng

Vào năm 1988, Richard Lenski, khoa học gia tại Đại học Bang Michigan và là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, muốn quan sát xem liệu một sinh vật có thể trở thành một sinh vật khác sau vài thế hệ sinh sản hay không.

Vào ngày 24/02/1988, Giáo sư Lenski bắt đầu thí nghiệm với vi khuẩn Escherichia coli (E. coli). Theo một bài báo vào năm 2013 trên tạp chí Science, dưới điều kiện phòng thí nghiệm của Giáo sư Lansky, E. coli đã sinh sản 6.6 thế hệ trong một ngày. Sau 25 năm, E. coli đã sinh sản được 58,000 thế hệ, nhưng E. coli vẫn là E. coli, nó không biến đổi thành vi khuẩn hay sinh vật khác [48]. Tính đến năm 2020, sau 32 năm quan sát [49], ông cũng không phát hiện biến chủng E. coli nào.

Trong suốt quá trình thí nghiệm, tất cả những gì ông quan sát được là các biến dị của gene trong loài E. coli và vi khuẩn không có biến chủng [50]. Mặc dù từ “tiến hóa” (evolution) thường được sử dụng trong các luận văn đã phát hành, nhưng chúng đều là những biến dị trong phạm vi “tiến hóa vi mô,” mà không phải “biến chủng” như đã đề cập trong “tiến hóa vĩ mô.”

Sự kiện lớn nhất là một số E. coli không còn phụ thuộc vào glucose khan hiếm, mà là lợi dụng citrate để sinh sản, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng đã trở thành một loại vi khuẩn mới. Bởi vì phân loại vi khuẩn cần dựa trên việc xác định toàn diện các đặc điểm hình thái của vi khuẩn, bộ gene của vi khuẩn cùng các xét nghiệm sinh hóa, nên việc sử dụng một chất khác làm nguồn năng lượng chỉ là một đặc điểm mới mà thôi [51].

Khi bài báo của tạp chí “PLOS Biology” [52] năm 2015 và bài báo của tạp chí “Nature” [53] năm 2017 được phát hành, E. coli trong thí nghiệm này đã sinh sản hơn 60,000 thế hệ, nhưng E. coli vẫn là E. coli, không có loài vi khuẩn mới nào được tạo ra.

Ở đây chúng tôi sẽ tóm tắt tiến trình thí nghiệm chính kể từ khi thí nghiệm được bắt đầu vào năm 1988:

Năm 2013, tạp chí “Science” phát hành một bài viết, sau 25 năm thí nghiệm, E. coli đã sinh sản được 58,000 thế hệ và không tạo ra vi khuẩn mới.

Năm 2015, tạp chí “PLOS Biology” phát hành một bài viết, sau 27 năm thí nghiệm, E. coli đã sinh sản hơn 60,000 thế hệ và không có vi khuẩn mới nào được tạo ra.

Năm 2017, tạp chí “Nature” phát hành một bài viết, sau 29 năm thí nghiệm, E. coli đã sinh sản hơn 60,000 thế hệ mà không tạo ra vi khuẩn mới.

Năm 2020, thông tin trên trang web của phòng thí nghiệm cho biết sau 32 năm thí nghiệm, ước tính E. coli đã sinh sản hơn 70,000 thế hệ và không tạo ra vi khuẩn mới.

Qua thí nghiệm này, mọi người đã chứng kiến ​​vi khuẩn E. coli sinh sản hơn 60,000 thế hệ trong 32 năm mà vẫn chưa đột biến thành một loài mới. Nếu so sánh vòng đời và chu kỳ sinh sản của E. coli với con người thì 25 năm mà E. coli trải qua ít nhất cũng tương đương với hơn một triệu năm của con người.

Thí nghiệm này ban đầu là để nghiệm chứng “thuyết tiến hóa,” nhưng cuối cùng nó đã đẩy mọi người đến chỗ phải đặt nghi vấn về giả thuyết này.

Ngoài ra, vào khoảng thế hệ nhân giống thứ 6,500, ở một trong các bình thí nghiệm đã xuất hiện hai loại E. coli: Một loại có khả năng sinh sản tương đối yếu và các khuẩn lạc tương đối nhỏ; loại còn lại có khả năng sinh sản tương đối mạnh và tạo ra các khuẩn lạc lớn hơn.

Ban đầu, Giáo sư Lenski dự đoán rằng, nếu thuyết chọn lọc tự nhiên và loài thích nghi nhất sẽ sinh tồn của Darwin là đúng, vi khuẩn có khả năng sinh sản mạnh hơn sẽ ngày càng chiếm ưu thế và cuối cùng sẽ thay thế vi khuẩn có khả năng sinh sản yếu hơn. Nhưng kết quả lại khiến ông kinh ngạc [54], cả hai loại vi khuẩn đều tiếp tục tồn tại và sống chung với nhau. Đây là một thách thức đối với quan điểm “chọn lọc tự nhiên, loài thích nghi nhất sẽ sinh tồn” của Darwin.

5.3 Quy luật thép của tự nhiên nhằm giữ cho các loài ổn định

Không chỉ thí nghiệm của các thế hệ sau không thể nghiệm chứng cho “giả thuyết tiến hóa,” mà rất nhiều sự thật khoa học được giới khoa học thừa nhận cũng đều có thể trực tiếp thách thức “giả thuyết tiến hóa.”

Ví như câu nói “Trồng dưa thì được dưa, gieo đậu thì được đậu,” cho thấy quy luật tự nhiên rằng một loài sinh ra trong thế giới sinh vật thì sẽ sinh sản theo giống của mình và bảo vệ sự tồn tại bền vững của loài đó, đây cũng là một quy luật sắt bất biến trong sinh vật học.

5.3.1 Hoàn cảnh không thể thay đổi giống loài

Các nghiên cứu sinh học phân tử hiện đại đã cho thấy, áp lực hoặc các yếu tố môi trường chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến những thay đổi của bề mặt hoặc những thay đổi của biểu hiện gene, chứ không thay đổi bản thân mã hóa của gene.

Trong thí nghiệm trên, E. coli không biến thành vi khuẩn mới sau khi sinh sản hàng vạn thế hệ, điều đó đã nói lên rằng, những thay đổi của môi trường thường chỉ gây ra những thay đổi nhỏ trong bản thân loài đó, một loài không thể thông qua áp lực chọn lọc của môi trường mà chọn ra cái gọi là đột biến gene “trội,” từ đó tạo ra một loài mới.

Sự thích nghi của các loài sinh học với môi trường thường là thông qua sự điều hòa biểu hiện gene, vậy nên khẳng định “áp lực môi trường làm thay đổi loài” là thiếu cơ sở khoa học, biến hóa của hoàn cảnh không thể làm thay đổi giống loài.

5.3.2 “Hóa thạch sống” vĩnh cửu

Có một số loài được gọi là “hóa thạch sống,” chúng rất cổ xưa và chưa từng phát sinh “tiến hóa,” ví dụ như bạch quả, dương xỉ trong giới thực vật và gấu trúc trong giới động vật, chúng đều đã trải qua các niên đại địa chất rất lâu dài mà vẫn chưa “tiến hóa” gì.

Cá vây tay (coelacanth) hay còn gọi là “cá bốn chân” có thể ví như hóa thạch sống trên Trái Đất, đây là một loài cá cổ đại có từ 420 triệu năm trước. Mới đây, các khoa học gia đã tình cờ phát hiện ra dấu tích của nó ở Madagascar, một quốc đảo nhiệt đới ở Đông Phi. [55]

Điều này cho thấy gene của các loài sinh học thường rất ổn định. Thiên nhiên đã cung cấp đủ thời gian, và môi trường mà những loài này sinh sống cũng đang thay đổi, nhưng chúng không hề bị biến đổi.

Trong hơn 100 năm, các khoa học gia đã cố gắng tìm bằng chứng về sự biến đổi từ loài này sang loài khác, nhưng đều không thành công.

Chủng coronavirus mới đã lây nhiễm cho hơn 600 triệu người trên toàn thế giới và xuất hiện nhiều lần đột biến, thế giới phải điều trị bằng thuốc kháng virus và chích ngừa quy mô lớn, nhưng coronavirus cho đến nay vẫn là coronavirus, nó chưa phát sinh biến chủng; E. coli đã sinh sản hàng vạn thế hệ nhưng vẫn là E. coli, virus cúm đã biến dị nhiều năm nhưng vẫn là virus cúm. Người ta chưa bao giờ quan sát thấy bất kỳ hiện tượng kỳ lạ nào về một sinh vật biến thành một sinh vật khác.

5.3.3 “Lai giống nhân tạo” không tạo ra loài mới

Khi Darwin viết cuốn “Nguồn gốc các loài,” ông không thể cung cấp bất kỳ ví dụ nào về sự tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên, vì vậy ông đã mượn một số ví dụ trong chọn giống nhân tạo. Ví dụ, ông đã dùng chim bồ câu làm thí nghiệm, chọn lọc nhân tạo các đặc điểm khác nhau như kích thước, hình dạng và màu sắc của mỏ, nhằm chứng minh rằng các đặc điểm này có thể thay đổi. Dường như ông mong muốn thông qua thí nghiệm này để chứng minh rằng chọn lọc tự nhiên có thể đạt được hiệu quả biến một loài này thành loài khác.

Tuy nhiên, những con chim bồ câu này vẫn được phân loại là chim bồ câu. Vào tháng 01/1868, Darwin đã phát hành cuốn “Sự biến đổi của động vật và thực vật dưới sự thuần hóa” (The Variation of Animals and Plants under Domestication) [56], tựa đề của cuốn sách chỉ là sự “biến thể” (variation), chứ không phải “biến chủng.”

Nhân giống nhân tạo chỉ là khiến các tổ hợp khác nhau của bộ gene động vật hoặc thực vật xuất hiện, không thể được xem là tạo ra các loài mới.

Để trở thành loài mới đòi hỏi phải hình thành quần thể sinh vật mới có khả năng sinh sản độc lập, quần thể này không thể giao phối với quần thể gốc và sinh ra đời con có khả năng sinh sản.

Ví dụ, phối một con ngựa với một con lừa có thể tạo ra một con la. Vì ngựa và lừa có 64 và 62 nhiễm sắc thể (NST), vậy nên số NST của con la là 63 [57], con la có số lượng NST lẻ nên không thể sinh sản ra đời sau. Do đó theo quan điểm sinh vật học, con la không phải là một “loài” thực sự.

Dưa hấu không hạt mà chúng ta ăn hàng ngày là thế hệ lai [58] của dưa hấu lưỡng bội thông thường và dưa hấu tứ bội được xử lý bằng colchicine. Bởi vì chúng chứa một số bội lẻ (tam bội) NST, các giao tử không thể bắt cặp, vì vậy dưa hấu tam bội (dưa hấu không hạt) không thể tạo ra hạt như bình thường. Mặc dù loại dưa hấu này có thể ăn được, nhưng nó không thể được coi là một loài thực sự độc lập vì nó không có đời sau.

Hiện tượng không thể sinh sản con cái, trong sinh vật học gọi là “Cách ly sinh sản” (Reproductive Isolation), thường để chỉ hiện tượng vì lý do sinh sản hoặc sinh học, ngay cả khi có mối quan hệ địa lý gần gũi, các nhóm thuộc các loài khác nhau cũng không thể giao phối sinh ra đời sau có khả năng sinh sản. Điều này vừa vặn cho thấy rằng mỗi loài trong giới tự nhiên đều có một cơ chế để bảo trì ổn định tính độc nhất của mình. [59]

Chính vì vậy, các đối tượng thí nghiệm của Darwin – tất cả các động vật nuôi trong nhà đã được lai tạo sau khi được trả về tự nhiên, các biến thể phức tạp nhanh chóng biến mất, những con sống sót đều khôi phục trở về loài hoang dã ban đầu [60]. Ngay cả những nhà lai tạo giỏi nhất cũng không thể tạo ra bất kỳ loài mới nào.

Nhà động vật học Pierre-Paul Grasse (1895~1985), viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, cho rằng: “Ví dụ về lai giống nhân tạo là bằng chứng mạnh mẽ chống lại học thuyết của Darwin. Mặc dù sau hàng nghìn năm chịu áp lực chọn lọc, bất kỳ cá thể nào không đáp ứng được mục tiêu nhân giống đều bị loại bỏ, nhưng từ đầu đến cuối vẫn không có loài mới nào xuất hiện. Các xét nghiệm so sánh huyết thanh, huyết sắc tố, protein trong máu và khả năng thụ tinh của những giống chó khác nhau đều cho thấy, tất cả những con chó thuộc các giống khác nhau vẫn thuộc về cùng một loài sinh vật. Kết luận này là kết quả của thí nghiệm khách quan, không phải là ý kiến ​​chủ quan về phân loại học.”

Do đó, việc không có loài trung gian tiến hóa giữa hai loài trong tự nhiên và việc lai giống nhân tạo không thể tạo ra loài mới, đã cho thấy các loài có quy luật tự nhiên để duy trì sự ổn định của chúng và không thể tiến hóa một cách tùy tiện. Các loài không những không thể tiến hóa mà còn cần duy trì bản chất ban đầu của mình thì mới có thể tồn tại. Về bản chất, thuyết tiến hóa của Darwin đã vi phạm quy luật bất biến này của tự nhiên.

6. Con người không phải từ khỉ tiến hóa thành

Giả thuyết tiến hóa cho rằng con người và vượn có một tổ tiên chung gọi là “vượn thủy tổ,” từ tổ tiên chung này, trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài, con người và vượn đã dần dần tiến hóa thành hai loài khác nhau là người hiện đại và khỉ hiện đại. Cụ thể là loài người từ vượn cổ đại trở thành Xảo nhân (Homo habilis), rồi đến Trực nhân (Homo erectus), rồi dần dần tiến hóa thành Người tinh khôn biết suy nghĩ (Homo sapiens), và cuối cùng là người hiện đại. Mọi người gọi quan điểm này một cách thông tục là “con người tiến hóa từ khỉ.”

Gs.Ts Ian Macreadie của Viện Công nghệ Melbourne, nhà sinh vật học phân tử nổi tiếng người Úc, từng nói: “Tôi thực sự không thể hiểu được rằng chúng ta là từ ‘vượn’ tiến hóa thành.” [61]

Darwin chủ yếu dựa vào các cấu trúc giải phẫu, cho rằng vượn và người có ngoại hình giống nhau và sở hữu các đặc tính thể chất chung, đồng thời cho rằng cả hai có quan hệ họ hàng và có nguồn gốc từ cùng một tổ tiên. Tuy nhiên, mặc dù các cấu trúc giải phẫu trông giống nhau về bề ngoài, nhưng các gene và protein xác định các cấu trúc này thực sự rất khác nhau.

Đầu tiên, giữa con người và loài khỉ tồn tại một khác biệt rất lớn về mặt đạo đức luân lý xã hội. Con người có trí tuệ, tư duy và khả năng sáng tạo, là “tinh anh của vạn vật”; con người có các giá trị đạo đức và luân lý, có ý thức trách nhiệm xã hội, có thể đưa ra các lựa chọn và phán đoán dựa trên các nguyên tắc đạo đức.

Còn khỉ chỉ là động vật leo cây, bò trên mặt đất, có trí thông minh thấp và chủ yếu bị ảnh hưởng bởi bản năng sinh lý và hành vi xã hội của động vật, không có đạo đức và luân lý của con người, cũng không có khả năng phán đoán dựa trên các nguyên tắc đạo đức, làm sao có thể so sánh với con người? Từ điểm này mà xét, nếu con người và khỉ được xếp là đồng loại, thì đó là một sự xúc phạm đối với con người. Điều này sẽ được thảo luận chi tiết trong các chương sau.

Thứ hai, chỉ từ góc độ sinh học nói chung và cấu trúc vật lý, hóa học v.v., giữa khỉ và người có rất nhiều điểm khác biệt cơ bản trong cấu trúc sinh học của xương, cơ, não, protein và gene.

Trong nghiên cứu thuốc, không có thí nghiệm trên loài động vật nào có thể thay thế thí nghiệm trên người. Trong các thí nghiệm sinh học tế bào và sinh học phân tử, người ta phát hiện ra rằng ngay cả khi kết quả thí nghiệm có thể được nghiệm chứng trên mô hình động vật, chúng vẫn không thể nghiệm chứng trong các thí nghiệm trên nhân thể. Kiến thức cơ bản này nói lên rằng có một sự khác biệt rất lớn về mặt sinh học giữa con người và loài khỉ.

Một nghiên cứu được Viện Di truyền và Sinh học Tế bào Phân tử Max Planck (Max Planck Institute of Molecular Cell Biology and Genetics, MPI-CBG) ở Đức công bố vào năm 2016, cho thấy có rất nhiều điểm khác biệt trong cấu trúc đại não giữa người và tinh tinh, loài được cho là họ hàng tiến hóa của con người [62]:

Thứ nhất, não người lớn hơn tinh tinh khoảng ba lần;

Thứ hai, số lượng tế bào trong vỏ não của con người nhiều hơn gấp đôi so với trong cùng khu vực ở tinh tinh, hơn nữa mạng lưới các tế bào não trong vỏ não của con người cũng hoạt động rất khác so với tinh tinh.

Thứ ba, các nghiên cứu về phân tích và so sánh bộ gene đã khẳng định sự khác biệt về gene giữa người và vượn là rất lớn, không thể dùng quá trình tiến hóa dần dần để giải thích.

Những điểm tương đồng và liên quan ở cấp độ phân tử giữa các loài khác nhau từng được xem là nơi hứa hẹn để tìm ra bằng chứng cho sự tiến hóa. Ngay từ năm 1975, trong bài báo được công bố trên tạp chí “Science” mà sau này được xem là một cột mốc, nhà di truyền học người Mỹ Mary-Claire King và giáo sư Allan Wilson đã thảo luận và tổng kết ra bốn phương pháp để so sánh protein hoặc gene giữa con người và tinh tinh cũng như kết quả của chúng: 1. Trình tự acid amin của protein; 2. Kết tủa miễn dịch; 3. Điện di protein; 4. Lai DNA. [63]

Ngày nay, chúng ta biết rằng chỉ có phương pháp đầu tiên mới có thể so sánh chính xác sự khác biệt. Do đó, có thể hiểu được rằng hai nhà khoa học gần 50 năm trước đã dùng đến phương pháp ước tính khi không có cách gì tốt hơn. Điều quan trọng là dưới tình huống chỉ có trình tự không hoàn chỉnh của 8 loại protein và dữ liệu kết tủa miễn dịch của 5 loại protein, họ đã đưa ra kết luận rằng “bình quân, hơn 99% trình tự protein của người và tinh tinh được phát hiện cho đến nay là giống hệt nhau.” Kết luận này đã trở thành “khuôn vàng thước ngọc” ảnh hưởng đến mấy thập niên về sau. Tuy nhiên, đây không phải là kết luận chính mà các tác giả muốn rút ra trong luận văn này.

Ba mươi năm sau, trong một nghiên cứu khác do Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Harvard dẫn đầu công bố trên tạp chí “Nature” vào năm 2005 và sau này đã được trích dẫn rộng rãi, sau khi so sánh trình tự DNA của bộ gene người và tinh tinh, các tác giả kết luận rằng trình tự bộ gene của người và tinh tinh khác nhau 4% hoặc giống nhau 96%. [64]

Bài viết trên tạp chí Nature vào năm 2005 cũng có những sai sót nghiêm trọng về phương pháp luận, bởi vì bộ gene của tinh tinh được lắp ráp bằng cách sử dụng bộ gene của con người làm khuôn mẫu.

Dù tồn tại những sai sót nghiêm trọng về phương pháp luận, con số chênh lệch 4% thu được, mặc dù khiêm tốn, cũng đã thể hiện cho sự khác nhau của hàng trăm triệu nucleotide – cụ thể là 35 triệu nucleotide đơn lẻ; việc chèn thêm (insertion) hoặc xóa (deletion) 5 triệu gene cũng đại diện cho sự khác nhau của 90 triệu cặp base; ngoài ra còn có nhiều hiện tượng sắp xếp lại nhiễm sắc thể. [65]

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu cũng đã xác định được 1.66 triệu khác biệt về đa hình đơn nucleotide chất lượng cao (SNP) và 1.9% khác biệt trong nhiễm sắc thể Y xác định giới tính, đây là một sự khác biệt rất lớn và đáng ngạc nhiên. Những điều này đều rất khó giải thích bằng thuyết tiến hóa dần dần của Darwin.

Tóm lại, những nghiên cứu trong quá khứ đều tồn tại những sai sót kỹ thuật quan trọng, chúng phóng đại quá mức sự tương đồng về gene giữa tinh tinh và con người.

Cuối cùng, vào năm 2018, một bài báo giải trình tự và so sánh gene giữa người và vượn hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật đã được phát hành trên tạp chí Science. Đây là nghiên cứu của Khoa Genomics, Đại học Y khoa Washington và các tổ chức khác, họ đã áp dụng công nghệ giải trình tự đơn phân tử theo thời gian thực (SMRT) của PacBio, mỗi đoạn DNA có thể đọc được hơn 100,000 cặp base, điều này làm cho việc lắp ráp mỗi bộ gene đều là độc lập, không còn lấy gene của con người làm mẫu.

Sau khi tiến hành so sánh “liên kết đa trình tự (multiple sequence alignment, MSA)” của các trình tự gene được lắp ráp độc lập này, các tác giả đã đưa ra kết luận rằng: “trong bộ gene của vượn có 83% trình tự có thể so sánh với gene của con người,” tức là có 17% không thể so sánh với bộ gene của con người. [66]

Ở đây cần chỉ ra rằng mức độ tương đồng giữa hai bộ gene là dưới 83%, bởi vì bài viết không tiết lộ mức độ tương đồng của những phần không thể so sánh với bộ gene của con người thấp đến mức nào, và mức độ tương đồng của những phần có thể so sánh cũng chưa được đưa ra. Giả sử rằng nó là 96% như đã nêu trong bài viết trên tạp chí Nature vào năm 2005, vậy độ tương đồng của phần bộ gene vượn có thể so sánh với bộ gene người phải là: 83% x 96% = 79.68%. Do đó, độ tương đồng tổng thể giữa bộ gene của người và vượn sẽ không cao hơn 80%.

Mặt khác, giữa người và tinh tinh còn có sự khác biệt quan trọng về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể: con người có 46 nhiễm sắc thể, trong khi tinh tinh có 48 nhiễm sắc thể. Ngoài ra, trong việc tổ chức các nhiễm sắc thể cũng có rất nhiều sự khác biệt, ví dụ như tinh tinh có một số lượng lớn các vùng dị nhiễm sắc Telomere bổ sung trên nhiễm sắc thể số 18. [67]

Sự khác biệt 4% gene (phần mã hóa protein) cũng đã thể hiện cho sự khác biệt đáng kể về chức năng, cấu trúc và đặc điểm. Ví dụ, sự khác biệt về trình tự gene giữa những con chó khác nhau là rất nhỏ, chỉ có 0.15%, nhưng giữa các giống chó khác nhau đã có sự khác biệt đáng kể.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 1): Thuyết tiến hóa là giả thuyết chưa được chứng thực (P.2)
Con người không phải từ khỉ tiến hóa thành. (Ảnh: Epoch Times)

Mặc dù cấu trúc cơ bản bậc một của gene và protein có thể giống nhau, nhưng cấu trúc lập thể có thể khác nhau. Lấy một ví dụ đơn giản, sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử carbon sẽ tổ hợp ra các cấu trúc phân tử khác nhau, có thể trở thành than chì hoặc kim cương. Trong lĩnh vực gene và vật chất di truyền có thể còn có rất nhiều yếu tố khác mà con người chúng ta hiện nay chưa thể nhận thức được, những yếu tố này cũng đang quyết định sự khác biệt trong các sinh mệnh khác nhau.

Sự biến đổi trong bất kỳ loài nào cũng đòi hỏi sự biến đổi tổng thể mang tính hệ thống, như thế mới có thể hình thành một loài độc lập. Giả sử con người thực sự tiến hóa từ loài khỉ, thì loài khỉ cần phải trải qua vô số đột biến gene và vô số thay đổi về cấu trúc cũng như chức năng của protein ở các cấp độ gene, protein, tế bào, v.v. Hơn nữa, cần phải có tốc độ đột biến cực kỳ nhanh, từ đó dẫn đến sự hình thành DNA mới, sự hình thành hàng nghìn protein mới và những thay đổi đồng thời với số lượng không thể đếm được ở cấp độ tế bào, cơ quan, hệ thống, v.v.

Vậy nên, xét từ sự khác biệt rất lớn về gene, protein và chức năng giữa vượn và người, thì việc những thay đổi này xảy ra đồng thời và nhanh chóng là một sự kiện với xác suất cực kỳ nhỏ, cực kỳ nhỏ, cực kỳ nhỏ. Một sự kiện với xác suất nhỏ như vậy có thể xảy ra thì không thể là sự tiến hóa, đó chỉ có thể là thiết kế có chủ ý.

Để chứng minh tính đúng đắn của một lý thuyết trong sinh học hiện đại, cần phải chứng minh nó từ rất nhiều cấp độ – cấp độ gene, cấp độ protein, sinh hóa, kiểu hình, chức năng, v.v., cung cấp bằng chứng chi tiết về mọi mặt. Thế nhưng, lại không có một bằng chứng thực nghiệm khoa học nào chứng minh được loài khỉ cổ đại có thể tiến hóa thành người. Do đó, việc con người tiến hóa từ khỉ theo “thuyết tiến hóa” đơn giản là điều không thể.

7. Rất nhiều khoa học gia công khai đặt câu hỏi về thuyết tiến hóa

Rất nhiều khoa học gia có thành tựu trên thế giới đã bỏ rất nhiều công sức nhưng không tìm được cơ sở khoa học nào chứng minh cho giả thuyết tiến hóa, vậy nên họ đã viết sách hoặc luận văn phản bác lại giả thuyết tiến hóa của Darwin. Dưới đây là bình luận ​​của một số khoa học gia tiêu biểu:

7.1 Thuyết tiến hóa “không thể đứng vững”

Gs.Ts Michael Denton, nhà sinh học phân tử tại Đại học Otago, New Zealand, cho biết [67]:

“Một trăm hai mươi năm trước, những người theo chủ nghĩa hoài nghi có thể sẽ khoan dung, cho phép học thuyết Darwin hưởng lợi từ chủ nghĩa hoài nghi, và cho phép những khám phá trong tương lai cuối cùng có thể lấp đầy những khoảng trống đã quá rõ ràng vào năm 1859; ngày nay, quan điểm như vậy có vẻ không thể đứng vững được.”

“Kể từ năm 1859 trở đi, không có một khám phá khoa học hay thực nghiệm nào ủng hộ hai nguyên tắc cơ bản của ‘tiến hóa vĩ mô’ của Darwin: 1. Tất cả các sinh vật sống có thể được truy nguyên từ một nguồn duy nhất; 2. Thiết kế thích ứng của các sinh vật là kết quả của sự may rủi mù quáng.”

7.2 Thuyết tiến hóa “là một giả thuyết không có bằng chứng và không phù hợp với thực tế”

Gs.Ts Ernst Boris Chain (1906~1979), nhà hóa học, dược học tại Đại học Oxford, và bác sĩ Alexander Fleming (1881~1955), nhà sinh vật học và thực vật học người Scotland, đã cùng được trao giải Nobel về Sinh lý học và Y học vào năm 1945 vì phát hiện tác dụng điều trị của penicillin.

Giáo sư Chain đã nghiên cứu thuyết tiến hóa của Darwin với thái độ rất chuyên nghiệp và nghiêm túc, ông đưa ra kết luận như sau [68]:

“Một giả thuyết lý thuyết không được hỗ trợ bởi bất kỳ bằng chứng khoa học nào.” “Ông ấy (Darwin) kết luận rằng sự phát triển sinh học và sự sống sót của loài thích nghi nhất ‘hoàn toàn là kết quả của đột biến ngẫu nhiên,’ đó là một ‘giả thuyết không có căn cứ và không phù hợp với thực tế’.” “Nó thậm chí khó có thể được gọi là một lý thuyết.”

“Những ‘thuyết tiến hóa’ cổ điển này đơn giản hóa một cách quá mức một lượng lớn các sự kiện vô cùng phức tạp và rắc rối. Điều khiến tôi ngạc nhiên là, lý thuyết này đã được rất nhiều khoa học gia vui vẻ chấp nhận một cách dễ dàng, và không bị chỉ trích trong một thời gian dài như vậy!”

7.3 Thuyết tiến hóa “là một giấc mơ giữa ban ngày của Darwin”

Gs.Ts Joseph A. Mastropaolo, nhà sinh lý học đương đại xuất sắc người Mỹ, từng làm việc tại các tổ chức như Hệ thống Không gian Douglas và Đại học Bang California, Long Beach v.v. Sau ba mươi năm nghiên cứu và giảng dạy, ông đã phát hành 22 luận văn học thuật trên tạp chí Science và đạt được nhiều giải thưởng.

Sau khi nghiên cứu thuyết tiến hóa, ông kết luận rằng: “Sinh vật tự động phát sinh, là giấc mơ giữa ban ngày của Darwin [69].”

Vào đầu thế kỷ 21, Giáo sư Mastropaolo đã trao thưởng 10,000 USD cho bất kỳ ai cuồng tín thuyết tiến hóa đưa ra được bằng chứng xác thực chứng minh rằng Thuyết tiến hóa là khoa học. [70]

7.4 Thuyết tiến hóa “không phải là một lý thuyết khoa học có thể nghiệm chứng”

Gs.Ts Karl Raimund Popper (1902~1994), nhà triết học khoa học nổi tiếng người Đức cho rằng: “Thuyết Darwin không phải là một lý thuyết có thể được nghiệm chứng, mà là một dự án nghiên cứu siêu hình.” [71]

7.5 Thuyết tiến hóa “là một câu chuyện cổ tích dành cho người lớn”

Tiến sĩ Louis Bounoure khi còn là giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp từng cho biết: “Thuyết tiến hóa là một câu chuyện cổ tích dành cho người lớn, lý thuyết này chẳng đem lại ích lợi gì và vô dụng đối với sự tiến bộ của khoa học.” [72]

7.6 Các nhà khoa học cùng đặt câu hỏi về Thuyết tiến hóa trên tạp chí Nature

Vào ngày 12/03/1981, trang 82 của tạp chí Nature đã công bố một bức thư chung có chữ ký của 22 khoa học gia từ các khoa Thực vật học, Côn trùng học, Cổ sinh vật học, Dịch vụ Công cộng và Động vật học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh quốc. Bức thư viết: “Nếu như cho rằng Thuyết tiến hóa là một sự thật và đã được xác nhận bằng các phương pháp khoa học chặt chẽ nhất, thì chúng tôi kiên quyết phản đối những suy luận như vậy. Cho đến nay, không có bằng chứng tuyệt đối nào cho Thuyết tiến hóa. Nếu ngày mai có thuyết nào tốt hơn ra đời thì thuyết tiến hóa sẽ bị loại bỏ ngay.” [73]

(Chương 1 giải thích cho quý vị độc giả các lỗi logic của giả thuyết tiến hóa, những dữ liệu thực nghiệm và sự kiện khoa học không ủng hộ giả thuyết tiến hóa. Chương 2 sẽ tiếp tục phá vỡ những lầm tưởng cơ bản của giả thuyết tiến hóa).

✍️ Mục lục: Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa  👉  Xem tiếp


Tài liệu tham khảo:

  1. Darwin, Charles. On the origin of species by means of natural selection, or, The preservation of favoured races in the struggle for life . London: J. Murray, 1859. https://www.vliz.be/docs/Zeecijfers/Origin_of_Species.pdf
  2. Darwin, C., & Barlow, N. (2005). The autobiography of Charles Darwin, 1809-1882: with original omissions restored. Edited with Appendix and notes by his grand-daughter Nora Barlow. Collins. St James’s Place, London 1958. http://darwin-online.org.uk/content/frameset?itemID=F1497&viewtype=text&pageseq=1https://www.academia.edu/37956477/Darwin_autobiography_sc
  3. Francis Bacon.Novum Organum; Or, True Suggestions for the Interpretation of Nature by Bacon. EDITED BY JOSEPH DEVEY, M.A. NEW YORK. P. F. COLLIER & SON MCMII. https://www.gutenberg.org/ebooks/45988
  4. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “Newton’s laws of motion”. Encyclopedia Britannica, 27 Mar. 2023, https://www.britannica.com/science/Newtons-laws-of-motion. Accessed 29 May 2023
  5. Bohr, Niels, 1885-1962. Title, On the Quantum Theory of Line-Spectra, Part 1 and 2. Language, English. LoC Class, QC: Science: Physics. https://www.gutenberg.org/ebooks/47167
  6. Miko, I. 2008 Gregor Mendel and the principles of inheritance. Nature Education 1(1):134. https://www.nature.com/scitable/topicpage/gregor-mendel-and-the-principles-of-inheritance-593/
  7. Lacks S. A. (2003). Rambling and scrambling in bacterial transformation–a historical and personal memoir. Journal of bacteriology, 185(1), 1–6. https://doi.org/10.1128/JB.185.1.1-6.2003
  8. Avery, O. T., Macleod, C. M., & McCarty, M. (1944). STUDIES ON THE CHEMICAL NATURE OF THE SUBSTANCE INDUCING TRANSFORMATION OF PNEUMOCOCCAL TYPES : INDUCTION OF TRANSFORMATION BY A DESOXYRIBONUCLEIC ACID FRACTION ISOLATED FROM PNEUMOCOCCUS TYPE III. The Journal of experimental medicine, 79(2), 137–158. https://doi.org/10.1084/jem.79.2.137
  9. HERSHEY, A. D., & CHASE, M. (1952). Independent functions of viral protein and nucleic acid in growth of bacteriophage. The Journal of general physiology, 36(1), 39–56. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2147348/https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1085/jgp.36.1.39
  10. The Nobel Prize in Physiology or Medicine 1962 James Watson – Facts. https://www.nobelprize.org/prizes/medicine/1962/watson/facts/
  11. The Nobel Prize in Physiology or Medicine 1962. Francis Crick Biographical. https://www.nobelprize.org/prizes/medicine/1962/crick/biographical/
  12. The Nobel Prize in Physiology or Medicine 1962. Francis Crick, James Watson, Maurice Wilkins.https://www.nobelprize.org/prizes/medicine/1962/summary/
  13. http://darwin-online.org.uk/ EditorialIntroductions/Freeman_OntheOriginofSpecies.html
  1. Dawkins Vs. Gould. Survival of the Fittest. By Kim Sterelny. 2007
    https://www.dropbox.com/s/zqdrb074d7ayx4v/Dawkins%20Vs.%20Gould%20Survival%20of%20the%20Fittest%20Book.pdf?dl=0
  2. Müller-Wille, Staffan. “Carolus Linnaeus”. Encyclopedia Britannica, 19 May. 2023, https://www.britannica.com/biography/Carolus-Linnaeus. Accessed 22 June 2023.
  3. Nunes, M. D., Arif, S., Schlötterer, C., & McGregor, A. P. (2013). A perspective on micro-evo-devo: progress and potential. Genetics, 195(3), 625–634. https://doi.org/10.1534/genetics.113.156463
  4. UC Museum of Paleontology. Berkeley. Evolution at different scales: micro to macro.
    https://evolution.berkeley.edu/evolution-at-different-scales-micro-to-macro/
  5. Sargent, T. D., Millar, C. D., & Lambert, D. M. (1998). The “Classical” Explanation of Industrial Melanism. Evolutionary Biology, 299–322. doi:10.1007/978-1-4899-1751-5_8
    https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1007/978-1-4899-1751-5_8
  6. 田青 任侨生《组图:世界最大郁金香节 花海绚丽 游人如织》大纪元 2023年05月20日 https://www.epochtimes.com/gb/23/5/20/n14000961.htm
  7. UC Museum of Paleontology. Berkeley. What is microevolution?
    https://evolution.berkeley.edu/evolution-at-different-scales-micro-to-macro/what-is-microevolution/
  8. UC Museum of Paleontology. Berkeley. The size of sparrow. Examples of microevolution. https://evolution.berkeley.edu/evolution-at-different-scales-micro-to-macro/examples-of-microevolution/
  9. Carl Wieland and Don Batten. An interview with leading Australian molecular biologist and microbiologist Ian Macreadie.
    https://creation.com/creation-in-the-research-lab
  1. Miller, SL, Urey, HC, & Oró, J. (1976). Nguồn gốc của các hợp chất hữu cơ trên trái đất nguyên thủy và trong các thiên thạch. Tạp chí tiến hóa phân tử, 9(1), 59–72. https://doi.org/10.1007/BF01796123
  2. Darwin, Charles. Về nguồn gốc của các loài bằng phương pháp chọn lọc tự nhiên, hoặc, Việc bảo tồn các chủng tộc được ưu ái trong cuộc đấu tranh sinh tồn . Luân Đôn: J. Murray, 1859. https://www.vliz.be/docs/Zeecijfers/Origin_of_Species.pdf
  3. GA Kerkut: Ý nghĩa của sự tiến hóa. Nhà xuất bản Pergamon (Oxford, 1965), tr. 6 (Tái bản lần thứ hai, 1978). Trang 6. https://www.biodiversitylibrary.org/item/23401#page/20/mode/1up
  4. Lynch, M., Conery, J., & Burger, R. (1995). Những cuộc khủng hoảng lẫn nhau trong quần thể tình dục. Tiến hóa, 49(6), 1067–1080. https://doi.org/10.2307/2410432 ; https://sci-hub.st/https://doi.org/10.2307/2410432
  5. M. Lynch, R. Bürger, D. Butcher, W. Gabriel, Cuộc khủng hoảng đột biến ở các quần thể vô tính, Tạp chí Di truyền, Tập 84, Số 5, Tháng 9 năm 1993, Trang 339–344. https://doi.org/10.1093/oxfordjournals.jhered.a111354 ; https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1093/oxfordjournals.jhered.a111354
  6. Paul A. Nelson. Tin tức và Bình luận. Nguồn gốc & Thiết kế 17:1. Colin Patterson xem lại câu hỏi nổi tiếng của mình về sự tiến hóa http://www.arn.org/docs/odesign/od171/colpat171.htm?fbclid=IwAR0jfWBP88HUDXwOJUrxu4hbTjO3hTzQPrcUYMjD-s3gm5lb007MCyl24kc
  7. Arthur Ernest Wilder Smith, Khoa học tự nhiên không biết gì về tiến hóa, San Diego: Master Books, 1981, tr. 133. https://www.sermon-online.com/vi/contents/34551
  8. Hancock, ZB, Lehmberg, ES, & Bradburd, GS (2021). Chủ nghĩa tân darwin vẫn ám ảnh thuyết tiến hóa: Một quan điểm hiện đại về Sự tiến hóa; tạp chí quốc tế về tiến hóa hữu cơ, 75(6), 1244. https://doi.org/10.1111/evo.14268
  9. Miller SL. Một sản xuất axit amin trong điều kiện trái đất nguyên thủy có thể. Khoa học 1953;117:528–529. https://www.science.org/doi/10.1126/science.117.3046.528 ; https://sci-hub.st/10.1126/science.117.3046.528
  10. Miller, SL, Urey, HC, & Oró, J. (1976). Nguồn gốc của các hợp chất hữu cơ trên trái đất nguyên thủy và trong các thiên thạch. Tạp chí tiến hóa phân tử, 9(1), 59–72. https://doi.org/10.1007/BF01796123 ; https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1007/BF01796123
  11. Joseph A. Kuhn (2012) Phân tích học thuyết Darwin, Kỷ yếu của Trung tâm Y tế Đại học Baylor, 25:1, 41-47, DOI: 10.1080/08998280.2012.11928781; https://sci-hub.st/10.1080/08998280.2012.11928781
  12. Towe, K. Hô hấp hiếu khí ở Archaean?. Thiên nhiên 348, 54–56 (1990). https://doi.org/10.1038/348054a0 ; https://sci-hub.st/https://www.nature.com/articles/348054a0
  13. Towe, KM (1978). Ôxy thời tiền Cambri sớm: Một trường hợp chống lại quá trình quang hợp. Thiên nhiên, 274(5672), 657-661. https://doi.org/10.1038/274657a0 ; https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1038/274657a0
  14. Levine J.S (1982). Quang hóa học của cổ sinh quyển. Tạp chí tiến hóa phân tử, 18(3), 161–172. https://doi.org/10.1007/BF01733042 ; https://sci-hub.st/https://link.springer.com/article/10.1007/BF01733042
  15. Scherer, S. Liệu sự sống có thể phát sinh trong bầu khí quyển nguyên thủy?. J Mol Evol 22, 91–94 (1985). https://doi.org/10.1007/BF02105809 ; https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1007/BF02105809
  16. Erich Dimroth và Michael M. Kimberley. 1976. Oxy trong khí quyển thời kỳ tiền Cambri: bằng chứng về sự phân bố trầm tích của carbon, lưu huỳnh, uranium và sắt. Tạp chí Khoa học Trái đất của Canada. 13(9): 1161-1185. https://doi.org/10.1139/e76-119 ; https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1139/e76-119
  17. NORDEN, B. Có phải sự phân giải quang học của axit amin là nguồn gốc của hoạt động quang học trong cuộc sống?. Thiên nhiên 266, 567–568 (1977). https://doi.org/10.1038/266567a0 ; https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1038/266567a0 .
  18. Feng, L. (2022). Giả thuyết chuyển tiếp tinh vân: Tính chirality của các phân tử sinh học trong các đám mây phân tử. Những giới hạn trong khoa học thiên văn và vũ trụ, 9. https://doi.org/10.3389/fspas.2022.794067 .
  19. McCombs, C. 2004. Evolution Hopes You Don’t Know Chemistry: The Problem with Chirality. Hành động & Sự kiện. 33(5). https://www.icr.org/article/evolution-hopes-you-dont-know-chemology-problem-wi
  20. Joseph A. Kuhn (2012) Phân tích học thuyết Darwin, Kỷ yếu của Trung tâm Y tế Đại học Baylor, 25:1, 41-47, DOI: 10.1080/08998280.2012.11928781; https://sci-hub.st/10.1080/08998280.2012.11928781
  21. Orgel, LÊ (1994). Nguồn gốc của sự sống trên trái đất. Khoa học Mỹ, 271(4), 76-83. https://www.jstor.org/stable/24942872
  22. Tiến sĩ Michael Denton, Evolution: A Theory in Crisis, Published by Adler & Adler, Phân phối bởi Woodbine House,1985, tr. 263. https://archive.org/details/evolutiontheoryi0000dent/page/n5/mode/2up (bản hoàn chỉnh); https://alta3b.com/wp-content/uploads/2016/09/crisis1.pdf (Đây không phải là phiên bản hoàn chỉnh
  23. Robertson, M., Miller, S. Một quá trình tổng hợp tiền sinh học hiệu quả của cytosine và uracil. Thiên nhiên 375, 772–774 (1995). https://doi.org/10.1038/375772a0
  24. ​​Joyce, G. Sự tiến hóa của RNA và nguồn gốc của sự sống. Thiên nhiên 338, 217–224 (1989). https://doi.org/10.1038/338217a0
  25. Orgel, LÊ (1994). Nguồn gốc của sự sống trên trái đất. Khoa học Mỹ, 271(4), 76-83. https://www.jstor.org/stable/24942872
  26. Elizabeth Pennisi, Người đàn ông đóng chai tiến hóa. Khoa học 342, 790-793(2013). DOI:10.1126/khoa học.342.6160.790
  27. Richard Lenski. Xem lại Telliamed. Chúng tôi làm gián đoạn loại vi-rút khó chịu này bằng một số tin tốt về vi khuẩn. https://telliamedrevisited.wordpress.com/2020/02/24/we-interrupt-this-nasty-coronavirus-with-some-good-news-about-bacteria/
  28. Nam tước EJ. Phân loại. Trong: Nam tước S, biên tập viên. Vi Sinh Y Học. tái bản lần thứ 4. Galveston (TX): Chi nhánh Y tế Đại học Texas tại Galveston; 1996. Chương 3. Có tại: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK8406/
  29. Blount, ZD, Barrick, JE, Davidson, CJ, & Lenski, RE (2012). Phân tích bộ gen của một cải tiến quan trọng trong quần thể E. coli thử nghiệm. Thiên nhiên, 489(7417), 513. https://doi.org/10.1038/nature11514
  30. Cáo, JW, & Lenski, RE (2015). Từ đây đến Vĩnh cửu–Lý thuyết và Thực hành của một Thí nghiệm Thực sự Dài. Sinh học PLoS, 13(6), e1002185. https://doi.org/10.1371/journal.pbio.1002185
  31. Good, B., McDonald, M., Barrick, J. et al. Động lực của sự tiến hóa phân tử qua 60.000 thế hệ. Thiên nhiên 551, 45–50 (2017). https://doi.org/10.1038/nature24287https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1038/nature24287
  32. Elizabeth Pennisi, Người đàn ông đóng chai tiến hóa. Science342, 790-793(2013).DOI:10.1126/science.342.6160.790
  33. Cooke, A. . ., Bruton, MN, & Ravololoharinjara, M. . (2021). Khám phá cá vây tay ở Madagascar, với các khuyến nghị về nghiên cứu và bảo tồn. Tạp chí Khoa học Nam Phi, 117(3/4). https://doi.org/10.17159/sajs.2021/8541
  34. Darwin, CR 1875. Sự biến đổi của động vật và thực vật dưới sự thuần hóa. Luân Đôn: John Murray. phiên bản 2d. Tập 1. http://darwin-online.org.uk/content/frameset?itemID=F880.1&viewtype=text&pageseq=1
  35. Trujillo, JM, Stenius, C., Christian, LC et al. Nhiễm sắc thể của ngựa, lừa và la. Nhiễm sắc thể 13, 243–248 (1962). https://doi.org/10.1007/BF00577041
  36. Zhang, N., Bao, Y., Xie, Z., Huang, X., Sun, Y., Feng, G., Zeng, H., Ren, J., Li, Y., Xiong, J ., Chen, W., Yan, C., & Tang, M. (2019). Đặc tính hiệu quả của dưa hấu tứ bội. Plants (Basel, Thụy Sĩ), 8(10), 419. https://doi.org/10.3390/plants8100419
  37. Ouyang, Y., & Zhang, Q. (2018). Cơ sở phân tử và tiến hóa của cách ly sinh sản ở thực vật. Tạp chí di truyền học và bộ gen = Yi chuan xue bao, 45(11), 613–620. https://doi.org/10.1016/j.jgg.2018.10.004
  38. Phillip E. Johnson. Darwin Đang Xét Xử. Được sử dụng với sự cho phép của Phillip E. Johnson và Regnery Gateway Publishing Co. Văn bản nâng cao điện tử (c) Bản quyền 1993 World Library, Inc. Bản quyền 1991. http://maxddl.org/Creation/Darwin%20On%20Trial.pdf
  39. Carl Wieland và Don Batten. Một cuộc phỏng vấn với nhà sinh học phân tử và nhà vi trùng học hàng đầu của Úc Ian Macreadie. https://creation.com/creation-in-the-research-lab
  40. Mora-Bermúdez, F., Badsha, F., Kanton, S., Camp, JG, Vernot, B., Köhler, K., Voigt, B., Okita, K., Maricic, T., He, Z., Lachmann, R., Pääbo, S., Treutlein, B., & Huttner, WB (2016). Sự khác biệt và tương đồng giữa các tổ tiên thần kinh của con người và tinh tinh trong quá trình phát triển vỏ não. eLife, 5, e18683. https://doi.org/10.7554/eLife.18683
  41. King, C., & Wilson, AC (1975). Sự tiến hóa ở hai cấp độ ở người và tinh tinh. Khoa học. https://doi.org/1090005 ; https://sci-hub.st/https://www.science.org/doi/abs/10.1126/science.1090005
  42. Varki, A., & Altheide, TK (2005). So sánh bộ gen người và tinh tinh: mò kim đáy bể. Nghiên cứu bộ gen, 15(12), 1746–1758. https://doi.org/10.1101/gr.3737405
  43. Hiệp hội phân tích và giải trình tự tinh tinh. (2005). Trình tự ban đầu của bộ gen của tinh tinh và so sánh với bộ gen của con người. Thiên nhiên, 437(7055), 69-87. https://doi.org/10.1038/nature04072
  44. Suntsova, MV, Buzdin, AA Sự khác biệt giữa bộ gen của người và tinh tinh và ý nghĩa của chúng trong biểu hiện gen, chức năng protein và đặc tính sinh hóa của hai loài. BMC Genomics 21 (Bổ sung 7), 535 (2020). https://doi.org/10.1186/s12864-020-06962-8
  45. Tiến sĩ Michael Denton, Evolution: A Theory in Crisis, Adler & Adler xuất bản, Woodbine House phân phối,1985. https://alta3b.com/wp-content/uploads/2016/09/crisis1.pdf
  46. JERRY BERGMAN, PH.D.Ernst Chain: Nhà tiên phong về kháng sinh. THỨ BA, 01 THÁNG 4, 2008. https://www.icr.org/article/ernst-chain-antibiotics-pioneer
  47. Tiến hóa là điều không thể về mặt sinh học của Joseph Mastropaolo. Acts and Facts 28 (11): i-iv, Impact #317, tháng 11 năm 1999. https://home.csulb.edu/~jmastrop/data2.html
  48. Joseph Mastropaolo. http://creationwiki.org/index.php?title=Joseph_Mastropaolo
  49. Frank J. Sonleitner. Karl Popper đã thực sự nói gì về sự tiến hóa? https://ncse.ngo/what-did-karl-popper-really-say-about-evolution
  50. Louis Bounoure, Le Monde et la Vie (Tháng 10 năm 1963), từ Wysong, Creation/Evolution, 418; cũng trong The Advocate (Úc) (8 tháng Ba, 1984), 17. http://www.thyword.ca/creatqts.html ; RUTH WILSON. TIẾN HÓA KHÔNG PHẢI LÀ KHOA HỌC! NGƯỜI VIRGINIAN-PHI CÔNG. Bản quyền (c) 1996, Landmark Communications, Inc. NGÀY: Thứ Năm, ngày 11 tháng 4 năm 1996. https://scholar.lib.vt.edu/VA-news/VA-Pilot/issues/1996/vp960411/04110004.htm
  51. Trích từ Bức thư được ký bởi 22 nhân viên của bảo tàng là “các nhà sinh học xuất sắc.” Thiên nhiên, ngày 12 tháng 3 năm 1981: tập. 290, tr. 82.

✍️ Mục lục: Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa  👉  Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *