Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 03: Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát

✍️Mục lục: Quyển 03: Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát

29 – QUYẾT CHÍ ĐỐN NGÃ TRƯỞNG BAN CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU GỒM 4 VỊ:

⭐️ Vị thứ nhất: Tiến sỹ Vật lý Lương Quốc Cang, sanh năm 1943, tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, cư ngụ tại phường Phú Mỹ quận 7, TP. Hồ Chí Minh, có hỏi 2 câu như sau:

1 – Thầy tôi là…., dạy Pháp môn Thiền Tông có bài bản rõ ràng, Người ngồi thiền nhập định và nhận ra được ý sâu mầu của Pháp môn Thiền Tông học này, tức có nguồn gốc của nó rõ ràng, còn Trưởng Ban ở đây dạy Pháp môn Thiền Tông học này, Trưởng Ban tu và học với ai xin cho biết?

2 – Nguyên tắc tu theo đạo Phật, nếu vị nào Giác ngộ được đạo phải tập trung đông người lại để nói cho nhiều người cùng biết, cớ sao Trưởng Ban chỉ tiếp xúc rất hạn chế, có phải Trưởng Ban sợ người hiểu Thiền Tông học đến vạch trần cái lừa phỉnh của Trưởng Ban không?

Hai câu hỏi của Tiến sỹ Vật lý Lương Quốc Cang, làm những người có mặt ai ai cũng lo cho vị Trưởng Ban quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu khó trả lời trôi được!

Vậy, chúng ta hãy nghe Trưởng Ban quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu có trả lời trôi 2 câu hỏi này không?

Trưởng Ban trả lời:

Câu 1: Có lẽ Tiến sỹ chưa đọc kỹ những lời viết trong sách của soạn giả Nguyễn Nhân, xin Tiến sỹ về đọc kỹ lại tự nhiên Tiến sỹ biết, chúng tôi nói Pháp môn Thiền Tông học này do đâu mà chúng tôi biết, xin nói rõ cho Tiến sỹ hiểu, Pháp môn Thiền Tông học này có nguồn gốc rất rõ ràng, chứ không phải không có nguồn gốc.

Câu 2: Chúng tôi biết, Thầy của Tiến sỹ dạy Pháp môn Thiền Tông học này rất nhiều người đến nghe, nhưng tất cả những người đến nghe, chỉ nghe xong rồi ra về, chưa ai Giác ngộ lời Đức Phật dạy cả.

Vì sao các vị ấy không Giác ngộ?

Vì họ không biết Thiền Tông là gì và tu làm sao? Những người đến nghe này họ có 2 cái lỗi:

1 – Nghe vị Thầy nào có tiếng họ tìm đến nghe để khoe mình được tiếp xúc với vị Thầy ấy.

2 – Không chịu tìm hiểu tu gì Giải thoát, tu gì còn luân hồi!

Vì 2 lý do nêu trên, những người tu theo đạo Phật một thời gian dài 2 chữ “Giác ngộ” còn chưa biết, thì làm sao hiểu ẩn ý sâu mầu của Đức Phật dạy được.

Còn Tiến sỹ nói chúng tôi lừa người, câu này Tiến sỹ đã sử dụng sai dấu rồi, mà Tiến sỹ phải nói là chúng tôi lựa người mới phải.

Vì sao?

Vì Pháp môn Thiền Tông học là Pháp môn cực Dương, tức giúp cho những ai thực hiện kiên trì sẽ được Giải thoát, nên không tập trung đông người được, nếu chúng tôi tập trung đông người lại, là chúng tôi có ý muốn cho họ cúng tiền, đồng nghĩa chúng tôi lừa người để kiếm tiền.

Chúng tôi xin tặng Tiến sỹ 4 câu kệ mà Đức Phật dạy trong Huyền ký của Ngài như sau:

Tu thiền quán tưởng hay cầu

Khi được thành tựu chôn sâu xuống mồ! Thấy tiền mà cố nhận vô
Nhận vô thật nhiều là “đồ” ham mê!

Tiến sỹ Lương Quốc Cang nghe một loạt trả lời và 4 câu kệ của Trưởng Ban, Tiên sỹ có lời hối lỗi như sau:

– Ban đầu chúng tôi dùng cái đầu Vật lý của mình để đánh giá Trưởng Ban.

Nay chúng tôi nghe Trưởng Ban trả lời thật là thuận lý. Vậy, chúng tôi xin hối lỗi, xin Trưởng Ban bỏ qua cho, xin thành thật cảm ơn.

⭐️ Vị thứ hai: Bác sỹ Đào Trọng Phan, sanh năm 1958, tại quận Một, TP. Hồ Chí Minh, cư ngụ tại thành phố Sydney, nước Australia, có công kích như sau:

– Thầy chúng tôi dạy tu “Xuất Hồn” ra khỏi thân Tứ Đại này để hòa nhập vào Phật quốc, cứ tập thuần thục được như vậy, khi bỏ xác thân này mới vào cõi Phật được. Ở đây, Trưởng Ban chỉ dạy tu cứ để tâm Thanh Tịnh, khi tâm Thanh Tịnh rồi, tâm nó sẽ đi đâu? Có phải Trưởng Ban lừa người, nên dạy Pháp môn này?

Cũng lại một câu hỏi công kích nữa, vậy xin quí vị hãy nghe câu trả lời của vị Trưởng Ban như thế nào?

Trưởng Ban trå lời:

– Chúng tôi vừa nghe Bác sỹ đưa ra Pháp môn tu “Xuất Hồn” là chúng tôi biết đó là ai dạy rồi. Chúng tôi xin nói thẳng về Pháp môn này cho Bác sỹ biết:

Trước năm 1.975, vị này dạy tu “Xuất Hồn” ở tại nhà số…, đường Nguyễn Biểu, quận Năm, TP. Hồ Chí Minh. Sau năm 1.975, vị này sang nước Úc sinh sống.

Trưởng Ban lại hỏi Bác sỹ Đào Trọng Phan:

– Theo như lời Bác sỹ nói, người tu theo Pháp môn “Xuất Hồn” để vào sống nơi Phật quốc, vậy Phật quốc ở nơi đâu?

Trưởng Ban nói tiếp:

– Hiện Bác sỹ ở nước Úc, muốn về Việt Nam mua vé máy bay đi thì dễ rồi, còn khi Bác sỹ chết, nếu may mắn còn làm được “Trung Ấm Thân” thì di chuyển về Việt Nam cũng dễ.

Còn Phật quốc của Đức Phật A Di Đà đi, cách địa cầu này đến 10 muôn ức cõi, tức 10 tỷ Hành tinh có sống, Bác sỹ có biết đường đi không?

Chỉ có mấy nước gần Việt Nam nhất, khi đi qua đó còn không biết tiếng, huống chi qua nước của Đức Phật A Di Đà.

Nước Ngài xa quá, không biết Ngài sử dụng tiếng gì để tiếp Bác sỹ đây?

Nếu Bác sỹ biết tiếng của Ngài đi nữa, thì Ngài sẽ phân công cho Bác sỹ làm việc; Bác sỹ muốn làm việc gì ở bên nước của Ngài, hay Bác sỹ qua đó làm nghề Bác sỹ tiếp, nếu Bác sỹ không muốn làm việc gì hết, chẳng lẽ Bác sỹ qua đó ăn no rồi ở không, thì không thể được!

Vì sao không thể được?

Chúng tôi chỉ nói nhỏ hẹp ở gia đình Bác sỹ thôi, khi Bác sỹ già chưa chắc có đứa con nào nó nuôi Bác sỹ, nếu nói cháu nuôi thì khó lắm.

Vì sao vậy?

Vì người già là của nợ cho con cháu, Bác sỹ có công nuôi lớn tụi nó mà còn vậy, huống chi Bác sỹ là người chỉ có lòng nhớ đến Đức Phật A Di Đà, Bác sỹ nhớ đến Ngài thì Ngài rước Bác sỹ về nước Ngài ở, với một điều kiện là Bác sỹ phải làm việc.

Chúng tôi xin đọc một đoạn trong kinh A Di Đà mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nói người sống ở nước của Đức Phật A Di Đà như sau:

– Sáng ra đi cúng các tầng Phật xưa.

Tức ngày nào cũng vậy, sáng ra là phải đi cúng các vị Phật trước, giống như hiện tại ở Thế giới này, sáng nào cũng phải cúng Phật vậy.

Vì vậy, người tu theo Pháp môn Niệm Phật A Di Đà là muốn đi làm công ở nước Phật này chớ không phải tu để Giải thoát.

Trưởng Ban hỏi Bác sỹ Đào Trọng Phan:

– Bác sỹ tu theo đạo Phật để tìm cái gì?

Bác sỹ Đào Trọng Phan trả lời:

– Tu theo đạo Phật là để Giải thoát.

Trưởng Ban hỏi:

– Tu làm sao được Giải thoát?

Bác sỹ ngồi suy nghĩ một hồi lâu mà không trả lời, nên Trưởng Ban nói:

– Chỉ chữ Giải thoát mà Bác sỹ không trả lời được mà muốn đến đây định “đốn ngã” chúng tôi được sao?

Bác sỹ Đào Trọng Phan, hết sức hổ thẹn và xin lỗi Trưởng Ban.

⭐️ Vị thứ ba: Kỹ sư Triệu Mạnh Trung, sanh năm 1952, tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, cư ngụ tại TP. Lile, nước Pháp, có bắt bẻ như sau:

– Chúng tôi tìm hiểu thật kỹ tất cả các Pháp môn tu của Đức Phật dạy, nhưng tất cả trong các kinh, chúng tôi không thấy có kinh nào dạy Pháp môn Thiền Tông học này. Vậy, Trưởng Ban lấy chứng cứ trong kinh nào mà dạy Pháp môn tu Thiền Tông học này, có phải Trưởng Ban muốn lừa người chăng?

Trưởng Ban trả lời:

– Kính thưa kỹ sư Triệu Manh Trung, Kỹ sư có đọc trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa có câu:

– Nam mô Linh Sơn Hội thượng Phật không?

Kỹ sư Triệu Mạnh Trung trả lời:

– Chúng tôi có đọc và có nghe.

Trưởng Ban hỏi:

– Vậy xin Kỹ sư giải thích giùm chúng tôi ý nghĩa câu này như thế nào?

Kỹ sư Triệu Mạnh Trung ngồi trầm ngâm một hồi lâu mà không trả lời, nên vị
Trưởng Ban nói:

– Chính câu này Đức Phật tuyên dạy Pháp môn Thiền Tông học đó.

Trưởng Ban giải thích luôn:

– Nam mô Linh Sơn Hội Thượng Phật, nếu giải thích thông thường như người ở Thế giới này thì như sau:

– Thưa quí vị, hôm nay tại hội núi Linh Sơn này, Như Lai tuyên dạy Pháp môn Thanh Tịnh Thiền, là để giúp cho những vị có mặt nơi pháp hội này, ai muốn thành Phật thì phải nghe cho thật rõ lời dạy của Như Lai.

Vì sao quí vị phải nghe cho thật rõ?

Vì Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này có 4 cái đặc biệt như sau:

1 – Phá sạch những mê lầm trong Vật lý.

2 – Quét sạch những chuyện huyền bí linh thiêng.

3 – Dẹp bỏ tất cả những Pháp môn mà từ truớc đến nay Như Lai đã dạy.

4 – Vị nào muốn thành Phật hãy ở lại nghe, còn vị nào sợ thành Phật hãy rời núi Linh Sơn này.

Vì sao Như Lai nói 4 ý trên?

Vì Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này là Pháp môn dạy cho quí ông bà từ một người là phàm phu để trở thành một vị Phật, cho nên Như Lai mới dạy câu:

– Nam Mô Linh Sơn Hội Thượng Phật.

Tức Như Lai tuyên dạy Pháp môn này để giúp cho quí ông bà được thành Phật!

Đức Phật vừa nói dứt 4 câu trên, tại hội của Ngài có trên 7.000 người, tức khắc liền bỏ đi trên 5.000 ngàn người, chỉ còn vỏn vẹn có 1.250 vị thôi.

Bốn câu Đức Phật tuyên dạy Pháp môn Thanh Tịnh thiên nói trên, là chúng tôi chứng minh cho Kỹ sư biết sự khởi đầu của Pháp môn Thiền Tông học này đó, chứ chúng tôi không phải lừa người để kiếm tiền.

Trưởng Ban lại nói tiếp:

– Chúng tôi xin nói thật rõ 4 điều mà chùa Thiền Tông Tân Diệu chúng tôi qui định:

Một: Vị nào có thắc mắc về Pháp môn Thiền Tông học này đến hỏi, chúng tôi xin tận tình chỉ cho là xong.

Hai: Chúng tôi không nhận của ai 1 đồng.

Ba: Vị nào nghe chúng tôi nói hay đọc sách mà hiểu Pháp môn Thiền Tông học này, nếu muốn cấp giấy chứng nhân Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, chúng tôi xin cấp, không tốn 1 đồng nào.

Bốn: Còn vị nào nghe chúng tôi giảng hay đọc sách mà hiểu tột cùng của Pháp môn Thiền Tông học này, có làm kệ hoặc thơ nói đến chỗ đạt được thâm sâu của Pháp môn này, nếu quí vị muốn chúng tôi cấp giấy chứng nhận đạt được “Bí mật Thiền Tông”, chúng tôi sẽ cấp và làm lễ truyền thiền cho, quí vị sẽ được cung cấp tất cả những pháp yếu mà Như Lai đã dạy nơi Thế giới này.

Chúng tôi xin lưu ý quí vị, tuy là một buổi lễ, nhưng quí vị cũng không phải tốn 1 đồng nào.

Kỹ sư Triệu Mạnh Trung nghe Trưởng Ban giải đáp câu “đốn phá” của mình, Kỹ sư hết sức hổ thẹn và một lòng xin lỗi với Trưởng Ban.

⭐️ Vị thứ tư: Thấy Thích Thiện Chánh, sanh năm 1948 tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cư ngụ tại quận Mười Một, TP. HCM, muốn đốn ngã Trưởng Ban bằng 5 câu hỏi gai gốc như sau:

Câu l: Pháp môn Thiền Tông này, Trưởng Ban giảng sao không giống những vị Hòa thượng nổi tiếng giảng?

Câu 2: Tu Thiền Tông sao không được dụng công ngồi thiền, như vậy có làm sai Đức Phật không?

Câu 3: Tất cá các chùa trong nước cũng như ngoài nước, những Giảng sư đều nêu và giảng chi có 5 anh em ông Kiều Trần Như, sao ở đây Trưởng Ban nói là có đến 9 vị, như vậy chắc chắn phải sai?

Câu 4: Tất cả các chùa, chùa nào cung tụng kinh, cầu an, cầu siêu, nhưng sao Trưởng Ban nói tu theo Thiền Tông không được làm các việc này?

Câu 5: Trong nước Việt Nam và các nước tu theo đạo Phật, vị nào tu thiền đều phải dụng công ngồi, sao Trưởng Ban lại bát bỏ việc dụng công ngồi, chẳng lẻ các chùa trong nước và ngoài nước làm sai sao?

Trên đây là 5 câu hỏi quá hay, quá bí hiểm và cũng rất thuận lý, chúng tôi chờ nghe Trưởng Ban quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu trả lời ra sao?

Trưởng Ban quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu trả lời:

– Kính thưa Thầy Thích Thiện Chánh, thật sự 5 câu hỏi của Thầy làm chúng tôi điếc đầu chớ chẳng phải thường, vậy chúng tôi xin trả lời từng câu một:

Câu 1: Pháp môn Thiền Tông học này, đầu tiên Đức Phật dạy để độ 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu với Ngài bằng bài pháp “Bụi Trần”, chín vị này đã Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” và đạt luôn được “Bí mật Thiền Tông”, nên chín vị này giúp Đức Phật thành lập ra đạo “Giác ngộ” tức đạo “Hiểu Biết” tận cùng mọi sự mọi vật; sau này gọi là “Đạo Phật”, tức “Đạo Hiểu Biết Trùm Khắp”.

Vì là đạo không sử dụng tâm Vật lý để tu, nên khi Đức Phật tuyên dạy Pháp môn này, nơi hội của Ngài có trên 7 ngàn người mà bỏ đi trên 5 ngàn người, chi còn lại có 1.250 vị. Trong 1.250 vị này chỉ có 1 vị được “Rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh của chính ông”, có vài vị đạt được “Bí mật Thiền Tông”; mà ông Ma Ha Ca Diếp là vị đầu tiên trình chỗ đạt được Bí mật Thiền Tông của mình bằng đôi môi.

Vì vậy, Pháp môn Thiền Tông học này Đức Phật có dạy:

– Là Pháp môn giáo ngoại biệt truyền, tức truyền đặc biệt cho vị nào nhận ra Tánh chân thật của mình bằng các căn; mà phải nhận thật rõ ràng bằng Ý Thanh Tịnh trong Phật Tánh. Vì lý do này, dù là Tiến sỹ Giảng sư Phật học, hay Hòa thượng giảng thiền, nếu không biết lời của Đức Phật dạy Pháp môn này, thì làm sao các vị ấy biết được mà dạy lại cho người khác được?

Câu 2: Đức Phật dạy nơi Thế giới này có tất cả là 6 Pháp môn; 5 Pháp môn đầu Ngài dạy sử dụng tâm Vật lý để tu. Sử dụng tâm Vật lý để tu là để chuyển vật chất hay tìm vật chất, hoặc tìm trong cái bóng ảo của vật chất, rồi đi lý luận trên trời dưới đất để kiếm tiền, tức ham mê và dính mắc với vật chất thì làm sao Giải thoát được?

Còn Pháp môn thứ 6 này Ngài gọi là “Như Lai Thanh Tịnh Thiền”, ai tu theo Pháp môn này là không sử dụng tâm Vật lý để tu; mà chỉ cần để tâm Vật lý mình tự nhiên Thanh Tịnh là phải.

Đức Phật dạy như sau:

– Tánh Phật là tự nhiên Thanh Tịnh rỗng lặng và hằng tri, luôn ở trong Thanh Tịnh, vì là Thanh Tịnh nên không bị luân hồi.

– Tánh người là luôn Tưởng, suy nghĩ mênh mông, vì là suy nghĩ nên phải đi theo chiều: thành, trụ, hoại, diệt, tức luân hồi!

Đức Phật dạy Pháp môn Thiền Tông này như sau:

– Khi tâm Vật lý tự nhiên được Thanh Tịnh, thì những thứ vọng tưởng nó không phát ra; vì vọng tưởng không phát ra nên làn sóng Điện từ Âm – Dương trong thân người không rung động, do không rung động nên làn sóng Điện từ Âm – Dương duy trì cơ thể thân người không kéo cái suy nghĩ đi được. Vì vậy, ai tập thuần thục được rồi, tự nhiên những thứ của Ý năm trong Tánh Phật hiện ra, ai sống được với Tánh Phật của chính mình thì Tánh người nó sẽ ẩn, tại chỗ này chúng ta tưởng là Tánh

người bị mất. Không phải, Tánh người vẫn hiện hữu nhưng chúng ta không sử dụng nó.

Đức Phật dạy thật rõ như sau:

– Sở dĩ loài người không sống được với Tánh Phật của chính mình là vì bị 16 thứ trong Tánh người bao phù quá lâu, cộng với 8 muôn 4 ngàn những thứ ảo giác nữa, do vậy Tánh Phật khó mà hiển lộ ra được.

Vì nguyên lý này, ai theo Thiền Tông mà dụng công tu, Đức Phật bảo nấu cát mà muốn thành cơm là vậy.

Câu 3: Về 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu với Đức Phật; Đức Phật có dạy như sau:

– Khi Như Lai muôn thành lập ra “Giáo Đoàn Đạo Giác ngộ”, mà nay chúng ta gọi là “Đạo Phật”, thì phải có đầy đủ 10 vị thì mới thành lập ra được. Theo sưu tầm và học hỏi của chúng tôi, sở dĩ quí Thấy chỉ nói có 5 vị là vì quí Thầy không biết được Pháp môn Thiền Tông học này, nên chỉ biết có 5 vị thôi; nếu “lở” có vị Thầy nào biết Pháp môn Thiền Tông học này thì cũng không dám tu.

Vì sao vậy?

– Vì Pháp môn Thiền Tông học này là dẹp bỏ tất cả vật chất, mà người tu hiện nay 90% là tu để tìm vật chất thì làm sao dám tu, chỉ đọc sách viết về Thiền Tông học mà còn không dám đọc huống chi là tu.

Câu 4: Câu hỏi này, Thầy đã tu theo đạo Phật quá lâu mà Thầy lại không biết. Chúng tôi đã sưu tầm trong tất cả các kinh mà Như Lai dạy nơi Thế giới này, chúng tôi không thấy Đức Phật dạy tu tụng, tu cầu hay tu xin, mà chúng tôi chỉ thấy Như Lai dạy có 6 Pháp môn tu, mà quí vị Tổ sư Thiền Tông gọi là “Lục Diệu Pháp môn”.

Chùa Thiền Tông Tân Diệu có nhiệm vụ là nói rõ Pháp môn Thiền Tông học này, để giúp cho vị nào thật sự có đại duyên đại phúc áp dụng tu; còn tu tụng, tu cầu hay tu xin la của những vị Thầy sau này giúp cho môn đồ của mình thích linh thiêng hoặc thích tu để khoe với những người chung quanh.

Câu 5: Ngày xưa, đầu tiên Như Lai dạy tu có dụng công và được thành tựu tất cả, nhưng không Pháp môn nào đưa người tu ra ngoài sự cuốn hút của Vật lý nơi Thế giới này.

Bốn năm sau cùng, Như Lai mới dạy Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này, để đưa người tu được “Rơi vào Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình”.

Sáu Pháp môn Như Lai dạy có 2 nguyên lý tu như sau:

1 – Tu mà sử dụng tâm Vật lý dụng công tu thì nó phải đi theo chiều: thành, trụ, hoại, diệt, tức bị luân hồi!

2 – Tu mà chi để tâm Vật lý tự nhiên Thanh Tịnh, tức không dụng công, nên những thứ của Ý nằm trong Tánh Phật hiện ra, sống được với các thứ ấy là không bị luân hồi.

Nguyên lý này, người tu Thanh Tịnh Thiền không được dụng công là vậy.

Còn các chùa hiện nay tu tụng, cầu, v.v… là tu rất đúng với những vị Thầy trụ trì chùa đó.

Bốn vị hỏi nói trên, đến chùa Thiền Tông Tân Diệu mục đích là hỏi những câu thật khó để “đốn ngã” Trưởng Ban, không ngờ câu hỏi nào cũng được Trưởng Ban trả lời thông suốt hết, các vị đành hối lỗi với Trưởng Ban và ra về.

Video (Trích đoạn)

Nguồn Thiền Tông

✍️Mục lục: Quyển 03: Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát 👉  Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *