Quyển 05: Khai thị Thiền Tông
✍️ Mục lục: Khai thị Thiền Tông
Ông Tỳ kheo Ưu Phước Lộc:
Từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước Phật, quỳ gối, trịch vai áo bên phải, chắp tay, thưa hỏi:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Pháp tu Thiền định, “Tâm vô trụ” mà các vị Giáo sĩ hiện nay đang dạy, có giống như Đức Thế Tôn dạy không?
Đức Phật dạy ông Tỳ kheo Ưu Phước Lộc:
– Này ông Tỳ kheo Ưu Phước Lộc: Pháp tu Thiền định “Tâm vô trụ” mà các vị Giáo sĩ đang dạy, đây là pháp tu dụng công để cho tâm và cảnh vật không cho dính với nhau. Khi tâm và cảnh vật không dính nhau rồi, trong tâm người tu sẽ có một khoảng trống, trong khoảng trống đó, thấy những hình ảnh mà mắt bình thường của con người không thể thấy được. Các vị tu sỹ ấy, khi dụng công tu Thiền định đạt được “Tâm vô trụ” rồi, cho mình đã bước vào Niết Bàn. Đây, nếu nói tu theo 4 cấp Thiền của Như Lai dạy, chỉ mới đạt được Sơ Thiền thôi, tức “Ly sanh hỷ lạc”, lìa vật chất nên được an vui, an vui này rất thô.
Như Lai dạy ông Tỳ kheo Ưu Phước Lộc và đại chúng phần này:
– Tu Thiền định, khi tâm thật sự Thanh Tịnh, thật sự rỗng lặng, lúc này trong tâm chỉ còn là một khoảng không mênh mông. Lối dụng công tu này còn nằm trong thứ lớp của Vật lý Âm Dương, nếu khởi quán, tưởng hình ảnh gì thì hình ảnh mình tưởng sẽ hiện ra trong khoảng không mênh mông đó. Các vị Giáo sỹ khi dụng công tu thành tựu, các Ngài liền vào an trú trong ấy, các Ngài gọi là chứng Đạo.
Vì sao các Ngài thấy mình chứng Đạo?
Vì các vị ấy khi tu được thành tựu như vậy, mừng quá, xem lại cái Ta của mình quá ư là bé nhỏ, còn cái mênh mông ấy thật là lớn lao quá! Họ cho là đã vào được cái trùm khắp, nên an trú tại đây. Lúc mới tu, Như Lai cũng thành tựu được việc này, nhưng những thắc mắc của Như Lai không giải quyết được, nên Như Lai tu thêm nữa, đến khi tu không còn dụng công được nữa, Như Lai liền dừng, xem ngược lại tất cả các cái chứng của chính mình, Như Lai thấy các cái chứng ấy như sau:
– Tâm và cảnh không đến với nhau gọi là định trong cái trống rỗng, an vui rất nhiều, an vui rất mạnh, người đứng xung quanh nhận biết cái an vui ấy, vì là ban đầu tu thành tựu được như vậy nên rất mừng.
Như Lai xếp vào hàng “Sơ Thiền”.
– Cái an vui ban đầu rất thô, dụng công tu cho cái an vui ấy vi tế lại, cũng gọi là an vui nhỏ nhiệm. Như Lai xếp vào hàng “Nhị Thiền”.
– Khi đạt được cái an vui vi tế, bắt đầu Như Lai xem coi ai biết cái an vui ấy, chính là Như Lai biết cái an vui.
– Tánh biết của Như Lai.
– Cái an vui mà Như Lai biết.
Hai thứ này, Như Lai cho tách rời ra. Được như vậy rồi, Như Lai xếp vào hàng “Tam Thiền”. Tu đến đây gọi là “Ly sanh hỷ lạc”. Tức cái biết của Như Lai và cái vui của Như Lai, hai thứ này tách rời ra, nên gọi là “Ly hỷ diệu lạc”.
– Khi Như Lai đạt được “Ly hỷ diệu lạc” rồi, đến đây, Như Lai tách rời cái biết của Như Lai và cái hỷ lạc Như Lai biết, hai thứ này cho rời hẳn ra, Như Lai cho cái biết mình an định lại, an định thật là an định, đến chỗ này, Như Lai được “Rơi vào chỗ vô sanh”, tức Niết Bàn; Niết Bàn mà Như Lai dụng công tu hành để được, là Niết Bàn do Như Lai tạo ra, chỉ là Niết Bàn cái bóng của Vật lý Âm Dương trong Tam Giới này mà thôi. Như Lai nói rõ thêm: Niết Bàn do con người bằng tứ đại dụng công tu để được, chỉ là Niết Bàn giả dối trong Tam Giới này mà thôi!
Nói đến bốn cấp Niết Bàn tu chứng mà được, Như Lai xếp Niết Bàn tu chứng này, là Niết Bàn “A La Hán”, tức Niết Bàn Tịch tĩnh, cũng gọi là Niết Bàn Tĩnh lặng.
Như Lai thấy: Niết Bàn của người dụng công tu mà chứng.
Được, so sánh với Niết Bàn Thanh Tịnh của người không dụng công tu, thì Niết Bàn quả vị A La Hán chỉ bằng một giờ một ngày mà thôi!
Ông Tỳ kheo Ưu Phước Lộc, nghe Đức Phật giải thích ông rất vui mừng và rơi nước mắt, những người có mặt ai cũng cảm động và khóc theo.
Video (Trích đoạn)
✍️ Mục lục: Khai thị Thiền Tông 👉 Xem tiếp