Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2

✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2

VỊ THỨ 2

Kỹ sư Lã Thành Phương, sanh năm 1955 (55 tuổi) tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Cư ngụ tại đây, hỏi 5 câu:
– Vô minh là gì?
– “Ngũ Đình Tâm Quán” là quán làm sao?
– Giác Ngộ và triệt ngộ khác nhau chỗ nào?
– Phật tử chân chánh phải là người như thế nào?
– Người chân tu phải là người tu như thế nào?

Trưởng Ban quản trị Chùa trả lời:
Câu 1: Vô là không, minh là sáng, ám chỉ là người không sáng suốt, không hiểu chân thật của mọi sự, mọi vật. Cuộc sống của chúng ta nếu không hiểu bất cứ một điều gì cũng được coi là vô minh! Đặc biệt, tu theo đạo Phật mà không hiểu lời của Đức Phật dạy, hay làm sai lời của Ngài dạy cũng được gọi là vô minh. Còn theo Thiền Tông, khi chúng ta mãi động Tâm Vật lý để suy nghĩ là đã vô minh rồi!

Câu 2: Ngũ là năm, Đình là chú ý một chỗ, Tâm là cái biết của Vật lý, Quán là suy xét.
Tu theo “Ngũ Đình Tâm Quán” có 5 cái căn bản quán như sau:
– Bất Tịnh Quán.
– Từ Bi Quán.
– Nhân Duyên Quán.
– Lục Thức Quán.
– Sổ Tức Quán.
Đây là 5 căn bản để tu theo “Ngũ Đình Tâm Quán”. Người tu muốn rõ thông Pháp quán nào thì quán Pháp đó cho rõ lẽ.

Câu 3: Giác Ngộ là hiểu biết, nhưng chỉ hiểu biết một khía cạnh Pháp môn nào của Đức Phật dạy mà thôi. Giác Ngộ này thường xảy ra nhiều lần; còn triệt ngộ là ngộ hoàn toàn những lời Đức Phật dạy trong các kinh điển, dù Tiểu thừa hay Đại thừa, hoặc các Pháp môn khác. Xin nói rõ, người triệt ngộ chỉ ngộ 1 lần là xong hết, xếp theo tu Thiền Tông, là đạt được “Bí mật Thiền Tông”.

Câu 4: Phật tử chân chánh, là người đạt đến ý sâu mầu lời của Đức Phật dạy, không làm sai lời của Ngài.

Câu 5: Người tu chân chánh, phải là người nhận ra “Yếu chỉ Phật ngôn” và hành đúng theo Phật ngôn ấy. Còn người tu mà không hiểu lời Đức Phật dạy, người đó chỉ là người mang áo của người tu mà thôi.

Kỹ sư Lã Thành Phương hỏi thêm:
– Tu theo Pháp môn “Ngũ Đình Tâm Quán”, thầy chúng tôi dạy, đây là Pháp tu theo Thiền Tông, không biết có phải như vậy không?

Trưởng Ban trả lời:
– Đây là một trong các Pháp môn tu theo Thiền Tiểu thừa để thông lên Đại thừa.
Vì sao gọi là Tiểu thừa thông lên Đại thừa?
Vì dùng Tâm Vật lý của mình để Quán và Nghi, vì là Quán nên phải có vật để Quán, vì là Nghi nên cũng phải có vật để Nghi. Vì là Quán nên gọi Tiểu thừa, vì có Nghi nên gọi là Đại thừa, còn Thiền Tông không sử dụng bất cứ thứ gì trong Vật lý này.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2 👉 Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *