Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2

✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2

VỊ THỨ 31

Thầy Thích Phước Toàn, sanh 1950, tại quận Một, Tp. Hồ Chí Minh, cư ngụ tại huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh, có trình và hỏi như sau:
– Kính thưa Trưởng Ban, tháng rồi tôi được Trưởng Ban cấp cho tôi 2 giấy chứng nhận Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, đạt được “Bí mật Thiền Tông” và tôi cũng đã được truyền “Bí mật Thiền Tông”. Khi tôi được truyền “Bí mật Thiền Tông” và được cung cấp 26 câu đáp đáp án mà Như Lai dạy theo dòng Thiền Tông này, cũng kể từ khi tôi biết cách vượt Hải Triều Dương để trở về nguồn cội của chính mình, tôi không thể nào diễn tả cái vui đó được.

Tôi là đệ tử của một vị thầy có tiếng, tôi thấy thầy mình cứ nói chuyện trong sanh tử Luân hồi cho người khác nghe, chớ thầy chúng tôi chưa biết Giác Ngộ là gì chớ nói chi là Giải Thoát. Tôi muốn giúp thầy tôi hiểu lời Đức Phật dạy tu gì còn bị Luân hồi, tu gì được Giác Ngộ và Giải Thoát.

Vì muốn đáp đền ơn thầy chứng tôi, nên khi tôi vừa được cấp giấy chứng nhận và được truyền “Bí mật Thiền Tông” rồi, Trưởng Ban có căn dặn thật rõ tôi là đừng nói cho ai biết, nhất là vị thầy quy y cho tôi. Nhưng vì lòng kính thương thầy quá mức, nên tôi có đem khoe với thầy tôi là tôi được cấp giấy chứng nhận Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, tôi vừa khoe như vậy thôi, mà tôi bị chửi một loạt:
– Mày tu Thiền đi, bị điên, mày muốn đi đâu thì đi chớ đừng về đây nữa.
– Mày thấy bao nhiêu người nghe tao nói ai ai cũng khen, chỉ có mày là đi theo tà đạo!

Thầy chúng tôi chửi tôi rất nhiều, nhưng tôi xin nêu vài câu để Trưởng Ban hiểu. Tại sao mà thầy chúng tôi sợ tu Thiền Tông như vậy?

Trưởng Ban trả lời:
– Chúng tôi, khi cấp giấy chứng nhận hoặc truyền “Bí mật Thiền Tông” cho vị nào rồi, đều có căn dặn thật rõ ràng điều này.
Vì sao chúng tôi phải căn dặn thật rõ ràng như yậy?

Phần này, Đức Phật có dạy thật rõ trong Huyền ký của Ngài như sau:
– Pháp môn Thiền Tông học là Pháp môn cực kỳ Dương, tức chiếu sáng cực mạnh vào chỗ mê lầm tối tăm. Do đó, bất cứ ai tu theo chiều Vật lý, tức chiều cực Âm, thì bị Pháp môn Thiền Tông học này chiếu cho tan mất hết. Vì vậy, bất cứ ai tu theo các Pháp môn cực Âm đều không chịu nổi. Vì vậy, khi thầy đưa giấy chứng nhận Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, tức lực chiếu còn yếu đó mà sư phụ thầy còn chịu không nổi, nếu thầy đưa bảng truyền “Bí mật Thiền Tông” ra, tức khắc thầy bị sư phụ thầy đánh ngay.

Để chứng minh phần này:
1. Khi Đức Phật tuyên dạy Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này có trên 5.000 ngàn người bỏ đi; còn những người ở lại nghe, cho Như Lai bị Ma ám!
2. Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy nơi công cộng Pháp môn Thiền Tông học này, bị những người tu theo chiều Âm Vật lý tìm cách cho uống thuốc độc giết Tổ!
3. Tổ Huệ Khả dạy Pháp môn Thiền Tông học này, bị những người tu theo chiều Vật lý cực Âm vu cáo Tổ tội phản quốc, nên Tổ bị bắt giam cho đến chết!
4. Tổ Huệ Năng mới chỉ được truyền “Bí mật Thiền Tông” thôi, mà còn phải chạy trốn giữa đêm khuya. Sau 15 năm lẩn trốn, khi đứng ra dạy đạo, Ngài chỉ dạy tu Bát Nhã thôi, chứ cũng không dám dạy Pháp môn Thiền Tông học này.
Chúng tôi chỉ nêu vài điển hình như trên. Thầy là gì, mà dám đem sự hiểu biết của thầy dạy lại sư phụ mình.

Đức Phật đã dạy rất rõ những người sống nơi Thế Giới Vật lý này bởi 3 thứ ràng buộc như: Danh, Lợi và Địa vị, do đó:
1. Về Danh: Ai cũng muốn cho danh mình lớn, nên tìm đủ chuyện để dụ nhiều người đến nghe để tìm danh. Người đã có danh thật lớn rồi mà cũng không chịu “Dừng”, cũng tìm những thứ hư ảo hay mê tín để bịa và nói cho nhiều người khác biết.
2. Về lợi: Tu mà đã có Chùa to Phật lớn rồi mà cũng không chịu “Dừng”, để tìm đường Giác Ngộ và Giải Thoát, mà cứ mãi tìm những chuyện trong Vật lý này nói hoài không thấy chán, cốt yếu cũng vì Lợi.
3. Về địa vị: Người tu theo đạo Phật cốt yếu là Giác Ngộ để được Giải Thoát. Trái lại, càng tu lâu muốn mình có địa vị hơn người mới chịu. Đồng nghĩa, địa vị càng cao họ càng ham.
Trên đây là 3 căn bản mà người tu theo chiều Vật lý họ mong muốn đạt được. Do vậy, khi thầy Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” hay đã đạt được trình độ cao hơn, không thể nào nói cho người bình thường nghe, chứ nói chi đi nói cho người ham mê 3 thứ trên nghe.

Thầy Thích Phước Toàn nghe Trưởng Ban phân tích về cái cực kỳ khó khăn của Pháp môn Thiền Tông học này, nên từ nay, thầy không dám nói bừa bãi về Pháp môn Thiền Tông học này.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2 👉 Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *