Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 05: Khai thị Thiền Tông

✍️ Mục lục: Khai thị Thiền Tông

Ngài Phú Lâu Na lại hỏi thêm:

– Kính bạch Đức Thế Tôn, làm sao phân biệt được Tà Đạo và Chánh Đạo?

Đức Phật dạy:

Người tu mà lấy Vật lý Âm Dương trong Vũ Trụ này để làm chuẩn cho mục đích tu hành là tà Đạo; còn người nào rời bỏ Vật lý, dạy tu ra ngoài sự cuốn hút của Vật lý Trần gian này gọi là chánh Đạo. Còn chánh Đạo thật là chánh Đạo sử dụng Tánh Phật của chính mình để: Thấy, Nghe, Nói và Biết là chánh Đạo.

Ngài Phú Lâu Na lại hỏi tiếp:

– Bạch Đức Thế Tôn: Sao đời Mạt pháp, có người cực thiện mà lại cũng có người cực ác như vậy?

Đức Phật dạy:

– Khi Như Lai thành Đạo, có hai dạng người đến với Như Lai:

Một: Những người đến tán dương, hứa với Như Lai: Sẽ giúp phổ biến giáo pháp chân thật nơi cõi Nam Diêm Phù đề này, chính những người này đến đời Mạt pháp họ đến Thế Giới này là để cứu người và làm lợi ích cho người khác.
Hai: Những người đến quấy phá, chính những người này chế ra những khí cụ, thúc dục các thuộc hạ giết người, không muốn cho bất cứ ai Giải Thoát mà phải làm người hầu kẻ hạ cho họ.

Như Lai nhắc lại hai dạng người này:
– Khi Như Lai thành Đạo, họ không làm gì được, nên những người này có lời nguyền thật mạnh mẽ rằng: Vào đời Mạt pháp, đệ tử của Cồ Đàm có tu kiểu gì, hành Thiền kiểu gì, sau cùng cũng phải làm theo ý muôn của ta cả!

Đức Phật dạy thêm:
– Thời Mạt pháp, nhiều người nghe được giáo pháp của Như Lai dạy nơi cõi Nam Diêm Phù Đề này, họ liền có lời phát tâm cao: Quyết chí xuất gia tu hành để được Giác Ngộ và Giải Thoát. Lời phát nguyện ban đầu rất mãnh liệt, nhưng, sau cùng cũng bị quyến rủ bởi: Tiền, tài, danh, lợi, nên những người này sau cùng cũng làm theo lời nguyền của Ma Vương, nên đi dụ dỗ người khác, lường gạt người nhẹ dạ, hoặc hù dọa người khác, thậm chí đi làm mướn cho người có tiền, mà quên đi mình là một vị Thầy thay mặt Như Lai, dạy con người tu hành Giác Ngộ.

Đạo của Như Lai là như vậy, nhưng họ lại đi làm ngược lại, quên đi lời phát nguyện cao cả ban đầu của mình.

Ngài Phú Lâu Na lại thưa trình Đức Phật:

– Kính thưa Đức Thế Tôn: Sau khi Đức Thế Tôn diệt độ, Mạch nguồn Thiền Thanh Tịnh của Như Lai dạy có được nhiều người hiểu không?

Đức Phật dạy:

Này ông Phú Lâu Na: Câu hỏi ông lại trùng ý trên. Tuy nhiên, để các ông hiểu rõ thêm: Thế Giới này bắt đầu vào thời kỳ Mạt Thượng pháp sẽ có 2 người:

– Một người xuất gia:
Nhận được Mạch nguồn Thiền Thanh Tịnh của Như Lai, người ấy được sánh ngang bằng với các ông, người này dùng văn đọc và lời nói để phổ biến những gì mà Như Lai dạy ở cõi Nam Diêm Phù Đề này, được rất nhiều người hiểu, nhưng số người hành lại không nhiều, nên có ít người nhận được Mạch nguồn Thiền Thanh Tịnh của Như Lai dạy.

– Một người là cư sĩ tại gia:
Cũng nhận được Mạch nguồn Thiền Thanh Tịnh, người này sánh như ông Duy Ma Cật trong hội của Như Lai vậy. Người này dùng văn viết để phổ biến Mạch nguồn Thanh Tịnh Thiền, tuy là một cư sĩ, nhưng người này lại nói rất rõ về lời dạy ẩn ý và thâm sâu nên được nhiều người chấp nhận. Số người hiểu được Thiền Thanh Tịnh rất nhiều, còn người đạt ý sâu mầu lời dạy của Như Lai khá đông. Đặc biệt, có một số người nhận được lời chỉ dạy cách vượt ra ngoài Tam Giới và cắt đứt được dây Nhân – Quả Luân hồi mà Như Lai dạy ẩn ý trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Đức Phật dạy thêm:

Vào đời Mạt Thượng pháp, vị Cư sĩ nhận được Mạch nguồn Thiền Tông này, có sứ mạng cấp giấy Chứng Nhận cho người đạt được “Bí mật Thiền Tông” và truyền Thiền cho người sau. Nhưng người được truyền “Bí mật Thiền Tông” mới chỉ hiểu 50% của Pháp môn Thanh Tịnh Thiền thôi. Người đứng ra cấp giấy chứng nhận và truyền “Bí mật Thiền Tông”, phải tự mình bỏ tiền ra lo việc này, tuyệt đối không nhận tiền của người được truyền bất cứ thứ gì.

Vì sao vậy?
Vì Pháp môn Thiền Thanh Tịnh này là Pháp môn không dính với Vật lý. Vì vậy, người đứng ra thực hiện không được nhận của người được truyền những thứ trong Vật lý, kể cả lời cám ơn.

Vì sao Như Lai dạy khắt khe như vậy?
Vì Như Lai dạy đúng theo quy định của Pháp môn Thiền Thanh Tịnh này có 2 cái được như sau:

Một: Vị đứng ra truyền “Bí mật Thiền Tông” không mất cái “Thanh Tịnh” nơi mình.
Hai: Vị được truyền không phải lo về tài chánh.
Nếu vị được truyền mà không có tiền thì họ rất e ngại, còn người có tiền của nhiều, cũng là dịp để họ phô trương với những người chung quanh thì Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này không thể nào lưu hành lâu dài được.

Ngài Phú Lâu Na lại trình thưa hỏi Đức Phật:

– Như vậy, các Pháp môn tu còn nằm trong Vật lý, những vị Thầy có được phép tập trung đông người không?

Đức Phật dạy Ngài Phú Lâu Na:

– Này ông Phú Lâu Na, người tu sử dụng những thứ trong Vật lý, muốn tập trung bao nhiêu người cũng được.

Vì sao?
Vì họ tu là để được đi trong lục Đạo Luân hồi. Trong lục Đạo Luân hồi này có đến 6 nơi căn bản:

1. Đến các cõi Trời hưởng phúc.
2. Làm Thần để hù dọa người đời.
3. Vay trả trong dòng họ.
4. Làm thực vật để trả quả mà mình lường gạt họ.
5. Làm Súc sanh để trả quả mà mình đã sát hại loài đó.
6. Vào các tầng Địa ngục để trả Nhân – Quả mà mình đã tạo ra.

Thì những người này muốn tập trung bao nhiêu cũng được.

Ngài Phú Lâu Na lại trình thưa hỏi Đức Phật:

– Kính bạch Đức Thế Tôn, loài Người đời Mạt pháp họ rất thông minh, đáng lý ra họ biết rõ cái nào còn bị Luân hồi trong Tam Giới, cái nào vượt ra ngoài Tam Giới, sao họ không biết Công thức này?

Đức Phật dạy Ngài Phú Lâu Na:

– Này ông Phú Lâu Na, tuy họ lất thông minh, nhưng vì họ sử dụng Vọng thức của tánh người, để khám phá ra hữu dụng vật này, vật kia. Vì vậy, họ không thể nào biết được cái biết Thanh Tịnh chân thật ngoài sự cuốn hút của Vật lý nơi Thế Giới này. Như Lai nói thật sâu chỗ này để ông và đại chúng hiểu: Cái biết thường hằng Thanh Tịnh, rỗng lặng là tự nhiên trong Phật giới. Chúng sanh không chịu biết Thanh Tịnh mà đem cái biết suy nghĩ của tánh người. Vì vậy, loài Người không thể nào biết cái chân thật được.

Đức Phật dạy thêm: Chỗ này nếu đem lời nói của người Thế gian ra giải thích, thì không thể nào đạt đến chỗ chân thật được. Bởi vậy, trong 49 năm Như Lai nói: “Ta chưa hề nói một lời nào” là ý nói chỗ này. Tuy nhiên, đến đời Mạt Thượng pháp, có nhiều người đọc sách của người tại gia viết, họ nhận ra chỗ sâu mầu này rất dễ dàng, nhưng họ cũng đành ngậm miệng, không thể nào nói cho người khác nghe được giống như khi Như Lai nhận ra chỗ chân thật này vậy.

Cộng với đời Mạt Thượng pháp, vật chất quá đầy đủ, phần nhiều những người thích ăn trên ngồi trước, thiên hạ kính lễ, nên họ bày vẻ ra cõi nào đó không làm mà cũng có ăn, có mặc, rất sung sướng.

Trước đây Như Lai đã dạy: Nhân – Quả tự nhiên trong Tam Giới này, ham gì được nấy, muốn gì lâu ngày sẽ thành tựu. Nhưng ham muốn là cái nhân ban đầu, còn được là cái quả sau đó. Có quả bắt buộc phải giữ lấy, giữ lấy thì không thể nào Giải Thoát được; không Giải Thoát được bắt buộc phải khổ. Các ông nghĩ xem, có vật chất ít thì giữ ít, có vật chất nhiều, đương nhiên phải gìn giữ nhiều hơn. Vì Đạo Giải Thoát là không dính mắc bất cứ thứ gì, không dính không phải là bỏ đi, mà phải vô trụ đối với vật chất ấy. Vì vô trụ nên ở hoàn cảnh nào cũng không thể nào khổ được.

Còn ông hay bà nào bảo phải nghe lời họ, về với họ, đây là những người muốn lường gạt những người khờ khạo, chớ trong Tam Giới Vật lý này, Nhân của người nào tạo, thì người đó phải nhận Quả của mình làm ra. Đây là qui luật rất công bằng nơi Thế Giới loài Người này vậy.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Khai thị Thiền Tông 👉  Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *