Sách Tâm LinhNewsSlide

Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa

✍️ Mục lục: Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa 

Chương 3: Sinh học phân tử phủ định giả thuyết tiến hóa

Vào giữa và cuối thế kỷ 20, ngành khoa học công nghệ sinh học được rất nhiều nhà sinh vật học kỳ vọng và nhiệt tình tham gia. Nó đã có một bước phát triển nhảy vọt như nấm mọc sau mưa. Không phụ lòng mong đợi, nhận thức về cơ thể con người đã thâm nhập đến tầng diện vi quan, điều mà thời đại của Darwin không thể tưởng tượng được.

Sinh học phân tử đã cung cấp cho nhân loại những khám phá mới nào về sinh mệnh? Trong chương này, chúng ta hãy cùng nhau lãnh hội sự kỳ diệu của cơ thể con người và tế bào, cũng như bí ẩn của thế giới DNA.

Đối diện với dịch cúm Tây Ban Nha và virus corona mới, các khoa học gia từng tìm mọi cách để lây nhiễm cho một nhóm đối tượng thử nghiệm, thậm chí nhỏ virus vào mũi họ, nhưng họ vẫn không bị lây nhiễm. Vì sao vậy? Bởi vì cơ thể con người chúng ta có một lực lượng tinh nhuệ bẩm sinh bảo vệ chúng ta cả ngày lẫn đêm, thần kỳ tương tự như “Ngự lâm quân” hoặc “Thiên long bát bộ.”

Con người chúng ta có thể nhìn thấy đồ vật, đi lại, cảm thấy nóng lạnh, suy nghĩ, ghi nhớ và có cảm xúc … Tất cả những điều này không thể tách rời hoạt động bình thường của đại não chúng ta. Đại não có thể được ví như “trung tâm xử lý thông tin” phức tạp nhất trong cơ thể con người.

Một siêu xe thể thao được thiết kế tỉ mỉ, sẽ rất khó lái nếu thiếu đi bất kỳ một linh kiện nào đó của động cơ. Cấu trúc cơ thể con người tinh mỹ, phức tạp và thần kỳ bí ẩn như vậy, lẽ nào lại không phải được thiết kế và sáng tạo ra hay sao?

Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của cơ thể con người. Các tế bào của con người giống như một thành phố được quy hoạch công phu: màng tế bào giống như một con hào bảo vệ thành, nhân tế bào giống như bộ tư lệnh; DNA mang thông tin của sinh mệnh theo phương thức tinh chuẩn và ưu nhã không gì sánh được. Nếu chiểu theo lý thuyết về đột biến ngẫu nhiên của Darwin, để tạo ra một loại protein kích cỡ trung bình thì số lượng tổ hợp nucleotide cụ thể cần thiết sẽ lớn đến mức không thể tưởng tượng được.

Quý vị có biết, các khoa học gia đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về gene, và cuối cùng phát hiện: quy luật biến đổi gene và mục đích thực sự của sinh mệnh, kỳ thực khác rất nhiều so với “giả thuyết tiến hóa” của Darwin.

Giả thuyết “Cây sự sống” của Darwin được các thế hệ sau mô tả là “cây phát sinh loài.” Quý vị có biết rằng cái “cây đại thụ che trời” ấy không hề có đốt trên thân cây, bởi vậy, nó thực chất chỉ là một bụi cây ngắn. Mối quan hệ họ hàng và vị trí của các loài khác nhau trong “dòng họ sinh vật” do Darwin và những người ủng hộ ông đề ra, thường là những thế hệ hỗn loạn, không có sự phân biệt tổ tôn.

Khi sinh mệnh đầu tiên trên Trái Đất được sinh ra, là DNA có trước, hay protein có trước? Câu trả lời của sinh học phân tử là phải có đồng thời cả hai, không thể thiếu cái nào. Sự thật không thể tránh né này nói cho chúng ta biết rằng, nếu không phải “Đấng sáng tạo” trong vũ trụ đã có bản thiết kế sinh mệnh trên Trái Đất và chuẩn bị trước các thành phần cấu trúc cần thiết, thì về cơ bản không thể có bất kỳ sinh mệnh nào trên Trái Đất được sinh ra.

Như nhà sinh vật học phân tử Michael Denton đã nói, “thuyết tiến hóa” là “lời dối trá lớn nhất của thế kỷ 20.” Những nghiên cứu khám phá của sinh học phân tử đã giáng một đòn trí mạng nặng nề vào “giả thuyết tiến hóa,” và đã đến lúc cho nó một “kết luận cuối cùng.”

***

Giả thuyết tiến hóa ra đời trong cuộc Cách mạng Công nghiệp phương Tây vào thế kỷ 19. Khi đó, hiểu biết của con người về các hiện tượng sự sống còn rất hữu hạn. Những gì Darwin nhìn thấy là cấu trúc vĩ mô của các loài khác nhau hoặc các cơ quan trong cơ thể, ông không biết sự phức tạp to lớn vốn có trong các tế bào, mô và cơ quan. Ông cũng biết rất ít về kết cấu và chức năng của các phân tử sinh học khác nhau ở trong tế bào.

Mãi cho đến giữa và cuối thế kỷ 20, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ sinh học phân tử, con người mới dần dần nhận thức sâu sắc hơn về sự phức tạp của sinh mệnh.

Ngày 14/04/2017, các nhà nghiên cứu từ Đại học Utah, Đại học Caltech và Đại học Hoàng gia Luân Đôn đã công bố một bài báo trên tạp chí Science. Họ phát hiện tiên mao (lông roi, flagella) của vi khuẩn Escherichia coli có thể được gọi là “động cơ nano quay” (rotary nanomotor) nhỏ nhất thế giới. Mặc dù nó chỉ có kích thước 25 nanomet, tương đương với kích thước của 100 nguyên tử, nhưng cấu trúc của nó vô cùng tinh tế, có tổng cộng 50 phần do khoảng 30 phân tử protein khác nhau cấu thành. Chúng tự thực hiện nhiệm vụ, phân công và hợp tác, có thể phối hợp với nhau một cách có hệ thống theo cơ chế đã định. Thiếu bất kỳ một cái nào thì cũng không thể hoạt động bình thường được. [173]

Tiên mao của vi khuẩn (flagella) là động cơ phân tử protein và bộ máy nano phức tạp nhất, hiệu quả nhất và tinh vi nhất trong giới tự nhiên. Do tính phức tạp cao nên nó luôn là điểm khó khăn trong nghiên cứu sinh học. Nếu chiểu theo thuyết tiến hóa của Darwin, căn bản không thể giải thích flagella tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp như thế nào. Flagella chỉ có thể được chế tạo và lắp ráp theo quy trình nghiêm ngặt, không thể phát triển một cách tự phát và ngẫu nhiên. Một con vi khuẩn bé nhỏ mà còn tinh vi và phức tạp như vậy, huống chi là cơ thể con người?

Bác sĩ Geoffrey Simmons tại Trường Y trực thuộc Đại học Illinois từng nói: “Tôi tin rằng các bác sĩ là một trong những người quan sát tốt nhất quá trình của sinh mệnh. Đa số mọi người quan sát cơ thể con người từ một bề mặt phẳng. Từ góc độ đó mà xét, mọi khía cạnh của cuộc sống dường như tương đối đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào thế giới vi quan, người ta có thể dễ dàng thấy rằng hầu hết mọi sinh vật đều khó mà giải thích cho được …” [174]

Thuận theo sự hiểu biết ngày càng sâu sắc về các hiện tượng trong cuộc sống, ngày càng có nhiều bằng chứng nghiên cứu về sinh học tế bào người và sinh học phân tử đặt ra những nghi ngờ và thách thức đối với giả thuyết tiến hóa.

1. Sự kỳ diệu của cơ thể con người

Khi Darwin đề xuất thuyết tiến hóa, đối với ông, các sinh vật giống như những chiếc hộp đen. Ông hoàn toàn không biết các tổ chức tinh vi của sinh vật ở cấp độ phân tử. Ông cho rằng sinh mệnh rất đơn giản và có thể dễ dàng tiến hóa từ vật chất vô tri vô giác. Ngày nay, chiếc hộp đen này đã được mở ra. Bắt đầu từ giữa thế kỷ trước, sự phát triển của kính hiển vi điện tử và công nghệ hóa sinh đã mở ra cánh cửa lớn cho việc nghiên cứu tế bào. Khi đó, người ta mới phát hiện các thành phần cơ bản của một hệ thống sinh mệnh – bao gồm các tế bào và các phân tử sinh học – và các quá trình sinh hóa liên quan đến sự sống là phức tạp đến mức không thể tưởng tượng được.

Trong chương thứ hai của loạt bài “Nhìn thấu thuyết tiến hóa,” chúng tôi đã giới thiệu kết cấu tinh xảo mà phức tạp của con mắt và chức năng thu nhận vật thể của nó, cùng với sự sắp xếp gọn gàng và có trật tự của 10 lớp võng mạc. Ngoài ra còn có một cơ chế dây chuyền, trong đó các tế bào cảm quang chuyển đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện cho đến khi tạo ra thị giác. Những cơ chế phức tạp này đều khiến mọi người kinh ngạc không thôi. Bởi vậy, không có gì lạ khi Darwin “rùng mình” mỗi khi nghĩ đến chuyện này.

Trong cuốn “Nguồn gốc các loài,” Darwin đã viết: “Nếu có thể chứng minh bất kỳ cơ quan phức tạp hiện có nào không thể được hình thành thông qua vô số thay đổi nhỏ và liên tục, thì lý thuyết của tôi sẽ hoàn toàn không thể đứng vững.” [175]

Cơ thể con người có rất nhiều ví dụ về các hệ thống phức tạp không thể đơn giản hóa, trong đó ít nhất bao gồm hệ thống tim mạch, hô hấp, miễn dịch, thần kinh, thị giác, vị giác, đường tiêu hóa, da và nội tiết, v.v. Ví dụ, tim của chúng ta mỗi thời mỗi khắc đều đang đập, vận chuyển không biết mệt mỏi máu cũ giàu chất thải trao đổi chất đến phổi và gan để chuyển hóa thành máu mới, sau đó lại vận chuyển đến toàn bộ cơ thể.

Ở cấp độ tế bào, các chức năng sinh lý của con người cần nhiều loại yếu tố điều tiết và vòng phản hồi, cũng như hàng nghìn gene tương tác và các protein cụ thể để có thể hoạt động. Các tế bào giao tiếp với nhau thông qua các tín hiệu phân tử để điều chỉnh các chức năng và hành vi sinh lý của tế bào. Các cơ chế báo hiệu này rất quan trọng đối với sự tồn tại, biệt hóa, tăng sinh và sống sót của tế bào. Những liên kết giữa các gene và protein tương ứng này không thể phát sinh đơn giản thông qua các đột biến hoặc thay đổi ngẫu nhiên.

Tính chất siêu phức tạp của các hệ thống sinh mệnh còn thể hiện ở tính không thể giản lược. Tức là tất cả các nhân tố của hệ thống phải tồn tại đồng thời, nếu thiếu bất kỳ phần nào thì hệ thống sẽ mất đi chức năng vốn có. Vì nó không thể giản lược, cho nên về mặt logic, một hệ thống như vậy không thể phát triển thông qua những cải tiến tuần tự và dần dần như Darwin đã giả định.

Hai đặc điểm trên đã được nhà hóa sinh người Mỹ, Gs.Ts Michael Behe (1952-) ​​của Đại học Lehigh ở Pennsylvania, Hoa Kỳ, tóm tắt trong cuốn “Hộp đen của Darwin” (Darwin’s Black Box). [176]

Ngoài ra, tính siêu phức tạp của các hệ thống sinh mệnh còn thể hiện ở “hệ thống dự phòng” (Systemic redundancy), tức là bổ sung thêm các phụ kiện dự phòng cho một hệ thống [177]. Có thể nói những cơ chế như vậy có rất nhiều trong cơ thể con người, giúp tăng tính ổn định và độ tin cậy của các chức năng của cơ thể, tương tự như cơ chế bù trừ hoặc tự sửa chữa [178].

Ví dụ về cơ chế bù trừ trong cơ thể con người bao gồm: khi một cơ quan hay hệ thống bị tổn thương hoặc suy giảm chức năng, các cơ quan hoặc hệ thống liên quan khác có thể điều chỉnh và tăng cường chức năng của chúng nhằm bù đắp cho sự mất mát hoặc duy trì hoạt động chung của cơ thể. Ví dụ, khi chức năng của một quả thận bị tổn thương, quả thận còn lại sẽ tăng cường chức năng lọc để duy trì quá trình chuyển hóa và bài tiết bình thường của cơ thể.

Giống như việc quý vị có một chiếc xe hơi, và hệ thống dự phòng chính là mang theo một chiếc lốp dự phòng. Nếu một trong các lốp xe ô tô bị hỏng, quý vị có thể ngay lập tức thay lốp dự phòng và tiếp tục lái xe mà không bị mắc kẹt bên vệ đường. Hoặc máy tính của quý vị bị lỗi không thể khởi động bình thường, nhưng nếu như trước đó quý vị đã thực hiện chương trình khởi động sao lưu, nó là một hệ thống hoàn chỉnh và độc lập, vậy thì sau khi khởi động chương trình sao lưu, máy tính vẫn có thể chạy bình thường.

Nếu chương trình sao lưu và lốp dự phòng này không được thiết kế từ trước, vậy làm sao chúng có thể tồn tại ở đó? Đây chính là “sự thần kỳ.” Cơ sở chính của giả thuyết tiến hóa của Darwin chỉ hợp lý trong tình huống có sự chọn lọc môi trường, nó không thể áp dụng cho tương lai. Vì vậy, sự phức tạp và bí ẩn của hệ thống cơ thể con người không thể được giải thích bằng giả thuyết tiến hóa của Darwin.

Khi thiết kế cơ thể con người, có thể cân nhắc đến các tình huống bất ngờ có thể xảy ra với cơ thể con người, từ đó thiết kế trước các cơ chế tự sửa chữa dự phòng này – Là ai trong vũ trụ này có thể làm được như vậy? Nếu chúng ta có thể tạm gọi ngài ấy là “Đấng sáng tạo,” thì không còn nghi ngờ gì nữa, cơ thể kỳ diệu của con người là một kiệt tác của “Đấng sáng tạo.”

Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ về sự kỳ diệu của cơ thể con người.

1.1 Thần hộ mệnh của sức khỏe con người

Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một trong những đại dịch nghiêm trọng nhất tấn công nhân loại trong hơn một thế kỷ. Các khoa học gia lúc bấy giờ rất muốn biết tác nhân gây bệnh là gì và nó lây nhiễm cho con người như thế nào.

Vào năm 1918, các bác sĩ ở Boston đã tiến hành một nhóm thí nghiệm thử thách đối với con người. Họ cố ý sử dụng mô chứa virus trong cơ thể của một bệnh nhân cúm Tây Ban Nha để tạo ra một chất lỏng, sau đó nhỏ vào mắt, mũi hoặc miệng của những đối tượng khỏe mạnh. [179]

Đối tượng thử nghiệm của nghiên cứu này là một nhóm tù nhân tại nhà tù quân sự trên đảo Deer ở Cảng Boston. Nhóm tù nhân này được thông báo họ sẽ được ân xá nếu tham gia vào thí nghiệm và may mắn sống sót sau khi bị lây nhiễm cúm.

Những nhân viên thí nghiệm đã chích cho các tù nhân chất lỏng chứa mô phổi bị nhiễm bệnh từ bệnh nhân cúm hoặc nạn nhân của dịch cúm, nhỏ dịch mô bị nhiễm bệnh vào mắt của họ, đồng thời xịt vào mũi và miệng của họ khí dung truyền nhiễm. Những nhân viên thí nghiệm còn lấy máu từ bệnh nhân và chích vào các đối tượng thí nghiệm.

Ngoài các trường hợp tiếp xúc với các loại chất lỏng này, người ta còn chuyển 10 tù nhân khỏe mạnh đến bệnh viện, nơi các bệnh nhân cúm sắp tử vong đang được điều trị. Ở đó, họ được yêu cầu đứng cạnh các bệnh nhân sắp tử vong này, cúi xuống mặt bệnh nhân và hít vào thật mạnh khi bệnh nhân thở ra. Để bảo đảm các tù nhân thử nghiệm tiếp xúc với virus, các bệnh nhân cúm đã ho vào mặt và miệng của các tù nhân.

Tuy nhiên, kết quả của thí nghiệm lại khiến mọi người bất ngờ: Không ai trong số 62 tù nhân khỏe mạnh thực hiện thí nghiệm bị nhiễm virus cúm. Không có ai nhiễm bệnh, cũng không có ai tử vong.

Một nhóm bác sĩ độc lập khác ở San Francisco cũng đã tiến hành một thử nghiệm tương tự trên 50 tình nguyện viên khỏe mạnh, kết quả mà họ thu được cũng tương tự. [180]

Trong đại dịch virus corona (COVID-19) từ năm 2020 đến 2023, tạp chí Nature đã công bố một thí nghiệm tương tự do các khoa học gia Anh quốc thực hiện vào năm 2022. Kỹ thuật lần này tiên tiến hơn, họ dùng chất lỏng chứa virus corona (SARS-CoV-2) để nhỏ vào mũi người khỏe mạnh. Điều này rõ ràng là để bảo đảm rằng virus đã xâm nhập vào cơ thể con người. [181]

Trong số 36 tình nguyện viên khỏe mạnh tham gia thí nghiệm, có 16 người đã nhiễm virus, nhưng tất cả đều có các triệu chứng rất nhẹ, những người còn lại đều không bị nhiễm bệnh.

Tại sao có một số người không bị nhiễm bệnh cho dù họ tiếp xúc với virus như thế nào? Mỗi người khỏe mạnh chúng ta đều được Thượng Thiên ban tặng một bộ hệ thống phòng ngự thần kỳ, tinh diệu, phức tạp và thông minh, có thể chống lại các vi sinh vật ngoại lai một cách hiệu quả – đó chính là Hệ thống miễn dịch. [182]

Mặc dù bề ngoài con người có thể trông giống nhau, nhưng nếu chúng ta “mang” trên mình một con “mắt” có thể nhìn thấy thế giới vi mô, thì có thể nhìn thấy hệ thống miễn dịch ở cấp độ vi mô giữa mọi người có sự khác biệt. Nó khác biệt như thế nào?

Có người có hệ thống miễn dịch mạnh hơn một chút, có người thì yếu hơn, do đó khi tiếp xúc với cùng một lượng virus từ bên ngoài, một số người sẽ bị nhiễm bệnh còn một số người thì không.

Vậy hệ thống miễn dịch của một người khỏe mạnh bình thường sẽ như thế nào?

Nếu chúng ta ví cơ thể con người như một tòa lâu đài kiên cố, thì hệ thống miễn dịch sẽ giống như một đội quân tinh nhuệ do “Thiên long bát bộ” hoặc “Ngự lâm quân” tổ thành. Chúng bảo vệ sức khỏe cho cơ thể con người cả ngày lẫn đêm khỏi các loại virus và vi khuẩn. Virus và vi khuẩn giống như những kẻ xâm lược xảo quyệt muốn đột nhập vào tòa lâu đài, tìm kiếm một nơi để có thể tẩm bổ và sinh sôi.

Cơ chế bảo vệ đầu tiên của cơ thể con người là các rào cản vật lý, bao gồm da, mũi, mắt, v.v. Đây là những rào cản vật lý tuyệt vời có thể ngăn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Nếu ví cơ thể con người như một quốc gia, thì cơ chế bảo vệ đầu tiên sẽ giống như “bức tường thành.”

Tuyến phòng thủ thứ hai của hệ thống miễn dịch là các cơ sở tuần tra trên “bức tường thành” giống như “lính đồn trú.” So với những “bức tường thành” ngăn chặn hoặc xua mầm bệnh ra khỏi cơ thể, thì “lính đồn trú” sẽ chủ động tấn công mầm bệnh thông qua một số cơ chế.

Ví dụ, trong khoang mũi, cổ họng, khí quản, phế quản, phổi, v.v. đều có các tế bào biểu mô, một số tế bào biểu mô sẽ sản xuất Interferon sau khi nhiễm trùng. Interferon là một chất kháng virus quan trọng. Sau khi kết hợp với các tế bào không bị nhiễm bệnh, nó có thể khởi động một cơ chế đặc biệt để ngăn cản sự nhân lên của virus, từ đó ngăn chặn sự lây nhiễm lan rộng, đây cũng là nguồn gốc của cái tên “Interferon.”

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 3): Sinh học phân tử phủ định giả thuyết tiến hóa (P.1)
Tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch là hàng rào vật lý, tuyến phòng thủ thứ hai là hàng rào các tế bào biểu mô. Chúng ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. (Ảnh: Epoch Times)

Khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập được vào cơ thể thì tức là chúng đã phá vỡ hàng rào phòng thủ của tòa lâu đài và bắt đầu di chuyển khắp nơi. Virus giống như những tên trộm, lặng lẽ lẻn vào các tế bào với những kế hoạch xấu xa của chúng, chúng xâm nhập vào mọi ngóc ngách của lâu đài một cách vô cùng bí mật. Còn vi khuẩn thì giống như một nhóm cướp thiết lập thành trì nhỏ của riêng mình trong lâu đài, đồng thời bắt đầu lây lan và nhân lên.

Dù là trộm hay cướp, chúng đều được tổ chức tốt và chiếm cứ các bộ phận khác nhau. Một số xâm nhập vào da, một số xâm nhập vào đường hô hấp và một số ẩn náu trong đường ruột. Khi virus hoặc vi khuẩn bắt đầu nhân lên, chúng sẽ giải phóng một lượng lớn chất độc, gây ra sự hỗn loạn trong lâu đài. Những chất độc này làm suy giảm chức năng bình thường của tế bào, cản trở cuộc sống của những cư dân bình thường trong lâu đài và ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể con người.

Lúc này cơ thể có một hệ thống miễn dịch tinh vi hơn để đối kháng. Nó được chia thành hệ thống miễn dịch tiên thiên và hệ thống miễn dịch hậu thiên, tương ứng với tuyến phòng thủ thứ ba và thứ tư của cơ thể con người. Các tế bào miễn dịch khác nhau trong hệ thống miễn dịch này đều có vai trò và kỹ năng đặc biệt khác nhau. Chúng chiến đấu chống lại những kẻ xâm lược, phát động các cuộc tấn công để cố gắng loại bỏ virus và vi khuẩn.

Hệ thống miễn dịch tiên thiên của tuyến phòng thủ thứ ba là “đội quân tiền trạm” do cơ thể gửi đến khi gặp phải một bệnh nhiễm trùng chưa biết. So với hệ thống miễn dịch hậu thiên, nó có thể chống lại nhiều loại mầm bệnh hơn, nhưng khả năng bảo vệ thì tương đối ngắn. Bạch cầu hạt, đại thực bào, tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) và hệ thống bổ thể đều là một phần của hệ thống miễn dịch tiên thiên.

Bạch cầu hạt được chia thành bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid và bạch cầu ưa kiềm.

Bạch cầu trung tính là những chiến binh tuyến đầu của hệ thống miễn dịch, sở hữu khả năng nuốt chửng và tiêu hóa vi khuẩn. Khi gặp kẻ lạ xâm nhập, chúng tấn công ráo riết, nhốt vi khuẩn trong màng tế bào và tiết độc tố để tiêu diệt chúng. Số lượng bạch cầu trung tính trong cơ thể con người là lớn nhất trong ba loại, tốc độ sản xuất cũng rất nhanh, chúng là những chiến binh phản ứng đầu tiên sau khi cơ thể nhiễm bệnh, đóng vai trò giống như “cảnh sát tuần tra.”

Bạch cầu ái toan có thể đóng vai trò rất lớn trong việc chống lại ký sinh trùng. Ký sinh trùng là sinh vật đa bào khó nuốt, tuy nhiên, bạch cầu ưa acid không tiêu diệt ký sinh trùng bằng cách thực bào, mà là giải phóng các chất hóa học xuyên qua màng tế bào để tấn công. Vậy nên, vai trò của bạch cầu ái toan khá giống như một “nhân viên khử trùng.”

Bạch cầu ái kiềm thì giải phóng các hóa chất hóa học để kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể, chúng là yếu tố phổ biến trong các phản ứng dị ứng, giống như “lính cứu hỏa.” Các bạch cầu hạt này sẽ tham gia khi một khu vực nào đó bị viêm (như thể bị cháy).

Đại thực bào thì giống như “cảnh sát chống bạo động” hay “ngự tiền thị vệ,” chúng có khả năng thực bào mạnh mẽ hơn. Khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào các mô hoặc cơ quan, đại thực bào sẽ nhanh chóng đi đến khu vực bị nhiễm bệnh, nuốt chửng và tiêu hóa những kẻ xâm lược, đồng thời giải phóng các phân tử tín hiệu để hướng dẫn các tế bào miễn dịch khác hành động. So với bạch cầu trung tính, đại thực bào có khả năng tấn công mầm bệnh mạnh hơn và có thể chống lại vi khuẩn trong một thời gian dài.

Đại thực bào có rất nhiều chức năng. Sau một trận chiến khốc liệt, chúng thường ở lại để thu dọn chiến trường, loại bỏ tế bào chết và các chất thải khác trong cơ thể. Vì vậy nó còn có biệt danh là “công nhân dọn rác,” có thể nói là chăm chỉ vất vả, làm đủ mọi việc nặng nhọc.

Sau khi nuốt mầm bệnh, các đại thực bào và tế bào đuôi gai sẽ phân tích chúng và chuyển thông tin liên quan đến hệ thống miễn dịch hậu thiên, cho phép hệ thống này tiếp tục đối phó với kẻ thù. Chúng là cầu nối giữa hệ thống miễn dịch tiên thiên và hệ thống miễn dịch hậu thiên. Các tế bào đuôi gai có khả năng phân tích và phân phối thông tin tình báo ưu việt, giống như những “tín hiệu viên” truyền tải thông tin.

Tế bào NK (tế bào diệt tự nhiên) cũng là một trong những đội quân tiên phong, chịu trách nhiệm chính trong việc tiêu diệt tế bào nhiễm virus và tế bào ung thư đột biến trong cơ thể.

Các cơ chế và phân tử phòng thủ khác trong “đội hộ vệ” này như “Interferon,” “bổ thể,” “kháng thể” và “cytokine,” chúng giống như vũ khí phòng thủ cầm trên tay với khả năng tiêu diệt kẻ thù rất chuyên nghiệp: có thể trực tiếp tăng cường khả năng chống vi khuẩn của các tế bào khác hoặc phối hợp và điều chỉnh phản ứng miễn dịch.

Hệ thống bổ thể giống như những viên đạn, có thể tiêu diệt các mầm bệnh, vi khuẩn, virus hoặc tế bào bất thường. Nó còn có thể thúc đẩy khả năng hấp thụ mầm bệnh của tế bào thực bào thông qua “opsonin.” Nói cách khác, nếu ví tác nhân gây bệnh là “cơm” thì bổ thể chính là “nước thịt” làm tăng thêm hương vị, thúc đẩy tế bào thực bào ăn nhiều hơn. Ngoài ra, hệ thống bổ thể còn có thể thúc đẩy các phản ứng miễn dịch khác, chẳng hạn như phản ứng viêm, bài tiết các chất điều hòa chức năng miễn dịch, v.v.

Rất nhiều cao thủ đã tập hợp lại với nhau như vậy để tiêu diệt virus và vi khuẩn. Cuối cùng, “xác chết” của virus, vi khuẩn sẽ được đại thực bào dọn dẹp một cách sạch sẽ.

Nếu hệ thống miễn dịch của con người đủ mạnh, phần lớn virus và vi khuẩn sẽ bị đội quân tinh nhuệ quét sạch ngay sau lần đầu tiên đối đầu, một số ít kẻ lang thang còn lại sẽ không thể tạo ra sóng gió.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 3): Sinh học phân tử phủ định giả thuyết tiến hóa (P.1)
Vai trò chính của các tế bào miễn dịch khác nhau trong cơ thể, chẳng hạn như bạch cầu trung tính, đại thực bào, tế bào NK và hệ thống bổ thể. (Ảnh: Epoch Times)

Hệ thống miễn dịch hậu thiên là một “lực lượng đặc biệt” được đào tạo bài bản có khả năng tiêu diệt nhắm vào những tác nhân gây bệnh nào đó. Chúng là những tế bào lympho, được chia thành tế bào T và tế bào B. Chúng có thể ghi nhớ hình dạng của virus, có khả năng nhận biết và ghi nhớ những kẻ xâm lược, đồng thời giải phóng kháng thể để chống lại mầm bệnh.

Sau khi hệ thống miễn dịch tiên thiên được kích hoạt, các tế bào đuôi gai và đại thực bào sẽ bắt đầu hấp thụ mầm bệnh, phân tích và nhận diện chúng, đồng thời chuyển những thông tin quan trọng này cho các tế bào T.

Sau khi nhận được tín hiệu, tế bào T sẽ bắt đầu tiêu diệt mầm bệnh một cách có chủ đích, đồng thời thúc đẩy tế bào B sản xuất kháng thể. Quan trọng hơn, các tế bào T và tế bào B sẽ “ghi nhớ” các đặc điểm của mầm bệnh xâm nhập, nếu có mầm bệnh tương tự xâm nhập lần sau, những lực lượng đặc biệt này có thể trực tiếp nhận ra mầm bệnh mà không cần thông qua hệ thống miễn dịch tiên thiên, và nhanh chóng phản ứng để tấn công kẻ xâm lược.

Tế bào B cũng là tế bào lympho. Các tế bào B độc đáo ở chỗ chúng có khả năng tạo ra vũ khí mạnh mẽ và chuyên biệt mà hệ thống miễn dịch có thể sử dụng: đó chính là kháng thể. Tế bào B giống như nhà máy sản xuất vũ khí. Kháng thể giống như càng của “con cua,” có thể khởi tác dụng bắn tỉa.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta là một lực lượng phòng thủ toàn diện kỳ ​​diệu, linh hoạt và năng động, là tổng hợp của ba lực lượng vũ trang (hải quân, lục quân, không quân), có khả năng chống lại virus một cách ổn định. Tại sao có người tiếp xúc với virus corona nhiều bao nhiêu mà vẫn không bị nhiễm bệnh? Hóa ra trong cơ thể của họ đã có bí kíp võ công như vậy rồi.

Liệu thuyết “tiến hóa tự nhiên” của Darwin có thể giải thích được hệ thống miễn dịch phức tạp và tinh diệu của cơ thể con người hay không? Lực lượng phòng thủ xuất sắc của một quốc gia cần phải được rèn luyện lâu dài mới có thể hình thành, công phu cao thâm của một người cần phải rèn luyện lâu dài mới có được, có lý do gì để nói rằng hệ thống miễn dịch tuyệt vời của cơ thể con người không phải là một tác phẩm đã được thiết kế và chế tạo công phu đây?

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 3): Sinh học phân tử phủ định giả thuyết tiến hóa (P.1)
Cách thức hoạt động của hệ thống miễn dịch tiên thiên và hậu thiên của cơ thể, tế bào T tiêu diệt tế bào bị nhiễm bệnh, tế bào B sản xuất kháng thể. (Ảnh: Epoch Times)

1.2 Hệ thống xử lý thông tin trung tâm của cơ thể người

Con người chúng ta có thể nhìn thấy đồ vật, đi lại, vận động, cảm thấy nóng lạnh, biết suy nghĩ, ghi nhớ và có cảm xúc. Mỗi phút mỗi giây đều có hàng triệu thứ đang xảy ra trong cơ thể chúng ta. Tất cả những điều này đều không thể tách rời khỏi hoạt động bình thường của đại não và hệ thần kinh.

Hệ thần kinh của con người giống như một hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin siêu phức tạp. Hàng trăm triệu tế bào thần kinh được kết nối với nhau như những linh kiện điện tử cực nhỏ để tạo thành một mạng lưới thần kinh phức tạp và khổng lồ, đồng thời cũng là một mạng lưới truyền dữ liệu rất phát triển. [183]

Sự khác biệt lớn nhất giữa các tế bào thần kinh với các tế bào khác là chúng có khả năng phóng điện một cách tự chủ. Khi một tế bào thần kinh nhận được kích thích từ một tế bào thần kinh khác, nó sẽ truyền thông tin đến tế bào thần kinh tiếp theo. Việc truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh có thể ví như đường cao tốc thông tin trong cơ thể chúng ta.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 3): Sinh học phân tử phủ định giả thuyết tiến hóa (P.1)
Các tế bào thần kinh tạo thành một mạng lưới thông tin phức tạp và khổng lồ. (Ảnh: MattL_Images/Shutterstock)

Đại não là “trung tâm xử lý thông tin” phức tạp nhất trong cơ thể con người. Đại não của con người có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh, không khác mấy so với số lượng các ngôi sao trong Dải Ngân Hà.

Các tế bào thần kinh trong não là những tế bào quan trọng và phức tạp nhất trong cơ thể chúng ta. Mỗi tế bào thần kinh lại phân thành nhiều sợi trục và sợi nhánh, chúng giống như những sợi dây liên kết nhỏ truyền thông tin từ các vùng khác nhau đến toàn bộ hệ thần kinh.

Mỗi tế bào thần kinh đều có vai trò và chức năng cụ thể. Các tế bào thần kinh này tạo thành mạng lưới thần kinh phức tạp trong não, tủy sống, các cơ quan và mô khác nhau trong cơ thể, chúng giao tiếp và truyền thông tin qua các xung thần kinh. Sự giao tiếp và truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh được thực hiện thông qua sự chuyển giao vật chất giữa hàng chục nghìn tỷ khớp thần kinh (synapse) và vô số tế bào thần kinh. [184]

Ngoài việc truyền qua các tế bào thần kinh dưới dạng xung điện, tín hiệu thần kinh còn có thể được truyền tải thông qua các chất hóa học. Khi xung điện đi đến điểm cuối của một tế bào thần kinh, nó sẽ kích thích giải phóng các chất hóa học gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Các chất này truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh, cho phép thông tin vượt qua khoảng cách giữa các tế bào thần kinh, và đạt được mục đích truyền tải thông tin một cách chính xác.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 3): Sinh học phân tử phủ định giả thuyết tiến hóa (P.1)
Tế bào thần kinh là đơn vị cơ bản trong việc truyền tín hiệu thần kinh. (Ảnh: LDarin / Shutterstock)

Hệ thần kinh giống như một hệ thống điều khiển tự động thông minh, có thể tự động điều chỉnh hoạt động của các cơ quan và hệ thống khác nhau để duy trì sự cân bằng và ổn định bên trong cơ thể. Ví dụ, khi cơ thể chúng ta gặp căng thẳng hoặc nguy hiểm, hệ thống thần kinh tự chủ sẽ tự động điều chỉnh nhịp tim và nhịp thở, cho phép cơ thể ứng phó tốt hơn với những căng thẳng và nguy hiểm này.

Ngoài ra, hệ thống thần kinh cũng có thể điều chỉnh sự bài tiết của các tuyến nội tiết trong cơ thể, chẳng hạn như tuyến giáp và tuyến thượng thận, để duy trì sự trao đổi chất và chức năng sinh lý của cơ thể. Toàn bộ hệ thống thần kinh giống như một hệ thống trí tuệ, thông qua việc không ngừng học hỏi và điều chỉnh giúp chúng ta có thể thích ứng tốt hơn với những thay đổi và thách thức bên ngoài.

Vì vậy, những hệ thống thần kinh tinh diệu và phức tạp này không thể nào sinh ra do đột biến ngẫu nhiên. Bất kỳ một hệ thống đường sá, một mạng lưới thông tin liên lạc nào cũng cần trí tuệ và công sức của các kỹ sư và nhà thiết kế để tạo ra nó. Có lý do gì để nói rằng một hệ thần kinh kỳ diệu như vậy của cơ thể con người không phải là một tác phẩm được thiết kế và chế tạo công phu?

Trên thực tế, mỗi hệ thống trong cơ thể con người đều rất phức tạp và tinh vi, đồng thời mỗi hệ thống đều có những đặc điểm và chức năng riêng biệt. Ví dụ, ngoài hệ thống miễn dịch có thể xác định và tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập nói trên, hệ tiêu hóa có thể phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng, hệ hô hấp có thể trao đổi khí oxy và carbon dioxide, hệ tuần hoàn có thể vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan khác nhau … Mỗi cơ quan đều thực hiện nhiệm vụ riêng của mình để duy trì sự cân bằng trong cơ thể.

Cho đến nay, con người vẫn chưa hoàn toàn nhận biết và nắm vững được sự phức tạp của toàn bộ hệ thống sinh mệnh. Điều này không chỉ đúng ở cấp độ hệ thống sinh học, mà ở cấp độ tế bào cũng vậy. Lấy ví dụ về các con đường chuyển hóa protein, gene và chất béo của tế bào người. Các khoa học gia càng nghiên cứu về chúng, họ càng thấy chúng đều là những mạng lưới hệ thống siêu phức tạp và khổng lồ, căn bản không thể giải thích bằng giả thuyết tiến hóa của Darwin.

1.3 Tế bào người tinh diệu và phức tạp

Trong phần này, chúng ta cùng bước vào và lãnh hội thế giới tế bào tuy nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Hầu như tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất đều được tạo thành từ các tế bào rất nhỏ. Mặc dù các tế bào nhỏ đến không đáng kể và rất khó phát hiện bằng mắt thường, nhưng dưới kính hiển vi, chúng lại là những sinh mệnh sống động. Chúng giống như những quốc gia hay thành phố độc lập, mang trong mình sức sống và tràn trề sinh lực.

Là đơn vị cơ bản của sinh mệnh, tế bào sở hữu cấu trúc và chức năng phức tạp. Chúng phối hợp với nhau theo phương thức khiến người ta kinh ngạc, tạo thành thế giới sinh vật đầy màu sắc mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của cơ thể con người. Bên trong tế bào, các cấu trúc khác nhau của tế bào được phân khai bằng các vỏ bọc khác nhau, chúng thực hiện các chức năng riêng một cách độc lập. [185]

Các tế bào của con người giống như một thành phố được quy hoạch tốt, màng tế bào giống như một con hào, nhân tế bào giống như một trụ sở chính, ribosome giống như một nhà máy sản xuất, mạng lưới nội chất giống như một trung tâm hậu cần hoặc nhà kho, bộ máy Golgi có thể ví như một bưu điện hoặc trung tâm phân loại, ty thể giống như một nhà máy điện, lysosome giống như một trung tâm tái chế rác, trung thể giống như cơ sở kiến thiết hạ tầng đô thị, tế bào chất giống như không gian đô thị và môi trường.

Trong mỗi tế bào tồn tại hàng vạn cơ chế sinh lý sinh hóa phức tạp, các cơ chế này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chúng phụ trách duy trì trạng thái cân bằng nội môi của tế bào, thực hiện các quá trình như sao chép DNA, tổng hợp và vận chuyển protein cũng như tự bảo vệ v.v. Quý vị có thể tưởng tượng rằng, bên trong các tế bào nhỏ bé này đang diễn ra hàng nghìn quá trình được xúc tác bởi enzyme và tự động diễn ra, giống như các loại hoạt động của một thành phố bận rộn.

  1. Màng tế bào (Cell membrane): Giống như một con hào, là lớp bao bọc bên ngoài tế bào, nó kiểm soát chính xác sự ra vào của các chất. Nó bao gồm một lớp lipid kép chứa rất nhiều kênh protein và thụ thể, chúng kiểm soát sự di chuyển ra vào của các chất, đồng thời điều tiết việc truyền tín hiệu giữa bên trong và bên ngoài tế bào.
  1. Nhân tế bào (Nucleus): Nhân tế bào nằm ở trung tâm tế bào, nó giống như một tổng hành dinh được màng nhân bảo vệ và bao bọc. Nó chứa vật liệu di truyền của tế bào, có vai trò kiểm soát sự tăng trưởng, phát triển và chức năng của tế bào. Trong số các sinh vật đã được biết đến, hầu hết tất cả đều sử dụng DNA làm vật liệu di truyền, còn một số ít thì sử dụng RNA, chẳng hạn như một số virus.
  1. Ribosome: bề ngoài trông hơi giống chiếc bánh hamburger, là cỗ máy tổng hợp protein quan trọng trong tế bào, có thể ví như một nhà máy sản xuất. Nó nằm trong tế bào chất, được tổ thành từ protein và RNA ribosome. Tuy nhiên, quá trình lắp ráp ribosome không hoàn toàn hoàn thành trong tế bào chất, có một số bước quan trọng diễn ra trong hạch nhân (nucleolus). Có thể xem hạch nhân là nhà máy chế biến ribosome. [186]

Đầu tiên, những khu vực cụ thể trong hạch nhân sẽ thực hiện phiên mã RNA ribosome (rRNA). Những khu vực cụ thể này được gọi là vùng tổ chức hạch nhân hoặc tiểu khu nguyên phân hạch nhân. Ở những vùng này, các phần cụ thể của DNA được phiên mã thành các phân tử tiền thân của rRNA. Sau đó, các tiền chất rRNA này sẽ được gia công và chỉnh sửa để tạo thành các phân tử rRNA trưởng thành.

Tiếp theo, các vùng khác trong hạch nhân sẽ phụ trách liên kết rRNA trưởng thành với các protein cụ thể, tạo thành tiền thân của ribosome. Những tiền chất này sau đó được vận chuyển vào tế bào chất thông qua các lỗ nhân. Ở trong tế bào chất, các tiền chất này sẽ tiếp tục trải qua quá trình trưởng thành và lắp ráp, cuối cùng hình thành nên các ribosome với đầy đủ chức năng.

  1. Ti thể (Mitochondria): Giống như nhà máy điện, là nơi sản xuất năng lượng chủ yếu. Chúng tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, tạo ra phân tử năng lượng ATP mà tế bào cần.
  1. Mạng lưới nội chất (Endoplasmic reticulum): Có thể ví như trung tâm hậu cần hay nhà kho. Mạng lưới nội chất là một hệ thống màng phức tạp chịu trách nhiệm tổng hợp, gấp nếp và gia công protein trong tế bào, đồng thời tham gia vào quá trình vận chuyển và phân phối các chất nội bào. Giống như một trung tâm hậu cần, mạng lưới nội chất phụ trách xử lý và phân phối các phân tử sinh học quan trọng bên trong tế bào, bảo đảm chúng có thể đến đúng nơi cần đến và phát huy tác dụng vào đúng thời điểm.
  1. Bộ máy Golgi (Golgi Apparatus): Có thể so sánh với bưu điện hoặc trung tâm phân loại. Trách nhiệm chủ yếu của bộ máy Golgi là tiếp tục gia công và phân loại các protein được tổng hợp bởi mạng lưới nội chất. Nó đánh dấu, sắp xếp và đóng gói các protein này để chúng có thể được chuyển đến nơi cần đến như màng tế bào, các bào quan hoặc được tiết ra bên ngoài tế bào. [187]
  1. Lysosome: Giống như trạm xử lý rác thải, nó tham gia vào quá trình phân giải tế bào và xử lý chất thải.
  1. Trung thể (Centrosome): Giống như cơ sở thiết kế hạ tầng đô thị, nó là một trung tâm tổ chức các ống vi thể, có vai trò cung cấp hình dạng và hỗ trợ cho tế bào. Nó cũng có thể điều chỉnh tiến trình chu kỳ tế bào.
  1. Tế bào chất (Cytoplasm): Giống như không gian và môi trường trong đô thị, đó là môi trường lỏng bên trong màng tế bào, chứa các bào quan và chất hòa tan khác nhau. Nó là nơi diễn ra rất nhiều hoạt động của tế bào, bao gồm quá trình trao đổi chất, tổng hợp protein và sản xuất năng lượng.

Các cấu trúc này hợp tác với nhau và cùng nhau thực hiện các chức năng của tế bào giống như một thành phố cỡ nhỏ. Với giả thuyết tổ hợp ngẫu nhiên của Darwin, làm sao có thể tạo ra các tổ hợp kết cấu phức tạp và phối hợp làm việc một cách hài hòa đến như vậy? Việc xây dựng một thành phố đòi hỏi phải thiết kế cẩn thận, quy hoạch bố cục, hao phí nhân lực, vật lực và thời gian. Tế bào của con người với thiết kế tinh diệu và chức năng hoàn hảo như vậy, nếu không phải là được thiết kế công

phu, thì làm sao chúng có thể vận hành nổi đây?

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 3): Sinh học phân tử phủ định giả thuyết tiến hóa (P.1)
Các tế bào của con người giống như một thành phố được quy hoạch công phu. (Ảnh: VectorMine/Shutterstock)

1.3.1 Có thể xem tế bào gan là nhà máy sinh hóa của cơ thể con người

Gan giống như nhà máy sinh hóa trong cơ thể con người, nó quản lý quá trình chuyển hóa ba chất dinh dưỡng chính là carbohydrate, chất béo và chất đạm. Các tế bào gan cũng giống như những công nhân trong một nhà máy, mỗi tế bào đều có nhiệm vụ của mình và sở hữu nhiều loại chức năng kỳ diệu. [188]

Trước hết, tế bào gan là “bậc thầy dự trữ năng lượng.” Khi chúng ta cần năng lượng, nó sẽ giải phóng glucose dự trữ và bơm trực tiếp vào máu để cung cấp cho toàn bộ cơ thể.

Thứ hai, gan còn là “trợ thủ đắc lực cho tiêu hóa.” Nó sản xuất và tiết ra mật, giúp chúng ta tiêu hóa và hấp thụ chất béo trong thức ăn. Giống như một người quản gia chu đáo, nó giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và cơ thể dễ dàng hấp thụ thức ăn hơn.

Ngoài ra, tế bào gan còn là “bậc thầy sản xuất.” Nó có thể tổng hợp và tiết ra rất nhiều loại protein và hormone quan trọng, ví dụ như albumin huyết tương và các yếu tố đông máu v.v. cung cấp cho các hoạt động bình thường của cơ thể.

Một chức năng quan trọng khác của gan là nó hoạt động như một “trung tâm giải độc.” Khi chúng ta tiếp xúc với các loại thuốc hoặc chất độc hại, các tế bào gan sẽ chuyển đổi chúng thành các chất an toàn hoặc phân giải hoàn toàn chúng. Gan giống như một vệ sĩ dũng cảm, bảo vệ toàn bộ hệ thống của chúng ta khỏi bị tổn hại.

Không chỉ vậy, tế bào gan còn có một siêu năng lực, nó thực sự có thể “tự sửa chữa”! Khi gan bị tổn thương, các tế bào gan sẽ tức tốc sinh sôi và phân chia để sửa chữa vùng bị tổn thương, khiến gan khôi phục lại lực sống.

Nói tóm lại, các tế bào gan giống như một biệt đội siêu anh hùng đa chức năng, sở hữu nhiều khả năng và đặc điểm đáng kinh ngạc. Chúng hoạt động âm thầm trong cơ thể để bảo đảm cơ thể chúng ta hoạt động bình thường. Cho dù đó là dự trữ năng lượng, tiêu hóa, giải độc, sửa chữa hay sản xuất, thì đều không thể tách khỏi sự vất vả phó xuất của những tế bào gan trung thành này.

Gan có nhiều trí tuệ và khả năng như vậy, làm thế nào mà nó làm được điều đó? Điều này có liên quan đến cấu trúc đã được thiết kế và tổ chức tỉ mỉ của các tế bào gan.

Chúng ta hãy cùng tham quan cấu trúc bên trong của tế bào gan. Vừa bước vào bên trong tế bào gan, chúng ta đã như bước vào một thế giới mê cung kỳ thú!

Đầu tiên, mạng lưới nội chất thô giống như một nhà máy sản xuất protein bận rộn, không ngừng tổng hợp và đóng gói các loại protein quan trọng khác nhau. Những protein này có thể là siêu anh hùng trong tế bào, chịu trách nhiệm thực hiện nhiều hoạt động sống còn.

Sau đó, quý vị sẽ bước vào vương quốc của mạng lưới nội chất trơn, ở đây giống như một nhà máy đang bận rộn tổng hợp chất béo. Những chất béo này là quý tộc trong tế bào, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và dự trữ năng lượng. Chúng giống như “quý phi” bên trong tế bào, cũng có thể nói là người bảo quản năng lượng của cơ thể.

Ở đây dùng từ “quý phi” để ẩn dụ vai trò của chất béo trong tế bào, chất béo đóng vai trò quan trọng bên trong tế bào tương tự như địa vị của quý phi ở trong cung. Chất béo là thành phần cấu trúc và dự trữ năng lượng trong tế bào, đồng thời có vai trò bảo vệ và duy trì chức năng bình thường của tế bào.

Tiếp đó, chúng ta sẽ đến bộ máy Golgi, đây giống như một căn phòng hóa trang bí ẩn. Bộ máy Golgi chịu trách nhiệm đóng gói, chải chuốt và phân loại protein một cách tỉ mỉ, như thể khoác cho chúng những bộ y phục thời thượng để chúng có thể đến đích một cách chuẩn xác.

Cuối cùng, chúng ta đến với ti thể, nó giống như trung tâm năng lượng của tế bào gan. Ti thể giống như một nhà máy phát điện cấp tốc, không ngừng sản sinh ra phân tử năng lượng ATP để cung cấp năng lượng cho các tế bào gan. Tế bào gan là một nhà máy sinh hóa, nó cần nhiều năng lượng để thực hiện các chức năng sinh lý khác nhau, và ti thể giống như nguồn năng lượng xanh cung cấp năng lượng cho nhà máy này.

Nói tóm lại, mỗi bào quan trong tế bào gan đều có vai trò quan trọng của riêng mình. Chúng cùng nhau hoạt động khiến gan trở thành một vương quốc sinh hóa tràn đầy sức sống!

Những điều ở trên là để nói rằng, tế bào gan là những tế bào rất phức tạp, sở hữu nhiều loại cấu trúc và chức năng tinh xảo để có thể thực hiện nhiều hoạt động sinh lý quan trọng. Chiểu theo thuyết tiến hóa của Darwin, làm thế nào để phát triển từ đơn giản đến phức tạp, tạo ra các chức năng trao đổi chất và sinh hóa tinh vi như vậy? Chiểu theo thuyết tiến hóa của Darwin, căn bản không có cách nào để giải thích. Ngay cả một nhà máy hóa chất trong thành phố cũng cần được thiết kế và xây dựng tỉ mỉ, chẳng phải chức năng tinh xảo của tế bào gan đã được thiết kế công phu hay sao?

1.3.2 Cơ chế biệt hóa có hướng của tế bào rất phức tạp và bí ẩn

Sự phát triển của cơ thể con người là bắt đầu từ một tế bào mầm duy nhất. Tế bào này biệt hóa thành các tế bào sinh dưỡng với các chức năng sinh lý và sinh hóa khác nhau tùy theo nhu cầu của từng bộ phận trong cơ thể, từ đó tạo ra các cơ quan và mô khác nhau như gan, não, tim, mắt, v.v.

Mọi người thử nghĩ xem, đây chẳng phải là một điều rất thần kỳ hay sao? Thử hỏi, giả thuyết tiến hóa của Darwin làm thế nào để giải thích: một tế bào gốc có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào sinh dưỡng với các chức năng khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn tùy theo nhu cầu của cơ thể con người chúng ta?

Điều này cho thấy rằng các tế bào giống như một thể sống thông minh với khả năng xử lý, lưu trữ và truy xuất thông tin đáng kinh ngạc, tương tự như các hệ thống máy tính mà chúng ta sử dụng. Chúng có các cơ chế tương tự như ngôn ngữ và hệ thống giải mã để giao tiếp và lý giải. Đồng thời, tế bào còn sở hữu các chức năng như kiểm soát chất lượng, nhúng dữ liệu kỹ thuật số, vận chuyển và phân phối, lắp ráp đúc sẵn và tự sao chép v.v.

Mọi người đều quan tâm đến vấn đề sinh mệnh con người được tạo ra như thế nào. Kỳ thực, mỗi sinh mệnh khi mới bắt đầu thai nghén cũng là một quá trình rất kỳ diệu.

Ví dụ, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nội mạc tử cung sẽ trải qua một loạt thay đổi để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh làm tổ và hình thành nhau thai. Điều này được gọi là Phản ứng tế bào quyết định (Decidual Cell Reaction, DCR), nó là một trong những quá trình sinh lý quan trọng của nội mạc tử cung trong thời kỳ đầu mang thai.

Trong cuốn sách “Thuyết tiến hóa: Vẫn là một lý thuyết trong khủng hoảng” (Evolution: Still A theory in Crisis) vào năm 2016, Giáo sư Michael Denton, một nhà sinh học phân tử nổi tiếng người New Zealand, đã trích dẫn một luận văn trên tạp chí “Sinh lý tế bào” (Journal of cellular physiology). Ông lấy phản ứng Decidual khi thai nghén mà luận văn này phát hiện để làm ví dụ, nó nói lên sự phức tạp của quá trình biệt hóa tế bào. [189]

Những thay đổi này bao gồm biến đổi tế bào, hình thành các tế bào đa bội lớn, tích lũy glycogen và lipid trong tế bào chất, thay đổi các điểm tiếp xúc cũng như liên kết giữa các tế bào, và tu sửa các thành phần tổ thành bề mặt tế bào. Những thay đổi này cung cấp sự hỗ trợ và bảo vệ cần thiết để phôi thai hình thành, đồng thời thúc đẩy sự phát triển và làm tổ bình thường của phôi.

Nói một cách đơn giản, sự biến đổi mô này là sự chuyển đổi một loại tế bào sang một loại tế bào khác có bề ngoài và chức năng gần như tương tự. Trong quá trình này, tế bào đã tích lũy một số lượng lớn các vật chất năng lượng và cấu trúc cụ thể, đồng thời các điểm tiếp xúc và liên kết giữa các tế bào cũng bị thay đổi. Sự biến đổi này xảy ra trong nội mạc tử cung, nhưng đồng thời cũng liên quan đến những thay đổi trong các thành phần bên ngoài của tế bào, chẳng hạn như giảm khe hở giữa các tế bào và thay đổi cấu trúc của chất nền.

Luận văn này đã ghi lại những thay đổi trong biểu hiện của hàng trăm gene trong quá trình biệt hóa tế bào:

“Chúng tôi đã tìm thấy 322 gene cho thấy sự khác biệt đáng kể trong biểu hiện … Trước đây, 312 gene này được cho là không liên quan đến quá trình Decidual. Phân tích rất nhiều chức năng cho thấy rằng tổng hợp protein, biểu hiện gene, cấu trúc và tu sửa chất nhiễm sắc là những chức năng sửa đổi phù hợp nhất trong quá trình Decidual. Các gene liên quan cũng (tham gia) … biệt hóa, tăng sinh tế bào và truyền tín hiệu.” [190]

“Không có gì ngạc nhiên khi sự phân hóa của một loại tế bào phức tạp như vậy liên quan đến rất nhiều thay đổi khác nhau trong biểu hiện gene. Một câu hỏi rõ ràng được đặt ra là: Có phải những thay đổi này xảy ra theo phương thức của Darwin, mỗi lần một gene, tức là gene thứ nhất, gene thứ hai, gene thứ ba, cho đến gene thứ 322? Hoặc là, liệu các mẫu biểu hiện gene độc đáo có liên quan đến quá trình Decidual có thể phát sinh từ biến hóa của các yếu tố bên trong theo kiểu nhảy vọt (per saltum) hay không?”

Sự biến hóa theo kiểu nhảy vọt mà Giáo sư Denton đề cập là một sự thay đổi đột ngột, rõ ràng không phải là khái niệm tiến hóa dần dần mà Darwin đưa ra.

Sự thực đã chứng minh, quá trình biệt hóa tế bào phức tạp hơn nhiều so với tưởng tượng của Darwin. Làm thế nào mà các đột biến ngẫu nhiên lại có thể tạo ra một loạt các kết quả có trật tự, tinh vi cao như vậy, điều mà ngay cả con người cũng không thể thực hiện được? Rõ ràng, đây chẳng phải là một bộ cơ chế đã được thiết kế công phu từ trước hay sao?

2. DNA đầy bí ẩn

Trong nhân tế bào của con người có một đại phân tử sinh học độc đáo gọi là acid deoxyribonucleic, tên viết tắt tiếng Anh là DNA. DNA bao gồm hàng chục nghìn đoạn mã di truyền mã hóa protein, chúng giống như các chỉ lệnh đã được mã hóa cẩn thận, hay còn gọi là “gene.”

Các chỉ lệnh này được phiên dịch và chuyển thành các protein khác nhau của tế bào, thực hiện các chức năng độc đáo của riêng chúng. Bất kỳ loại trao đổi chất và khả năng sinh sản nào của sinh mệnh cũng đều bắt nguồn từ những gene này. DNA là vật chất mang gene.

2.1 “Xoắn kép” và “Siêu xoắn”

Trong hơn bảy thập niên qua, các khoa học gia đã tiết lộ DNA mang thông tin của sinh mệnh với độ chính xác vô song như thế nào.

Một trong những câu chuyện khoa học quan trọng và nổi tiếng nhất của thế kỷ 20 là vào năm 1953. Nhà hóa sinh người Mỹ James D. Watson (1928-) và nhà vật lý người Anh Francis Crick (1916-2004) đã công bố lần đầu tiên trên tạp chí Nature rằng: DNA bao gồm hai chuỗi nucleotide bổ sung, mang tất cả thông tin di truyền sinh học và kiểm soát các hoạt động sinh học thiên biến vạn hóa [191]. Sự kiện quan trọng này đã đánh dấu bước tiến của sinh học hiện đại vào giai đoạn sinh học phân tử. [192]

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 3): Sinh học phân tử phủ định giả thuyết tiến hóa (P.1)
DNA chứa đựng tất cả thông tin của sinh mệnh. (Ảnh: Yurchanka Siarhei/Shutterstock)

DNA được tạo thành từ bốn nucleotide khác nhau (adenine, cytosine, thymine và guanine). Một tế bào của con người có 3.2 tỷ nucleotide, chúng được sắp xếp theo một trình tự chính xác, có thể mã hóa và hình thành ít nhất 25,000 loại enzym và protein phức tạp [193].

DNA của con người sử dụng bảng chữ cái gồm bốn chữ cái để lưu trữ thông tin di truyền phong phú. Nó vượt xa mọi ngôn ngữ máy tính do con người thiết kế ra. Toàn bộ bộ gene của con người chứa 3.2 tỷ chữ cái di truyền, vì vậy không khó để lý giải tại sao DNA có thể là vật mang mã di truyền. [194]

Các khoa học gia hiện đã phát hiện con người có ít nhất khoảng 20,000 gene. Nếu mỗi sợi DNA trong tế bào người kéo dài ra là khoảng 4cm, thì 46 sợi DNA nối tiếp nhau sẽ có chiều dài 2 mét (6 feet). Nếu nối DNA của tất cả các tế bào trong cơ thể con người lại với nhau thì có thể dài đến 67 tỷ dặm, tương đương với khoảng 150,000 chuyến đi khứ hồi tới Mặt Trăng. [195]

Với chiều dài như vậy, nhân tế bào nho bé không thể chứa nổi. Kết quả là, DNA tiếp tục xoắn trên đỉnh của chuỗi xoắn kép, trở thành một chuỗi siêu xoắn, giống như hình dạng sau khi xoắn một chiếc dây điện thoại đời cũ.

DNA được siêu xoắn thành nhiều lớp, bao gồm cả việc được quấn quanh bởi một nhóm protein gọi là histone, nhóm này cuộn DNA chặt hơn để tạo thành nhiễm sắc thể. Cuối cùng, sau khi được nén vào nhân, 4cm DNA ban đầu chỉ còn kích thước không quá 6 micromet (µm), DNA đã được nén gần 10,000 lần, tương đương với việc nhét một sợi dây mỏng dài 1,000 mét vào một lon nước giải khát cao 10cm.

Đây mới chỉ là một đoạn DNA, trong mỗi tế bào soma của một người bình thường đều có 23 cặp nhiễm sắc thể (NST). Nói cách khác, mỗi nhiễm sắc thể đều là kết quả của các gene bị cuộn và nén lại.

Trên thực tế, quá trình nén DNA rất phức tạp và tinh tế, nó được thực hiện thông qua rất nhiều cơ chế, bao gồm cả sự hình thành và điều hòa của chất nhiễm sắc. Chất nhiễm sắc là một cấu trúc phức tạp do DNA, histone và các yếu tố điều hòa khác tổ thành.

Muốn luồn một sợi dây mỏng dài 1,000 mét vào một lon nước giải khát cao 10cm, thì đó là cả một công trình phức tạp cần rất nhiều nỗ lực mới có thể làm được. Làm thế nào có thể đóng gói và nén DNA một cách phức tạp và có trật tự như vậy, nếu không có sự tham gia của một nhà thiết kế đầy trí huệ?

2.2 Học thuyết trung tâm của sinh vật học

Thông tin của sinh mệnh được phiên mã từ DNA để tạo ra RNA, sau đó được dịch mã thành protein, đây là “học thuyết trung tâm” nổi tiếng trong sinh học phân tử.

Quá trình sản xuất protein cần có sự tham gia của rất nhiều protein và cofactor đặc biệt, trong đó bao gồm ít nhất hai bước chính. Bước đầu tiên được gọi là “phiên mã,” lấy DNA làm khuôn mẫu để tạo ra chuỗi RNA tương ứng. Chuỗi RNA này được làm từ các nucleotide tương tự và các phân tử đường hơi khác một chút.

Bước thứ hai được gọi là “dịch mã.” Lúc này, chuỗi RNA thông tin (mRNA) sẽ ra khỏi nhân, đi vào tế bào chất và phối hợp với ribosome để dịch mã thành protein. Trong quá trình này, ribosome sẽ căn cứ vào các codon RNA thông tin, điều phối RNA vận chuyển (tRNA) đưa acid amin đến các vị trí tương ứng trên chuỗi protein được tổng hợp, bảo đảm độ chính xác của quá trình tổng hợp protein.

Một codon bao gồm ba nucleotide cụ thể và tương ứng với một acid amin. Một chuỗi codon cuối cùng được dịch mã thành một chuỗi acid amin dài. Đây là cấu trúc một chiều của protein, sau đó nó sẽ được gấp lại thành một protein chức năng với cấu trúc ba chiều cụ thể.

25,000 protein được mã hóa trong gene của tế bào người sở hữu hàng nghìn chức năng, bao gồm truyền tín hiệu từ bề mặt, duy trì nồng độ chất điện giải cụ thể trong giới hạn vô cùng chặt chẽ, lưu trữ và sử dụng năng lượng, sản xuất protein và phân chia tế bào. Nói chung, DNA trong mỗi tế bào chịu trách nhiệm sản xuất và xử lý các chức năng được phối hợp và liên kết với nhau một cách tỉ mỉ trong tế bào.

Đây vẫn chỉ là đơn giản nói về việc lưu trữ thông tin của các cặp base của gene. Nếu như xem xét cấu trúc ba chiều của histone, nhiễm sắc thể và sự biến đổi DNA bằng di truyền học biểu sinh, sự biến đổi biểu hiện protein sau khi phiên mã và dịch mã, v.v., thì thông tin về sinh mệnh chứa đựng trong đó gần như là vô hạn.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 3): Sinh học phân tử phủ định giả thuyết tiến hóa (P.1)
“Học thuyết trung tâm” của sinh vật học. (Ảnh: Epoch Times)

2.3 Bài toán “con gà” và “quả trứng”

Ngay cả khi thí nghiệm mô phỏng quá trình tổng hợp các phân tử sinh học từ các chất vô cơ của đội ngũ nhà sinh vật học người Mỹ Stanley L. Miller diễn ra trong bầu khí quyển nguyên thủy; nói cách khác, giả sử các acid amin và những chất tương tự có thể được tạo ra từ các chất vô cơ trong bầu khí quyển nguyên thủy, thì nó vẫn còn cách rất xa với nguồn gốc của sinh mệnh. Điều này là do thuyết tiến hóa không thể giải thích mối quan hệ logic giữa thời gian sản xuất protein và DNA.

Quá trình trao đổi chất của sinh vật là do gene quy định. Gene là các đoạn của nhiễm sắc thể. Ngoại trừ một số sinh vật nhân sơ (chủ yếu là virus thực vật) sinh sản bằng RNA, hầu hết các sinh vật đều sinh sản bằng cách sao chép DNA. Vì vậy, để tạo ra sinh mệnh, trước tiên DNA (hoặc RNA) phải được tạo ra. Các thể thực khuẩn sinh học đơn giản nhất (virus chuyên ăn vi khuẩn) có cấu tạo chủ yếu là một lớp vỏ và các phân tử DNA bên trong, nhưng quá trình hình thành DNA trong tự nhiên gặp phải hai khó khăn rất lớn.

Điều phức tạp là thứ tự sắp xếp các nucleotide trong phân tử DNA. Chính nhờ sự sắp xếp khác nhau của bốn nucleotide mà DNA tạo ra các gene khác nhau, từ đó tạo ra các protein khác nhau và các hợp chất khác cần thiết cho sinh mệnh, sau đó phát triển ra các đặc điểm sinh học khác nhau.

Các khả năng sắp xếp và tổ hợp của bốn nucleotide này trong phân tử DNA là một con số vô cùng lớn, vượt xa sức tưởng tượng của con người. Tuy nhiên, chỉ một trong những khả năng này là có thể tạo ra sinh mệnh đầu tiên. Xác suất của sự kết hợp ngẫu nhiên một cách chính xác này là bao nhiêu?

Chiều dài trung bình của protein ở sinh vật nhân chuẩn là 361 acid amin, ở vi khuẩn là 267 và ở cổ khuẩn là 247 [196]. Mỗi acid amin đều được xác định và mã hóa dựa vào ba nucleotide liền kề (được gọi là codon) trên chuỗi DNA dài. Một phân tử protein cỡ trung bình bao gồm 340 acid amin cần được mã hóa bởi một DNA chứa khoảng một nghìn nucleotide.

Ngay cả khi có sự tồn tại của hình thức tự tổ chức, thì do DNA chỉ bao gồm bốn nucleotide, các nucleotide của phân tử DNA có sự sắp xếp và kết hợp khác nhau, cho nên có tổng cộng 4¹⁰⁰⁰ (tương đương với 10⁶⁰⁰) phương thức tổ hợp. Con số này rốt cuộc lớn đến mức nào?

Giả sử chúng ta có thể kiểm tra các phương thức sắp xếp DNA khác nhau này với tốc độ một tổ hợp mỗi giây. Bắt đầu từ bây giờ, mỗi giây chúng ta kiểm tra một phương thức tổ hợp, thì thậm chí trong suốt thời gian tồn tại của vũ trụ (vũ trụ này đã tồn tại được khoảng 13.8 tỷ năm, mỗi năm có 365 ngày, mỗi ngày có 24 giờ, mỗi giờ có 60 phút và mỗi phút có 60 giây, vậy vũ trụ đã tồn tại được khoảng 13.8 tỷ năm × 365 ngày × 24 giờ × 60 phút × 60 giây = khoảng 4.35 ×10¹⁷ giây, nhiều nhất cũng không vượt quá 10¹⁸), cũng chỉ là một phần rất nhỏ của 10⁶⁰⁰. Điều này có nghĩa là các phân tử DNA hoàn toàn không thể tạo ra từ sự kết hợp ngẫu nhiên.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 3): Sinh học phân tử phủ định giả thuyết tiến hóa (P.1)
Số lượng các phương thức tổ hợp nucleotide trong chuỗi DNA của con người là rất lớn. (Ảnh: Epoch Times)

Phân tử DNA mà người ta thấy ở sinh vật nhân sơ đơn giản nhất cũng chứa vài nghìn nucleotide. Có thể thấy rằng dù vũ trụ có bao nhiêu tuổi và tốc độ “tiến hóa” nhanh đến đâu, thì khả năng tạo ra các phân tử DNA cần thiết cho sinh mệnh đầu tiên bằng sự kết hợp ngẫu nhiên cũng gần như là bằng không.

Thứ hai, sự hình thành phân tử DNA cần có sự tham gia của nhiều loại enzyme khác nhau, mà enzyme lại là một loại protein, nhưng protein chỉ có thể được tổng hợp dưới sự hướng dẫn của các gene trên chuỗi DNA.

Giống như câu hỏi “quả trứng hay con gà có trước,” khi sinh mệnh đầu tiên được tạo ra thì phân tử DNA có trước hay protein (enzim) cần thiết cho sự hình thành DNA này có trước? Câu trả lời là, phải đồng thời có cả hai, không thể thiếu cái nào. Sự thật không thể tránh né này nói cho chúng ta biết rằng, nếu không phải “Đấng sáng tạo” đã có bản thiết kế sinh mệnh và chuẩn bị trước những vật chất cần thiết để sản xuất sinh mệnh, thì về cơ bản không thể có bất kỳ sinh mệnh nào được sinh ra.

2.4 Ưu điểm lưu trữ vô song

Ngoài việc thiếu bằng chứng về sự hình thành tự phát của protein hoặc nucleotide, một vấn đề không thể vượt qua khác của giả thuyết tiến hóa là thông tin phức tạp chứa trong DNA. [197]

Do DNA có ưu điểm rõ ràng trong việc lưu trữ dữ liệu, các nhà khoa học đã cố gắng tối ưu hóa các sơ đồ lưu trữ dữ liệu của con người bằng cách tìm hiểu cách DNA lưu trữ dữ liệu. Vào năm 2012, nhà di truyền học của Đại học Harvard, Tiến sĩ George Church (1954—) đã phát hiện mỗi gram DNA có thể lưu trữ đến 1.28 petabyte (PB). [198]

Nhà hóa học Jonathan Sarfati giải thích: “Lượng thông tin có thể được lưu trữ trong DNA có kích thước bằng đầu cây kim. Khi in ra giấy, bề dày của chồng giấy có thể gấp 500 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. [199]

Ông Chu Hồng Y (Zhou Hongyi), người sáng lập Công ty Công nghệ 360 Trung Quốc, đã bày tỏ quan điểm của mình trong bài diễn văn qua video tại “Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính Sohu” vào năm 2022 rằng: “Tôi vẫn tin vào Đấng sáng tạo, tôi không thực sự tin vào thuyết tiến hóa. Chuỗi xoắn DNA, từ khả năng lưu trữ của nó mà xét, một gram DNA có thể lưu trữ 1 EB dữ liệu. Hiện tại tôi đang lưu trữ 2 EB dữ liệu, phải sử dụng hàng trăm nghìn máy chủ, hoàn toàn không thể so sánh được. Nói về trí tuệ nhân tạo, tôi xin lấy một ví dụ, nếu dùng thuật toán học sâu (deep learning) để mô phỏng khả năng của một con chuột, thì có thể cần tới lượng điện cho một thị trấn nhỏ. Thế nhưng đại não con người thông minh như vậy, nó lại chỉ tiêu thụ 25 watt điện, đại não lớn hơn một chút thì có thể là 50 watt, cũng chỉ tiêu tốn chừng đó năng lượng thôi. Nhưng nếu dùng thuật toán học sâu của trí tuệ nhân tạo, nếu như có thể mô phỏng năng lượng của mỗi chúng ta ngồi đây, thì khả năng là tiêu thụ lượng năng lượng của cả Trái Đất cũng không đủ. Cuối cùng, thế giới có thể hoạt động hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào mức tiêu thụ năng lượng. Tôi nghĩ vậy.”

1 EB = 10⁹ GB, tức là một tỷ lần GB, gấp khoảng 4 triệu lần dung lượng lưu trữ của điện thoại di động iPhoneX hàng đầu ở giai đoạn hiện tại. Về mặt lưu trữ dữ liệu, DNA có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp lưu trữ truyền thống.

Mặc dù lời của ông Chu Hồng Y khá ngắn và không có quá nhiều điều để thảo luận, nhưng ông đã chỉ ra một chủ đề khiến người ta phải suy nghĩ: trí tuệ chứa trong DNA của con người khác biệt một trời một vực so với trí tuệ nhân tạo.

Những số liệu trên là minh chứng rằng DNA không thể được tạo ra một cách tự phát thông qua cơ chế tiến hóa của Darwin; trí tuệ nhân tạo dù nỗ lực đến đâu cũng không thể so sánh được với khả năng chứa đựng của DNA. Vậy thì, sinh mệnh đầy trí huệ nào đã thiết kế và tạo ra DNA bí ẩn của cơ thể con người?

2.5 Sự phức tạp của DNA khiến giả thuyết tiến hóa tê liệt

Dựa trên thông tin mã hóa phức tạp của DNA, cấu trúc bất khả tư nghị của DNA và lượng thông tin mã hóa khổng lồ chứa trong hàng tỷ nucleotide, không khó để đi tới kết luận sau: Có những vấn đề nghiêm trọng về tính khả thi trong việc giải thích nguồn gốc hóa học của sinh mệnh thông qua lý thuyết “chọn lọc tự nhiên và tiến hóa dần dần” của Darwin.

Các gene giữa loài này với loài khác rất khác nhau. Theo giả định của Darwin về các đột biến ngẫu nhiên, phần lớn các đột biến là ngẫu nhiên, chỉ có một xác suất rất nhỏ để tạo ra một đột biến có ý nghĩa. Để một đột biến có ý nghĩa có thể tồn tại và truyền lại đời sau một cách ổn định, nó phải vượt qua rất nhiều sự kiện với xác suất cực kỳ nhỏ. Xác suất tạo ra một đột biến gene có ý nghĩa là rất nhỏ, nhiều đột biến gene xảy ra cùng một lúc như vậy, tích lũy lại chính là một con số thiên văn.

Những thay đổi nhỏ, ngẫu nhiên và được tích lũy dần dần qua hàng triệu năm mà giả thuyết tiến hóa mô tả, là không thể giải thích cho những thay đổi kỳ lạ đã xảy ra trong lịch sử quá khứ của thế giới sinh vật. Giả thuyết tiến hóa hầu như bị tê liệt khi đối mặt với sự phức tạp và tinh diệu của hệ thống cơ thể con người, tế bào và các đại phân tử sinh học v.v.

Giáo sư Michael Behe từng nói rằng: “Giới khoa học bị tê liệt khi đối mặt với sự phức tạp to lớn của tế bào mà hóa sinh học hiện đại phát hiện. Không có một khoa học gia nào của Harvard, Viện Y tế Quốc gia hay Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, cũng không có một người đạt giải Nobel nào có thể trình bày chi tiết cách thức tạo ra lông mao của vi khuẩn, thị lực của con người hoặc quá trình đông máu, hoặc làm thế nào phát triển ra bất kỳ quá trình sinh hóa phức tạp nào theo phương thức của Darwin. Tuy nhiên, con người chúng ta đang tồn tại ở đây, thực vật và động vật đang tồn tại ở đây, các hệ thống phức tạp đang tồn tại ở đây, tất cả những thứ này đã đến đây theo một cách nào đó. Vậy làm thế nào mà điều đó xảy ra, nếu không phải theo cách của Darwin?” [200]

Ông Antony Flew, một trong những người vô thần nổi tiếng, từng nói: “Tôi nghĩ vai trò của vật liệu DNA là, thông qua sự phức tạp gần như không thể tin được của các sắp xếp cần thiết để tạo ra sự sống, đã chứng minh rằng, bắt buộc phải có sự tham dự của một loại trí tuệ, thì mới có thể khiến các yếu tố vô cùng đa dạng này hoạt động hài hòa với nhau.” [202]

Khi bước vào một căn phòng, chúng ta sẽ thấy khung cảnh mà mọi thứ được sắp xếp một cách có trật tự, giống như một bức tranh được vẽ công phu, mỗi yếu tố đều ở đúng vị trí của nó. Trực giác cho chúng ta biết rằng nhất định là có ai đó đã dọn dẹp ở đây. Căn phòng toát lên bầu không khí được quản lý, như thể có một người bảo vệ vô hình đằng sau nó. Mọi thứ đều được sắp xếp mà không có một chút lộn xộn hay vô tổ chức nào.

Chúng ta có thể hình dung rằng người quản lý căn phòng này là một chuyên gia tổ chức với khả năng thiết kế xuất sắc. Họ có lẽ đã dành rất nhiều thời gian và suy nghĩ, tỉ mỉ chọn vị trí của từng đồ vật, bảo đảm chúng hài hòa với nhau và dễ dàng tìm thấy.

Căn phòng này giống như một vũ trụ thu nhỏ, thể hiện sự quyến rũ của trật tự và trí tuệ của con người. Đó là sự tôn vinh dành cho Đấng thiết kế, sáng tạo và bảo hộ con người.

Sự thần kỳ của cơ thể con người và bí ẩn của DNA khiến mọi người không thể không trầm trồ: Đằng sau điều này nhất định phải có sự tham gia của các sinh mệnh có trí huệ khác (“Đấng sáng tạo”), thì mới khiến các cấp độ của cơ thể con người đều có thể triển hiện ra các cấu trúc và chức năng kỳ diệu bí ẩn như vậy!

Gene là mật mã của sinh mệnh ở cấp độ phân tử, cũng là nền tảng cấu thành sinh mệnh, mang thông tin di truyền của sinh vật. Chúng cấu thành các đặc điểm, chức năng và hành vi theo những cách vô cùng phức tạp, dệt nên câu chuyện đặc biệt của mỗi sinh vật. Tầm quan trọng của chúng đối với việc tìm hiểu nguồn gốc của sự sống là điều không cần phải bàn cãi.

Lấy một ví dụ, nếu mỗi một sinh mệnh giống như một quyển sách, thì gene giống như những chữ cái trong sách, chúng được sắp xếp theo thứ tự khác nhau để tạo thành từ ngữ, sau đó kết hợp lại thành câu và đoạn văn.

Nếu quý vị muốn tìm hiểu nguồn gốc của sự sống và đọc hiểu cuốn sách về sinh mệnh, quý vị phải hiểu được ý nghĩa của từng từ và từng câu trong cuốn sách. Điều đó có nghĩa là, chúng ta phải bắt đầu giải đọc mật mã của sinh mệnh ở cấp độ phân tử là gene, thì mới có thể hiểu được bản chất của sinh mệnh.

Rất nhiều nghiên cứu di truyền cho thấy các khái niệm “tiến hóa loài,” “chọn lọc tự nhiên” và “đột biến ngẫu nhiên” trong giả thuyết tiến hóa của Darwin là không có căn cứ về mặt di truyền. Kết quả nghiên cứu gene hoàn toàn trái ngược với giả thuyết “tiến hóa” ban đầu của Darwin, một lần nữa phủ định hoàn toàn giả thuyết tiến hóa.

3. Gene đi ngược lại “thuyết tiến hóa”

Trong các chương trước, thông qua liệt kê các sự kiện khoa học thực tế, chúng tôi đã chứng minh một cách logic rằng giả thuyết tiến hóa của Darwin là không thể đứng vững. Các nguyên nhân chủ yếu là:

  1. Lấy cục bộ để khái quát toàn bộ;
  2. Lẫn lộn về khái niệm;
  3. Nghiệm chứng thất bại;
  4. Vi phạm quy luật tự nhiên;
  5. Con người không phải từ khỉ tiến hóa thành;
  6. Không phải là “tiến hóa từ từ” mà là “bùng nổ đột ngột”;
  7. Không phải là “chọn lọc tự nhiên” mà là “thiết kế có chủ ý”;
  8. Nhìn thì giống như “thoái hóa cấu trúc,” thực ra đều là “có tác dụng lớn”;
  9. Không phải là “cạnh tranh tàn khốc” mà là “cộng sinh cùng có lợi”;
  10. Không phải “sự thật khoa học” mà là “lừa dối, giả mạo”;
  11. Sự phức tạp và hiệu quả của sinh mệnh trực tiếp phủ định “tiến hóa”;
  12. Gene hoàn toàn ngược với “tiến hóa”;
  13. “Cây phát sinh hệ thống” (cây tiến hóa) là cây giả tưởng không có căn cứ.

Trong Chương 3 (phần 1), chúng tôi đã chứng minh cấu trúc tinh xảo, đa cấp và đa chiều của cơ thể con người, cũng như trí tuệ và các chức năng kỳ diệu … thông qua liệt kê các ví dụ về khả năng miễn dịch, thần kinh, tế bào và DNA, v.v. Những điều này hoàn toàn không thể giải thích bằng giả thuyết tiến hóa.

Thuận theo sự phát triển của di truyền học và nghiên cứu gene, mọi người ngày càng phát hiện giả thuyết tiến hóa của Darwin không thể đứng vững ở cấp độ vi mô của gene. Các kết quả hiện đại của một số lượng lớn nghiên cứu di truyền là thách thức trực tiếp không thể nghi ngờ đối với giả thuyết tiến hóa. Trên thực tế, các kết quả nghiên cứu của sinh học phân tử đã giáng một “đòn trí mạng” vào giả thuyết tiến hóa một cách toàn diện, tổng thể và đa góc độ, phủ định giả thuyết tiến hóa từ cơ bản.

Nói đến gene, khi Darwin đưa ra giả thuyết tiến hóa vào năm 1859, con người hoàn toàn không biết đến khái niệm gene. Sau gần một trăm năm, thông qua thực tiễn khoa học và kế thừa của những người đi trước, nhiều thế hệ khoa học gia đã dần dần khám phá ra cấu trúc và chức năng của gene, từ đó dần hé lộ những bí ẩn của sinh mệnh ở cấp độ phân tử.

Từ năm 1856 đến năm 1863, tu sĩ người Áo Gregor Johann Mendel (1822-1884) đã tiến hành các thí nghiệm lai tạo hạt đậu trong ngôi vườn của tu viện. Trong tám năm này, ông Mendel đã quan sát các đặc điểm di truyền của cây đậu Hà Lan và phát hiện ra quy luật di truyền cơ bản: các gene đi theo cặp, chúng quyết định khả năng của sinh vật và có những ưu điểm khác nhau. Gene là đơn vị độc lập, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Về sau, kết quả nghiên cứu này được gọi là “Quy luật di truyền của Mendel.” [203]

Năm 1879, nhà sinh vật học người Đức Walther Flemming (1843-1905) đã phát hiện ra sự tồn tại của nhiễm sắc thể. Ông đã sử dụng kính hiển vi để quan sát nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia tế bào, đồng thời mô tả vai trò quan trọng của nhiễm sắc thể trong quá trình di truyền. [204]

Năm 1902, nhà tế bào học người Đức Theodor Heinrich Boveri (1862-1915) [205] và nhà di truyền học người Mỹ Walter S. Sutton (1877-1916) [206] thông qua các nghiên cứu của mình, họ đã độc lập đưa ra kết luận: nhiễm sắc thể là vật mang yếu tố di truyền. Nghiên cứu của họ đã cung cấp bằng chứng quan trọng cho mối liên hệ giữa nhiễm sắc thể và các yếu tố di truyền.

Năm 1915, nhà sinh vật học người Mỹ Thomas Hunt Morgan (1866-1945) đã nghiên cứu sâu hơn về di truyền của ruồi giấm. Ông phát hiện, các gene được tìm thấy nằm ở các vị trí cụ thể trên nhiễm sắc thể và chịu trách nhiệm cho các đặc điểm di truyền tương ứng. Công trình của ông Morgan đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng lĩnh vực di truyền học. Vì vậy, ông đã được trao giải Nobel về Sinh lý học và Y học vào năm 1933. [207]

Đặc biệt là vào năm 1953, nhà hóa sinh người Mỹ James Dewey Watson và nhà vật lý người Anh Francis Crick (1916-2004) đã phát hiện ra cấu trúc xoắn kép của DNA. Sau đó, mọi người mới biết rằng gene là đơn vị cơ bản quyết định các đặc điểm di truyền của sinh vật. [208]

3.1 Nghiên cứu gene không ủng hộ “tiến hóa loài”

Giả thuyết cốt lõi của “thuyết tiến hóa” ban đầu của Darwin bao gồm hai điểm: (1) tất cả các loài đều có nguồn gốc từ một tổ tiên chung và “tiến hóa” từ loài này sang loài khác; (2) có sự cạnh tranh để sinh tồn giữa các sinh vật, thông qua chọn lọc tự nhiên, sinh vật thích nghi nhất sẽ sống sót.

Từ xưa đến nay, con người không thể tìm ra một cơ sở dù nhỏ nhất nào để ủng hộ giả thuyết “tiến hóa” ban đầu của Darwin. Ngay cả khi những khám phá mới từ một số lượng lớn các nghiên cứu về gene không ngừng xuất hiện, người ta vẫn không thể tìm ra cơ sở để hỗ trợ cho “tiến hóa loài” mà Darwin đưa ra. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những người ủng hộ thuyết Darwin không muốn từ bỏ “giả thuyết tiến hóa.” Họ không ngừng thay đổi ý nghĩa ban đầu của “thuyết tiến hóa,” thay đổi diện mạo của thuyết Darwin, đặt ra những cái tên hoa mỹ như “thuyết tân Darwin.” Tuy nhiên trên thực tế, họ đã bất tri bất giác thay đổi nội dung của “giả thuyết tiến hóa” ban đầu.

Ví dụ “đột biến ngẫu nhiên” mà họ đề ra, cho rằng đột biến gene của loài là ngẫu nhiên. Nếu loài mới được sinh ra dưới sự chọn lọc của môi trường, vậy thì liệu đột biến gene có thể dẫn đến sự “tiến hóa” từ loài này sang loài khác hay không? Hoặc nói một cách khác, rốt cuộc đột biến gene có thể khiến sinh vật biến đổi từ đơn giản thành phức tạp hay không?

Những sự thật về nghiên cứu gene cho chúng ta biết rằng điều này là hoàn toàn không thể. Nguyên nhân được phân tích như sau:

3.1.1 Phần lớn đột biến gene đều có hại

Mọi người có thể lầm tưởng rằng đột biến gene là điều tốt. Trên thực tế thì ngược lại, phần lớn đột biến gene đều có hại, còn đột biến có lợi thường rất hiếm, thông thường không quá 1% [209].

Vào thế kỷ thứ 19, Gs.Ts Rudolf Virchow (1821-1902), một nhà bệnh lý học người Đức, đã phân tích từ góc độ chuyên môn về bệnh lý học, kết luận rằng mọi sự kiện đi chệch khỏi trạng thái sinh lý bình thường đều là một sự kiện bệnh lý [210].

Nếu quý vị tùy ý thay đổi một linh kiện của chiếc máy điện toán hoặc tivi, vậy chiếc máy điện toán hoặc tivi này có thể hoạt động bình thường được nữa không? Rất có khả năng chúng đã bị hỏng rồi. Huống hồ sự tinh vi và phức tạp của các gene trong tế bào con người vượt xa so với một thiết bị chính xác. Nếu một gene bị đột biến thì hậu quả là có thể tưởng tượng được, thông thường đều là có hại.

Theo giả thuyết tiến hóa của Darwin, để loài này nhảy sang loài khác, một số lượng lớn gene phải đồng thời phát sinh đột biến. Sự đột biến và sai lệch đồng thời của một số lượng lớn gene là một căn bệnh nghiêm trọng, có thể gây tử vong cho một loài bình thường và khỏe mạnh. Kết quả là gì? Nó không những không thể tiến hóa mà còn thậm chí sẽ tử vong.

Chính vì phần lớn đột biến gene đều có hại nên một khi xảy ra lỗi mã hóa, tự thân sinh mệnh thường sẽ có một cơ chế để sửa chữa, đây là cơ chế duy trì sự ổn định của gene. Cơ chế sửa chữa ổn định này càng không thể giải thích được bằng giả thuyết tiến hóa của Darwin.

Năm 1988, nhà vi sinh vật học người Mỹ Richard Lenski đã bắt đầu tiến hành thí nghiệm nuôi cấy vi khuẩn Escherichia coli (E. coli). Ông đã quan sát thấy E. col sinh sản hơn 60,000 thế hệ. Sau đó, ông tiến hành phân tích thống kê một lượng lớn dữ liệu di truyền và kết luận rằng, một số đột biến ít có lợi hơn (thậm chí có hại). [211]

3.1.2 Đột biến gene không thể tạo ra loài mới

Thực tế là hầu hết các đột biến gen đều có hại, và các đột biến phải tiếp tục diễn ra theo cùng một hướng mà không bị gián đoạn. Kết hợp các yếu tố này, có thể thấy rằng các sinh vật đơn giản tiến hóa thành các sinh vật phức tạp thông qua đột biến là điều vô cùng khó khăn.

Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science vào năm 2018 được đề cập trong Chương 1, cho thấy sự tương đồng tổng thể giữa bộ gene của vượn và người không vượt quá 80% [212]. Do đó, có ít nhất 20% sự khác biệt, và cứ sau 1% khác biệt tăng lên thì phải mất 1%/thời gian có tỷ lệ đột biến trung tính để tiến hóa. Tỷ lệ đột biến trung tính hiện tại là một đột biến trung tính trên 10⁸~10⁹ cặp bazơ trên mỗi thế hệ [213]. Do đó, mức độ khác biệt 20% yêu cầu 20/10⎺⁸ đến 20/10⎺⁹, tức 2×10⁹ đến 2×10¹⁰ thế hệ. Nếu chúng ta tính toán rằng cứ sau 5 năm loài vượn lại sinh sản một thế hệ, thì sẽ cần ít nhất 10¹⁰ đến 10¹¹ năm, tức là 10 tỷ đến 100 tỷ năm. Giới khoa học hiện tại suy luận rằng lịch sử của vũ trụ chúng ta là 13.8 tỷ năm. Chiểu theo thuyết tiến hóa của Darwin, thì quá trình tiến hóa của loài người sẽ xuất hiện ở giai đoạn sau của vũ trụ. Vì vậy, xét về khía cạnh thời gian thì điều này căn bản là không thể.

Nói tóm lại, bất kể phân tích và suy luận từ góc độ nào, vượn tiến hóa thành người là điều không thể.

Ngoài ra, trong phần trước chúng tôi đã liệt kê một số lượng lớn các ví dụ chứng minh rằng từ protein, gene, tế bào, cơ quan cho đến hệ thống của sinh vật, thì cấu tạo và chức năng của chúng dù ở cấp độ nào đều vô cùng phức tạp.

Bất kỳ phân tử protein hoặc đoạn gene nào trong một sinh vật dường như đều được thiết kế tỉ mỉ và dành riêng cho sinh vật đó; chủng loại và trình tự của từng acid amin và nucleotide là không thể tùy tiện thay đổi. Thay đổi chỉ một trong số chúng cũng có thể dẫn đến mất toàn bộ protein hoặc chức năng gene.

Chúng ta có thể so sánh một protein hoặc một đoạn gene với một đoạn văn bằng Anh ngữ. Trong đoạn văn đó có rất nhiều chữ cái, và sự kết hợp của những chữ cái này đều có ý nghĩa riêng của chúng, không thể thay đổi tùy tiện.

Một sinh vật đơn bào đơn giản có rất ít gene, chúng ta có thể hình dung nó như một cuốn sách giáo khoa tiểu học; con người có số lượng gene rất lớn, nội dung của nó giống như một cuốn bách khoa toàn thư Britannica. Chỉ dựa vào cơ chế đột biến gene ngẫu nhiên, làm sao có thể bổ sung nhiều gene thiết yếu cho loài mới như vậy? Điều này là vô cùng kỳ quái, và là chuyện hoàn toàn không thể. Điều này cũng giống như yêu cầu một con khỉ gõ chữ linh tinh trên máy đánh chữ, nhưng lại hy vọng nó viết lại nội dung của cuốn sách giáo khoa tiểu học thành cuốn bách khoa toàn thư Britannica.

Đột biến gene có thể tạo ra “tiến hóa vi mô,” tức là sự biến đổi gene trong một loài. Ví dụ, mọi người có thể có những khác biệt về chiều cao và các đặc điểm vi tế khác. Nhưng nếu đánh tráo nội hàm và lầm tưởng rằng đột biến gene có thể tạo ra “tiến hóa vĩ mô,” tức là sự thay đổi sinh ra loài, thì đó là điều viển vông và hoàn toàn không thể xảy ra.

3.1.3 Xu thế của sinh mệnh là thoái hóa

“Mùa xuân gieo một hạt thóc, đến mùa thu gặt được vạn hạt.” Mọi thí nghiệm đột biến đều bắt đầu từ một lượng rất nhỏ tế bào mẹ chưa đột biến, giống như “hạt giống.” Sau một thế hệ hoặc một số giai đoạn sao chép, phân chia và lớn lên của tế bào, các nhà thí nghiệm sẽ quan sát xem có bao nhiêu thế hệ con đã sinh ra các đột biến khác với thế hệ mẹ.

Tỷ lệ đột biến gene là tỷ lệ sai sót của vật chất di truyền trong quá trình nhân lên của tế bào, trong quá trình sinh trưởng và sao chép có xảy ra sai sót. Sinh mệnh sinh sản và biến đổi không ngừng, bất kỳ đột biến mới nào xảy ra trong quá trình phân chia và nhân đôi tế bào mầm đều có ý nghĩa và cần được tính. Vấn đề là hầu hết các thí nghiệm nghiên cứu đột biến chỉ xem xét một số lượng nhỏ các đột biến độc lập xuất hiện cuối cùng trong tế bào mầm. Những đột biến này phù hợp hơn với khái niệm đột biến “cổ điển” của con người và các giả định về tính độc lập, tính ngẫu nhiên và độ hiếm. Vì vậy, chúng được sử dụng trong các tính toán nghiêm túc giống như một kho báu.

Còn những đột biến ban đầu gần với thế hệ cha mẹ hơn, tức là những đột biến sớm hơn, thực ra cũng quan trọng như những đột biến muộn, ảnh hưởng và tác dụng của chúng thậm chí còn lớn hơn. Nhưng chúng thường bị bỏ qua hoặc đếm sai một cách có hệ thống vì chúng có thể đã vi phạm các khái niệm cố hữu về đột biến mới. Những đột biến ban đầu này thường tập trung thành cụm và gần như bị bỏ qua trong rất nhiều nghiên cứu về đột biến gene.

Hầu hết các thí nghiệm tính toán tỷ lệ đột biến hiện tại trong di truyền sinh học đều có sai lệch và thiếu sót mang tính hệ thống. Do đó, tỷ lệ đột biến, tính phổ biến, mức độ, cường độ và số lượng đột biến bị đánh giá thấp hơn rất nhiều. Do sự sai lệch nghiêm trọng của các tham số cơ bản, nền tảng của hầu hết các mô hình giả thuyết tiến hóa đã bị lung lay, và cần phải đánh giá lại liệu thuyết tiến hóa có khả thi hay không. [214]

Giáo sư Ron Woodruff, Tiến sĩ Hoài Hải Ưng (Huai Haiying) từ Khoa Sinh học, Đại học Bang Bowling Green và Giáo sư James N Thompson Jr từ Khoa Động vật học, Đại học Oklahoma, đã nghiên cứu về những đột biến tự phát truyền qua các thế hệ ruồi giấm. Nghiên cứu phát hiện, trong một sàng lọc hơn 10,000 nhiễm sắc thể ruồi giấm X có 194 đột biến gene lặn tự phát dẫn đến tử vong, có 76 đột biến cụm (Cluster) có kích thước từ 2 đến 19. Nói cách khác, 39.2% đột biến gây tử vong được phát hiện là đột biến cụm. Đây vẫn là một ước tính rất thận trọng. Trong thực tế, tỷ lệ này thường cao hơn do hiện tượng đột biến cụm là rất phổ biến. [215]

Tiến sĩ Hoài Hải Ưng, một trong những người tham gia nghiên cứu cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Cách tính tỷ lệ đột biến cổ điển thực ra chỉ tính một phần nhỏ các đột biến điểm phù hợp với quan niệm của mọi người, còn tỷ lệ đột biến thực sự của sinh vật thì cao hơn rất nhiều. Cũng giống như đánh cá bằng lưới, những con cá mắc lưới thường lớn hơn so với mắt lưới, những con cá nhỏ thì bị bỏ sót. Mà thực tế thì số lượng cá nhỏ ở trong biển vượt rất xa cá lớn. Mặc dù những đột biến này rất khó giải quyết và không dễ làm phân tích thống kê, nhưng điều đó không có nghĩa là có thể bỏ qua chúng.”

“Ví dụ, trong 1,000 phân chia của tế bào mầm, 999 phân bào đầu tiên bị bỏ qua và chỉ tính toán phân bào cuối cùng. Vì vậy, tỷ lệ đột biến thực sự bị đánh giá thấp ít nhất hàng chục lần, thậm chí nhiều hơn”.

“Chúng ta đã đánh giá quá thấp sức mạnh của sự đột biến. Nếu như bỏ sót mấy chục lần đột biến gene, mà phần lớn đột biến gene đều có hại, trong trường hợp này, sinh mệnh sẽ rất khó duy trì ổn định, cho nên xu thế của sinh mệnh là thoái hóa.”

Tóm lại, dựa theo phương thức đột biến gene, đích đến cuối cùng có lẽ là tự diệt vong chứ không phải tiến hóa. Điều này có nghĩa là, sau khi một loài được sinh ra, cơ chế bên trong sẽ không ngừng bị phá hủy, và không phải “tiến hóa” như Darwin đề ra. Điều này là sự phủ định từ căn bản đối với tư tưởng tiến hóa.

3.2 “Đột ​​biến trung tính” làm lung lay “chọn lọc tự nhiên”

Hầu hết các đột biến gene mới đều có hại, còn những đột biến gene tồn tại lâu dài và có thể truyền lại cho các thế hệ sau thì hầu hết là trung tính. Bản thân hai điều này có vẻ mâu thuẫn, nhưng thực ra không phải vậy.

Năm 1968, nhà di truyền học quần thể và sinh vật học tiến hóa Motoo Kimura (1924-1994) đã đưa ra “thuyết tiến hóa trung tính.” Thuyết này cho rằng sự khác biệt trong các loài chủ yếu là do đột biến trung tính gây ra; phần lớn các đột biến gene là trung tính và có hại, chỉ có một phần rất nhỏ là có lợi [216].

Ông Kimura cho rằng một đột biến trung tính không có nghĩa là nó không có chức năng sinh học, mà là khi đối mặt với môi trường, gene đột biến và gene chưa đột biến không có sự khác biệt. Khi các đột biến là trung tính, chúng cũng có hiệu quả tương đương trong việc thúc đẩy sự sinh tồn và sinh sản của cá thể. Đột biến trung tính không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên, sự tồn tại và biến mất của chúng là ngẫu nhiên.

Lấy một ví dụ để giải thích sự khác biệt giữa “kẻ thích nghi nhất tồn tại” của ông Darwin và “đột biến trung tính” của ông Kimura. Nếu một nhóm người đi mua vé số, Darwin cho rằng người có quyền lực nhất sẽ trúng số, còn những người khác sẽ không trúng số, như vậy là có sự lựa chọn ưu tiên; ông Kimura thì cho rằng việc một người trúng xổ số hay không, không liên quan gì đến sức mạnh, màu da hay sự giàu có của người đó, không có sự lựa chọn ưu tiên nào, việc anh ta thắng hay thua phụ thuộc vào một số yếu tố không thể biết trước, thường được gọi là “may mắn.”

Nói cách khác, lý thuyết đột biến trung tính cho rằng việc một gene nào đó có thể được giữ lại hay không, điều này không phải do chọn lọc môi trường quyết định, mà là phụ thuộc vào may mắn.

Năm 1969, hai nhà sinh vật học Jack Lester King và Thomas Jukes đã công bố thuyết “Tiến hóa phi Darwin” (Non-Darwinian Evolution) trên tạp chí Science. Họ đã sử dụng một lượng lớn các thí nghiệm và dữ liệu sinh học phân tử để khẳng định lý thuyết trung tính. [217]

Dưới tiêu đề bài báo, họ đã viết một dòng chữ lớn rằng: “Hầu hết các thay đổi tiến hóa ở protein có thể là do đột biến trung tính và phiêu bạt di truyền.” (Most evolutionary change in proteins may be due to neutral mutations and genetic drift.) Trong bài viết còn chỉ ra rằng: “Không phải tất cả hoặc phần lớn những thay đổi tiến hóa trong DNA đều nhất định là do hoạt động chọn lọc tự nhiên theo thuyết của Darwin.”

Năm 1983, ông Kimura đã tóm tắt những đóng góp nghiên cứu của nhiều khoa học gia cho lý thuyết trung tính, bao gồm cả kết quả nghiên cứu của chính ông và cộng tác viên thân cận nhất Tomoko Ohta, đồng thời phát hành cuốn sách “The Neutral Theory of Molecular Evolution” (Lý thuyết trung tính về tiến hóa phân tử) và các nghiên cứu tiếp theo [218]. Hiện tại, cuốn sách này đã được xem là một tác phẩm kinh điển, nó đã xác lập lý thuyết trung tính như một mô hình cho tiến hóa phân tử. Tiến hóa phân tử ở đây thực chất chính là “biến dị phân tử.”

Trong quá trình đột biến trung tính, loại đột biến nào có thể tồn tại và loại đột biến nào có xu hướng biến mất, hoàn toàn là phụ thuộc vào sự “may rủi,” chứ không phải là chọn lọc tự nhiên của Darwin. Bởi vì nó hoàn toàn không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, nên trên thực tế nó đã phủ định chọn lọc tự nhiên. Vì vậy, lý thuyết này là “chủ nghĩa phi Darwin.” Đây là điểm khác biệt giữa thuyết chọn lọc tự nhiên và thuyết trung tính trong việc giải thích cách thức tiến hóa của các bộ gene.

Về sau, ông Tomoko Ohta, học trò và là đồng nghiệp của ông Kimura, đã đưa ra “Thuyết tiến hóa phân tử gần trung tính” (Nearly neutral theory of molecular evolution). Thuyết này giải thích rằng các đột biến gene gây hại ít có thể lan ra trong quần thể giống như các đột biến trung tính [219]. Cân nhắc đến việc phần lớn đột biến thường là trung tính hoặc gây hại ít, “thuyết tiến hóa phân tử gần trung tính” đã làm tăng đáng kể phạm vi đột biến mà lý thuyết trung tính có thể giải thích.

Năm 2019, một số nhà di truyền học nổi tiếng, bao gồm nhà di truyền học quần thể Deborah Charlesworth (1943— ), nhà sinh vật học tiến hóa Brian Charlesworth (1945— ) và nhà di truyền học Michael Lynch (1951—) là đồng tác giả của một bài viết trên tạp chí Evolution. Bài viết cho biết, giờ đây đã rất rõ ràng rằng những ý tưởng cơ bản do ông Kimura và Tomoko Ohta đưa ra cách đây 50 năm thực sự chính xác …” [220]

Năm 2019, một bài viết có tựa đề “Lựa chọn thoải mái giới hạn tuổi thọ bằng cách gia tăng số lượng đột biến” (Relaxed Selection Limits Lifespan by Rising Mutation Load) đã được đặt trên trang bìa của tạp chí Cell. Bài viết cho rằng, thông qua phân tích và giải trình tự gene, tác động tích lũy của các đột biến đã được xác nhận, nghĩa là sự tích lũy các đột biến gần như trung tính đã dẫn đến sự khác biệt đáng kể giữa các loài có họ hàng ở môi trường khô và ẩm. Nghiên cứu này đã xác nhận lý thuyết trung tính của tiến hóa phân tử ở cấp độ bộ gene, chỉ ra rằng sự khác biệt trong các loài không phải là kết quả của chọn lọc tự nhiên dưới áp lực của môi trường. [221]

Hầu hết các đột biến của sinh vật ở cấp độ phân tử đều là trung tính hoặc gần trung tính, chúng không ưu việt cũng không kém cỏi, cũng không phân ra là thích nghi hay không thích nghi. Bởi vậy, chọn lọc tự nhiên không có tác động lên chúng; thứ hai, loại đột biến này có thể được cố định lại hoặc biến mất thông qua phiêu bạt di truyền, điều này hoàn toàn được quyết định bởi sự kết hợp tự do của các phân tử sinh học và không liên quan gì đến môi trường xung quanh; thứ ba, tốc độ của đột biến trung tính bằng tốc độ của đột biến phân tử. Tốc độ đột biến của mỗi đại phân tử sinh học trong bất kỳ sinh vật nào là gần như không đổi, không phụ thuộc vào quy mô quần thể, tuổi thọ của loài, khả năng sinh sản và môi trường xung quanh.

Theo giả thuyết của Darwin, khi một loài tổ tiên bảo tồn các gene sinh học có lợi cho sự sinh tồn do chọn lọc tự nhiên thì được gọi là “thích nghi”; khi một quần thể bị thu nhỏ kích thước và sau đó biến mất do không được chọn lọc tự nhiên xem trọng, thì được gọi là “tuyệt chủng.”

Tuy nhiên, trong quá trình “tiến hóa” của sinh vật, những gì cuối cùng được bảo tồn trong tự nhiên có thể không nhất thiết là những đặc điểm có khả năng thích nghi tốt nhất với môi trường. Những thay đổi trung tính hoặc bất lợi cũng có thể được bảo tồn trong tự nhiên do trùng hợp ngẫu nhiên. Điều này nói lên một điểm rất quan trọng, đó là trong quá trình sinh thành và phát triển của sinh vật, có rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên, hay còn gọi là may rủi. Vì vậy, kể từ khi lý thuyết trung tính được đưa ra vào năm 1968, nó đã làm lung lay giả thuyết chọn lọc tự nhiên từ căn bản.

3.3 “Đột biến có hướng” thách thức “đột biến ngẫu nhiên”

Theo giả thuyết tiến hóa của Darwin, đột biến gene là ngẫu nhiên phát sinh, và chỉ những cá thể được môi trường chọn lọc với những ưu điểm nhất định mới có thể sống sót. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học phát hiện, đột biến không hề phát sinh một cách tự nhiên mà là có tuân theo quy luật.

3.3.1 Đột biến mang tính chọn lọc ở cây Arabidopsis thaliana

Năm 2022, nhóm ông J. Grey Monroe, trợ lý giáo sư Khoa Khoa học Thực vật ở Viện Đại học California tại Davis đã công bố một luận văn nghiên cứu trên tạp chí Nature [222]. Nghiên cứu này phát hiện đột biến gene không phải là ngẫu nhiên, mà ngược lại, những khu vực xuất hiện đột biến gene có quy luật rõ ràng.

Luận văn này là sự hợp tác giữa Đại học California tại Davis và Viện Sinh học Phát triển Max Planck ở Đức. Cả hai tổ chức này đều là những tổ chức nghiên cứu khoa học có ảnh hưởng trong ngành. Để làm rõ quy luật tiềm ẩn đằng sau các đột biến gene, các khoa học gia đã dành 3 năm để nghiên cứu hơn 1 triệu đột biến gene ở cây Arabidopsis thaliana.

Cây Arabidopsis thaliana là một loài cây nhỏ, nhiều trái vòng đời ngắn, dễ thao tác di truyền, có bộ gene đơn giản. So với 3.2 tỷ cặp base của con người thì nó chỉ có 120 triệu cặp base. Do đó, nó là một đối tượng lý tưởng cho nghiên cứu di truyền, được các khoa học gia gọi là “ruồi giấm trong giới thực vật.” Những cây này được trồng trong phòng thí nghiệm, và đến thế hệ thứ 25, mỗi dòng đã có 40 cây con. Sau đó, người ta sẽ lấy mẫu khi những cây con này được 2 tuần tuổi rồi dùng phần mềm phân tích di truyền để tìm và phân tích các vị trí đột biến.

Điều đáng ngạc nhiên là trong số những đột biến này, các khoa học gia đã phát hiện một mô thức khác với họ mong đợi. Một số vùng cụ thể của gene có tỷ lệ đột biến thấp hơn đáng kể: thấp hơn 50% so với những vùng khác. Trong số những vùng có tỷ lệ đột biến thấp hơn này, chủ yếu là các gene thiết yếu (essential genes) liên quan đến sự phát triển của tế bào và biểu hiện gen, tỷ lệ đột biến của chúng đã giảm 2/3.

Điều này cho thấy các vùng gene quan trọng liên quan đến sự sinh tồn của một loài được bảo vệ bởi một loại cơ chế nào đó. Hành vi này tương tự như việc sinh vật “kiểm soát chủ quan” các đột biến gen của sinh vật để tồn tại, hoàn toàn trái ngược với lý thuyết tiến hóa về chọn lọc tự nhiên, đột biến ngẫu nhiên và kẻ thích nghi nhất tồn tại.

Theo các tác giả của luận văn nói trên, điều này cho thấy, vì để tồn tại, thực vật đã phát triển một loại phương pháp chủ động bảo vệ những vị trí quan trọng nhất của chúng khỏi đột biến. Điều này cũng có nghĩa là đột biến DNA không phải là ngẫu nhiên. Về việc tại sao xác suất đột biến gene của mỗi vị trí lại khác nhau, các tác giả không đưa ra nguyên nhân căn bản. Rốt cuộc là do bản thân đoạn DNA này không dễ đột biến, hay là quá trình tu sửa DNA về sau có hiệu quả đặc biệt đối với đoạn này? Điều này vẫn chưa có câu trả lời.

Thông cáo báo chí của Viện Đại học California tại Davis cho biết: “Chúng tôi vẫn cho rằng đột biến trong bộ gene thực vật là xảy ra ngẫu nhiên. Nhưng sự thực đã chứng minh đột biến không phải là ngẫu nhiên, hơn nữa tính không ngẫu nhiên đó lại có lợi cho thực vật. Đây là một cái nhìn hoàn toàn mới về đột biến.” [223]

Các học giả khác cũng phản hồi tích cực về luận văn này trên tạp chí Nature [224]. Nói tóm lại, điều này đã đặt ra những nghi ngờ và thách thức sâu sắc đối với thuyết tiến hóa của Darwin, vốn được xem là chuẩn mực.

3.3.2 Đột biến có hướng ở nấm men nảy chồi

Trong một nghiên cứu vào năm 2017 được công bố trên tạp chí PLOS Biology, nhóm nghiên cứu do ông Jonathan Houseley, nhà sinh học phân tử và di truyền học tại Viện Babraham thuộc Đại học Cambridge dẫn đầu, đã đưa ra một hiện tượng đột biến mới trong bộ gene của nấm men. [225]

Họ đã nghiên cứu một loại “biến thể số lượng bản sao” (copy number variation, CNV) rất phổ biến trong bộ gene của sinh vật nhân chuẩn và từ lâu đã được cho là xảy ra ngẫu nhiên. DNA thường sẽ chứa nhiều bản sao của trình tự nucleotide hoặc thậm chí là toàn bộ gene. Ví dụ, số lượng bản sao nhiễm sắc thể của người bình thường là 2, có một số vùng nhiễm sắc thể thì số lượng bản sao là 1 hoặc 3, tức là khu vực này đã xuất hiện “biến thể số lượng bản sao.” Hiện tượng này có liên quan đến rất nhiều bệnh ở người, đặc biệt, CNV trong ung thư thúc đẩy các khối u và kháng hóa trị.

Thí nghiệm của ông Houseley sử dụng nấm men nảy chồi, đã chứng minh trực tiếp rằng số lượng (CNV) của gene kháng đồng CUP1 tăng lên khi nấm men tiếp xúc với môi trường chứa đồng. Sự gia tăng số lượng gene này đã góp phần thúc đẩy sự hình thành của một loại gene kháng đồng mới, khiến nấm men có thể thích nghi nhanh hơn với môi trường giàu đồng.

Các nhà nghiên cứu đã khéo léo thiết kế gene CUP1 để nó không phản ứng với đồng mà phản ứng với một loại đường vô hại, không gây đột biến, gọi là galactose. Khi các tế bào nấm men đặc biệt này tiếp xúc với môi trường galactose, sự đa dạng về số lượng bản sao gene cũng đã thay đổi.

Phát hiện của nhóm ông Houseley đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy môi trường khắc nghiệt có thể kích thích tế bào kiểm soát những thay đổi trong gen nhằm tăng cường khả năng phục hồi của chúng một cách tốt nhất.

Ông Philip Hastings, Giáo sư về di truyền học phân tử và con người tại Đại học Y Baylor, đã nhận xét về kết quả của thí nghiệm này. Ông cho biết: “Đây là một cơ chế mới, cho thấy môi trường có thể tác động đến bộ gene để tạo ra các đột biến thích nghi khi cần thiết. Đây là một trong những cơ chế rõ ràng nhất về đột biến có hướng mà chúng ta từng thấy cho đến nay.”

Ngoài ra, tính kháng thuốc của vi khuẩn và virus cũng là những ví dụ về đột biến có hướng. Cho dù những vi khuẩn và virus này có thay đổi như thế nào, thì chúng cũng không thay đổi được những gì cơ bản của loài ban đầu, và đều không phải là “tiến hóa loài.”

3.4 “Thuyết tiến hóa là cái khung duy nhất, mọi thứ đều phải nằm gọn trong đó”

Các nghiên cứu được liệt kê ở trên cho thấy, các khái niệm “tiến hóa loài”, “chọn lọc tự nhiên” và “đột biến ngẫu nhiên” trong giả thuyết tiến hóa ban đầu của Darwin là không có căn cứ ở cấp độ di truyền. Kết quả các nghiên cứu gene hoàn toàn trái ngược với giả thuyết “tiến hóa” ban đầu của Darwin, một lần nữa phủ định hoàn toàn giả thuyết tiến hóa.

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là, “giả thuyết tiến hóa” đã tạo ra một bầu không khí “độc đoán” trong toàn bộ giới học thuật, không cho phép bày tỏ những ý kiến bất đồng. Bất kỳ phát hiện quan sát nào mâu thuẫn với thuyết tiến hóa, về cơ bản đều sẽ bị bóp méo và dán nhãn là tiến hóa, nhằm lấp đầy và che giấu những sơ hở và khiếm khuyết của giả thuyết này. Một số ít học giả kiên trì phản đối giả thuyết tiến hóa và từ chối tiếp thu nó thì sẽ bị loại trừ. Cứ như vậy, “giả thuyết tiến hóa” giống như một thùng thuốc nhuộm lớn, bất kỳ tấm vải trắng nào cũng phải được nhuộm từ chiếc “thùng” này để có cùng màu với nó.

Cho dù những sự thật khoa học đã được các khoa học gia sau này phát hiện trái ngược với giả thuyết tiến hóa ban đầu đến đâu, nếu chúng muốn có chỗ đứng trong giới học thuật, thì phải đội lên cái mũ “thuyết tiến hóa.” Ví dụ như “thuyết tiến hóa phi Darwin” [226], “Sinh học phân tử phi Darwin” [227], biểu thị là bài viết ủng hộ thuyết tiến hóa. Đây chính là lý do tại sao hệ thống lý thuyết của “giả thuyết tiến hóa” đã không ngừng được những người ủng hộ nó sửa đổi và đưa ra các phiên bản mới khác nhau.

Các quy luật sinh học do các nhà di truyền học và sinh học phân tử phát hiện vốn dĩ hoàn toàn trái ngược với giả thuyết tiến hóa, nhưng sau đó cũng bị đưa vào cái khung của thuyết tiến hóa và được giả thuyết tiến hóa “nhuộm màu” ở các mức độ khác nhau.

Ví dụ, sau khi các khoa học gia mở ra kỷ nguyên mới, chẳng hạn như Mendel và Morgan phát hiện ra các quy luật di truyền. Thực ra họ rất phản đối thuyết tiến hóa của Darwin, bởi vì khi Darwin đưa ra thuyết tiến hóa, ông không biết về khái niệm di truyền học. Morgan đã viết hai cuốn sách quan trọng, cuốn đầu tiên là “Tiến hóa và thích nghi” (Evolution and Adaptation, 1903), trong đó ông chỉ trích mạnh mẽ lý thuyết của Darwin; cuốn sách thứ hai là “Phê phán thuyết tiến hóa” (A Critique of the Theory of Evolution, 1916). Nhưng về sau Morgan cũng buộc phải thỏa hiệp và từ bỏ quan điểm ban đầu của mình. [228]

Một ví dụ khác là khi lý thuyết trung tính lần đầu tiên được phát hiện, rõ ràng nó đã đi ngược lại với “chọn lọc tự nhiên” của “giả thuyết tiến hóa,” nhưng nó đã nhanh chóng bị thu nạp và trở thành một bộ phận của hệ thống “tiến hóa.”

Đột biến có hướng rõ ràng là trực tiếp phủ nhận “đột biến ngẫu nhiên,” nhưng cũng nhanh chóng bị thu nạp và đưa vào hệ thống “giả thuyết tiến hóa.” Ngay cả bài viết về cây Arabidopsis thaliana cũng được viết theo tư duy của thuyết tiến hóa.

“Giả thuyết tiến hóa” giống như một con tắc kè hoa với những nguyên tắc và lập trường luôn thay đổi. “Thuyết tiến hóa là cái khung duy nhất, mọi thứ buộc phải phù hợp với nó.”

Hơn nữa, nghiên cứu rõ ràng là phản đối thuyết tiến hóa, nhưng lại phải làm trái với lương tâm, dán nhãn là ủng hộ thuyết tiến hóa. Một ví dụ điển hình là nghiên cứu ảnh chụp mã vạch DNA được công bố trên tạp chí Human Evolution vào năm 2018 mà chúng tôi đã đề cập trong Chương 1. Nghiên cứu này phát hiện 9/10 loài trên Trái Đất ngày nay, bao gồm người, chim, cá, gấu, v.v. đều đã xuất hiện từ 100,000 đến 200,000 năm trước, mà không phải là tiến hóa từ từ như giả thuyết tiến hóa mô tả. Bài viết này trực tiếp phủ nhận sự tiến hóa của các loài trong thuyết tiến hóa, đánh trúng vào tử huyệt của thuyết tiến hóa. Tuy nhiên, tác giả bài viết lại thêm một câu ở vị trí rất nổi bật trong dòng tiêu đề của bài báo, nói rằng tác phẩm này tuân theo quan điểm chủ lưu về sự tiến hóa của loài người. [229]

Tinh thần khoa học thực ra rất đơn giản, đó là tôn trọng sự thật. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu khoa học bị pha trộn vào nhiều yếu tố rắc rối, vi phạm tinh thần khoa học, thì sẽ làm cho những điều đơn giản trở nên vô cùng phức tạp, thậm chí còn dẫn đến lệch lạc. Đây có thể là một trong những lý do giải thích tại sao giả thuyết tiến hóa đầy sơ hở, nhưng vẫn có thể chiếm lĩnh toàn bộ giới sinh vật học trong hơn 160 năm mà không bị “lật đổ.”

Tuy nhiên, dù “giả thuyết tiến hóa” có thay đổi và ngụy trang như thế nào, thì một người có đầu não thanh tỉnh sẽ biết rằng một loài không thể “tiến hóa” thành một loài mới khác. Sự thật sắt đá này vĩnh viễn không bao giờ có thể thay đổi được.


Trong các chương trước, thông qua liệt kê các sự kiện khoa học thực tế, chúng tôi đã chứng minh một cách logic rằng giả thuyết tiến hóa của Darwin là không thể đứng vững. Các nguyên nhân chủ yếu là:

  1. Lấy cục bộ để khái quát toàn bộ;
  2. Lẫn lộn về khái niệm;
  3. Nghiệm chứng thất bại;
  4. Vi phạm quy luật tự nhiên;
  5. Con người không phải từ khỉ tiến hóa thành;
  6. Không phải là “tiến hóa từ từ” mà là “bùng nổ đột ngột”;
  7. Không phải là “chọn lọc tự nhiên” mà là “thiết kế có chủ ý”;
  8. Nhìn thì giống như “thoái hóa cấu trúc,” thực ra đều là “có tác dụng lớn”;
  9. Không phải là “cạnh tranh tàn khốc” mà là “cộng sinh cùng có lợi”;
  10. Không phải “sự thật khoa học” mà là “lừa dối, giả mạo”;
  11. Sự phức tạp và hiệu quả của sinh mệnh trực tiếp phủ định “tiến hóa”;
  12. Gene hoàn toàn ngược với “tiến hóa”;
  13. “Cây tiến hóa hệ thống” là cây giả tưởng không có căn cứ.

“Thuyết tiến hóa” là một giả thuyết không có cơ sở, nhưng lại được rất nhiều người ủng hộ. Nó không ngừng lấp đầy hệ thống lý luận của mình bằng các nội dung mới. Ngay cả những khám phá khoa học sau này đi ngược lại với “thuyết tiến hóa”, cũng đều bị đưa vào “cái khung lớn” của “thuyết tiến hóa”, khiến mọi người không còn cơ hội nào để phản đối “thuyết tiến hóa” nữa.

Trong “Chương 3 (Phần 2)” của loạt bài viết này, chúng tôi đã liệt kê một số lượng lớn ví dụ về các nghiên cứu di truyền phủ nhận tiến hóa của các loài. Trong “Chương 3 (Phần 3)” này, chúng tôi sẽ tiếp tục liệt kê một công cụ được sử dụng trong hệ thống “tiến hóa”: “Cây tiến hóa hệ thống.”

Người Á Đông thường biết về gia phả hoặc phả hệ. Nếu quý vị muốn truy tra nguồn gốc và những thay đổi của gia tộc mình, quý vị có thể xây dựng một cây gia phả để kết nối tổ tiên và các thế hệ sau với nhau.

Trong lĩnh vực sinh học, chịu ảnh hưởng của quan niệm sai lầm do Darwin đề ra về “tiến hóa loài,” người ta đã phát minh ra “cây tiến hóa hệ thống.” Tương tự như khái niệm về “cây phát sinh gene,” đây là một giả thuyết về mối liên hệ tiến hóa giữa các loài khác nhau, tương tự như mối quan hệ họ hàng giữa các thành viên trong gia phả của con người.

Trong “cây tiến hóa” này, mỗi loài giống như một thành viên trong gia tộc, còn các đường phân nhánh và đường nối thì biểu thị sự phân kỳ tiến hóa và tổ tiên chung. Quý vị có thể truy tra tổ tiên của một loài, mối quan hệ của nó với các loài khác và hậu duệ của nó, giống như quý vị tìm thông tin về tổ tiên và anh chị em của mình trong phả hệ vậy.

Con người đúng là có quan hệ họ hàng và nguồn gốc gia tộc, nhưng “cây tiến hóa” chỉ là cây giả tưởng không có cơ sở. Các “nút” trên cây là giả tưởng, mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật khác nhau cũng là giả tưởng. Cái gọi là “đại thụ” này là một cây giả tưởng hoàn toàn không tồn tại. Khi các khoa học gia nghiên cứu “cây tiến hóa” này đã phải đối mặt với khó khăn trùng trùng: Rốt cuộc phải chọn gene nào? Cùng một dữ liệu, dùng các phương pháp khác nhau để phân loại sẽ sinh ra các mối quan hệ vai vế rất khác nhau. Vừa rồi còn là ông nội, giờ lại bị xác định là cháu trai, vai vế hỗn loạn.

Lý do cơ bản là “tiến hóa loài” của Darwin là một mô hình sai lầm. Sử dụng ý tưởng sai lầm của Darwin về “tiến hóa loài” để cố gắng tìm hiểu nguồn gốc của sinh mệnh và giải thích dữ liệu lớn về gene, thì cũng giống như người mù sờ voi, không bao giờ có thể nhìn rõ.

Chúng ta đều biết đồ chơi xếp hình Lego, nó có hàng trăm bộ phận giống nhau, có thể ghép thành nhiều hình thù khác nhau theo ý tưởng thiết kế của người lắp ráp. Mỗi lần lắp ráp, có thể sẽ thu được các sản phẩm rất khác nhau, ví dụ như phi cơ hay lâu đài, v.v. Vậy những chiếc phi cơ và lâu đài này có nhất định có chung một tổ tiên hay không? Giữa các sản phẩm lắp ráp khác nhau có nhất định có mối quan hệ họ hàng hay không? Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về những vấn đề này ở nhiều cấp độ.

4. Lỗ hổng trí mạng của “cây tiến hóa hệ thống”

Giả thuyết “Cây tiến hóa” của Darwin đã cố gắng vẽ nên một bức tranh về sự tiến hóa của sinh mệnh từ những sinh vật đơn bào đơn giản nhất cho đến con người. Trong các chương trước, chúng tôi đã sử dụng các bằng chứng nghiên cứu khoa học chi tiết, từ các cấp độ và góc độ nghiên cứu sinh học khác nhau, để chứng minh một “định luật sắt” rằng: một loài không thể biến thành loài khác. Nói cách khác, “cây tiến hóa” giả tưởng của Darwin về cơ bản là một cái cây không có bất kỳ cơ sở khoa học nào. Nó không thể đứng vững.

“Cây phát sinh hệ thống” hay “Cây hệ thống” (phylogenetic tree), vốn được thiết kế để thể hiện tính đa dạng của các sinh vật quan sát được trên Trái Đất. Nó là một công cụ cơ bản để phân loại sinh vật và có thể được sử dụng để phân tích sự tương đồng giữa các loài sinh vật khác nhau. [230]

Thật không may, kể từ thời đại Darwin, công cụ phân tích vốn không liên quan đến “thuyết tiến hóa” này cũng đã bị thu nạp vào hệ thống giả thuyết tiến hóa. Nó đã trở thành một công cụ mạnh mẽ được dùng để chế tạo “cây tiến hóa” giả tưởng của Darwin. Nó đã bị cho thêm nội hàm “tiến hóa” và thường bị gọi nhầm là “cây tiến hóa hệ thống.”

Rất nhiều người đã bị mê hoặc trước “cây tiến hóa hệ thống” có vẻ sum suê và lầm tưởng rằng sinh học phân tử hiện đại đã thành công tìm ra rất nhiều bằng chứng cho giả thuyết tiến hóa. Tuy nhiên, như mọi người đã biết, thân của “cây tiến hóa hệ thống” cũng giống như giả thuyết “nguồn gốc các loài” vậy, là một suy đoán chủ quan. Nó là một cái cây giả tưởng và không có bất kỳ cơ sở nào.

4.1 Nguồn gốc và biến thể

Vào năm 1753, cha đẻ của lĩnh vực phân loại sinh học Carl von Linné (1707-1778) đã xuất bản cuốn “Species Plantarum,” mở ra chương đầu cho việc phân loại sinh học với tên chi và loài bằng tiếng Latinh.

Ông Carl von Linné đã chia mối quan hệ giữa thực vật và môi trường sinh trưởng của chúng thành sáu loại. Đồng thời dựa theo cấu tạo của động vật, ông chia chúng thành động vật có vú, chim, lưỡng cư, cá, côn trùng và giun. Đây là phương pháp phân loại cổ điển sớm nhất. Các sinh vật được đặt tên dựa trên hình thái, cấu trúc sinh lý và tập quán sinh sống của chúng. Các thế hệ sau đã cải tiến phương pháp phân loại sinh học của ông Carl von Linné. Họ phân loại các sinh vật sống theo giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi và loài.

Bản thân cách phân loại này không có gì sai, bởi các loại sinh vật vốn dĩ rất đa dạng, chúng cùng chung sống trên Trái Đất. Đây chính là tính đa dạng sinh học của các loài.

Từ “Phylogeny” có nguồn gốc từ “Phylogenie” trong tiếng Đức, có nghĩa là phát sinh hệ thống. Các nghiên cứu ban đầu về phát sinh hệ thống chủ yếu là kiến lập dựa trên các đặc điểm hình thái. Tuy nhiên vào năm 1866, nhà sinh vật học người Đức Ernst Haeckel (1834-1919, một người ủng hộ “thuyết tiến hóa” của Darwin) đã chế ra một “bản đồ tiến hóa phôi thai” hoàn toàn không tồn tại. Cùng năm đó, ông ấy còn vẽ ra “cây tiến hóa hệ thống nhân loại,” định nghĩa sai tổ tiên chung cho các loại sinh vật trên Trái Đất, sau đó lại thể hiện chúng trên một cái cây theo trí tưởng tượng. Nó giống như một cái cây lớn, bắt đầu từ một thân chính và không ngừng phân nhánh, từng bước mọc ra cành và lá. [231]

Cứ như vậy, khái niệm “phát sinh hệ thống” đã bị áp đặt vào nội dung của “tiến hóa.” Nó bị lợi dụng để hình dung “cây sự sống” trong giả thuyết “tiến hóa loài.” Cuối cùng, nó đã trở thành một “cây tiến hóa hệ thống” để củng cố cho giả thuyết sai lầm của Darwin.

Có một câu ngạn ngữ tiếng Anh rằng, “A picture is worth a thousand words” (Một bức tranh đáng giá một ngàn từ). Những bức tranh đẹp thực sự có thể đóng một vai trò tích cực rất lớn khi được sử dụng để truyền đạt chân lý và hướng con người tới cái thiện. Tuy nhiên, nếu một bức tranh, một công cụ trực quan mạnh mẽ, được sử dụng để truyền đạt thông tin hư cấu và về cơ bản là sai lầm, thì bức tranh đó cũng tệ như hàng ngàn lời dối trá.

Cây tiến hóa hệ thống nhân loại do ông Haeckel vẽ vào năm 1866. (Cây sự sống mà Haeckel nhìn thấy trong Sự tiến hóa của loài người. Tác giả Ernst Haeckel – Phiên bản đầu tiên từ en.wikipedia. Các phiên bản sau bắt nguồn từ bản quét này, từ Bảo tàng Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ). (Ảnh: Tài sản công)
Cây tiến hóa hệ thống nhân loại do ông Haeckel vẽ vào năm 1866. (Cây sự sống mà Haeckel nhìn thấy trong Sự tiến hóa của loài người. Tác giả Ernst Haeckel – Phiên bản đầu tiên từ en.wikipedia. Các phiên bản sau bắt nguồn từ bản quét này, từ Bảo tàng Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ). (Ảnh: Tài sản công)

Vào năm 1966, nhà sinh vật học người Đức Willi Hennig (1913-1976) đã xuất bản cuốn “Hệ thống phát sinh loài” (Phylogenetic Systematics), trở thành cơ sở của lĩnh vực sinh học hệ thống. Trong cuốn sách này, ông Willi Hennig đã thẳng thắn thừa nhận nhiệm vụ đặc biệt quan trọng – “sắp xếp” – là khó khăn và phức tạp như thế nào. [232]

Khi con người còn lúng túng trong việc phân loại các loài, sự phát triển của sinh học phân tử hiện đại vừa vặn đã mang tới một lượng lớn dữ liệu di truyền mới. Vừa nhìn vào những dữ liệu này, người ta đã cảm thấy hào hứng như bước vào một cửa hàng kẹo lung linh đủ loại. Ngoài sự phấn khích, mọi người bắt đầu xây dựng các loại cây phát sinh hệ thống bằng cách sử dụng các phương pháp và số liệu di truyền khác nhau.

Người ta thường xây dựng cây tiến hóa tùy theo mức độ khác biệt về gene của các loài khác nhau. Mỗi nút (node) của cây tiến hóa đại diện cho một tổ tiên chung hoặc một sự kiện dẫn đến sự phân hóa của các loài. Các nhánh cây đại diện cho các nhánh tiến hóa, hay còn gọi là nhánh (clade), trong khi các phiến lá thường đại diện cho một loài cụ thể. Khi xây dựng cây phát sinh loài, người ta thường sử dụng phương pháp bắt nguồn từ gốc (rooted) để tìm tổ tiên chung giả định, hoặc sử dụng phương pháp không bắt nguồn từ gốc (unrooted), không cần có một tổ tiên chung giả định.

Hiện tại có rất nhiều phương pháp để xây dựng cây tiến hóa, bao gồm Neighbor joining (NJ), Likelihood, Parsimony và Bayesian. Do hạn chế về số liệu hoặc phương pháp, đôi khi một nút có thể phân nhánh thành nhiều nhánh tiến hóa.

Cần lưu ý rằng đây chỉ là một mô tả ngắn gọn về quá trình xây dựng cây tiến hóa, các phương pháp và ứng dụng cụ thể có thể phức tạp và đa dạng hơn.

Năm 1990, nhà vi trùng học người Mỹ Carl Woese (1928-2012), nhà thực vật học và vi sinh vật học người Đức Otto Kandler (1920-2017) cùng nhà vi sinh vật học người Mỹ Mark L. Wheelis đã đề nghị một “cây sự sống” bao gồm ba hệ sinh vật tổ thành là vi khuẩn cổ, vi khuẩn và sinh vật nhân thực. [233]

Sau đó, người ta đã xây dựng lại cây tiến hóa sự sống giả định dựa trên các gene trên SSU 16S (18S) rRNA của RNA ribosome mà phân bố rộng rãi trong giới sinh vật. [234]

Với sự cộng tác của các nhà sinh vật học, nhà phát triển cơ sở dữ liệu và những người khác, cây sự sống (TimeTree), một nguồn tài nguyên trực tuyến về tiến hóa loài giả định đã được công bố lần đầu tiên vào năm 2007.

Đến năm 2015, TimeTree đã bao gồm 50,632 loài từ 2,274 bài báo đã xuất bản, được trình bày theo hình xoắn ốc [235]. Vào tháng Chín cùng năm, “Open Tree of Life” (cây sự sống phát sinh loài trực tuyến) chứa nhiều số liệu hơn về các loài mới đã được công bố [236]. Năm 2016, một phiên bản mới đã được phát hành, kết hợp nhiều dữ liệu di truyền hơn [237]. Năm 2022, phiên bản thứ năm đã được công bố, nó bao gồm 137,306 loài được đề cập đến bởi 4,075 bài báo đã xuất bản, là phiên bản lớn nhất cho đến hiện tại. [238]

Mặc dù “cây tiến hóa” đã tiêu tốn thời gian và sức lực của rất nhiều người làm khoa học, và có vẻ như ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, nhưng trên thực tế, về cơ bản nó là sai lầm, và có những sai sót lý thuyết cố hữu.

4.2 Các “nút” giả định

Tiền đề chính của việc xây dựng một “cây phát sinh hệ thống” là giả định rằng có một “tổ tiên chung” giữa loài này với loài khác. Nó dựa trên bằng chứng di truyền hoặc bằng chứng hình thái học hiện tại để suy ra quan hệ họ hàng trong quá khứ.

Ông Barry Hall, Giám đốc Viện nghiên cứu Bellingham tại Washington, Hoa Kỳ, Giáo sư về bộ gene và thông tin sinh học tại Trung tâm Khoa học Bộ gene của Viện nghiên cứu Allegheny-Singer (Genomics and Bioinformatics at the Allegheny-Singer Research Institute’s Center for Genomic Sciences), Giáo sư danh dự về sinh vật học tại Đại học Rochester, đã xuất bản một bài viết mang tính hướng dẫn cách xây dựng “cây phát sinh hệ thống” trên tập san “Sinh học phân tử và tiến hóa” vào năm 2013. Trong đó viết như sau:

“Giả định cơ bản nhất trong việc phân tích phát sinh loài là tất cả các trình tự gene trên cây đều có cùng mối quan hệ, tức là có nguồn gốc từ một tổ tiên chung. Các chương trình căn chỉnh sẽ sắp xếp các trình tự gene, dù tương đồng hay không. Tất cả các chương trình tạo cây sẽ tạo một cái cây từ trình tự đó. Tuy nhiên, nếu các trình tự không thực sự có nguồn gốc từ một tổ tiên chung, thì cái cây sẽ vô nghĩa và hoàn toàn có thể gây hiểu nhầm.” [239]

Điều đó có nghĩa là, mối quan hệ họ hàng giữa các loài khác nhau trên “cây tiến hóa hệ thống” đều là giả thuyết. Cũng chính là nói, những “điểm nút” của cây là tưởng tượng, hư cấu, hoàn toàn không tồn tại. Những cái cây cao chót vót với cành lá sum suê đó đều là hư cấu, căn bản không thể đứng vững.

Hơn nữa, hiện tại chưa phát hiện bằng chứng nào có thể dùng để kiểm chứng sự tồn tại của một “tổ tiên chung” giữa các loài khác nhau. Một lượng lớn bằng chứng từ khảo cổ học, địa chất học và sinh học phân tử cho thấy nguồn gốc sinh mệnh trên Trái Đất không phải là một mô hình tiến hóa đơn lẻ, tuyến tính và lâu dài như Darwin mô tả, hơn nữa cũng không có trình tự trước sau. Ngược lại, sinh mệnh trên Trái Đất có đặc điểm tuần hoàn theo một chu kỳ lặp đi lặp lại là “nhiều lần bộc phát → tuyệt chủng.”

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đều không ủng hộ giả thuyết về tiến hóa loài, chẳng hạn như sự tập trung đột ngột của 20 đến 35 loại hóa thạch của các ngành khác nhau trong Kỷ Cambri [240]; nghiên cứu chụp ảnh mã vạch DNA trên Human Evolution cho thấy 9/10 loài trên Trái Đất xuất hiện cùng một lúc (trong khoảng 100,000 đến 200,000 năm trước) [241]; hóa thạch của một động vật có xương sống 300 triệu năm tuổi tại Công viên quốc gia Canyon ở Utah [242]; ngoài ra, còn có rất nhiều dấu chân của con người đã tồn tại trước khi nhân loại xuất hiện theo giả thuyết tiến hóa [243]. Tất cả đều là bằng chứng rõ ràng đối nghịch với “tiến hóa loài” mà Darwin tưởng tượng ra.

Do đó, sự xuất hiện của các loài khác nhau trên Trái Đất là không có trình tự trước sau, mà là gần như đồng thời, căn bản không có tổ tiên chung, các điểm nút trên cây phát sinh hệ thống là hoàn toàn không tồn tại. Cái gọi là cây đại thụ cao chót vót là không tồn tại, trên thực tế chúng chỉ có thể là những “bụi cây” nho nhỏ.

Mối tương quan giữa gene của các loài khác nhau và mức độ biến đổi trong cùng một loài là có thể tồn tại, nhưng những điều này không thể chứng minh cho sự “tiến hóa vĩ mô” giữa các loài khác nhau, tức là sự nhảy vọt của các loài giữa các nút khác nhau.

4.3 “Mục lục” hư cấu

Vì cây tiến hóa hệ thống cần phải sắp xếp tất cả các loại sinh vật trên Trái Đất theo các loại khác nhau và thời gian phát sinh giả định, nên nó liên quan đến vấn đề phân loại.

Trong cách phân loại truyền thống, mỗi đơn vị phân loại đều có đặc điểm nhận dạng tương đối rõ ràng. Ví dụ, các đặc điểm của động vật có vú bao gồm tiết sữa, có lông, nhiệt độ ổn định, v.v., các đặc điểm của chim bao gồm có lông, có mỏ, đẻ trứng, v.v.

Tuy nhiên, phương pháp phân loại là một sản phẩm của con người, trong việc phân loại và đặt tên thường có tính chủ quan rất mạnh.

Ví dụ, khi chúng ta sử dụng máy điện toán để quản lý tệp. Mỗi một tệp là một cá thể khách quan, nhưng cấu trúc thư mục là được con người phân chia, việc đặt tệp nào trong mỗi thư mục cũng do con người quyết định. Một tệp có thể được đặt trong thư mục A hoặc thư mục B, tức là quan hệ vị trí giữa các tệp là do con người quyết định. Điều này tương tự như sự tồn tại của các loài riêng lẻ, mối quan hệ giữa các loài là do con người giả định ra.

Cấu tạo và chức năng của một số sinh vật vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn, chẳng hạn như bạch tuộc. Bạch tuộc có cấu trúc cơ thể rất đặc biệt. Nó có 3 trái tim, 8 cái vòi, một bộ não và hệ thần kinh vô cùng phức tạp [244]. Bạch tuộc có 500 triệu tế bào thần kinh, ngoài trung tâm não chính, mỗi cái vòi của bạch tuộc còn có một nhóm nhỏ tế bào thần kinh điều khiển chuyển động, tương đương với 8 tiểu não độc lập [245].

Bạch tuộc sở hữu một số khả năng siêu phàm thoát tục: chúng có thể giải đố, thay đổi hình dạng và màu sắc, thậm chí là chỉnh sửa gene của bản thân. So với bộ gene của con người, bạch tuộc có nhiều hơn 33,000 gene mã hóa protein, hơn nữa trong gần như mỗi gene mã hóa protein đều tồn tại các vị trí chỉnh sửa adenosine-to-inosine (A-to-I) mRNA. Ngược lại, con người chỉ có 1% đến 3% mRNA mã hóa protein có các vị trí tương tự [246].

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là bạch tuộc, loài được quy là động vật chân-đầu trong động vật thân mềm, đã xuất hiện trên Trái Đất cách đây 500 triệu năm trước. Cấu trúc và chức năng độc đáo và phức tạp của nó khiến các khoa học gia bối rối: Nó nên được đặt ở đâu trong cây tiến hóa hệ thống? Đây thực sự là một nan đề rất lớn.

Ngay khi các khoa học gia đang rất bối rối, thì vào năm 2018, một nhóm các nhà sinh học vũ trụ đến từ Đại học Buckingham, Vương quốc Anh, và Trung tâm Lý sinh Michigan, Hoa Kỳ, cùng các học giả đến từ Australia, đã mạnh dạn công bố một luận văn trên tập san học thuật “Tiến bộ trong Lý sinh và Sinh học phân tử” (Progress in Biophysics and Molecular Biology). Luận văn này tuyên bố bạch tuộc có thể là sinh vật theo cùng một ngôi sao chổi rơi xuống Trái Đất trong thời gian Bùng nổ kỷ Cambri. [247]

Cấu trúc và chức năng độc đáo phức tạp của bạch tuộc khiến các khoa học gia bối rối. (Ảnh: amretsunique/Shutterstock)
Cấu trúc và chức năng độc đáo phức tạp của bạch tuộc khiến các khoa học gia bối rối. (Ảnh: amretsunique/Shutterstock)

Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận về câu trả lời cho câu hỏi “bạch tuộc sinh ra như thế nào” ở các chương sau, nhưng phỏng đoán táo bạo này của các khoa học gia thực chất đã phản ánh suy nghĩ táo bạo của con người về những sinh vật vô cùng phức tạp và khó hiểu trên Trái Đất. Ít nhất kiểu tư duy này đã phá vỡ cách giải thích hạn hẹp và phiến diện về nguồn gốc của sinh mệnh, chỉ xem Trái Đất là một hệ thống khép kín của Darwin.

Kỳ thực, mỗi loài đều tồn tại độc lập, mối quan hệ tiến hóa bị áp đặt giữa các loài cũng chính là những “thư mục” do “cây tiến hóa hệ thống” tạo ra, căn bản là không tồn tại.

4.4 Sai lầm về tôpô học

Phân tích việc phát sinh loài là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết lượng lớn dữ liệu [248]. Ví dụ, so sánh các đơn vị phân loại được giải trình tự từ các locus (vị trí của gene trên nhiễm sắc thể) khác nhau, xử lý dữ liệu bị thiếu, sao chép và so sánh các phân tích trên tất cả các locus. Trong quá trình phân tích cây tiến hóa hệ thống sẽ xuất hiện các sai lầm không thể tránh khỏi về tôpô học.

Tôpô học là một ngành toán học nghiên cứu hình dạng và tính chất liên kết của không gian, giống như trò nặn chất dẻo “plasticine” mà trẻ em hay chơi, thường được gọi là “hình học plasticine.” Nó chủ yếu tập trung vào sự biến dạng, kéo dài và uốn cong của vật thể. Có thể tưởng tượng nó như một lĩnh vực khám phá phương thức liên kết các vật thể với nhau.

Lý thuyết về tôpô học có thể được ứng dụng trong cây tiến hóa. Sai lầm về tôpô học của cây tiến hóa hệ thống có thể được giải thích bằng một phép ẩn dụ. Hãy tưởng tượng rằng bạn muốn vẽ một cây phả hệ thể hiện mối quan hệ họ hàng giữa các thành viên trong gia đình. Nếu bạn đang vẽ cây phả hệ và đặt nhầm ai đó vào nhánh không chính xác, hoặc bỏ qua quan hệ họ hàng của ai đó, thì đó là sai lầm về tôpô học trong cây phả hệ. Sai lầm này có thể khiến cây phả hệ không phản ánh chính xác mối quan hệ họ hàng thực sự.

Tương tự như vậy, sai lầm về tôpô học của cây tiến hóa hệ thống là chỉ các lỗi tương tự trong việc xây dựng hình dạng của các mối quan hệ tiến hóa, khiến sơ đồ quan hệ giữa các loài không chính xác, đem các vật chủng khác nhau liên kết lại hoặc phân loại không chính xác một số loài nào đó trong cùng một nhánh.

Ngay từ năm 1989, ông Michael Lynch, viện sĩ nổi tiếng thế giới của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia kiêm chủ tịch Hiệp hội Di truyền học Hoa Kỳ đã đăng một bài báo trên tập san “Evolution.” Bài viết này cho biết: “Ngay cả với lượng dữ liệu khổng lồ, nếu phương thức phân nhánh giữa các loài là phiêu bạt ngẫu nhiên và đột biến, thì các cây phát sinh loài với khoảng cách giữa sáu loài trở lên hầu như luôn chứa các sai lầm về tôpô học… Hơn nữa, khi xem xét kỹ hơn, có vẻ như việc giả định về sự khác biệt chọn lọc liên tục giữa các loài sẽ loại bỏ hoàn toàn khả năng xác định chuẩn xác các điểm phân nhánh trong một cây phát sinh hệ thống.” [249]

Tóm lại, ngay cả trong mô hình đột biến trung tính đơn giản nhất, khi nhiều dữ liệu khác nhau được nhập vào để tái tạo mối quan hệ phát sinh loài (tiến hóa sinh học), khi dữ liệu vượt quá sáu loài, thì không cách nào tái tạo lại mối quan hệ phát sinh (tiến hóa sinh học) giữa các loài được nữa.

Nói cách khác, đối với một cái cây đơn giản, không có gì bảo đảm rằng sẽ không có sai sót giữa sáu loài trở lên, chứ chưa nói đến mô hình của một cây phức tạp. Bởi vì các mô hình tiến hóa hiện tại không thể ứng phó với sự phức tạp sinh học, cũng giống như bài toán nhiều vật thể trong vật lý hoặc nguyên lý bất định trong cơ học lượng tử.

Tuy nhiên, tại sao với rất nhiều dữ liệu như vậy mà vẫn không thể xây dựng một cây tiến hóa hệ thống vững chắc?

Lý do cơ bản là, “tiến hóa loài” của Darwin là một giả thuyết sai lầm. Sử dụng tư duy sai lầm về “tiến hóa loài” để cố gắng tìm hiểu nguồn gốc của sinh mệnh và giải thích dữ liệu lớn về gene, cũng giống như người mù sờ voi, vĩnh viễn không bao giờ biết được toàn bộ diện mạo của nó; giống như mò trăng dưới biển, chỉ có thể là ảo mộng mà thôi.

Vì vậy, khi bắt tay vào “dựng cây,” người ta thường hồ hởi cao hứng, nhưng khi áp dụng vào thực tế thì khó khăn trùng trùng. Càng có nhiều tinh anh nhân sĩ trong ngành và lĩnh vực, họ càng nhận thức được rõ ràng rằng: “cây tiến hóa hệ thống” có một sai lầm về tôpô học cố hữu, điều này trực tiếp phủ nhận tính khả thi của cây này. Rất nhiều bài viết dựng cây thường chỉ là hình thức để có được bằng cấp, chứ không hề thu được kiến ​​thức thực sự gì. Khiếm khuyết này đã đánh trúng tử huyệt của “cây tiến hóa,” đó là một cái cây hoàn toàn không thể đứng vững.

5. “Cây tiến hóa hệ thống” có sự mâu thuẫn

Khi mọi người vừa thu được một lượng lớn dữ liệu về bộ gene, họ nghĩ rằng họ đã tìm thấy một công cụ rất tốt để miêu tả “cây sự sống.” Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, càng ngày người ta càng phát hiện có rất nhiều mâu thuẫn trong dữ liệu di truyền.

Bà Elizabeth Pennisi, một tác giả khoa học nổi tiếng, đã chỉ ra trong một bài báo với tiêu đề “Dữ liệu bộ gene làm rung chuyển cây sự sống” đăng trên tạp chí “Science” vào năm 1998 rằng: “Sự bối rối mà những dữ liệu di truyền này mang lại cho mọi người vượt xa so với niềm cảm hứng.” [250]

5.1 Gene khác nhau, kết quả khác nhau

Đầu tiên, những người ủng hộ thuyết tiến hóa thường giả định rằng tất cả các sinh vật đều có nguồn gốc từ một tổ tiên. Họ cố gắng tìm các trình tự gene “được bảo tồn về mặt tiến hóa” (tức là thường ổn định bất biến) trong bộ gene của sinh vật. Còn việc chọn gene nào để xây dựng “cây tiến hóa” thì là vấn đề “còn nhiều ý kiến ​​khác nhau.”

Nhà di truyền học phân tử người Mỹ Rorbert Feldman đã nói trong một cuộc phỏng vấn với bà Elizabeth Pennisi rằng: “Gene nào được dùng, thì vị trí tiến hóa thu được sẽ như thế.” [251]

Ví dụ, trong lĩnh vực nghiên cứu vi khuẩn, nhà vi sinh vật học và sinh lý học người Mỹ Carl Richard Woese (1928~2012) đã đề nghị rằng dựa theo trình tự gene 16S rRNA của tiểu đơn vị nhỏ của ribosome vi khuẩn để xác định mức độ giống nhau của vi khuẩn, từ đó xác định mối quan hệ họ hàng của các vi khuẩn khác nhau. [252]

Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện giữa các loài khác nhau không chỉ có sự chuyển gene dọc mà còn có sự chuyển gene ngang (horizontal gene transfer). Hiện tượng này đề cập đến quá trình một sinh vật truyền vật liệu di truyền cho các tế bào khác chứ không phải tế bào con của nó, dẫn đến sự nhầm lẫn hơn nữa trong cấu trúc của cây tiến hóa. Vì vậy, bà Elizabeth Pennisi cũng cho biết trong bài báo trên tạp chí “Science” rằng: “Tuy nhiên, việc so sánh bộ gene của vi sinh vật mới được giải trình tự với bộ gene của các sinh vật nhân chuẩn như nấm men v.v. đã khiến bức tranh rõ ràng này biến thành hỗn loạn, làm dấy lên nghi ngờ về sự phân loại của tất cả sinh vật sống.” [253]

5.2 “Gia phả” hỗn loạn

Một vấn đề lớn nữa là cùng một dữ liệu, sử dụng các thuật toán khác nhau sẽ cho kết quả là các cây phát sinh hệ thống khác nhau. Cuối cùng thường là “chồng nói chồng đúng, mẹ chồng nói mẹ chồng đúng,” dẫn đến trường kỳ tranh luận.

Mọi người đều quen thuộc với gia phả. Trong một gia phả, những người cùng thế hệ được xếp ngang hàng với nhau, anh chị em là một thế hệ, cha mẹ là một thế hệ, ông bà là một thế hệ.

Trong cây tiến hóa hệ thống, nếu sử dụng các gene khác nhau hoặc các phương pháp phân loại khác nhau, thì có thể sẽ xuất hiện các mối quan hệ vai vế rất khác nhau.

Ví dụ điển hình là cuộc tranh luận học thuật về quan hệ họ hàng của thực vật hạt trần. Cuộc tranh luận này đã diễn ra gần 30 năm nhưng vẫn chưa đi đến hồi kết. Thực vật hạt trần có thể được chia thành cây vạn tuế, cây bạch quả, cây bách, cây thông và cây dây gắm. Cùng với thực vật hạt kín, chúng tổ thành nhánh thực vật có hạt. Trước đây, người ta cho rằng chi dây gắm có quan hệ gần gũi với thực vật hạt kín, nhưng sinh học tiến hóa dựa trên nghiên cứu DNA đã lật ngược quan điểm này. Hiện tại có rất nhiều phỏng đoán, một nhóm cho rằng cây dây gắm giống với cây thông nhất, một nhóm khác cho rằng cây dây gắm giống với cây bách nhất, một nhóm khác lại cho rằng cây dây gắm là nhóm chị em của các loài thực vật hạt trần khác, còn có một nhóm khác nghĩ rằng cây dây gắm là một nhóm chị em của các cây thực vật có hạt khác. [254]

Kết quả là những người có quan điểm khác nhau nhất quyết giữ vững quan điểm của mình, không ai thuyết phục được đối phương. Vì vậy, năm “cây tiến hóa” khác nhau cùng tồn tại cùng một lúc. Trong mỗi cây tiến hóa, vai vế của các loài thực vật khác nhau có sự hỗn loạn, một thời gian là cháu, một thời gian là ông. Ví như cùng một người trong một nhà, dùng phương pháp này phân tích thì là chú, dùng phương pháp kia phân tích thì lại là cháu nội, thật khiến người ta “dở khóc dở cười.”

Tương tự như vậy, dòng dõi của chim sẻ ngô cũng rất đa dạng. Mặc dù việc xem nhiều gene như một đơn vị tiến hóa duy nhất là một giả định hấp dẫn, nhưng có rất nhiều vấn đề có thể dẫn đến xuất hiện các cây tiến hóa hệ thống hoàn toàn khác nhau. [255]

5.3 Lấy “thay đổi liên tục” làm mánh khóe sinh tồn

Trong quá trình xây dựng “cây tiến hóa,” vì để tự biện minh cho mình, những người ủng hộ “thuyết tiến hóa” đã không ngừng bù đắp kẽ hở, giải thích những hiện tượng mà “thuyết tiến hóa” nguyên bản, tuyến tính và đơn nhất của Darwin không thể giải thích được, bằng cách đưa ra các khái niệm mới một cách có chủ đích như thuyết tiến hóa song song (parallel evolution) [256], tiến hóa phân kỳ (divergent evolution) [257], tiến hóa hội tụ (convergent evolution) [258] v.v. Họ không ngừng mở rộng mô hình “tiến hóa” mà thuyết tiến hóa ban đầu không thể bao phủ được.

Ví dụ, để giải thích tại sao mắt bạch tuộc có cấu trúc phức tạp giống như mắt người, họ đã đề nghị cái gọi là “tiến hóa song song.” Một ví dụ khác, để giải thích tại sao tổ tiên chung của chó và chó sói lại có thể tiến hóa thành những loài khác nhau như chó và sói, họ đã đưa ra cái gọi là “tiến hóa phân kỳ.”

Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, những mô hình tiến hóa mới này đã phá vỡ cái khung ban đầu của Darwin, khiến “giả thuyết tiến hóa” ban đầu vô tình phát triển thành một hệ thống lý thuyết kỳ lạ. Tuy vậy, bất kể sinh vật thiên biến vạn hóa như thế nào, những người ủng hộ thuyết tiến hóa đều có một tư tưởng cố hữu bất biến, đó là chúng phải luôn phát triển trong khuôn khổ của “sự tiến hóa,” chúng sẽ luôn được đưa vào các mô hình thay đổi khác nhau của “cây tiến hóa.”

Đây chính là mánh khóe sinh tồn được áp dụng bởi “cây tiến hóa hệ thống” để giải quyết các nan đề và rắc rối khác nhau.

6. “Đồng hồ phân tử” đầy mâu thuẫn

Trong quá trình xây dựng cây tiến hóa, thông thường người ta sẽ sử dụng công nghệ đồng hồ phân tử (Molecular clock). Đồng hồ phân tử còn được gọi là đồng hồ gene, đồng hồ tiến hóa, cũng chính là dựa vào tốc độ đột biến của một số gene nhất định để suy luận ra thời gian hai hoặc nhiều sinh vật tách khỏi nhau trong quá trình tiến hóa. Vì vậy, đồng hồ phân tử đã trở thành một phần quan trọng và một công cụ trọng yếu trong việc phân tích quá trình tiến hóa phát sinh loài. [259]

Những gene thường được sử dụng để xác định các protein có quan hệ mật thiết với nhau là cytochrom C, histone, hemoglobin, fibrinopeptide, v.v. Dựa vào các loại protein khác nhau để tính toán sẽ cho ra một đồng hồ phân tử khác nhau.

Ví dụ, cytochrom C nằm trong ty thể của tế bào và là chất vận chuyển điện tử trong quá trình oxy hóa sinh học. Nguyên tắc hoạt động của nó là dưới sự có mặt của các enzym, nó có tác dụng xúc tác cho enzym trong quá trình oxy hóa và khử. Các nhà tiến hóa thường cho rằng cytochrom C là một phân tử được bảo tồn trong quá trình tiến hóa. Vì vậy, nó thường được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các sinh vật.

Nhà vi sinh vật học, Tiến sĩ Michael Denton đã nói trong cuốn “Thuyết tiến hóa: Một lý thuyết trong khủng hoảng” (Evolution: A Theory in Crisis) rằng [260]:

“Trình tự huyết sắc tố của người và cá chép khác nhau 50%, còn cytochrom C chỉ khác nhau 13%. Nếu giả thuyết tiến hóa là đúng, thì đồng hồ phân tử của huyết sắc tố đang ‘tiến hóa’ với tốc độ nhanh hơn so với cytochrom C. Nói cách khác, có hai đồng hồ phân tử đang chạy với tốc độ khác nhau.”

“Không chỉ vậy, bởi vì có hàng trăm họ protein khác nhau, mỗi họ đều thể hiện mức độ biến đổi độc đáo của nó, một số lớn hơn huyết sắc tố, một số thì nhỏ hơn nhiều so với sắc tố tế bào. Vì vậy, không chỉ là hai đồng hồ, mà hàng trăm họ protein, mỗi họ đều đang vận động với tốc độ riêng và có mức độ đặc biệt cao.”

Không còn nghi ngờ gì nữa, “tốc độ tiến hóa” khác nhau của các loại protein khác nhau đã trở thành rào cản phân tử không thể vượt qua trong việc xây dựng “cây tiến hóa hệ thống.” Do đó, trong nhiều thập niên kể từ khi đồng hồ phân tử được sử dụng lần đầu tiên, từ những mô hình đơn giản, đồng hồ phân tử trở nên ngày càng phức tạp, những mô hình và phương pháp xây dựng cũng càng ngày càng phức tạp. Việc chọn loại mô hình đồng hồ phân tử nào để xây dựng một cái cây hoàn toàn không phải là nhiệm vụ đơn giản nữa. [261]

Sự phức tạp của vấn đề không chỉ có vậy. Việc sử dụng bất kỳ một loại phân tử protein được gọi là “bảo tồn về mặt tiến hóa” nào để xây dựng “cây tiến hóa hệ thống,” đều sẽ tạo ra kết quả trái ngược với tiền đề mà trước đó “thuyết tiến hóa” đã giả định.

Ông Michael Denton còn chỉ ra rằng: “Mặc dù trình tự cytochrom C ở các động vật có xương sống trên cạn khác nhau là khác nhau, nhưng chúng đều có một khoảng cách tương tự so với trình tự ở cá. Ở cấp độ phân tử, không có cái gọi là quỹ đạo tiến hóa từ cá → lưỡng cư → bò sát → động vật có vú. Do đó, động vật lưỡng cư, theo truyền thống được xem là trung gian giữa cá và các động vật có xương sống trên cạn khác; về mặt phân tử, khoảng cách của chúng với cá cũng giống như bất kỳ loài bò sát hay động vật có vú nào! Đối với những người quen thuộc với quá trình tiến hóa của động vật có xương sống, kết quả này thực sự khiến mọi người kinh ngạc.” [262]

Không có dấu hiệu nào cho thấy những sinh vật được thuyết tiến hóa xem là sinh vật “bậc cao” đã “tiến hóa” nhiều hơn so với sinh vật “bậc thấp.”

Trình tự acid amin trong cytochrom C của vi khuẩn nhân sơ có sự tương đồng gần giống (64% đến 69%) với các sinh vật nhân chuẩn như nấm men, lúa mì, bướm tằm, chim bồ câu và ngựa v.v. Trình tự cytochrom C của các động vật có xương sống như cá mút đá, cá chép, rùa, chim bồ câu và ngựa cũng gần giống như trình tự của bướm tằm, một loài động vật không có xương sống (khác biệt từ 27% đến 30%). So sánh cytochrom C của cá chép với ếch ương beo, rùa biển, gà, thỏ và ngựa, sự khác biệt đều là 13% đến 14%.

Điều đó có nghĩa là không có sự chuyển tiếp trung gian của cytochrom C, tương tự như việc thiếu các loài chuyển tiếp trung gian được đề cập trong Chương 1. Điều này một lần nữa phủ nhận giả định sai lầm của Darwin rằng các loài tiến hóa dần dần từ thấp lên cao.

Những phân tích này cho thấy, nếu khái niệm về cây tiến hóa tồn tại và những thay đổi trong gene cytochrom C có thể đại diện cho những thay đổi trên toàn bộ bộ gene, vậy thì với mối quan hệ tiến hóa từ động vật có xương sống cá miệng tròn → cá → động vật lưỡng cư → bò sát → động vật có vú hoặc chim, sự khác biệt của gene cytochrom C cần tỷ lệ thuận với khoảng cách của các mối quan hệ tiến hóa. tuy nhiên, không có bằng chứng nào như vậy. Thay vào đó, nó đã chứng minh rằng sự xuất hiện của các loài khác nhau là một sự bùng nổ đột ngột, về cơ bản là một mối quan hệ đồng cấp, giống như kết quả nghiên cứu và phân tích mã vạch DNA của ty thể.

Nói tóm lại, bất kể sử dụng “đồng hồ phân tử” nào, đều sẽ xuất hiện kết quả mâu thuẫn với “giả thuyết tiến hóa.” Đây là điều không thể biện minh.

Nói cách khác, ngay cả khi dùng lý thuyết về “cây tiến hóa” và “đồng hồ phân tử” để tính toán, kết quả suy luận vẫn mâu thuẫn với “cây tiến hóa.” Điều này chứng minh mạnh mẽ rằng hệ thống lý thuyết này về căn bản đã là sai lầm.

7. Bí ẩn chưa có lời giải của gene

Ngoài những hạn chế trên, các gene đang được chọn dùng hiện tại đều là các gene mã hóa protein. Kỳ thực, trong cơ thể sinh vật còn có một số lượng lớn các gene không mã hóa, vị trí của các gene này thậm chí còn không được phản ánh trong “cây tiến hóa hệ thống.”

7.1 “Hộp đen” trong gene

Người ta từng cho rằng 98% gene của con người là do các DNA vô nghĩa, không mã hóa và không có chức năng tổ thành, hay còn được gọi là DNA “rác.” Những phát hiện gần đây đã cho thấy điều này cách rất xa so với sự thật. [263]

Bộ gene của con người có khoảng 20,000 gene mã hóa protein, chúng chứa các hướng dẫn để tạo ra các protein cụ thể cho việc xây dựng, duy trì và sửa chữa cơ thể chúng ta. Những gene này chỉ chiếm 2% tổng số gene của chúng ta. Trong một thời gian dài, 98% DNA còn lại của chúng ta đã bị xem là “rác.” Tuy nhiên, trong thập niên vừa qua, thông qua việc sử dụng trình tự sắp xếp toàn bộ bộ gene và các kỹ thuật “omics” khác, các nhà nghiên cứu đã đạt được những hiểu biết mới về các vùng không mã hóa.

Các gene sử dụng mã bộ ba để xác định trình tự các acid amin sẽ tạo thành một loại protein cụ thể. Mã DNA mã hóa protein không phải được đọc trực tiếp; đầu tiên tế bào sẽ tạo một bản sao trong một phân tử RNA rất tương tự, quá trình này được gọi là phiên mã. RNA chứa các exon mã hóa protein cũng như các vùng không mã hóa được gọi là intron.

Sau đó, các intron bị loại bỏ và các exon được “ghép” lại với nhau để tạo thành mRNA (RNA thông tin). Công việc này đòi hỏi sự kiểm soát tinh tế của spliceosome, sao cho các intron bị cắt bỏ ở đúng vị trí và khiến các exon được liên kết với nhau. Chúng bắt buộc phải có phương hướng và vị trí chính xác. Nếu một exon bị sai một nucleotide, có thể sẽ tạo ra sự sai biệt rất lớn. Cuối cùng, sau khi cắt nối, các phân tử RNA sẽ được giải mã thành protein với sự trợ giúp của ribosome.

Nếu thuyết tiến hóa là đúng, tại sao chọn lọc tự nhiên lại cho phép lưu lại 98% gene được xem là rác này? Tại sao các sinh vật lại tiến hóa ra các trình tự intron tinh vi và phức tạp như vậy, cũng như các bước lắp ghép phức tạp như vậy để tạo ra các vùng mã hóa trong DNA? Quá trình này dường như đã lãng phí rất nhiều thời gian.

Thật vô lý khi nghĩ rằng intron là vô dụng. Người ta không biết chức năng của nó, nhưng không có nghĩa là intron không có chức năng.

Những DNA không mã hóa này đã được phát hiện là có rất nhiều công dụng. Đã có những bằng chứng rõ ràng cho thấy chúng đóng vai trò quan trọng, là một phần của mạng lưới thông tin di truyền phức tạp, ví dụ như tiến hành kiểm soát cấu trúc và chức năng tổng thể của bộ gene. Một số RNA không mã hóa, được gọi là microRNA (miRNA), có thể điều tiết quá trình sản xuất protein được mã hóa bởi các gene khác, chức năng của nó ở người, chuột và cá ngựa vằn gần như giống hệt nhau. Vì vậy, xem nó như DNA rác là một sai lầm.

7.2 Dương xỉ làm lung lay cây tiến hóa

Theo giả thuyết của “cây tiến hóa,” loài xuất hiện sớm hơn trên cây tiến hóa sẽ có vật chất di truyền đơn giản hơn và số lượng ít hơn những loài xuất hiện sau. Tuy nhiên, con người có 23 cặp nhiễm sắc thể, chim thường có 40 cặp nhiễm sắc thể, điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là một loài dương xỉ nhỏ có nguồn gốc từ những niên đại rất xa xưa lại có nhiều nhiễm sắc thể nhất trong các sinh vật trên Trái Đất hiện tại – 720 cặp. Bộ gene của cây cần trôi có 12.3 tỷ base, gấp hơn 3.8 lần bộ gene của con người [264].

Nếu giả thuyết tiến hóa là đúng thì sinh mệnh phải tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp, vậy tại sao các sinh vật cổ đại lại có nhiều nhiễm sắc thể như vậy? Còn loài người với trí thông minh cao nhất trên Trái Đất, tại sao lại có ít nhiễm sắc thể và gene hơn một loài thực vật cổ đại? Dương xỉ có bề ngoài đơn giản nhưng lại sở hữu bộ gene phức tạp, điều này rõ ràng không thể giải thích bằng giả thuyết tiến hóa.

Không có gì ngạc nhiên khi nhà di truyền học phân tử Robert Feldman cho rằng: “Tôi nghĩ ba khu vực lớn của ‘cây sự sống’ này (vi khuẩn cổ, vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn) có đứng được vững hay không vẫn còn là một vấn đề.” [265]

Do đó, giả thuyết tiến hóa của Darwin hoàn toàn không thể giải thích được sự khác biệt rất lớn trong gene của các loài; mà sự khác biệt về gene của các loài lại càng không thể suy ra mối quan hệ họ hàng mà Darwin đã giả định. Thuyết tiến hóa của Darwin lại một lần nữa bị chứng minh là sai.

Cây tiến hóa căn bản chính là “cây giả tưởng” hoàn toàn không tồn tại, đồng hồ phân tử cũng là “đồng hồ giả thuyết” hoàn toàn không tồn tại.

Do chịu ảnh hưởng lâu dài của thuyết tiến hóa, mọi người đã bị ngâm trong giả thuyết về nguồn gốc sinh vật do “cây tiến hóa hệ thống” mô tả, lối tư duy này đã ăn sâu vào trong lòng mọi người. Nếu phủ định lý luận của cây tiến hóa, có thể sẽ khiến rất nhiều người cảm thấy khó chịu, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực sinh học phân tử. Họ sẽ nói: “Hàng ngày chúng tôi đều thực hiện các nghiên cứu liên quan đến giải trình tự gene và phân tích các đột biến gene. Nếu không có cây tiến hóa nữa thì tất cả các loài này đến từ đâu? Chúng tôi sẽ làm gì?”

Kỳ thực tất cả sự vật đều có nguồn gốc, cũng như vũ trụ có quá trình sinh thành, vạn vật cũng có quá trình khởi nguồn và kiến lập. Mọi người biết đồ chơi xếp hình lego có hàng trăm linh kiện gần giống nhau, có thể ghép thành rất nhiều hình thù khác nhau tùy theo ý tưởng thiết kế của người lắp ghép. Các sản phẩm lắp ghép trong mỗi lần có thể thiên biến vạn hóa, hoàn toàn khác nhau, ví dụ như phi cơ, lâu đài, v.v.

Vậy những chiếc phi cơ và lâu đài này có nhất thiết phải có chung một tổ tiên không, có nhất thiết phải có mối quan hệ họ hàng giữa các sản phẩm lắp ráp khác nhau không? Kỳ thực, thuyết tiến hóa bắt nguồn từ lối tư duy của chủ nghĩa vô Thần, chỉ dựa trên sự quan sát bề mặt đối với thế giới vật chất, áp dụng những lý thuyết và phương pháp phân tích sai lầm, đồng thời rút ra những kết luận sai lầm. Con người ngày càng tôn thờ chủ nghĩa vô Thần một cách mù quáng, và từ bỏ việc khám phá các khía cạnh tinh thần và linh hồn của sinh mệnh.

Giờ đây, chúng ta đã phát hiện chúng ta đang ở trên một con tàu mục nát đầy lỗ hổng, tại sao không dứt khoát từ bỏ, tìm một con tàu khác an toàn và kiên cố hơn để đến đích một cách an toàn? Nếu không có “cây tiến hóa hệ thống” và thuyết tiến hóa thì Trái Đất vẫn quay, muôn loài vẫn thịnh vượng. Những ai có thể buông bỏ xiềng xích trong tư tưởng, sẽ có nhiều thời gian và cơ hội hơn để suy nghĩ về bản chất của các hiện tượng cuộc sống, cũng như khám phá những bí ẩn của sinh mệnh và vũ trụ. Trong các chương tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về vấn đề này từ nhiều khía cạnh.

8. Mười ba điểm chính phủ định giả thuyết tiến hóa

Từ lý thuyết đến thực nghiệm, từ vĩ mô đến vi mô, từ lịch sử đến hiện đại, từ tế bào đến phân tử, từ quan điểm sinh học truyền thống đến hiện đại, bất kể ở đâu, tại thời điểm nào và dùng cách gì, người ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào ủng hộ cho giả thuyết tiến hóa. Ngược lại, những sai lầm trong 13 khía cạnh sau đây đã đủ để bác bỏ thuyết tiến hóa, cụ thể như sau:

(1) Lấy cục bộ để khái quát toàn bộ: Darwin đã mắc một lỗi logic cơ bản ngay từ ban đầu khi sử dụng ví dụ về biến dị trong loài (sau này được gọi là “tiến hóa vi mô”) để suy luận ra kết luận về quá trình tiến hóa giữa các loài (sau này được gọi là “tiến hóa vĩ mô”).

(2) Lẫn lộn các khái niệm: Dùng “tiến hóa vi mô” để gây nhầm lẫn, làm mờ đi sự khác biệt rất lớn giữa nó với “tiến hóa vĩ mô.”

(3) Nghiệm chứng thất bại: Các khoa học gia đã thực hiện các dạng các loại thí nghiệm khác nhau nhằm cố gắng xác minh giả thuyết tiến hóa, bao gồm thí nghiệm bình Miller, thí nghiệm RNA của Joyce và những người khác, thí nghiệm E. coli của Lansky, nhưng tất cả đều thất bại.

(4) Vi phạm quy luật tự nhiên: Những sự thật khoa học cơ bản như “hóa thạch sống” và “nhân giống nhân tạo” không hề sinh ra loài mới, đã chứng minh hoàn cảnh không thể thay đổi sinh vật. Tư tưởng tiến hóa của Darwin đã vi phạm quy luật sắt về sự ổn định của các loài trong tự nhiên.

(5) Con người không phải tiến hóa từ khỉ: Về mặt sinh học, gene, protein, xã hội học, suy nghĩ và hành vi, con người và khỉ đều có sự khác biệt rất lớn, bản chất là hoàn toàn khác nhau. Không có hóa thạch nào chứng minh sự tồn tại của vượn người thủy tổ, cũng không có bằng chứng nào có thể chứng minh hoặc suy luận rằng khỉ có thể tiến hóa thành người.

(6) Không phải “tiến hóa từ từ” mà là “bùng nổ đột ngột”: Không có một khối hóa thạch nào có thể chứng minh cho giả thuyết tiến hóa. Hóa thạch kỷ Cambri và các nghiên cứu về DNA ty thể cho thấy sự sống trên Trái Đất được sinh ra theo kiểu bùng nổ đột ngột. Sự sống trên Trái đất không tiến hóa chậm theo kiểu tuyến tính đơn lẻ mà có nhiều khả năng là một chu kỳ lặp đi lặp lại từ bùng nổ → tuyệt chủng.

(7) Không phải “chọn lọc tự nhiên” mà là “thiết kế có chủ ý”: Tại sao cổ của hươu cao cổ lại dài như vậy? Các giả thuyết về tình trạng thiếu lương thực và lựa chọn bạn tình mà “thuyết tiến hóa” đưa ra đều là những điều vô căn cứ. Darwin đã thẳng thắn thừa nhận trong cuốn “Nguồn gốc các loài” rằng “thật vô lý khi cho rằng đôi mắt có thể được hình thành nhờ quá trình tiến hóa.”

(8) Nhìn thì giống như “thoái hóa cấu trúc,” thực ra đều là “có tác dụng lớn”: Các chức năng của cơ thể con người rất phức tạp và tinh tế, chúng không phản ánh bởi kích thước và cấu trúc mà mắt người nhìn thấy. Cấu trúc không thể đại diện cho chức năng, cấu trúc nhỏ đi không có nghĩa là chức năng bị suy yếu. Ví dụ, cắt bỏ amidan có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng và bệnh phổi, v.v.; Tuyến tùng tuy đã teo lại nhưng vẫn có vai trò quan trọng đối với hệ thống nội tiết, thần kinh, thị giác, sinh sản và miễn dịch; tuyến ức tuy teo lại nhưng vẫn sở hữu chức năng điều hòa nội tiết, thần kinh và tuổi thọ.

(9) Không phải là “cạnh tranh tàn khốc” mà là “cộng sinh cùng có lợi”: Mặc dù trong tự nhiên có tồn tại áp lực cạnh tranh và sinh tồn, nhưng Darwin đã sai lầm khi mô tả nó như một quy luật tuyệt đối và cực đoan, sử dụng mối quan hệ cạnh tranh tàn khốc để định nghĩa mối quan hệ cơ bản giữa các sinh vật trong tự nhiên, xem đó là động lực của “tiến hóa loài.” Kỳ thực, mối quan hệ cơ bản giữa các sinh vật trong tự nhiên để có thể ổn định và thịnh vượng là “cộng sinh cùng có lợi.” Mối quan hệ cơ bản cộng sinh cùng có lợi giúp duy trì tính đa dạng của các loài và ổn định sinh thái. Trong thế giới sinh vật có rất nhiều ví dụ về “cộng sinh cùng có lợi.” Các thí nghiệm khoa học đã chứng minh chuột và tinh tinh đều tự động giúp đỡ những đồng loại yếu hơn, huống hồ là con người có lý trí và đạo đức? Có người nói gene là “ích kỷ,” nhưng bản thân gene không có khái niệm về đạo đức hay thiện ác. Là một sinh vật có lý trí và đạo đức, con người có thể theo đuổi đạo đức và thiện lương một cách tự chủ.

(10) Không phải “sự thật khoa học” mà là “lừa dối, giả mạo”: Trong rất nhiều viện bảo tàng, luận văn khoa học và sách giáo khoa, có rất nhiều bằng chứng sai lệch do các thế hệ sau làm giả để ủng hộ cho giả thuyết tiến hóa. “Thuyết tái hiện phôi thai” và “Người vượn Piltdown” do Haeckel người Đức tạo ra đã bị hãng thông tấn BBC gọi là trò lừa bịp lớn nhất trong lịch sử Anh quốc. Cái gọi là “người Nebraska” hóa ra lại là một con heo.

(11) Sự phức tạp và hiệu quả của sinh mệnh trực tiếp phủ định “tiến hóa”: Hệ thống sinh học và tế bào vô cùng phức tạp, hơn nữa có thể vận hành một cách hiệu quả, là thứ tuyệt đối không thể được đơn giản hóa. Không chỉ có đôi mắt khiến Darwin kinh ngạc, mà tế bào nhân chuẩn giống như một chiếc máy điện toán xách tay tối tân, tế bào gan giống như nhà máy sinh hóa của cơ thể con người, sợi roi của vi khuẩn là động cơ phân tử hiệu quả và tinh vi, hệ thống miễn dịch của cơ thể con người giống như một hệ thống phòng thủ tuyệt vời, hệ thống thần kinh giống như một hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin phức tạp và kỳ diệu … Những điều này đều không thể giải thích được bằng giả thuyết tiến hóa.

(12) Gene đi ngược lại “thuyết tiến hóa”: Kết quả hiện đại của một số lượng lớn các nghiên cứu về gene đã chứng minh một cách chắc chắn rằng hầu hết các đột biến gene kỳ thực là “có hại,” trục chính của sinh mệnh không phải “tiến hóa” mà là “thoái hóa.” Lý thuyết trung tính về cơ bản đã làm lung lay giả thuyết chọn lọc tự nhiên. Nói cách khác, một gene nào đó có thể được lưu lại hay không không phụ thuộc vào chọn lọc môi trường, mà phụ thuộc vào một loại “may mắn” không thể biết trước. “Đột biến có hướng” cũng đặt ra thách thức rất lớn đối với thuyết “đột biến ngẫu nhiên” trong hệ thống giả thuyết tiến hóa của Darwin.

(13) “Cây tiến hóa hệ thống” là một cây tưởng tượng không có cơ sở: Các “điểm nút” trên cây là tưởng tượng, mối quan hệ giữa các loài khác nhau trong thế giới sinh vật cũng là tưởng tượng. Trong quá trình phân tích cây tiến hóa sẽ không thể tránh khỏi sai lầm về tôpô học. Sử dụng lối suy nghĩ sai lầm về “tiến hóa loài” của Darwin để cố gắng tìm hiểu nguồn gốc của sinh mệnh và giải thích dữ liệu lớn về bộ gene của sinh mệnh, thì cũng giống như người mù sờ voi, vĩnh viễn sẽ không bao giờ biết toàn bộ diện mạo của con voi, hoặc giống như mò trăng dưới nước, vĩnh viễn chỉ có thể là ảo tưởng.

Mới đầu, các khoa học gia lấy được dữ liệu di truyền thì cảm thấy như tìm được kho báu. Tuy nhiên, sau đó các vấn đề liên tiếp nảy sinh: rốt cuộc nên chọn gene nào? Cùng một dữ liệu, dùng phương pháp phân loại khác nhau sẽ tạo ra các mối quan hệ vai vế rất khác nhau. Vừa rồi là chú, giờ lại bị xác định là cháu trai, vai vế hỗn loạn. Đồng hồ phân tử chạy với tốc độ khác nhau cũng khiến mọi người không biết làm thế nào. Bất luận dùng đồng hồ phân tử nào cũng sẽ suy ra những kết quả mâu thuẫn. Điều này đủ chứng minh “cây tiến hóa” là một hệ thống lý thuyết hoàn toàn sai lầm. “Hộp đen” trong gene – những DNA không mã hóa còn gây khó khăn hơn cho các khoa học gia. Một cây dương xỉ nho nhỏ mà lại có nhiều nhiễm sắc thể nhất trong các sinh vật trên Trái Đất, điều này đã đủ để làm rung chuyển cây tiến hóa.

Nói tóm lại, giả thuyết tiến hóa không hề có bất kỳ cơ sở khoa học nào, về bản chất là vi phạm tinh thần khoa học và các nguyên tắc khoa học cơ bản. Giả thuyết tiến hóa là ngụy khoa học.

9. Hàng ngàn khoa học gia chất vấn “lời nói dối lớn nhất thế kỷ 20”

Kể từ khi cuốn “Nguồn gốc các loài” được Darwin xuất bản vào năm 1859, nó đã liên tục bị thách thức bởi những phát hiện mới ở nhiều ngành khoa học như vũ trụ học, vật lý học và sinh học, v.v. Giữa giả thuyết tiến hóa của Darwin với sự thật có rất nhiều mâu thuẫn. Khi việc nghiên cứu sâu thâm sâu hơn, những mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt, không thể tìm được điểm hòa giải.

Trong cuốn sách “Thuyết tiến hóa: Một lý thuyết trong khủng hoảng” (Evolution: A Theory in Crisis) được xuất bản vào năm 1985, bác sĩ và nhà sinh vật học phân tử Michael Denton đã gọi giả thuyết tiến hóa của Darwin là “lời nói dối lớn nhất của thế kỷ 20.” [266]

Năm 2001, một nhóm các nhà khoa học ưu tú ở Hoa Kỳ đã thành lập một tổ chức tư vấn mang tên Viện Khám phá (Discovery Institute). Trong tuyên ngôn “Nghi vấn khoa học về giả thuyết tiến hóa của Darwin,” họ viết [267]: “Chúng tôi nghi ngờ tuyên bố của Darwin cho rằng các đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên có thể giải thích sự phức tạp của sinh mệnh. Chúng tôi khuyến khích (mọi người) kiểm tra cẩn thận bằng chứng cho sự tồn tại của lý thuyết Darwin.”

Những khoa học gia ký vào tuyên bố này đến từ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Nga, Israel, Hồng Kông, Cộng hòa Séc, Hungary, Ấn Độ, Nigeria, Ba Lan cùng các quốc gia và khu vực khác. Họ là các Giáo sư, Tiến sĩ, Viện sĩ nổi tiếng của Viện hàn lâm khoa học, v.v. làm nghiên cứu về tiến hóa sinh học, sinh vật học, hóa học và các môn khoa học tự nhiên khác. Một số trong đó đang tham gia nghiên cứu khoa học tại các trường đại học danh tiếng quốc tế như Đại học Cambridge, Đại học Harvard, Đại học Yale, Đại học Columbia, Đại học Stanford, Đại học California, Đại học Cornell, Đại học Princeton, Đại học Brown, Đại học Pennsylvania, v.v.

Trong những người đồng ký tên còn có một số khoa học gia từng được đề cử giải Nobel như nhà sinh vật học tiến hóa Stanley Salthe, nhà hóa học lượng tử Henry Schaefer của Đại học Georgia, nhà phôi học Lev Beloussov của Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên Nga, và nghiên cứu viên Lyle Jensen tại Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Hoa Kỳ.

Trang web của Viện Khám phá này viết rằng: “Đây là tuyên bố chuyên nghiệp của các khoa học gia về đánh giá của họ đối với các chứng cứ khoa học liên quan đến thuyết tân Darwin và tính trọng yếu của việc xem xét kỹ lưỡng các bằng chứng cho thuyết Darwin hiện đại.” “Tuyên bố bất đồng đối với học thuyết Darwin là để sửa chữa các ghi chép công khai, cho thấy rằng có những khoa học gia ủng hộ việc xem xét kỹ lưỡng các bằng chứng liên quan đến học thuyết Darwin hiện đại, đồng thời đặt câu hỏi liệu học thuyết tân Darwin có thể giải thích cho sự phức tạp và đa dạng của thế giới tự nhiên hay không.”

Tính đến tháng 04/2020, đã có hơn 1,100 khoa học gia và nhân viên nghiên cứu về hóa học, sinh vật học, y học, vật lý, địa chất, nhân chủng học, cổ sinh vật học, thống kê học và các lĩnh vực khác ký vào bản tuyên ngôn chất vấn giả thuyết tiến hóa của Darwin.

Năm 2018, Bộ trưởng phát triển nguồn nhân lực của Ấn Độ Satyapal Singh đã gọi lý thuyết của Darwin là “sai lầm về mặt khoa học,” bởi vì không “nhìn thấy bất kỳ con khỉ nào biến thành người.” Đồng thời ông kêu gọi loại bỏ thuyết tiến hóa Darwin khỏi chương trình giảng dạy ở trường học [268]. Một số trường học ở New Delhi, Ấn Độ đã ngừng giảng dạy thuyết tiến hóa của Darwin [269].

10. Tại sao thuyết tiến hóa vẫn tồn tại cho đến ngày nay?

Mặc dù các khoa học gia đã phát hiện giả thuyết tiến hóa là một giả thuyết đầy lỗ hổng, nhưng tại sao nó vẫn thống trị giới khoa học và có thể lừa dối thế giới trong hơn một trăm năm qua? Có rất nhiều lý do cho chuyện này.

Thứ nhất, quán tính tư duy của giới khoa học. Sự phát triển của khoa học hiện đại thường dựa trên nghiên cứu trước đó và tiếp thu kết quả của nó, rất ít khi từ bỏ hoàn toàn hoặc lật đổ nghiên cứu trước đây. Do quán tính này, mặc dù một số nội dung của hệ thống lý thuyết ban đầu đã bị phát hiện là sai, giới học thuật vẫn bảo lưu nó như một nghiên cứu hay quan điểm chứ không hoàn toàn lật đổ nó. Quán tính tư duy của giới khoa học nói chung là không muốn nhảy ra khỏi cái khung tư duy ban đầu để hoàn toàn suy xét lại.

Thứ hai, giả thuyết tiến hóa cho rằng con người là sự kết hợp của các cấu trúc vật chất, bỏ qua các đặc tính năng lượng và tinh thần của con người, mà cái sau lại là thuộc tính bản chất hơn của con người. Ở góc độ vật chất thuần túy để khám phá nguồn gốc của sinh mệnh, thì sẽ không thể nắm bắt được bản chất của sinh mệnh và nhìn thấy sự thật, chỉ có thể bị giả thuyết tiến hóa làm cho ngày càng mơ hồ. Điều này sẽ được chúng tôi thảo luận chi tiết trong chương 4 và 5.

Thứ ba, các giả thuyết tiến hóa chưa được chứng minh đã được đưa vào trường lớp để rao giảng. Những khám phá khoa học đặt câu hỏi về “giả thuyết tiến hóa” thì bị bóp méo, các bài báo chất vấn thì bị trì hoãn, các khoa học gia nghi ngờ “giả thuyết tiến hóa” thì bị đàn áp. Sự lũng đoạn về quan điểm học thuật này đã thực sự tẩy não mọi người ở một mức độ nhất định, gây ra nhiều tác hại và tạo thành một vòng luẩn quẩn mà họ không thể tự thoát ra. Điều này sẽ được chúng tôi thảo luận chi tiết trong chương 6.

Thứ tư, khoa học thực nghiệm hiện đại là dựa trên tư duy phân tích để cố gắng tìm ra một lời giải thích khác biệt, thậm chí đối lập với văn hóa truyền thống về nguồn gốc của sinh mệnh. Giả thuyết chưa được chứng minh này đã được mở rộng sang các ngành khoa học xã hội và nhân văn, với những hệ quả vượt xa lĩnh vực sinh học. Một khi logic sinh tồn và cạnh tranh của giả thuyết tiến hóa được áp dụng vào thực tiễn xã hội, nó sẽ phá hủy nền tảng đạo đức con người, làm cho con người trở nên thoái hóa và biến chất. Điều này sẽ được chúng tôi thảo luận chi tiết trong chương 7.

Thứ năm, sau sự băng hoại của tôn giáo vào thế kỷ 19, xã hội nhân loại đã xuất hiện khủng hoảng về đức tin, cộng thêm sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ sau Cách mạng Công nghiệp, năng lực sản xuất của con người tăng cao, có thể sử dụng máy móc, giả thuyết tiến hóa đã ra đời dưới một bối cảnh như vậy. Giống như thanh thiếu niên bước vào thời kỳ nổi loạn, họ có xu hướng từ bỏ các giá trị truyền thống, tìm kiếm những lý thuyết nghịch lý và mới lạ. Chúng tôi sẽ thảo luận chi tiết về điều này ở trong chương 8.

Chương 1 của loạt bài “Nhìn thấu thuyết tiến hóa” sắp xếp các lỗi logic của giả thuyết tiến hóa, dữ liệu thực nghiệm và sự thật khoa học nghi ngờ giả thuyết tiến hóa. Chương 2 phá bỏ những suy nghĩ mơ hồ căn bản của giả thuyết tiến hóa. Chương 3 tiếp tục giải thích các kết quả nghiên cứu sinh học phân tử hiện đại đặt câu hỏi đối với giả thuyết tiến hóa.

Dựa trên một số lượng lớn các nghiên cứu khoa học và thí nghiệm trong ba chương trước, giả thuyết tiến hóa đã bị phủ nhận hoàn toàn. Nó thậm chí không phải là một giả thuyết, và cần bị loại bỏ khỏi sách giáo khoa. Vậy thì, sinh mệnh của con người rốt cuộc là từ đâu đến, chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận ở các chương sau.

✍️ Mục lục: Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa  👉  Xem tiếp


Tài liệu tham khảo:

  1. Cohen, E. J., Ferreira, J. L., Ladinsky, M. S., Beeby, M., & Hughes, K. T. (2017). Nanoscale-length control of the flagellar driveshaft requires hitting the tethered outer membrane. Science (New York, N.Y.), 356(6334), 197–200.https://doi.org/10.1126/science.aam6512
  2. Rhett Morgan. A Doctor and Author Makes His Case for Intelligent Design. Kirkus Reviews.https://www.kirkusreviews.com/news-and-features/articles/geoffrey-simmons/
  3. Darwin, Charles. On the origin of species by means of natural selection, or, The preservation of favoured races in the struggle for life . London: J. Murray, 1859.https://www.vliz.be/docs/Zeecijfers/Origin_of_Species.pdf
  4. Behe, Michael J., 1952-. (2006). Darwin’s black box : the biochemical challenge to evolution. New York :Free Press, https://www.difa3iat.com/wp-content/uploads/2014/08/Behe_Michael_J_Darwins_Black_Box_The_BiochemicaBookZZ.org_.pdf
  5. Hunter P. (2022). Understanding redundancy and resilience: Redundancy in life is provided by distributing functions across networks rather than back-up systems: Redundancy in life is provided by distributing functions across networks rather than back-up systems. EMBO reports, 23(3), e54742.https://doi.org/10.15252/embr.202254742
  6. Quattrociocchi, W., Caldarelli, G., & Scala, A. (2014). Self-Healing Networks: Redundancy and Structure. PLOS ONE, 9(2), e87986.https://doi.org/10.1371/journal.pone.0087986
  7. M. J. Rosenau. (February, 1921) Experiments Upon Volunteers to Determine the Cause and Mode of Spread of Influenza, Boston, November and December, 1918. Treasury Department: United States Public Health Service. p. 5 – 41. Permalink: http://hdl.handle.net/2027/spo.3750flu.0016.573
  8. Kolata, G. B. (1999). Flu: the story of the great influenza pandemic of 1918 and the search for the virus that caused it. New York, Farrar, Straus and Giroux.https://cmc.marmot.org/Record/.b10994555
  9. Killingley, B., Mann, A.J., Kalinova, M. et al. Safety, tolerability and viral kinetics during SARS-CoV-2 human challenge in young adults. Nat Med 28, 1031–1041 (2022).https://doi.org/10.1038/s41591-022-01780-9
  10. Dettmer, P. (2021). Immune: a journey into the mysterious system that keeps you alive (First edition.). Random House.https://libcat.arlingtonva.us/Record/240258https://drive.google.com/file/d/1jBvoucBb4SAAP7L9Xi4XvD9_LpZjjV8p/view?usp=drive_link
  11. Erulkar, Solomon D. and Lentz, Thomas L.. “nervous system”. Encyclopedia Britannica, 11 May. 2023, https://www.britannica.com/science/nervous-system. Accessed 6 June 2023.
  12. Pfeifer, Samuel. Supporting the Weak: Christian Counselling and Contemporary Psychiatry. Originally published by WORD PUBLISHING, Nelson Word Ltd, Milton Keynes, England ISBN 0-85009-599-9. 1994. Chapter 3 The miracle of the human brain.https://www.seminare-ps.net/en/WEAK/MENTAL_HEALTH_CHRISTIAN_CONTEXT.pdf
  13. Khan YS, Farhana A. Histology, Cell. [Updated 2023 May 1]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK554382/
  14. Cooper GM. The Cell: A Molecular Approach. 2nd edition. Sunderland (MA): Sinauer Associates; 2000. The Nucleolus. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK9939/
  15. Alberts B, Johnson A, Lewis J, et al. Molecular Biology of the Cell. 4th edition. New York: Garland Science; 2002. Transport from the ER through the Golgi Apparatus. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK26941/
  16. Kalra A, Yetiskul E, Wehrle CJ, et al. Physiology, Liver. [Updated 2023 May 1]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK535438/
  17. Michael Denton. Evolution: Still A theory in Crisis. Discovery Institute Press, 2016.https://www.scribd.com/book/494224598/Evolution-Still-a-Theory-in-Crisis
  18. Vallejo, G., Maschi, D., Mestre Citrinovitz, A. C., Aiba, K., Maronna, R., Yohai, V., H. Ko, M. S., Beato, M., & Saragüeta, P. (2010). Changes in global gene expression during in vitro decidualization of rat endometrial stromal cells. Journal of cellular physiology, 222(1), 127. https://doi.org/10.1002/jcp.21929
  19. WATSON, J., CRICK, F. Molecular Structure of Nucleic Acids: A Structure for Deoxyribose Nucleic Acid. Nature 171, 737–738 (1953).https://doi.org/10.1038/171737a0https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1038/171737a0
  20. Peifer M. The Eighth Day of Creation: looking back across 40 years to the birth of molecular biology and the roots of modern cell biology. Mol Biol Cell. 2020 Jan 15;31(2):81-86. doi: 10.1091/mbc.E19-11-0619. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6960408/
  21. Joseph A. Kuhn (2012) Dissecting Darwinism, Baylor University Medical Center Proceedings, 25:1, 41-47, DOI: 10.1080/08998280.2012.11928781; https://sci-hub.st/10.1080/08998280.2012.11928781
  22. Chelsea Toledo and Kirstie Saltsman. Genetics by the Numbers. Posted June 12, 2012. https://nigms.nih.gov/education/Inside-Life-Science/Pages/Genetics-by-the-Numbers.aspx#:~:text=3.2%20billion&text=That%27s%20how%20many%20base%20pairs,day%2C%20for%20about%2050%20years. Accessed on July 8 2023.
  23. Chelsea Toledo and Kirstie Saltsman. Genetics by the Numbers. Posted June 12, 2012. https://nigms.nih.gov/education/Inside-Life-Science/Pages/Genetics-by-the-Numbers.aspx#:~:text=3.2%20billion&text=That%27s%20how%20many%20base%20pairs,day%2C%20for%20about%2050%20years. Accessed on July 8 2023.
  24. Brocchieri, L., & Karlin, S. (2005). Protein length in eukaryotic and prokaryotic proteomes. Nucleic Acids Research, 33(10), 3390-3400.https://doi.org/10.1093/nar/gki615.
  25. Joseph A. Kuhn (2012) Dissecting Darwinism, Baylor University Medical Center Proceedings, 25:1, 41-47, DOI: 10.1080/08998280.2012.11928781; https://sci-hub.st/10.1080/08998280.2012.11928781
  26. ROBERT F. SERVICE. DNA could store all of the world’s data in one room. New algorithm delivers the highest-ever density for large-scale data storage. 2 MAR 2017.https://www.science.org/content/article/dna-could-store-all-worlds-data-one-room
  27. Gitt, W., Dazzling design in miniature, Creation 20(1):6, 1997; creation.com/dna.https://creation.com/dazzling-design-in-miniature-dna-information-storage-creation-magazine
  28. Behe, Michael J., 1952-. (2006). Darwin’s black box : the biochemical challenge to evolution. New York :Free Press, P187: https://www.difa3iat.com/wp-content/uploads/2014/08/Behe_Michael_J_Darwins_Black_Box_The_BiochemicaBookZZ.org_.pdf
  29. Stefon, Matt. “Antony Flew”. Encyclopedia Britannica, 4 Apr. 2023, https://www.britannica.com/biography/Antony-Flew. Accessed 11 July 2023.
  30. Antony Flew Quotes. “I now believe there is a God…I now think it [the evidence] does point to a creative Intelligence almost entirely because of the DNA investigations. What I think the DNA material has done is that it has shown, by the almost unbelievable complexity of the arrangements which are needed to produce life, that intelligence must have been involved in getting these extraordinarily diverse elements to work together.”https://www.goodreads.com/author/quotes/143385.Antony_Flew
  1. Miko, I. 2008 Gregor Mendel and the principles of inheritance. Nature Education 1(1):134.https://www.nature.com/scitable/topicpage/gregor-mendel-and-the-principles-of-inheritance-593/
  2. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “Walther Flemming”. Encyclopedia Britannica, 17 Apr. 2023, https://www.britannica.com/biography/Walther-Flemming. Accessed 12 July 2023.
  3. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “Theodor Heinrich Boveri”. Encyclopedia Britannica, 11 Oct. 2022, https://www.britannica.com/biography/Theodor-Heinrich-Boveri. Accessed 13 July 2023.
  4. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “Walter Sutton”. Encyclopedia Britannica, 1 Jan. 2023, https://www.britannica.com/biography/Walter-Sutton. Accessed 13 July 2023.
  5. Allen, Garland Edward. “Thomas Hunt Morgan”. Encyclopedia Britannica, 30 Nov. 2022, https://www.britannica.com/biography/Thomas-Hunt-Morgan. Accessed 13 July 2023.
  6. WATSON, J., CRICK, F. Molecular Structure of Nucleic Acids: A Structure for Deoxyribose Nucleic Acid. Nature 171, 737–738 (1953).https://doi.org/10.1038/171737a0https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1038/171737a0
  7. Chen, J., Glémin, S., & Lascoux, M. (2020). From Drift to Draft: How Much Do Beneficial Mutations Actually Contribute to Predictions of Ohta’s Slightly Deleterious Model of Molecular Evolution? Genetics, 214(4), 1005-1018.https://doi.org/10.1534/genetics.119.302869
  8. Rosen G. (1977). Rudolf Virchow and Neanderthal man. The American journal of surgical pathology, 1(2), 183–187.https://doi.org/10.1097/00000478-197706000-00012
  9. Good, B. H., McDonald, M. J., Barrick, J. E., Lenski, R. E., & Desai, M. M. (2017). The Dynamics of Molecular Evolution Over 60,000 Generations. Nature, 551(7678), 45.https://doi.org/10.1038/nature24287
  10. ​​Kronenberg, Z. N., Fiddes, I. T., Gordon, D., Murali, S., Cantsilieris, S., Meyerson, O. S., Underwood, J. G., Nelson, B. J., P. Chaisson, M. J., Dougherty, M. L., Munson, K. M., Hastie, A. R., Diekhans, M., Hormozdiari, F., Lorusso, N., Hoekzema, K., Qiu, R., Clark, K., Raja, A., …Eichler, E. E. (2018). High-resolution comparative analysis of great ape genomes. Science.https://doi.org/aar6343
  11. Pray, L. (2008) DNA Replication and Causes of Mutation. Nature Education 1(1):214.https://www.nature.com/scitable/topicpage/dna-replication-and-causes-of-mutation-409/
  12. Fu, X., & Huai, H. (2003). Estimating mutation rate: How to count mutations? Genetics, 164(2), 797-805.https://doi.org/10.1093/genetics/164.2.797
  13. Woodruff, R. C., Huai, H., & Thompson, J. N., Jr (1996). Clusters of identical new mutation in the evolutionary landscape. Genetica, 98(2), 149–160.https://doi.org/10.1007/BF00121363
  14. KIMURA, M. Evolutionary Rate at the Molecular Level. Nature 217, 624–626 (1968).https://doi.org/10.1038/217624a0
  15. King, J. L., & Jukes, T. H. (1969). Non-Darwinian evolution. Science (New York, N.Y.), 164(3881), 788–798.https://doi.org/10.1126/science.164.3881.788
  16. Kimura M. (1991). The neutral theory of molecular evolution: a review of recent evidence. Idengaku zasshi, 66(4), 367–386.https://doi.org/10.1266/jjg.66.367
  17. OHTA, T. Slightly Deleterious Mutant Substitutions in Evolution. Nature 246, 96–98 (1973).https://doi.org/10.1038/246096a0
  18. Jensen, J. D., Payseur, B. A., Stephan, W., Aquadro, C. F., Lynch, M., Charlesworth, D., & Charlesworth, B. (2019). The importance of the Neutral Theory in 1968 and 50 years on: A response to Kern and Hahn 2018. Evolution; international journal of organic evolution, 73(1), 111–114.https://doi.org/10.1111/evo.13650
  19. Cui, R., Medeiros, T., Willemsen, D., Iasi, L. N. M., Collier, G. E., Graef, M., Reichard, M., & Valenzano, D. R. (2019). Relaxed Selection Limits Lifespan by Increasing Mutation Load. Cell, 178(2), 385–399.e20.https://www.cell.com/cell/fulltext/S0092-8674(19)30632-4?_returnURL=https%3A%2F%2Flinkinghub.elsevier.com%2Fretrieve%2Fpii%2FS0092867419306324%3Fshowall%3Dtrue
  20. Monroe, J.G., Srikant, T., Carbonell-Bejerano, P. et al. Mutation bias reflects natural selection in Arabidopsis thaliana. Nature 602, 101–105 (2022).https://doi.org/10.1038/s41586-021-04269-6
  21. Emily C. Dooley January 12, 2022. Study Challenges Evolutionary Theory That DNA Mutations Are Random. Findings Could Lead to Advances in Plant Breeding, Human Genetics. https://www.ucdavis.edu/food/news/study-challenges-evolutionary-theory-dna-mutations-are-random#:~:text=%E2%80%9CWe%20always%20thought%20of%20mutation,way%20that%20benefits%20the%20plant. Accessed on 19 June 2023.
  22. Domingues, V. (2023). Mutations are not random. Nature Ecology & Evolution, 7(1), 5.https://doi.org/10.1038/s41559-022-01959-w
  23. Hull RM, Cruz C, Jack CV, Houseley J (2017) Environmental change drives accelerated adaptation through stimulated copy number variation. PLoS Biol 15(6): e2001333.https://doi.org/10.1371/journal.pbio.2001333
  24. King, J. L., & Jukes, T. H. (1969). Non-Darwinian evolution. Science (New York, N.Y.), 164(3881), 788–798.https://doi.org/10.1126/science.164.3881.788
  25. Palazzo, A. F., & Kejiou, N. S. (2022). Non-Darwinian Molecular Biology. Frontiers in Genetics, 13.https://doi.org/10.3389/fgene.2022.831068
  26. Allen, Garland Edward. “Thomas Hunt Morgan”. Encyclopedia Britannica, 30 Nov. 2022, https://www.britannica.com/biography/Thomas-Hunt-Morgan. Accessed 16 July 2023.
  27. M.Y. Stoeckle, D.S. Thaler. Why should mitochondria define species? Human Evolution. Vol. 33; n. 1-2 (1-30) – 2018. DOI: 10.14673/HE2018121037; https://phe.rockefeller.edu/wp-content/uploads/2018/12/Stoeckle-Thaler-Final-reduced-002.pdf
  1. Baum, D. (2008) Reading a Phylogenetic Tree: The Meaning of Monophyletic Groups. Nature Education 1(1):190.https://www.nature.com/scitable/topicpage/reading-a-phylogenetic-tree-the-meaning-of-41956/
  2. By Ernst Haeckel – First version from en.wikipedia; description page was here. Later versions derived from this scan, from the American Philosophical Society Museum., Public Domain, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=2731459
  3. Willi Hennig. Phylogenetic Systematics. Translated by D. Dwight Davis and Rainer Zangerl. University of Illinois Press Urbana and Chicago. 1966.https://books.google.ch/books?id=xsi6QcQPJGkC&printsec=frontcover&source=gbs_ge_summary_r&cad=0#v=onepage&q&f=false
  4. Woese, C. R., Kandler, O., & Wheelis, M. L. (1990). Towards a natural system of organisms: proposal for the domains Archaea, Bacteria, and Eucarya. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America, 87(12), 4576–4579.https://doi.org/10.1073/pnas.87.12.4576
  5. Woese, C. R., & Fox, G. E. (1977). Phylogenetic structure of the prokaryotic domain: The primary kingdoms. Proceedings of the National Academy of Sciences, 74(11), 5088-5090.https://doi.org/10.1073/pnas.74.11.5088
  6. Hedges, S. B., Marin, J., Suleski, M., Paymer, M., & Kumar, S. (2015). Tree of Life Reveals Clock-Like Speciation and Diversification. Molecular Biology and Evolution, 32(4), 835-845.https://doi.org/10.1093/molbev/msv037
  7. Hinchliff, C. E., Smith, S. A., Allman, J. F., Burleigh, J. G., Chaudhary, R., Coghill, L. M., Crandall, K. A., Deng, J., Drew, B. T., Gazis, R., Gude, K., Hibbett, D. S., Katz, L. A., Laughinghouse, H. D., McTavish, E. J., Midford, P. E., Owen, C. L., Ree, R. H., Rees, J. A., . . . Cranston, K. A. (2015). Synthesis of phylogeny and taxonomy into a comprehensive tree of life. Proceedings of the National Academy of Sciences, 112(41), 12764-12769.https://doi.org/10.1073/pnas.1423041112
  8. Hug, L. A., Baker, B. J., Anantharaman, K., Brown, C. T., Probst, A. J., Castelle, C. J., Butterfield, C. N., Hernsdorf, A. W., Amano, Y., Ise, K., Suzuki, Y., Dudek, N., Relman, D. A., Finstad, K. M., Amundson, R., Thomas, B. C., & Banfield, J. F. (2016). A new view of the tree of life. Nature Microbiology, 1(5), 1-6.https://doi.org/10.1038/nmicrobiol.2016.48
  9. Kumar, S., Suleski, M., Craig, J. M., Kasprowicz, A. E., Sanderford, M., Li, M., Stecher, G., & Hedges, S. B. (2022). TimeTree 5: An Expanded Resource for Species Divergence Times. Molecular Biology and Evolution, 39(8).https://doi.org/10.1093/molbev/msac174
  10. Hall, B. G. (2013). Building Phylogenetic Trees from Molecular Data with MEGA. Molecular Biology and Evolution, 30(5), 1229-1235.https://doi.org/10.1093/molbev/mst012
  11. Cambrian Period. National Geographic.https://www.nationalgeographic.com/science/article/cambrian
  12. M.Y. Stoeckle, D.S. Thaler. Why should mitochondria define species? Human Evolution. Vol. 33; n. 1-2 (1-30) – 2018.DOI: 10.14673/HE2018121037; https://phe.rockefeller.edu/wp-content/uploads/2018/12/Stoeckle-Thaler-Final-reduced-002.pdf
  13. Amy Joi O’Donoghue. Why this 300 million-year-old fossil discovered in Utah has the paleontology world buzzing? Rare creature found in Utah’s Canyonlands National Park. Nov 8, 2021, 8:24pm CEST.https://www.deseret.com/utah/2021/11/8/22770397/rare-fossil-canyonlands-national-park-petrified-forest-paleontology-discovery-reptile-mammal
  14. McNutt, E. J., Hatala, K. G., Miller, C., Adams, J., Casana, J., Deane, A. S., Dominy, N. J., Fabian, K., Fannin, L. D., Gaughan, S., Gill, S. V., Gurtu, J., Gustafson, E., Hill, A. C., Johnson, C., Kallindo, S., Kilham, B., Kilham, P., Kim, E., … DeSilva, J. M. (2021). Footprint evidence of early hominin locomotor diversity at Laetoli, Tanzania. Nature, 600(7889), 468-471.https://doi.org/10.1038/s41586-021-04187-7
  15. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “octopus”. Encyclopedia Britannica, 20 Jun. 2023, https://www.britannica.com/animal/octopus-mollusk. Accessed 17 July 2023.
  16. Andrea Michelson. Octopus Arms Have Minds of Their Own.https://www.discovery.com/science/Octopus-arms
  17. Steele, E. J., Al-Mufti, S., Augustyn, K. A., Chandrajith, R., Coghlan, J. P., Coulson, S., Ghosh, S., Gillman, M., Gorczynski, R. M., Klyce, B., Louis, G., Mahanama, K., Oliver, K. R., Padron, J., Qu, J., Schuster, J. A., Smith, W., Snyder, D. P., Steele, J. A., . . . Liu, Y. (2018). Cause of Cambrian Explosion – Terrestrial or Cosmic? Progress in Biophysics and Molecular Biology, 136, 3-23.https://doi.org/10.1016/j.pbiomolbio.2018.03.004
  18. Steele, E. J., Al-Mufti, S., Augustyn, K. A., Chandrajith, R., Coghlan, J. P., Coulson, S., Ghosh, S., Gillman, M., Gorczynski, R. M., Klyce, B., Louis, G., Mahanama, K., Oliver, K. R., Padron, J., Qu, J., Schuster, J. A., Smith, W., Snyder, D. P., Steele, J. A., …Liu, Y. (2018). Cause of Cambrian Explosion – Terrestrial or Cosmic? Progress in Biophysics and Molecular Biology, 136, 3-23.https://doi.org/10.1016/j.pbiomolbio.2018.03.004
  19. Jombart, T., Archer, F., Schliep, K., Kamvar, Z., Harris, R., Paradis, E., Goudet, J., & Lapp, H. (2017). apex: phylogenetics with multiple genes. Molecular ecology resources, 17(1), 19–26.https://doi.org/10.1111/1755-0998.12567
  20. Lynch M. (1989). PHYLOGENETIC HYPOTHESES UNDER THE ASSUMPTION OF NEUTRAL QUANTITATIVE-GENETIC VARIATION. Evolution; international journal of organic evolution, 43(1), 1–17.https://doi.org/10.1111/j.1558-5646.1989.tb04203.x
  21. Pennisi E. (1998). Genome data shake tree of life. Science (New York, N.Y.), 280(5364), 672–674.https://doi.org/10.1126/science.280.5364.672
  22. Pennisi E. (1998). Genome data shake tree of life. Science (New York, N.Y.), 280(5364), 672–674.https://doi.org/10.1126/science.280.5364.672
  23. Woese, C. R., & Fox, G. E. (1977). Phylogenetic structure of the prokaryotic domain: The primary kingdoms. Proceedings of the National Academy of Sciences, 74(11), 5088-5090.https://doi.org/10.1073/pnas.74.11.5088
  24. Pennisi E. (1998). Genome data shake tree of life. Science (New York, N.Y.), 280(5364), 672–674.https://doi.org/10.1126/science.280.5364.672
  25. 王博群、吴宗贤、赵淑妙。正本溯源──生物亲缘演化树的脉理和论战。中央研究院生物多样性研究中心。https://www.biodiv.tw/zh_popscience-20210622102722
  26. Jombart, T., Archer, F., Schliep, K., Kamvar, Z., Harris, R., Paradis, E., Goudet, J., & Lapp, H. (2017). apex: phylogenetics with multiple genes. Molecular ecology resources, 17(1), 19–26.https://doi.org/10.1111/1755-0998.12567
  27. Westram, A., & Johannesson, K. (2016). Parallel Speciation. Encyclopedia of Evolutionary Biology, 212-219.https://doi.org/10.1016/B978-0-12-800049-6.00076-7https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1016/B978-0-12-800049-6.00076-7
  28. Gautam, P. (2020). Divergent Evolution. In: Vonk, J., Shackelford, T. (eds) Encyclopedia of Animal Cognition and Behavior. Springer, Cham.https://doi.org/10.1007/978-3-319-47829-6_501-1https://cloudflare-ipfs.com/ipfs/bafykbzacedtlm37pzn66pv43uygzj7mqjzogeltrpltxkm7sg2buhjfqmzliw?filename=Jennifer%20Vonk%2C%20Todd%20Shackelford%20%28eds.%29%20-%20Encyclopedia%20of%20Animal%20Cognition%20and%20Behavior-Springer%20International%20Publishing.pdf
  29. Gabora, L. (2013). Convergent Evolution. Brenner’s Encyclopedia of Genetics (Second Edition), 178-180.https://doi.org/10.1016/B978-0-12-374984-0.00336-3
  30. Ho, S. (2008) The molecular clock and estimating species divergence. Nature Education 1(1):168.https://www.nature.com/scitable/topicpage/the-molecular-clock-and-estimating-species-divergence-41971/#:~:text=The%20molecular%20clock%20hypothesis%20states,time%20and%20among%20 different%20 organisms
  31. Dr. Michael Denton, Evolution: A Theory in Crisis, Published by Adler & Adler, Distributed by Woodbine House,1985.https://alta3b.com/wp-content/uploads/2016/09/crisis1.pdf
  32. W. Ho, S. Y., & Duchêne, S. (2014). Molecular-clock methods for estimating evolutionary rates and timescales. Molecular Ecology, 23(24), 5947-5965.https://doi.org/10.1111/mec.12953
  33. Dr. Michael Denton, Evolution: A Theory in Crisis, Published by Adler & Adler, Distributed by Woodbine House,1985.https://alta3b.com/wp-content/uploads/2016/09/crisis1.pdf
  34. Alok Jha, science correspondent Wed 5 Sep 2012 20.03 BST. Breakthrough study overturns theory of ‘junk DNA’ in genome.https://www.theguardian.com/science/2012/sep/05/genes-genome-junk-dna-encode
  35. Marchant, D.B., Chen, G., Cai, S. et al. Dynamic genome evolution in a model fern. Nat. Plants 8, 1038–1051 (2022).https://doi.org/10.1038/s41477-022-01226-7
  36. Pennisi E. (1998). Genome data shake tree of life. Science (New York, N.Y.), 280(5364), 672–674.https://doi.org/10.1126/science.280.5364.672
  37. Dr. Michael Denton, Evolution: A Theory in Crisis, Published by Adler & Adler, Distributed by Woodbine House,1985.https://alta3b.com/wp-content/uploads/2016/09/crisis1.pdf
  38. A Scientific Dissent from Darwinism. (2023, January 23). In Wikipedia.https://en.wikipedia.org/wiki/A_Scientific_Dissent_from_Darwinism
  39. Darwin’s theory wrong, nobody saw ape turning into man: Minister Satyapal Singh. Press Trust of India, Aurangabad | ByPress Trust of India. Jan 21, 2018.
  40. John Reed and Jyotsha Singh. New Delhi. New Delhi erases Darwin from textbooks.https://twitter.com/jefflijun/status/1666438689860251651/photo/1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *