Đường Mây trong Cõi mộng
✍️ Mục lục: Đường Mây trong Cõi mộng
Phần 3: Biên niên sử Cuộc đời của Đại sư Hám Sơn
Năm | Sự tích đời Ngài Hám Sơn | Sự kiện lịch sử xảy ra đồng thời |
1522 | Ngài Liên Trì ra đời (1535-1615) | Năm Gia Hưng (1522-1566). |
1535 | Bồ Ðào Nha chiếm Ma Cao | |
1543 | Ngài Tử Bá ra đời (1543-1603) | |
1546 | Ngài hạ sanh ngày 5, tháng 11 | |
1550 | Mông Cổ đe dọa chiếm kinh đô | |
1557 | Ngài trở thành Sa Di tại chùa Báo Ân | |
1564 | Ngài được hòa thượng Tây Lâm truyền giới | |
1565 | Ngài hành Thiền tại chùa Thiên Giới. Bị mụn nhọt sau lưng | Trụ trì chùa Báo Ân, đại sư Tây Lâm viên tịch |
1566 | Chùa Báo Ân bị cháy | |
1567 | Ngài dạy học tại trường Nghĩa Học | Long Khánh nguyên niên (1567-1572). Trương Cư Chánh thăng chức. (1524-1582) |
1571 | Ngài du hành đến Giang Tây | Ðại sư Liên Trì trụ tại núi Vân Thê |
1572 | Du hành đến Bắc Kinh | Vạn Lịch nguyên niên (1573-1620). Trương Cư Chánh làm Tể Tướng |
1574 | Ngài sống chung với các văn sĩ ở Bắc Kinh. Cùng du hành với Diệu Phong đến Sơn Tây. Ðạt giác ngộ | |
1575 | Trụ tại núi Ngũ Ðài (đến 1582) | |
1576 | Ðạt giác ngộ. Gặp đại sư Liên Trì. Tham quan Triều Hồ Thuận Am. Viết ‘Hám Sơn Trứ Ngôn’ | |
1577 | Viết kinh Hoa Nghiêm bằng máu. Ðược Lý Thái Hậu biết đến | Thuế má và cải cách ruộng đất theo lệnh của Trương Cư Chánh |
1578 | Mộng ba giấc mơ lành | |
1579 | Ba ngàn công nhân được Lý Thái Hậu gởi đến núi Ngũ Ðài | Hoàn tất chùa Từ Thọ tại Bắc Kinh |
1580 | Cứu núi Ngũ Ðài khỏi bị thuế | |
1581 | Lập pháp hội cầu Thái Tử cho triều đình | |
1582 | Rời núi Ngũ Ðài | Trương Cư Chánh qua đời. Vương Cung Phi sanh thái tử Chu Thường Lạc |
1583 | Ngài đến núi Lao Sơn (ở cho đến 1589) | |
1584 | Lý thái hậu cúng dường ba ngàn đồng vàng | |
1585 | Chuyển tâm các Nho Sĩ tại Sơn Ðông | |
1586 | Một bộ Ðại Tạng kinh được gởi đến núi Lao Sơn. Xây chùa Hải Ân. Gặp Tử Bá. Viết Lăng Nghiêm Huyền Cảnh | Trịnh Quý Phi sanh hoàng tử Chu Thường Tuân |
1587 | Viết Tâm Kinh Trực Thuyết. Nhận Phước Thiện làm đệ tử | |
1588 | Giảng pháp tại chùa Hải Ấn | |
1589 | Trở về Nam Kinh. Thăm cha mẹ. Lập dự án mười năm trùng tu chùa Báo Ân | |
1590 | Ðối đầu với các đạo sĩ tại Lao Sơn. Viết “Quán Lão Trang Ảnh Hưởng” | |
1592 | Thăm ngọn núi khắc Ðại Tạng kinh gần Bắc Kinh với Tử Bá | Nhật xâm chiếm Cao Ly (1592-98) |
1593 | Cứu trợ nạn đói tại Sơn Ðông | |
1594 | Dự hội tết tại Bắc Kinh. Bãi bỏ dự án mười năm | |
1595 | Bị bắt và xử án tại Bắc Kinh | Tranh chấp về sự chọn lựa Thái Tử |
1596 | Bị giải đày đến Lôi Châu | Nạn đói tại Quảng Ðông |
1597 | Ðến Quảng Ðông. Viết “Lăng Già Bổ Di” và “Trung Dung Trực Chỉ” | |
1598 | Viết “Pháp Hoa Cổ Tiết” | Nhật Hoàng Toyotomi qua đời. Vụ án Yêu Thư thứ Nhất |
1599 | Cổ động phong trào phóng sanh theo truyền thống Phật Giáo | |
1600 | Giải hòa vụ nổi loạn tại Quảng Ðông | Bộ khai mỏ đào xới nhà cửa mộ bia |
1601 | Ðến Tào Khê (cho tới năm 1610) | Lễ đăng quang cho thái tử Chu Thường Lạc |
1602 | Cải cách tại Tào Khê | |
1604 | Trở về Lôi Châu. Viết “Xuân Thu Tả Thị Tâm Pháp” | Thành lập viện Ðông Lâm hàn lâm |
1605 | Ðến Hải Nam. Trở về Tào Khê | |
1606 | Thăm Trương Vị tại Giang Tây. Trở lại Lôi Châu. Ðược xác nhận ân xá | Triều đình ban lịnh ân xá trong dịp Hoàng Tôn của vua Vạn Lịch ra đời |
1607 | Thành tăng sĩ trở lại. Viết “Ðạo Ðức Kinh Chú” | |
1608 | Trùng tu am Bảo Nguyệt | |
1609 | Chống đối tại Tào Khê. Viết “Kim Cang Quyết Nghi”. Ðến Cao Yếu mua gỗ | |
1610 | Rời Tào Khê. Ðến trú trên sông Phù Dong. Ra pháp viện | |
1611 | Ở tại Cao Yếu. Viết “Ðại Học Quyết Nghi”. Chánh thức được ân xá | |
1612 | Giảng pháp tại Quảng Ðông. Viết “Pháp Hoa Phẩm Tiết” | |
1613 | Bị nhức lưng dữ dội. Rời Quảng Ðông đến Khuông Sơn | Chu Thường Tuân rời Bắc Kinh, đến Lạc Dương |
1614 | Cạo tóc, đắp y ca sa lại. Viết “Lăng Nghiêm Thông Nghĩa” | |
1615 | Viết “Pháp Hoa Thông Nghĩa”, và “Khởi Tín Sơ Lược” | |
1616 | Ðến miền đông duyên hải. Viết “Triệu Luận Chú”, và “Tánh Tướng Thông Thuyết”. Ðến Kính Sơn làm lễ an táng Tử Bá | |
1617 | Ðến lễ điếu đại sư Liên Trì tại Vân Thê. Giảng kinh tại Tông Kính Ðường. An dưỡng tại Khuông Sơn | |
1618 | Xây chùa Pháp Vân tại Khuông Sơn | Nurhachu tự tuyên bố là Hoàng Ðế của Mãn Châu và xâm lăng Liêu Ðông |
1619 | Nhất tâm tu pháp môn Tịnh Ðộ. Viết “Hoa Nghiêm Cương Yếu” | |
1620 | Giảng giải và viết “Khởi Tín Luận Trực Giải, Viên Giác Kinh Trực Giải, Trang Tử Nội Thất Biến Chú” | Vua Vạn Lịch mất. Chu Thường Lạc lên ngôi, hiệu Thái Xương. Vụ án Hồng Dược. Chu Do Giảo lên ngôi, tức vua Hy Tông, hiệu Thiên Khải |
1621 | Giảng pháp tại Khuông Sơn. In “Mộng Du Thi Tập” | Quan thái giám Ngụy Trung Hiền thăng chức |
1622 | Hoàn tất quyển “Hoa Nghiêm Cương Yếu”. Trở về Tào Khê | |
1623 | Nhập tịch ngày 5 tháng Mười Một tại Tào Khê | |
1625 | Nhục thân được chuyển đến Khuông Sơn | |
1627 | Bắt đầu cuộc khởi nghĩa của nông dân | |
1643 | Nhục thân Ngài được chuyển về lại Tào Khê | |
1644 | Nhục thân của Ngài được thờ phụng tại chùa Hám Sơn | Triều Minh chấm dứt. Triều Mãn Thanh dựng lập |
CHÚ THÍCH
[1] Minh Thái Tổ (1328-1398): tên thật là Chu Nguyên Chương, còn gọi là Hồng Vũ Đế, là hoàng đế thuộc vương triều nhà Minh, Trung Hoa từ năm 1368 đến 1398. Ông được xem là hoàng đế lập quốc của Trung Hoa khi chinh phục Trung Hoa, buộc người Mông Cổ phải rút vào thảo nguyên Trung Á, chấm dứt nhà Nguyên và lập ra nhà Minh.
[2] Minh giáo (hay còn gọi là Mani giáo) là một tôn giáo cổ của Iran, do Mani (216-277) người Ba Tư sáng lập vào khoảng thế kỷ thứ ba. Mani giáo được truyền sang Trung Hoa, chính thức được Võ Tắc Thiên công nhận vào năm 694, và phát triển mạnh vào năm 806, đời Đường.
[3] Dưới triều Minh, làm tăng sĩ là một nghề chuyên môn, phải mua giấy phép hành nghề của triều đình, tăng sĩ phải thi đọc kinh cúng tế như các đạo sĩ.
[4] Cầu đảo: lễ bái xin thần linh.. .
Video: Trích đoạn
Nguồn Internet