Thiền Tông Tân Diệu nơi Tinh hoa Hội tụ
Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là Soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc… Tháng 08/2021 loạt video Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông – Tuyệt Mật đầu tiên đã được xuất bản và các Video của Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam cho đến nay. Xin Trân trọng giới thiệu.
Thiền Tông Mạng XH Sách Giải đáp Album
✍️ Mục lục: Kinh Vô Tự – Giáo Lý Đạo Phật Khoa học Vật Lý Thiền Tông
⭐️ Càn khôn Vũ Trụ và Phật Giới👉 Xem
⭐️ Tam Giới – Hệ Mặt Trời👉 Xem
⭐️ Địa Giới và Trái Đất 👉 Xem
⭐️ Đạo ở Trái Đất 👉 Xem
⭐️ Quy luật Nhân – Quả – Luân hồi 👉 Xem
⭐️ Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam 👉 Xem
⭐️ Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông👉 Xem
⭐️ Chùa Thiền Tông Tân Diệu 👉 Xem
✍️ Mục lục: Thiền Tông Tân Diệu nơi Tinh hoa Hội tụ
⭐️ Chùa Thiền Tông Tân Diệu vì Cộng đồng 👉 Xem
⭐️ Chùa Thiền Tông Tân Diệu trên Truyền thông 👉 Xem
⭐️ Chùa Thiền Tông Tân Diệu 👉 Xem
⭐️ Quê Xưa trên Mạng Xã hội Toàn Cầu 👉 Xem
Thưa quý Thiền Tông Sư, Thiền Tông Gia, Phật Gia Thiền Tông, Phật Tử Thiền Tông và Quý độc giả gần xa.
Kính thưa Quý vị.
Tiếp theo truyền thống của người Việt Nam uống nước nhớ nguồn và cũng là một phần trong Tôn Chỉ tu tập của Chùa Thiền Tông Tân Diệu: có Bản thân lo cho Bản thân, có Dia đình lo cho Gia đình, có Tổ Quốc thì lo cho Tổ Quốc.
⭐️Vào ngày 13 tháng 01 năm 2024, trong Chương trình Gala trào Xuân 2024: Xuân ấm áp, Tết sẻ chia lần thứ ba.
Chùa Thiền Tông Tân Diệu được Thạc sĩ Trần Thị Hằng Nga, Viện trưởng Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng, ký Quyết định trao tặng Chứng nhận là nơi Lưu giữ và Bảo tồn Không gian Văn hóa Thiền Tông Việt Nam; song song đó Viện chủ Chùa Thiền Tông Tân Diệu – Thiền Tông Sư – Nguyễn Nhân, cũng được cấp Chứng nhận: Gương sáng Lưu giữ và Bảo tồn Phát triển Văn hóa Tâm linh Việt Nam.
✨Chúc mừng ông Nguyễn Công Nhân Trưởng Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu Xin mời Đại diện của Chùa Thiền Tông Tân Diệu.
⭐️Vào ngày 16 tháng 01 năm 2024, Trung tướng Hoàng Khánh Hưng – Chủ tịch Hội Hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ Việt Nam, cũng đã ký Quyết định trao tặng cho Thiền Tông Sư – Soạn giả Nguyễn Nhân – Viện chủ Chùa Thiền Tông Tân Diệu: Bảng vàng Vinh danh, do đã có Đóng góp tích cực vì Sự nghiệp Tri ân Liệt sĩ; Bằng khen vì đã có Đóng góp Xuất sắc trong Hoạt động Tri ân Liệt sĩ.
✨Ông Nguyễn Công Nhân – Trưởng Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu; số 273 ấp Chánh hội, Xã Tân Mỹ, Huyện Đức Hòa tỉnh Long An; xin Kính mời Trung tướng Hoàng Khánh Hưng Chủ tịch Hội Hỗ trợ Gia đình Việt Nam và Trung tướng Trần Tấn Hùng Phó Chủ tịch Hội lên cho Bảng vàng ghi danh.
⭐️Ngày 21 tháng 01 năm 2024, Chùa Thiền Tông Tân Diệu được Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Duy Thiệu – Chủ tịch Hội đồng Khen thưởng, Viện Nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, trao tặng Chứng nhận và Kỷ niệm chương: Vì Sự nghiệp Di sản Văn hóa Việt Nam.
✨Xin chúc mừng ông Nguyễn Công Nhân, là một người có rất nhiều những Đóng góp cho Xã hội và luôn đặt cái Tâm của mình hàng đầu. Hiện tại ông đã và đang giúp rất nhiều những Hoàn cảnh Đặc biệt Khó khăn; xin cảm ơn ông rất nhiều. Xin Kính mời Đại diện Chùa Thiền Tông Tân Diệu; xin được chúc mừng Đại diện của Chùa Thiền Tông Tân Diệu.
Kính thưa quý vị.
⭐️Vào ngày 24 tháng 8 năm 2024 vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị của Văn phòng Chính phủ tại Hà Nội. Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long và Tạp chí Tinh hoa Đất Việt, phối hợp với các Đơn vị liên quan đã Tổ chức Diễn đàn với Chủ đề: Tôn vinh Tinh hoa Giữ gìn Bản sắc vì Khát vọng một Việt Nam Thịnh vượng và Tôn vinh các Nghệ nhân, Danh nhân Tiêu biểu trong việc Giữ gìn các Bản sắc Văn hóa Dân tộc.
Đến tham dự Chương trình có Sự hiện diện của các Quý Lãnh Đạo, Quý Đại biểu, Khách quý là những: Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, Viện trưởng, các Nhà nghiên cứu và Nhà sử học….
Chùa Thiền Tông Tân Diệu cũng đã góp phần Tham gia Diễn đàn bằng bài Tham luận với Đề tài: Giữ gìn, Bảo tồn và Phát huy Giá trị Bản sắc Văn hóa của Dân tộc trong Thời kỳ Hội nhập, do Thiền Tông Sư Nguyễn Hoàng Anh Tuấn trình bày:
✨Tiếp theo Chương trình Ban Tổ chức xin Trân trọng giới thiệu và Kính mời ông Nuyễn Hoàng Anh Tuấn – Phó Chủ Chùa Thiền Tông Tân Diệu sẽ lên trình bày Tham luận của mình; xin được Trân trọng Kính mời ông.
Kính thưa Hội nghị,
Kính thưa Quý vị Đại biểu,
Trước hết khi Trình bày Tham luận của Tôi, Tôi xin gửi lời chúc tới Quý vị Lãnh Đạo, Quý vị Đại biểu và Hội nghị, một lời chúc Sức khỏe Trân trọng nhất ạ.
Với Đề tài: Gìn giữ Bảo tồn và Phát huy Giá trị Bản sắc Văn hóa của Dân tộc trong Thời kỳ Hội nhập.
Hôm nay, Tôi vinh dự được Tham luận tại Diễn đàn Tôn vinh Tinh hoa Giữ gìn Bản sắc Dân tộc vì Khát vọng một Việt Nam Thịnh vượng; đến đây Tôi cảm nhận được không khí yên lành, thân tình, ấm áp và Đặc biệt được gặp gỡ giao lưu với các vị Lãnh Đạo, Ban, Ngành các Quý vị Đại biểu tham dự ngày hôm nay.
Trước khi vào phần giới thiệu; Kính thưa Quý vị Đại biểu, Tôi là Nguyễn Hoàng Anh Tuấn – Thiền Tông Sư Anh Tuấn, Phó Viện chủ Chùa Thiền Tông Tân Diệu; tọa lạc tại số 273, Ấp Chánh hội, Xã Tân Mỹ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An.
Đây là một nơi, là một ngôi Chùa Thiền Tông Tân Diệu, gắn liền với lịch sử Quê hương Đất nước; được cố Thiền Tông Sư Ni Đức Thảo dựng lập vào năm 1956 và cũng là nơi nuôi giấu 67 chiến sĩ cách mạng, phục vụ cho công cuộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Kính thưa Quý vị Đại biểu; lịch sử Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; vào thế kỷ thứ 13 thì nước Việt Nam ta có Đức Vua Trần Nhân Tông đã để lại cho Dân tộc ta Quốc bảo, đó là cách dạy con người Việt Nam, cách giữ nước và dạy cho Đức Vua Trần Anh Tông về cách đánh giặt ngoại xăm và cũng vì đó Đức Vua Trần Nhân Tông cũng đã viết ra những cuốn sách về cho quan dân của nước Việt lúc bấy giờ, về các Hoạt động tín ngưỡng Văn hóa và Sự thật nơi Trái Đất này.
Và Đặc biệt, Đức Vua Trần Nhân Tông cũng có hơn 200 câu kệ nói về sự Ngộ Đạo của Ngài; mà Chúng tôi đã có nêu trong quyển sách: 36 vị Tổ sư Thiền Tông Ấn Độ – Trung Hoa và Việt Nam.
Việt Nam ta với nền Văn hóa trên 4.000 năm lịch sử; đặt trưng thì có Đức Vua Trần Nhân Tông đã hai lần chống giặt ngoại xâm, giặc Nguyên – Mông; chứng minh cho tinh Thần là Anh dũng – Bất khuất và Mưu trí của quân dân ta thời bấy giờ.
Đặc biệt, Ngài còn sáng lập nên Thiền Tông Trúc Lâm Yên Tử ở tỉnh Quảng Ninh, mà bây giờ vẫn còn Lưu giữ đến ngày hôm nay. Đây cũng được xem là Quốc bảo của Dân tộc ta và cũng là một cái Tôn vinh Tinh hoa mà Ngài đã để lại cho thế hệ sau.
Tiếp theo đó, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có dạy: Một Quốc gia dốt là một Quốc gia yếu, mà u mê là biểu hiện của sự dốt nát; một Dân tộc dựa dẫm Thánh – Thần không thể nào là một Dân tộc khỏe mạnh được.
Nếu Dân tộc nào mà không làm được điều này thì bản sắc Văn hóa của Dân tộc đó dần dần bị thui chột; làm yếu đi các giá trị Văn hóa riêng của từng Dân tộc và từ đó các nền Văn hóa ngoại lai sẽ lấn áp và chiếm lĩnh; biến Quốc gia đó thành lệ thuộc và tự đánh mất mình; trong quá trình Hiện đại ngày hôm nay.
Ngày nay, để Bảo vệ giá trị Văn hóa của Dân tộc nói chung và thời nhà Trần nói riêng; cũng như noi theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chùa Thiền Tông Tân Diệu Chúng tôi, được Viện chủ là Thiền Tông Sư Nguyễn Nhân đã biên soạn Giáo Lý rất rõ ràng.
Nội dung Giáo Lý đều khẳng định rằng: Người tu thành gì phải nói cho rõ ràng và thành rồi mục đích để làm việc gì cũng phải nói cho rõ, để không đi vào con đường Mê tín Văn hóa Tâm linh như hiện nay; qua đó thì sẽ giúp cho đầu óc của người dân Việt Nam mình được sáng suốt hơn và không còn Mê tín Dị đoan đó là phù hợp với bản sắc Văn hóa Dân tộc của Việt Nam của Chúng ta hiện nay.
Trong thời đại hiện nay, khi mà Thế Giới hội nhập về Kinh tế Văn hóa và nhiều lĩnh vực khác; việc gìn chữ bản sắc Văn hóa Dân tộc cũng trở nên vô cùng quan trọng; vì thế thì cần có sự chung tay và đồng hành tiến tới vì một Tương lai tốt đẹp.
Để thực hiện được điều này, thì Chúng ta cần phải thực hiện đúng các chính sách và biện pháp của Đảng, Nhà nước trong việc Bảo vệ và Phát triển những Di sản đó; các Cơ quan Quản lý Văn hóa cần có trách nhiệm đưa các biện pháp cụ thể và hiệu quả để Gìn giữ và Phát triển Văn hóa Dân tộc; đặc trưng là không để Mê tín Dị đoan tiếp diển.
Đồng thời, người dân cũng cần phải Tham gia và Đóng góp vào sự việc Tuyên truyền nhằm Gìn giữ và phổ biến Di sản Văn hóa việc của Dân tộc người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Đối với Chùa Thiền Tông Tân Diệu Chúng tôi những năm qua, Tôi là Thiền Tông Sư Anh Tuấn, cùng với tất cả các Thiền Tông Sư, Thiền Tông Gia, Phật Gia Thiền Tông và Phật Tử Thiền Tông ước tính khoảng 40.000 người; ngoài công việc là truyền trao nhau về những Giáo Lý về Đạo Phật; thì Chúng tôi cũng đã chia sẻ cho nhau về chủ trương của Đảng và Nhà nước, Pháp luật về Tôn Chỉ: không Mê tín Dị đoan, có Tổ Quốc phải lo cho Tổ Quốc, có Gia đình lo cho Gia đình và có Bản thân lo cho Bản thân và sống làm sao để đúng là một con người Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí –Tín.
Đó là yêu cầu cốt lõi của một người dân Việt Nam, bên cạnh việc giữ gìn và phát huy những Di sản Tinh hoa của Dân tộc; Chùa Thiền Tông Tân Diệu cũng rất chú trọng về công tác An sinh Xã hội; hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cả nước, chung tay vì người nghèo, không để bỏ lại ai phía sau.
Ngoài ra những năm qua, Chùa Thiền Tông Tân Diệu Chúng tôi cũng đã tích cực phối hợp với Chính quyền Địa phương, Tham gia quyên góp, hỗ trợ các Gia đình có Hoàn cảnh Khó khăn, ủng hộ Quỹ Khuyến học… ở Địa phương và các Tỉnh thành lân cận.
Đầu Xuân 2024, Chùa Thiền Tông Tân Diệu Chúng tôi đã đồng hành cùng Hội Cựu chiến binh thăm hỏi các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cũng như trao phần quà tới các Dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang.
Tháng 7/2024 vừa qua, Chùa Thiền Tông Tân Diệu cũng vinh dự được cùng các Quý vị Lãnh Đạo Đảng và Nhà nước thăm hỏi, trao tặng các phần quà nghĩa tình cho các Cựu chiến binh và Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Cược ở tỉnh Bắc Ninh, nhân dịp 77 năm ngày thành lập thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 1947 và 27 tháng 7 năm 2024.
Với những Đóng góp trong công tác Bảo tồn Di sản Văn hóa và tích cực Tham gia công tác Xã hội, An sinh Xã hội, Chùa Thiền Tông Tân Diệu được Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam công nhận là: Không gian Văn hóa Tâm linh và được trao Kỷ niệm chương vì đã có công Gìn giữ và Phát huy Giá trị Di sản Văn hóa của Dân tộc, cùng nhiều Bằng khen khác vào năm 2019.
Kính thưa Hội nghị
Vì thời gian không cho phép, Tôi xin dừng phần trình bày Tham luận của Chùa Thiền Tông Tân Diệu Chúng tôi tại đây.
Nếu có dịp, xin mời tất cả các Quý vị Đại biểu, một lần ghé thăm Chùa Thiền Tông Tân Diệu ở tỉnh Long An.
Trước khi dừng phần trình bày của Tôi, Tôi xin một lần nữa Kính chúc Quý vị Lãnh Đạo cùng toàn thể Đại biểu trong Hội trường ngày hôm nay, nhiều sức khỏe và hạnh phúc ạ.
✨Xin được Trân trọng cảm ơn bài phát biểu Tham luận của ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn – Phó Viện chủ Chùa Thiền Tông Tân Diệu và Kính thưa Quý vị, Chúng ta đã vừa được lắng nghe những bài Tham luận vô cùng ý nghĩa; một lần nữa xin mời quý vị Chúng ta hãy cùng nổ một tràng pháo tay thật lớn, để cảm ơn các bài để Tham luận vừa rồi ạ; xin Cảm ơn Quý vị.
Đồng thời nhân dịp này Chùa Thiền Tông Tân Diệu cũng nhận được Bằng Chứng nhận và Kỷ niệm chương vì đã có Đóng góp tích cực trong Hoạt động Bảo vệ và Phát huy Di sản Văn hóa Tín ngưỡng Tôn giáo.
✨Đại diện Chùa Thiền Tông Tân Diệu địa chỉ 273 Ấp Chánh hội, Xã Tân Mỹ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An, sẽ lên sân khấu để nhận Vinh danh
⭐️Đài truyền hình Hà Nội cũng đã phát sóng và đưa tin về sự kiện Diễn đàn này, Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu Chúng tôi xin được chia sẻ cùng Quý vị, ngay sau đây:
✨Nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, 23 tháng 11 năm 2024 và hướng tới Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển Văn hóa giai đoạn 2025 – 2035; Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long đã tổ chức Chương trình Diễn đàn với Chủ đề: Tôn vinh Tinh hoa Gìn giữ Bản sắc vì Khát vọng một Việt Nam Thịnh vượng và Tôn vinh các Nghệ nhân, Danh nhân tiêu biểu trong Lĩnh vực Gìn giữ các Bản sắc Di sản Văn hóa Dân tộc.
⭐️Tại Diễn đàn các Đại biểu là các Nghệ nhân, Danh nhân và các Nhà Hoạt động Văn hóa đã có những bài Tham luận về Di sản Văn hóa cũng như Vai trò Gìn giữ Di sản Văn hóa trong Thời đại Thế Giới Hội nhập, trong quá trình xây dựng Đất nước Phát triển thì việc Gìn giữ Văn hóa đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy Phát triển Kinh tế, nhưng đồng thời phải luôn Gìn giữ giá trị Văn hóa truyền thống Dân tộc.
✨Trong thời gian vừa qua thì Việt Nam cũng đã có những thành tựu trong công việc Bảo vệ Bảo tồn phát huy giá trị Di sản.
Tuy nhiên, thì còn rất là nhiều những cái Di tích lịch sử Văn hóa đang bị xuống cấp; rồi các Di sản Văn hóa phi vật thể đang bị mai một; thế mà trong cái công cuộc đó thì vai trò các Nghệ nhân là cực kỳ quan trọng; Nghệ nhân chính là linh hồn của các cái Di sản; từ những cái Di sản ở các cái làng nghề truyền thống; cho đến những Di sản trong các cái Y học Cổ truyền, Y học Dân tộc; rồi những cái thực hành Tôn giáo, Tín ngưỡng.
⭐️Trong những năm qua, nhiều Nghệ nhân của Việt Nam đã và đang có những Đóng góp lớn trong việc Gìn giữ và phát huy các giá trị Di sản Văn hóa; họ là những người đi đầu trong các phong trào giữ gìn bản sắc Văn hóa Dân tộc.
✨Muốn để mà Gìn giữ Tinh hoa bản sắc Dân tộc Việt Nam thì mình phải hiểu được một cái sườn, một cái thước đo cơ bản.
Thế nào là Tinh hoa, Tôi đã từng Tham gia nhiều diễn đàn nhưng mà hôm nay Tôi thấy Diễn đàn Tôn vinh Tinh hoa này của của của Ban Tổ chức thực hiện rất tốt, rất hay và rất có ý nghĩa.
✨Chúng tôi vẫn duy trì cái Truyền thống là phối hợp cùng với các Tổ chức Xã hội thực hiện các Công tác Từ thiện hay là quan tâm đến các cái Gia đình chính sách và nhiều Hoạt động khác để cùng chung tay với Chính phủ với Đảng và Nhà nước là xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
⭐️Tại Chương trình cũng đã biểu dương và Tôn vinh các Cá nhân, Nghệ nhân có nhiều thành tích trong phong trào Gìn giữ và phát huy giá trị Di sản Văn hóa.
Video: Tổng hợp của Chùa Thiền Tông Tân Diệu (11/2024)
⭐ Năm 2024
Chùa Thiền Tông Tân Diệu được Vinh danh và Tham luận tại: Diễn đàn Tôn vinh Tinh hoa, giữ gìn bản sắc Dân tộc vì một Việt Nam Thịnh vượng, diễn ra ngày 24/8/2024 tại Hà Nội.
Hình ảnh:
✍️Chùa Thiền Tông Tân Diệu được Vinh danh tại Diễn đàn vì Cộng đồng Châu Á – Thái Bình Dương – Tự cường – Thịnh vượng, diễn ra ngày 17/8/2024 tại Hà Nội.
Hinh ảnh:
Video: Chùa Thiền Tông Tân Diệu được Biểu dương vì Cộng đồng (09/2024)
Nguồn Thiền Tông
✍️ Mục lục: Thiền Tông Tân Diệu nơi Tinh hoa Hội tụ 👉 Xem lại
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với Kênh và Nhóm trên Telegram