Giải đápThiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Câu hỏi Kiến Chấp đừng nên hỏi

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc…

  Thiền Tông    Mạng XH   Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông

⭐️ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông 👉  Xem
⭐️ 36 Vị Tổ sư Thiền Tông (Ấn – Hoa – Việt)👉  Xem

⭐️ Lễ công bố Huyền Ký của Đức Phật 👉  Xem
⭐️ Kinh và Kệ 👉  Xem

Con nghe Thầy giải đáp ngày mùng 1 tháng 12, thầy nói mở quyển Kinh Sám Hối của Thiền Tông đọc hoặc nghe nó có Công đức nhiều hơn Kinh An Vị Phật và nó có tác dụng xua lực âm mạnh hơn Kinh An Vị Phật. Và con cũng nghe trước đây thầy nói là Kinh Sám Hối của Thiền Tông chỉ dành cho người mới bước vào Thiền Tông hay như những người mới đạt Yếu Chỉ Thiền Tông thôi chứ từ Phật Gia trở lên thì không đọc sách sám hối nữa qua sông thì phải bỏ bè. Vậy thầy nói như vậy có mâu thuẫn không ạ, mong thầy nói rõ cho chúng con hiểu ạ?

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:

Cái câu hỏi này là hỏi kiến chấp chứ không phải là hỏi thật tình. Bây giờ đó, mình thí dụ mình đi mượn sách mượn vở mình cho người ta thì có Công đức đó nhưng mà làm sao tìm cái này?

Bây giờ anh chỉ cần anh mở cái bài này nè, người ta nghe tự nhiên người ta hiểu người ta vô cái này thì anh có thể dễ tạo Công đức hơn là cho cái sách. Mà bây giờ đó khi mà anh đã thành 1 Thiền Gia hoặc 1 Phật Gia rồi thì anh không được làm cái này, nhưng mà muốn độ người ta anh phải sử dụng cái này, sử dụng cho người khác chứ không phải sử dụng cho mình.

Mình không biết rồi mình sử dụng cho mình là không có đúng mà sử dụng để độ người khác thì. Bây giờ nếu mà vô đó, bây giờ ví dụ anh vô Phật Gia rồi mà anh cứ mê, cứ ngồi tụng hoài, nhưng mà anh tụng cho anh nghe thì không được mà anh tụng cho người khác nghe thì được.

Có nghĩa là anh dụ người ta đó, có nghĩa là người ta nghe được những cái câu Kệ, câu Kinh này nè nó nghe nó lâm ly bi đát tự nhiên người ta nhào vô là mình có Công đức. Cái này mình tụng để độ người ta khác, còn mình tụng để mình đi khoe người ta nó khác, đó mình phải hiểu cái nguyên tắc này. Bây giờ nếu mới vô thì người ta phải nói là, ví dụ mới vô học chữ thì con phải viết theo cái hàng, khi con viết rành rồi thì đâu cần cái hàng nhưng mà con vẫn viết đúng, phải không?

Thì người ta nói là khi con viết rành con không cần cái hàng gạch, thì đã viết mà nó ngay rồi cần cái hàng gạch làm chi, hàng gạch là dùng cho người mới, còn xong rồi thì mình bỏ cái này. Nhưng mà cũng không quên rằng mục đích của mình tu Thiền Tông để cái gì? Mục đích tu Thiền Tông để làm gì? Tìm Công đức, bằng phương tiện gì tạo được Công đức là thôi, chứ đừng có chấp. Cái câu hỏi này gọi là câu Kiến Chấp, nó sai, cái câu hỏi này nó làm cho đảo lộn cái sự hiểu biết của mình, có nghĩa này là mình không tin cái Thiền Tông.

Nên nhớ rằng những câu hỏi Kiến Chấp đừng nên hỏi, nó phá vỡ tất cả những cái chuyện gì ngày trước, những câu hỏi này mình có Công đức hoàn toàn nó bị xóa liền tại chỗ.

Mình phải hiểu cái thế giới vật lý này nó cực kỳ khó chứ không phải dễ đâu, thường thường mấy Chùa Vật Lý dễ lắm nhưng Thiền Tông phải từng câu, từng nói, từng lời chứ đừng có Kiến Chấp, Thiền Tông vô bỏ chữ Kiến Chấp đi, hỏi thì hỏi để cầu tiến, đừng có hỏi để phá, câu này là hỏi câu phá, thì nó sẽ phá hoại cái sự tu tập của mình.

(Trích Buổi Giải Đáp Thiền Tông: Ngày 29/12/2019)

Nguồn Thiền Tông

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với KênhNhóm trên Telegram

      

   

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *