Kinh - Kệ

Kinh Lăng Già

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc… Trong quá trình học Thiền Tông có một số Kinh sách của 5 Pháp môn để tham khảo phục vụ cho việc học Thiền Tông.

  Thiền Tông    Videos    Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Kinh sách của 5 Pháp môn tham khảo trong quá trình học Thiền Tông

Mục lục: Kinh Lăng Già

01. Mục lục – Lời Dịch giả
02. Quyển Thứ nhất

Đệ Nhất Nghĩa
Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm
Lý Luận Về sừng Thỏ
Nhất Xiển Đề
Ba Thứ Tự Tánh
Hai Vô Ngã
Pháp Tánh Không

03. Quyển Thứ hai

Như Lai Tạng
Thế nào là Ý Sanh Thân?
Phật thuyết tướng Nhân Duyên của tất cả các pháp
Tướng ngôn thuyết vọng tưởng
Nhất hay dị, đồng hay chẳng đồng.
Ba thứ lượng
Bốn thứ thiền
Thánh chủng Tánh
Thế nào là tướng thông phân biệt của vọng tưởng tự Tánh?

04. Quyển Thứ ba

Ý Sanh Thân
Năm Tội Vô Gián
Tính Bình Đẳng Của Phật Quả
Không Một Lời Nào Do Phật Thuyết
Về Hữu Và Vô Của Tất Cả Các Pháp
Thuyết Tướng Tông Thông
Thế nào Là Ngữ, Thế Nào Là Nghĩa
Thuyết Thông và Tông Thông
Chín Thứ Chuyển Biến Luận
Luận Về Vô Sanh
Về Niết Bàn

05. Quyển Thứ tư

Ta chẳng thuyết một chữ, chẳng đáp môt chữ
Các Kiến Giải Về Vô thường
Sự sanh diệt của ấm giới nhập
Năm Pháp Tự Tánh
Thế nào là tướng SÁT NA của tất cả các pháp?
Ba loại Ba La Mật
Công đức và tội lỗi của người ăn thịt và không ăn thịt

KINH LĂNG GIÀ

LĂNG GÌA A BẠT ĐA LA BỬU KINH
Pháp Sư Tam Tạng Ấn Độ Cầu Na Bạt Đà La dịch từ Phạn sang Hán đời nhà Tống.
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực

LỜI DỊCH GIẢ

Kinh Lăng Già có ba bản dịch từ Phạn sang Hán: Tống dịch, Ngụy dịch, và Đường dịch. Hiện đang phổ biến lưu thông là bản Tống dịch, dịch giả bản này là người Ấn Độ, đối với Hán văn chưa được thông thạo lắm, nên lời văn đảo qua lộn lại, có chỗ thì trùng lắm quá dư thừa, dẫu cho nhà Nho tinh thông tiếng Hán cũng cảm thấy khó hiểu .

Chúng tôi dịch Kinh này phải tham khảo thêm hai bản dịch đời Ngụy và đời Đường, đồng thời dựa theo quyển Lăng Gìa Tông Thông của Ngài Tăng Phụng Nghi (Cư sĩ kiến Tánh đời Minh), xếp lời văn cho xuôi và tăng bổ từ ngữ để sáng tỏ nghĩa Kinh, cũng có lược bỏ vài chỗ quá dư thừa . Đối với những danh từ tiếng Hán hay tiếng Phạn không thể dịch sang tiếng Việt thì chúng tôi ghi chú, còn những câu nghĩa lý quá thâm sâu thì chúng tôi lược giải thêm.

Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá Kiến chấp của ngoại đạo, vì danh từ và nghĩa lý của ngoại đạo cũng tựa như lời Phật, xem thì ngoại đạo với Phật hai ý khác hẳn, ngoại đạo có Sở trụ mà Phật thì Vô sở trụ, nếu độc giả xem xét kỹ sẽ tự thấy rõ.

Nói tóm lại, chúng tôi dịch Kinh này rất cố gắng giữ nguyên ý trong bản dịch của Ngài Cầu Na Bạ Đà La, từng chữ, từng câu mà sáng tỏ nghĩa kinh, mong giúp cho người đọc xem thấy dễ hiểu hơn. Nhưng chúng tôi cũng chưa được hài lòng, e vẫn còn có nhiều chỗ sơ sót, kính xin các bậc tiền bối và độc giả từ bi chỉ giáo cho.

Thích Duy Lực

Nguồn Quê Xưa

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với KênhNhóm trên Telegram

      

   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *