Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ
✍️ Mục lục: Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ
Cúng dường và Niệm Đức Phật A Di Đà
Trưởng Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu có đọc cho chúng tôi nghe một đoạn trong kinh Tứ Thập Nhị Chương về cúng dường mà Đức Phật đã dạy:
– Chúng ta cúng dường 100 tăng không giữ giới, không bằng cúng dường một vị tăng giữ giới.
– Chúng ta cúng dường 100 tăng giữ giới, không bằng cúng dường một vị A La Hán.
– Chúng ta cúng dường 100 vị A La Hán, không bằng cúng dường một vị Bích Chi Phật.
– Chúng ta cúng dường 100 vị Bích Chi Phật, không bằng cúng dường một Đức Phật.
– Chúng ta cúng dường một ngàn Đức Phật, không bằng cúng dường một vị “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng”.
Vậy, vị Đạo Nhân này là ai mà lớn lao như vậy? Quý vị muốn biết Đạo Nhân này không?
Hãy niệm Phật đi!
Sao bảo niệm Phật về nước Cực Lạc là tham?
Đừng vội.
Quý vị biết niệm Phật là niệm làm sao không?
Niệm Phật là niệm nam mô A Di Đà Phật đó.
Bởi vậy, từ trước đến giờ, chúng ta niệm như vậy, cho nên cả ngàn năm nay chưa thấy có ai được đạo cả !
Cái lỗi là tại chúng ta không chịu tìm hiểu kỹ coi niệm Phật là gì?
Vậy chúng ta thử tìm hiểu kỹ niệm Phật là niệm làm sao?
Nếu chúng ta niệm nam mô A Di Đà Phật, như vậy có đúng là niệm Phật không?
Trưởng ban giải thích:
– Xét cho kỹ, niệm như thế không phải là niệm Phật, mà gọi là kêu tên Đức Phật A Di Đà.
Chữ niệm là nhớ, còn niệm Phật là nhớ Phật, mà nhớ Phật nào đây?
– Đức Phật A Di Đà, mình không thấy.
– Đức Phật Thích Ca, thì đã tịch hơn 2.550 năm rồi.
– Còn vạn Phật như trong các kinh, mình không biết mặt mày ra làm sao?
Vì vậy, chúng ta niệm hoài không được thành tựu là vì chúng ta làm sai lời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị Tổ sư Thiền Tông đã dạy.
Quý vị niệm Phật mà thấy hình Đức Phật A Di Đà hay là hình Đức Phật nào khác, là vì quý vị tưởng tượng đó thôi. Chứ Đức Phật Thích Ca, cũng như quý vị Tổ sư Thiền Tông hay Thiền sư đã dạy chúng ta rất rõ ràng, là khi chúng ta tu hành, nếu gặp Phật phải “giết” Phật, gặp ma phải “giết” ma, mới tu hành đúng chánh pháp được. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từng nói đi nói lại:
– Ta là Phật đã thành.
– Còn các ông là Phật sẽ thành.
Vì vậy, nếu chúng ta niệm Phật mà nhớ Phật của chính chúng ta liên tục trong thời gian ngắn, tức lúc nào chúng ta cũng sống với ông Phật của chính mình, tức chúng ta là Phật rồi đó.
Nếu chúng ta một ngày mà sống với ông Phật của chúng ta một giờ thì chúng ta là Phật một giờ. Nếu chúng ta một ngày mà sống với ông Phật của chúng ta mười giờ thì chúng ta là Phật mười giờ.
Còn nếu chúng ta sống liên tục với ông Phật của chính chúng ta thì chúng ta là Phật rồi vậy, có nghĩa là chúng ta được trở về cội nguồn của chính chúng ta.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy:
– Cội nguồn của chính chúng ta là “Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”, cũng chính là vị “ĐẠO NHÂN VÔ TU VÔ CHỨNG”, hay “PHÁP THÂN Thanh Tịnh” của chính chúng ta, cũng gọi là “BẢN LAI DIỆN MỤC” của chính chúng ta vậy.
Vì vậy, Đức Phật bảo:
Dù chúng ta có cúng dường hằng hà sa số các Đức Phật đi nữa, cũng là phước báu bên ngoài; phước báu bên ngoài thì phải có hình tướng, có hình tướng thì phải bị sinh diệt!
Vì vậy, Đức Phật bảo:
– Phàm cái gì có hình tướng đều là hư dối. Trở về được cái không tướng của chính mình. Cái không tướng của chính mình đó, chính là vị ĐẠO NHÂN VÔ TU VÔ CHỨNG (đây là điệp khúc thứ hai mà chúng tôi lập lại, để cho quý vị nhớ thật rõ).
Vì vậy, Đức Phật và quý vị Tổ sư Thiền Tông đã dạy:
– Ai nhận được Tánh chân thật của chính mình, biết được Tánh chân thật của chính mình rồi, và sống với Tánh chân thật đó, mới mong thành Phật được!
Nhiều vị, tu mà quen sử dụng hình tướng rồi, nghe nói tu mà không sử dụng hình tướng, bảo là tu tà!
Họ đâu biết rằng: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hoài bão của Ngài dạy nơi Thế Giới này là Pháp môn Thanh Tịnh thiền. Pháp Thanh Tịnh thiền này, Đức Phật không dạy nơi kinh hay sách, mà Ngài chỉ dạy riêng cho những Tổ sư thiền thôi. Do đó, người tìm học nơi kinh sách, không thể nào tìm thấy được. Nếu vị nào có đại duyên, sẽ nhận được dòng chảy của nguồn Thiền Tông.
Vì chỗ quá đặc biệt đó, người nào ham danh, ham lợi và ham địa vị, không thể nào biết được.
Chúng tôi xin nói rõ, về hình tượng của Đức Phật A Di Đà, mà chúng ta đang thấy hiện nay, được diễn giải theo Thiền Tông, thì có ý nghĩa như sau:
– Tay mặt Ngài buông xuôi.
– Mặc toàn bằng vải quý.
– Trang sức toàn là các châu báu.
– v.v…
Đây là ý nghĩa gì?
– Chúng ta thử tìm hiểu Đức Phật A Di Đà là gì?
Tạm gọi Ngài là Đấng Thanh Tịnh:
Vì Ngài có đầy đủ:
– Vô Lượng Thọ.
– Vô Lượng Quang.
– Vô Lượng Công đức.
Ý Nghĩa Vô Lượng Thọ:
– Khi Thế Giới này chưa hình thành là đã có Ngài rồi.
– Khi chưa vào thai mẹ cũng là Ngài.
– Khi vào thai mẹ cũng là Ngài.
– Khi mẹ sanh ra cũng là Ngài.
– Khi làm muôn hạnh lành ở nơi Thế Giới này cũng là Ngài.
– Khi Tứ Đại của Ngài tan rã, chứ cái chân thật của Ngài vẫn còn.
– Khi theo nghiệp luân chuyển trong lục đạo cũng là Ngài.
– Khi vượt ra ngoài Tam Giới cũng là Ngài.
– Khi trở thành Đấng Thanh Tịnh cũng là Ngài.
Nói tóm lại, Ngài không khi nào chết, mà cứ đi, cứ đi mãi theo nghiệp thức, Ngài chỉ thấy Tứ Đại đi theo Ngài có tan có hợp, chứ Ngài thấy Ngài không có tử, vì vậy gọi Ngài là VÔ LƯỢNG THỌ.
Ý Nghĩa Vô Lượng Quang:
– Ngài sáng suốt và trùm khắp, không chỗ nào tối tăm, nên gọi Ngài là VÔ LƯỢNG QUANG.
Ý Nghĩa Vô Lượng Công đức:
– Từ nơi cái Thanh Tịnh của Ngài lưu xuất ra muôn HẠNH LÀNH:
– Lưu xuất ra tình thương, gọi là TỪ BI
– Lưu xuất ra nhẫn nhịn, gọi là NHẪN NHỤC
– Lưu xuất ra buông xả, gọi là HỶ XẢ.
Đức Phật A Di Đà tay buông xuôi:
Đức Phật A Di Đà bảo chúng ta buông bỏ hai bên là:
– Phải quấy.
– Hơn thua.
– Thương ghét.
– v.v…
Vậy chúng ta là người gì rồi?
Buông bỏ tất cả hai bên, còn cái gì dính mắc chúng ta nữa?
Nếu chúng ta không đính mắc hai bên, chúng ta là NGƯỜI Giải Thoát rồi. Tại sao chúng ta được Giải Thoát? Vì chúng ta biết dính mắc với Vật lý là bị trầm luân; biết được như vậy gọi là Giác Ngộ. Vì được Giác Ngộ nên biết tất cả.
Vì biết tất cả nên Đức Phật A Di Đà, cái gì Ngài cũng có; còn chúng ta không chịu Giác Ngộ, nên phải dính mắc vào Vật lý nơi Thế Giới này, nên phải giữ lấy, vì giữ lấy nên sợ người khác cướp mất của mình, vì giữ lấy quá chặt, nên hiện ra cái tham, vì cái tham này, nên nghe ai gợi đúng lòng tham của mình, thì mình tự nhiên mò đến, bỏ ra ít đồng để xin của cho nhiều!?
Nói tóm lại, chỉ vì lòng tham, mà chúng ta hiểu sai về Đức Phật A Di Đà là vậy.
Video (Trích đoạn)
✍️ Mục lục: Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ 👉 Xem tiếp