Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 09: Sách Trắng Thiền Tông

✍️ Mục lục: Sách Trắng Thiền Tông

PHẦN HAI: TAM GIỚI

Một vùng rất nhỏ trong Càn khôn Vũ Trụ phải hiểu như sau:
Một Thái dương hệ gọi là 1 Tam Giới, gồm có:
– Một ngàn Thái dương hệ gọi là 1 Tiểu thiên Thế Giới.
– Một Tiểu thiên Thế Giới nhân cho 1 ngàn nữa, số ra này là 1 tỷ Tam Giới, gọi là 1 Trung thiên Thế Giới.
Trung thiên Thế Giới nhân cho 1 ngàn nữa, số ra này là 1 ngàn tỷ Tam Giới, gọi là Đại thiên Thế Giới.
Mà Như Lai nhìn thấy trong Càn khôn Vũ Trụ này có Hằng hà sa số Tam thiên Đại thiên Thế Giới. Đồng nghĩa, đem số cát của mấy tỷ sông Hằng ra đếm, thì số cát của mấy tỷ sông Hằng cũng không bằng số Tam thiên Đại thiên Thế Giới nữa, mà Tam thiên Đại thiên Thế Giới nó nằm trong Càn khôn Vũ Trụ.

Trong 1 Tam Giới có 45 Hành tinh chia ra như sau:

Một: Có 11 Hành tinh, cấu tạo bằng Điện từ Âm Dương không màu sắc, gọi là “Cõi Trời Vô Sắc”.

Hai/A: Có 11 Hành tinh, cấu tạo bằng 12 màu sắc rực rỡ của Điện từ Âm Dương, gọi là “Cõi Trời Hữu Sắc”.

Hai/B: Trong Cõi Trời Hữu Sắc rực rỡ này, có 6 Hành tinh rất Thanh Tịnh, gọi là “Lục Quốc Tịnh Độ”.

Ba: Có 11 Hành tinh, cấu tạo bằng 5 màu sắc Điện từ Âm Dương thật đậm, cường lực rất mạnh, nên gọi là “Cõi Trời Dục Giới”.

Bốn: Có 6 Hành tinh, cấu tạo bằng “Tứ đại”: Đất – Nước – Gió – Lửa. Nơi 5 loài sống chung, tức “Ngũ thú tạp cư”, gọi là Địa cầu.

Một Tam Giới mà đã có nhiều Hành tinh như vậy. Ai đó bảo: Càn khôn Vũ Trụ này là do họ làm ra, là không đúng sự thật.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Sách Trắng Thiền Tông 👉  Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *