
Giải đáp Thiền Tông – Ngày 07/08/2024
✍️ Mục lục: Giải đáp ngày 07/08/2024
⭐️Châu Văn Hòa, cư ngụ tại Cà Mau: 43 Câu hỏi
Câu hỏi 41: Các danh Phật hiệu của các Đức Phật Quá khứ – Hiện tại – Tương lai
Ban Giải đáp – Thiền Gia Hoàng Hiệp trả lời:
⭐️ Trong Kinh Diệu Pháp niên Hoa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói đến:
Một: Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh là Đức Phật sáng suốt như Mặt Trời Mặt Trăng vậy.
Hai: Đức Phật Hòa Quang Phật là Đức Phật Ánh sáng chan hỏa khắp mọi nơi trong Trái Đất.
Ba: Đức Phật Quang Minh Như Lai là Trí Đức Phật, hiểu sáng và thông suốt tất cả.
Bốn: Đức Phật Danh Tướng Như Lai, Đức Phật có danh và có hình tướng rõ ràng chớ không phải là mơ hồ hay Huyễn Hóa.
Năm: Đức Phật Diêm Phù Nam Đề Kim Quang Như Lai Đức Phật, ở Nam Diêm Phù Đề có Thân sắc Vàng chớ không phải là không có Thân.
Sáu: Đức Phật Đại Thông Trí Thắng, là Đức Phật có sự hiểu biết thông suốt lớn bằng Trí tuệ sáng suốt.
Bảy: Đức Phật Pháp Minh Như Lai, Đức Phật dạy Pháp sáng suốt.
Tám: Đức Phật Phổ Minh Như Lai, Đức Phật phổ biến Pháp môn thật rõ ràng không mơ hồ hay tưởng tượng.
Chín: Đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai, Đức Phật dạy Đạo vững chắc như núi, rộng như biển, thông suốt như Vua vậy.
Mười: Đức Phật Đại Thất Bửu Hoa Như Lai, Đức Phật dạy Đạo bảy thứ Hoa cao quý ở Trái Đất này.
Mười một: Đức Phật Đa Bửu, Đức Phật dạy nhiều thứ quý ở Trái Đất này.
Mười hai: Đức Phật Thiên Vương Như Lai, Đức Phật dạy rõ Nhiệm vụ của các vị Vua Trời.
Mười ba: Đức Phật Nhiên Đăng, Đức Phật dạy rõ Đức Phật Phật Nhiên Đăng là vị nào.
Mười bốn: Đức Phật Oai Âm – Dương, Đức Phật dạy rõ Đức Phật oai Âm – Dương là các vị Phật ở Phật Giới, quản lý Tiểu Thiên Phật Giới, Trung Thiên Phật Giới và Đại Thiên Phật Giới.
Mười lăm: Đức Phật Vân Nôi Âm Tú Vương Hoa Trí, ý Đức Phật muốn dạy Vân là mây; Nôi là tiếng; Âm sức hút Điện từ Âm – Dương; Tú các Hành tinh; Vương là Vua; Hoa là Tinh hoa; Trí là hiểu biết vị Phật nào cũng vậy.
Đức Phật đều dạy thật rõ ràng các phần nêu trên.
(Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông – Tuyệt mật – Đặc Biệt )
Video: Trích đoạn
Nguồn Thiền Tông