Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 03: Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát

✍️Mục lục: Quyển 03: Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát

26 – THẮC MẮC CÁC VỊ TĂNG

Cụ ông Quách Thái Thân, sanh năm 1944, tại huyện Củ Chi, TP. HCM, cư ngụ tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, hỏi:

– Tôi có đọc trong kinh, Ngài A Nan có nằm mơ đi qua một chiếc cầu, thấy nhiều vị mặc áo vàng đang lặn hụp dưới sông, trên chiếc cầu lại có nhiều người ăn mặc sang trọng đi qua đi lại, Ngài A Nan thắc mắc mới hỏi Đức Phật, những người ấy duyên có gì mà lặn hụp dưới sông như vậy, Đức Phật dạy, sau một thời gian lâu, vị nào tu theo đạo của ta mà không làm theo lời của ta dạy, nên bị vướng vào luật Nhân – Quả, nhưng chúng tôi không thấy Đức Phật giải thích là các vị ấy tu ở địa vị nào mà bị luật Nhân – Quả như vậy, xin Trưởng Ban giải thích cho chúng tôi biết, xin cảm ơn?

Trưởng Ban trả lời cho cụ ông Quách Thái Thân:

– Phần này Đức Phật có trả lời rất rõ, có lẽ cụ chưa đọc được đoạn này. Nương theo câu hỏi của cụ, chúng tôi xin trả lời như sau:

Đức Phật dạy:

Sau khi Như Lai diệt độ một thời gian lâu, những vị tu theo đạo của ta được xếp vào 5 bậc chánh như sau:

Thánh Tăng.

Phàm phu Tăng.

Thượng mạng Tăng.

Mê muội Tăng.

T… Tăng.

Năm bậc Tăng ấy Đức Phật giải thích như sau:

Thứ nhất là Thánh Tăng:

– Những vị tu đạt được “Yếu chỉ Thiền Tông” hoặc cao hơn là đạt được “Bí mật Thiền Tông”, luôn lúc nào cũng sống trong cái Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình. Vị ấy, Đức Phật dạy gọi là Thánh Tăng.

Thứ hai là Phàm phu Tăng:

– Những vị tu không chịu tìm hiểu cái gì là chân thật của chính mình, chỉ lo tìm hiểu bên ngoài, Đức Phật dạy gọi vị ấy là Phàm phu Tăng.

Thứ ba là Thượng mạng Tăng:

– Những vị tu chưa biết, tự cho mình đã biết và hiểu, chưa chứng được cái gì, tự cho mình đã chứng hay đắc cái gì đó, Đức Phật gọi người đó là Thượng mạng Tăng.

Thứ tư là Mê muội Tăng:

– Những vị tu không chịu học hỏi chỗ cao sâu của đạo, để nương theo đó mà Giác ngộ rồi Giải thoát; ham nói theo sự suy nghĩ của mình, Đức Phật gọi các người này là Mê muội Tăng.

Thứ năm là T… Tăng:

– Những vị tu không chịu lo tu học, mà thích đi làm kiếm tiền, ai nhờ làm gì cũng làm, còn bịa ra những việc không đúng chánh pháp của Như Lai đã dạy, cốt yếu là để có nhiều tiền, Đức Phật gọi các người này là T… Tăng.

Các vị Tăng này chúng tôi không dám nói rõ, vì chúng tôi là người sưu tầm, nghiên cứu thiền học của Đức Phật dạy. Cụ muốn biết rõ, xin tìm lời dạy của những vị Thiền sư Trung Hoa nổi tiếng, quí Ngài ấy có nói rõ các vị Tăng này

Còn ở Việt Nam, cũng có nhiều vị Hòa thượng có tên tuổi, đề cập đến, xin cụ thông cảm cho.

Suy xét về các vị đi trên cầu, là những người biết cúng dường “Tam luân không tịch” hoặc cúng dường “Ba la mật”, nên được ung dung an nhàn như vậy.

Cụ ông Quách Thái Thân hỏi tiếp:

– Chúng tôi thường hay cúng dường, không biết cúng dường làm sao được Công đức, cúng dường làm sao được phước đức?

Trưởng Ban trả lời:

– Đức Phật dạy cúng dường được Công đức và phước đức như sau:

Một: Cúng dường được Công đức, là cúng dường kinh sách có chỉ Công thức Giải thoát, nếu người đọc nhận ra Tánh Phật Thanh Tịnh của chính người đó, thì người cúng dường có Công đức.

Hai: Cúng dường cho người bớt hay hết khổ, thì người cúng dường được phước đức.

Cụ ông Quách Thái Thân lại hỏi:

– Xin Trưởng Ban giải thích cho chúng tôi biết, cúng dường cho vị “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng” là cúng dường làm sao?

Trưởng Ban trả lời:

Cụ muốn cúng dường cho một vị “Đạo Nhân Vô Tu Vô chứng”, cụ phải cúng dường như sau:

1 – Cụ mua kinh, sách, nay có thêm đĩa nào có chi rõ Tánh người, Tánh Phật, và Công thức Giải thoát, vị nào nhận được Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình, là người đó là “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng” đó.

Trưởng Ban nói cúng dường có đến 9 tầng bậc:

1 – Cúng dường cho 1 vị “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng”, tạo ra được hoàn toàn Công đức.

2 – Cúng dường tôn tượng Đức Phật truyền Thiền Tông, ½ là Công đức và ½ là phước đức.

3 – Cúng dường tôn tượng Đức Phật tọa thiền, được vô lượng phước đức.

4 – Cúng dường tôn tượng các vị Bồ Tát, các vị đệ tử lớn của Đức Phật và các vị Tổ sư thiền,có phước đức rất nhiều.

5 – Cúng dường tượng các vị A La Hán, phước đức không bằng các vị Bồ Tát.

6 – Cúng dường xây chùa, phước đức có ít hơn các vị A La Hán.

7 – Cúng dường xây cảnh chùa, phước đức ít hơn xây chùa.

8 – Cúng dường cho các vị Tăng có phước đức mà cũng có họa nữa:

Có công hay phước: Vị Tăng nào nhận tài vật và thực hiện đúng như các tầng bậc trên thì có Công đức và phước đức như trên.

Bị tội vạ lây: Vị Tăng nào sử dụng tài vật để đi ngao du hay làm chuyện sai đạo đức, thì người cúng dường đó phải chia sẻ tội với vị Tăng ấy.

Vì sao vậy?

– Vì người tu theo đạo Phật là phải có trí tuệ, tức hiểu biết rõ ràng tường tận, nếu không hiểu biết rõ ràng vị Tăng mà mình cúng dường, đồng nghĩa mình cúng dường vô minh, tức tiếp tay với vị Phàm Tăng, làm hư hoại đạo lý tuyệt vời của Đức Phật Thích Ca, nên phải chia sẻ tội với vị Tăng ấy.

9 – Bố thí nuôi người già hoặc trẻ mồ côi, có phước đức tùy theo tài vật nhiều hay ít.

Cụ ông Quách Thái Thân đã rõ hết những câu hỏi của mình, nên vô cùng cảm ơn Trưởng Ban.

Video (Trích đoạn)

Nguồn Thiền Tông

✍️Mục lục: Quyển 03: Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát 👉  Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *