Sách Tâm Linh

Trở về từ Xứ Tuyết

✍️ Mục lục: Trở về từ Xứ Tuyết

Phần kết:

Người xưa có câu “Biển xanh bao nhiêu thành ruộng dâu” để chỉ những đổi thay theo thời gian vì sự thay đổi là điều tất yếu trong lịch trình tiến
hóa của nhân loại. Ngày nào châu Lemuria rộng lớn còn nằm vắt ngang
trái đất dọc theo đường xích đạo mà nay đã tan rã thành vô số những đảo
nhỏ trên Thái Bình Dương! Ngày nào đại lục Atlantis hùng vĩ với những
kiến trúc xây theo hình kim tự tháp bằng vàng chói lọi mà nay đã chìm
sâu trong lòng đại dương, không để lại dấu tích gì! Tất cả đều thay đổi,
tất cả đều vô thường, tất cả đều tan rã theo thời gian, cát bụi sẽ trở về với
cát bụi vì có thịnh ắt phải có suy, có thành ắt phải có hoại và đó chính là
định luật vĩnh viễn, không thay đổi của vũ trụ. Tuy nhiên, luật vũ trụ
cũng định rằng có hủy hoại thì mới có phát sinh, có diệt thì mới có thành
do đó đã có những nền văn minh suy tàn rồi lại phát triển ở một thời
điểm khác nhau theo sự biến thiên của luật Chu kỳ, mỗi chu kỳ là một sự
thay đổi, tiến hóa để đi đến chỗ toàn vẹn và hợp nhất. Châu Lemuria có
tan vỡ thì mới có châu Á và châu Úc; nền văn minh Atlantis có suy tàn
thì mới nảy sinh nền văn minh Ai Cập và Nam Mỹ.
Ngày nay con người văn minh thường tự hào có thể chế ngự được
thiên nhiên và kiểm soát mọi thứ; nhưng đó chỉ là một ảo vọng ngông
cuồng của những người chưa hiểu biết mà thôi. Nếu họ hiểu rằng con
người chỉ là những sinh vật bé nhỏ sống bám vào những giải đáp mong
manh trên mặt địa cầu và chỉ một thay đổi về địa chấn là tất cả đều biến
chuyển. Luật Chu kỳ cho thấy các giống dân và những nền văn minh cổ
đã phát triển và suy tàn theo biến chuyển về địa chấn thì chắc chắn trong
tương lai điều này sẽ xảy ra chứ không thể khác được. Hiện nay, con
người văn minh đang phá hoại trái đất, hủy diệt môi sinh, tiêu diệt các
sinh vật khác một cách thản nhiên không thương tiếc mà không ý thức
rằng họ đang thúc đẩy những đổi thay địa chấn để nó xảy ra nhanh hơn
bao giờ hết.

Có người đã hỏi phải chăng tôi muốn trình bày một lý thuyết mới hay
một hình thức tin tưởng mới khi viết cuốn sách này. Tôi xin khẳng định
rằng tất cả những điều mà tôi đã trình bày hoàn toàn không có gì mới lạ,
mà trái lại, nó xưa như trái đất. Tất cả những điều này đã được giảng dạy
trong những đạo viện thời cổ ở Trung Hoa, Ba Tư, Tây Tạng, Ai Cập, Hy
Lạp cho những người đã được tuyển chọn cẩn thận. Người ta có thể tìm
thấy những quy tắc này trong kinh điển các tôn giáo lớn nếu họ chịu khó
quay về, tìm đọc để hiểu biết và thực hành những lời giảng dạy cao cả
của các đấng giáo chủ sáng lập. Tôi không có ý đưa ra một điều gì mới lạ
mà chỉ trình bày những luật vũ trụ căn bản như Luân hồi, Nhân quả và
Tiến hóa, những điều đã được truyền dạy từ hàng ngàn năm nay rồi.
Nhiều người có lẽ vì hiếu kỳ và tò mò chỉ muốn biết về những điều
huyền bí, kỳ lạ chứ không muốn nghe những điều gì bình thường, giản dị
nhưng luật vũ trụ đâu phải những từ chương để phê bình hay bàn luận.
Thượng Đế không sáng tạo vũ trụ để mua vui hay giải trí. Ngài không
đặt ra các định luật để con người nghiên cứu mà để các con của Ngài
sống theo đó mà biết tìm đường trở về hợp nhất với Ngài.
Nhân loại hiện nay đang tiến bộ hay tha hóa? Có người cho rằng con
người đã tiến rất xa qua những phát minh, khám phá và tiện nghi vật chất
nhưng cũng có người cho rằng con người đã thoái hóa rất nhiều vì đời
sống ngày nay không còn thoải mái êm đềm như trước. Hiển nhiên, nếu
dựa trên tiêu chuẩn khoa học thì con người đã tiến rất nhiều so với mấy
trăm năm trước nhưng khoa học có phải là giải pháp cho đời sống con
người không? Khoa học có thực sự mang lại hạnh phúc cho con người
hay không? Tại sao xã hội càng văn minh, con người lại càng đau khổ;
quốc gia càng tiến bộ, con người càng cảm thấy bất mãn, khó chịu? Vì
quá tin tưởng vào những hào nhoáng của khoa học mà con người đã
quên rằng khoa học chưa hề giải quyết được những mong muốn căn bản
của con người. Trong những thế kỷ qua, đã có rất nhiều lý thuyết khoa
học được đề xướng, thay thế những lý thuyết cũ đã lỗi thời. Trong tương
lai, những lý thuyết khoa học ngày nay chắc chắn sẽ thay đổi và những gì xây dựng trên nền tảng cũ sẽ bị đào thải. Cứ thế, con người tiếp tục
chạy theo hết lý thuyết này đến lý thuyết khác và đời sống bị biến thành
một phòng thí nghiệm với những cuộc thí nghiệm không bao giờ chấm
dứt. Phải chăng những lý thuyết khoa học phát xuất từ những đầu óc đầy
lý luận chỉ là những lớp sơn phết bên ngoài để che đậy cho sự hư hỏng
đã rỉ sét từ bên trong? Người ta đã làm những cuộc thí nghiệm bằng cách
thay đổi chính thể, luật pháp, kinh tế, xã hội cũng như tôn giáo nhưng sự
đổi thay này đã mang lại những gì ngoài các cảm giác hoang mang, sợ
hãi, bất an, thù hận, bạo động và chia rẽ? Phải chăng sự đổi thay thật sự
chưa xảy ra vì con người chưa biết đi tìm đúng chỗ mà vẫn lao đầu vào
những phiêu lưu, mạo hiểm của các lý luận khoa học đầy sôi nổi?
Để giải quyết vấn đề hiện tại của nhân loại, con người cần phải biết
quay về, giở lại những trang sách cũ, để ôn lại những lời dạy bảo của các
đấng Giáo chủ và hiểu rõ những lời dạy của các Ngài về các định luật
của vũ trụ. Chỉ khi nào con người hiểu rõ được sự liên quan giữa con
người với nhau, giữa con người với Thượng Đế, biết rõ các cõi giới trong
thiên nhiên, về đời sống sau khi chết thì họ sẽ ý thức rằng con người thật
sự chính là phần tâm linh luôn luôn sáng ngời, là điểm linh quang của
Thượng Đế, là một sự sống bất diệt chứ không phải cái thể xác hữu hình
nay còn mai mất này. Chỉ khi nào con người hiểu biết rõ về sự tạo lập vũ
trụ, về các định luật vũ trụ như luật Chu kỳ, Tiến hóa, Luân hồi, Nhân
Quả và biết theo đó để tu sửa, để thay đổi sống thuận theo cơ tiến hóa
thiêng liêng thì họ sẽ hiểu được mục đích và ý nghĩa của cuộc sống.
Tương lai của nhân loại sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào mức độ hy sinh,
thành tâm, nhất là kiến thức và minh triết mà mỗi người kinh nghiệm
được vì sự trưởng thành về tâm linh con người sẽ xảy ra một cách tự
nhiên cùng với sự hiểu biết để biến thế giới đầy tranh chấp, hận thù này
thành một thế giới tràn đầy tình thương. Vũ trụ này được lập ra bởi tình
yêu thương, do yêu tình thương và chỉ tồn tại trong tình yêu thương chân
thành mà thôi. 


Chú Thích
[←1]
Giordano Bruno: Là một tu sĩ dòng Đa Minh, triết gia, nhà toán học
và nhà thiên văn học người Ý.
[←2]
Osiris là thần của thế giới bên kia. Ông được coi là con trai của thần
Trái đất Geb và nữ thần bầu trời Nut. Isis là em gái và cũng là vợ
Osiris. Horus là con trai của họ, được Isis sinh ra sau khi Osiris
chết.
[←3]
Ahura Mazda là vị thần tối cao của Hỏa giáo, tượng trưng cho sự
sống, ánh sáng. Asha là vị thần tượng trưng cho trí tuệ. Vohumano
là vị thần tượng trưng cho hạnh phúc.
[←4]
Thánh Francis thành Assisi còn gọi là Thánh Francis Khó Khăn, là
một tu sĩ Công giáo đã sáng lập ra Dòng Anh Em Hèn Mọn. Giáo
hội xem ông là Thánh bổn mạng của loài vật, chim trời, môi trường
và nước Ý. Ngày lễ kính Thánh Francis là 4 tháng 10.
[←5]
Thời đó khoảng năm 1924 chưa có ti-vi như ngày nay.
[←6]
Trí tuệ và lý trí hay lý luận khác nhau rất xa.
[←7]
Joeph-Louis Lagrande (1736-1813) là một nhà toán học và nhà
thiên văn học người Ý – Pháp.

[←8]
Đây là phần của dịch giả đã sưu tầm để bổ túc cho các bài giảng của
Giám mục Leadbeater về khoa học và tôn giáo.
[←9]
Plato (khoảng 427 – 347 TCN) là một triết gia Hy Lạp cổ đại, học
trò của Socrates.
[←10]
Ngày nay khoa học đề cao ra sự phát minh ra thần dược Aspirin vào
năm 1897, có thể chữa được rất nhiều chứng bệnh. Nhà khoa học
Felix Hoffmann, người sáng chế ra Aspirin, viết rằng ông thường bị
chứng nhức đầu kinh niên, một hôm được người bạn cho mượn tập
tài liệu y học Ai Cập [Ebers Papyrus] ghi rõ việc chữa bệnh này
bằng vỏ cây Willow tán nhỏ nên ông đã theo đó để chữa bệnh cho
mình. Khi khỏi bệnh, ông đã phân tích và tìm ra chất Salicyclic
Acid [Aspirin]. Năm 1982, nhà khoa học John R. Vane đọc tài liệu
khảo cổ khắc trên Kim Tự Tháp Nam Mỹ [South America Stone
tablet) ghi nhận lấy vỏ cây dâu [Willow] trộn với một loại cỏ khác
để ngăn ngừa bệnh đau tim đã tìm ra chất Acetysalicyclic Acid
[Aspirin] và được trao giải Nobel về Y học. So sánh và đối chiếu
hai tài liệu trên, người ta thấy nó ghi nhận hơn 1000 vị thuốc và
cách bào chế giống y hệt nhau. Làm sao hơn tám ngàn năm trước,
hai nền văn minh nằm ở vị trí địa dư cách xa một đại dương lại có
tài liệu y học tương tự như thế? Cho đến nay, hơn 877 vị thuốc chữa
bệnh hiện tại đều xuất xứ từ tài liệu Y học Ai Cập Ebers Papyrus và
thạch bản South American Stone Tablet này

 Video: Trích đoạn

Nguồn Internet

✍️ Mục lục: Trở về từ Xứ Tuyết 👉  Xem lại

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *