Sách Tâm LinhNewsSlide

Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa

✍️ Mục lục: Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa 

Chương 4: Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần

Mục lục

1. Thuyết tiến hóa bỏ qua phương diện tinh thần
1.1 Nội tạng nhân thể mà con người nhìn thấy
1.2 Tế bào người dưới kính hiển vi
1.3 Kết cấu vi quan hơn của nhân thể
1.4 Hạn chế của khoa học thực chứng
1.5 Nghiên cứu của văn hóa truyền thống đối với tinh thần và năng lượng của con người

2. Tinh thần là một loại tồn tại vật chất
2.1 Điện não đồ trắc nghiệm được tinh thần
2.2 Phiên bản hiện đại của “độc tâm thuật”
2.3 Tinh thần có thể di truyền
2.4 Tinh thần có thể chuyển dịch

3. Tinh thần tồn tại tương đối độc lập với bộ não
3.1 Gợi ý từ “Nghiên cứu về các nữ tu”
3.2 Nghiên cứu về “người không não”
3.3 Ý thức của con người rốt cuộc đến từ đâu?
3.4 Người từng đạt giải Nobel cho rằng tinh thần (hay linh hồn) tồn tại độc lập với bộ não
3.5 Tinh thần chỉ huy bộ não
3.6 Tinh thần của con người không thể từ tiến hóa mà thành

4. Tinh thần có thuộc tính năng lượng
4.1 Cơ thể con người có trường năng lượng
4.2 Tinh thần ảnh hưởng đến trường năng lượng của cơ thể con người

5. Tinh thần ảnh hưởng đến sức khỏe con người
5.1 Tinh thần ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào
5.2 Căng thẳng và cảm xúc ảnh hưởng đến sức khỏe
5.3 Tính cách ảnh hưởng đến sức khỏe
5.4 Quan niệm đạo đức ảnh hưởng đến sức khỏe con người
5.5 Ngồi thiền có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần
5.6 “Quan điểm toàn diện về thân và tâm” với tinh thần làm chủ đạo


Vào năm 399 trước Công nguyên, vì bị cáo buộc các tội danh như “bất kính với các vị Thần của Athens”, “làm hư hỏng những người trẻ tuổi của Athens”, v.v. Socrates lúc đó 70 tuổi đã bị kết án tử hình bằng thuốc độc. Năm 1787, dựa trên giai thoại lịch sử này, họa sĩ người Pháp Jacques-Louis David (1748~1825) đã sáng tác ra bức tranh sơn dầu cổ điển “Cái chết của Socrates” (tiếng Pháp: La Mort de Socrate).

Trong bức tranh sơn dầu cổ điển “Cái chết của Socrates,” Socrates đã đối mặt với cái chết một cách bình thản. Bức tranh hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York. (Ảnh: Tài sản công)
Trong bức tranh sơn dầu cổ điển “Cái chết của Socrates,” Socrates đã đối mặt với cái chết một cách bình thản. Bức tranh hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York. (Ảnh: Tài sản công)

Trong tranh, khuôn mặt của Socrates trông rất tươi sáng, không lộ vẻ bất bình, sợ hãi hay thương tâm. Ông tin vào sự bất tử của linh hồn. Động tác chỉ tay lên trời cho thấy sự kiên định không bị dao động bởi sinh tử. Trong khi bình tĩnh duỗi cánh tay phải của mình về phía thuốc độc, ông vẫn thảo luận về triết học với các học trò và những người khác như thường lệ, chỉ có điều chủ đề lần này là liên quan đến “tử vong.”

Cách đây hơn 2,400 năm, triết gia Socrates đã để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người bằng phong thái phi thường điềm tĩnh trước cửa tử, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Tại sao ông có thể làm được như vậy? Bởi vì Socrates ý thức được rằng con người không chỉ là cơ thể vật chất có thể nhìn thấy bằng mắt thường, mà tinh thần của con người là tồn tại độc lập với cơ thể vật chất, và tử vong không phải là sự kết thúc của sinh mệnh. Dù nhục thể tử vong nhưng tinh thần của con người vẫn tồn tại ở trong một không gian mà mắt thường không thể nhìn thấy.

Con người là sinh mệnh hoàn chỉnh đồng thời có hai loại thuộc tính – vật chất và tinh thần. Thân thể vật chất bao gồm những cấu trúc có thể nhìn thấy bằng mắt thường như cơ bắp, xương cốt, ngũ quan, tứ chi v.v. Còn tinh thần thì bao hàm rất nhiều mặt như tư tưởng, cảm xúc, tình cảm, tính cách, đạo đức v.v. Vô số nghiên cứu khoa học đã chứng minh một cách mạnh mẽ rằng tinh thần con người không chỉ tồn tại, mà mỗi thời mỗi khắc đều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con người.

Trong ba chương trước, chúng tôi đã bác bỏ giả thuyết “con người tiến hóa từ khỉ” của Darwin từ góc độ sinh học. Giả thuyết của ông còn một thiếu sót quan trọng khác, đó là nó hoàn toàn bỏ qua đặc điểm tinh thần của con người. Nếu một người bị mất đi kết cấu hoặc chức năng của một số cơ quan trong cơ thể do bệnh tật, thì người này vẫn có thể sống sót. Nhưng nếu một người mất đi tinh thần thì không còn là một người “đang sống” nữa. Ví như “người thực vật” có thể duy trì các hoạt động sống với sự trợ giúp của kỹ thuật y tế, nhưng tinh thần thì đã biến mất. Người như vậy chỉ còn lại thể xác. Từ góc độ thể xác, người này chưa tử vong, nhưng từ góc độ tinh thần, người này đã không còn tồn tại. Darwin đã bỏ qua sự tồn tại của “tinh thần” con người, cũng chính là bỏ qua bản chất sinh mệnh của con người.

Nói đến tinh thần, do chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật, “nhìn thấy thì mới tin,” người ta thường cho rằng tinh thần là một loại phi vật chất, đối lập với “vật chất.” Nhưng trên thực tế, tinh thần là một loại vật chất. Nó không những không đối lập với nội hàm của vật chất mà còn có cùng một thuộc tính.

Tinh thần con người là một loại vật chất thực sự tồn tại. Mắt người không thể nhìn thấy tinh thần, nhưng tinh thần có thể được phát hiện bằng các công cụ khoa học. Nó có thể di truyền, có thể được cơ thể ghi nhớ, và thậm chí có thể được chuyển dịch thông qua cấy ghép nội tạng.

Có một trường hợp nghiên cứu khoa học thực tế như sau: Cháu bé 16 tháng tuổi tên là Jerry không may bị chết đuối. Một đứa trẻ 7 tháng tuổi khác, Carter, mắc một dạng tứ chứng Fallot hiếm gặp (một loại bệnh tim bẩm sinh) và cần được cấy ghép nội tạng để tiếp tục sống. Trái tim của Jerry đã được cấy ghép cho Carter. Sau khi Carter tiếp nhận trái tim của Jerry, bất cứ khi nào mẹ của Jerry ở bên Carter, bà đều có thể cảm thấy như Jerry vẫn còn sống. Trong khi đó, mẹ của Carter cảm thấy con trai của bà không còn là người con ban đầu nữa.

Sau khi phân tích một số lượng lớn các trường hợp như vậy, các khoa học gia đã kết luận: tư tưởng hoặc tính cách của chúng ta cũng được lưu trữ trong các cơ quan của cơ thể giống như một loại vật chất. Nói cách khác, cơ thể của chúng ta không gì khác hơn là một phương tiện tải thể của loại vật chất như tinh thần hoặc tư tưởng. Nếu tinh thần không phải là một loại vật chất, thì làm sao nó có thể được lưu trữ hoặc thậm chí dịch chuyển theo các cơ quan như não hoặc tim của cơ thể chúng ta?

Dự án “nghiên cứu nữ tu” (Nun Study) là một dự án nghiên cứu kinh điển về bệnh Alzheimer. Nghiên cứu này phát hiện có một số người sống cả đời mà không mắc chứng mất trí nhớ, mặc dù não của họ đã bị thoái hóa khá nhiều. Nữ tu Mary là một ví dụ điển hình. Mặc dù não của bà có rất nhiều tổn thương điển hình của bệnh Alzheimer, chẳng hạn như các đám rối sợi thần kinh và lắng đọng amyloid, nhưng bà vẫn có điểm kiểm tra nhận thức rất cao trước khi qua đời ở tuổi 101. Dự án nghiên cứu này cho thấy khi những thay đổi bệnh lý xảy ra trong cấu trúc của não, bộ não cũng không nhất thiết sẽ phát sinh sự thoái hóa về chức năng. Trạng thái tinh thần của một người không nhất thiết phải do cơ thể quyết định, hơn nữa nó dường như còn giúp chống lại hậu quả của các cấu trúc bệnh biến.

Năm 1980, tạp chí “Science” đã thuật lại một trường hợp y tế đáng kinh ngạc về một sinh viên đại học đạt thành tích xuất sắc với bằng danh dự hạng nhất về toán học. Chỉ số IQ của cậu là 126, và các kỹ năng xã hội hoàn toàn bình thường. Có một lần, các bác sĩ nhận thấy đầu của cậu hơi to hơn bình thường và đã quét não của cậu. Kết quả thật bất ngờ: Mô não của sinh viên này đã bị co lại nghiêm trọng đến mức chỉ dày 1mm, mà mô não bình thường dày đến 4.5cm. Sau khi bị não úng thủy nặng, não của cậu đã bị teo lại, gần như trở thành người không có não, được mọi người gọi là “người không có não.”

Trường hợp về “người không có não” này cho thấy hiểu biết của chúng ta về hoạt động của bộ não vẫn còn rất hữu hạn. Chúng ta thường cho rằng tinh thần của con người được sản sinh ra trong não bộ. Điều này kỳ thực không đúng. Vậy, nếu ý thức, khả năng nhận thức và trí tuệ của con người không đến từ bộ não, thì ý thức của con người rốt cuộc đến từ đâu?

Các nhà thần kinh học cho rằng cơ thể con người có một “bộ não sâu” vô hình, ý thức có thể được “lưu trữ ở một số dạng hạt hạ nguyên tử cực kỳ nhỏ.” Mặc dù thành phần vật chất này vẫn chưa được các nhà hóa sinh và sinh lý học biết đến, nhưng có lẽ nó đã được lưu trữ “bên ngoài cơ thể chúng ta.”

Sir John Carew Eccles, nhà sinh lý học thần kinh người Úc đạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học vào năm 1963, đã trả lời câu hỏi này một cách chắc chắn rằng: Con người có một “ý thức” phi vật chất, độc lập với bộ não, gọi là “linh hồn,” và “linh hồn” có thể tách rời khỏi cơ thể.

Nếu ví bộ não với phần cứng và phần mềm chính của máy điện toán, thì tinh thần có thể ví với “chủ nhân” điều hành máy điện toán. Tinh thần giống như một người chỉ huy, chỉ đạo bộ não hoạt động bằng cách nhập thông tin chỉ dẫn cho bộ não. Mối quan hệ giữa tinh thần và thể xác giống như một vở múa rối. Thứ mà khán giả nhìn thấy là màn biểu diễn của nhục thân trên sân khấu, nhưng điều thực sự khởi tác dụng chính là “tinh thần” đang điều khiển con rối ở sau sân khấu.

Tinh thần không chỉ có thuộc tính vật chất, mà còn có thuộc tính năng lượng độc đáo, có thể ảnh hưởng đến trường năng lượng của cơ thể con người.

Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh, cơ thể con người có một trường năng lượng. Khi ngón trỏ của những người yêu nhau chạm vào nhau, ánh sáng phát ra từ các đầu ngón tay sẽ tạo ra một kết nối giống như tia chớp. Khi quý vị nói “Anh yêu em” với người bạn đời thân thiết của mình, một khối năng lượng vật chất sẽ được giải phóng khỏi lồng ngực và bay về phía đối phương. Điều này giống như cảnh trong phim viễn tưởng, nhưng đó là một hiện tượng vật lý có thật. Những cảm xúc tích cực và tiêu cực khác nhau đều có thể ảnh hưởng đến trường năng lượng của cơ thể con người. Nhạc rock có tác động tiêu cực đến trường năng lượng của cơ thể con người, còn nhạc cổ điển có thể sinh ra tác động tích cực.

Là một bộ phận quan trọng của cơ thể con người, tinh thần cũng đang mỗi thời mỗi khắc ảnh hưởng đến kết cấu vật chất và sức khỏe của con người. Không chỉ căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà tư tưởng, tính cách, quan niệm đạo đức cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu một người có thái độ tử tế và trung thực, thì khả năng miễn dịch và trạng thái sức khỏe của người đó thông thường sẽ khá tốt. Nếu quý vị có thể thường xuyên suy nghĩ về mục đích và ý nghĩa của cuộc sống, quý vị sẽ có thể tăng cường khả năng miễn dịch, giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong. Điều này có thể giúp quý vị kéo dài tuổi thọ.

Một trạng thái tinh thần tích cực, đặc biệt là những giá trị đạo đức tốt, có thể cải thiện sức khỏe và đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống. Giả thuyết tiến hóa sai lầm của Darwin không chỉ có 13 lỗi chính, mà còn bỏ qua một yếu tố quan trọng là “tinh thần.” Đây là một thành phần quan trọng của cơ thể con người, đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và sức khỏe của con người. Chính là đã bỏ qua bản chất của sinh mệnh.

Chúng ta hãy cùng khám phá một bộ phận quan trọng của cơ thể con người mà “giả thuyết tiến hóa” không đụng chạm tới, nhưng nó lại thực sự tồn tại. Đó là thế giới tinh thần của con người.

1. Giả thuyết tiến hóa bỏ qua phương diện tinh thần

Con người là một sinh mệnh hoàn chỉnh đồng thời có cả hai loại thuộc tính vật chất và tinh thần. Cơ thể vật chất bao gồm những cấu trúc có thể nhìn thấy bằng mắt thường như cơ bắp gân cốt, ngũ quan tứ chi; còn tinh thần bao hàm rất nhiều mặt như tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, tính cách, đạo đức, v.v.

Khoa học thực nghiệm chủ yếu giới hạn trong việc nghiên cứu sinh mệnh trong thế giới vật chất mà mắt người có thể “nhìn thấy” và các công cụ đo lường hiện có. Quá trình này được cập nhật liên tục thuận theo sự phát triển của công nghệ. Tuy nhiên, sự hiểu biết của con người về các hiện tượng tinh thần còn kém xa so với việc nghiên cứu các vật chất thông thường.

Mặc dù giả thuyết tiến hóa của Darwin trông giống như một giả thuyết khoa học, nhưng chúng tôi đã chỉ ra rõ ràng các vấn đề khác nhau của nó trong ba chương trước. Trên thực tế, nó hoàn toàn vi phạm các nguyên tắc khoa học cơ bản như tôn trọng sự thật v.v.

Giả thuyết tiến hóa vi phạm các nguyên tắc khoa học ở ít nhất 13 khía cạnh: (1) Lấy cục bộ để khái quát toàn bộ; (2) Lẫn lộn về khái niệm; (3) Nghiệm chứng thất bại; (4) Vi phạm quy luật tự nhiên; (5) Con người không phải tiến hóa từ khỉ; (6) không phải “tiến hóa từ từ” mà là “đột ngột bùng nổ”; (7) không phải “chọn lọc tự nhiên” mà là “thiết kế có chủ ý”; (8) Nhìn thì giống như “thoái hóa cấu trúc,” thực ra đều là “có tác dụng lớn”; (9) Không phải là “cạnh tranh tàn khốc” mà là “cộng sinh cùng có lợi”; (10) Không phải “sự thật khoa học” mà là “lừa dối, giả mạo”; (11) Sự phức tạp và hiệu quả của sinh mệnh trực tiếp phủ định “tiến hóa”; (12) gene đi ngược lại “thuyết tiến hóa”; (13) “Cây phát sinh hệ thống” là một cây giả tưởng không có cơ sở.

Giả thuyết tiến hóa của Darwin còn có một điểm thiếu sót rất quan trọng. Đó là nó hoàn toàn bỏ qua đặc tính tinh thần của con người.

Để hiểu rõ hơn phần nội dung này, trước hết chúng ta hãy điểm lại các giai đoạn phát triển và lịch sử trong việc tìm hiểu cơ thể người dưới sự chỉ dẫn của khoa học thực nghiệm.

1.1 Nội tạng nhân thể mà con người nhìn thấy

Vào thời cổ đại, hầu hết các nền văn minh cổ đại trên thế giới đều mang tâm kính sợ đối với cơ thể người [270], đem cơ thể con người và tinh thần, linh hồn liên hệ với nhau, không dám tùy tiện giải phẫu cấu trúc cơ thể người.

Nếu một người bị mất đi cấu trúc hoặc chức năng của một số cơ quan trong cơ thể do bệnh tật, thì người đó vẫn có thể sống sót. Còn một cá nhân không có suy nghĩ hoặc linh hồn, hoặc một người thực vật nằm trên giường và không thể di chuyển, thì không thể được xem là một cá thể sinh mệnh hoàn chỉnh, mà tương đương với “một khối thịt” theo một ý nghĩa nào đó.

Vào năm 300 trước Công nguyên, bác sĩ người Alexandrian Herophilus [271], được biết đến như là cha đẻ của giải phẫu học, đã giải phẫu một thi thể người. Đây là nghiên cứu đầu tiên về giải phẫu người được ghi chép lại. Vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, bác sĩ người Hy Lạp Galenus đã chỉnh lý lại những phát hiện của các nhà giải phẫu học. Đến thế kỷ 16, họa sĩ kiêm khoa học gia người Ý Leonardo da Vinci (1452-1519) [272] đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về giải phẫu và vẽ rất nhiều hình ảnh về giải phẫu người, mở đường cho nghiên cứu giải phẫu sau này của bác sĩ người Bỉ Andreas Vesalius (1514-1564) [273].

Tác phẩm “De Humani Corporis Fabrica Libri Septem” (Về cấu trúc cơ thể con người qua bảy cuốn sách) của Andreas Vesalius là một cuốn sách giáo khoa giải phẫu có hình minh họa [274]. Nó đã cung cấp những mô tả khá chính xác về xương, cơ, mạch máu, dây thần kinh và các hệ thống khác của thân thể con người.

Hình minh họa trong cuốn “De Humani Corporis Fabrica Libri Septem” của Vesalius. (Ảnh: Tài sản công)
Hình minh họa trong cuốn “De Humani Corporis Fabrica Libri Septem” của Vesalius. (Ảnh: Tài sản công)

1.2 Tế bào người dưới kính hiển vi

Với việc phát minh ra kính hiển vi, con người đã bắt đầu nhìn thấy những cấu trúc nhỏ bé mà trước đây chưa từng được biết đến. Nhà sản xuất kính Hà Lan Zacharias Janssen sinh năm 1585 được cho là đã chế tạo ra một trong những kính hiển vi phức hợp đầu tiên vào khoảng năm 1600, có khả năng phóng đại các vật thể lên gấp 20 hoặc 30 lần kích thước bình thường của chúng. [275]

Vào những năm 60 của thế kỷ 17, các thấu kính được đánh bóng bằng tay chất lượng cao có thể phóng đại các vật thể lên tới 200 lần. Khoa học gia người Hà Lan Antonie van Leeuwenhoek (1632-1723) đã quan sát được mô động thực vật, tế bào người, khoáng chất, hóa thạch và rất nhiều những thứ chưa từng thấy khác dưới kính hiển vi. Ông là người đầu tiên sử dụng “tế bào” để mô tả tất cả các sinh vật sống bao gồm con người, động vật và thực vật. [276]

Kể từ những năm 1830 trở đi, thuận theo sự nâng cấp liên tục của kính hiển vi, độ phân giải của thiết bị này đã được cải thiện rất nhiều. Vào khoảng những năm 1838-1839, nhà thực vật học người Đức Matthias Jakob Schleiden (1804-1881) [277] và nhà sinh lý học người Đức Theodor Schwann (1810-1882) [278] đã bắt đầu nhận ra tế bào [279] là đơn vị cơ bản của tất cả các mô sinh học.

Cuốn sách được xuất bản vào năm 1839 của Schwann “Nghiên cứu bằng kính hiển vi về sự giống nhau của cấu trúc và sự phát triển ở động vật và thực vật” (tiếng Đức: Mikroskopische Untersuchungen über die Uebereinstimmung in der Struktur und dem Wachsthum der Thiere und Pflanzen) đã được xem là một cột mốc đặt nền móng cho ngành sinh vật học hiện đại. [280]

Nhà nghiên cứu bệnh học người Đức Rudolf Virchow (1821-1902) là người đầu tiên áp dụng lý thuyết tế bào để giải thích tác động của bệnh tật lên các cơ quan và mô của cơ thể, đồng thời cho rằng bệnh tật không xuất hiện ở các cơ quan hoặc mô, mà thay vào đó, nó chủ yếu xuất hiện ở trong tế bào. Ông đã tạo ra một khái niệm mới về bệnh học hiện đại. Vì vậy, ông được xưng là “cha đẻ của bệnh học hiện đại.” [281]

Những người ở thời Darwin nhận thức cấu trúc của cơ thể con người chủ yếu từ kiến ​​​​thức về các cơ quan nhìn thấy bằng mắt thường. Thời điểm đó, cánh cửa dẫn đến sự hiểu biết về lĩnh vực vi quan – tế bào – cũng vừa mới mở ra, hiểu biết của mọi người về các cấu trúc vi quan hơn thậm chí còn rất ít.

Mọi người dùng kính hiển vi để quan sát tế bào. Phải thừa nhận rằng đây là một tiến bộ. Tuy nhiên, chưa có loại kính hiển vi nào có thể giúp con người nhìn thấy toàn cảnh cơ thể người ở cấp độ tế bào. Những nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của phương pháp luận khoa học thực nghiệm càng vi mô, càng chi tiết bao nhiêu thì càng mất đi tính toàn vẹn bấy nhiêu. Đây là khiếm khuyết cố hữu mà khoa học thực nghiệm mang đến.

Hình ảnh các tế bào được nhìn thấy dưới kính hiển vi của nhà sinh lý học người Đức Theodor Schwann (Ảnh: Tài sản công)
Hình ảnh các tế bào được nhìn thấy dưới kính hiển vi của nhà sinh lý học người Đức Theodor Schwann (Ảnh: Tài sản công)

1.3 Kết cấu vi quan hơn của nhân thể

Thuận theo việc không ngừng khám phá sâu hơn về thế giới vật chất, thì nhận thức của mọi người về khái niệm cơ thể con người cũng bắt đầu đi vào một lĩnh vực ngày càng vi mô.

Đến thời hiện đại, với sự phát triển của công nghệ kính hiển vi điện tử và công nghệ sinh học phân tích hiện đại, người ta đã phát hiện tế bào là do nhiều phân tử khác nhau tổ thành [282], bao gồm các phân tử sinh học như protein, acid nucleic, v.v. cũng như các phân tử nước, muối vô cơ, v.v.

Ví dụ, phân tử protein [283] là do 20 loại phân tử acid amin tổ thành, mỗi phân tử acid amin đều do một gốc amin (-NH2) liên kết với một gốc cacboxyl (-COOH) và các nguyên tử khác. Cấu trúc cơ bản của acid nucleic là nucleotide [284]. Mỗi phân tử nucleotide bao gồm một phân tử đường năm carbon, một nucleobase và một hoặc nhiều gốc phosphat.

Vào năm 1808, nhà khí tượng học và hóa học người Anh John Dalton (1766-1844) [285], người tiên phong trong việc phát triển lý thuyết nguyên tử hiện đại, đã xuất bản cuốn “Hệ thống triết học hóa học mới” (New System of Chemical Philosophy). Trong đó, ông đã đưa ra lý thuyết nguyên tử, cho rằng tất cả các nguyên tố hóa học đều là do một hạt rất nhỏ không thể phân chia (nguyên tử) tổ thành. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố đều có cùng kích thước, khối lượng và tính chất.

Tuy nhiên, do hạn chế của các điều kiện kỹ thuật khách quan, Dalton không thể làm sáng tỏ cấu trúc của bản thân nguyên tử. Mãi cho đến khi phát hiện ra các hạt cơ bản và khái niệm lượng tử ra đời, mô hình lý thuyết nguyên tử hiện đại mới dần được xác lập.

Năm 1811, nhà vật lý người Ý Romano Amedeo Carlo Avogadro (1776-1856) [286] cho rằng phân tử là đơn vị nhỏ nhất quyết định vật chất, phân tử được tạo thành từ các nguyên tử. Cùng với thuyết nguyên tử của Dalton, phát hiện này đã hình thành nên thuyết “nguyên tử-phân tử” giải thích cấu tạo vi quan của vật chất. Ông đã đưa ra “Định luật Avogadro,” cho rằng dưới cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, một thể tích khí bằng nhau chứa một số lượng phân tử bằng nhau.

Năm 1869, khoa học gia người Nga Mendeleev (1834-1907) đã công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố [287], trong đó sắp xếp tổng cộng 118 loại nguyên tử đã được phát hiện. Dù là phân tử protein hay phân tử acid nucleic, thì đều là do các loại nguyên tử như carbon (C), hydro (H), oxy (O), nito (N) và các nguyên tử khác tổ thành.

Trước đây, người ta cho rằng nguyên tử là không thể phân rã. Năm 1897, Joseph Thomson (1856-1940) [288] đã phát hiện nguyên tử không phải là hạt nhỏ nhất. Nguyên tử là do hạt nhân nguyên tử và electron tổ thành [289]. Sau đó, người ta lại phát hiện hạt nhân nguyên tử bao gồm neutron [290] và proton [291]. Về sau, lại phát hiện ra nhiều hạt vi quan hơn, chẳng hạn như quark [292], neutrino [293], v.v. Mãi cho đến hiện tại, các nhà vật lý vẫn chưa khám phá ra rốt cuộc hạt vi mô bản nguyên nhất và không thể phân chia được là gì.

Với sự đột phá trong nhận thức của nhân loại về thế giới vật chất, trong tương lai, nếu con người khám phá ra các cấp độ khác của các thành phần cơ thể con người, hoặc tìm ra một cách tốt hơn để quan sát bức tranh tổng thể của mỗi một bộ phận trên cơ thể, thì sự hiểu biết của nhân loại về cơ thể con người sẽ được được làm mới lại.

1.4 Hạn chế của khoa học thực chứng

Chiểu theo tốc độ phát triển và phương tiện kỹ thuật của vật lý hiện đại, con người sẽ mất bao nhiêu năm để thực sự hiểu được bản nguyên vật chất và bức tranh toàn cảnh về cơ thể con người? Hơn nữa, vật lý hiện đại đã gặp phải một nút cổ chai về mặt kỹ thuật, dường như rất khó đột phá để tiến vào thế giới vật chất vi quan hơn. Giống như một người đang dùi vào trong sừng bò, đi vào trong ngõ cụt vậy. Cũng đã đến lúc con người phải suy ngẫm lại về phương pháp nghiên cứu khoa học.

1.4.1 Nhìn thấy mới tin

Khoa học thực nghiệm được thành lập dưới hệ tư tưởng chỉ đạo “nhìn thấy mới tin,” nên nó có những hạn chế cố hữu về mặt phương pháp. Đối với bất kỳ vật thể nào, trước tiên con người phải nhìn thấy hoặc “phát hiện” bằng kính hiển vi, kính viễn vọng và các dụng cụ khác thì mới đi nghiên cứu, nếu không sẽ không thừa nhận sự tồn tại của nó, càng không nói đến việc nghiên cứu.

Phương pháp này có những hạn chế rõ ràng. Ví dụ, khi dùng công cụ để thăm dò thế giới vật chất, thì chỉ có thể phát hiện những thứ trong phạm vi độ chính xác đo lường của công cụ. Nếu quý vị sử dụng thước đo mét có thang đo tối thiểu là một milimet, thì không thể đo được kích thước của một vật thể một micromet hoặc một nanomet.

Vì vậy, trong quá trình khám phá những bí ẩn của sinh mệnh hay thế giới khách quan bằng các phương tiện khoa học thực nghiệm hiện có, con người sẽ không tránh khỏi việc bỏ qua những thành phần vật chất khách quan “thực sự tồn tại” nhưng không thể đo thấy được. Bất kỳ khoa học gia nào có tinh thần khoa học thực sự đều sẽ không phủ nhận sự thật hiển nhiên này.

1.4.2 Mất tính tổng thể

Ý tưởng cốt lõi của hệ thống sinh vật học hiện đại là “Chủ nghĩa rút gọn” (Reductionism) trong triết học . Nó được mô tả như một lập trường triết học để khám phá tri thức, giải thích các hệ thống phức tạp bằng các bộ phận của chúng. Trong bối cảnh sinh vật học, chủ nghĩa rút gọn có nghĩa là cố gắng giải thích tất cả các hiện tượng sinh học theo các quá trình sinh hóa và phân tử. [294]

Kể từ nửa sau thế kỷ 20, những thành công đạt được sau khi áp dụng các phương pháp rút gọn trong sinh học phân tử là không thể phủ nhận, nhưng chủ nghĩa rút gọn không thể tiến hành nhận thức toàn diện về chỉnh thể cơ thể con người. Hiện tại, không có phương pháp thăm dò hoặc công cụ lý tưởng nào có thể giúp mọi người hiểu được bức tranh tổng thể về cơ thể con người. Nắm vững một phần không có nghĩa là hiểu được toàn bộ.

Mọi người có thể đã từng thấy hiện tượng này: một đồng xu được giữ bởi sức căng bề mặt của nước sẽ không chìm xuống đáy; một khi đồng xu bị đẩy xuống dưới mặt nước, nó sẽ chìm xuống. Côn trùng có thể đi trên mặt nước, giống như biểu diễn trên sân khấu.

Đây là hiện tượng sức căng bề mặt (surface tension), tức là bề mặt của chất lỏng gần giống hình cầu, giống như một màng đàn hồi bị kéo căng, có một loại lực đàn hồi. Chúng ta biết cấu trúc của các phân tử nước, nhưng chúng ta không thể dự đoán sức căng bề mặt từ kiến ​​thức về cấu trúc của từng phân tử nước. Sức căng bề mặt này là một hiện tượng vĩ mô phản ánh hành vi nổi lên của các phân tử chất lỏng (emergent behavior). [295]

Các nhà sinh học lý thuyết như Stuart Kauffman đã nhấn mạnh rằng, các hệ thống phức tạp sở hữu khả năng sinh ra các đặc tính mới, mà những đặc tính mới này không thể dự đoán được bằng cách kiểm tra các thành phần riêng lẻ.

Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle từng nói rằng “tổng thể lớn hơn tổng các bộ phận.” Sau đó, Smuts đã đặt ra thuật ngữ “tổng thể luận” (chủ nghĩa toàn diện, Holism) để biểu thị “xu hướng trong tự nhiên, thông qua quá trình tiến hóa sáng tạo để hình thành nên một tổng thể lớn hơn tổng số các bộ phận của chúng.”

“Tổng thể luận” đã mang tới sự trỗi dậy của “y học tổng thể” (Holistic Medicine), giúp mọi người đối đãi với những cơ hội mới của cuộc sống từ góc độ tổng thể và toàn diện.

“Sinh học hệ thống” (Systemic Biology) là lĩnh vực hoàn toàn trái ngược với sinh học quy giản. Nó tìm cách lý giải bức tranh toàn cảnh rộng lớn hơn của một sinh vật ở cấp độ mô và tế bào bằng cách đặt các bộ phận lại với nhau. Học thuyết trung tâm của sinh học phân tử (DNA→mRNA→protein) sẽ không bị lật đổ, nhưng nó chắc chắn đã được mở rộng (DNA → mRNA → protein → tương tác giữa các protein → con đường → mạng lưới → tế bào → mô → sinh vật → quần thể → hệ sinh thái). [296]

Tinh thần không thể nhìn thấy bằng mắt người, cũng tương đối khó để khoa học thực chứng nhận thức, nhưng nó cũng là một loại tồn tại vật chất. Tuy nhiên, khoa học thực nghiệm hiện đại vẫn còn thiếu một lý thuyết cơ bản và các công cụ nghiên cứu để kết nối các hiện tượng khác nhau của sinh vật từ vi mô đến vĩ mô, từ cục bộ đến hệ thống, từ vật chất đến tinh thần v.v. ở mức độ tổng thể.

1.5 Nghiên cứu của văn hóa truyền thống đối với tinh thần và năng lượng của con người

Sự phức tạp của sinh mệnh vượt xa phạm vi mà khoa học thực nghiệm có thể chứng minh, y học hiện đại dựa trên khoa học thực nghiệm cũng đang dần bộc lộ ra những nhược điểm của mình. Ngày càng có nhiều khoa học gia hoặc cơ quan nghiên cứu khai sáng trên thế giới bắt đầu quay trở lại phương pháp chăm sóc sức khỏe truyền thống của các quốc gia khác nhau để tìm câu trả lời “làm thế nào để con người có thể khỏe mạnh.” Đây được gọi là Y học bổ sung và thay thế (Complementary and Alternative Medicine).

Nhận thức của văn hóa truyền thống về cơ thể con người, đặc biệt là nghiên cứu về những bí ẩn trong tinh thần của cơ thể con người, đi theo một con đường hoàn toàn khác. Chẳng hạn như tìm bên trong, minh tưởng, ngồi thiền, nhập định. Nó không dựa vào những dụng cụ, thiết bị bên ngoài, mà trực tiếp nhắm vào sinh mệnh con người để nghiên cứu về tinh thần và năng lượng.

1.5.1 Tác dụng dưỡng sinh của ngồi thiền

Trong những thập niên gần đây, ở các quốc gia phương Tây phát triển, mọi người ngày càng quan tâm đến việc nghiên cứu những lợi ích sức khỏe của thiền định truyền thống. Ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định lợi ích của các phương pháp dưỡng sinh truyền thống đối với sức khỏe.

Một trong những tác phẩm kinh điển được nhiều người biết đến là luận văn có tựa đề “Những người thiền định lâu dài tự tạo ra sóng gamma đồng bộ biên độ cao trong quá trình tu luyện tinh thần” (Long-term meditor self-induce high-amplitude gamma synchrony during mental practice) của một nhóm nghiên cứu do ông Richard Davidson, giáo sư tâm lý học và tâm thần học tại Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ dẫn đầu. Luận văn này được đăng trên “Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ” (Proceedings of the National Academy of Sciences) hồi tháng 11/2004. Họ đã nghiên cứu và so sánh sóng não trước và sau khi thiền định của 8 người tập thiền lâu năm. Tám người này ở độ tuổi từ 15-40 tuổi, họ đã thiền định tổng cộng từ 10,000 đến 50,000 giờ. Nhóm đối chứng gồm 10 học sinh chưa bao giờ ngồi thiền. Điện não đồ cho thấy những người tập thiền có sóng gamma biên độ cao (sóng γ) khá đồng bộ trong khi thiền định, và sóng này không xuất hiện trên điện não đồ của nhóm đối chứng. [297]

Trước đây, cộng đồng khoa học thường cho rằng hành vi của các dây thần kinh não không thể thay đổi thông qua rèn luyện. Kết quả của thí nghiệm mang tính bước ngoặt này đã phá vỡ nhận thức trước đây của cộng đồng khoa học, cho thấy phương pháp thiền định truyền thống có thể tối ưu hóa chức năng của bộ não, ít nhất nó đã được phản ánh ra dưới dạng sóng não.

Sau đó, ông Richard Davidson đã thành lập và trở thành chủ tịch của Trung tâm Trí tuệ Khỏe mạnh (Center for Healthy Minds) và tổ chức bất vụ lợi trực thuộc mang tên Sáng tạo Tâm trí Lành mạnh (Healthy Minds Innovations), lấy “một thế giới tử tế hơn, trí tuệ hơn và đồng cảm hơn” làm tầm nhìn, và “nuôi dưỡng hạnh phúc, giảm bớt đau khổ thông qua hiểu biết khoa học về tâm trí” làm sứ mệnh.

Một hòn đá đã khơi dậy ngàn cơn sóng. Nghiên cứu của Giáo sư Davidson đã mở ra mối quan tâm nghiên cứu rất lớn về phương pháp thiền định truyền thống trong giới khoa học phương Tây. Năm 2006, ông Davidson đã được tạp chí “Time” của Hoa Kỳ vinh danh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Hiện nay, thiền định đã trở thành một cách rèn luyện sức khỏe thời thượng cho giới nhân sĩ chủ lưu ở phương Tây.

Trong một nghiên cứu về bộ gene quy mô lớn khác, các khoa học gia phát hiện việc ngồi thiền đã làm tăng biểu hiện của 220 gene liên quan đến cải thiện phản ứng miễn dịch, làm giảm các con đường gene liên quan đến ứng kích oxy hóa (oxidative stress) và điều hòa chu kỳ tế bào. Về mặt tổng thể, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của con người để chống lại virus, và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân nhiễm COVID-19. [298]

Tháng 05/2023, tổ chức bất vụ lợi “Nghiên cứu Khoa học Tâm trí” (InnerScience Research) ở Hoa Kỳ đã cam kết đầu tư 10 triệu USD trong vòng 5 năm cho Đại học California San Diego (UCSD) để nghiên cứu về thiền định và tác dụng của thiền định đối với việc làm chậm các bệnh nghiêm trọng và kinh niên. [299]

Nghiên cứu này do Giáo sư Hemal Patel của Trường Y Đại học California San Diego dẫn đầu. Tầm nhìn của Quỹ Nghiên cứu Khoa học Tâm trí là giúp mọi người chữa bệnh và duy trì sức khỏe thông qua nghiên cứu tác động của thiền định đối với cơ thể con người, đồng thời hy vọng thiền định sẽ trở thành một bộ phận trong các phương pháp điều trị bệnh của con người trong tương lai.

1.5.2 Bằng chứng khách quan về sự tồn tại của kinh lạc

Ngay từ 2,500 năm trước, cuốn “Hoàng Đế Nội Kinh” đã mô tả sự phân bố của kinh lạc trong cơ thể con người. Cho đến ngày nay, học thuyết kinh lạc vẫn là cơ sở lý luận quan trọng để chỉ đạo Trung y thực hành châm cứu lâm sàng. Trước đây Tây y thường phủ nhận Trung y vì không chứng minh được sự tồn tại của kinh lạc ở cấp độ giải phẫu học. Gần đây, ngày càng có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại đã đưa ra bằng chứng khách quan về sự tồn tại của kinh lạc.

Tháng 04/2021, tập san y khoa “Y học thay thế và bổ sung dựa trên bằng chứng” (Evidence-based Complementary and Alternative Medicine) đã công bố một luận văn với nhan đề “Thí nghiệm trực quan hóa kinh lạc tâm bào trong cơ thể bằng thuốc nhuộm huỳnh quang” (In Vivo Visualization of the Pericardium Meridian with Fluorescent Dyes). Trong luận văn này, các khoa học gia từ Đại học Harvard, Sở nghiên cứu Châm cứu thuộc Viện Khoa học Trung y Trung Quốc và các tổ chức khác đã lần đầu tiên quan sát được rõ ràng các vạch huỳnh quang liên tục di chuyển dọc theo kinh lạc huyệt vị của cơ thể con người, cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho sự tồn tại của kinh lạc trong Trung y. [300]

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng tia laser để kích thích fluorescein và chụp ảnh, thu được đường di chuyển của chất huỳnh quang này trong cơ thể. Kết quả cho thấy quỹ đạo của nó chạy dọc theo các huyệt vị lân cận của kinh tâm bào, từ huyệt Nội Quan đến huyệt Gian Sử, rồi đến huyệt Khúc Trạch, trùng khớp với các huyệt của kinh tâm bào, tạo thành đường kinh lạc ổn định.

Nghiên cứu này đã tuyển chọn 15 người tham gia và đã làm 19 lần thử nghiệm chích fluorescein tại huyệt PC6 (Nội Quan), trong đó có 15 lần (79%) huyệt Khúc Trì khuếch tán chậm dọc theo đường kinh lạc khớp với kinh tâm bào.

Như thể hiện trong hình bên dưới: Trong hình a, fluorescein di chuyển rất nhanh chóng, quan sát được một vạch rõ ràng ngay sau 10 phút, đạt cực đại sau 60 phút và sau đó yếu dần. Tốc độ di chuyển trong hình b thì tương đối chậm. Điều đáng chú ý là trong hình b, chất huỳnh quang tại PC3 (huyệt Khúc Trạch) xuất hiện tại đường tuyến tính giữa PC3 và PC4 (huyệt Khích Môn), cho thấy sự tích tụ bất thường của fluorescein tại huyệt Khúc Trạch. Điều này tương tự như mô tả về các đặc điểm của huyệt Khúc Trạch trong Trung y.

Hình a: Fluorescein di chuyển dọc theo kinh lạc huyệt vị của cơ thể con người. Fluorescein di chuyển rất nhanh chóng, quan sát được một vạch rõ ràng ngay sau 10 phút, đạt cực đại sau 60 phút và sau đó yếu dần. (Ảnh: Li, et al. eCAM 2021. https://doi.org/10.1155/2021/5581227)
Hình a: Fluorescein di chuyển dọc theo kinh lạc huyệt vị của cơ thể con người. Fluorescein di chuyển rất nhanh chóng, quan sát được một vạch rõ ràng ngay sau 10 phút, đạt cực đại sau 60 phút và sau đó yếu dần. (Ảnh: Li, et al. eCAM 2021. https://doi.org/10.1155/2021/5581227)
Hình b: Fluorescein di chuyển dọc theo kinh lạc huyệt vị của cơ thể con người, chất huỳnh quang tại PC3 (Khúc Trạch) xuất hiện tại đường tuyến tính giữa PC3 và PC4 (Khích Môn), cho thấy sự tích tụ bất thường của fluorescein tại huyệt Khúc Trạch. (Ảnh: Li, et al. eCAM 2021. https://doi.org/10.1155/2021/5581227)
Hình b: Fluorescein di chuyển dọc theo kinh lạc huyệt vị của cơ thể con người, chất huỳnh quang tại PC3 (Khúc Trạch) xuất hiện tại đường tuyến tính giữa PC3 và PC4 (Khích Môn), cho thấy sự tích tụ bất thường của fluorescein tại huyệt Khúc Trạch. (Ảnh: Li, et al. eCAM 2021. https://doi.org/10.1155/2021/5581227)

Huyệt Khúc Trạch là một “hợp huyệt” thuộc Thủ Quyết Âm Tâm Bào. Theo “Hoàng Đế Nội Kinh,” “hợp huyệt” nghĩa là “sở nhập vi hợp,” tức là chỉ dòng chảy của kinh mạch giống như những dòng sông từ khắp nơi hội tụ thành biển lớn. [301]

Bằng cách so sánh hình ảnh siêu âm và hình ảnh hồng ngoại, khả năng các vạch huỳnh quang chảy dọc theo mạch máu đã bị loại trừ. Các nhà nghiên cứu cũng đã thiết kế một thí nghiệm, trong đó fluorescein và indocyanine green (một chất cản quang chủ yếu được sử dụng để chụp mạch bạch huyết) được chích vào cùng lúc, khả năng các vạch huỳnh quang là mạch bạch huyết cũng đã bị loại trừ. Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp truy tìm hoàn toàn mới để thu được quỹ đạo kinh lạc trong cơ thể con người.

2. Tinh thần là một loại tồn tại vật chất

Nói đến tinh thần, những người chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật, nhìn thấy thì mới tin, thường cho rằng tinh thần là thứ phi vật chất, đối lập với “vật chất.” Nhưng trên thực tế, tinh thần là một loại vật chất, nó không những không đối lập với nội hàm của vật chất mà còn có cùng một thuộc tính. Trong cuộc sống, có rất nhiều điều thực sự có thể truyền cảm hứng cho chúng ta cân nhắc và suy luận ra thuộc tính vật chất của tinh thần.

Tất cả mọi người đều chú ý đến ấn tượng đầu tiên khi giao tiếp với người khác, cho rằng ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Nếu quý vị tạo cho đối phương ấn tượng ban đầu không tốt thì sau này sẽ rất khó thay đổi. Ý kiến ​​của một cá nhân về người khác, cho rằng họ tốt hay không, không phải là một suy nghĩ đơn giản, mà nó là một loại vật chất, có những biểu hiện vật chất về mặt thời gian và không gian. Hơn nữa, loại vật chất này sau khi hình thành có thể tồn tại rất lâu mà không bị đào thải. Nếu tinh thần không phải là vật chất, tại sao những ấn tượng đầu tiên trong vài giây lại khó xóa đi đến vậy?

Tục ngữ có câu, “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời.” Tính cách con người một khi đã hình thành, có lẽ cả đời cũng khó mà thay đổi. Tính cách là thói quen tư duy ổn định được hình thành dần dần trong quá trình trưởng thành. Nếu tinh thần không phải là vật chất, tại sao tính cách lại khó thay đổi như vậy?

Một ví dụ khác, người ta thường nói rằng những đứa trẻ ngoan là nhờ được người lớn công nhận và tán thưởng. Thường xuyên sử dụng những gợi ý tâm lý tích cực, giáo dục và khuyến khích trẻ một cách tử tế, trẻ sẽ có thể thực sự ngày càng trở nên xuất sắc và tự tin hơn. Ngược lại, nếu quý vị luôn chỉ trích và buộc tội trẻ một cách tiêu cực, trẻ sẽ có thể dần trở nên tự ti, thậm chí không chịu cầu tiến. Kỳ thực, cách nhìn của cha mẹ đối với con trẻ cũng đều là vật chất, chúng sẽ đi vào trường không gian vật chất của trẻ và ảnh hưởng đến sự trưởng thành cả đời của trẻ.

Thực ra, vật chất cũng có rất nhiều tầng nội hàm, bao gồm phân tử, nguyên tử, electron, proton, quark, neutrino v.v. Cho đến nay, các nhà vật lý vẫn chưa hoàn toàn nhận thức được vật chất nhỏ nhất rốt cuộc là gì. Hiện các nhà vật lý chưa đưa ra được một định nghĩa chính xác về vật chất, thì làm sao chúng ta có thể quả quyết rằng tinh thần không phải là vật chất? Hơn nữa, có rất nhiều rất nhiều vật chất cực kỳ vi mô mà mắt người không thể nhìn thấy, máy móc cũng không phát hiện được, nhưng chúng thực sự tồn tại.

Do đó, mặc dù tinh thần con người không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, nhưng nó thực sự là một loại tồn tại vật chất, hơn nữa còn là một loại vật chất độc đáo đặc biệt, sở hữu các thuộc tính vật chất cơ bản. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tinh thần có thể được cơ thể phát hiện, nhận thức, ghi nhớ và thậm chí di chuyển cùng với việc cấy ghép nội tạng; tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến DNA của con người và cũng có thể di truyền.

2.1 Điện não đồ trắc nghiệm được tinh thần

Các hoạt động tinh thần của con người thực sự có thể được phát hiện và ghi lại. Đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học thần kinh và tâm lý học, các khoa học gia đã phát triển rất nhiều kỹ thuật để nghiên cứu và tìm hiểu chức năng não bộ cũng như hoạt động tâm trí của con người.

Năm 1929, nhà sinh lý học người Đức Hans Berger (1873-1941) lần đầu tiên ghi lại được một loại hoạt động sóng điện trên sọ người. Đó là quá trình phóng điện của các tế bào thần kinh trong bộ não. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại ghi lại được sóng não. Nguyên lý chủ yếu là do sự phóng điện định kỳ của các tế bào thần kinh để tạo ra điện thế hoạt động và các trường điện từ có liên quan. Bộ não con người có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh, giống như có khoảng 100 tỷ thiết bị phát trường điện từ.

Điện não đồ (EEG) có nhiều dạng sóng khác nhau, khi con người ở các trạng thái tinh thần khác nhau và suy nghĩ về các vấn đề khác nhau thì sóng điện não đồ của con người cũng sẽ thay đổi.

Phương pháp phân loại dạng sóng EEG được sử dụng phổ biến nhất là dựa trên dải tần số, dạng sóng và các chữ số Hy Lạp để định danh. Thông thường có 5 dạng sóng điện não đồ sinh lý được nghiên cứu nhiều nhất, bao gồm sóng Delta (δ), sóng Theta (θ), sóng Alpha (α), sóng Beta (β) và sóng dao động tần số cao (HFO). [302]

  1. Sóng Delta là sóng não có tần số thấp nhất (0.5Hz~4Hz) và biên độ dao động lớn nhất. Sóng Delta thường xuất hiện trong các giấc ngủ sâu.
  1. Tần số của sóng Theta là 4Hz~7Hz, đại biểu cho trạng thái tinh thần thoải mái và thư thái cao độ khi một người tỉnh táo, chẳng hạn như khi tắm, cạo râu hoặc chải đầu. Nó cũng có thể xuất hiện trong trạng thái buồn ngủ và giai đoạn đầu của giấc ngủ.
  1. Tần số của sóng Alpha thông thường là từ 8Hz~12Hz, dễ xuất hiện nhất khi con người đang tỉnh táo, nhắm mắt và tinh thần thoải mái. Nó có thể được đo thấy lúc mọi người nghỉ ngơi sau khi hoàn thành một nhiệm vụ hoặc nghỉ ngơi giữa cuộc họp, hoặc khi đi dạo trong vườn, suy ngẫm hoặc thiền định.
  1. Tần số của sóng Beta là từ 13Hz~30Hz. Đây là tần số phổ biến nhất ở người lớn và trẻ em bình thường. Sóng Beta được tạo ra khi mọi người tỉnh táo và tích cực tham gia vào công việc, chẳng hạn như lên đọc diễn văn, dẫn chương trình hoặc giáo viên giảng bài.
  1. Sóng dao động tần số cao thường lớn hơn 30Hz, bao gồm một loại sóng gọi là Gamma (30Hz~80Hz), tương đối hiếm gặp ở người bình thường, nhưng có thể được đo thấy khi trường kỳ đả tọa thiền định.

Năm dạng sóng điện não đồ phổ biến (Ảnh: Epoch Times)

Như đã đề cập ở trên, vào năm 2004, Giáo sư Davidson của Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ, đã công bố một bài luận văn nghiên cứu về những người trường kỳ thiền định. Nghiên cứu cho thấy, sóng não của những người này có sóng gamma rất mạnh, không chỉ trong khi thiền mà cả trạng thái bình thường hàng ngày của bộ não. Các nhà nghiên cứu có thể cảm nhận được sự thiện lương, khoan dung và bình hòa trong tính cách của họ. [303]

Người đang ngồi thiền cần phải buông bỏ những suy nghĩ hỗn tạp lúc bình thường và cố gắng đi vào trạng thái từ bi, tường hòa. Việc luyện tập thường xuyên như vậy sẽ phản ánh lên điện não đồ, tức là dạng sóng não đã thay đổi. Do đó, những người trường kỳ tu luyện, thiền định, có thể có sự khác biệt cơ bản về cấu trúc và năng lượng não bộ so với những người bình thường. Họ có thể thể hiện ra tướng mạo tinh thần của một người tu luyện có thành tựu.

Hiện tượng này rất thường thấy trong các môn thực hành thiền định khác nhau. Một nghiên cứu khác cũng phát hiện những người đã tham gia vào các môn thực hành thiền định truyền thống khác nhau trong một thời gian dài có biên độ sóng gamma cao hơn so với nhóm đối chứng. [304]

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.1)
Biên độ của sóng gamma tại các điện cực đỉnh-chẩm tăng lên đáng kể ở ba nhóm người thiền định. Sơ đồ biểu thị mật độ phổ công suất (PSD) của sóng gamma EEG, giá trị PSD ở một tần số nhất định biểu thị công suất trung bình của hoạt động điện trong não ở dải tần số này, đơn vị là microvolt bình phương trên hertz (μV^2/Hz), mỗi điểm đại diện cho giá trị của một người tham gia thử nghiệm. [Braboszcz, C. et al. (2016). Increased Gamma Brainwave Amplitude Compared to Control in Three Different Meditation Traditions. PLoS ONE, 12(1). https://doi.org/10.1371/journal.pone.0170647 ]. (Ảnh: Epoch Times)

2.2 Phiên bản hiện đại của “độc tâm thuật”

Ngoài điện não đồ (EEG), các kỹ thuật như chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) v.v. cũng có thể giúp các nhà nghiên cứu quan sát và ghi lại mô thức hoạt động của não người dưới một nhiệm vụ hoặc tình huống cụ thể. Những kỹ thuật này có ứng dụng quan trọng trong các lĩnh vực như y học, tâm lý học và khoa học thần kinh, v.v.

Các trạng thái tinh thần cũng có thể được phát hiện bằng những kỹ thuật chụp cộng hưởng từ tiên tiến hơn. Năm 2016, tập san sinh học PLOS đã công bố một nghiên cứu từ các nhà thần kinh học và bác sĩ tâm thần tại Đại học Duke. Họ có thể giải đọc cảm xúc của một người thông qua việc quét chức năng não, từ đó giải mã các trạng thái cảm xúc khác nhau trong não người, bao gồm hài lòng, vui mừng, bất ngờ, sợ hãi, tức giận, buồn bã, trung lập, v.v. [305]

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.1)
Chụp MRI chức năng não có thể giải đọc các trạng thái cảm xúc khác nhau của con người. [Kragel PA et al (2016) Decoding Spontaneous Emotional States in the Human Brain. PLoS Biol 14(9): e2000106. https://doi.org/10.1371/journal.pbio.2000106]. (Ảnh: Epoch Times)

2.3 Tinh thần có thể di truyền

Bệnh nhân tâm thần thường có tiền sử gia đình và một số vị trí đột biến gene cụ thể. Năm 2014, một nghiên cứu do tập đoàn Psychiatric Genomics Consortium (PGC) thực hiện đã được công bố trên tạp chí “Nature.” Các khoa học gia đã xác định được 108 gene liên quan đến bệnh tâm thần bằng cách so sánh gene của gần 40,000 người được chẩn đoán bị bệnh tâm thần phân liệt với gene của 110,000 người không bị bệnh tâm thần phân liệt. [306]

Bệnh tâm thần phân liệt có một đặc điểm di truyền rất quan trọng: họ hàng càng gần thì mức độ ảnh hưởng càng cao; thân nhân bậc 1 có tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt cao nhất, tiếp theo là thân nhân bậc 2; họ hàng càng xa thì mức độ ảnh hưởng càng thấp.

Do đó, tinh thần không chỉ là một loại vật chất, mà một số thuộc tính vật chất của nó còn có thể được phản ánh ở cấp độ di truyền, có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2.4 Tinh thần có thể chuyển dịch

Trong y học có một hiện tượng rất thú vị: khi một người được ghép tim từ người khác, thì người đó thường thay đổi sở thích, cảm xúc, tính khí, trí nhớ và thậm chí cả thân phận cá nhân. Các đặc điểm tinh thần của một người có thể di chuyển cùng với nội tạng sang cơ thể của người được ghép nội tạng.

Chúng ta cùng xem một trường hợp y học thực tế cho thấy mối liên kết giữa các sinh mệnh không chỉ là cơ thể vật chất. Ví dụ này đáng để chúng ta suy nghĩ lại về định nghĩa của sinh mệnh.

2.4.1 Jerry đã thực sự qua đời chưa?

Jerry là một bé trai 16 tháng tuổi không may chết đuối trong bồn tắm. Một cháu bé 7 tháng tuổi khác tên Carter bị một dạng tứ chứng Fallot hiếm gặp, đây là một dị tật tim bẩm sinh cần được cấy ghép nội tạng mới có thể tiếp tục sống. Carter đã được cấy ghép trái tim của Jerry. [307]

Mẹ của Jerry là một bác sĩ. Về sau, cô kể lại rằng: “Carter đã 6 tuổi, nhưng cháu vẫn nói những từ trẻ con mà Jerry nói, và chơi đùa cùng tôi. Nó dụi mũi vào tôi giống ý như Jerry. Đêm đó chúng tôi ở lại với họ (gia đình của Carter). Nửa đêm, Carter đến và đòi ngủ với vợ chồng tôi. Thằng bé rúc vào giữa chúng tôi như Jerry từng làm, tôi và chồng tôi bắt đầu khóc. Carter bảo chúng tôi đừng khóc, cậu bé nói vì Jerry bảo rằng mọi chuyện đều ổn. Chồng tôi và tôi, cũng như cha mẹ chúng tôi và những người thực sự biết Jerry đều không nghi ngờ gì về điều đó. Trái tim của con trai chúng tôi chứa hầu hết tính cách của cháu, và đang đập trong lồng ngực của Carter. Từ một góc độ nào đó, con trai chúng tôi vẫn còn sống.”

Sau khi Carter tiếp nhận trái tim của Jerry, bất cứ khi nào mẹ của Jerry ở bên Carter, cô đều có thể cảm nhận được rằng Jerry vẫn còn sống. Điều này khiến cô cảm thấy rất chấn động. Cô là một người rất thận trọng và lý trí, nhưng cảm giác đó là thật và không cách nào giải thích được.

Tương tự như vậy, mẹ của Carter cũng nhận thấy mối liên hệ kỳ lạ giữa Carter và cha mẹ của Jerry. Mẹ của Carter phản hồi rằng: “Khi chúng tôi cùng nhau đến nhà thờ, Carter chưa từng gặp cha của Jerry. Chúng tôi đến trễ, và cha của Jerry đang ngồi với một nhóm người. Carter buông tay tôi và chạy thẳng tới đó. Thằng bé leo lên đùi của cha Jerry, ôm lấy anh ấy và hét lên, ‘Bố.’ Chúng tôi đều lặng người. Làm thế nào mà cháu biết anh ấy? Tại sao cháu lại gọi anh ấy là bố? Trước đây cháu chưa bao giờ làm bất cứ điều gì như thế, khi ở trong nhà thờ, cháu chưa bao giờ buông tay tôi, chưa bao giờ chạy theo người lạ. Khi tôi hỏi thằng bé tại sao lại làm như vậy, cháu nói cháu không làm thế. Cháu nói Jerry đã đi, và cháu cũng đi theo.”

Mẹ của Carter cũng cho biết: “Tôi thấy Carter bước đến gần cô ấy (mẹ của Jerry). Thằng bé không bao giờ làm như vậy. Thằng bé vốn rất nhút nhát, nhưng nó bước đến gần cô ấy giống như đã từng chạy đến chỗ tôi khi nó còn nhỏ vậy. Khi cháu thấp giọng nói ‘không sao đâu mẹ,’ tôi cảm thấy suy sụp. Cháu gọi cô ấy là ‘mẹ’, hoặc có thể đó là lời trong tâm của Jerry. Còn có một chuyện nữa làm chúng tôi xúc động. Khi trò chuyện với mẹ của Jerry, chúng tôi được biết Jerry bị bại não nhẹ, chủ yếu là nửa trái. Carter cũng bị cứng khớp và loạng choạng ở cùng bên (trái). Cháu chưa từng có hiện tượng này (trước khi cấy ghép tim), sau khi cấy ghép mới xuất hiện. Bác sĩ nói rằng điều này có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe của cháu, nhưng tôi thực sự cho rằng còn nhiều nguyên do hơn.”

2.4.2 Thay đổi tính cách sau khi ghép tim

Kể từ khi ca cấy ghép tim đầu tiên trên người được thực hiện vào năm 1967, ngày càng có nhiều trường hợp những người được ghép tim có sự thay đổi về tính cách và sở thích.

Năm 2000, Tiến sĩ Paul Pearsall, Giáo sư điều dưỡng tại Đại học Hawaii, đã phân tích một cách có hệ thống và công bố hiện tượng thay đổi các đặc điểm tinh thần sau khi ghép tim. Trường hợp của Jerry và Carter ở trên cũng đến từ nghiên cứu của Tiến sĩ Pearsall. [308]

Cộng tác với ông là Tiến sĩ Gary Schwartz, Giáo sư tâm lý học, y học, thần kinh học, tâm thần học tại Đại học Arizona, và Tiến sĩ Linda Russek, trợ lý giáo sư lâm sàng tại Đại học Arizona.

Họ đã phỏng vấn và ghi lại nguyên văn cuộc trò chuyện với 10 “người nhận” (7 nam và 3 nữ trong khoảng từ 7 tháng đến 56 tuổi) được ghép tim (hoặc tim-phổi) cũng như người nhà và bạn bè của 10 “người hiến tặng” tương ứng của họ (5 nam và 5 nữ, tuổi từ 16 tháng đến 34 tuổi). Kết quả phát hiện, những người nhận tạng đã trải qua những thay đổi mang tính quy luật, bao gồm thay đổi về thói quen ăn uống, âm nhạc, nghệ thuật, thú vui giải trí và sở thích nghề nghiệp.

Tiến sĩ Pearsall quan sát thấy rằng, những người được ghép tim dường như là những người dễ bị thay đổi tính cách nhất. Sau khi phỏng vấn gia đình của người hiến tặng và thu thập thông tin về người nhận và gia đình của họ, các tác giả đã quan sát thấy mỗi trường hợp đều có từ hai đến năm điểm tương đồng.

Năm 2019, Bác sĩ tâm thần học Mitchell Liester ở Trường Y Đại học Colorado cũng đã tiến hành phân tích chuyên sâu về hiện tượng này. Bài luận văn “Những thay đổi về tính cách sau khi cấy ghép tim: Vai trò của trí nhớ tế bào” (Personality Changes Following Heart Transplantation: The Role of Cellular Memory) của ông đã được đăng trên tập san “Giả thuyết y học” (Medical Hypotheses). Ông Liester đã phát hiện một lượng lớn bằng chứng về những thay đổi ở người được ghép tạng, bao gồm (1) thay đổi sở thích; (2) thay đổi tâm trạng/tính khí; (3) thay đổi thân phận; (4) có ký ức cuộc sống của người hiến tạng. [309]

Sở thích, tính cách, ký ức và thậm chí cả thân phận của họ đã trở nên giống với những người hiến tạng.

  1. Thói quen ăn uống: Sau khi nhận được trái tim từ một người ăn chay 19 tuổi, người phụ nữ 29 tuổi chỉ cần ăn thịt là sẽ nôn ra, mặc dù trước đó cô ấy thích ăn thịt. Sau khi nhận được trái tim của một người biếng ăn, người đàn ông 47 tuổi trước đó ăn uống bình thường cũng thường cảm thấy buồn nôn sau khi ăn, khi ông ấy nôn ra, các triệu chứng mới thuyên giảm.
  1. Âm nhạc: Một cô gái 18 tuổi trước đây không biết chơi nhạc, cảm thấy phải học chơi guitar sau khi nhận được trái tim của một chàng trai chơi guitar. Một người đàn ông da trắng 47 tuổi trước đây ghét nhạc cổ điển, sau khi nhận trái tim của một nhạc sĩ tài năng thì bắt đầu yêu thích nhạc cổ điển.
  1. Nghệ thuật: Một nam nghiên cứu sinh 25 tuổi chưa bao giờ muốn đến bảo tàng, bỗng trở thành một người yêu nghệ thuật sau khi nhận trái tim của một nữ họa sĩ phong cảnh 24 tuổi.
  1. Thể thao: Một cậu bé 9 tuổi từng thích bơi lội đã trở nên ác cảm với nước sau khi nhận được trái tim của một bé gái 3 tuổi chết đuối trong bể bơi.
  1. Tính cách: Một người nhận trái tim cho biết: “Trái tim mới đã thay đổi tôi … Trái tim tôi nhận được là từ một người điềm tĩnh, không bối rối. Cảm giác của anh ấy giờ đây đã được truyền lại cho tôi.”
  1. Thân phận: Trường hợp của Jerry và Carter được mô tả ở trên thuộc về sự thay đổi thân phận. Cậu bé 5 tuổi biết được tên và tất cả các chi tiết về cái chết của người hiến tạng. Sau khi nhận được trái tim từ một cô gái khác cùng tuổi, một người 19 tuổi cho biết: “Tôi xem cô ấy như em gái của mình.” “Tôi nói chuyện với cô ấy vào ban đêm hoặc khi tôi buồn. Tôi cảm thấy cô ấy trả lời tôi. Tôi có thể cảm thấy ‘cô ấy’ ở ngực mình. Tôi đặt tay trái của mình ở đó và ấn nó bằng tay phải, như thể tôi có thể kết nối với cô ấy vậy.”
  1. Ký ức về danh tính và trải nghiệm giác quan của người hiến tạng. Ví dụ, một người cho tạng bị bắn vào mặt và tử vong. Người nhận tạng nằm mộng thấy một luồng nhiệt phả vào mặt mình.

Bác sĩ Liester phát hiện những người được ghép tim dễ gặp loại thay đổi này nhất. Ông nhận thấy những điểm tương đồng nhất định giữa não và tim, hệ thống tế bào thần kinh phức tạp trong tim thường được gọi là “tim-não.”

Các nhà nghiên cứu cho rằng những thay đổi về đặc điểm tinh thần của những người được ghép tim sẽ khá hợp lý khi được giải thích bằng trí nhớ của tế bào. Bài luận văn trên tập san “Giả thuyết y học” cũng thảo luận về lý do dẫn đến những thay đổi về đặc điểm tinh thần sau khi ghép tim. Bài viết cho rằng việc người nhận có được các đặc điểm tính cách của người hiến tặng sau khi ghép tim là nhờ cơ chế tồn trữ trí nhớ của tế bào. Luận văn cũng đưa ra sáu loại cơ chế tồn trữ bộ nhớ tế bào khả thi: bộ nhớ di truyền biểu sinh, bộ nhớ DNA, bộ nhớ RNA, bộ nhớ protein, bộ nhớ thần kinh bên trong, và bộ nhớ năng lượng.

Trong một bài báo trên tạp chí “Khoa học Mỹ” (Scientific American) của tác giả Jennifer Frazer, có bằng chứng cho thấy các tế bào “ghi nhớ” nhiều hơn chúng ta nghĩ. Cô cho biết: “Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta vứt bỏ những quan niệm cố hữu về khả năng của tế bào, thay vì [vứt bỏ] những kết quả thí nghiệm gây bất ngờ.” [310]

Tiến sĩ Larry Dossey, cựu giám đốc bệnh viện Medical City Dallas kiêm biên tập viên của “Tạp chí Khám phá Khoa học và Chăm sóc sức khỏe” (Journal of Science and Healthcare Exploration), đã đưa ra một cách giải thích khác bên cạnh giả thuyết bộ nhớ tế bào. Đó là “ý thức phi cục bộ” (nonlocal mind). Ông đề cập đến một loại tồn tại tinh thần siêu việt không gian và thời gian, vượt qua những ràng buộc của thời gian và không gian, không bị ràng buộc bởi cơ thể hoặc tâm trí.

Tác giả cho rằng lý thuyết này cũng có thể giúp giải thích hiện tượng luân hồi. Ký ức và đặc điểm khi luân hồi có thể được truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác mà không cần cấy ghép nội tạng. Điều này cho thấy việc cấy ghép nội tạng có thể là thứ yếu mà không phải là điều kiện tất yếu, sự truyền thừa thực sự là thông qua “ý thức phi cục bộ.” [311]

Các khoa học gia giải thích rằng suy nghĩ hay tính cách của chúng ta cũng giống như một loại vật chất được lưu trữ trong các cơ quan của cơ thể. Hay nói cách khác, cơ thể chúng ta chỉ là nơi chứa đựng những vật chất như tinh thần hay suy nghĩ của chúng ta mà thôi.

Nếu tinh thần không phải là một loại vật chất, thì làm sao nó có thể được lưu trữ, ghi nhớ hoặc thậm chí được chuyển giao bởi các cơ quan như não hoặc tim của chúng ta? Thuộc tính vật chất này của tinh thần rất quan trọng. Chỉ khi chúng ta có thể hiểu và nhận ra bản chất vật chất của tinh thần, chúng ta mới có thể trả lời câu hỏi cuối cùng về nguồn gốc nhân loại – con người chúng ta rốt cuộc đến từ đâu?

3. Tinh thần tồn tại tương đối độc lập với bộ não

Là một loại vật chất, tinh thần là thành phần quan trọng không thể tách rời của cơ thể con người. Là một vật chất đặc biệt, tinh thần có một đặc trưng rõ ràng: nó tương đối độc lập, có thể phát huy tác dụng tương đối độc lập với bộ não, thậm chí tồn tại độc lập với cơ thể con người.

3.1 Gợi ý từ “Nghiên cứu về các nữ tu”

Để khám phá cơ chế phát sinh và các phương pháp phòng ngừa bệnh Alzheimer trong xã hội phương Tây, nhà dịch tễ học người Mỹ, Tiến sĩ David Snowdon đã bắt đầu chủ trì “Nghiên cứu về các nữ tu” vào năm 1986. Đây là một nghiên cứu dài hạn kéo dài đến 30 năm.

Nghiên cứu này đã chọn 678 nữ tu từ Đại học Công giáo La Mã tại Notre Dame ở Hoa Kỳ, bởi vì họ có lối sống, thói quen ăn uống, trình độ giáo dục và sức khỏe tương tự nhau, đồng thời sẵn sàng hiến tặng bộ não của mình sau khi qua đời để các nhà khoa học nghiên cứu.

Nghiên cứu đã phát hiện ra một số điều đáng ngạc nhiên: ngay cả khi những thay đổi bệnh lý của bệnh Alzheimer đã xuất hiện trong não, chẳng hạn như lắng đọng amyloid và đám rối sợi thần kinh, nhưng không phải ai cũng xuất hiện các triệu chứng sa sút trí tuệ.

Trong một số trường hợp, mặc dù não đã bị thoái hóa khá nhiều nhưng người đó vẫn sống đến cuối đời mà không mắc chứng mất trí nhớ. Nữ tu Mary là một ví dụ điển hình. Mặc dù não của bà có rất nhiều tổn thương điển hình của bệnh Alzheimer như các đám rối sợi thần kinh (neurofibrillary tangles) và lắng đọng amyloid (senile plaques), nhưng bà vẫn có điểm kiểm tra nhận thức rất cao trước khi qua đời ở tuổi 101. [312]

Các nhà nghiên cứu phát hiện, có một số yếu tố có thể đã bảo vệ các nữ tu khỏi ảnh hưởng của bệnh Alzheimer. Phần lớn các yếu tố bảo vệ này đều liên quan đến tinh thần của họ. Theo đánh giá đối với tự truyện do các nữ tu viết, nếu trong những năm đầu đời họ có mật độ ý tưởng (idea density) hoặc độ phức tạp ngữ pháp (grammatical complexity) khá thấp, thì điểm kiểm tra nhận thức trong những năm cuối đời cũng khá thấp, hai cái này có mối quan hệ với nhau. Bệnh học thần kinh đã chứng thực rằng trong số 14 nữ tu chị em qua đời, tất cả những người có mật độ suy nghĩ thấp trong những năm đầu đời đều có triệu chứng của bệnh Alzheimer, trong khi những người có mật độ suy nghĩ cao thì không. [313]

Ngoài ra, hầu hết các nữ tu đều sống trong một cộng đồng hỗ trợ, quan tâm và duy trì liên lạc mật thiết với người khác. Những giao tiếp xã hội lương thiện này đã giúp giảm bớt những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, cô đơn và trầm cảm, đồng thời tăng cường sức khỏe não bộ.

Giáo sư Netta Weinstein tại Học viện Khoa học Ngôn ngữ Tâm lý và Lâm sàng của Đại học Cardiff ở Vương quốc Anh đã cùng các chuyên gia khác nghiên cứu sâu hơn các bài tự truyện của các nữ tu vào những thời điểm quan trọng trong cuộc đời của họ, để tìm hiểu mối quan hệ giữa định hướng tự chủ và tuổi thọ. Họ phát hiện, các hành vi tự điều chỉnh bản thân một cách thiện lương của các nữ tu như tham gia vào đoàn thể nữ tu một cách trật tự, kiên trì không giải đãi, tự nhìn lại bản thân, học hỏi và trưởng thành từ những thử thách và khắc phục khó khăn v.v. có liên quan đến tuổi thọ của họ. [314]

Nói tóm lại, những nghiên cứu này đã nói lên rằng khi những thay đổi bệnh lý xảy ra trong cấu trúc não, bộ não không nhất định sẽ xuất hiện quá trình suy giảm chức năng. Trạng thái tinh thần của một người không nhất định là do cơ thể quyết định, và nó dường như cũng giúp tránh khỏi những hậu quả có thể xảy ra do tổn thương cấu trúc.

3.2 Nghiên cứu về “người không não”

Năm 1980, tạp chí “Khoa học” đã kể lại một trường hợp y học đáng kinh ngạc như sau [315]:

Một sinh viên đại học có thành tích xuất sắc và bằng toán học hạng nhất, chỉ số IQ cao tới 126 (cao hơn người bình thường, chỉ số IQ thông thường là 100). Cậu cũng có những kỹ năng xã hội hoàn toàn bình thường.

Có một lần, các bác sĩ nhận thấy đầu của sinh viên này hơi to hơn bình thường nên đã tiến hành chụp não cho cậu. Kết quả là các bác sĩ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện mô não của sinh viên này đã bị co lại nghiêm trọng đến mức chỉ dày 1mm, trong khi mô não bình thường dày tới 4.5cm. Cậu sinh viên này đã bị teo não sau khi bị bệnh não úng thủy nghiêm trọng, cậu gần như là một người không có não, thường được gọi là “người không não.”

Người bình thường có não trái, não phải và dịch não tủy trong hộp sọ. Dịch não tủy là một chất lỏng trong suốt được tổng hợp, lưu thông liên tục trong não và tủy sống. Tuy nhiên, có một nhóm người mắc phải dị tật “nứt đốt sống,” khiến dịch não tủy chảy vào não mà không ra khỏi được, liên tục tích tụ trong não gây ra bệnh não úng thủy. Phần còn lại của não sẽ không ngừng mỏng đi dưới áp lực của chất lỏng, khiến mô não bình thường được thay thế bằng dịch não tủy; trong những trường hợp nghiêm trọng, thậm chí não chỉ còn lại một lượng rất nhỏ.

Tình huống như của người sinh viên này không chỉ có một. Bệnh viện Nhi của Đại học Sheffield ở Anh là một trong những trung tâm điều trị tật nứt đốt sống cho trẻ em lớn nhất thế giới. Ông John Lorber (1915-1996), Giáo sư thần kinh học tại Đại học Sheffield, là chuyên gia nghiên cứu về bệnh não úng thủy. Ông đã phân tích một cách có hệ thống các trường hợp của hơn 600 trẻ em bị căn bệnh này. Những trẻ em này bị bệnh ở mức độ từ nhẹ đến nặng, có một số nghiêm trọng đến mức 95% não của các em chứa đầy “nước.”

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.1)
Giáo sư John Lorber đã phân tích một cách có hệ thống hơn 600 trường hợp trẻ em bị não úng thủy. (Ảnh: Epoch Times)

Tuy nhiên, ông phát hiện trong số những trẻ bị não úng thủy nặng nhất, có đến một nửa có chỉ số IQ cao hơn 100, cuộc sống và học tập của các em không khác gì người bình thường. Trường hợp của những trẻ em này khiến mọi người không khỏi chú ý. Những trẻ em bị bệnh não úng thủy và teo não nặng này không chỉ có kỹ năng xã hội bình thường mà còn có thể đạt thành tích học tập xuất sắc. Mặc dù kết quả nghiên cứu của giáo sư John Lorber không chứng minh được rằng con người không cần bộ não, nhưng đã khẳng định con người có thể tiếp tục sống bình thường và thậm chí có trí thông minh siêu phàm kể cả khi bộ não rất nhỏ hoặc gần như không tồn tại.

Trong lĩnh vực thần kinh học, có một hiện tượng đã được chú trọng từ lâu gọi là “kiểm soát đối bên,” tức là bán cầu não trái điều khiển nửa cơ thể bên phải, còn bán cầu não phải điều khiển nửa cơ thể bên trái. Sự kiểm soát đối bên này là do cấu trúc đan chéo của các sợi thần kinh bên trong não. Hiện tượng này là một lý thuyết quan trọng trong thần kinh học, giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ giữa chức năng não và giải phẫu học, đồng thời có những ứng dụng quan trọng trong chẩn đoán và điều trị y tế.

Nếu chiểu theo nguyên tắc này, thì các trường hợp não úng thủy bất đối xứng sẽ có biểu hiện bất thường về chức năng của cơ thể ở bên đối diện, chẳng hạn như liệt hoặc co cứng. Tuy nhiên, điều khiến mọi người không thể lý giải là, giáo sư John Lorber phát hiện ra rằng trong số hơn 50 trường hợp não úng thủy bất đối xứng, chỉ một số ít gặp phải tình trạng tê liệt hoặc co cứng như dự kiến. Giáo sư John Lorber nói trong báo cáo rằng: “Điều này hoàn toàn trái ngược với mọi thứ chúng tôi được dạy ở trường y.”

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.1)
Trong nghiên cứu của giáo sư John Lorber, một nửa số trẻ bị não úng thủy nặng nhất có chỉ số IQ cao hơn 100. (Ảnh: Epoch Times)

3.3 Ý thức của con người rốt cuộc đến từ đâu?

Trường hợp của những “người không não” nhắc nhở chúng ta rằng, sự hiểu biết của con người về hoạt động của bộ não vẫn còn rất hạn chế. Chúng ta thường cho rằng tinh thần con người xuất phát từ bộ não, và tư duy của con người hoàn toàn do bộ não điều khiển. Điều này kỳ thực là sai lầm. Phương pháp quy nạp trong logic có thể “phủ định” một lý thuyết; chỉ cần có một trường hợp thực tế về một người hầu như không có não nhưng hiệu suất làm việc vẫn bình thường, thì về cơ bản đã có thể chứng minh lý thuyết “con người làm việc dựa vào bộ não” là sai lầm.

Nếu như ý thức, khả năng nhận thức và trí tuệ của con người không đến từ đại não, vậy thì ý thức của con người rốt cuộc đến từ đâu?

Sau khi xem nghiên cứu của giáo sư John Lorber, rất nhiều nhà thần kinh học đã đề nghị giả thuyết rằng có thể có một “bộ não tầng sâu” vô hình trong cơ thể con người. Họ cho rằng các chức năng của não không chỉ được thực hiện bởi vỏ não, thứ mà chúng ta có thể quan sát được.

Giáo sư giải phẫu học Patrick Wall ở Đại học London nhận xét rằng: “Mấy trăm năm qua, các nhà thần kinh học luôn cho rằng tất cả những khám phá về chức năng não mà họ xem trọng đều do vỏ não thực hiện. Nhưng thực tế là, rất nhiều chức năng được cho là thuộc về vỏ não lại có thể là do các cấu trúc sâu hơn của não thực hiện.”

Bác sĩ khoa thần kinh Norman Geschwind của Bệnh viện Beth Israel trực thuộc Đại học Harvard cho biết: “Không nghi ngờ gì nữa, các cấu trúc tầng sâu của não rất quan trọng đối với nhiều chức năng”.

Giáo sư sinh lý thần kinh David Bowsher tại Đại học Liverpool ở Anh cho biết: “Gần như chắc chắn rằng các cấu trúc tầng sâu trong não quan trọng hơn những gì chúng ta nghĩ hiện nay.”

Năm 2006, học giả người Mỹ Jay Alfred đã đưa ra một “bộ não vô hình” trong cuốn sách “Bộ não và thực tế” (Brain and Realities) [316]. Trong cuốn sách “Các cơ thể vô hình của chúng ta: Bằng chứng khoa học về các cơ thể vi tế” (Our Invisible Bodies: Scientific Evidence for Subtle Bodies), ông đã tổng kết những bằng chứng khoa học cho thấy con người có “cơ thể vô hình” [317].

Đối với hiện tượng “người không não,” năm 2015, nhà hóa sinh người Anh Donald R. Forsdyke cho rằng: “Ý thức có thể được ‘lưu trữ ở một số dạng hạ nguyên tử cực nhỏ. Thành phần của nó là điều mà các nhà hóa sinh và sinh lý học vẫn chưa thể biết, hoặc có lẽ nó được lưu trữ ‘bên ngoài cơ thể chúng ta.’ Khi nói đến ký ức [lưu trữ] bên ngoài cơ thể, chúng ta đã chạm đến lĩnh vực trừu tượng hơn là ‘tâm linh’ và ‘tinh thần,’ hàm chứa ý nghĩa tương ứng về siêu hình học.” [318]

3.4 Người từng đạt giải Nobel cho rằng: tinh thần hay linh hồn tồn tại độc lập với bộ não

Các loại hiện tượng đa dạng nêu trên là những vấn đề mà khoa học sinh vật hiện đại chưa thể giải thích, nhưng cũng không thể tránh được và bắt buộc phải đối mặt.

Việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa bộ não và tinh thần – “vấn đề của ý thức” – được nhiều người xem là câu hỏi cuối cùng của khoa học thần kinh. Vào thế kỷ trước, một nhà thần kinh học danh tiếng từng đạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học vào năm 1963 đã trả lời câu hỏi này một cách rất chắc chắn.

Sir John Carew Eccles (1903-1997) là một nhà sinh lý học thần kinh người Úc, ông tốt nghiệp Đại học Melbourne với bằng danh dự hạng nhất về y học. Năm 1925, ông vào Trường Cao đẳng Magdalen, Đại học Oxford với tư cách là Học giả Rhodes thời Victoria. Năm 1927, Eccles đạt được giải thưởng hạng nhất về khoa học tự nhiên, trở thành trợ lý nghiên cứu của nhà sinh lý học thần kinh người Anh Charles Scott Sherrington (1857-1952), người đạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học vào năm 1932. Eccles nghiên cứu về phản xạ thần kinh, và đã cùng Sherrington xuất bản 8 bài luận. Eccles tập trung vào synapse trong hệ thần kinh, thành quả nghiên cứu đã mang đến cho ông giải thưởng Nobel về Y học vào năm 1963.

Eccles tin rằng mọi bằng chứng đều cho thấy “ý thức” và “bộ não” của con người là hai thực thể độc lập. Con người có một loại ý thức phi vật chất và độc lập với bộ não – đó chính là “linh hồn.” Ý thức bao gồm những gì chúng ta gọi là tinh thần hay linh hồn. Ông cho rằng mối quan hệ giữa “linh hồn” và “bộ não” có thể hiểu là hai chiếc đồng hồ chuyển động song song hoàn toàn đồng bộ do Đấng Tạo Hóa tạo ra, điều đó chứng tỏ sức sáng tạo phi thường của Đấng Tạo Hóa. [320]

Một nghiên cứu vào năm 1992 về trải nghiệm cận tử của những người sống sót sau trận động đất Đường Sơn đã được công bố trên “Tạp chí Tinh thần và Thần kinh học Trung Quốc.” Trong đó cho thấy khi một số người cận kề cái chết, họ vẫn có thể quan sát rõ ràng mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình, thậm chí có thể nhìn thấy cơ thể vật lý của mình từ bên ngoài thân thể. Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng, ngoài cơ thể vật chất có thể nhìn thấy bằng mắt thường, con người còn có một phần “cơ thể vô hình.” Mà phần “cơ thể vô hình” đó, hay còn gọi là “linh hồn,” có thể tách rời khỏi nhục thân. Chúng tôi sẽ thảo luận chi tiết về chủ đề này ở trong Chương 5. [321]

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.1)
Một nghiên cứu về trải nghiệm cận tử đối với những người sống sót sau trận động đất Đường Sơn đã phát hiện “cơ thể vô hình” có thể thoát ra từ cơ thể vật chất. (Ảnh: Epoch Times)

3.5 Tinh thần chỉ huy bộ não

Sự hiểu biết của con người về bộ não vẫn còn rất hạn chế. Cho đến nay, người ta vẫn chưa rõ ràng ý thức của con người đến từ đâu, và bộ não rất có thể đã hoạt động theo một cơ chế mà chúng ta không thể tưởng tượng được.

Một nghiên cứu vào năm 2013 ở Nhật Bản và Đức [322] đã sử dụng siêu máy tính Fujitsu K, siêu máy tính nhanh thứ tư trên thế giới vào thời điểm đó, để mô phỏng hoạt động não bộ của con người. Nghiên cứu đã sử dụng hơn 700,000 lõi xử lý và 1.4 triệu gigabyte bộ nhớ để mô phỏng sự tương tác giữa 1.73 tỷ tế bào thần kinh và hơn 10 ngàn tỷ synapse (kết nối các tế bào thần kinh), tương đương với 1% mạng lưới thần kinh của bộ não con người. Nghiên cứu cho thấy máy tính K phải mất 40 phút để mô phỏng một giây hoạt động của não trên các tế bào thần kinh và synapse này. Nghiên cứu đã được trang tin công nghệ GigaOm.com đưa tin vào năm 2013 [323].

Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ “Dự án Não người” (Human Brain Project), một chương trình khoa học kéo dài 10 năm do EU tài trợ nhằm sử dụng siêu máy tính để mô phỏng cấu trúc và chức năng của não người. [324]

Bộ não con người là một hệ thống lưu trữ và xử lý thông tin siêu phàm và cực kỳ hiệu quả. Làm thế nào mà bộ não có được khả năng xử lý thông tin hiệu quả cao như vậy? [325]

Từ góc độ tế bào phân tử, tế bào não chủ yếu bao gồm tế bào thần kinh và tế bào thần kinh đệm, mối quan hệ giữa chúng giống như mối quan hệ mật thiết giữa quốc vương và các đại thần phò tá. Bộ não con người trung bình chứa 8.6×10¹⁰ (86 tỷ) tế bào thần kinh và 8.5×10¹⁰ (85 tỷ) tế bào thần kinh đệm.

Synapse là thành phần chính của mạng lưới thần kinh, là liên kết chủ yếu giữa các tế bào não (còn được gọi là “tế bào thần kinh”), phát huy tác dụng then chốt trong việc xử lý thông tin, tham gia học tập, ghi nhớ và các hoạt động thần kinh khác. Não người trung bình có khoảng 2.4×10¹⁴ synapse, có thể xử lý dữ liệu với tốc độ 5.5×10¹⁶ bit/giây.

Mô phỏng của siêu máy tính chỉ là dựa trên tín hiệu điện giữa tế bào thần kinh và synapse mà không tính đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động của não, chẳng hạn như các chất hóa học bên trong và bên ngoài tế bào thần kinh, biểu hiện gene, lưu lượng máu, v.v. Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin cũng như trí tuệ chứa đựng trong bộ não rõ ràng rất khác so với trí tuệ nhân tạo. Trên thực tế, bộ não con người và máy tính có một sự khác biệt về bản chất. Sự phát triển của não bộ rõ ràng không phải là điều có thể giải thích được bằng giả thuyết tiến hóa của Darwin. Vậy nó đến như thế nào? Phân tích từ mặt logic, nó chỉ có thể được thiết kế và tạo ra bởi một loại sinh mệnh cao cấp vượt xa trí tuệ của con người.

Nhưng câu hỏi đặt ra là, tại sao bộ não con người lại được thiết kế để trở thành một công cụ xử lý và gia công thông tin hiệu quả như vậy?

Như đã đề cập ở trên, tinh thần là một loại vật chất, tinh thần tương đối độc lập với bộ não và thường điều khiển cơ thể con người thông qua não. Do đó, não cần xử lý thông tin từ tinh thần một cách hiệu quả với sự trợ giúp của một loại cơ chế đặc biệt mà hiện nay chúng ta chưa thể tưởng tượng đến được.

Mặc dù phần lớn cấu trúc của bộ não có thể tiêu mất, nhưng do cơ chế xử lý thông tin tinh thần “vô hình” vẫn tồn tại nên con người vẫn có thể học tập, sinh sống và làm việc, chẳng hạn như những ví dụ về “người không não” và các nữ tu nêu trên. Trong đại dịch COVID-19, não của một số bệnh nhân đã bị virus làm tổn thương từ 2% đến 3% và xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau như suy giảm nhận thức. Một số bệnh nhân sa sút trí tuệ không thể tự chăm sóc bản thân do teo não một phần [326]. Lý do là gì? Có lẽ điểm khác biệt chính là liệu “tầng não sâu” mà chúng ta nhìn không thấy có bị tổn thương hay không.

Nếu so sánh bộ não với một chiếc máy tính thì tinh thần có thể được so sánh với “chủ nhân” vận hành chiếc máy tính. Tinh thần giống như người chỉ huy, chỉ đạo bộ não vận hành bằng cách nhập thông tin chỉ lệnh. Thông tin đến từ tinh thần tại một chiều không gian khác rất phức tạp, cần được não xử lý một cách hiệu quả. Vì vậy, bộ não con người phải có khả năng hoạt động mạnh mẽ, như vậy mới có thể tiếp nhận và xử lý thông tin từ tinh thần hoặc linh hồn một cách hiệu quả.

Sự phối hợp giữa tinh thần và cơ thể giống như một trò múa rối, con rối trên sân khấu giống như “thân thể,” còn người điều khiển con rối ở hậu trường giống như “tinh thần” của con người. Thế giới giống như một sân khấu lớn, cơ thể con người biểu diễn trên sân khấu, nhưng “tinh thần” điều khiển cơ thể ở phía sau mới là nhân vật chính thực sự.

3.6 Tinh thần của con người không thể từ tiến hóa mà thành

Ngoài các cấu trúc cơ quan mà mắt người có thể nhìn thấy, còn có tinh thần và linh hồn mà mắt người không thể nhìn thấy, nhưng chúng thực sự tồn tại. Vì chúng đều là những thành phần của cơ thể con người, vậy nên để trả lời câu hỏi về nguồn gốc của con người, chúng ta phải xem xét chúng cùng nhau, chứ không thể chỉ xem xét cấu tạo vật chất của cơ thể. Tuy nhiên, cả tinh thần và linh hồn đều đã bị giả thuyết tiến hóa cố ý hay vô tình tránh né hoặc bỏ qua.

Nhà hóa học và tác giả người Anh David Jones (1938-2017) đã thảo luận về chủ đề này một cách hài hước trong một bình luận trên tạp chí “Nature” hồi tháng 09/2001. Ông cho rằng nếu linh hồn là từ tiến hóa mà thành, thì dùng logic thông thường sẽ dẫn đến những kết luận khiến người ta dở khóc dở cười. [327]

Ông Jones chỉ ra rằng gene được xem là cơ sở phân tử quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa con người và các loài động vật khác. Vậy gene nào mã hóa cho linh hồn của con người? Gene của con người đã được giải trình tự một cách hoàn chỉnh, tại sao vẫn chưa tìm được gene mã hóa linh hồn?

Ngoài ra, như chúng tôi đã trình bày và phân tích ở trên, tinh thần của con người là một loại vật chất đặc biệt, không thể nhìn thấy bằng mắt thường và là thành phần quan trọng của cơ thể con người. Tuy nhiên, Darwin chưa bao giờ chứng minh được quá trình con người “tiến hóa” ra tinh thần như thế nào. Đây là một lỗ hổng rất lớn trong “giả thuyết tiến hóa” của Darwin. Trên thực tế, tinh thần và linh hồn hoàn toàn không phải xuất thân từ tiến hóa.

4. Tinh thần có thuộc tính năng lượng

Tinh thần không chỉ có những thuộc tính vật chất mà còn có những thuộc tính năng lượng đặc biệt, có thể tác động đến trường năng lượng của con người.

4.1 Cơ thể con người có trường năng lượng

Tư tưởng chỉ đạo của khoa học thực chứng hiện đại là “nhìn thấy mới tin,” nhưng thế giới vật chất mà mắt người có thể nhìn thấy lại vô cùng hạn chế.

Khi ánh sáng chiếu vào một vật, một phần ánh sáng sẽ bị vật đó hấp thụ, một phần khác sẽ bị phản xạ hoặc khúc xạ. Sở dĩ con người có thể nhìn thấy vật thể là vì ánh sáng do vật thể phản xạ hoặc khúc xạ đi vào mắt người và truyền đến vùng thị giác tương ứng của não thông qua dây thần kinh thị giác, từ đó tạo ra thị giác.

Ánh sáng là một loại sóng điện từ, toàn bộ quang phổ điện từ từ tần số thấp đến tần số cao lần lượt là sóng vô tuyến, sóng vi ba, tia hồng ngoại, ánh sáng khả kiến, tia cực tím, tia X và tia gamma. Giữa các sóng điện từ khác nhau, tần số của phổ điện từ có thể khác nhau rất nhiều, từ vài Hertz đến ít nhất 10²⁰ Hertz.

Ánh sáng mà mắt người nhìn thấy chỉ là một phần rất nhỏ của quang phổ điện từ [328], từ ánh sáng đỏ có bước sóng khoảng 700 nanomet (nm, hoặc một phần tỷ mét) đến ánh sáng tím có bước sóng khoảng 400 nanomet. Những ánh sáng mà mắt người không nhìn thấy cũng tương ứng với thế giới mà con người không thể trực tiếp phát hiện được bằng mắt thường.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Phổ sóng điện từ. Nguồn: Nl74, Inductiveload, NASATranslated by Tonys (talk) – File:EM Spectrum Properties edit.svg, CC BY-SA 3.0, (Ảnh: commons.wikimedia)

Sự tồn tại của trường năng lượng của con người có thể được phân tích từ lý thuyết vật lý. Ánh sáng có lưỡng tính sóng-hạt. Nó vừa là sóng vừa là hạt. Chúng ta đã nói về rất nhiều hạt, còn sóng ánh sáng là một loại năng lượng, và lượng tử là đơn vị tự nhiên của năng lượng [329].

Nhà vật lý nổi tiếng thế giới người Mỹ gốc Do Thái Albert Einstein (1879-1955) cho biết, bất kỳ vật chất nào cũng có năng lượng và khối lượng. Năng lượng (Energy, viết tắt là E) và khối lượng (Mass, viết tắt là M) là hai hình thức thể hiện khác nhau của cùng một vật thể. Phương trình chuyển đổi khối lượng-năng lượng E=mc2 do Einstein đưa ra đã được áp dụng trong vật lý hiện đại mãi cho đến ngày nay. [330]

Trong vật lý học, năng lượng là chỉ khả năng thực hiện công. Bất kỳ cấu trúc vật chất nào cũng có sự phân bố năng lượng, với đặc tính là năng lượng cao chuyển sang năng lượng thấp. Dòng năng lượng có thể tạo ra hiệu quả sinh ra công. Vì vậy, năng lượng cũng là khả năng lưu chuyển của cấu trúc vật chất. Hay nói một cách tổng quát hơn, bất kỳ sự phân bố cấu trúc vật chất nào trong thời không cũng đều có sự phân bố năng lượng. Do đó, năng lượng cũng có thể được định nghĩa là thước đo mức độ thay đổi của sự phân bố vật chất trong thời không, được sử dụng như một đặc trưng của khả năng thực hiện công trong hệ thống vật lý.

Năng lượng có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, mọi dạng năng lượng đều có liên quan với sự chuyển động. Dựa theo các hình thức chuyển động khác nhau của vật chất, năng lượng có thể tồn tại ở dạng cơ năng (thế năng, động năng), nhiệt năng, điện năng, hóa năng, năng lượng hạt nhân hoặc các dạng khác. Những dạng năng lượng khác nhau này có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Ngoài ra, còn có nhiệt và công, tức là năng lượng trong quá trình truyền từ vật này sang vật khác. Ví dụ, khi năng lượng được truyền đi, nhiệt lượng được truyền có thể trở thành nhiệt năng, còn công thực hiện có thể biểu hiện ra dưới dạng năng lượng cơ học. [331]

Hơn 200 năm nghiên cứu lý sinh hiện đại từ cuối thế kỷ 18 đến nay đã cho thấy rằng, cơ thể con người có thể phát ra các hạt electron và photon, tạo ra ánh sáng mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Khi cơ thể con người ở trong trường điện từ, sự phát xạ của các hạt này có thể chụp lại được. Đây là bằng chứng rất xác thực về trường năng lượng của cơ thể con người.

Năm 1777, nhà vật lý người Đức George Lichtenberg (1742-1799) đã ghi lại được một quá trình phóng điện đặc biệt trong điện trường cao áp. Hình ảnh nó tạo thành bên trong một số vật thể có dạng giống như bụi cây, sau này được gọi là “hình Lichtenberg” (Lichtenberg figures). [332]

Năm 1888, nhà vật lý người Séc Navratil đã dùng từ “điện đồ” (eletrography) để mô tả hình ảnh này.

Vào những năm 90 của thế kỷ 19, khoa học gia người Belarus J. Narkevich-Yodko đã chụp được hơn 1,500 bức “điện đồ” của ngón tay người, lá cây và hạt. Ông đã có nhiều bài diễn văn và báo cáo học thuật với các chuyên gia trong giới y tế và khoa học ở St. Petersburg, Berlin, Vienna, Paris v.v.

Năm 1939, vì rất quan tâm đến hiện tượng cơ thể con người phát ra ánh sáng trong điện trường, nhà phát minh Semyon Kirlian (1898-1978) đã tiến hành nhiều thí nghiệm và nghiên cứu khác nhau. Ông đã phát minh ra kỹ thuật “Chụp ảnh Kirlian” (Kirlian photography) [333].

Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật chụp ảnh Kirlian là truyền dòng điện tần số cao vào một vật thể, khiến trường năng lượng của vật thể đó làm ion hóa không khí xung quanh và sinh ra ánh sáng khả kiến, sau đó sử dụng phim chụp ảnh để ghi lại ánh sáng này. Kiểu chụp ảnh này có thể hiển thị các hiệu ứng màu sắc khác nhau. [334]

Mặc dù phương pháp này không đủ ổn định [335], kích thước của chùm sáng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường khác nhau [336] như độ ẩm [337], nhiệt độ, áp suất, phim chụp ảnh, v.v., nhưng hiện tượng này mang tính lặp lại và đáng để mọi người chú ý, chỉ là phương pháp đang chờ cải tiến mà thôi.

Năm 1995, Giáo sư lý sinh người Nga Konstantin Korotkov đã phát minh ra kỹ thuật chụp ảnh Kirlian tiên tiến hơn, ổn định hơn và không bị ảnh hưởng bởi môi trường – Kỹ thuật “Gas Discharge Visualization” (GDV). Ông Korotkov sở hữu 17 bằng sáng chế phát minh lý sinh và đã xuất bản hơn 200 luận văn chuyên môn. Cuốn sách tiêu biểu của ông – “Phân tích điện quang tử trong y học: Nghiên cứu điện sinh học GDV” – là bản tóm tắt ứng dụng điện sinh học GDV trong y học, bao gồm các luận văn tạp chí trong hội nghị và luận văn được thẩm định. [338]

Đồng tác giả của cuốn sách, Bác sĩ Y khoa Ekaterina Ykovleva, Giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Y khoa Quốc gia ở Moscow, Nga, cũng đã xuất bản một số bài báo về chủ đề này.

Nghiên cứu của Korotkov cho thấy trường năng lượng của cơ thể con người sẽ bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ giữa các cá nhân, sự trao đổi cảm xúc và hoạt động tư duy v.v. Những hình ảnh dưới đây đều là từ cuộc phỏng vấn độc quyền của nhóm ấn bản sức khỏe của The Epoch Times với ông Korotkov.

4.1.1 Những người yêu nhau sẽ thực sự “phóng điện”

Giữa hai người yêu nhau, trường năng lượng của họ sẽ có sự tương tác. Các nghiên cứu đã phát hiện, khi hai người yêu nhau, các trường năng lượng phát ra từ đầu ngón tay sẽ giao hòa với nhau. Trường năng lượng của họ tỏa ra ánh sáng như tia chớp, liên kết lại một chỗ. Đó thực sự là cảm giác “điện giật” hay “phóng điện” như người ta thường nói. Còn nếu giữa hai người không có tình cảm thì trường năng lượng của họ sẽ không có sự giao hòa như vậy.

Khi hai người yêu nhau, các trường năng lượng phát ra từ đầu ngón tay sẽ giao hòa với nhau. Trường năng lượng của họ tỏa ra ánh sáng như tia chớp, liên kết lại một chỗ. (Ảnh do ông Konstantin Korotkov cung cấp)
Khi hai người yêu nhau, các trường năng lượng phát ra từ đầu ngón tay sẽ giao hòa với nhau. Trường năng lượng của họ tỏa ra ánh sáng như tia chớp, liên kết lại một chỗ. (Ảnh do ông Konstantin Korotkov cung cấp)

4.1.2 Khi thể hiện tình yêu sẽ truyền đi “năng lượng”

Ông Korotkov nhìn thấy từ những hình ảnh điện tử về trường năng lượng toàn thân của các đối tượng thử nghiệm: khi một người bày tỏ tình yêu với người khác, từ trên ảnh có thể thấy rõ ràng một khối năng lượng bay từ trái tim của người thể hiện tình yêu đến trái tim của đối phương.

Ông Korotkov cho biết sự truyền năng lượng này không chỉ có trong tưởng tượng, mà là sự truyền tải thực sự của “các cụm năng lượng vật chất.” Các cụm năng lượng này chứa nhiều dạng vật chất năng lượng khác nhau như electron, photon và sóng hạ âm v.v. Đây có lẽ là một trong những lý do tại sao khi một người bị bệnh, bệnh sẽ khỏi nhanh hơn nếu có người yêu ở bên cạnh chăm sóc và bầu bạn.

Hình ảnh điện tử GDV cho thấy có hiện tượng truyền năng lượng khi thể hiện tình yêu. (Ảnh do ông Konstantin Korotkov cung cấp)
Hình ảnh điện tử GDV cho thấy có hiện tượng truyền năng lượng khi thể hiện tình yêu. (Ảnh do ông Konstantin Korotkov cung cấp)

4.1.3 Con người có thể cảm nhận được “trường năng lượng”

Tại sao “trực giác” của con người có thể cảm nhận được những thay đổi của người khác và bầu không khí xung quanh? Thông qua thí nghiệm chụp ảnh GDV, ông Korotkov còn chứng thực được rằng: cơ thể con người không chỉ có thể phát ra trường năng lượng mà còn có thể cảm nhận được trường năng lượng xung quanh thông qua trường năng lượng của chính mình.

Trong một thí nghiệm, ông Korotkov đã yêu cầu một người A ngồi trên ghế, và yêu cầu một người khác đến gần từ phía sau, đồng thời quan sát phản ứng của A. Kết quả cho thấy khi có người lạ đến gần từ phía sau, trường năng lượng của A hầu như không thay đổi. Khi các thành viên trong gia đình A tiếp cận A từ phía sau, trường năng lượng của A sẽ lập tức mạnh lên.

Khi người lạ đến gần từ phía sau, trường năng lượng của đối tượng thử nghiệm không thay đổi; khi người nhà hoặc người yêu đến gần từ phía sau, trường năng lượng của đối tượng thử nghiệm lập tức tăng lên. (Ảnh do ông Konstantin Korotkov cung cấp)

4.2 Tinh thần ảnh hưởng đến trường năng lượng của cơ thể con người

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Khi người lạ đến gần từ phía sau, trường năng lượng của đối tượng thử nghiệm không thay đổi; khi người nhà hoặc người yêu đến gần từ phía sau, trường năng lượng của đối tượng thử nghiệm lập tức tăng lên. (Ảnh do ông Konstantin Korotkov cung cấp)

4.2 Tinh thần ảnh hưởng đến trường năng lượng của cơ thể con người

Cơ thể con người có thuộc tính năng lượng, và loại trường năng lượng này có thể được chụp lại. Là một bộ phận quan trọng của cơ thể con người, tinh thần cũng có thuộc tính năng lượng. Với các hoạt động suy nghĩ và trạng thái cảm xúc khác nhau, trạng thái năng lượng của cơ thể con người cũng khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê một số bằng chứng khoa học về tác động của hoạt động tinh thần lên trường năng lượng của con người.

4.2.1 Nghe nhạc ảnh hưởng đến trường năng lượng

Rất nhiều người thích nghe nhạc, nhưng điều có thể rất nhiều người không ngờ tới là, các loại nhạc khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến trường năng lượng và sức khỏe của cơ thể con người.

Ông Korotkov phát hiện, khi một người nghe nhạc rock, trường năng lượng của người đó sẽ tăng lên cao trong thời gian ngắn, sau đó không ngừng giảm, giảm xuống dưới cả giá trị ban đầu. Điều này cho thấy nhạc rock có tác động tiêu cực đến trường năng lượng của cơ thể con người.

Trong quá trình nghe nhạc rock, trường năng lượng của cơ thể con người sẽ có những thay đổi. (Ảnh do ông Konstantin Korotkov cung cấp)
Trong quá trình nghe nhạc rock, trường năng lượng của cơ thể con người sẽ có những thay đổi. (Ảnh do ông Konstantin Korotkov cung cấp)

Năm 2007, giáo sư Mark A Bellis từ Đại học Liverpool John Moores ở Anh quốc cùng những người khác đã công bố một báo cáo nghiên cứu trên Tập san Dịch tễ học và Sức khỏe Cộng đồng (Journal of Epidemiology and Community Health). Đối tượng của nghiên cứu bao gồm 1,064 ngôi sao nhạc pop Bắc Mỹ và châu Âu nổi tiếng trong khoảng những năm từ 1956 đến năm 1999, trong đó có cả Elvis Presley và rapper Eminem. Kết quả cho thấy từ 3-25 năm sau khi nổi tiếng, tỷ lệ tử vong của các ngôi sao nhạc pop cao hơn công chúng bình thường tới hơn 70%. Độ tuổi qua đời trung bình của các ngôi sao nhạc pop Bắc Mỹ và châu Âu lần lượt là 42 và 35, ngắn hơn đáng kể so với tuổi thọ của người bình thường. [339]

Nghiên cứu của ông Korotkov đã đưa ra giải thích cho kết quả nghiên cứu trên ở phương diện trường năng lượng. Các tần số âm thanh của nhạc rock, đặc biệt là nhạc metal nặng, là những tạp âm đặc trưng, ​​​​giọng khàn khàn phát tiết cảm xúc của ca sĩ cũng là tạp âm. Tần số của loại tạp âm này không hòa điệu với tần số bình thường của con người, có thể gây tổn hại đến năng lượng sống.

Ngoài ra, ông Korotkov còn phát hiện âm nhạc cổ điển có tác động tích cực đến trường năng lượng và có thể cải thiện sức khỏe của con người. Điều này có thể là do tần số của âm nhạc cổ điển phù hợp với tần số của cơ thể con người ở một mức độ nhất định. Vì vậy, nó có thể đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy trường năng lượng chính diện của cơ thể con người.

Một nghiên cứu của công ty bảo hiểm MetLife từ năm 1956 đến năm 1975 đối với 437 chỉ huy đương nhiệm và tiền nhiệm của các dàn nhạc giao hưởng lớn trong khu vực và cộng đồng, cho thấy tỷ lệ tử vong của họ thấp hơn 38% so với những người bình thường. Trong đó, tỷ lệ tử vong của các nhạc trưởng ở độ tuổi từ 50-59 thấp hơn so với người bình thường đến 56%. [340]

Kết luận của nghiên cứu này mang tính đại biểu, có rất nhiều nhạc trưởng vừa nổi tiếng thế giới vừa trưởng thọ. Sau đây là một số ví dụ:

Nhạc trưởng người Mỹ Leopold Stokowski (1882-1977), thọ 95 tuổi [341].
Nhạc trưởng người Ý Arturo Toscanini 1867-1957), thọ 90 tuổi [342].
Nhạc trưởng người Mỹ Eugene Ormandy (1899-1985), thọ 86 tuổi [343].
Nhạc trưởng người Anh Sir Thomas Beecham (1879-1961), thọ 83 tuổi [344].
Nhạc trưởng người Mỹ Morton Gould (1913-1996), thọ 82 tuổi [345].

Những bí ẩn về sinh mệnh của con người là vô tận. Việc nghe các loại nhạc khác nhau có tác động rất lớn đến trường năng lượng và sức khỏe của cơ thể con người. Vì vậy, chúng ta nên chọn lọc và nghe những loại nhạc có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần, không nên nghe những loại nhạc có hại cho sức khỏe.

4.2.2 Cảm xúc tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng đến trường năng lượng

Cuộc sống mỗi ngày của con người đều có các loại cảm xúc khác nhau. Tục ngữ có câu: “Bảy phần tinh thần, ba phần bệnh.” Cảm xúc có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể con người, sự tích tụ lâu dài của những cảm xúc tiêu cực thậm chí có thể dẫn đến bệnh tật. Điều này liên quan đến một loạt cơ chế trong hệ thống thần kinh, tim mạch và nội tiết. Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn trong Phần 5 của chương này. Không chỉ vậy, cảm xúc cũng sẽ ảnh hưởng đến trường năng lượng của cơ thể con người.

Nghiên cứu của ông Korotkov phát hiện, khi một người có những cảm xúc tích cực thì trường năng lượng sẽ được tăng cường. Chẳng hạn khi đối tượng thử nghiệm xem một bộ phim hài thì trường năng lượng được tăng cường; ngược lại, những cảm xúc tiêu cực (bao gồm giận dữ, ghen tị, hận thù, v.v.) sẽ khiến trường năng lượng của con người bị co lại và tổn hại. Điều nghiêm trọng hơn là, những cảm xúc tiêu cực của một người không chỉ làm giảm trường năng lượng của chính họ, mà còn tác động tiêu cực đến trường năng lượng của những người xung quanh.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Sau khi những cảm xúc tiêu cực xuất hiện, trường năng lượng của cơ thể con người bị khuyết tổn. (Ảnh do Konstantin Korotkov cung cấp)

5. Tinh thần ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Mọi người đều mong muốn có một cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể bao gồm các hệ thống, cơ quan và mô ở các cấp độ khác nhau như ngũ quan ngũ tạng, hệ cơ xương, hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ miễn dịch, v.v. Đồng thời, mỗi người cũng đều có những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc cũng như những quan niệm đạo đức quyết định tốt xấu, đúng sai …, những thứ này đều thuộc về phạm trù tinh thần.

Cơ thể và tinh thần tạo nên một con người hoàn chỉnh, chúng có mối liên hệ chặt chẽ và hoàn chỉnh với nhau. Là một phần quan trọng của sinh mệnh con người, nhưng tinh thần sinh ra như thế nào lại không hề được đề cập đến trong giả thuyết tiến hóa.

Người Trung Quốc có câu, “bảy phần tinh thần ba phần bệnh.” Ngay từ năm 1964, một nghiên cứu của Đại học Harvard đã cho thấy 60% đến 80% bệnh nhân đến gặp bác sĩ là vì tinh thần căng thẳng hoặc cảm xúc tồi tệ [346].

Cơ thể chúng ta phản ứng rất linh mẫn với tinh thần (bao gồm áp lực, cảm xúc, v.v.). Suy nghĩ, cảm xúc và tín ngưỡng luôn ảnh hưởng đến trạng thái của cơ thể cũng như sức khỏe của chúng ta. Đây chính là sự trình bày đơn giản nhất về cái nhìn toàn diện đối với cơ thể và tâm trí.

Y học hiện đại gọi nó là Y học Thân tâm (Mind-body Medicine) hay còn gọi là Y học Tâm thể (Psychosomatic medicine). Đây là một ngành khoa học kiến lập dựa trên cái nhìn tổng thể về tâm trí và cơ thể, khám phá cách để cơ thể con người duy trì sức khỏe. Do các góc độ và trọng tâm nghiên cứu khác nhau nên đã sinh ra rất nhiều thuật ngữ liên ngành hoặc khái niệm liên quan, chẳng hạn như Tâm lý học miễn dịch thần kinh (PNI), Tâm lý học nội tiết thần kinh (PNEC), v.v.

5.1 Tinh thần ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào

Tinh thần ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Nghiên cứu y học hiện đại đã phát hiện, sở dĩ tinh thần có thể tác động đến sức khỏe thể chất là thông qua ít nhất một trục (trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận) và ba chất (chất dẫn truyền thần kinh, hormone nội tiết và cytokine). Đây là nội dung trọng tâm trong nghiên cứu tâm lý học miễn dịch thần kinh.

Đầu tiên, có sự giao tiếp đa chiều liên tục giữa tinh thần, thần kinh và hệ thống miễn dịch thông qua trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận (trục HPA), thông qua các phản ứng căng thẳng khác nhau của cơ thể để thích ứng với các kích thích bên ngoài. Trục này chứa ba tổ chức chính: vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến thượng thận. [348]

  1. Vùng dưới đồi (Hypothalamus): Vùng dưới đồi là cấu trúc quan trọng nằm ở phần dưới của não và cũng là điểm khởi đầu của trục HPA. Vùng dưới đồi tiết ra một chất hóa học gọi là hormone giải phóng corticotropin (CRH), đây là một loại hormone kiểm soát tuyến yên.
  1. Tuyến yên (Pituitary Gland): Tuyến yên là một tuyến nhỏ nằm bên dưới não. Nó nhận tín hiệu CRH từ vùng dưới đồi và sau đó tiết ra một loại hormone khác gọi là hormone vỏ thượng thận (ACTH). ACTH sẽ đi vào máu và đến tuyến thượng thận.
  1. Tuyến thượng thận (Adrenal Glands): Tuyến thượng thận nằm ở phía trên thận, là hai tuyến nhỏ được chia thành vỏ thượng thận và tủy thượng thận. Khi được kích thích bởi ACTH, vỏ thượng thận sẽ giải phóng các hormone steroid như cortisol. Cortisol là hormone điều chỉnh quá trình trao đổi chất, hệ thống miễn dịch và phản ứng của cơ thể trong những tình huống căng thẳng. Còn tủy thượng thận thì giải phóng adrenalin và norepinephrine, chúng là các hormone phản ứng căng thẳng quan trọng khác, có thể điều chỉnh chức năng của tim và hệ thống mạch máu.

Trục HPA đóng vai trò quan trọng trong phản ứng căng thẳng của cơ thể. Khi chúng ta cảm thấy căng thẳng, nguy hiểm hoặc bị đe dọa, vùng dưới đồi sẽ giải phóng CRH để kích thích tuyến yên. Sau đó, tuyến yên giải phóng ACTH để kích thích tuyến thượng thận giải phóng các hormone căng thẳng, cụ thể là cortisol và adrenalin. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan và đưa cơ thể chúng ta vào trạng thái chiến đấu, điều chỉnh cơ thể đến trạng thái tốt nhất để ứng phó với những thử thách này.

Tuy nhiên, nếu phản ứng căng thẳng kéo dài hoặc hoạt động quá mức, thì có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất. Ví dụ, cortisol có thể làm tổn thương hệ thống miễn dịch của chúng ta, làm giảm khả năng kháng virus, gây viêm và dị ứng, khiến con người dễ bị nhiễm virus. Ngoài ra, các hormone do tuyến thượng thận tiết ra sẽ thúc đẩy các tế bào miễn dịch tiết ra các cytokine gây viêm. Cytokine do các tế bào miễn dịch tiết ra có thể vượt qua hàng rào máu não và tiếp tục kích hoạt phản ứng viêm trong não. Đây đều là những vấn đề do phản ứng căng thẳng dẫn tới, bao gồm lo lắng, trầm cảm và suy giảm chức năng miễn dịch trong cơ thể.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Tinh thần ảnh hưởng đến trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận (HPA) của cơ thể, căng thẳng tinh thần sẽ ức chế khả năng miễn dịch. (Ảnh: Epoch Times)

Tinh thần tác động lên cơ thể nhờ ba chất trung gian chính: chất dẫn truyền thần kinh (adrenaline, v.v.), hormone (như hormone gây căng thẳng, melatonin) và một chất rất quan trọng khác là cytokine (như interleukin-6, gọi tắt là IL-6).

Tại sao cytokine lại quan trọng đến vậy? Ví dụ, dưới những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi và căng thẳng, các cytokine gây viêm (IL-6) có thể được sản sinh ra. Trong các thí nghiệm trên mô hình căng thẳng do thất bại xã hội lặp đi lặp lại ở chuột SD đực trưởng thành, các cytokine gây viêm đã tăng lên. Mặc dù bản thân cytokine tương đối lớn và không thể dễ dàng xâm nhập vào não, nhưng tín hiệu cytokine có thể đến não và ảnh hưởng đến chức năng của não, hệ thần kinh và tế bào miễn dịch, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm mạn tính của hệ thần kinh và hình thành một vòng tuần hoàn ác tính.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Tinh thần tác động lên cơ thể qua ba chất trung gian chính. (Ảnh: Epoch Times)

5.2 Căng thẳng và cảm xúc ảnh hưởng tới sức khỏe

Trở lại thời Đệ nhị Thế chiến, trong thời gian chiến cơ Đức oanh tạc London, số ca loét dạ dày ở London đã gia tăng đáng kể. Một bác sĩ tâm thần của hải quân Đức đã nhận xét rằng “trong cuộc chiến này, cái bụng đang run rẩy chứ không phải đôi tay.” Cuối cùng mọi người đã phát hiện ra mối liên hệ rõ ràng giữa sự lo lắng, căng thẳng và bệnh loét dạ dày. [349]

Đây là lần đầu tiên y học hiện đại xác định rõ ràng mối quan hệ giữa căng thẳng tinh thần và sức khỏe của con người. Nó đã trở thành một trường hợp kinh điển trong sách giáo khoa y học về việc tinh thần có ảnh hưởng đến cơ thể, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực nghiên cứu y học tâm thần và miễn dịch học thần kinh.

5.2.1 Ảnh hưởng của căng thẳng cấp tính lên cơ thể

Năm 1996, các nhà tâm lý học tại Đại học Amsterdam ở Hà Lan đã công bố một nghiên cứu tâm lý kinh điển trên tập san Y khoa Tâm lý (Psychosomatic Medicine). Thông qua thiết lập một môi trường thử nghiệm mang tính chất sợ hãi xã hội, các nhà tâm lý đã nghiên cứu các phản ứng thể chất do cảm xúc gây ra, chủ yếu bao gồm các phản ứng về tim mạch và nội tiết tố. [350]

Thí nghiệm được tiến hành hai lần. Lần thí nghiệm đầu tiên (E1) có 39 người diễn thuyết trước công chúng. Họ sắp xếp một quá trình phục hồi và sau đó thực hiện thí nghiệm thứ hai (E2). Lần thứ hai có 70 đối tượng thử nghiệm, 40 người trong số họ phát biểu và 30 người làm nhóm đối chứng. Không có quá trình phục hồi nào được lên kế hoạch cho thí nghiệm thứ hai. Cả hai nhóm đối tượng đều trải qua cuộc kiểm tra giống nhau.

Đối tượng tham gia thí nghiệm đều là sinh viên đại học năm thứ nhất khỏe mạnh. Trong thí nghiệm đầu tiên có 17 nam và 22 nữ, với độ tuổi trung bình là 23; trong thí nghiệm thứ hai, độ tuổi trung bình là 21, nhóm thí nghiệm và nhóm đối chứng đều có số lượng nam nữ tương đương.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Thiết kế thử nghiệm nỗi sợ xã hội. (Ảnh: Epoch Times)

Kết quả cho thấy việc diễn thuyết trước đám đông có thể gây ra chứng ám ảnh sợ xã hội, điều này thực sự tạo ra một loại căng thẳng, khiến huyết áp tăng và nhịp tim tăng. Sau khi E1 thư giãn trong thời gian hồi phục, các chỉ số huyết áp và nhịp tim của đối tượng thí nghiệm đã giảm xuống mức bình thường.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Sự căng thẳng làm tăng huyết áp của đối tượng thí nghiệm. (Ảnh: Epoch Times)

Căng thẳng do áp lực ngắn hạn mang tới sẽ ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim thông qua tuyến thượng thận – giao cảm, khiến nhịp tim của đối tượng thí nghiệm tăng lên.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Sự căng thẳng làm tăng nhịp tim của đối tượng thí nghiệm. (Ảnh: Epoch Times)

Nhịp điệu tiết cortisol trong cơ thể con người bình thường sẽ giảm dần từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Do đó, nhóm đối chứng giảm từ 100% xuống 75%, tức là giảm 25%. Nhưng nhóm thí nghiệm giảm không đáng kể, còn nhóm E2 lại tăng 5%. Khi cortisol tăng cao, khả năng miễn dịch cũng sẽ bị ảnh hưởng tương ứng.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Căng thẳng làm tăng nồng độ hormone corticosteroid trong huyết tương ở các đối tượng thí nghiệm. (Ảnh: Epoch Times)

Đây là bằng chứng khoa học trực tiếp cho thấy căng thẳng do sợ hãi trong thời gian ngắn mang tới sẽ ảnh hưởng đến huyết áp, nhịp tim và hormone gây căng thẳng thông qua tuyến thượng thận – giao cảm.

5.2.2 Tác động của nỗi sợ hãi kinh niên lên cơ thể

Cảm xúc sợ hãi và căng thẳng ngắn hạn có thể mang lại những phản ứng tiêu cực về thể chất cho con người, còn khi căng thẳng tích tụ và trở thành căng thẳng kinh niên, nó sẽ mang tới nhiều tổn hại về thể chất hơn.

Giáo sư Jeremy Amiel Rosenkranz [351] là thành viên của Trung tâm sinh học thần kinh về khả năng phục hồi căng thẳng và rối loạn tâm thần (Center for Neurobiology of Stress Resilience and Psychiatric Disorders) thuộc Đại học Y khoa và Khoa học Rosalind Franklin (Rosalind Franklin University of Medicine and Science). Ông cũng là Giám đốc của Viện Khoa học Não bộ. Ông từng dẫn đầu một nghiên cứu về tác động của nỗi sợ hãi kinh niên đối với cơ thể con người [352] được công bố trên tạp chí Brain Behav Immun vào năm 2020.

Nghiên cứu này sử dụng mô hình đã được công nhận về “căng thẳng thất bại trong xã hội lặp đi lặp lại ở chuột” (Repeated Social Defeat Stress, RSDS). Mô hình này sử dụng hai giống chuột khác nhau. Một giống là chuột Sprague-Dawley đực trưởng thành (gọi tắt là chuột SD), là loài chuột không hung dữ; còn một giống khác là chuột đực trưởng thành hung dữ Long-Evans (viết tắt là chuột LE).

Các nhà nghiên cứu đưa những con chuột SD hiền và yếu ớt vào chuồng của những con chuột LE hung hãn. Trước tiên, họ để những con chuột LE lớn bắt nạt những con chuột SD về mặt thể chất, tùy theo tình trạng thể chất của chuột SD mà thời gian tiếp xúc thường kéo dài từ 5-10 phút, tối đa không quá 15 phút. Sau đó, họ đặt một tấm bảng ngăn trong suốt ở giữa. Mặc dù lúc này lũ chuột SD sẽ không bị bắt nạt về mặt thể chất nhưng chúng vẫn nhìn thấy lũ chuột LE hung dữ, và chúng tiếp tục sợ hãi và căng thẳng tinh thần thêm 15 phút nữa. Thí nghiệm được tiến hành trong năm ngày liên tiếp. Những con chuột SD trong nhóm đối chứng cũng ở trong cùng một điều kiện thí nghiệm, nhưng chúng không bị chuột LE bắt nạt về thể chất và tinh thần.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Mô hình thử nghiệm sợ hãi mãn tính ở chuột. (Ảnh: Epoch Times)

Những con chuột SD bị bắt nạt không chỉ lo lắng và sợ hãi về mặt tinh thần mà còn bị bắt nạt về thể chất, hơn nữa tỷ lệ tế bào T hỗ trợ loại 2 (T CD4+) trong cơ thể chúng đã tăng lên. Quá nhiều tế bào này có thể dễ dẫn đến chứng viêm mạn tính, khiến cơ thể khó chống lại virus.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Những con chuột sợ bị bắt nạt có sự gia tăng các tế bào T hỗ trợ loại 2. (Ảnh: Epoch Times)

Sau khi bị bắt nạt và đe dọa, nồng độ các cytokine gây viêm trong cơ thể chuột đã tăng lên, nhưng nồng độ các cytokine chống viêm có tác dụng bảo vệ cơ thể lại không tăng.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Các cytokine gây viêm đã tăng lên ở những con chuột bị bắt nạt. (Ảnh: Epoch Times)

Trong thí nghiệm trên chuột này, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện sau khi chuột SD bị bắt nạt, các amygdala cơ bản (BLA, là tế bào thần kinh chính trong não chịu trách nhiệm về cảm xúc, tức giận và lo lắng) và microglia (tế bào miễn dịch thường trú của não) đã được kích hoạt, tiếp tục dẫn đến tình trạng viêm mạn tính.

Về mặt kiểm tra hành vi, các hành vi giống như lo lắng đã tăng lên đáng kể ở chuột SD bị bắt nạt. Các biểu hiện chính là:

A. Trong thử nghiệm ngoài trời (Open field test, OFT), chuột SD sau khi bị bắt nạt đã giảm khoảng cách và thời gian khám phá khu vực trung tâm.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Những con chuột bị bắt nạt có hành vi lo lắng gia tăng, khoảng cách và thời gian khám phá khu vực trung tâm cũng giảm đi. (Ảnh: Epoch Times)

B. Sau khi bị bắt nạt, chuột SD đã giảm số lần tương tác xã hội, xuất hiện các triệu chứng tương tự như chứng ám ảnh sợ xã hội.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Những con chuột bị bắt nạt có hành vi lo lắng gia tăng và giảm tương tác xã hội. (Ảnh: Epoch Times)

C. Giảm thời gian dành cho con đường mở trong thử nghiệm mê cung (Elevated Plus Maze, EPM).

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Những con chuột bị bắt nạt có hành vi lo lắng gia tăng, giảm thời gian và số lần dành cho con đường mở trong thử nghiệm EPM. (Ảnh: Epoch Times)

Từ kết quả của thí nghiệm này có thể suy ra rằng, nếu như trong xã hội, con người liên tục ở trong trạng thái sợ hãi thì có thể gây ra tình trạng viêm mạn tính trong cơ thể, dẫn đến những hành vi giống như lo lắng, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong một quốc gia, những người thống trị xã hội, với tư cách là một nhóm mạnh, nếu sử dụng các phương pháp quản lý mạnh tay đối với quần chúng yếu thế thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của người dân.

5.3 Tính cách ảnh hưởng đến sức khỏe

Vì gia đình, nền giáo dục, môi trường xã hội và văn hóa khác nhau nên mỗi người đều có những trải nghiệm sống, quan niệm và đức tin khác nhau. Đối với các kích thích từ bên ngoài, chẳng hạn như thay đổi công việc, thay đổi gia đình và bất ổn xã hội, mỗi người sẽ có cách lý giải khác nhau, sinh ra những phản ứng cảm xúc và mô thức hành vi khác nhau ở cấp độ tâm lý, cũng có nghĩa là hình thành nên tính cách độc đáo của bản thân.

Kiểu phản ứng này của con người đối với các kích thích bên ngoài, sau nhiều lần lặp lại trong khi trải nghiệm cuộc sống, cuối cùng sẽ hình thành một trạng thái tinh thần tương đối ổn định, tức là tính cách của con người [353], cũng chính là một kiểu tác động của tinh thần lên cơ thể con người.

Điều đặc biệt quan trọng là, một khi con người hình thành một số kiểu tính cách không lành mạnh, họ sẽ dễ mắc một số loại bệnh. Có rất nhiều nghiên cứu đã liên kết các đặc điểm tính cách với sức khỏe.

5.3.1 Cách mài mòn ghế kỳ lạ và tính cách loại A

Có một kiểu người như thế này, họ sẽ la mắng những người bán hàng chậm chạp, khi gặp phải tắc đường thì bấm còi hoặc tức giận. Họ cảm thấy như mình phải làm nhiều việc cùng một lúc, có thể là vừa thanh toán hóa đơn, vừa gọi điện thoại và vừa cạo râu. Họ là kiểu người thường cảm thấy áp lực về thời gian.

Vào những năm 50 của thế kỷ 20, bác sĩ tim mạch người Mỹ Meyer Friedman (1910-2001) đã chú ý đến vết mòn kỳ lạ trên ghế trong phòng chờ của bệnh nhân. Mép trước của ghế có vẻ bị mòn nhiều hơn phần còn lại của ghế. Điều này là do bệnh nhân của họ dường như có xu hướng ngồi trên mép ghế, thể hiện sự thiếu kiên nhẫn, hung hăng và không thể ngồi yên. Nhóm của ông Friedman đã bắt tay vào một chương trình nghiên cứu, và kết quả khiến mọi người rất kinh ngạc.

Năm 1959, bác sĩ Friedman cùng người đồng nghiệp Ray Rosenman (1920-2013) đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí JAMA. Họ chọn ra nhóm A gồm 83 nam giới với tiêu chí là có động lực mạnh mẽ và kiên trì để đạt được thành tích, đồng thời luôn thể hiện ra tính cạnh tranh về mặt sở thích và công việc. Hai nhóm đối chứng khác có mô thức hành vi trái ngược, đó là nhóm B gồm 83 nam và nhóm C gồm 46 nam. So với nhóm B và nhóm C, mức cholesterol trong huyết thanh, tỷ lệ mắc bệnh Arcus Senilis và bệnh động mạch vành của nhóm A đều cao hơn nhiều. [354]

Arcus Senilis, còn được gọi là đục rìa giác mạc, là sự xuất hiện vòng tròn các chất lắng đọng lipid ở vùng bên ngoài giác mạc, chủ yếu là màu xám hoặc màu trắng, có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh xơ vữa động mạch tiềm ẩn khá cao. [355]

Nhóm nghiên cứu của ông Friedman đã cùng đề nghị một lý thuyết, họ cho rằng hành vi “Loại A” của những người thường xuyên tức giận và thiếu kiên nhẫn sẽ làm tăng nguy cơ phát tác bệnh tim. Họ đã xuất bản một cuốn sách bán chạy nhất vào năm 1974 có tên “Hành vi Loại A và Trái tim Của bạn” (Type A Behavior and Your Heart) [356].

Năm 1991, trong bài báo trên Tạp chí Nhân cách Châu Âu (European Journal of Personality) [357] và cuốn sách “Hút thuốc, Nhân cách và Căng thẳng: Các yếu tố tâm lý xã hội trong việc ngăn ngừa ung thư và bệnh động mạch vành” (Smoking, Personality, and Stress: Psychosocial Factors in the Prevention of Cancer and Coronary Heart Disease), nhà tâm lý học Hans J. Eysenck (1916-1997) từ Khoa Tâm lý Viện Tâm thần học thuộc Đại học London, đã tổng kết kết luận của ba nghiên cứu dịch tễ học theo dõi dài hạn, tiến một bước xác nhận các đặc trưng của hành vi loại A như tức giận, hung hăng và thù địch là yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành (CHD).

Ba nghiên cứu tiền cứu này bao gồm nghiên cứu Nam Tư (Yugoslav study), nghiên cứu “bình thường” Heidelberg (Heidelberg ‘normal’ study) và nghiên cứu “căng thẳng” Heidelberg (Heidelberg ‘stressed’ study), tổng cộng đã lựa chọn 3,235 đối tượng khỏe mạnh, xác định tính cách của họ và thu thập các thông tin liên quan đến sức khỏe như hút thuốc, uống rượu, mức cholesterol, huyết áp và đường huyết v.v. Sau 10 năm, các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu về việc đối tượng có tử vong hay không và nguyên nhân tử vong. Nếu họ còn sống, các nhà nghiên cứu sẽ liên lạc lại với đối tượng; nếu họ đã tử vong, giấy chứng tử của họ sẽ được xem xét để tìm hiểu nguyên nhân tử vong. Sau đó, các nhà nghiên cứu kết hợp nguyên nhân tử vong với loại tính cách để phân tích mối tương quan.

Các nhà nghiên cứu chia các đối tượng thành bốn loại tính cách khác nhau: Loại I, Loại II, Loại III và Loại IV. Chúng được xác định như sau:

Loại I, còn được gọi là tính cách Loại C, là loại dễ bị ung thư. Những người thuộc loại này có đặc điểm là có cảm giác ức chế khi gần gũi với những người thân yêu, dẫn đến việc họ không cách nào thỏa mãn được mong muốn về tình cảm thân mật. Sự ức chế cảm xúc này có thể dẫn đến khiến người ta bị ung thư.

Loại II, còn được gọi là Loại A, dễ bị bệnh động mạch vành. Những người thuộc loại này sẽ phản ứng bằng sự tức giận và phấn khích khi gặp phải những trở ngại trong mối quan hệ cá nhân. Loại này có thể dễ bị bệnh động mạch vành hơn.

Loại III, là loại tính cách cuồng loạn, xen kẽ đặc điểm của Loại I và Loại II, nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh động mạch vành đã giảm đi ở một mức độ nào đó, được tác giả xếp vào loại nhân cách “tương đối khỏe mạnh.”

Loại IV, là loại khỏe mạnh, tự chủ. Loại này có thể phản ứng phù hợp trong các mối quan hệ cá nhân và không có những phản ứng quá khích. Họ dường như có cách tiếp cận cân bằng trong các mối quan hệ, điều này có thể đã góp phần mang lại hạnh phúc tổng thể cho họ.

Kết quả phân tích dữ liệu tổng hợp của ba nghiên cứu cho thấy những đối tượng có đặc điểm tính cách Loại A (Loại II) hoặc Loại C (Loại I) có tỷ lệ tử vong trong vòng 10 năm cao hơn đáng kể so với những người có tính cách Loại III và Loại IV. Tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành ở những người tính cách loại A cũng như tỷ lệ tử vong do ung thư ở những người tính cách loại C rõ ràng là cao hơn. Tỷ lệ phần trăm được tính toán dựa trên dữ liệu gốc được cung cấp trong nguyên văn biểu đồ 1 như sau:

Tỷ lệ tử vong của đối tượng có đặc điểm tính cách loại A trong vòng 10 năm là 56.8%, trong đó 25.4% qua đời vì bệnh động mạch vành, 4.4% qua đời vì ung thư và 27.0% qua đời vì các bệnh khác; Tỷ lệ tử vong của đối tượng có đặc điểm tính cách loại C trong vòng 10 năm là 62.5%, trong đó 6.8% qua đời vì bệnh động mạch vành, 38.5% qua đời vì ung thư và 17.2% qua đời vì các bệnh khác; Tỷ lệ tử vong của đối tượng có đặc điểm tính cách loại III trong vòng 10 năm là 19.1%, trong đó 3.7% qua đời vì bệnh động mạch vành, 1.4% qua đời vì ung thư và 14.0% qua đời vì các bệnh khác; Tỷ lệ tử vong của đối tượng có đặc điểm tính cách loại IV trong vòng 10 năm là 5.4%, trong đó 1.0% qua đời vì bệnh động mạch vành, 0.3% qua đời vì ung thư và 4.1% qua đời vì các bệnh khác. Việc so sánh dữ liệu giữa mỗi nhóm có ý nghĩa thống kê đáng kể, với p<0.001.

Một trong những biểu đồ dữ liệu của nghiên cứu Nam Tư vào năm 1988 như sau:

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Nguy cơ mắc bệnh tim của những người có hành vi tính cách loại A và nguy cơ mắc bệnh ung thư của những người có hành vi tính cách loại C đều có sự gia tăng đáng kể. (Ảnh: Epoch Times)

Một số lượng lớn các nghiên cứu lịch sử đã phát hiện, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh tim mạch đều có đặc điểm tính cách loại A, họ khát khao chiến thắng, có tham vọng, hay tức giận, thiếu kiên nhẫn và đầy thù địch. Những người thuộc tính cách loại A có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch (bệnh/hội chứng động mạch vành), huyết áp cao, lo lắng, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Mối tương quan giữa tính cách loại A và bệnh tật. (Ảnh: Epoch Times)

Những người có tính cách loại A có xu hướng thần kinh giao cảm dễ bị kích thích. Một khi thần kinh giao cảm bị kích thích, nhịp tim sẽ tăng nhanh, lượng oxy tiêu thụ của cơ tim tăng lên rất nhiều, lượng máu tăng lên, huyết áp cũng dễ tăng lên. Dưới tình huống kích thích lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ dễ sinh ra huyết áp cao, đường huyết cao, mỡ máu cao, béo phì và hội chứng chuyển hóa, dần dần dẫn đến xuất hiện bệnh động mạch vành.

Năm 2018, các học giả đã nghiên cứu sâu hơn và phát hiện, những người có tính cách loại A có các đặc điểm sinh lý như nồng độ norepinephrine cao hơn, thời gian đông máu nhanh hơn, mức cholesterol và mức lipid trong máu cao hơn; họ thường tìm kiếm môi trường có tính cạnh tranh và thách thức. Khi bị căng thẳng, họ có xu hướng sử dụng những phương thức ứng phó không tốt, thiên về hút thuốc và uống rượu hơn so với những người có tính cách loại B, điều này có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi về mặt sinh lý và hành vi. Ngoài ra, họ có nhiều khả năng mang theo gene nhạy cảm di truyền. [359]

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Tại sao người thuộc tính cách loại A dễ mắc bệnh tim? (Ảnh: Epoch Times)

5.3.2 Tính cách loại C và bệnh ung thư

Các nghiên cứu đã phát hiện, những người có tính cách loại C là những người thụ động, phục tùng, hay kìm nén, quan tâm quá mức đến ý kiến ​​​​của người khác, không giỏi thể hiện bản thân, dễ mắc chứng lo âu, trầm cảm hoặc ung thư.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Mối tương quan giữa tính cách loại C và bệnh tật. (Ảnh: Epoch Times)

Tiến sĩ Michael R. Irwin từ Trung tâm Tâm lý học miễn dịch thần kinh thuộc Đại học California tại Los Angeles, Hoa Kỳ, và Tiến sĩ Andrew H. Miller của Trường Y Đại học Emory ở Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ, đã tổng kết dữ liệu nghiên cứu trong 20 năm về hiện tượng trầm cảm. Trong bài viết đăng trên tạp chí “Não, Hành vi, Miễn dịch” (Brain, Behavior, and Immunity), họ cho biết ở những người thường xuyên bị trầm cảm, phản ứng tăng sinh của tế bào lympho giảm, phản ứng miễn dịch của tế bào T với virus bị suy yếu, và hoạt động của tế bào NK bị giảm. Điều này dẫn đến sự suy giảm tổng thể về khả năng miễn dịch chống khối u và chống virus, khiến cơ thể dễ sinh ra khối u, nhiễm virus và vi khuẩn. [360]

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Trầm cảm làm suy giảm khả năng miễn dịch và khiến cơ thể dễ mắc bệnh ung thư. (Ảnh: Epoch Times)

5.3.3 Tính cách loại B

Đặc điểm của tính cách loại B là vui vẻ, nhẹ nhõm, hài hước, dễ gần, kiên nhẫn, thoải mái, lạc quan và cởi mở với những điều mới và kiến ​​thức mới. Điều này có liên quan đến các hành vi nâng cao sức khỏe, là tính cách khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tâm lý khác nhau, được gọi là tính cách “bảo vệ tim mạch,” ít mắc bệnh tim và các bệnh khác. [361]

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Tính cách loại B tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Epoch Times)

5.4 Quan niệm đạo đức ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Ngày càng có nhiều nghiên cứu về y học tâm thần và tâm lý miễn dịch chứng minh rằng, tinh thần của con người không chỉ tồn tại mà còn có mối liên hệ chặt chẽ với cơ thể chúng ta. Các yếu tố tinh thần và đạo đức của con người có thể sinh ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Ví dụ như tính cách, quan điểm về hạnh phúc, quan niệm đạo đức, v.v. đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con người.

Thuộc tính vật chất của tinh thần còn được thể hiện ở chỗ, những người có quan niệm đạo đức tích cực hướng thượng có khả năng miễn dịch tốt trước virus. Điều này có thể giải thích tại sao khi virus corona tấn công, những người có giá trị đạo đức tích cực hướng thượng không dễ bị nhiễm virus.

Lấy một ví dụ, virus giống như hạt giống, nó cần thổ nhưỡng thích hợp cho sự phát triển của nó. Những người có khả năng miễn dịch tốt không có đất để virus phát triển, lúc này tế bào người không phải là đĩa petri [đĩa nuôi cấy] của nó, nên họ không dễ bị nhiễm virus.

5.4.1 Người thiện lương có khả năng miễn dịch tốt hơn

Kết quả nghiên cứu do Giáo sư Steven W. Cole thuộc Đại học California, Los Angeles, công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS) vào năm 2013 cho thấy, những người có quan điểm khác nhau về hạnh phúc có các kiểu biểu hiện gene khác nhau trong các tế bào miễn dịch. [362]

So với những người chú trọng đến hưởng thụ vật chất, thì những người có mục tiêu sống rõ ràng, có lòng vị tha và nhân hậu có biểu hiện gene interferon cao hơn trong các tế bào miễn dịch máu ngoại vi, khả năng sản xuất kháng thể cũng cao hơn và mức độ viêm nhiễm thấp hơn.

Những người có tính cách vị tha có kiểu biểu hiện gene tế bào miễn dịch giúp họ chiến thắng trong cuộc chiến chống lại virus hoặc ung thư. Nói cách khác, giá trị quan và mức độ đạo đức của con người sẽ ảnh hưởng đến trạng thái biểu hiện gene của các tế bào miễn dịch trong cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Những người có quan niệm khác nhau về hạnh phúc có biểu hiện DNA tế bào miễn dịch khác nhau, khả năng miễn dịch chống virus cũng khác nhau. (Ảnh: Epoch Times)

Trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19, căng thẳng mạn tính do lệnh phong tỏa kéo dài dễ khiến mọi người trầm cảm, dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, dễ bị nhiễm virus hơn, hình thành một vòng tuần hoàn ác tính. Tháng 08/2021, Tiến sĩ George M Slavich từ Trung tâm Tâm lý học miễn dịch thần kinh thuộc Đại học California tại Los Angeles và Giáo sư Jamil Zaki từ Khoa Tâm lý học tại Đại học Stanford cùng những người khác đã đăng một bài báo trên tạp chí “Anxiety, Stress, &Coping.” Họ đề nghị ba chiến lược dựa trên các bằng chứng từ nghiên cứu y học thực chứng, hai trong số đó có liên quan đến khía cạnh đạo đức của con người: thực hành lòng nhân ái và làm việc thiện, hai điều này có thể giúp con người giảm bớt lo âu, căng thẳng, trầm cảm, giúp con người thoát khỏi dịch bệnh nhanh hơn và hướng tới tương lai. Đây là lời khuyên hợp lý và phù hợp với quy luật sức khỏe. [363]

5.4.2 Người trung thực sẽ khỏe mạnh hơn

Năm 2015, các học giả từ Đại học Harvard và Đại học California, Berkeley đã xuất bản một luận văn nghiên cứu trên tạp chí “Ý kiến ​​hiện tại về tâm lý học” (Current Opinion in Psychology). Họ thảo luận về tác động của việc không trung thực đối với sức khỏe con người. Người trung thực có lượng oxytocin trong cơ thể cao hơn, có lợi cho việc tăng khả năng miễn dịch chống virus, hơn nữa oxytocin có thể làm giảm tác dụng ức chế của corticosteroid đối với tế bào miễn dịch, giúp tăng cường hơn nữa khả năng miễn dịch chống virus. [364]

Còn lối suy nghĩ không trung thực có thể gây ra những tác động tiêu cực về thể chất, bao gồm làm kiệt quệ các vùng điều hành của não, tăng huyết áp và nhịp tim, tăng phản ứng cortisol và tăng nồng độ testosterone tự do trong máu.

Sự kiệt quệ các vùng điều hành của não là chỉ các vùng não chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng nhận thức và kiểm soát phức tạp rơi vào tình trạng mệt mỏi hoặc tiêu thụ không đủ năng lượng sau khi sử dụng trong thời gian dài, hoặc sử dụng với cường độ cao. Những khu vực điều hành này bao gồm vỏ não trước trán (prefrontal cortex), vành cung vỏ não trước trán (anterior cingulate cortex), v.v. chúng chịu trách nhiệm điều chỉnh các chức năng nhận thức cấp cao như lực chú ý, cảm xúc, khả năng tự chủ và lập kế hoạch v.v. Khi những khu vực này bị kiệt quệ sẽ có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, khó tập trung, tâm trạng lên xuống thất thường, v.v.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Tâm thái không trung thực sẽ mang đến tác động tiêu cực cho sức khỏe. (Ảnh: Epoch Times)

Một nghiên cứu chung khác của Đại học Harvard và Đại học Berkeley cũng cho thấy, những người nói dối có mức độ phản ứng cortisol cao hơn đáng kể so với những người nói thật. Mức độ phản ứng cortisol càng cao thì nồng độ hormone căng thẳng trong cơ thể càng dễ tăng lên. Corticosteroid có tác dụng ức chế tế bào miễn dịch và ức chế khả năng kháng virus của cơ thể. Vì vậy, trong thời kỳ dịch bệnh, hành vi không trung thực cũng sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của chính con người và dẫn đến giảm khả năng chống virus [365].

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Những người không trung thực có nồng độ hormone căng thẳng cao. (Ảnh: Epoch Times)

5.4.3 Khoan dung nhường nhịn có ích cho sức khỏe

Ngày 08/08/2017, thư viện của Đại học Pennsylvania nằm trong Liên đoàn Ivy nổi tiếng ở Hoa Kỳ đã công bố luận văn khái quát của một thạc sĩ tâm lý học tích cực ứng dụng (Master of Applied Positive Psychology, MAPP) với tiêu đề là “Sự tha thứ: Nó biểu hiện như thế nào đối với sức khỏe, hạnh phúc và tuổi thọ của chúng ta” (Forgiveness: How it Manifests in our Health, Wellbeing, and Longevity) [366]. Tác giả của luận văn là Tiến sĩ Kathi Norman.

Luận văn phân tích rằng, tha thứ hay khoan dung là một loại hành vi có lợi cho xã hội khi một người bị người khác xúc phạm hoặc xâm phạm. Khi một người tha thứ, họ đã sinh ra những thay đổi tích cực trong động cơ và phản ứng hành vi của người phạm tội, thể hiện sự nhân từ, khoan dung và rộng lượng, đồng thời giảm bớt phản ứng tâm lý trả thù và trốn tránh. Tha thứ có thể được xem là một hành động tử tế, thể hiện lòng trắc ẩn và khoan dung đối với người có lỗi.

Tha thứ không chỉ là một đức tính tốt mà còn có thể khởi tác dụng điều hòa mối quan hệ giữa các cá nhân. Kiểu phản ứng tinh thần này có thể sinh ra hiệu quả vật chất đối với cơ thể con người, bao gồm có lợi cho nhiều hệ thống như hệ thần kinh tự chủ, hệ tim mạch, hệ miễn dịch, v.v. có thể cải thiện các tình trạng như đau mạn tính, bệnh tự miễn, lo lắng, trầm cảm, nhiễm HIV, v.v. thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ của con người.

Người không biết tha thứ có xu hướng rơi vào những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, trả thù, căm hận, oán giận, v.v. Những cảm xúc này có thể gây ra phản ứng căng thẳng và làm tổn hại đến sức khỏe thể chất, bao gồm tăng huyết áp, tăng sức cản mạch máu, giảm khả năng miễn dịch. Những cảm xúc như giận dữ có thể dẫn đến bệnh động mạch vành, v.v. đồng thời cũng có thể làm tăng những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, trầm cảm, dẫn đến chức năng miễn dịch suy giảm thêm và gây ra các bệnh kinh niên.

Thực hành sự tha thứ cho phép người bị xúc phạm giảm bớt mức độ tức giận, oán giận và thù hận mà họ cảm thấy, đóng vai trò như một yếu tố hòa hoãn, bảo vệ cơ thể khỏi tác động của căng thẳng và cảm xúc tiêu cực đối với sức khỏe. Vì vậy, thường xuyên tha thứ cho người khác có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

5.4.4 Việc tìm kiếm ý nghĩa nhân sinh có lợi cho sức khỏe

Các khoa học gia ở Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc khảo sát để nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tích cực trong việc tìm kiếm ý nghĩa nhân sinh và sức khỏe của con người. Kết quả phát hiện, càng tích cực tìm kiếm và có mục đích sống thì hệ thống miễn dịch sẽ càng mạnh.

Năm 2003, Tiến sĩ Juliene E. Bower, một chuyên gia về tâm lý học miễn dịch thần kinh, khoa học tâm thần và hành vi, đã xuất bản một luận văn nghiên cứu trên tạp chí “Biên niên sử về Y học Hành vi” (Annals of Behavioral Medicine); đối tượng nghiên cứu là 43 phụ nữ với độ tuổi trung bình 42, đã mất người thân (chủ yếu là mẹ của họ) vì bệnh ung thư vú. [367]

Mất người thân là một sự kiện tiêu cực điển hình trong cuộc sống, khiến họ giải phóng hormone gây căng thẳng, ức chế chức năng của tế bào miễn dịch, làm tổn hại khả năng miễn dịch chống virus và chống khối u của họ. Hơn nữa, vì những phụ nữ đau buồn này có một số gene nhạy cảm với bệnh ung thư vú nên họ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao.

Kết quả khảo sát cho thấy, những phụ nữ bắt đầu tập trung vào việc tìm kiếm những mục tiêu ý nghĩa trong cuộc sống có một loại tế bào miễn dịch chống khối u mạnh hơn, đó là tế bào tiêu diệt tự nhiên, giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư vú trong tương lai. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị “tìm kiếm mục đích sống có ý nghĩa” là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe tinh thần và khả năng tự phục hồi của con người.

Bởi vì cách suy nghĩ vấn đề đã khác nên khả năng phát triển ung thư vú cũng thay đổi, vì sao lại như vậy? Điều này gợi ý gì cho chúng ta khi suy nghĩ về tác động của tinh thần đối với sức khỏe thể chất? Ý nghĩa của nhân sinh dường như là một chủ đề triết học và tư tưởng, nhưng nó liên quan trực tiếp đến chức năng tế bào và chức năng miễn dịch, đồng thời liên quan chặt chẽ đến sức khỏe thể chất của chúng ta.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống sẽ làm tăng khả năng miễn dịch. (Ảnh: Epoch Times)

Năm 2016, Tạp chí Y Khoa Tâm thể (psychosomatic medicine) đã công bố một phân tích tổng hợp gồm 10 nghiên cứu tiền cứu với tổng số 136,265 người tham gia. Họ ở độ tuổi khoảng 67, được theo dõi trung bình trong 7.3 năm. Trong thời gian đó, có 14,518 người tham gia đã qua đời, ngoài ra còn phát sinh 4,316 vấn đề về tim mạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có mục đích sống cao hơn có nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch hoặc tử vong do nhiều tình huống khác nhau thấp hơn 17% so với trước đây. Sau khi loại trừ các yếu tố gây nhiễu như tuổi tác và bệnh tim mạch cơ bản v.v, kết quả vẫn là tương tự. [368]

Đối với việc này, tác giả chính của nghiên cứu, Bác sĩ tim mạch phòng ngừa Randy Cohen tại Bệnh viện Mount Sinai St. Luke và Bệnh viện Roosevelt, nói với công chúng rằng: “Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa việc có mục tiêu trong cuộc sống và việc tránh được tử vong hoặc các vấn đề về tim mạch,” “Việc trau dồi và rèn luyện ý thức về sứ mệnh của con người có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch của chúng ta và có khả năng cứu sống một sinh mạng.”

Bệnh Alzheimer là một bệnh phổ biến và khó chữa, có thể gây mất trí nhớ và sa sút trí tuệ. Năm 2010, tạp chí “Archives Of General Psychiatry” đã công bố một nghiên cứu theo dõi 951 người cao tuổi với độ tuổi trung bình là 80 tuổi. Trong thời gian 7 năm theo dõi, có 155 người (16.3%) đã bị bệnh Alzheimer. Các mô hình tỷ lệ rủi ro cho thấy việc có mục đích sống cao hơn có thể giúp giảm đáng kể (52%) nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer, mặc dù nguy cơ cũng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và trình độ học vấn của những người tham gia. [369]

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Tìm kiếm mục đích lớn hơn trong cuộc sống có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer. (Ảnh: Epoch Times)

Trong hình trên, đường màu đỏ tượng trưng cho những người có mục tiêu mạnh mẽ trong cuộc sống, còn đường màu xanh lá cây tượng trưng cho những người có ít mục tiêu. Có thể thấy khả năng bị bệnh Alzheimer của họ khác nhau một cách đáng kể. Mối liên quan này độc lập với các yếu tố rủi ro và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nhiễu khác, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn thần kinh, quy mô xã hội và bệnh kinh niên v.v.

Đồng thời, những người có mục tiêu cao trong cuộc sống cũng giảm được nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ (MCI). Suy giảm nhận thức nhẹ là tiền thân của bệnh Alzheimer.

Việc đặt ra mục tiêu trong cuộc sống không chỉ có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer mà còn có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi ở các khía cạnh khác. Một bài luận văn vào năm 2009 trên tạp chí Y khoa Tâm thể đã tiến hành đánh giá 1,238 người lớn tuổi không mắc chứng mất trí nhớ trong vòng 5 năm bằng cách sử dụng dữ liệu từ hai nghiên cứu theo dõi dọc [350]. Kết quả phân tích cho thấy, những người đạt điểm cao trong đánh giá mục tiêu cuộc sống có tỷ lệ tử vong thấp hơn 43% so với những người đạt điểm thấp. Kết quả này không bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn hay chủng tộc.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Những người đạt điểm cao trong đánh giá mục tiêu cuộc sống có tỷ lệ tử vong thấp hơn 43%. (Ảnh: Epoch Times)

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu về người nghiện ma túy của Tiến sĩ Naelys Diaz từ Học viện Công tác Xã hội tại Đại học Florida Atlantic ở Hoa Kỳ vào năm 2014 [371] và kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân đau thắt lưng của Tiến sĩ Elizabeth Salt từ Học viện Điều dưỡng thuộc Đại học Kentucky ở Anh vào năm 2018 [372], đều cho thấy những người có mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống sẽ ít gặp phải các triệu chứng trầm cảm hơn.

Nói tóm lại, những người có mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống có xu hướng hướng tới mục tiêu trong các hoạt động hàng ngày, những suy nghĩ này có thể góp phần kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, họ cũng rất xem trọng giá trị cuộc sống, thường chú trọng hơn đến việc ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh và chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe. Họ sẽ kiềm chế bản thân để cố gắng không làm hoặc làm ít những việc có thể gây hại cho sức khỏe, cũng dễ dàng giữ gìn sức khỏe hơn.

Mỗi người chúng ta đều nên tự hỏi bản thân: Mình có mục đích sống không? Ý nghĩa nhân sinh của mình là gì? Nếu không có, vì sức khỏe thể chất của mình, bạn có thể cần phải nỗ lực tìm ra mục đích và ý nghĩa nhân sinh. Việc đặt ra mục tiêu cuộc sống đòi hỏi phải có sự cân nhắc toàn diện những kết quả nghiên cứu về “lòng nhân ái vị tha,” “trung thực” và “khoan dung”, v.v. mà chúng tôi vừa đề cập. Nó cũng phải phù hợp với các đặc điểm có lợi cho sức khỏe ở các khía cạnh khác, như thế mới có thể đạt được hiệu quả tổng thể trong việc tối ưu hóa sức khỏe.

5.5 Ngồi thiền có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần

Những tiến bộ trong điều trị và phẫu thuật của Tây y đã mang lại rất nhiều lợi ích và giúp bệnh nhân lấy lại được sức khỏe. Tuy nhiên, do chưa hiểu biết đầy đủ về mối quan hệ giữa các khía cạnh tinh thần và sức khỏe của con người, dẫn đến trong việc điều trị nhiều bệnh, Tây y phải đối mặt với những thách thức rất lớn. [373]

Rất nhiều căn bệnh đều có liên quan đến áp lực, cảm xúc, tính cách và lối sống của con người, thuốc men thường chỉ nắm bắt được cành nhỏ đốt cuối chứ không nắm được căn bản, không thể chữa khỏi bệnh, do đó bệnh trạng thường trở nên ngày càng phức tạp, chi phí y tế cũng ngày càng cao.

50 năm trước, ngồi thiền (meditation) được xem là một nghi lễ tôn giáo không liên quan gì đến sức khỏe; còn ngày nay, các phương pháp thực hành thân-tâm như thiền và chánh niệm (mindfulness) đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo một thống kê vào năm 2018, có 14% người Mỹ trưởng thành cho biết họ đã thử các bài tập này trong năm vừa qua. Ngồi thiền đả tọa, tập trung vào rèn luyện tinh thần đã dần trở thành một phương pháp thịnh hành để rèn luyện sức khỏe. [374]

Thuận theo sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng, tính đến ngày 04/08/2023, đã có 2,997 luận văn học thuật lấy thiền làm chủ đề y tế chính (MeSH Major Topic) được xuất bản trên Kho tài liệu Y Học công cộng (Public Medline) do Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ quản lý. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ngồi thiền, đả tọa hoặc các phương pháp luyện tập liên quan đến chánh niệm có thể làm giảm các triệu chứng căng thẳng, giảm mức độ hormone gây căng thẳng, cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc, cải thiện trầm cảm, điều chỉnh não một cách lành tính nói chung, đảo ngược sự lão hóa liên quan đến tuổi tác của cấu trúc và chức năng não, cải thiện khả năng miễn dịch, v.v.

5.5.1 Ngồi thiền làm giảm phản ứng căng thẳng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng luyện tập thiền định có thể làm giảm mức tiêu thụ oxy, giảm huyết áp và nhịp tim, đồng thời tạo ra phản ứng ngược lại với phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” được kích hoạt khi căng thẳng, được gọi là “phản ứng thư giãn.”

Vào năm 1979, nhà tâm lý học người Mỹ Jon Kabat-Zinn đã phát triển ra Phương pháp Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (Mindfulness-Based Stress Reduction, MBSR) tại Trung tâm Y tế Massachusetts ở Hoa Kỳ. Một người bình thường dưới ảnh hưởng của các kích thích khác nhau từ bên trong và bên ngoài, tư duy sẽ rất dễ bị phân tán. Phương pháp thực hành chánh niệm này được thiết kế để giúp mọi người tập trung vào việc quan sát suy nghĩ và cảm xúc của họ trong thời điểm hiện tại, thay vì phản ứng hoặc đánh giá chúng. Kiểu thực hành chánh niệm này giúp thay đổi cách con người phản ứng với căng thẳng và cảm xúc, từ đó làm giảm sự xuất hiện của những cảm xúc tiêu cực, cải thiện khả năng điều chỉnh cảm xúc, nâng cao khả năng tự nhận thức và lòng trắc ẩn với bản thân. [375]

Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR) kết hợp các bài tập chánh niệm, thiền định, đả tọa và các phương pháp khác để giúp mọi người quản lý và làm giảm cảm xúc căng thẳng, lo lắng và bối rối bằng cách nuôi dưỡng nhận thức và chấp nhận bản thân ở thời điểm hiện tại.

Trong một nghiên cứu về Y khoa Tâm thể của Canada vào năm 2007, 49 bệnh nhân ung thư vú và 10 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đã tham gia chương trình Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR) kéo dài 8 tuần, bao gồm thư giãn, thiền định và các bài tập khác. Kết quả, sau 12 tháng theo dõi cho thấy các triệu chứng căng thẳng của bệnh nhân được cải thiện đáng kể (hình dưới bên trái), nồng độ cortisol giảm (hình dưới bên phải); ngoài ra còn mang tới các hiệu ứng có lợi cho thân thể như tiếp tục giảm các cytokine gây viêm và giảm huyết áp tâm thu v.v. [376]

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Ngồi thiền cải thiện đáng kể các triệu chứng căng thẳng và làm giảm nồng độ hormone gây căng thẳng. (Ảnh: Epoch Times)

5.5.2 Ngồi thiền nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc

Ngồi thiền có thể giúp mọi người kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Những người tập trung vào thiền cần buông bỏ những cảm xúc tiêu cực và tập trung vào thời điểm hiện tại. Luyện tập thường xuyên có thể cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc của người thiền.

Năm 2007, các học giả từ Đại học Minnesota ở Hoa Kỳ và Đại học Toronto ở Canada đã công bố trên tạp chí “Động lực và Cảm xúc” (Motivation and Emotion) một bài viết có nhan tựa “Thiền chánh niệm và giảm bớt sự can thiệp của cảm xúc vào nhiệm vụ nhận thức” (Mindfulness meditation and reduced emotional interference on a cognitive task). Nghiên cứu của họ cho thấy những người thực hành thiền ít bị đe dọa bởi những bức ảnh gợi lên cảm xúc tiêu cực (chẳng hạn như cảnh tai nạn ô tô hoặc cảnh bạo lực), khả năng kiểm soát cảm xúc của họ đã tăng lên. [377]

Sau bảy tuần ngồi thiền trong nhóm thiền chánh niệm, cho dù là nhìn thấy những bức ảnh khó chịu hay dễ chịu, biên độ thay đổi trong phản ứng độ dẫn điện tối đa của da (SCR, một chỉ số phản ứng cảm xúc) của họ đều đã giảm đáng kể. Điều này phản ánh rằng sau khi con người thiền định, khả năng kiểm soát cảm xúc của họ đã tăng lên, cảm xúc của họ không dễ bị thay đổi bởi những hình ảnh đó. “Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỷ bi” (không vui vì vẻ đẹp của những thứ bên ngoài, cũng không buồn vì sự thất vọng và sa sút của bản thân), những xung kích thông thường đối với tình cảm không thể lay động được trái tim của họ.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Thiền chánh niệm cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc của con người. (Ảnh: Epoch Times)

Một nghiên cứu vào năm 2012 với tựa đề “Nghiên cứu Cắt Dọc về Thiền Từ Bi và Thiền Chú Ý” (Compassion and Attention Longitudinal Meditation, CALM) do Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Đại học Emory và các tổ chức khác đồng công bố đã chỉ ra rằng, những tác động tích cực của 8 tuần tập thiền đối với quá trình xử lý cảm xúc của con người không chỉ diễn ra trong lúc thiền mà còn được chuyển sang trạng thái không thiền định hàng ngày. Điều này nói lên rằng việc tập thiền không chỉ tạo ra những thay đổi trong các kích thích cụ thể hoặc các nhiệm vụ cụ thể, mà còn là một loại thay đổi của quá trình hoặc cơ chế, là những thay đổi mang tính lâu dài trong cách thức phản ứng tâm lý. Điều này cũng có nghĩa là, việc tập thiền có thể cải thiện cách thức xử lý cảm xúc hàng ngày của mọi người. [378]

5.5.3 Thiền với thái độ từ bi có thể cải thiện chứng trầm cảm

Ngoài ra, “Nghiên cứu Cắt Dọc về Thiền Từ Bi và Thiền Chú Ý” đề cập ở trên còn phát hiện, thiền với thái độ từ bi hoặc “thiền từ bi” (compassion meditation), hay còn gọi là “thiền với tình yêu và lòng trắc ẩn” hay “thiền từ tâm,” bao gồm sự tán thưởng, sự khẳng định và từ ái đối với người khác và chính mình, có thể làm giảm trầm cảm một cách hiệu quả. [379]

Thiền từ bi mà nghiên cứu nhắc đến là một hình thức thực hành thiền đặc biệt. Đây là một phương pháp thực hành chánh niệm tập trung vào việc nuôi dưỡng lòng từ bi, đồng cảm và thiện ý đối với bản thân và người khác. Phương pháp thiền này được thiết kế để phát triển và củng cố những cảm xúc của lòng nhân ái và tình cảm hữu hảo. Lòng từ bi và đồng cảm có thể được hiểu là cảm giác nảy sinh khi chứng kiến ​​nỗi đau khổ của người khác và khơi dậy mong muốn giúp đỡ. Những lợi ích liên quan đến sức khỏe mà thiền từ bi mang lại cũng giống như những lợi ích sức khỏe mà tâm thái thiện lương và vị tha mang lại như đã thảo luận ở trên. Điều này giải thích một cách khoa học về tầm quan trọng của lòng tốt trong các giá trị truyền thống đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.

5.5.4 Thiền có thể điều chỉnh toàn bộ bộ não một cách lành tính

Năm 2015, nhà thần kinh học Đường Nhất Nguyên (Tang Yiyuan) tại Đại học Công nghệ Texas cùng đồng sự đã đề cập trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature Reviews Neuroscience rằng, họ phát hiện thiền chánh niệm có tác dụng điều chỉnh có lợi trên nhiều vùng của não, bao gồm vành cung vỏ não trước trán (anterior cingulate cortex) và vùng vân (striatum) liên quan đến kiểm soát sự chú ý; nhiều vùng trước trán (multiple prefrontal regions), hệ thống limbic (limbic system, bao gồm cả amygdala: hạch hạnh nhân) và vùng vân liên quan đến điều hòa cảm xúc; thùy đảo (insula), vỏ não giữa trước trán (medial prefrontal cortex), vỏ não vành sau (posterior cingulate cortex) và vùng Precuneus liên quan đến khả năng tự nhận thức. [380]

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Thiền có thể điều chỉnh một cách lành tính nhiều khu vực của não. (Ảnh: Epoch Times)

5.5.5 Thiền đảo ngược tình trạng lão hóa não liên quan đến tuổi tác

Mối quan hệ giữa gene và di truyền học biểu sinh cũng giống như mối quan hệ giữa hạt giống và đất. Gene giống như hạt giống, và di truyền học biểu sinh giống như đất. Gene của cơ thể thường không thay đổi sau khi sinh. Chúng giống như những “hạt giống” ngủ yên trong đất, có hạt sẽ nảy mầm, có hạt thì không. Điều quyết định những hạt giống này có phát triển hay không chính là “công tắc” di truyền hay “di truyền học biểu sinh.”

“Di truyền học biểu sinh” là lĩnh vực nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc gene có hoạt động hay không. Cụ thể, một công tắc di truyền thông thường (methyl hóa DNA) có thể làm thay đổi biểu hiện của gene, tắt chúng và khiến chúng không hoạt động. Quá trình methyl hóa là một quá trình sinh hóa phức tạp trong cơ thể, là một trong những phương thức phát sinh của di truyền biểu sinh, cũng là quá trình bật và tắt gene. Do quá trình methyl hóa DNA, nên có sự khác biệt về việc liệu cùng một gene có thể được biểu hiện ở các cơ quan khác nhau và ở độ tuổi khác nhau hay không, cũng như biểu hiện ở mức độ nào. [381]

Con người sẽ trải qua quá trình sinh, lão, bệnh và tử. Hiện tại các nhà khoa học đã khám phá ra rằng điều này được kiểm soát bởi đồng hồ di truyền biểu sinh bên trong chúng ta. Điều này cũng giống như những gì chúng ta quan sát thấy rằng mọi thứ trong vũ trụ đều có chu kỳ thành, trụ, hoại, diệt.

Thuận theo tuổi tác tăng lên, các tế bào trở nên già đi, có nghĩa là chúng ngừng phân chia và đi vào trạng thái đình trệ. Thay vì tử vong như thường lệ, chúng vẫn tồn tại nhưng thay đổi hình dạng, kích thước và tiết ra các phân tử gây viêm khiến các tế bào lân cận khác già đi.

Năm 2018, Steve Horvath, Giáo sư về di truyền con người kiêm nhà thống kê sinh học tại Đại học California ở Los Angeles đã xuất bản bài báo “Đồng hồ biểu sinh của sự lão hóa” (DNA methylation-based biomarkers and the epigenetic clock theory of ageing) trên tạp chí Nature Reviews Genetics. Bài viết cho biết trạng thái methyl hóa DNA của con người sẽ thay đổi thuận theo tuổi tác, đồng thời có thể thông qua phổ methyl hóa để ước tính tuổi sinh học, quan sát tình huống methyl hóa gene có thể đo lường quá trình lão hóa một cách chính xác. [382]

Năm 2017, Raphaëlle Chaix và cộng sự từ Đại học Paris ở Pháp đã công bố một báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Psychoneuroendocrinology, nghiên cứu xem liệu việc thực hành thiền có tác động đến đồng hồ biểu sinh đo lường sự lão hóa sinh học hay không. Đối tượng thử nghiệm bao gồm 18 người đã thực hành thiền trong thời gian dài và 20 người đối chứng chưa bao giờ tập thiền. Raphaëlle Chaix và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu methyl hóa DNA từ các đối tượng để đánh giá tốc độ lão hóa của họ. Những người tập thiền lâu năm này có kinh nghiệm thiền từ 5 đến 30 năm và thiền ít nhất 30 phút mỗi ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người thiền định thường xuyên ở độ tuổi 52 trở lên có tốc độ đồng hồ biểu sinh chậm hơn đáng kể. Tác dụng của việc thực hành thiền định đối với việc làm chậm quá trình lão hóa chủ yếu được quan sát thấy ở những đối tượng lớn tuổi hơn, cho thấy tác dụng bảo vệ của thiền định đối với đồng hồ biểu sinh có thể là diễn ra từ từ và tích lũy. [383]

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Thiền làm chậm quá trình lão hóa biểu sinh liên quan đến tuổi tác. “Biểu đồ vĩ cầm” ở đây là một công cụ trực quan thường được sử dụng để hiển thị sự phân bổ dữ liệu. Nó trông giống như một cây vĩ cầm, khu vực trung tâm biểu thị phần trung bình và phần tư của dữ liệu. (Ảnh: Epoch Times)

Năm 2007, Giuseppe Pagnoni và Milos Cekic từ Khoa Tâm thần và Khoa học Hành vi tại Đại học Emory đã xuất bản một bài báo trên tạp chí “Neurobiology of Aging.” Kết quả nghiên cứu đối chiếu trong đó cho thấy, sự lão hóa não liên quan đến tuổi tác được quan sát thấy ở những người khỏe mạnh có thể được làm chậm lại bằng cách thường xuyên thiền định. [384]

Khối lượng chất xám của não là tổng khối lượng chất xám (tế bào thần kinh) bên trong não. Chất xám là thành phần chính của vỏ não và các cấu trúc lõi sâu, bao gồm thân tế bào thần kinh, đuôi gai, các cúc tận cùng (axon terminals), v.v.. Khối lượng chất xám trong não là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá cấu trúc và chức năng của não. Thông thường, con người càng lớn tuổi thì khối lượng chất xám càng nhỏ đi.

Sau khi nghiên cứu 13 người tập thiền thường xuyên và 13 người đối chứng, họ phát hiện nhóm đối chứng có sự giảm khối lượng chất xám trong não một cách bình thường liên quan đến lão hóa, nhưng những người tập thiền thì không. Ảnh hưởng của thiền đối với khối lượng chất xám được thể hiện rõ nhất ở putamen (vùng thanh mạc). Putamen là một cấu trúc liên quan chặt chẽ đến quá trình xử lý có chú ý. Điều này cho thấy tập thiền thường xuyên có thể khởi tác dụng bảo vệ thần kinh và làm giảm sự suy giảm nhận thức liên quan đến lão hóa.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Thiền có thể đảo ngược quá trình lão hóa não liên quan đến tuổi tác. (Ảnh: Epoch Times)

Nghiên cứu còn phát hiện khi tuổi tác tăng lên, lực chú ý của nhóm đối chứng sẽ giảm đi, thời gian phản ứng của họ cũng tăng lên, trong khi lực chú ý của nhóm thiền vẫn không thay đổi.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 4): Thuyết tiến hóa không động chạm đến thế giới tinh thần (P.2)
Thiền có thể đảo ngược sự suy giảm chú ý liên quan đến tuổi tác. (Ảnh: Epoch Times)

5.5.6 Thiền có thể nâng cao khả năng miễn dịch

Năm 2021, Vijayendran Chandran thuộc Khoa Nhi tại Đại học Y Florida và Senthilkumar Sadhasivam tại Trường Y thuộc Đại học Indiana cùng cộng sự đã công bố một nghiên cứu quy mô lớn về gene trên “Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.” Nghiên cứu cho thấy thiền định đã làm tăng biểu hiện của 220 gene liên quan đến cải thiện phản ứng miễn dịch, đồng thời làm giảm các con đường gene liên quan đến stress oxy hóa và điều hòa chu kì tế bào. Về mặt tổng thể, nó cho thấy rõ ý nghĩa trong việc tăng cường chức năng chống virus của hệ thống miễn dịch và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở bệnh nhân nhiễm COVID-19. [385]

5.6 “Quan điểm toàn diện về thân và tâm” lấy tinh thần làm chủ đạo

Trong chương này, chúng tôi đã thảo luận về thế giới tinh thần của con người mà giả thuyết tiến hóa bỏ qua. Tinh thần, với tư cách là một vật chất vô cùng thực tại, tuy vô hình nhưng là thành phần quan trọng và không thể tách rời của cơ thể con người, đồng thời sở hữu những thuộc tính rõ ràng về vật chất và năng lượng. Tinh thần có thể đo thấy được, có thể di truyền, được cơ thể ghi nhớ và thậm chí chuyển dịch theo việc cấy ghép nội tạng.

Những nghiên cứu khoa học tỉ mỉ hiện nay trong giới khoa học đã cung cấp cho chúng ta những bằng chứng về nhiều phương diện, cho thấy căng thẳng, cảm xúc, tính cách và quan niệm đạo đức của con người có ảnh hưởng với sức khỏe, đồng thời giải thích một cách tổng hợp về tác động to lớn và sâu sắc của tinh thần đến thân thể con người. Ngoài ra, cũng đã chứng minh một cách mạnh mẽ rằng tinh thần, là một thành phần quan trọng của con người, có ảnh hưởng một cách đa tầng và đa hệ thống đến cơ thể, thời thời khắc khắc đều đang ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Mọi người thường nghe nói căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng họ thường không nhận ra rằng suy nghĩ, tính cách và giá trị đạo đức cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một trạng thái tinh thần hướng thượng, đặc biệt là những giá trị đạo đức tốt đẹp, sẽ có thể cải thiện sức khỏe. Nếu một người có thể có tâm thái thiện lương, trung thực và khoan dung thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ được tăng cường, sức khỏe của cơ thể cũng được thúc đẩy. Nếu bạn có thể thường xuyên cân nhắc về ý nghĩa thực sự của nhân sinh và thiết lập các mục tiêu sống tích cực phù hợp với các giá trị truyền thống, bạn sẽ có thể tăng cường khả năng miễn dịch, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh tim mạch, có trợ giúp cho việc kéo dài tuổi thọ.

Nghiên cứu y học hiện đại đã phát hiện, tinh thần có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất ít nhất thông qua một trục (trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận) và ba chất (chất dẫn truyền thần kinh, hormone nội tiết và cytokine). Đồng thời, cơ thể con người là một hệ thống sống khổng lồ và phức tạp, rất nhiều bí ẩn về cơ thể con người chưa được các phương pháp khoa học hiện tại nhận thức tới, tinh thần rất có khả năng ảnh hưởng tới cơ thể thông qua nhiều mối liên hệ hơn.

Trước đây chúng tôi đã nói về hai hạn chế của khoa học thực nghiệm: nhìn thấy mới tin và đánh mất tổng thể. Còn những người tiên phong, nhảy ra khỏi logic tư duy của khoa học thực nghiệm, sử dụng các phương pháp khoa học khác để nghiên cứu cơ thể con người nhằm cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần; họ không nhất định sẽ có ít hiểu biết và kiến ​​​​thức hơn về cơ thể con người so với các nhà khoa học thực nghiệm.

Trước đây, Tây y thường cho rằng thông qua các bài tập thể chất, chẳng hạn như các bài rèn luyện thể dục nhằm tăng cường tuần hoàn máu và trao đổi chất, thì sẽ có thể cải thiện sức khỏe con người, còn bất động thì không tốt cho sức khỏe. Thế nhưng phương pháp thiền định truyền thống, trông thì giống như cơ thể tĩnh lặng bất động, nhưng lại có thể khởi được tác dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần. Ví dụ, thiền định truyền thống có thể làm giảm các triệu chứng căng thẳng, giảm nồng độ hormone căng thẳng, cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc, điều chỉnh não một cách lành tính, đảo ngược quá trình lão hóa cấu trúc và chức năng của não xảy ra theo tuổi tác, cải thiện khả năng miễn dịch, v.v. Thiền kết hợp với tâm thái thiện lương còn có thể cải thiện tâm trạng phiền muộn một cách hiệu quả. Thiền, tập trung vào việc rèn luyện tinh thần, đã trở thành một phương pháp rèn luyện sức khỏe ngày càng phổ biến.

Sự lão hóa về thể chất và sức khỏe tinh thần cũng như các vấn đề khác của con người mà y học phương Tây không thể giải quyết, lại có thể được cải thiện bằng các phương pháp thiền định truyền thống. Điều này thật khiến mọi người phải suy nghĩ. Cơ thể và tinh thần nên được nhìn nhận là một chỉnh thể hữu cơ, và tinh thần đóng vai trò chủ đạo đối với sức khỏe thể chất của chúng ta. Nếu mọi người có thể chủ động chú ý đến việc quan sát và rèn luyện tinh thần cũng như tập trung vào việc cải thiện đạo đức, thì sẽ có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần một cách tổng thể.

Khi giải thích về nguồn gốc của con người, giả thuyết tiến hóa không chỉ có 13 sai lầm về mặt sinh vật học và logic, mà còn né tránh nói về nguồn gốc “tinh thần” của con người. Hơn nữa, giả thuyết này còn cố tình bỏ qua vai trò chủ đạo của tinh thần trong việc duy trì sức khỏe của con người, khiến mọi người hiểu sai về các hiện tượng đời sống, và khiến khoa học đời sống đi chệch hướng. Ở Chương 5 và Chương 6, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về điều này.

Chương đầu tiên của loạt bài “Nhìn thấu thuyết tiến hóa” sắp xếp các lỗi logic của giả thuyết tiến hóa, dữ liệu thực nghiệm và sự thật khoa học nghi ngờ giả thuyết tiến hóa. Chương 2 phá bỏ những suy nghĩ mơ hồ căn bản của giả thuyết tiến hóa, Chương 3 tiếp tục giải thích các kết quả nghiên cứu sinh học phân tử hiện đại đặt câu hỏi đối với giả thuyết tiến hóa. Dựa trên một số lượng lớn các nghiên cứu khoa học và thí nghiệm trong ba chương đầu, giả thuyết tiến hóa đã bị phủ nhận hoàn toàn. Nó thậm chí không phải là một giả thuyết và nên bị loại bỏ khỏi sách giáo khoa.

✍️ Mục lục:Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa  👉  Xem tiếp


Tài liệu tham khảo:

  1. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “anatomy”. Encyclopedia Britannica, 6 Apr. 2023, https://www.britannica.com/science/anatomy. Accessed 17 June 2023.
  2. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “Herophilus”. Encyclopedia Britannica, 30 Nov. 2018, https://www.britannica.com/biography/Herophilus. Accessed 17 June 2023.
  3. Heydenreich, Ludwig Heinrich. “Leonardo da Vinci”. Encyclopedia Britannica, 14 Jun. 2023, https://www.britannica.com/biography/Leonardo-da-Vinci. Accessed 17 June 2023.
  4. Florkin, Marcel. “Andreas Vesalius”. Encyclopedia Britannica, 28 May. 2023, https://www.britannica.com/biography/Andreas-Vesalius. Accessed 17 June 2023.
  5. De Humani Corporis Fabrica Libri Septem. (2023, March 9). In Wikipedia.https://en.wikipedia.org/wiki/De_Humani_Corporis_Fabrica_Libri_Septem
  6. THE MICROSCOPE. The development of the microscope allowed scientists to make new insights into the body and disease. Published: 19 August 2019.https://www.sciencemuseum.org.uk/objects-and-stories/medicine/microscope#:~:text=It’s
  7. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “Antonie van Leeuwenhoek”. Encyclopedia Britannica, 23 Mar. 2023, https://www.britannica.com/biography/Antonie-van-Leeuwenhoek. Accessed 17 June 2023.
  8. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “Matthias Jakob Schleiden”. Encyclopedia Britannica, 1 Apr. 2023, https://www.britannica.com/biography/Matthias-Jakob-Schleiden. Accessed 17 June 2023.
  9. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “Theodor Schwann”. Encyclopedia Britannica, 7 Jan. 2023, https://www.britannica.com/biography/Theodor-Schwann. Accessed 17 June 2023.
  10. Cuffe, Michael, Staehelin, L. Andrew , Chow, Christopher , Slack, Jonathan M.W. , Bernfield, Merton R. , Stein, Wilfred D. , Laskey, Ronald A. , Cooper, John A. , Lodish, Harvey F. and Alberts, Bruce M.. “cell”. Encyclopedia Britannica, 30 Mar. 2023, https://www.britannica.com/science/cell-biology. Accessed 17 June 2023.
  11. Schwann, Theodor. Mikroskopische Untersuchungen über die Uebereinstimmung in der Struktur und dem Wachsthum der Thiere und Pflanzen / Von Th. Schwann. Mit vier Kupfertafeln. 1839.https://iiif.wellcomecollection.org/pdf/b29287455; https://wellcomecollection.org/works/bknnmj2k
  12. E. Ashworth Underwood. Britannica, “Rudolf Virchow” German scientist. Fact-checked by The Editors of Encyclopaedia, https://www.britannica.com/biography/Matthias-Jakob-Schleiden. Accessed 17 June 2023.
  13. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “molecule”. Encyclopedia Britannica, 25 Aug. 2022, https://www.britannica.com/science/molecule. Accessed 17 June 2023.
  14. Koshland, Daniel E. and Haurowitz, Felix. “protein”. Encyclopedia Britannica, 1 Jun. 2023, https://www.britannica.com/science/protein. Accessed 17 June 2023.
  15. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “nucleoside”. Encyclopedia Britannica, 17 Apr. 2014, https://www.britannica.com/science/nucleoside. Accessed 17 June 2023.
  16. Ross, Sydney. “John Dalton”. Encyclopedia Britannica, 20 Apr. 2023, https://www.britannica.com/biography/John-Dalton. Accessed 17 June 2023.
  17. Coley, Noel G.. “Amedeo Avogadro”. Encyclopedia Britannica, 5 Aug. 2022, https://www.britannica.com/biography/Amedeo-Avogadro. Accessed 17 June 2023.
  18. Pauling, Linus C. and Lagowski, J.J.. “periodic table”. Encyclopedia Britannica, 15 May. 2023, https://www.britannica.com/science/periodic-table. Accessed 17 June 2023.
  19. George Paget Thomson. J.J. Thomson. British physicist. Fact-checked by The Editors of Encyclopaedia, https://www.britannica.com/biography/J-J-Thomson Accessed 17 June 2023.
  20. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “electron”. Encyclopedia Britannica, 9 Jun. 2023, https://www.britannica.com/science/electron. Accessed 17 June 2023.
  21. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “neutron”. Encyclopedia Britannica, 21 Apr. 2023, https://www.britannica.com/science/neutron. Accessed 17 June 2023.
  22. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “proton”. Encyclopedia Britannica, 30 May. 2023, https://www.britannica.com/science/proton-subatomic-particle. Accessed 17 June 2023.
  23. The Editors of Encyclopaedia. Quark. Subatomic particle. https://www.britannica.com/science/quark Accessed 6 July 2023.
  24. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “neutrino”. Encyclopedia Britannica, 27 May. 2023, https://www.britannica.com/science/neutrino. Accessed 17 June 2023.
  25. Fang, F. C., & Casadevall, A. (2011). Reductionistic and Holistic Science. Infection and Immunity, 79(4), 1401-1404.https://doi.org/10.1128/IAI.01343-10
  26. Britannica. Surface tension. Physics. Last Updated: Jun 23, 2023. Written and fact-checked by The Editors of Encyclopaedia Britannica.https://www.britannica.com/science/surface-tension
  27. CHRISTOPHER WANJEK. Systems Biology as Defined by NIH. An Intellectual Resource for Integrative Biology.https://irp.nih.gov/catalyst/19/6/systems-biology-as-defined-by-nih#:~:text=Systems%20biology%20is%20an%20approach,involves%20taking%20the%20pieces%20apart
  28. Lutz, A., Greischar, L. L., Rawlings, N. B., Ricard, M., & Davidson, R. J. (2004). Long-term meditators self-induce high-amplitude gamma synchrony during mental practice. Proceedings of the National Academy of Sciences, 101(46), 16369-16373.https://doi.org/10.1073/pnas.0407401101
  29. Chandran, V., Bermúdez, M. L., Koka, M., Chandran, B., Pawale, D., Vishnubhotla, R., … & Sadhasivam, S. (2021). Large-scale genomic study reveals robust activation of the immune system following advanced Inner Engineering meditation retreat. Proceedings of the National Academy of Sciences, 118(51), e2110455118.https://www.pnas.org/doi/epdf/10.1073/pnas.2110455118
  30. Elizabeth Ireland. UCSD Receives $10M for Study on How Meditation May Combat Disease. May 17, 2023.https://timesofsandiego.com/health/2023/05/17/ucsd-receives-10m-for-study-on-how-meditation-may-combat-disease/
  31. Li, T., Tang, B. Q., Zhang, W. B., Zhao, M., Hu, Q., & Ahn, A. (2021). In Vivo Visualization of the Pericardium Meridian with Fluorescent Dyes. Evidence-based complementary and alternative medicine : eCAM, 2021, 5581227.https://doi.org/10.1155/2021/5581227
  32. 医学百科 人体穴位 合穴 http://cht.a-hospital.com/w/%E5%90%88%E7%A9%B4. Accessed on 25-June-2023.
  33. Nayak CS, Anilkumar AC. EEG Normal Waveforms. [Updated 2023 Apr 16]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK539805/
  34. Superhumans: The remarkable brain waves of high-level meditators | Daniel Goleman | Big Think.https://www.youtube.com/watch?v=10J6crRacZg
  35. Braboszcz, C., Cahn, B. R., Levy, J., Fernandez, M., & Delorme, A. (2016). Increased Gamma Brainwave Amplitude Compared to Control in Three Different Meditation Traditions. PLoS ONE, 12(1).https://doi.org/10.1371/journal.pone.0170647
  36. Kragel PA, Knodt AR, Hariri AR, LaBar KS (2016) Decoding Spontaneous Emotional States in the Human Brain. PLoS Biol 14(9): e2000106.https://doi.org/10.1371/journal.pbio.2000106
  37. Schizophrenia Working Group of the Psychiatric Genomics Consortium. (2014). Biological insights from 108 schizophrenia-associated genetic loci. Nature, 511(7510), 421-427.https://doi.org/10.1038/nature13595
  38. Pearsall, P., Schwartz, G. E., & Russek, L. G. (2000). Changes in heart transplant recipients that parallel the personalities of their donors. Integrative medicine: integrating conventional and alternative medicine, 2(2), 65–72.https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1096219000000135?via%3Dihub
  39. Pearsall, P., Schwartz, G. E., & Russek, L. G. (2000). Changes in heart transplant recipients that parallel the personalities of their donors. Integrative medicine: integrating conventional and alternative medicine, 2(2), 65–72.https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1096219000000135?via%3Dihub
  40. Liester M. B. (2020). Personality changes following heart transplantation: The role of cellular memory. Medical hypotheses, 135, 109468.https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0306987719307145?via%3Dihub
  41. Can a Cell Remember? Surprisingly, there’s some evidence that it can. By Jennifer Frazer on May 28, 2021 Can a Cell Remember? – Scientific American
  42. Dossey L. Transplants, Cellular Memory, and Reincarnation. September 2008 EXPLORE The Journal of Science and Healing 4(5):285-293. DOI:10.1016/j.explore.2008.07.001.(PDF) Transplants, Cellular Memory, and Reincarnation
  43. Snowdon, D. A. (1997). Aging and Alzheimer’s Disease: Lessons From the Nun Study. The Gerontologist, 37(2), 150-156.https://doi.org/10.1093/geront/37.2.150
  44. Snowdon DA, Kemper SJ, Mortimer JA, Greiner LH, Wekstein DR, Markesbery WR. Linguistic Ability in Early Life and Cognitive Function and Alzheimer’s Disease in Late Life: Findings From the Nun Study. JAMA. 1996;275(7):528–532. doi:10.1001/jama.1996.03530310034029
  45. Weinstein, N., Legate, N., Ryan, W. S., & Hemmy, L. (2019). Autonomous orientation predicts longevity: New findings from the Nun Study. Journal of Personality, 87(2), 181-193.https://doi.org/10.1111/jopy.12379
  46. Lewin, R. (1980). Is Your Brain Really Necessary? Science.https://doi.org/7434023https://sci-hub.st/10.1126/science.7434023
  47. Jay Alfred. Brain and Realities. 2006.https://www.google.com/books/edition/Brains_and_Realities/A7MAEAAAQBAJ?hl=en&gbpv=1
  48. Jay Alfred. Our Invisible Bodies: Scientific Evidence for Subtle Bodies Paperback – February 13, 2007.https://www.amazon.com/Our-Invisible-Bodies-Scientific-Evidence/dp/1412063264
  49. Forsdyke, D.R. Wittgenstein’s Certainty is Uncertain: Brain Scans of Cured Hydrocephalics Challenge Cherished Assumptions. Biol Theory 10, 336–342 (2015).https://doi.org/10.1007/s13752-015-0219-xhttps://sci-hub.st/https://doi.org/10.1007/s13752-015-0219-x
  50. The Nobel Prize in Physiology or Medicine 1932. Sir Charles Sherrington. Biographicalhttps://www.nobelprize.org/prizes/medicine/1932/sherrington/biographical/
  51. J. Allan Hobson, M.D.. April 1, 2004. Neuroscience and the Soul. The Dualism of John Carew Eccles.https://dana.org/article/neuroscience-and-the-soul/
  52. 冯志颖, 刘建勋. 1976年唐山大地震罹难幸存者中濒死体验的研究。中华神经精神科杂志,1992,25(4):222-225.https://rs.yiigle.com/CN11214619922504/705218.htm
  53. Tia Ghose. January 14, 2014. Supercomputer Takes 40 Minutes To Model 1 Second of Brain Activity.https://www.livescience.com/42561-supercomputer-models-brain-activity.html?ssp=1&setlang=en-US&safesearch=moderate
  54. By GigaOm.com. Simulating 1 Second of Real Brain Activity Takes 40 Minutes and 83k Processors. August 7, 2013.https://cacm.acm.org/news/166691-simulating-1-second-of-real-brain-activity-takes-40-minutes-and-83k-processors/fulltext
  55. Pioneering digital Brain research.https://www.humanbrainproject.eu/en/about-hbp/human-brain-project-ebrains/
  56. Martins, N. R., Angelica, A., Chakravarthy, K., Svidinenko, Y., Boehm, F. J., Opris, I., Lebedev, M. A., Swan, M., Garan, S. A., Rosenfeld, J. V., Hogg, T., & Freitas, R. A. (2019). Human Brain/Cloud Interface. Frontiers in Neuroscience, 13, 423160.https://doi.org/10.3389/fnins.2019.00112326. Douaud, G., Lee, S., Arthofer, C., Wang, C., McCarthy, P., Lange, F., Andersson, J. L., Griffanti, L., Duff, E., Jbabdi, S., Taschler, B., Keating, P., Winkler, A. M., Collins, R., Matthews, P. M., Allen, N., Miller, K. L., Nichols, T. E., & Smith, S. M. (2022). SARS-CoV-2 is associated with changes in brain structure in UK Biobank. Nature, 604(7907), 697-707.https://doi.org/10.1038/s41586-022-04569-5327. Jones, D. (2001). Genomes and souls. Nature, 413(6853), 269.https://doi.org/10.1038/35095160
  57. Stark, Glenn. “light”. Encyclopedia Britannica, 15 May. 2023, https://www.britannica.com/science/light. Accessed 17 June 2023.
  58. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “quantum”. Encyclopedia Britannica, 2 Jun. 2023, https://www.britannica.com/science/quantum. Accessed 17 June 2023.
  59. Kaku, Michio. “Albert Einstein”. Encyclopedia Britannica, 8 Jun. 2023, https://www.britannica.com/biography/Albert-Einstein. Accessed 17 June 2023.
  60. Energy. Physics. Written and fact-checked by The Editors of Encyclopaedia Britannica. Last Updated: Jun 19, 2023.https://www.britannica.com/science/energy
  61. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “Georg Christoph Lichtenberg”. Encyclopedia Britannica, 27 Jun. 2023, https://www.britannica.com/biography/Georg-Christoph-Lichtenberg. Accessed 31 July 2023.
  62. Hoosain Ebrahim (Director) (Medical photographer) & Robin Williams (1982) Kirlian photography—an appraisal, Journal of Audiovisual Media in Medicine, 5:3, 84-91, DOI: 10.3109/17453058209154332; https://sci-hub.st/https://doi.org/10.3109/17453058209154332
  63. Boyers, David G. & Tiller, William A. Corona discharge photography. Journal of Applied Physics. 1973, 44 (7): 3102–3112. doi:10.1063/1.1662715; https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1063/1.1662715
  64. Allan Mills (2009) Kirlian Photography, History of Photography, 33:3, 278-287, DOI: 10.1080/03087290802582988; https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1080/03087290802582988
  65. Watkins, Arleen J; Bickell, William S. (1986). A Study of the Kirlian Effect. Skeptical Inquirer 10: 244-257.https://cdn.centerforinquiry.org/wp-content/uploads/sites/29/1986/04/22165326/p54.pdf
  66. John O. Pehek et al., Image Modulation in Corona Discharge Photography. Science 194,263-270(1976). DOI:10.1126/science.968480; https://sci-hub.st/10.1126/science.968480.
  67. Dr Konstantin Korotkov (Author), Dr Ekaterina Jakovleva (Author). Electrophotonic Applications in Medicine: GDV Bioelectrography Paperback–February 10, 2013. ISBN 978-1481932981.https://www.academia.edu/7359742/GDV_in_Medicine
  68. Bellis, M. A., Hennell, T., Lushey, C., Hughes, K., Tocque, K., & Ashton, J. R. (2007). Elvis to Eminem: Quantifying the price of fame through early mortality of European and North American rock and pop stars. Journal of Epidemiology and Community Health, 61(10), 896-901.https://doi.org/10.1136/jech.2007.059915
  69. Barondess, J. A. (2004). How to Live a Long Time: Facts, Factoids and Descants. Transactions of the American Clinical and Climatological Association, 116, 77-89.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1473132/
  70. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “Leopold Stokowski”. Encyclopedia Britannica, 14 Apr. 2023, https://www.britannica.com/biography/Leopold-Stokowski. Accessed 4 August 2023.
  71. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “Arturo Toscanini”. Encyclopedia Britannica, 28 Jun. 2023, https://www.britannica.com/biography/Arturo-Toscanini. Accessed 4 August 2023.
  72. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “Eugene Ormandy”. Encyclopedia Britannica, 8 Mar. 2023, https://www.britannica.com/biography/Eugene-Ormandy. Accessed 4 August 2023.
  73. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “Sir Thomas Beecham, 2nd Baronet”. Encyclopedia Britannica, 25 Apr. 2023, https://www.britannica.com/biography/Sir-Thomas-Beecham-2nd-Baronet. Accessed 4 August 2023.
  74. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “Morton Gould”. Encyclopedia Britannica, 17 Feb. 2023, https://www.britannica.com/biography/Morton-Gould. Accessed 4 August 2023.
  75. Dossett, M. L., Fricchione, G. L., & Benson, H. (2020). A New Era for Mind–Body Medicine. The New England journal of medicine, 382(15), 1390.https://doi.org/10.1056/NEJMp1917461https://sci-hub.st/10.1056/NEJMp1917461
  76. Dossett, M. L., Fricchione, G. L., & Benson, H. (2020). A New Era for Mind–Body Medicine. The New England journal of medicine, 382(15), 1390.https://doi.org/10.1056/NEJMp1917461https://sci-hub.st/10.1056/NEJMp1917461
  77. Glaser, R., Kiecolt-Glaser, J. Stress-induced immune dysfunction: implications for health. Nat Rev Immunol 5, 243–251 (2005).https://doi.org/10.1038/nri1571https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1038/nri1571
  78. Jones, E. (2012). ‘The gut war’: Functional somatic disorders in the UK during the Second World War. History of the human sciences, 25(5), 30.https://doi.org/10.1177/0952695112466515https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1177/0952695112466515
  79. Gerritsen, W., Heijnen, C. J., Wiegant, V. M., Bermond, B., & Frijda, N. H. (1996). Experimental social fear: immunological, hormonal, and autonomic concomitants. Psychosomatic medicine, 58(3), 273–286.https://doi.org/10.1097/00006842-199605000-00011https://sci-hub.se/https:/doi.org/10.1097/00006842-199605000-00011
  80. Jeremy Amiel Rosenkranz, PhD, MS. Rosalind Franklin University of Medicine and Science. Faculty Directory.https://www.rosalindfranklin.edu/academics/faculty/jeremy-amiel-rosenkranz/
  81. Munshi, S., Loh, M. K., Ferrara, N., DeJoseph, M. R., Ritger, A., Padival, M., Record, M. J., Urban, J. H., & Rosenkranz, J. A. (2020). Repeated stress induces a pro-inflammatory state, increases amygdala neuronal and microglial activation, and causes anxiety in adult male rats. Brain, behavior, and immunity, 84, 180–199.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7010555/pdf/nihms-1546584.pdf
  82. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “character”. Encyclopedia Britannica, 10 Feb. 2016, https://www.britannica.com/science/character-biology. Accessed 27 July 2023.
  83. Friedman, M., & Rosenman, R. H. (1959). Association of specific overt behavior patterns with blood and cardiovascular findings: blood cholesterol level, blood clotting time, the incidence of arcus senilis, and clinical coronary artery disease. Journal of the American Medical Association, 169(12), 1286-1296.https://jamanetwork.com/journals/jama/article-abstract/325609https://sci-hub.se/10.1001/jama.1959.03000290012005
  84. Munjal A, Kaufman EJ. Arcus Senilis. [Updated 2022 Aug 1]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK554370/
  85. Meyer Friedman (Author). Type A Behavior and Your Heart Hardcover – March 12, 1974.https://www.amazon.com/Type-Behavior-Heart-Meyer-Friedman/dp/0394480112
  86. Eysenck, H. J. (1991). Personality as a risk factor in coronary heart disease. European Journal of Personality, 5(2), 81-92.https://doi.org/10.1002/per.2410050203https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1002/per.2410050203
  87. Smoking, Personality, and Stress. Psychosocial Factors in the Prevention of Cancer and Coronary Heart Disease.https://link.springer.com/book/10.1007/978-1-4612-4440-0#bibliographic-information
  88. Sahoo, S., Padhy, S. K., Padhee, B., Singla, N., & Sarkar, S. (2018). Role of personality in cardiovascular diseases: An issue that needs to be focused too! Indian Heart Journal, 70(Suppl 3), S471.https://doi.org/10.1016/j.ihj.2018.11.003
  89. Irwin, M. R., & Miller, A. H. (2007). Depressive disorders and immunity: 20 years of progress and discovery. Brain, behavior, and immunity, 21(4), 374–383.https://doi.org/10.1016/j.bbi.2007.01.010
  90. Pelin Kanten and Selahattin Kanten. Exploring the Role of A, B, C and D Personality Types on Individuals Work-Related Behaviors and Health Problems: A Theoretical Model. International Journal of Business and Management Invention. 2017; Volume 6 Issue 7; PP—29-37, https://www.semanticscholar.org/paper/Exploring-the-Role-of-A-%2C-B-%2C-C-and-D-Personality-%3A-PelinKanten-SelahattinKanten/fdb8f5bf94f7a504ed527bea84846a14dcdf6cfc
  91. Fredrickson, B. L., Grewen, K. M., Coffey, K. A., Algoe, S. B., Firestine, A. M., Arevalo, J. M., Ma, J., & Cole, S. W. (2013). A functional genomic perspective on human well-being. Proceedings of the National Academy of Sciences, 110(33), 13684-13689.https://doi.org/10.1073/pnas.1305419110
  92. Slavich GM, Roos LG, Zaki J. Social belonging, compassion, and kindness: Key ingredients for fostering resilience, recovery, and growth from the COVID-19 pandemic. Anxiety Stress Coping. 2021;9:1-8.https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/10615806.2021.1950695?journalCode=gasc20
  93. Brinke LT, Lee JJ, Carney DR. The Physiology of (Dis)Honesty: Does it impact Health?Current Opinion in Psychology (COPSYC). 2015: 6, 177-182.https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2352250X15001980?via%3Dihub
  94. Carney DR, Yap AJ, Lucas BJ, Mehta PH, McGee JA, Wilmuth C. Power buffers stress – for better and for worse.https://view.officeapps.live.com/op/view.aspx?src=http%3A%2F%2Ffaculty.haas.berkeley.edu%2Fdana_carney%2Fdrcarney-pbs.doc&wdOrigin=BROWSELINK
  95. Norman, K. (2017). Forgiveness: How it Manifests in our Health, Well-being, and Longevity..Master of Applied PositivePsychology (MAPP) Capstone Projects. University of Pennsylvania. 122.http://repository.upenn.edu/mapp_capstone/122
  96. Bower JE, Kemeny ME, Taylor SE, Fahey JL. Finding positive meaning and its association with natural killer cell cytotoxicity among participants in a bereavement-related disclosure intervention. Ann Behav Med. 2003 Spring;25(2):146-55.https://academic.oup.com/abm/article/25/2/146/4631586
  97. Cohen, R., Bavishi, C., & Rozanski, A. (2016). Purpose in Life and Its Relationship to All-Cause Mortality and Cardiovascular Events: A Meta-Analysis. Psychosomatic medicine, 78(2), 122–133.https://doi.org/10.1097/PSY.0000000000000274
  98. Boyle PA, Buchman AS, Barnes LL, Bennett DA. Effect of a purpose in life on risk of incident Alzheimer disease and mild cognitive impairment in community-dwelling older persons. Arch Gen Psychiatry. 2010 Mar;67(3):304-10. doi: 10.1001/archgenpsychiatry.2009.208
  99. Boyle, P. A., Barnes, L. L., Buchman, A. S., & Bennett, D. A. (2009). Purpose in Life Is Associated With Mortality Among Community-Dwelling Older Persons. Psychosomatic medicine, 71(5), 574.https://doi.org/10.1097/PSY.0b013e3181a5a7c0
  100. Naelys Diaz, E. Gail Horton & Tammy Malloy (2014) Attachment Style, Spirituality, and Depressive Symptoms Among Individuals in Substance Abuse Treatment, Journal of Social Service Research, 40:3, 313-324, DOI: 10.1080/01488376.2014.896851, https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1080/01488376.2014.896851
  101. Salt, E., Wiggins, A. C., Rayens, M. K., Johnson, R., Hardy, J. K., Segerstrom, S., & Crofford, L. J. (2018). The Relationship Between Life Purpose with Depression and Disability in Acute Low Back Pain Patients. Orthopedic nursing, 37(5), 287.https://doi.org/10.1097/NOR.0000000000000480
  102. Dossett, M. L., Fricchione, G. L., & Benson, H. (2020). A New Era for Mind–Body Medicine. The New England journal of medicine, 382(15), 1390.https://doi.org/10.1056/NEJMp1917461
  103. Clarke, T. C., Barnes, P. M., Black, L. I., Stussman, B. J., & Nahin, R. L. (2018). Use of Yoga, Meditation, and Chiropractors Among U.S. Adults Aged 18 and Over. NCHS data brief, (325), 1–8.https://www.cdc.gov/nchs/data/databriefs/db325-h.pdf
  104. Kabat-Zinn, J., 1990. Full Catastrophe Living: Using the Wisdom of Your Body and Mind to Face Stress, Pain and Illness. Delacourt, New York.
  105. Carlson, L. E., Speca, M., Faris, P., & Patel, K. D. (2007). One year pre-post intervention follow-up of psychological, immune, endocrine and blood pressure outcomes of mindfulness-based stress reduction (MBSR) in breast and prostate cancer outpatients. Brain, behavior, and immunity, 21(8), 1038–1049.https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17521871/https://sci-hub.se/10.1016/j.bbi.2007.04.002
  106. Ortner, C.N.M., Kilner, S.J. & Zelazo, P.D. Mindfulness meditation and reduced emotional interference on a cognitive task. Motiv Emot 31, 271–283 (2007). https://doi.org/10.1007/s11031-007-9076-7; https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1007/s11031-007-9076-7
  107. Desbordes, G., Negi, L. T., Pace, T. W., Wallace, B. A., Raison, C. L., & Schwartz, E. L. (2012). Effects of mindful-attention and compassion meditation training on amygdala response to emotional stimuli in an ordinary, non-meditative state. Frontiers in Human Neuroscience, 6, 23050.https://doi.org/10.3389/fnhum.2012.00292
  108. Desbordes, G., Negi, L. T., Pace, T. W., Wallace, B. A., Raison, C. L., & Schwartz, E. L. (2012). Effects of mindful-attention and compassion meditation training on amygdala response to emotional stimuli in an ordinary, non-meditative state. Frontiers in Human Neuroscience, 6, 23050.https://doi.org/10.3389/fnhum.2012.00292
  109. Tang, Y., Hölzel, B. K., & Posner, M. I. (2015). The neuroscience of mindfulness meditation. Nature Reviews Neuroscience, 16(4), 213-225.https://doi.org/10.1038/nrn3916
  110. Fridovich-Keil, Judith L. and Rogers, Kara. “epigenetics”. Encyclopedia Britannica, 9 Jul. 2023, https://www.britannica.com/science/epigenetics. Accessed 4 August 2023.
  111. Horvath, S., & Raj, K. (2018). DNA methylation-based biomarkers and the epigenetic clock theory of ageing. Nature Reviews Genetics, 19(6), 371-384.https://doi.org/10.1038/s41576-018-0004-3
  112. Chaix, R., Alvarez-López, M. J., Fagny, M., Lemee, L., Regnault, B., Davidson, R. J., Lutz, A., & Kaliman, P. (2017). Epigenetic clock analysis in long-term meditators. Psychoneuroendocrinology, 85, 210.https://doi.org/10.1016/j.psyneuen.2017.08.016
  113. Pagnoni, G., & Cekic, M. (2007). Age effects on gray matter volume and attentional performance in Zen meditation. Neurobiology of aging, 28(10), 1623–1627.https://doi.org/10.1016/j.neurobiolaging.2007.06.008
  114. Chandran, V., Bermúdez, M. L., Koka, M., Chandran, B., Pawale, D., Vishnubhotla, R., … & Sadhasivam, S. (2021). Large-scale genomic study reveals robust activation of the immune system following advanced Inner Engineering meditation retreat. Proceedings of the National Academy of Sciences, 118(51), e2110455118.https://www.pnas.org/doi/epdf/10.1073/pnas.2110455118

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *