Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2

✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2

CÁC CÂU HỎI

Chúng tôi xin nêu 144 câu của 41 vị hỏi, tiếp theo 125 câu hỏi của quyển một, gồm:

VỊ THỨ 1

Bác sĩ Nguyễn Trí Hải, sanh năm 1945 (65 tuổi), tại huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, cư ngụ tại quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội, hỏi một loạt 6 câu:

– Trí Tuệ Bát Nhã Ba La Mật là Trí Tuệ gì?
– Sao gọi là Đốn giáo?
– Sao gọi là Biệt giáo?
– Sao gọi là Thông giáo?
– Sao gọi là Tiểu thừa, Đại thừa?
– Tu Tứ Niệm Xứ là tu làm sao?

Trưởng Ban quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu trả lời:
Câu 1:
– Trí Tuệ là hiểu biết chân thật.
– Bát Nhã là trùm khắp.
– Ba La Mật là bờ bên kia, tức bờ Thanh Tịnh, cũng được gọi là bờ Giải Thoát hay Niết bàn.

Xin giải thích thật rõ: Trí Tuệ là hiểu chân thật tất cả mọi sự, mọi vật. Cái hiểu biết này, bằng cái hiểu biết của Ý trong Phật Tánh Thanh Tịnh. Không dùng cái học thức hiểu biết của Thế Giới Vật lý này mà hiểu biết được.

Chúng tôi ví dụ bằng thực tế cho bác sĩ hiểu:
– Trí Tuệ Bát Nhã Ba La Mật: Ví như ánh sáng của mặt trời.
– Còn trí học hỏi nơi Thế Giới này: Ví như ánh sáng của ngọn đèn lớn hoặc nhỏ vậy.

Câu 2:
Đốn giáo: Người nghe câu kinh của Đức Phật dạy chổ chân thật liền hiểu đến chỗ sâu mầu, gọi là Đốn giáo, tức ngộ sâu và nhanh.

Câu 3:
Biệt giáo: Người nghe câu kinh nói đặc biệt về một Pháp môn tu nào đó, nhận ra ý chân thật của Pháp môn đó, gọi là Biệt giáo, tức chỉ hiểu một Pháp môn đó mà thôi.

Câu 4:
Thông giáo: Người nghe câu kinh của Tiểu thừa, hiểu đến chỗ chân thật, cũng nhơn câu kinh đó lại hiểu đến Đại thừa, hoặc hiểu đến những Pháp môn khác, hay ngược lại.

Câu 5:
Tiểu thừa, Đại thừa: Hiểu thông thường: Tiểu là nhỏ, đại là lớn, được lý giải 4 cách như sau:
– Vì thừa là chở, cho nên hiểu bình thường là cỗ xe nhỏ là tiểu, còn cỗ xe lớn là đại.
– Hiểu khá hơn, người tu chỉ biết tu để hưởng riêng một mình là tiểu; còn cố gắng tu để mình hiểu và giúp cho nhiều người khác cùng hiểu là đại.
– Nghĩa cao hơn, tu các Pháp Thiền Quán để đạt được Thiền nào đó là tiểu, còn tu để được Giác Ngộ cho mình và giúp cho nhiều người cùng Giác Ngộ như mình là đại.
– Theo Thiền Tông không phải như ba thứ trên: Tu theo Thiền Tông có dụng công còn nằm trong lục đạo Luân hồi là tiểu; còn tu trực nhận Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình sống trong Phật Tánh ấy, hoặc hành Thiền biết “Lộ trình đến Phật Tánh” sống trong Phật Tánh ấy, là đại.

– Còn hiểu theo Thiền Tông đúng nghĩa, Tiểu thừa và Đại thừa như sau:
A- Dùng Tâm Vật lý, dụng công tu để đạt những thành quả trong phòng nhỏ hẹp gọi là Tiểu thừa.
B- Dùng Tâm Vật lý, dụng công tu để đạt những thành quả lớn hay trùm khắp gọi là Đại thừa.

Câu 6:
– Tứ Niệm Xứ:
– Tứ là bốn.
– Niệm là nhớ.
– Xứ là nơi.

Xin dẫn một trong nhiều thứ như sau: 1- Thân. 2- Khẩu. 3- Tâm. 4- Thức.
Người tu theo Pháp môn này, là quán tận cùng của 4 thứ trên là gì? Khi quán biết tận cùng các thứ trên rồi, thấy không thật, là xong.

Còn giải đến chỗ sâu mầu của Tứ Niệm Xứ như sau:
– Tất cả các vật, các Pháp, các tướng, của Thế Giới đều không thật, là tu đúng cốt lõi của Tứ Niệm Xứ. Nhưng sự hiểu biết như vậy còn nằm trong Nhân Quả, không thể nào trở về nguồi cội của chính mình được.

Pháp môn “Tứ Niệm Xứ” này, là Pháp môn cực kỳ hay đối với những vị còn ham mê chứng đắc. Ví dụ như, họ Quán, Tưởng cái gì đó, Tâm Vật lý của họ nhìn vật gì đó Tự nhiên được Thanh Tịnh họ liền mừng, rồi tưởng mình tìm ra được rồi. Vì thành tựu được hai cái Tưởng và Tìm này, nên Đức Phật dạy, Pháp môn này là “Thông giáo”; tức nối từ Tiểu thừa lên Đại thừa.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2 👉 Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *