Lời tiên tri Núi Andes – Bài học – Trải nghiệm
✍️ Mục lục: Lời tiên tri Núi Andes – Trải nghiệm Mặc Khải thứ 10
Phần Một: Ngưỡng Cửa
1. TẦM NHÌN RỘNG LỚN
Mặc khải thứ mười đưa chúng ta đến một nhận thức tổng thể về những trùng hợp huyền bí cũng như sự phát triển của tính tâm linh trên thế gian, tất cả xuất phát từ quan điểm lịch sử, để chúng ta có thể hiểu những lý do của sự thay đổi và tham gia vào một cách tích cực hơn. (Mặc Khải Thứ Mười). (1)
DUY TRÌ MỘT THỂ GIỚI QUAN RỘNG MỞ
Đối với các thánh nhân, khả năng duy trì một thế giới quan vượt thời
gian là điều thuộc tư chất của họ.
Nhưng cuốn sách này là dành cho những người phàn chứ không dành
cho các thánh nhân. Gần đây, trong một buổi thảo luận về mười mặc khải, có một người phát
biểu:
“Tôi rất quan tâm đến cách thức mà tôi có thể sử dụng những thông tin
đó trong đời sống thực tiễn. Tôi đã tham dự nhiều hội thảo trao đổi ý tưởng
và phương pháp thực tế, và đã nói chuyện với nhiều người. Tất cả đều rất
nhiệt tình, nhưng làm thế nào để tôi duy trì nhiệt tình và truyền nó cho
những người mà tôi gặp hàng ngày? Làm thế nào tôi có thể gìn giữ trạng
thái xúc cảm đó?”.
Ý kiến này đã bày tỏ một ưu tư mới tất cả chúng ta đều chia sẻ và có thể
chính bạn cũng từng nêu lên câu hỏi tương tự. Cách thức mà chúng ta nêu
lên câu hỏi cũng nằm ở gốc rễ những vấn nạn của chúng ta. Chúng ta muốn
đối đầu với chúng ở bên ngoài, ở ngoại giới. Để có một hành động hữu hiệu,
trước tiên chúng ở bên phải tảc động ở bên trong chúng ta, ở nội giới.
Chúng ta phải triệt để thay đổi cái nhìn về thế giới, và vén lên bức mớin đang
che khuất sự khôn ngoan và những tiềm năng ẩn giấu của chúng ta. Một khi
biết tảc động ở tầm đa chiều kích, chúng ta sẽ ngay tức khác phù hợp với
mục tiêu đã được định của quá trình tiến hoá: tâm linh hoá thế giới thực tế
của chúng ta. Chúng ta sẽ đích thân đạt đến đó?
Mặc khải thứ mười, cũng như chín mặc khải khảc đã được mô tả trong
Lời Tiên Tri Núi Andes, diễn đạt một chặng đường ý thức. Nếu đã đọc cuốn
sách ấy, bạn sẽ có cảm tưởng đã biết nội dung của hầu hết những mặc khải,
đã hấp thu ý nghĩa của chúng, nhưng đã quên chúng. Ký ức mơ hồ cho bạn
thấy rằng bạn đã đến trần gian này với một mục tiêu rõ ràng: Cùng nhân loại
vươn lên một mức độ ý thức cao.
Nếu đã nghiên cứu chín mặc khải và đang khảm phả mặc khải thứ mười,
bạn sẽ nhận ra một phần hoặc hầu như toàn bộ những ý tưởng rất xa xưa,
được trình bày trong những đoạn sau. Ở cấp độ này của tư tưởng, bạn có thể nói: ‘Vâng, tôi cảm thấy những khái niệm đang tảc động trong tôi’.
Cái ý thức đó thôi thúc chúng ta phản ứng, như người đã nêu lên câu hỏi
ở trên. Vậy, chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta có thói quen sống tích cực, làm
chủ thế giới của mình – hoặc ít nữa, cố thực hiện điều ấy – và đã đạt những
kết quả. Vậy mới, cho đến lúc này, chúng ta chỉ ưu tư đến việc sửa đổi thế
giới bên ngoài, chứ không nghĩ đến việc tảc động đến thế giới bên trong
chúng ta, nơi ý thức đang ngự trị. Để đạt đến sự thay đổi quan điểm, trước
tiên chúng ta phải phá vỡ những khái niệm xưa cũ. Đó chính là ý nghĩa của
sự thay đổi các mô hình, các khuôn mẫu. Liệu chúng ta có khả năng để thay
đổi những cấu trúc và những điều kiện đã sắp đặt cuộc sống của chúng ta,
liệu chúng ta có thể loại bỏ những cách nhìn hẹp hòi, thiển cận của mình, để
ánh sáng có thể chiếu rọi toàn thể tâm trí?
đã đến lúc chúng ta phải hành động, phải mở rộng ý thức để thâu tóm
tương lai. Chúng ta có thể thực hiện một phần công việc này bằng cách
chọn sự thay đổi hoặc yêu thương nhiều hơn. Dẫu những điều mới mẻ mà
chúng ta sẽ phát hiện có là thế nào, và dẫu những khái niệm của chúng ta đã
được thay đổi hẳn, thì chúng ta vẫn bị tảc động bởi những lực của ngoại
giới. Chiều kích tâm linh, vốn tồn tại ở bên kia các giác quan của chúng ta,
giúp chúng ta nhận thức về tình trạng phụ thuộc để thoát khỏi nó: sự tự
thoả mãn, sự sợ hãi, sự chối bỏ, và lòng tham làm rối loạn chức năng tâm
thần của chúng ta. Những chiều kích khảc đó muốn rằng Trải Đất trở nên
một nguồn suối tuyệt vời, giàu tình yêu thương, sức sống và những bài học
dành cho chúng ta.
Cho đến lúc này, hầu hết chúng ta đều không ý thức về cái biên giới vô
hình đang ngăn chia những cấp độ khảc nhau đó của hiện hữu. Đến điểm
này của quá trình tiến hoá, khi sự sống còn của hành tinh và mọi chủng loài
của nó đang có nguy cơ diệt vong, thì đã đến lúc để gạt bỏ bức màn vô minh.
KHÔNG HỀ CÓ CÔNG THỨC
Hầu hết chúng ta đều muốn thực hiện cuộc du hành của đời mình với
một bản đồ chi tiết, một bản liệt kê, những chỉ dẫn và một đảm bảo được
hoàn trả. Càng hiểu rằng đời sống là một tiến trình, chúng ta càng phát hiện
là không hề có một công thức, không sai sót cho sự thành công. Vì thế,
chúng ta phải chú tâm quan sảt cơ cấu của những sinh lực đang truyền cho
chúng ta những thông tin và cảm hứng. Sinh lực đang làm rực sáng tinh
thần chúng ta và soi sảng con đường. Niềm tin sẽ giúp cho những cánh cửa
mở ra. Bạn phải biết tin tưởng, chờ đợi một cách bình thản cho đến khi
những mục tiêu và những ước muốn của bạn được thực hiện. Vì cho và
nhận là một qui luật, nên khi chúng ta cho đi, thì chung ta đã nhận được.
VÀ PHẢI LÀM GÌ NẾU…?
Và phải làm gì nếu ai đó khẳng định với bạn rằng, sự hiện diện của bạn
trên Trải Đất này có một ý nghĩa? Rằng bạn ở trong một tổng thể đồng nhất
của năng lượng có ý thức đang triển khai cho một mục tiêu chính xác? Và
nếu bạn biết, không chút hoài nghi, rằng bạn không đơn độc? Và nếu bạn
biết không hề có những tình cờ, những ngẫu nhiên, và những thông tin
quan trọng đang ở quanh bạn, và bạn sẽ có thể – hoặc không – nhận ra
chúng? Bạn sẽ sống như thế nào nếu biết mình sẽ tiếp tục hiện hữu kể cả
khi thân xác hiện nay không còn nữa?
Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu phát hiện, qua một trải nghiệm không thể phản bác, rằng con người chỉ đại diện cho một cấp độ ý thức trong một vũ
trụ gồm rất nhiều tầng ý thức? Bạn sẽ cảm thấy sợ hãi hay hưng phấn? Bạn
có cảm thấy mình gắn liền một cách sâu sắc với một cội nguồn mà bạn đã
quên lãng? Những ai đã có những trải nghiệm cận tử, đều có trạng thái xúc
cảm này.
Với mặc khải thứ mười, chúng ta ý thức rằng chúng ta không đơn độc và
không phải là trung tâm của vũ trụ. Giờ đây, chúng ta biết mình hiện diện
trên trần gian là để thực hiện một sứ mệnh, có một mục tiêu thuộc về sự
sống. Có thể, bạn cảm thấy khó nắm bắt cái mục tiêu đó, tựa như một từ
định nói ra mà lại quên bẵng. Hồi ức mơ hồ đó cũng đủ kích phát những sự
kiện.
Có thể bạn chưa từng có trải nghiệm kỳ lạ, dị thường trong chiều kích
tâm linh. Joan Anderson, tác giá của hai cuốn sách về những phép lạ đã kể
câu chuyện của một người mẹ có con gải đi cắm trại với nhóm bạn. Một
buổi chiều, bà mẹ có linh cảm con mình đang gặp một nguy hiểm chết
người, và bà thốt lên: Lạy Chúa, xin cứu con của con!. Khi con bà trở về sau
chuyến cắm trại, cô kể rằng đã bị rơi xuống từ một vảch đả nhưng khi đang
rơi, cô đã được giữ lại bởi một phần nhô ra khoảng hai mươi centimet của
vảch đả. Lúc đó cô có cảm giác có những bàn tay đang giữ lấy cô và kéo cô
lên phía trên vảch đả. Có thể bạn đã đọc cảc bài tường thuật về những trải
nghiệm cận tử, khi những người sắp chết tiến vào một đường hầm ngời
sáng, cảm nhận một tình yêu thương kỳ lạ, không tưởng tượng được, đến
nỗi chỉ muốn ở lại đó chứ không muốn quay về trần gian.
Ngay cả nếu bạn chưa từng có những tiếp xúc với những chiều kích khác,
thì quanh bạn cũng có vô số người, đã có những tiếp cận với những cấp độ
hiện hữu khác. Và, nếu cho rằng bạn đang tiến hoá trong cái mà nhà sinh
học Rupert Sheldrake gọi là trường phảt sinh hình thải, thì điều đó có nghĩa là bạn đang là thành phần của quá trình.
Các lý thuyết gia hiện đại như nhà vật lý người Anh David Bohm –
nghiên cứu về những hệ luỵ của định lý Bell – đã nêu lên giả thuyết có
một trường vô hình: trường vô hình đó mang đến cho thực tại sự cố
kết và tức khắc biết điều gì đang xảy ra ở mọi nơi… Trường vô hình
rất giống trí tuệ tiềm ẩn của ADN, và động thái của nó rất giống với
động thái của tinh thần có chức năng giữ cho mọi ý tưởng của ta có
thứ tự, trong một bồn chứa thinh lặng nếu ta có thể nói thế, sắp xếp
một cách chính xác, thành những khái niệm và những phạm trù.
(Deepak Chopra, Thăn xác lượng tử: Tìm kiếm sinh lực ở ranh giới
của thân xác và tinh thần.)
đã đến lúc chúng ta phải mớii giũa tinh tế hơn những khả năng của mình
để chú tâm đến những thông tin lạ lùng đang đổ dồn về vào lúc này. Quả là
hữu ích khi ta có khả năng kinh ngạc. Tại sao? Vì nhờ thế mà chúng ta có
thể phá bỏ những cấu trúc mới chúng ta đã tin rằng đó là một thực tế vững
chắc như đả tảng. đã đến lúc chúng ta phải dồn mọi nỗ lực để mở ra những
thông tin rất quan trọng cho sự sống còn và tiến hoá của nhân loại.
Chúng ta có nhiệm vụ thiết lập một cây cầu giữa cảch suy nghĩ xưa cũ và
những đóng góp của các mặc khải – những điều làm thay đổi triệt để cách
thức mà chúng ta nhìn về chính mình cũng như cảch thức chúng ta liên lạc
với những chiều kích khác. Những giải đảp cho cảc vấn đề đời thường của
chúng ta được gắn liền với những giải thích của những sự kiện mà trí óc
thuần lý của chúng ta không thể hiểu nổi. Những thắc mắc hàng ngày của
chúng ta về cách sống, cách phục vụ cuộc sống của chúng ta, sẽ tuỳ thuộc vào những thông điệp mà chúng ta nắm bắt, những trực giác sẽ đưa chúng
ta đến một tư duy mới.
Bạn sẽ nghĩ rằng, tất cả những điều đó có vẻ lạ lùng và thiếu thực tế. Bạn
không bị buộc phải đọc cuốn sảch này. Nhưng nếu bạn đọc tiếp, chúng tôi sẽ
đưa bạn vào một chuyến du hành qua những sự kiện thuộc tâm trí, sẽ kích
phát trong bạn những ý tưởng, những tình cảm, và những trực giác có ý
nghĩa. Chúng ta đang cùng nhau khảm phả cải tiến trình đó và mặc khải thứ
mười nhắc nhở rằng chúng ta phải kết hợp với tha nhân để phát triển nền
tảng trí tuệ chung.
Theo sơ đồ tiến hoá, mỗi sự phát triển phải được đưa vào và phục vụ một
chức năng cao cấp hơn (…) Vỏ não của chúng ta có rất nhiều khả năng, chỉ
một phần cực nhỏ của nó cũng đủ để thích nghi hoặc biến đổi những chức
năng khảc. Vậy phần còn lại của não được dùng vào việc gì? Tiến sĩ B.
Ramamurthi đã nêu lên giả thuyết rằng phần không được sử đụng hàng
ngày của não chúng ta là để khám phá vũ trụ bên trong (Joseph Chilton
Pearce, Tương Lai Bắt Đầu Từ Hôm Nay.)
Hãy sử dụng trực giác và sự nhạy cảm của bạn mỗi khi bạn gặp những
người thầy, những cuốn sách hoặc những sự kiện hữu ích cho giai đoạn
hiện nay của đời bạn. Bằng cả tâm trí, hãy theo dõi sự hé lộ của chiều kích
tâm linh. Hãy nhớ rằng, con đường sẽ không thẳng; có thể bạn sẽ phải tin
cậy vào một trải nghiệm huyền hoặc, trước khi tiến vào cấp độ cao hơn. Hãy
phân loại những thông tin mà bạn nhận, nhưng đừng mất thì giờ chứng
minh hoặc để tìm kiếm một chứng cứ ‘khoa học’. Giai đoạn này của cuộc
hành trình không vận hành theo những ‘qui luật’ cũ. Mục tiêu của bạn
không phải là ở mãi trong sự tranh luận vô bổ về cải gì là ‘thực’ và cải gì là
không, nhưng hãy tự hỏi: Sự kiện đó hoặc ý tưởng đó có thúc đẩy tôi yêu
thương hơn, nhiều năng lực hơn, rộng lượng và cởi mở hơn đối với đời sống? Đó là chân lý ở phía sau kinh nghiệm của bạn. Hãy sử dụng tâm trí,
nhưng hãy từ bỏ những sơ đồ của nó. Đây không phải là một hành trình
tình cảm, nhưng là một hành trình yêu thương.
ĐIỀU ĐÓ ĐẾN VỚI TÔI VÀO LÚC NÀY
Cuốn sảch này được viết đúng theo những nguyên tắc mà nó vạch ra. Một
loạt những trùng hợp đã được phối hợp một cảch đồng bộ để giúp nhiều
người “viết” cuốn sách này. Trong khi biên soạn mỗi chương sảch, tôi luôn
được người này người nọ chuyển cho một thông tin hoàn toàn phù hợp với
đề tài. Tôi cũng phảt hiện rằng có nhiều người đã kết nối với nhau một cách
bí ẩn trên con đường đó! Chẳng hạn, một hôm tôi đã phỏng vấn qua điện
thoại hai nhân vật – Cindy Spring về những hội minh triết và Richard Miles
về những quan điểm mới đối với sức khoẻ – mới tôi đã biết họ từ hai nguồn
khảc nhau. Vài ngày sau, cũng trong tuần đó, tôi khám phá ra rằng họ đang
ở cùng một con phố, tại Oakland, California, là láng giềng của nhau, và đã kể
cho nhau nghe về cuộc nói chuyện của họ với tôi.
Những thông tin đổ về khắp nơi. Ở Montréal, tại hội nghị nhằm tái lập sự
liên thông giữa trời và đất, Carol Adrienne đã có hai thuyết trình mà, một
cách ngẫu nhiên, có cùng đề tài với mặc khải thứ mười. Khi Adrienne được
mời thuyết trình thì mặc khải thứ mười chưa được biết đến. Trong hội nghị
đó, một trong những diễn giả là tiến sĩ Myrin Borysenko đã nêu lên hai đề
tài nghiên cứu mới Adrienne đã tiến hành tại California trước khi đến
Montreal. Vào bữa ăn trưa, trong một cuộc nói chuyện không chính thức,
Kevin Ryerson, chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực trực cảm, đã cung cấp
những chỉ dẫn về những nơi linh thiêng mà tôi sẽ nói đến ở Chương 3. Một
tuần sau đó, Ryerson gửi cho Adrienne bản photocopy bài báo viết về
Kyriacos c. Markides, và điều đó thôi thúc Adrienne mua cuốn sách của Markides. Thật lạ lùng, đề tài chính của giảo sư Markides rất gần với mặc
khải thứ mười. Markides mô tả một cách rất sinh động những trải nghiệm
thần bí, đặc biệt phong phú của chính thống giảo phương Đông nhắc nhở
chúng ta về những đóng góp có tính quyết định của các nhà tu khổ hạnh đối
với sự duy trì Thế Giới Quan.
Trong một cuộc gặp gỡ tốt đẹp khác xem chừng được tiền định, Adrienne
đã có dịp quen biết Elizabeth Jenkins, người thành lập Foundation
Viracocha nhằm bảo tồn minh triết của người dân bản địa châu Mỹ. Sự uyên
bác của Elizabeth giúp Adrienne khám phá những sấm ngôn của thổ dân
Queru ở Peru, những người còn giữ những truyền thống y hệt những người
Incas xưa. Nền văn minh Andes hiện ra như một sự tiến hoá từ cấp thứ ba
lên cấp thứ tư của ý thức, diễn ra vào thời đại chúng ta.
Giờ đây, những trùng hợp diễn ra một cảch thường xuyên hơn với những
ai đã nhận thức hoặc đang tìm hiểu ý nghĩa cảc mặc khải. Chuỗi mười mặc
khải và những nguyên lý của chúng không thuộc lĩnh vực lý thuyết. Khi bạn
đã nhận thức những ý tưởng đó và tin tưởng vào tiến trình đang triển khai
trong đời bạn, thì có một điều lạ lùng xảy ra. Và những nguyên lý đó thực sự
tảc động vào đời bạn. Ở đây, mục tiêu của tôi là chỉ cho bạn điều mà bạn
phải tìm kiếm. Tôi muốn khuyến khích bạn đón nhận hành trình bí ẩn đó và
để nó tảc động trong bạn.
Một mảnh khác của trò chơi ghép hình
Nhiều người trong chúng ta không có một ý tưởng rõ ràng về điều mà
mình muốn làm. Ngoài ra, công việc của chúng ta có vẻ khá xa cách hoạt
động mang nhiều ý nghĩa mới chúng ta rất cần có, chúng ta cảm thấy mất
phương hướng và ngần ngại chọn con đường. Nhiều người trong chúng ta tin rằng chẳng có gì xảy ra một cách tình cờ.
Cũng vậy, chúng ta có thể có cảm tưởng rằng mình không hiểu những sự
đồng bộ đã xảy đến với chúng ta, hoặc không biết làm cảch nào để tiếp tục
tạo ra chúng. Đó cũng chính là tâm trạng của nhân vật chính trong Mặc Khải
Thứ Mười, khi nhân vật này bắt đầu đi tìm Charlène. Chẳng mấy chốc anh
ta biết còn một mảnh nữa của trò chơi ghép hình đó là mặc khải thứ mười,
và điều đó giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc chín mặc khải kia trong trường
hạn.
Những cái bẫy – tâm trạng mệt mỏi rã rời
Thế giới đang thay đổi với một tốc độ không thể tưởng tượng được.
Những thay đổi mới trước kia phải cần đến hàng ngàn năm, thì giờ đây chỉ
trong vài thập niên, thậm chí ít hơn. Sự tăng tốc, đang diễn ra ở mọi mức
độ, trong mọi nền văn hoả và mọi lĩnh vực kiến thức, gây ra những xáo trộn
lớn lao, những đổi mới, những triệu chứng và những phản ứng. Trong khi
một số hệ thống sụp đổ và số khác phát triển tốt, chúng ta có những phản
ứng khác nhau, từ hào hứng và phấn khích đến sợ hãi và tuyệt vọng. Chúng
ta muốn hành động nhưng thường là chúng ta không làm gì cả. Nhịp độ của
những sự kiện càng dồn dập, thì chúng ta càng cố gắng để thích nghi.
Chúng ta nghĩ rằng mình sẽ không thể tiến theo, hoặc là tương lai đã tuột
khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Bị nhấn chìm bởi những nhịp độ của thời
đại, bởi những trách nhiệm xã hội và những trách nhiệm khác, chúng ta chỉ
còn hi vọng rằng ‘ai đó’ sẽ làm một điều gì đó. Một số những ràng buộc –
chẳng hạn như thời gian, những khó khăn tài chính, hoặc hoàn cảnh gia
đình – đôi khi được chúng ta nêu lên để biện minh cho sự tiêu cực của
mình. Sự tuyệt vọng – một cảm giác bất lực trước khó khăn của công việc phải thực hiện – thường làm chúng ta tê liệt.
Sự phân cực tư tưởng – chọn dậm chân tại chỗ hay chọn cởi mở để
đón nhận?
Với những gì đã xãy đến với bạn trong tuần này, bạn có thể có một quan
niệm bi quan hoặc lạc quan về tương lai. Trong trường hợp thứ nhất, bạn sẽ
nghĩ rằng thế giới đang sụp để một cách nhanh chóng. Chúng ta đang lâm
nguy về mặt kinh tế, chính trị, môi sinh, và trong tương lai gần, chúng ta
không có hy vọng nào để có một con đường tốt đẹp hơn.
Trong trường hợp thứ hai, bạn sẽ nói rằng thế giới đang trong bước
chuyển tiếp, nhưng nhân loại, nếu tiến theo sự hướng dẫn của lương tri và
trực cảm, thì có nhiều cơ may để tìm thấy những giải pháp mới cho những
vấn đề có vẻ như không thể giải quyết. Về mặt cá nhân, chúng ta có thể dao
động giữa hai quan niệm về tương lai của thế giới. Có ngày, chúng ta cảm
thấy lạc lõng, do dự, sợ hãi, và chúng ta không hy vọng có thể tảc động vào
bất cứ tình huống nào không kiểm soảt được. Rồi hôm sau, hy vọng của ta
lại đột ngột hồi sinh: ta cảm thấy hứng khởi, táo bạo, hào phóng, đầy trắc ẩn
và mãnh liệt mong muốn tiến theo con đường tâm linh. Những tâm trạng và
những trạng thái sinh lực mâu thuẫn đó thường xuất phát từ những dao
động của tinh thần tập thể, trong khi diễn ra bước chuyển tiếp để tiến đến
một thế giới quan mới.
Sự phân cực giữa lạc quan và bi quan đặt chúng ta ở một ngã tư đường –
nhân loại đã đi đến một điểm mà nó phải chọn lựa. Chọn lựa là sử dụng một
sức mạnh.
Một chọn lựa dựa trên nỗi sợ hãi hoặc trên tình thương yêu Đôi khi chúng ta phải ngã quị trước khi đứng dậy. Và vì sự ngã quị đó làm
ta sợ, nên đôi khi nỗi sợ che mờ tầm nhìn của chúng ta. Chúng ta tìm thấy
đủ lý do để giải thích rằng xã hội chúng ta trở nên không thể kiểm soát và
đang suy đồi một cách nhanh chóng, nhằm thuyết phục mình về quan điểm
đó và bảo vệ nó. Như thế, sợ hãi trở thành một cơ chế ngăn chặn (hay biện
minh để chẳng hành động). Nếu có thể hiện ra ý nghĩa của tiến trình ngầm
ẩn của hoàn cảnh hiện nay, thì có thể chúng ta sẽ bớt lo sợ và tìm thấy lại
tầm nhìn trong sáng, không bị hoen ố: Tầm Nhìn Khai Sinh của chúng ta.
Theo nhà xã hội học Paul H. Ray: “Sai lầm lớn nhất của chúng ta hẳn là
xem trọng tính bi quan hiện nay và đầu hàng trước nỗi sợ hãi và sự hoài
nghi yếm thế đang tràn ngập cảc phương tiện thông tin đại chúng. Như thế,
chúng ta sẽ đi đến một kết luận thực sự bi đảt: ‘Chẳng những hoàn cảnh
không ngưng tệ hại thêm, mà ta hoàn toàn chẳng thể cứu chữa”’. (2)
Mặc khải thứ mười nhấn mạnh một điểm quan trọng: nếu tư tưởng tạo ra
thực tại, vậy thì chúng ta phải không ngưng hướng tâm trí vào kết quả tích
cực mới chúng ta mong ước.
Những tin tốt lành
Chúng ta không đơn độc. Theo một cuộc điều tra xã hội học do Paul
H.Ray thực hiện thì có hàng triệu người có một ‘cảch nhìn sảng tạo về văn
hoả’ và họ chia sẽ những giá trị, những điều được ưa chuộng, những gì sẽ
góp phần hình thành một thế giới quan mới. Vào thời điểm khảo sát, Ray
nhận ra ba trào lưu chính tại Hoa Kỳ (3):
Những người theo chủ nghĩa truyền thông, gồm 29% dân số. Họ là những
người thích quay về với lối sống thuở trước, khi người dân còn tuân giữ
những điều răn của tôn giáo.
Những người theo xu hướng tân thời, gồm 47% dân số chịu ảnh hưởng bởi ‘những sinh hoạt thành thị’. Trong số họ, những người bảo thủ nhất có
khuynh hướng lý tưởng hoá lối sống xưa cũ, trong khi những người cấp
tiến hoặc ôn hoà thì có khuynh hướng cởi mở hơn với những tư tưởng
mới’. (4)
Những người có cách nhìn sáng tạo về văn hoả, gồm 24% dân số. Nghiên
cứu của Ray cho thấy chỉ khoảng 10,6% dân số, thực sự quan tâm đến đời
sống tâm linh. Số người còn lại, nghĩa là 13% tổng dân số, phần lớn thuộc
giai cấp trung lưu, quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội và môi trường từ
một quan điểm cụ thể, nhưng nói chung ít quan tâm hơn đến sự phát triển
cá nhân và tâm linh của họ.
Những dữ liệu dựa vào kinh nghiệm do những nghiên cứu của Ray cung
cấp cũng như những phân tích của các nhà bình luận khác về sự biến đổi
của ý thức, chỉ ra rằng càng lúc càng có nhiều người muốn nhìn thấy sự hợp
nhất của cái cá nhân, cái tâm linh với cái thuộc về xã hội. Một cuộc thăm dò
năm 1995 của Maclean.CBS cho thấy 82% người dân Canada quan tâm ‘ít
nhiều đến những gì thuộc đời sống tâm linh’. Gần phân nửa những người
được hỏi đã trả lời rằng từ vài năm gần đây ‘những gì thuộc đời sống tâm
linh chiếm một chỗ lớn trong đời sống của họ’. Người ta đọc những sách
nói về các truyền thống tâm linh của các dân tộc ít người và những sách bí
truyền, hình thành những nhóm nghiên cứu và thực hành các nghi lễ cổ
xưa. Sự huyền bí của đời sống gởi đến cho chúng ta những tín hiệu. Càng
lúc chúng ta càng nhận ra rằng những cái ngỡ là ngẫu nhiên đã có một ý
nghĩa sâu xa và thúc đẩy chúng ta tiến lên một bước nhất định.
Sự hiệp lực
Các kinh sách và những lời giảng dạy cung cấp những điểm tựa quan
trọng. Nhưng những trải nghiệm trực tiếp có tính thuyết phục hơn nhiều Bằng cảch nào năng lượng sống thâm nhập vào chúng ta? Những cuộc đấu
tranh xã hội mà chúng ta tham gia có nói lên một nhu cầu phát triển cá
nhân? Một khi bạn đã nắm vững những mặc khải thứ bảy, thứ tám và thứ
chín, thì do trực cảm, bạn sẽ theo đúng đường lối.
Một số người trong chúng ta đã có những tiếp cận với chiều kích tâm linh
– ngay cả khi chúng ta không thường nói đến điều đó. Chúng ta biết nhận ra
những thần cảm và những trực giác trong cuộc sống đời thường đang giúp
chúng ta tiến lên.
Mỗi cá nhân là một điểm ngang qua của dòng tiến hoá
Chúng ta là sự thể hiện tinh thần của quá trình tiến hoá. Nhiều người
trong chúng ta quên rằng mình đã được sinh ra cùng với những ước mơ.
Khi đang trải qua một giai đoạn khó khăn, và hình như chẳng có gì xảy ra,
thì việc nhớ lại những thời kỳ trì trệ là cần thiết cho chúng ta hoà nhập,
phân tích và làm tinh tế hơn cảch nhìn của mình.
Mặc khải thứ mười bắt đầu bằng gợi ý chúng ta phải sử dụng khả năng
quản tưởng để củng cố niềm tin của chúng ta theo hướng vũ trụ. Nhưng
chúng ta phải quản tưởng điều gì? Năng lượng sống càng trôi chảy qua
chúng ta thì chúng ta càng bị thu hút bởi những con người và những hoàn
cảnh khác nhau. Vậy, làm thế nào để theo đúng đường? Các trực cảm ngang
qua tâm trí chúng ta một cách ngắn ngủi. Chúng ta sẽ làm gì với những điều
nhận được?
Hãy quan sát những dấu chỉ mới vũ trụ truyền đạt cho ta. Nếu ta cứ nói:
‘Tôi là kẻ thất bại’, ‘Đời tôi quả là chán ngắt’, thì ta không hỗ trợ gì cho vũ
trụ. Những niềm tin là câu chuyện ta kể ra trong thâm tâm, và câu chuyện
đó lần lượt triển khai theo từng ngày của đời sống Câu chuyện nào?
Trừ khi bạn tự kết nối bằng cách tìm một ý nghĩa cho cuộc sống hàng
ngày, còn không việc gìn giữ Thế Giới Quan sẽ trở thành một ý nghĩa trừu
tượng, Nếu chú tâm vào cảc phương tiện thông tin đại chúng, thì chúng ta
có nguy cơ không biết đến những thông điệp tâm linh. Hãy có thói quen tìm
kiếm sự khơi mở rộng lớn hơn, cảch nhìn toàn diện hơn, ở tầm vĩ mô. Vấn
đề là gì? Bức tranh tổng thể là thế nào? Để tìm thấy một ý nghĩa cho những
công việc hàng ngày, ta phải thiết lập một liên quan giữa đời sống thông
thường với đời sống ẩn khuất, có tính biểu tượng và tâm linh.
Thông thường thì nhờ vào một câu chuyện nào đó mới chúng ta sẽ tìm
thấy vị trí của mình trên trần gian. Dẫu câu chuyện đó là cổ tích, thần thoại,
hay chuyện đời thường, chúng cũng soi tỏ những nguyên tắc tâm linh
hướng dẫn nhân loại tiến hoá. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích bạn đạt đến
điều đó bằng cảch đọc những câu chuyện được tập hợp trong sách này
trong khi nêu lên những câu hỏi về ý hướng của chúng và để ý đến những
cảm nhận của bạn. Những câu chuyện sẽ đảnh thức ký ức của bạn về ý
nghĩa đích thực của sự hiện diện của bạn trên trần gian. Trong trường hợp
đó, chúng ta không còn bị tê liệt – chúng ta có thể thấy trước những chọn
lựa, đảm nhận những trách nhiệm, và góp phần làm thay đổi các sự kiện.
Bạn là người phải viết ra cuộc hành trình của mình, câu chuyện đời bạn.
Khi thực hiện điều đó, thì bạn cùng đang viết một phần của lịch sử thế giới.
Sợ hãi xuất phát từ sự bất lực và tình cảm bị cách ly
Chúng ta thường xem sự ngẫu nhiên tình cờ như , một sức mạnh ngoại
giới điều khiển những biến cố của đời sống. Chúng ta cho rằng mình bị điều
kiện hoá bởi những yếu tố bên ngoài, và do thiếu một tầm nhìn tổng quát, chúng ta cảm thấy bất lực và có một tình cảm bị cách ly. Do muốn cảm thấy
mình một lần-nữa là người làm chủ hoàn cảnh nên, hoặc ta không biết vấn
đề và phủ nhận sự hiện diện của nó, hoặc ta cho rằng có thể -ngăn chặn tai
hoạ bằng cách bảo vệ những quan điểm ‘đúng’. Để đơn giản hoá những tình
huống có vẻ hỗn độn, ta chọn một thải độ phân cực.
Để chế ngự nỗi sợ hãi của chính mình, chúng ta tạo ra kẻ thù và cáo buộc
nó đủ mọi điều xấu xa. Những ai có lối tư duy đó tin rằng thế giới này là một
chiến trường, đời sống là một sự vật mà ta có thể điều khiển, kiểm soát và
chiếm đoạt, họ nghĩ rằng, nếu không tranh đấu để đạt được một điều gì đó,
thì người khác sẽ chiếm lấy những gì mà ta xứng đảng để có. Nếu bạn phần
nào có tâm trạng đó, thì hãy dành ra một chiều cuối tuần để trò chuyện với
những người mà bạn không thường gặp. Hãy lắng nghe mỗi người bày tỏ
quan niệm sống của họ.
Trong một nghiên cứu về lịch sử châu Âu, nhà xã hội học Fred Polak
đã cho thấy rằng, nếu một nền văn hoá bảo vệ một cách nhìn bi quan
về tương lai, thì sự bi quan đó sẽ trở thành hiện thực. Những dự
đoán hiện nay về sự suy tàn của văn minh không cần phải chính xác để
được xác nhận. Những động thái mang tính bệnh lý mà những dự
đoán đó tạo ra cũng đủ gây nên một tình huống như thế. Đó là một
căn bệnh thuộc niềm tin. Và điều ngược lại cũng có thật. Khi một nền
văn hoá bảo vệ những hình ảnh tích cực về tương lai, thì tuy những
hình ảnh đó có thể sai lạc, nhưng sự việc của nhiều người tập trung
vào những cơ hội mới và có quyết tâm để xây dựng một xã hội xứng
đáng cũng đủ để kiến tạo một lối sống có thế chấp nhận, nếu không
nói là lối sống tốt hơn cả (Paul H. Ray, The Rise of Integral Culture). Khi các con của chúng ta khôn lớn, chúng ta phải dạy cho chúng biết thế
nào là trực giác – chỉ cho chúng biết rằng ở nội tâm chúng ta có những di
sản mà chúng ta có thể trông cậy đế đưa ra những quyết định. Khả năng
kiểm soát những ham muốn thôi thúc là nền tảng của ý chí và tính cách.
Cũng vậy, nền tảng của lòng vị tha là sự cảm thông, khả năng đoản được
những tình cảm của người khác. Ta không thể quan tâm đến tha nhân nếu
vô cảm trước những ước vọng hoặc thất vọng của họ. Hai đức tính của thời
đại chúng ta cần có hơn cả là làm chủ chính mình và lòng trắc ẩn (5). Trong
những thập niên sắp đến, lòng trắc ẩn, sự kiềm chế những ham muốn thôi
thúc, sự nhạy cảm và sự kết nối của tâm linh sẽ là những điều quan trọng
hơn cả những tiến bộ công nghệ mới chúng ta đã đạt được. Không có những
đức tính đó, chúng ta sẽ là nô lệ của các công nghệ mà chúng ta phát minh.
THẾ GIỚI QUAN
Có thể bạn cảm thấy đồng điệu với những gì đã đọc trong Lời Tiên Tri
Núi Andes, và Mặc Khải Thứ Mười. Quả thật, quan niệm mới về thế giới
chứa đựng nhiều điềm chung với điều mà triết gia Aldous Husley gọi là
‘minh triết trường cửu’ Từ khoảng năm ngàn năm nay, một số chân lý cơ
bản xuất phát từ các triết lý phương Đông và phương Tây vẫn tiếp tục soi
sảng con đường.
Được xây dựng trên những nguyên tắc chủ yếu đó, Thế Giới Quan nằm
ngay bên trong chúng ta. Những tín ngưỡng ở các nền văn hoả là những
cách giải thích về Thế Giới Quan. Viễn tượng sẽ trở thành thực tế, tuỳ theo
cách mà chúng ta chọn để sống. Đó không phải là một mục tiêu ngoại giới
để ta đạt đến trong tương lai, nhưng là một sức mạnh xảc định chúng ta, và
cho chúng ta một ý nghĩa, một sức mạnh có thực đối với chúng ta qua những giá trị mà chúng ta cảm nhận ở bên trong chính mình. Thế Giới
Quan không phải là một quy tắc, cũng chẳng phải là một động thái, hay một
cách thức nhằm vươn đến mục tiêu đã định, nhằm đạt được những kết quả
rõ ràng. Thế Giới Quan là một quá trình phát sinh sự chung sống hoà bình,
sự quân bình và độ lượng, và quả trình đó tôn trọng những khác biệt giữa
các chủng loài, các dân tộc, cảc văn hoả, ngôn ngữ, tôn giáo và triết học.
Sau đây là những điểm chính của minh triết trường cửu đã định hình, và
tiếp tục định hình, con đường tiến hoá chúng ta.
1. Ý thức giữ một vai trò quyết định
Trường năng lượng mới chúng ta đang sống trong đó và nhờ vào đó mới
chúng ta sáng tạo, đó là ý thức. Trường năng lượng đồng thời là cải được
tạo ra và cái không ai tạo ra (tự nhiên đã có), hay như Deepak Chopra gọi nó
là trường của tiềm năng thuần tuý. Những thải độ của bạn hình thành Thế
Giới Quan. Hãy mường tượng bạn là một giọt nước trong một xô nước –
một cái xô rất lớn. Càng tiến vào bên trong chính bạn nhằm kết nối với
những trực giác (với mục tiêu tâm linh) thì những ý tưởng của bạn càng
chuyển động hướng ra bên ngoài. Con người của bạn gây ra một quá trình
của những biến đổi. Khi một khối lượng tới hạn (để gây ra phản ứng dây
chuyền) của ý thức con người đạt đến tầm nhìn toàn thể hay Thế Giới Quan
tổng quát, thì cách nhìn sẽ diễn ra một cách tự nhiên.
2. Chúng ta đang chìm đắm trong một trường năng lượng
Chúng ta được tạo ra từ năng lượng sáng tạo thần thánh. Thế giới vật
chất xuất hiện đột ngột từ đại dương năng lượng đó nhờ vào những ý
tưởng và những niềm tin. Theo dòng lịch sử, cảc chân sư đã dạy rằng chúng ta và mọi hình thái sự sống đều phụ thuộc lẫn nhau, ; và mọi hình thái sự
sống đều có một vai trò quan trọng trong khi thế giới vận hành.
Tôi tin tưởng sâu sắc rằng tất cả chúng ta phải tìm thấy một tính tâm linh
mới. Khái niệm đó phải được xây dựng song song với các tôn giáo, hầu mọi
thiện ý có thể gia nhập. Chúng ta cần có một khái niệm mới, một tính tâm
linh thuộc đời thường. Chúng ta phải kích thích sự phát triển của khái niệm
đó, với sự hỗ trợ của khoa học. Điều đó có thể đưa chúng ta đến thiết lập
điều mới chúng ta đang tìm kiếm – một nền đạo đức thế tục. (Đức DalaiLama qua phỏng vấn của Claude Carriere trong La Force du Bouddhisme.)
3. Vũ trụ có một mục tiêu
Hầu như không khi nào một sự kiện xảy ra do tình cờ. Một phụ nữ tự hỏi
liệu mình có nên tiếp tục viết lảch hay không, đã kể lại một bước ngoặt cơ
bản trong đời mình, mới theo bà đã được gợi lên bởi sức mạnh thiêng liêng,
sau khi bà đọc cuốn sách của Ray Bradbury. Bà kể lại: Điều đó khiến tôi hết
sức xúc động, đến nỗi tôi phải viết thư cho Bradbury để cảm ơn ông, vì cuốn
sách của ông đã gợi ý và khuyến khích tôi viết. Một thời gian ngắn sau khi
tôi gởi thư cho Bradbury, nhà sảch của địa phương tổ chức một buổi giới
thiệu tác giả và tác phẩm, và loan báo sẽ bốc thăm để chọn tên năm khảch
hàng được mời ăn tối với tác giả Bradbury sau đó. Khi nghe tin đó, tôi lập
tức biết mình sẽ là một trong năm người được chọn. Vào ngày đã định, tên
tôi xuất hiện trong lả thăm -cuối cùng. Giờ đây, tôi biết mình phải tiếp tục
viết. Vũ trụ có một cách thức tuyệt vời để lo cho ta, nếu ta tạo cơ hội cho vũ
trụ làm điều đó(6)
4. Tình yêu là dạng nặng lượng cao cấp nhất
Đối với minh triết trường cửu thì con người hiện diện trên trần gian là
nhằm vươn lên về mặt tâm linh trong khi gia tăng khả năng yêu thương.
Một phụ nữ giải thích: Tôi biết phải quan tâm đến những trường hợp đang
diễn ra trong đời tôi và lắng nghe những ý tưởng đang trôi nổi qua tâm trí
khi tôi tỉnh thức cũng như trong những giấc mơ. Tôi biết trân trọng những
tương tảc giữa con người, ngay cả những tương tảc có vẻ không đảng kể
(7).
Tình yêu thương đó không phải là một tình cảm hời hợt thêm thắt vào
thực tế mà nó xuất phát từ trạng thái ý thức của một cả nhân khi được kết
nối với năng lượng vũ trụ.
5. Chúng ta sẽ sống nhiều kiếp sống đầy ắp tình yêu thương
Ý niệm về sự tái sinh, về khả năng sống nhiều kiếp sống và, cuối cùng,
khám phá toàn bộ tiềm năng con người, là một phần của minh triết trường
cửu. Đúng là, cuộc đời ngắn ngủi. Đúng là, chúng ta phải sống một cảch đầy
đủ cuộc sống hiện tại của chúng ta. Chúng ta phải phát triển một số khuynh
hướng và một số thiên tư, để đạt đến những mục tiêu mới. Một khi nhận ra
mục tiêu của đời sống hiện tại, thì bạn sẽ thanh thản rời khỏi thế giới này.
Và bạn sẽ có dịp, bằng một cách khác, tiếp tục cuộc sống hiện tại này trong
kiếp sau.
Vài ngày sau đó, các đạo sư yêu cầu tôi quán niệm về linh hồn con
người và vị trí của nó ở ‘cõi bên kia’. Họ nhấn mạnh đến tầm quan
trọng của quán niệm này, vốn sẽ làm vơi đi sự phiền não của giai đoạn
‘ngã ba đường’ mà chúng ta gọi là cái chết và giúp ta tiến nhanh vào bình diện cao hơn. Các đạo sư nói: ‘Càng nhanh chóng cải biến những
linh hồn thuộc thế gian thành những linh hồn đẹp đẽ, rạng rỡ, thì ta
càng nhanh chóng tiến đến sự hợp nhất với cái toàn thể. Vào lúc này,
bạn có thể không hiểu rõ điều đó, nhưng khi bạn càng đi sâu trong
thiền định, thì bạn sẽ vượt qua một loạt trải nghiệm sẽ làm bạn đổi
khác, và cho bạn thấy mục tiêu (Ruth Montgomery, A Search for
Truth).
6. Lựa chọn tạo ra hệ quả – Luật Nhân quả hay Nghiệp
Trong thơ ấu, chúng ta được dạy không nên đưa tay vào ngọn lửa – đó là
một minh hoạ đơn giản về luật nhân quả. Cũng theo luật đó, nếu những
hành động của ta có những hệ quả trực tiếp trong đời sống hàng ngày, thì
những hành động mới ta đã làm trong những kiếp trước cũng có thể có
những hệ quả trong những kiếp sau. Nghiệp báo là quy luật tự nhiên của vũ
trụ. Như ngạn ngữ dân gian nói: ‘Gieo gió thì gặt bão’, và ‘ Đừng mong nhận
hơn cải bạn đã cho’.
7 . Những chiều kích khác là thực tế
Chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta đang bị tách rời – và có thể được
hợp nhất – với cội nguồn mà chúng ta gọi là Thượng Đế. Thế Giới Quan
xưa cũ xem sự tồn tại vật chất như là ‘thực tại’ duy nhất, chỉ vì nó hiện diện
trước mắt chúng ta mỗi ngày.
Đối với giảo sư Markides thì có những mức độ hiện hữu khác. Một giả
thuyết như thế là cơ bản để hiểu biết về vũ trụ. Trong Riding with the Lion,
Markides khẳng định: ‘Gồm những tầng lớp liên tiếp, tuân theo những thứ
bậc quyết định cảc tương quan của chúng, những thế giới khác thâm nhập vào thế giới chúng ta, những thế giới khác hoà lẫn vào thế giới chúng ta
Những tầng lớp khảc nhau đó không chỉ có trong giới tự nhiên, khách quan,
mà còn là thành phần của cấu trúc tâm thức con người (8)
8. Tính cặp đôi
Trong chiều kích tâm linh, không có tính nhị nguyên. Chỉ có một cội
nguồn. Không hề có cội nguồn thứ hai, với sức mạnh tương đương, mới từ
đó phảt sinh cải thiện và cái ác. Tuy nhiên, trong chiều kích thế gian, chúng
ta là những tù nhân của tính nhị nguyên – những cặp đối lập như thiện và
ác, ánh sáng và bóng tối, cái mới và cải cũ. Khi đến trần gian, chúng ta bị
tách rời khỏi cội nguồn duy nhất. Mục tiêu của chúng ta là nhớ lại cội nguồn
đó và nối kết với nó.
Minh triết trường cửu nhắc nhở chúng ta rằng, dẫu chúng ta là những cá
nhân có tính nhị nguyên, nhưng chúng ta thuộc về một chủng loài duy nhất.
Thân xác chúng ta sống và chết sau một thời gian, nhưng ý thức của chúng
ta thì vĩnh hằng. Sống trên trần gian buột chúng ta phải đương đầu với trở
lực và thực hiện những chọn lựa. Đời sống buộc chúng ta phải chọn lựa,
phải bày tỏ, và chuyển động trong tính nhị nguyên. Những lựa chọn của cá
nhân càng đối kháng với tình yêu thương, trắc ẩn và vị tha, thì cái ác càng
gia tăng.
TOÀN CẢNH VỂ MẶC KHẢI THỨ MƯỜI
Tựa như minh triết trường cửu, mặc khải thứ mười là cải khung đảm bảo
sự thực hiện mọi mặc khải khác.
NHỮNG Ý TƯỞNG CHÍNH CỦA CHÍN MẶC KHẢI TỪ LỜI TIÊN TRI NÚI ANDES
Cách nhìn thế giới của chúng ta đang bị thay đổi với một tốc
độ chóng mặt.
Chúng ta sẽ phát hiện rằng mục tiêu của đời mình là sự phát
triển tâm linh qua hành động yêu thương, chứ không phải là
sự sống còn trong thế giới vật chất. Cách thức duy nhất đế tiến
bước, một cách riêng biệt, và một cách tập thể, là mở rộng
chính mình để đón nhận toàn bộ chiều kích mà ta đang tồn tại,
biết tuân theo những chỉ dấu trực giác, và giúp đỡ tha nhân,
thay vì chỉ bảo vệ những quyền lợi của mình.
Chúng ta đang giao cảm với chiều kích tâm linh nhờ sự hiểu
biết trực giác, nhờ vào những trùng hợp, những sự kiện siêu
nhiên, và những phép lạ.
Hầu hết chúng ta đã chọn hiện diện tại đây, trên trái đất này,
và chọn những tình huống có thể củng cố tính cách của mình,
và góp phẩn gìn giữ Thế Giới Quan.
Chúng ta có thể học cách để không phung phí sinh lực của
mình thay vì lao vào những cuộc tranh giành quyền lực vô bổ.
NHŨNG Ý TƯỞNG CHÍNH CỦA MẶC KHẢI THỨ MƯỜI
Trong chiều kích tâm linh, có những mức độ ý thức tồn tại ở bên
kia ý thức của chúng ta.
Chúng ta có một Tầm Nhìn Khai Sinh khi chào đời.
Một cách tập thể, chúng ta nhận thức về Thế Giới Quan được
nắm giữ bởi những nhóm linh hồn của chúng ta.
Chúng ta biết mình đang nhận những định hướng xuất phát từ
tâm linh.
Chúng ta được kết nối một cách sâu sắc với bạn bè, với gia đình,
và với mọi người mà chúng ta gặp trên những bước ngoặt của
đời sống.
Chúng ta đang cố gắng để làm cho chiều kích thể lý mang tính
tâm linh hơn.
Cùng nhau, chúng ta nhớ rằng Thế Giới Quan là điều đã được
thiết lập trên minh triết trường cửu.
Chúng ta học cách gìn giữ trực giác và tin rằng nó sẽ đưa chúng
ta tiến bước trên con dường của mình.
Điều mà chúng ta đang ao ước tồn tại trong tâm trí, và sẽ trở
thành hiện thực khi chúng ta kiên trì giữ vững ý định.
Sau khi chết, chúng ta rời khỏi thân xác và thấy lại từng đoạn
của đời mình. Một cách sáng suốt, chúng ta cảm nhận mình có
thể trao cho tha nhân biết bao yêu thương trong mỗi lần gặp gỡ.
Mục tiêu cuối cùng của nhân loại là hợp nhất những chiều kích
vật chất với những chiều kích tâm linh.
Trường dạy minh triết
Hãy tưởng tượng rằng mặc khải thứ mười là một phần trong chương
trình của một trường dạy minh triết, mà những môn học hoàn toàn tuỳ
thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Ngay cả nếu bạn đã biết hầu hết các chủ đề, thì việc đọc những câu chuyện liên quan đến những con người bình thường
có thể giúp bạn nhớ đến điều mà bạn đã biết qua trực giác. Mục tiêu của
chúng tôi chỉ là kích thích sự hiểu biết ở bên trong con người bạn.
Cưỡng lại sự thay đổi là chuyện thông thường. Một số người
thường xuyên dao dộng giữa hai tâm trạng: khi thì họ tin tưởng vào
tiến trình, khi thì họ hoài nghi chính họ và nghi ngờ tính tâm linh. Họ
thụt lùi trong khi muốn rằng sẽ làm chủ những hoàn cảnh và bám víu
vào điều quen thuộc, ngay cả khi điều đó không vận hành một cách tốt
đẹp. Một số người tự hỏi: Tôi biết mình có một định mệnh tâm linh,
nhưng tôi có thể đạt được gì hôm nay.
Với bán cầu trái của bộ não, chúng tôi sẽ trình bày một nguyên tắc trong
những nét đại cương. Với bán cầu phải, chúng tôi sẽ kể những giai thoại.
Sau đây là sáu môn được giảng dạy:
1. Những kiếp trước;
2. Những nhóm linh hồn (gìn giữ các ký ức trong kiếp trước và gửi sinh
lực đến cho chúng ta);
3. Những Tầm Nhìn Khai Sinh;
4. Xem xét lại kiếp sau (giúp đảnh giả chúng ta đã thành công đến mức
nào trong hồi ức về Tầm Nhìn Khai Sinh của mình và thể hiện nó trên
trần gian);
5. Thế Giới Quan, mà mục tiêu là hợp nhất các lĩnh vực tâm linh và thể lý
nhờ vào ý thức của hai chiều kích;
6. Câu chuyện của những người đã giữ vai trò tiên phong.
‘‘Ẩn dụ được trình bày trong mặc khải thứ mười về cảch ‘một mình khám
phả thung lũng’ gợi ý rằng mỗi người chúng ta phải đi vào bên trong chính mình và lắng nghe những trực giác và những thông điệp đúng đắn được gửi
đến chúng ta qua tha nhân. Nhưng chúng ta cũng phải nhớ rằng việc tìm
kiếm vị trí của mình là một quá trình liên tục, Trong hành trình của đời
sống, bạn liên tục phản ứng trước hoàn cảnh sắp tới, trong đó bạn sẽ nhận
thấy ở trở ngại trước mắt rằng bạn phải vượt qua. Không hề có điểm dừng
mà ở đó bạn có thế nói: ‘Được rồi!’. Trong khi chọn đời sống thay vì nỗi sợ
hãi, bạn đang thực hiện một trong những giai đoạn của đời sống cá nhân.
Như chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau, chúng ta phải thoát khỏi sự lệ
thuộc đối với những chấn thương tâm hồn và những thất bại đã qua. Bằng
cách trụ trong phút giây hiện tại, chúng ta tiến lên khi hỏi những chỉ dẫn về
giai đoạn kế tiếp để vươn tới và về công việc sắp tới để thực hiện. Chúng ta
chú tâm đến ý định của mình và để cho vũ trụ mở ra con đường.
Cuộc hành trình chỉ tiến triển khi tất cả chúng ta cùng lo về mục
tiêu chung, sự hoàn thiện của thần cảm. Vì thế, nếu mỗi người muốn
tiến một cách nhanh chóng, họ phải chăm lo cho những đồng môn của
mình (những người có cùng lợi ích) có đủ mọi công cụ cần thiết để có
thể tiến bước một cách riêng biệt. (Ruth Montgomery, A World
Beyond.)
Lẽ sống của bạn là gì?
Theo Peter Drucker, một bậc thầy trong lĩnh vực kinh doanh, thì bước
đầu tiên trên con đường tiến đến thành công là phải tự hỏi: ‘Lẽ sống của tôi
là gì?’ hay: ‘Tôi đang thực sự làm gì trên trần gian này?’. Nếu không thể trả
lời câu hỏi đó, thì có thể bạn sẽ bỏ ra 90% thời gian để làm những việc
không ăn nhập gì với những mục tiêu thuộc về sự sinh tồn của bạn. Là một nơi cung cấp thông tin
Có một người đang làm trong ngành thương mại điện tử chuyên bán
những sách giáo dục tâm linh, đã nói với chúng tôi: Tôi chẳng khác gì một
quầy cung cấp thông tin. Tôi muốn có một đóng góp hữu ích, giúp cho ai đó
trên con đường đời của họ. Tôi cảm thấy mình như một tác nhân, và tôi biết
tôi đang chu toàn vai trò đó trong những công việc khảc nhau mới tôi đang
trải qua. Tôi có sự cảm thông và khả năng nhìn cảc vấn đề trong một quan
điểm rộng hơn, và sở dĩ được như thế là vì tôi đã trải qua những năm thảng
thăng trầm. Trước kia, tôi rất khó bị thuyết phục bởi những thông tin mới,
nhưng giờ đây tôi cảm thấy rất vui khi nói với ai đó: ‘Này bạn, đây là một
cuốn sách mà bạn sẽ ưa thích’. Sau đó, tôi để cho các sự việc tự diễn ra. Tôi
biết mình chỉ là trung gian. Những khách hàng của tôi sẽ làm điều họ muốn.
Trong khi xảc định ‘Lẽ sống của chúng ta là gì?’, chúng ta có thể đặt mình
vào những công việc của Thượng Đế, khi Ngài cần một quầy cung cấp thông
tin, Ngài biết sẽ hỏi ai.
Gìn giữ điều đáng phải gìn giữ
Là giảm đốc của một quỹ bảo tồn văn hoả, người phụ nữ đó thích du lịch
và chụp ảnh những lễ hội dân gian. Bà nói với chúng tôi: ‘Tôi cho rằng
nhiệm vụ của mình là giúp những gì quan trọng không bị mất mát. Tôi thực
hiện điều đó bằng những bức ảnh. Đó hình như là một khuynh hướng nổi
trội trong bản tính của tôi”.
Chỉ huy những dàn nhạc
Một quản trị viên dồng thời là thành viên của hội đồng quản trị một
trường học, cho chúng tôi biết: ‘Công việc của tôi tựa như chỉ huy dàn nhạc.
Sở dĩ tôi có thể làm nhiều công việc khác nhau là vì tôi có thể phối hợp nỗ
lực của những người khảc nhau hướng về cùng một mục đích.
Tạo ra cho tha nhân những khoảng thời gian đặc biệt
Một công nhân lái máy xúc, và là một vũ công tuyệt vời, đã cho chúng tôi
một ví dụ tốt đẹp về sự quân bình giữa công việc và vui chơi. Nhiều lần mỗi
tuần, anh nhảy điệu salsa, và cảc đồng nghiệp xem anh là một người lạc
quan, có tâm hồn thanh thản, hào phóng và hài hước. Chúng tôi đã gặp anh
cùng cô bạn gái của anh, và cô này nói: ‘Lẽ sống của anh ấy là tạo ra những
khoảng thời gian đặc biệt cho những người khảc!’
RÈN LUYỆN CÁ NHÂN
Buổi sáng, khi bạn phải có một quyết định, hoặc tham gia vào một tương
tảc đặc biệt quan trọng, hãy ghi ý định của bạn lên một tờ giấy nhỏ. Hãy an
trú một lúc bên trong chính bạn.
Giai đoạn một: Làm sáng tỏ hình ảnh
Chặn đứng ngoại giới. Hãy dành ra một lúc làm dịu tinh thần. Hãy
nhắm mắt và lặng lẽ nhập vào bên trong con người bạn.
Hãy chậm lại và tập trung sinh lực. Trong một hoặc hai phút, hãy
theo dõi nhịp thở.
Làm sáng tỏ hình ảnh. Hãy tự hỏi: ‘Tôi đang chờ đợi gì từ sự kiện
đó, từ vấn đề đó, hoặc từ quyết định đó?’
Cường điệu hình ảnh. Liệt kê mọi mong đợi khả dĩ đang xuất hiện trong tâm trí bạn.
Hãy hỏi. Hãy viết ra mọi câu hỏi xuất hiện trong đầu óc bạn. Chẳng
hạn: ‘Liệu tôi có nên…?’ hoặc: ‘Đâu là cách tốt nhất để…?’ hoặc:
‘Lựa chọn này có đúng không?’
Giai đoạn hai: Tạo ra mục tiêu và để nó sang một bên
Ước muốn. Sau đó, hãy viết lại câu hỏi dưới hình thức một khẳng
định tích cực, trong đó bạn đã đạt được kết quả mong muốn. Chẳng
hạn, hãy trình bày lại câu hỏi bên trên theo thì quá khứ, trong khi
tập trung vào vấn đề bạn ao ước, tiềm ẩn trong câu hỏi.
Hãy thư giãn. Xua đi mọi hoài nghi. Hãy thư giãn và vững tin: Vũ
trụ sẽ quan tâm đến những chi tiết. Đừng tìm cảch đạt được một
kết quả khảc thường, nhưng hãy tin vào minh triết trường cửu sẽ
mang lại điều tốt đẹp, ngay cả khi bạn không ý thức điều đó.
Giai đoạn ba: Tuân theo điều mà vũ trụ gợi ý hạn thực hiện
Đón nhận. Hãy gia tăng tính nhạy cảm đối với những dấu hiệu tinh
tế hoặc những thông điệp về phương hướng mà bạn nên chọn
trong ngày.
Nạp lại. Hãy tập trung vào sự khẳng định và tưởng tượng bạn đang
có điều mới mình ao ước.
Giai đoạn bốn: Lòng biết ơn
Hãy cảm tạ. Mỗi lần bạn nhận được một điều tốt đẹp, một nghĩa cử
dù bé nhỏ, chẳng hạn như một nụ cười của ai đó, được nhường chỗ
trên xe buýt, hãy nói thầm lời tạ ơn. Lòng biết ơn giúp cho ý định
của bạn trở nên đầy sinh lực.
Bạn nên viết nhật ký mỗi ngày nhằm gìn giữ những dấu vết của ý
định và thôi thúc nó, tiến theo con đường của những tính đồng bộ
và tìm thấy ở đó một ý nghĩa. Những trùng hợp thường có xu hướng đến bất chợt theo nhóm, vì vậy nhật ký sẽ là một công cụ rất
hữu hiệu để thực hiện mặc khải thứ mười.
RÈN LUYỆN NHÓM
Những nguyên tắc
Hãy đến đúng giờ, nếu nhóm họp tại nhà của một ai dó.
Không nhất thiết phải có một nhóm trưởng, nhưng cần phải có một
người tình nguyện để ghi chép những điều được đề cập, danh sách
những công việc phải thực hiện…
Không nên ngắt lời những người trong nhóm khi họ đang phảt biểu
và hãy chăm chú lắng nghe.
Hãy giữ sinh lực và tình yêu thương đến từng người trong nhóm và
khảm phả cải đẹp nội tâm của họ.
Hãy lắng nghe và phát biểu từ trái tim.
Hãy tránh những phê phản và xét đoản.
Đừng nói về đời tư của người khác.
Hình thành một nhóm trầm tư về đề tài nào đé là một điều hữu ích.
Hãy thảo luận về những thông điệp đã nhận.
Hãy thường xuyên quản tưởng về Tầm Nhìn Khai Sinh của mỗi
người.
Thảo luận
Hãy bắt đầu bằng cảch đọc những cuốn sách nói về những đề tài giúp
mở rộng Thế Giới Quan của bạn Tóm tắt bài đọc của bạn cho những thành
viên trong nhóm và chia sẻ cảm nghĩ về những đề tài đó. Mỗi thành viên cũng có thể dành ra năm phút để viết tóm tắt những
cảm nghĩ của mình về một trong những đề tài đã được nêu. Sau đó, mỗi
người lần lượt đọc lên điều mình đã viết. Và kết thúc bằng một thảo luận
chung.
Những đề xuất liên quan tới đề tài
Nếu phải kể lại đời mình cho một đứa bé năm tuổi, thì những điểm
quan trọng mà bạn muốn nhấn mạnh là gì?
Những nguồn hứng khởi của bạn là gì? Tại sao?
Cho đến nay, những mục tiêu của bạn là gì?
Bạn nghĩ gì về sự tái sinh?
CHÚ THÍCH
1. James Redfield, Mặc Khải Thứ Mười
2. Paul H.Ray, ‘The Rise of Integral Culture’> Noetic Sciences Review, so
37, 1996, Sausalito, California, tr.II
3. Như trên, tr.8
4. Như trên
5. Daniel Goleman, Emotional Intelligence: Why It Can Matter More Than
IQ?, tr.XII
6. Thư của Patricia Hurley, The Celestine Journal. Tháng Giêng 1996, tr.7
7. Thư của Marla Cukor, The Celestine Journal. Tháng Giêng 1996, tr.7
8. Kyriacos C.Markides, Riding With The Lion: In Search of Mystical
Christianity, Penguin Group, New York, 1996, tr.337
✍️ Mục lục: Lời tiên tri Núi Andes – Trải nghiệm Mặc Khải thứ 10 👉 Xem tiếp