Bí Kíp Thiền TôngGiải đáp

Vật chất tối

✍️ Mục lục: Trả lời câu hỏi của 4 Phật tử: Nguyễn Văn Nhàn, Phùng Thị Thơm, Nguyễn Cơ Duy và Nguyễn Văn Trung:

PT Nguyễn Văn Nhàn  ( 05 Câu hỏi):

(Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông – Tuyệt Mật )

Nguồn Thiền Tông

⭐️ Kính thưa bác Nguyễn Nhân, Con tên là Nguyễn Văn Nhàn, cư ngụ ở Bà Rịa – Vũng Tàu Con có một số câu hỏi; kính mong Bác giải đáp giúp Con một số thắc mắc như sau ạ:

Hỏi về cấu tạo Vũ Trụ. Trong giải đáp phần 6/8 ngày 26/01/2020 ngay câu hỏi đầu tiên Bác có trả lời thoáng qua về “Vật chất tối”. Bác nói rằng những gì thấy được, hiểu được thì gọi là Vật chất sáng; cái gì không hiểu được thì gọi là Vật chất tối. Hiện nay các Nhà Khoa học Vậy lý Không gian khám phá ra trong Vũ Trụ có các thành phần:

Thứ nhất: Vật chất sáng, hay còn gọi là Vật chất thường, là thành phần tạo ra các Thiên Hà; Thái Dương Hệ, Hành tinh, Vạn vật… Thành phần này chỉ chiếm gần 5% trong toàn bộ Vũ Trụ.

Thứ hai: Vật chất tối, chiếm khoảng 20 – 25% Vật chất trong Vũ Trụ; Loại vật chất này được cho rằng cấu tạo bằng các Hạt vô cùng nhỏ, không thể nói rất nhẹ hay rất nặng, được gọi là các Hạt Vật chất tối. Vật chất tối còn gọi là Vật chất Vô hình; nó Vô hình vì nó hoàn toàn không hấp thụ, không phản xạ, không tương tác với Quang phổ Điện từ; Qunag phổ Điện từ là thứ mà chúng ta dùng để phát hiện ra các sự vật. Chưa có thiết bị nào của loài Người nhận diện ra được hình thể của Vật chất tối. Các Nhà Khoa học chỉ có thể nhận ra sự hiện diện của nó thông qua Hiệu ứng Hấp dẫn.

Con xin giải thích khái niệm về Hiệu ứng Hấp dẫn: Trong một Thái Dương Hệ (Hay còn gọi là 1 Tam Giới) các Hành tinh quay quanh một ngôi sao gọi là Mặt Trời thoe vòng tròn; đây gọi là Hiệu ứng Hấp dẫn. Trong Vũ Trục có vô số Thiên Hà. Mỗi Thiên Hà có rất nhiều các Thái Dương Hệ.

Người ta nhận ra rằng cá Thiên Hà không hoàn tòa phân bổ ngẫu nhiên, mà dường như bị hút kéo vào được bao bọc lại trong một bầu tròn là khối Vật chất tối Vô hình.

Trong Vũ Trụ ánh sáng từ vật A chiếu đến vật B trên đường đi của mình, ánh sáng bị bẻ cong bởi một Vật thể Vô hình chứ không phải theo một đường thẳng nữa. Các Vật thể Vô hình này tùy theo độ bẻ cong mà Người ta xác định chúng có kích cỡ không đồng đều nhau, các khối vật chất này gọi là Vật chất tối.

Thứ ba: Năng lượng tối, khối năng lượng này chiếm toàn bộ diện tích còn lại của Vũ Trụ. Loại năng lượng này không xoay chiều mà chỉ co vào hay dãn ra; bằng chứng là không có khoảng cách giữa các Thiên Hà theo thời gian, chúng thay đổi khoảng cách gần lại hoặc xa nhau ra.

Kính thưa Bác, dựa vào Thiền Tông, Con xin hỏi rằng:

 Câu hỏi 01: Có phải các Hạt Vật chất tối chính là Phật Tánh không ạ?

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:

⭐️ Vật chất tối là Điện từ trong đó có Điện từ Quang là Phật Tánh.

 Câu hỏi 02: Có phải các khối Vật chất tối lớn nhỏ khác nhau gây ra các hiệu ứng bẻ cong ánh sáng của các vật thể trong Vũ Trụ chính là hình thể của Phật không ạ?

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:

⭐️ Ánh sáng di chuyển bị cản bởi Vật chất Hữu hình nên bị bẻ cong. Ánh sáng di chuyển theo Trái Đất nên bị be cong theo Trái Đất.

Khi loài Người chế tạo ra Trạm Không gian Điện từ đi đường thẳng, Từ điểm A lên Trạm Không gian rồi đi thẳng xuống điểm B.

 Câu hỏi 03: Có phải Năng lượng tối bao trùm tất cả chính là Điện từ Quang không ạ?

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:

⭐️ Năng lượng tối là Điện từ Âm – Dương, chứ không phải Điện từ Quang.

 Câu hỏi 04: Hỏi về Trung tâm Vận hành Luân hồi của Tam Giới. Trong Thái Dương Hệ chúng ta đang sống, trước đây các Nhà Khoa học cho rằng các Hành tinh xoay xung quanh Mặt Trời cho nên nhiều Người cho rằng Mặt Trời không di chuyển theo quỹ đạo mà tự quay quanh trục của nó. Nhiều người học Thiền Tông cho rằng nơi không bị quay trong Trung tâm Mặt Trời gọi là Trung tâm Vận hành Luân hồi của Tam Giới. Tuy nhiên, ngày nay Khoa học lại phát hiện ra rằng Hành tinh lớn nhất trong Thái Dương Hệ là Sao Mộc lại không quay xung quanh Mặt Trời, mà quay xung quanh một điểm phái trên Mặt Trời điểm này gọi là Tâm Tỉ Cự. Do đó, theo Hiệu ứng Hấp dẫn do quỹ đạo quay của sao Mộc gây ra, Mặt Trời cũng bị di chuyển theo quỹ đạo riêng của nó như các Hành tinh khác; quay xung quanh Tâm Tỉ Cự này. Vậy thưa Bác con xin hỏi các câu như sau:

Có phải Tâm Tỉ Cự chính là Trục của Trung tâm Vận hành Luân hồi của Tam Giới không?

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:

⭐️ Mặt Trời vẫn quay ở Trung tâm Tam Giới; nếu không quay thì nó bị tan rã, cả Tam Giới bị chết.

Tâm Tỉ Cự là Trung tâm của một vùng vật chất, vật tư của Đất – Nước – Gió – Lửa chứ không phải là của Tam Giới.

 Câu hỏi 05: Trục này rất gần với Mặt Trời, vậy khi các Tánh Phật đi vào hay thoát ra khỏi Tam Giới, có bị đi qua khu vực gần Mặt Trời hay không? Kính mong Bác vui lòng giải đáp giúp Con, con xin cảm ơn Bác rất nhiều.

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:

⭐️ Tánh Phật đi vào Trái Đất bằng con đường đấu hút của Hải Triều Âm của Tam Giới; do một Kim Thân Phật phân thân đưa vào.

Tánh Phật trở về Phật Giới bằng cón đường đầu đẩy cửa Hải Triều Dương của Tam Giới, do một Kim Thân Phật phân thân vào Trái Đất rước về nếu có Công đức Vô lượng; Còn nếu Công đức vừa hay ít, thì tự theo Hoa Tiêu của vị Phật ngự ở Tầng Bình Lưu rước về.

Nói tóm lại:

Các Nhà Khoa học họ không biết cấu trúc Tam Giới là gì?

Không biết cấu trúc Trái Đất là sao?

Không biết tổ chức Trái Đất như thế nào?

Không biết tổ chức thân Người có bao nhiêu thứ?

Không biết Tánh của con Người có mấy loại Tánh? mà Bác chỉ nó có 2 thứ Tánh chứ thực sự mỗi con Người có đến 5 thứ Tánh.

Không biết ở Trái Đất và Tam Giới có mấy loại điện…

Kể tất cả các Đạo ở Trái Đất này cũng không biết.

Trên Trái Đất này cũng không ai biết Đạo có mấy loại…

Căn bản:

Vật chất thấy giải thích được công dụng là Vật chất sáng.

Vật chất thấy nhưng không giải thích được công dụng là Vật chất tối.

Còn tất cả những gì có mà cấu trúc bằng Điện từ Âm – Dương thì các Nhà Khoa học không biết được.

Các Tôn Giáo hay Đạo Giáo cũng không ai biết được tổ chức của Cõi Vô hình kể cả các vị Giáo chủ của tất cả các Đạo ngoại trừ; Sư Phụ Thích Ca.

Cảm ơn cháu Nhàn đã hỏi.

Bác Nhân

Nguồn Thiền Tông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *