Sách Thiền TôngBí Kíp Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ

✍️ Mục lục: Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ

8. Các Phù điêu tại Chánh điện

Phù điêu đối diện Đức Phật, là phù điêu cảnh Đức Phật tọa thiền dưới cội Bồ Đề bên dòng sông Hằng, Ngài chứng được Tam Minh – Lục Thông – Tứ Vô Sở Úy, v.v…

Nên Đức Phật có được ngũ nhãn:

1- Nhục nhãn:
– Mắt phàm phu ai ai cũng có.

2- Thiên nhãn:
Nhìn thấy được ba mươi ba cõi trời của ba giới là :Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.

3- Pháp nhãn:
– Biết được vạn pháp ở Thế Giới và Vũ Trụ này khi sinh ra và mất đi đều có nguyên do cả, v.v…

4- Huệ nhãn:
– Thấy được mênh mông trong Vũ Trụ và vạn vật là Thành – Trụ – Hoại – Không, từng kiếp người một, vô số các đời về trước, vô số các đời về sau, v.v…

5- Phật nhãn:
– Nói đến Phật nhãn, chúng ta không thể nào suy lường được, chúng tôi lấy một ví dụ nhỏ để chúng ta suy ngẫm như, Tam thiên Đại thiên Thế Giới nó là như vầy:

Một Thái dương hệ gồm một mặt trời, một mặt trăng và nhiều hành tinh và vô số hành tinh nhỏ, gọi là ngôi sao, (có nhiều Thái dương hệ, có nhiều mặt trăng).

– Tiểu thiên Thế Giới là 1.000 Thái dương hệ gộp lại.

– Trung thiên Thế Giới là 1.000 Tiểu thiên Thế Giới,nhân cho 1.000 nữa, số ra này là Trung thiên Thế Giới!

– Đại Thiên Thế Giới là số ra của Trung thiên Thế Giới nhân cho 1.000 nữa là Đại thiên Thế Giới.

Mà Phật nhãn thấy được hằng hà sa số TAM THIÊN ĐẠI THIÊN Thế Giới! Cộng với bốn nhãn trên nữa mới gọi là Phật nhãn, chúng ta không thể nào suy tưởng được!

Vì vậy, Đức Phật nhìn được tất cả mọi sự, mọi vật ở Thế Giới và Vũ Trụ này như trong lòng bàn tay của Ngài. Có lần Đức Phật và đoàn Tỳ kheo đi vào trong rừng, Đức Phật bốc một nắm lá trong rừng và hỏi:

– Lá trong tay của ta nhiều hay lá trong rừng nhiều?

Các vị Tỳ kheo trả lời:

– Bạch Đức Thế tôn, lá trong rừng nhiều.

Đức Phật bảo:

– Sự hiểu biết của ta giống như lá trong rừng, còn những điều ta dạy các ông ví như lá trong tay của ta vậy.
Bởi vậy, cái hiểu biết của chúng ta qua sự học hỏi, dù có học nhiều đến đâu đi chăng nữa, cũng không bằng nắm lá trong tay của Đức Phật, chứ đừng tưởng học rộng hiểu cao cho là mình biết nhiều. vậy, người nào Giác Ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông rồi, tức mới chỉ biết khái niệm về Thiền Tông thôi, nhìn lại cái hiểu biết của mình khi mình chưa hiểu Thiền Tông, thật là quá kém; chứ khi chúng ta đạt được “Bí mật Thiền Tông” rồi, thì những sự hiểu biết của chúng ta trước kia coi như là những đứa trẻ quê mùa mà chưa đi học hành gì cả vậy, còn ai đó, nếu “lỡ bị rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”, thì không lấy ngôn từ gì của Thế Giới này mà nói được!

Vì sao vậy?

Vì cái tâm suy nghĩ của vật là cái tâm của vọng thức, thì làm sao nói đúng sự thật được. Vì chỗ họ không biết đó, nên họ cho mình là ông Thánh, để khuyến dụ người ngu khờ đến nghe họ nói, đây là cái bệnh phổ thông có từ muôn thuở. Bởi vậy, vào thời Thiền sư Thường Chiếu, cách đây gần 800 năm (1.203), Thiền sư Thường Chiếu cũng thấy rất nhiều vị không biết cốt tủy Thiền Tông học của Đạo Phật, mà cũng đứng ra làm Thầy rao giảng cho nhiều người nghe! Để chận đứng bớt số người thích đi lường gạt những người khác để lấy tiền, tiêu xài, hoặc làm của riêng tư, nên Thiền sư Thường Chiếu có nói với những người ấy như sau:

– Một con chó lớn sủa láo, một bầy chó nhỏ, nghe chó lớn sủa, cũng sủa theo!
Vậy, chúng ta là người tu chân chánh theo Đạo Phật, nếu đã nhận ra cốt tủy của Đức Phật dạy rồi, thì nên tìm cách nói cho người chung quanh nghe, họ nương theo lời của mình nói mà tu tập, để được Giác Ngộ và Giải Thoát, đừng dùng cái đầu óc Vật lý của mình, tưởng tượng ra những thứ trong Vật lý, rồi dụ nhiều người đến nghe, mà phải bị vi phạm luật Nhân – Quả rất nặng nề vậy!
Chúng tôi từng chứng kiến nhiều vị lừa người nói, họ dụng công thấy được chân thật như thế này, như thế kia, mục đích chính của những vị này là dụ những người có đầu óc mê muội, nghe ai nói gì cũng tin!
Nếu vị nào chịu khó tìm hiểu lời của Đức Phật dạy trong các kinh, tự nhiên biết vị nào dạy đúng, vị nào dạy sai.

Trong Huyền Ký, Đức Phật có dạy như sau:

– Tu Thiền Tông, mà dùng tâm Vật lý dụng công tu, khi có kết quả do dụng công, là những thứ bỏ đi!
– Người nào không biết tu Thiền Tông mà Như Lai dạy nơi Thế Giới này, mà cố ngồi tu, chẳng khác nào lặng xuống sông băng mà tìm lửa vậy!

Phù điêu Đức Phật tọa thiền bên dòng sông Hằng. Ngài chứng được Tam Minh – Lục Thông, tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu.

Phù điêu Đức Phật truyền Thiền Tông cho ông Ma Ha Ca Diếp làm Tổ sư Thiền Tông đời thứ nhất, tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu.

Phù điêu Tổ thứ 32 Hoằng Nhẫn truyền Thiền Tông cho Ngài Huệ Năng làm Tổ sư Thiền Tông đời thứ 33 tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu.

Chúng tôi xin nêu bài kệ truyền “Bí mật Thiền Tông” của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền cho Lục Tổ Huệ Năng ở các trang sau.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ 👉  Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *