Chùa Thiền Tông Tân Diệu – VTC 10 – 2025
Thiền Tông Phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật Giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc… Tháng 08/2021 loạt video Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông – Tuyệt Mật đầu tiên đã được xuất bản và các Video của Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam cho đến nay. Xin trân trọng Giới thiệu.
Thiền Tông
Mạng XH
Sách
Giải đáp
Album
✍️ Mục lục: Kinh Vô Tự – Giáo Lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông
⭐️ Càn khôn Vũ Trụ và Phật Giới👉 Xem
⭐️ Tam Giới – Hệ Mặt Trời👉 Xem
⭐️ Địa Giới và Trái Đất 👉 Xem
⭐️ Đạo ở Trái Đất 👉 Xem
⭐️ Quy luật Nhân – Quả – Luân hồi 👉 Xem
⭐️ Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam 👉 Xem
⭐️ Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông👉 Xem
⭐️ Chùa Thiền Tông Tân Diệu 👉 Xem
✍️ Mục lục: Chùa Thiền Tông Tân Diệu
Đài Truyền hình Kỹ thuật số Việt Nam – VTC 10, ngày 04/01/2025 đã phát Phim về Chùa Thiền Tông Tân Diệu, trong Chương trình Việt Nam Đất nước con Người; Xin trân trọng Giới thiệu nội dung và hình ảnh mới nhất của Chùa nhân dịp đầu năm mới.
⭐ Năm 2025
Hình ảnh:
Video: Đài Truyền hình Kỹ thuật số Việt Nam – VTC 10 (01/2025)
✍️ Phóng sự: Chùa Thiền Tông Tân Diệu – VTC 10
⭐️ Phật Giáo đồng hành cùng sự Phát triển của Dân tộc
✨Việt Nam một Quốc gia đa Văn hóa đa Tín ngưỡng và Tôn giáo; là nơi lưu giữ nhiều Giá trị Tinh thần và Truyền thống Văn hóa sâu sắc; trong số đó Đạo Phật đóng vai trò quan trọng trong đời sống Tâm linh của người dân. Việc Gìn giữ và Phát huy các Giá trị Văn hóa; nhất là những Di sản Tâm linh quý báu luôn là Nhiệm vụ của mỗi người Việt.
✨Chùa Thiền Tông Tân Diệu, một ngôi Chùa đặc biệt ở tỉnh Long An, là một trong những điểm sáng trong việc Bảo tồn và Phát huy những Giá trị Truyền thống của Đạo Phật; đồng thời cũng là nơi con Người tìm thấy sự Giác Ngộ và Giải Thoát đúng nghĩa.
⭐️Tiểu sử sơ lược về Chùa Thiền Tông Tân Diệu và ảnh hưởng của Đức Vua Trần Nhân Tông:
✨Tọa lạc tại địa chỉ 273 ấp Chánh hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Chùa Thiền Tông Tân Diệu trước ngày Giải phóng là nơi từng cưu mang và nuôi dấu 67 Chiến sĩ Cách mạng, phục vụ cho công cuộc Giải phóng Miền Nam thống nhất Đất nước. Trong đó có Thiếu tướng Lê Văn Thạo – Tham mưu trưởng Biên phòng Tây Nam Tổ quốc, là người đang còn sống và làm việc.
✨Chùa Thiền Tông Tân Diệu không chỉ là một ngôi Chùa đơn thuần, mà còn là một phần Di sản Văn hóa quý báu của Quốc gia. Được sáng lập vào ngày 15/10/1956, bởi Thiền Tông Ni Đức Tháo, thế danh Trần Thị Liệu; nhưng vì thời cuộc, Bà không thể tiếp tục Phổ biến Pháp môn Thiền Tông tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu mà trao lại cho con trai là Thiền Tông Sư – Soạn giả Nguyễn Nhân; người đã có công rất lớn trong việc Gìn giữ và Phổ biến Pháp môn Thiền Tông tại Việt Nam.
Hiện Chùa Thiền Tông Tân Di còn lưu giữ những Giá trị sâu sắc của Đạo Phật và Văn hóa của Dân tộc.
✨Thiền Tông một nhánh của Phật Giáo, được truyền từ Ấn Độ, được Vua Trần Nhân Tông đón nhận vào Thế kỷ 13 và trở thành một trong những Pháp môn tu Chính thống tại nước Đại Việt lúc bấy giờ.
Đức Vua Trần Nhân Tông sau khi lên ngôi Vua, đã dẫn dắt quân dân Việt Nam hai lần chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược; sau đó Đức Vua nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Anh Tông; Ngài lên núi Yên Tử ở tỉnh Quảng Ninh để tu tập Thiền Tông. Sau cùng Ngài nhận hai Đệ tử là Pháp Loa và Huyền Quang; cho nên mới có danh gọi Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử như ngày hôm nay.
⭐️Thiền Tông Sư Ngọc Lâm – Viện Phó Chùa Thiền Tông Tân Diệu:
✨Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni dạy tất cả có 6 (sáu) Pháp môn:
💥Pháp môn Thứ nhất là Tiểu Thừa
💥Pháp môn Thứ hai là Trung Thừa
💥Pháp môn Thứ ba là Đại Thừa
💥Pháp môn Thứ tư là Niệm Phật
💥Pháp môn Thứ năm là Niệm Chú
💥Pháp môn Thứ sáu là Thiền Tông.
Pháp môn Thiền Tông Học này khác với lại năm Pháp môn đầu là: không có tu Dụng công, không có Chứng không có Đắc mà chỉ học; học để hiểu trong Càn khôn Vũ Trụ có gì? học để hiểu Phật Giới có những ai? học để hiểu trong một Thế Giới có những gì? học để hiểu trong Địa Giới có những Loài nào đang Sinh sống.
✨Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni dạy rằng: khi con Người Văn minh lên cao, mới tiếp nhận được Pháp môn này và truyền lại cho 36 vị Tổ: Ấn Độ – Trung Hoa – Việt Nam, Bí mật truyền theo Dòng Thiền Tông; trong 36 vị Tổ này có ba vị Tổ là người Việt Nam.
Vị Tổ thứ 34 là Vua Trần Nhân Tông có danh là Điều Ngự Giác Hoàng, Ngài đã Kiến Tánh thành Phật mà Nhân dân thời đó gọi Ngài là Phật Hoàng Trần Nhân Tông; kế Ngài có hai vị Tổ nữa là: vị Tổ thứ 35 là Ngài Pháp Loa và Tổ thứ 36 là Ngài Huyền Quang; dân thường gọi là Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử.
✨Chùa Thiền Tông Chúng tôi đã được Chính quyền và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam địa phương, cho Công bố Pháp môn Thiền Tông này ra vào ngày 14 tháng 5 năm 2017; ước tính hiện tại có khoảng 40.000 người đang Thực hành theo Pháp môn Thiền Tông Học này của Chùa Thiền Tông Tân Diệu.
⭐️Chùa Thiền Tông Tân Diệu là nơi Phổ biến Pháp môn Thiền Tông:
✨Tiếp nối và Phát huy những Tinh hoa của dòng Thiền này, đặc biệt hướng đến Giác Ngộ và Giải Thoát của con Người. Chùa không dạy Mê tín Dị đoan, không theo các hình thức như nhiều ngôi Chùa khác, không thắp Hương, không Cúng – Tụng, không quỳ Lạy hay Cầu xin ai ở Trái Đất này; mà tập trung vào việc Thực hành theo lời Đức Phật Thích Ca dạy, cũng như theo Tinh thần của Trần Nhân Tông là tu thành Phật. Ngoài ra tu theo Thiền Tông để trở thành ngườì Sáng suốt có Trí Tuệ giúp ích cho Dân cho Nước, chứ không thành người Yếu hèn Khiếp nhược. Đó cũng là Truyền thống của người dân Việt Nam.
✨Đặc biệt Chùa Thiền Tông Tân Diệu không có hòm Công đức.
⭐️Giáo sư, Tiến sỹ Quang Thanh – Viện Văn hó, Nghệ thuật Quốc gia
✨Về Hiến pháp Việt Nam là đã cho người dân là được Thực hành Tín ngưỡng một cách Tự do; mà đã nói đến Tự do thì rất dễ gắn với cái chữ Chủ quan của từng Cá nhân; gắn với cái ý thích của từng Cá nhân; thì như thế là với cái Chùa Thiền Tông ở Long An này là các Vị trong Ban Quản lý, rồi các Trụ trì ở đấy đã có những cái Nhận thức rất đúng hướng và để lại, như thế là đã để lại những cái Ấn tượng rất là tốt cho Cộng đồng xung quanh, cho người Dân và như thế là nó đã góp phần Xây dựng được cái Nền tảng cho một cái nếp Sinh hoạt Văn hóa rất Văn minh.
✨Tôi cho cái này cần phải có cái sự Quảng bá, cần cái sự Quảng bá; chứ lâu nay là Chúng ta thấy là cái việc Giới thiệu những cái Mô hình, những cái gương Điển hình là vẫn còn đang có những cái Hạn chế nhất định; thì Tôi đánh giá rất cao về cái những cái hoạt động mang chất Thực tiễn rất cụ thể như thế; và cái này không phải chỉ Cá nhân Tôi mà chắc chắn là Cộng đồng người dân Long An, Người ta cũng đã có những cái ý kiến vừa Đồng thuận vừa mang chất Khen ngợi và Biểu dương; và như thế là nếu mà Quảng bá rộng ra, thì ra ngoài phạm vi tỉnh Long An đi, rồi phạm vi của vùng Văn hóa Nam Bộ ra đến tận ngoài Bắc này; Quảng bá thông qua các Phương tiện Truyền thông Đại chúng, thì sẽ mang lại những cái ý nghĩa rất tích cực.
⭐️Chùa Thiền Tông Tân Diệu và Giáo Lý Thiền Tông
✨Một trong những điểm Đặc biệt ở Chùa Thiền Tông Tân Diệu là sự Thực hành theo Pháp môn Thiền Tông theo đúng lời Phật dạy; một Pháp môn không Cầu xin hay Cúng bái, không thực hiện các Nghi lễ Cầu an Cầu siêu, không thắp Hương, không Cúng tụng, Gõ mõ vì đó là Tín ngưỡng Dân gian.
Việc Chùa Thiền Tông Tân Diệu không có hòm Công đức, vì Chùa hiểu rất rõ được Quy luật Nhân – Quả mà trong Kinh Đức Phật có dạy: một hạt Gạo của Đàn na Cúng tế nặng hơn cả núi Tu Di; do đó Chùa Thiền Tông Tân Diệu không có hòm Công đức, mà theo tiêu chí tự tiêu tự chi, không nhận tiền Cúng dường của Bá Tánh; nhằm tránh những yếu tố Tiêu cực và cũng để trả lại sự Trong sáng cho Đạo Phật.
⭐️Thiền Tông Sư Hồng Phượng – Viện Phó Chùa Thiền Tông Tân Diệu
✨Chùa Thiền Tông Tân Diệu không có Tín ngưỡng, mà Chùa Thiền Tông Tân Diệu chỉ dạy người Hành theo có ba phần:
💥Phần Thứ nhất là: học để Giác Ngộ, tức học để hiểu biết toàn diện trong Càn khôn Vũ Trụ này.
💥Phần Thứ hai là: học biết đường trở về Phật Giới sống nơi Thế Giới Phật, không còn bị Sanh và Bệnh chết nữa, thì gọi là Giải Thoát.
💥Phần Thứ ba là: học cách để tìm hạt Công đức mang trở về Phật Giới ăn, để Kim Thân Phật siêu nhỏ của mình lớn lên thành Kim Thân Phật lớn; rồi Kim Thân Phật lớn đi các nơi làm việc để có hạt Công đức ăn, để nuôi Kim Thân Phật lớn.
⭐️Các câu Kệ trong Chùa Thiền Tông Tân Diệu
✨Tại cổng Chùa có khắc câu: Chuyên dạy Giải Thoát; đây mục tiêu chính của ngôi Chùa đó là: truyền dạy con đường Giải Thoát cho con Người thông qua Thiền Tông; câu khẩu hiệu này còn thể hiện Tinh thần triết lý sâu sắc của Thiền Tông, nơi mà người người Thực hành sẽ tìm được sự Tự do trong Tâm hồn.
✨Trước cửa Chùa còn có một câu khác được ghi rõ: Cho hỏi Đạo Phật Tự do, dù Hữu hình hay Vô hình; điều đó cho thấy Đạo Phật không chỉ gói gọn trong những Hình thức Vật chất hay Thế Giới Hữu hình, mà Đạo Phật còn Giải thích sự tồn tại rộng lớn trong Không gian xung quanh chúng ta: Thế Giới Vô hình; tất cả những điều này Chùa Thiền Tông Tân Diệu đều Giải đáp rõ ràng, rành mạch.
✨Bước vào bên trong Chánh điện của Chùa, người ta sẽ gặp một câu chữ đặc biệt: Tu theo Pháp môn Thiền Tông cốt để thành Phật; Đây là Mục tiêu của việc tu tập Pháp môn Thiền Tông đó là: trở thành Phật; điều này cũng thể hiện rõ quan điểm của Thiền Tông rằng: tu tập không phải để Cầu mong Phước lành hay Hạnh phúc Thế Gian; mà khẳng định tu theo Đạo Phật để thành Phật, chứ không thành gì khác.
✨Chùa Thiền Tông Tân Diệu còn nổi bật với việc Lưu giữ và Bảo tồn hơn 300 câu Kệ của Đức Phật dạy về Pháp môn Thiền Tông; cũng như hàng ngàn câu Kệ của các vị Tổ được khắc trên những bản đá hoa cương rất đẹp. Đây không chỉ mang Giá trị về mặt Văn hóa Lịch sử, mà còn là những Tư liệu quý giá về lời dạy của Đức Phật, của các vị Tổ Thiền Tông, giúp người tu hiểu rõ hơn về Đạo Phật nói chung và Pháp môn Thiền Tông nói riêng.
✨Ngoài ra Chùa còn lưu giữ nhiều Bản đồ mô phỏng Dòng chảy Mạch nguồn Thiền Tông bắt nguồn từ Ấn Độ sang Trung Hoa và đến Việt Nam; Bản đồ này là một phần quan trọng trong việc hiểu về Gốc tích Pháp môn Thiền Tông; cũng như sự lan truyền qua các Quốc gia và Văn hóa khác nhau.
⭐️Thiền Tông Sư Mỹ Binh – Trưởng ban Chuẩn hóa Thiền Tông
✨Những cái Giá trị mà Pháp môn Thiền Tông Học này mang lại là vô cùng lớn lao đối với Nhân loại.
Đây là Pháp môn Đức Phật dạy bằng Khoa học Vật lý rất là Cao quý, có một không hai ở Trái Đất này; Người nào có Trí Tuệ thật Sáng suốt mới có thể Thực hành được; còn Người nào không có Trí Tuệ thật Sáng suốt thì không thể Thực hành được; vì sao vậy? vì giống như là người đi trong màn đêm không có Ánh sáng của Trăng hay Đèn, thì làm sao Người này có thể thấy đường mà đi được.
✨Còn các Đạo tu để Chứng hay Đắc ở Trái Đất này; hay là được lên Trời thì thì vẫn nằm ở trong cái Sức hút của Vật lý Điện từ Âm – Dương; còn với Pháp môn Thiền Tông Học này thì không tu mà tu là phải bị dính ở trong Hệ Mặt Trời không thể Giải Thoát được; vì vậy mà Pháp môn Khoa học Vật lý Thiền Tông này chỉ thích hợp với người nào có Trí Tuệ thật Sáng suốt tu mà thôi.
⭐️Thiền Tông Phật Đài và các Tổ Thiền Tông
✨Một trong những điểm đặc biệt không thể bỏ qua của Chùa Thiền Tông Tân Diệu là Thiền Tông Phật Đài; nơi khắc họa lại tư thế Đức Phật cầm cành Hoa Sen kiểm Thiền 1.250 Đệ tử. Tuy nhiên, chỉ có Tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp là người duy nhất nhìn thấy cành Hoa Sen và ngộ Đạo mà Tánh Thấy Thanh Tịnh của chính Ngài; chính vì vậy mà Đức Phật mới truyền cho Ngài Ma Ha Ca Diếp làm Tổ sư Thiền Tông đời thứ nhất.
✨Câu chuyện nổi tiếng có tên là Niêm Hoa Vi Tiếu này, là một biểu tượng nổi bật của dòng Thiền Tông; thể hiện sự Giác Ngộ tự nhiên và sự Truyền thừa Thiền Tông từ Tổ trước cho Tổ sau. Dòng Thiền này có 36 vị Tổ, ở Ấn Độ có 28 vị, ở Trung Hoa xưa có 5 vị và ở Việt Nam có 3 vị; đây là một minh chứng sống động cho sự phát triển mạnh mẽ và lan rộng của Thiền Tông qua các thế hệ và Quốc gia.
✨Ngoài ra Chùa Thiền Tông Tân Diệu còn Bảo tồn hơn 204 câu Kệ, của Đức Vua Trần Nhân Tông viết về Dòng cháy Mạch nguồn Thiền Tông từ Ấn Độ sang Trung Hoa và Việt Nam; đây là một Di sản Văn hóa vô giá của Dân tộc. Chùa cũng có trên 200 câu Kệ của vị Thiền Tông Sư Ni Đức Thảo, người sáng lập ngôi Chùa Thiền Tông Tân Diệu; đây không chỉ là lời dạy mà còn là những tác phẩm Nghệ thuật mang đậm dấu ấn của vị Thiền Tông Sư Ni này. Bên cạnh đó, Chùa hiện còn lưu giữ trên 10.000 câu Kệ của các vị Phật gia Giác Ngộ Thiền Tông, một tài sản Tinh thần Vô giá rất đáng trân trọng.
Để Bảo tồn Di sản quý báu này, Ban điều hành Chùa Thiền Tông Tân Diệu đang xin phép Chính quyền xây dựng một Nhà Lưu niệm, nơi Lưu giữ và Bảo vệ những câu Kệ và các Di sản khác; để thế hệ mai sau có thể Chiêm ngưỡng và học hỏi từ những Giá trị Văn hóa Đạo Phật sâu sắc này.
⭐️Buổi lễ Công bố Huyền Ký của Đức Phật, bài Pháp Bụi Trần và các hạt Chân như
✨Ngoài ra, trong khuôn viên Chùa còn có Bản đá ghi lại buổi lễ Công bố Huyền Ký của Đức Phật Bí mật truyền theo Dòng Thiền Tông vào ngày 14 tháng 5 năm 2017; được Chính quyền 3 cấp của tỉnh Long An và 2 cấp của Giáo hội Phật Giáo tỉnh Long An cho phép; đây là Sự kiện quan trọng đánh dấu một cột mốc trong việc Bảo tồn và Phổ biến Giáo lý Khoa học Vật lý Thiền Tông tại Việt Nam; trong đó Đức Phật Thích Ca không chỉ là Vị sáng lập Đạo Phật, mà còn đem lại những Chân lý Sâu sắc về Nhân sinh quan và Vũ Trụ quan, cũng như dạy cho Hậu thế biết Công thức Giải Thoát, tức trở về Phật Giới thành Phật.
✨Đặc biệt, trong sân Chùa Thiền Tông Tân Diệu có khắc họa Sự tích Đức Phật Thích Ca đang Khai thị Thiền Tông cho 5 anh em Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu, bằng bài Pháp: Bụi Trần. Đây là bài Pháp tuyệt cao, mà đến ngày nay khi Thời kỳ Trình độ con Người Văn minh thật cao mới Giải mã và Chứng minh được các hạt như: hạt Công đức, hạt Phước đức, hạt Hồng ngoại, hạt Plasma, hạt Nhân, hạt Mộc, hạt Thú… mà trong Kinh Đức Phật gọi là hạt Chân như.
⭐️Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Trang Ngọc Viễn – Trường Đại học EIU (Paris, Pháp)
✨Qua nghiên cứu từ năm 2004 đến nay, Tôi nhận thấy Pháp môn Thiền Tông rất Thực tế Rõ ràng, Giải mã một cách Khoa học những gì mà Đức Phật nói; khi Xã hội ngày càng Phát triển Văn minh thì những Nghiên cứu Khoa học về những Bí ẩn của Vũ Trụ như: Hệ Mặt Trời các hạt Chân như… được các Nhà Khoa học trên Thế Giới Nghiên cứu và làm sáng tỏ.
✨Trong bài viết: Từ Thực tại Duy thức đến Thực tại Lượng tử đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học gần đây, thì Tác giả Chí Anh đã khẳng định: sự tương đồng của Phật học và Khoa học nhiều khi cụ thể đến mức khiến người ta kinh ngạc.
✨Pháp môn Thiền Tông cũng chỉ rõ thành tự của các Pháp môn tu theo Đạo Phật rất cụ thể rõ ràng, có Cách thức để tu gì thì đạt được Thành tựu đó.
✨Pháp môn Thiền Tông có thể nói là Tinh hoa của Nhân loại Bởi lẽ từ trước tới nay ai cũng biết là Đạo Phật dạy Giác Ngộ và Giải Thoát nhưng không biết Giác Ngộ là gì? Giải Thoát về đâu? khi Pháp môn Thiền Tông ra đời thì người ta Giác Ngộ lời Phật dạy tức là Hiểu biết một cách Toàn diện, không còn tin lầm; Giải Thoát ai cũng có một Tính Phật, tức Kim Thân Phật siêu nhỏ vào đây để tìm Công đức trở về Phật Giới, đi bằng Công thức rất rõ ràng.
⭐️Mô hình Đường về Phật Giới
✨Tất cả những Di sản này đều minh chứng cho sự Phong phú và Sâu sắc của Pháp môn Thiền Tông đang Phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu; những Giá trị Tinh thần này không chỉ là Kho báu của Phật Giáo mà còn là Tài sản Quý báu của Văn hóa Giáo dục và Tôn giáo của Dân tộc.
Không chỉ là ngôi Chùa đơn thuần, Chùa Thiền Tông Tân Diệu còn là nơi Giữ gìn Phát triển và Lan tỏa những Giá trị tuyệt quý của Pháp môn Thiền Tông mà Đức Phật để lại.
✨Mô hình đường về Phật Giới là Mô hình tự động mô phỏng lại Lời Dặn dò đường trở về Phật Giới của Đức Phật dạy, mà trong quyển Giáo Lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam có đề cập; đây cũng là Kim chỉ nam cho người tu theo Pháp môn Thiền Tông để biết đường trở về Phật Giới sau khi bỏ xác thân Tứ Đại này. Mô hình này rất Hiện đại và Đặc biệt, có thể nói là độc nhất vô nhị; đây cũng là một nét Văn hóa rất riêng của Chùa Thiền Tông Tân Diệu.
⭐️Những điều quan trọng có trong quyển Giáo Lý của Pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam
✨Đặc biệt Chùa Thiền Tông Tân Diệu có quyển Giáo Lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông, nơi Giảng dạy những Kiến thức về Giác Ngộ Giải Thoát và các Nguyên lý về Vũ Trụ. Quyển Giáo Lý này được Thiền Tông Sư Thích Đức Hà tu Chùa ở huyện Hóc Môn tặng cho Thiền Tông Sư Ni Đức Thảo. Sau đó Bà giao lại cho con trai là Thiền Tông Sư – Soạn giả Nguyễn Nhân.
✨Quyển Giáo Lý của Pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông bao gồm đầy đủ 10 phần quan trọng như:
💥Phần 1: có trên 50 bài Giáo Lý của Đức Phật dạy về Khoa học Vật lý ở trong Càn khôn Vũ Trụ, Phật Giới, Hệ Mặt Trời, Địa Giới, Trái Đất, Nhiệm vụ các vị Phật, Nhiệm vụ các vị Trời, Nhiệm vụ các vị Thần – Thánh – Tiên và loài Người…
💥Phần 2: có nhiều bài Giáo Kinh của Đức Phật viết ra cho người Hành theo Pháp môn Thiền Tông đọc.
💥Phần 3: có nhiều bài Giáo Lễ của Đức Phật viết ra cho người Hành lễ theo Pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam Hành.
💥Phần 4: có nhiều điều Giáo Luật của Đức Phật viết ra cho người Hành theo Pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam biết.
💥Phần 5: có nhiều Giáo Điều của Đức Phật viết ra cho người Hành theo Pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam biết.
💥Phần 6: có Tôn Chỉ của Đức Phật viết ra cho người Hành theo Pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam biết Mục đích tu để thành gì.
💥Phần 7: có Cương Lĩnh của Đức Phật viết ra cho người Hành theo Pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam biết để Hành không sai.
💥Phần 8: có Nội Quy của Đức Phật viết ra cho người Hành theo Pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam biết để không Sai phạm.
💥Phần 9: có Đạo Phục của Đức Phật vẽ ra cho người Hành theo Pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam, để người ngoài nhìn vào biết tu ở Phẩm vị nào.
💥Phần 10: có Giấy hay Bằng chứng nhận của các Phẩm cấp Pháp môn tu theo Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam, để khi Chính quyền hỏi có Giấy hay Bằng trình cho Chính quyền biết.
⭐️Thiền Tông Sư Anh Tuấn – Viện Phó Chùa Thiền Tông Tân Diệu
✨Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam có tất cả là 7 Phẩm danh:
💥Phẩm danh Thứ nhất là Phật Tử Thiền Tông: người này Giác Ngộ được 20% của Pháp môn Thiền Tông, được Ban Kiểm Thiền của Chùa Thiền Tông Tân Diệu chúng tôi kiểm; nếu đạt thì sẽ cấp Giấy và Thẻ chứng nhận là Phật Tử Thiền Tông.
💥Phẩm danh Thứ hai là Phật gia Thiền Tông: người này Giác Ngộ được 50% của Pháp môn Thiền Tông được Ban Kiểm Thiền của Chùa Thiền Tông Tân Diệu kiểm; nếu đạt thì được Chùa cấp Bằng và Thẻ chứng nhận là Phật gia Thiền Tông; vị này sau đó được Chùa Tổ chức Hành lễ truyền Bí mật Thiền Tông, để trở thành là một vị Phật gia Thiền Tông.
💥Phẩm danh Thứ ba là Thiền Tông Gia: người này phải Giác Ngộ được 60% Pháp môn Thiền Tông, được Ban Kiểm Thiền của Chùa Thiền Tông Tân Diệu kiểm; nếu mà đạt thì được cấp Bằng và Thẻ chứng nhận là Thiền Tông Gia, sau đó được Tổ chức Hành lễ phong Thiền Tông Gia thì vị này mới trở thành là một vị Thiền Tông Gia được.
💥Phẩm danh Thứ tư là Thiền Tông Sư: thì vị này phải Giác Ngộ được 70% của Pháp môn Thiền Tông, người này cũng được kiểm Thiền; nếu đạt thì được Chùa Thiền Tông Tân Diệu cấp Thẻ và Bằng chứng nhận là Thiền Tông Sư, được Chùa Tổ chức Hành lễ phong Thiền Tông Sư, thì mới trở thành là một vị Thiền Tông Sư đúng nghĩa.
💥Phẩm danh Thứ năm là Thiền Tông Sư có đại Công đức: vị này phải Giác Ngộ được 80% Pháp môn Thiền Tông Học, đồng thời phải giúp thật nhiều người hiểu được Pháp môn Thiền Tông Học này, được Ban Kiểm Thiền của Chùa Thiền Tông Tân Diệu kiểm; nếu đạt thì được Chùa Thiền Tông Tân Diệu cấp Bằng và Thẻ chứng nhận là Thiền Tông Sư có đại Công đức; sau đó vị này được Chùa Thiền Tông Tân Diệu chúng tôi Tổ chức Hành lễ phong Thiền Tông Sư có đại Công đức, thì mới trở thành là một vị Thiền Tông Sư có đại Công đức chân thực.
💥Phẩm danh Thứ sáu là Thiền Tông Sư Thượng Tọa: vị này phải Giác Ngộ được 90% Pháp môn Thiền Tông, vị này phải ngồi trên cao giảng Đạo Phật, cho người nghe hỏi trả lời cho người hỏi đạt được 90%, vị này cũng được Ban Kiểm Thiền của Chùa Thiền Tông Tân Diệu kiểm; nếu đạt thì vị này được cấp Bằng và Thẻ chứng nhận là Thiền Tông Sư Thượng Tọa, sau đó được Chùa Thiền Tông Tân Diệu Tổ chức Hành lễ phong Thiền Tông Sư Thượng Tọa, thì mới trở thành là một vị Thiền Tông Sư Thượng Tọa chân thật.
💥Phẩm danh Thứ bảy là Thiền Tông Sư Hòa Thượng: vị này phải Giác Ngộ được 100% Pháp môn Thiền Tông, vị này phải trên 60 tuổi, ngồi trên cao giảng Đạo Phật Thiền Tông rõ thông 100%, vị này phải cho người thắc mắc hỏi Tự do không từ chối bất cứ một câu hỏi nào dù là Hữu hình hay Vô hình đều trả lời được 100% của Pháp môn Thiền Tông học này, vị này ngồi trên cao hòa hợp được người tu và người không tu được 100%, vị này cũng phải được Ban Kiểm Thiền của Chùa Thiền Tông tư Diệu kiểm; nếu đạt thì được cấp Bằng và Thẻ chứng nhận là Thiền Tông Sư Hòa Thượng, người này phải được Chùa Thiền Tông Tân Diệu Tổ chức Hành lễ phong Thiền Tông Sư Hòa Thượng, thì mới trở thành là một vị Thiền Tông Sư Hòa Thượng chân thật.
⭐️Giải thích một cách Chi tiết và Sâu sắc về Vũ Trụ
✨Cũng nhờ quyển Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam này mà Chùa Thiền Tông Tân Diệu mới Giải thích một cách Chi tiết và Sâu sắc về Vũ Trụ như:
💥1. Càn khôn Vũ Trụ có gì trong đó?
💥2. Phật Giới ở đâu? Phật Giới Tổ chức như thế nào?
💥3. Hệ Mặt Trời chứa gì trong đó? trong Càn khôn Vũ Trụ có bao nhiêu Hệ Mặt Trời?
💥4. Tam Giới ở nơi nào?
💥5. Địa Giới có bao nhiêu Trái Đất.
💥6. Trong mỗi Trái Đất có bao nhiêu Loài sống?
💥7. Tu sao để được Giải Thoát tu sao còn bị trong Luân hồi.
💥8. Công đức, Phước đức Âm, Phước đức Dương, Ác đức và Siêu Ác đức là gì? và sử dụng ở đâu?
💥9. Chùa còn Giải thích rất rõ Đạo là gì? Đạo Phật, Đạo Thần, Đạo Thánh, Đạo Tiên, Đạo Cúng là như thế nào?
💥10. Giải thích Cấu tạo, Thức ăn, Việc làm và Nhiệm vụ các vị Phật – Trời Thần – Thánh – Tiên – Chúa và Ngạ Quỷ là gì? …
⭐️Số lượng người Giác Ngộ Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam
✨Pháp môn Thiền Tông của Chùa Thiền Tông Tân Diệu Phổ biến là Pháp môn rất Thực tế và Khoa học; nên hiện có rất nhiều người Giác Ngộ được Đạo Phật từ Pháp môn Thiền Tông này; đủ mọi tầng lớp như Công nhân, Nông dân, Cựu chiến binh, Doanh nhân, Nhà giáo, Nhà văn, Luật sư, Cử nhân, Bác sĩ, Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư… ước tính có khoảng 40.000 người đang Thực hành theo.
✨Chùa có Hệ thống truyền Thiền bài bản theo dòng Thiền Tông, có cấp Giấy và Bằng chứng nhận cho người Giác Ngộ. Đặc biệt, Chùa có Tổ chức buổi Lễ truyền Thiền cho người Giác Ngộ sâu về Bí mật Thiền Tông mà có làm Thơ hoặc Kệ nói lên sự Ngộ Thiền của mình; đây là Nghi lễ nằm trong quyển Giáo Lễ mà Chùa Thiền Tông Tân Diệu có được; tiếp nối theo dòng Thiền mà Đức Phật đã truyền theo dòng Thiền Tông qua 36 đời Tổ không cho đứt đoạn; mà trong Kinh Đức Phật sử dụng danh từ Truyền Đăng tục Diệm.
⭐️Thiền Tông Thất
✨Chùa, Thất, Am, Cốc là những Danh từ được sử dụng trong Đạo Phật gốc; nếu như Cốc chứa được 1 người ở; Am có thể chứa được 5 người; còn Chùa là nơi có thể chứa được nhiều người ở; thì Thất là nơi có thể hội tụ khoảng trên dưới 10 người.
✨Thiền Tông Thất là nơi mà Ban Điều hành Chùa Thiền Tông Tân Diệu thường hay có những Trao đổi và Chia sẻ với nhau về Pháp môn Thiền Tông; cũng như Chia sẻ Công việc của các Thành viên trong các Ban của Chùa; đây cũng là nơi để Tiếp đón khách đến Viếng thăm Chùa Thiền Tông Tân Diệu; đồng thời cũng là nơi Giải thích về Pháp môn Thiền Tông cho các Độc giả gần xa, họ đọc sách chưa hiểu thì đến đây để được Giải đáp cho rõ thông.
⭐️Ghi nhận và Tôn vinh đóng góp của Chùa
✨Năm 2019, Chùa Thiền Tông Tân Diệu được Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam kết nạp làm Thành viên và Công nhận Chùa là Không gian Văn hóa Tâm linh; đồng thời Hội Di sản Việt Nam cũng tặng Bằng khen cho Chùa Thiền Tông Tân Diệu là nơi Gìn giữ và Phát huy những Giá trị Di sản Văn hóa của Dân tộc.
✨Năm 2023, Chùa vinh dự nhận được sự Công nhận từ Viện Nghiên cứu Lịch sử Văn hóa Việt Nam với Giấy Cảm ơn, vì đã có công Gìn giữ và Phát huy các Giá trị Văn hóa Dân tộc; cũng như Giải đáp cho hơn 8.000 Câu hỏi của Độc giả về Pháp môn Thiền Tông; mỗi câu Trả lời đều nhận được sự Tán dương và Khen ngợi vì tính Thuận lý, Đầy đủ và Sâu sắc; bên cạnh việc dạy Phật tử sống đúng Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, sống đúng tư cách của một con Người tốt, trở thành những Tấm gương sáng trong Cộng đồng Xã hội.
✨Mô hình của Chùa Thiền Tông Tân Diệu là một Minh chứng rõ ràng cho việc Giữ gìn và Phát huy những Giá trị Văn hóa của Phật Giáo nói chung và Văn hóa của con Người Việt Nam nói riêng; từ đó góp phần giúp Xã hội tránh xa những Mê tín Dị đoan và sự Lợi dụng Đạo Phật cho mục đích Cá nhân
Nguồn Thiền Tông
✍️ Mục lục: Chùa Thiền Tông Tân Diệu 👉 Xem tiếp
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với Kênh và Nhóm trên Telegram